Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

KIẾN THỨC, THÁI độ, THỰC HÀNH và một số yếu tố LIÊN QUAN đến THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG của NGƯỜI CHĂM sóc CHÍNH của TRẺ dưới 05 TUỔI tại xã tân TIẾN HUYỆN CHƯƠNG mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.46 KB, 69 trang )

m

ĐỀ CƯƠNG

ĐỀ TÀI: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH TAY
CHÂN MIỆNG CỦA NGƯỜI CHĂM SĨC CHÍNH CỦA TRẺ DƯỚI 05
TUỔI TẠI XÃ TÂN TIẾN HUYỆN CHƯƠNG MỸ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
NĂM 2019

DƯƠNG ĐỨC MẠNH
Lớp: YTCC21-1B


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG...............................................................................................iv
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................4
1.1.

Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu........................................................4

1.1.1. Đại cương về bệnh tay chân miệng.................................................................4
1.1.2. Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu...................................................5
1.2.

Thực trạng mắc bệnh Tay chân miệng trên thế giới và tại Việt Nam..............5

1.2.1. Tình hình bệnh tay chân miệng ở thế giới.......................................................5


1.2.2. Tình hình bệnh TCM tại Việt Nam.................................................................7
Bảng 1.1: Số trường hợp mắc và tử vong do bệnh TCM ở Việt Nam giai đoạn 20072016 (Nguồn Bộ Y tế) [11]........................................................................................7
1.3.

Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh tay

chân miệng................................................................................................................8
1.3.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng bệnh.........................................8
1.3.2. Một số yếu tố liên quan đến thái độ phòng bệnh tay chân miệng..................10
1.3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng bệnh tay chân miệng.............11
1.4

Một số đặc điểm của xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ.................................11

1.5

Khung lý thuyết............................................................................................12

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................13
2.1.

Đối tượng nghiên cứu...................................................................................13

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.....................................................................13
2.3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................13
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu...........................................................................................13
2.5 Phương pháp chọn mẫu.....................................................................................14
Áp dụng phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn....................................................14
2.6


Các biến số nghiên cứu.................................................................................14

i


2.6.1. Nhóm biến số về thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phịng bệnh TCM:
14
2.6.2. Nhóm biến số về các yếu tố liên quan đến trạng kiến thức, thái độ, thực
hànhphòng bệnh.......................................................................................................15
2.7 Các tiêu chuẩn đánh giá.....................................................................................15
2.8. Phương pháp thu thập số liệu............................................................................16
2.9. Phương pháp phân tích số liệu..........................................................................16
2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu...................................................................17
2.11. Hạn chế của nghiên cứu và cách khắc phục....................................................17
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, KẾT LUẬN VÀ
KHUYẾN NGHỊ....................................................................................................18
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu........................................................18
3.2 Kiến thức của ĐTNC về phòng TCM................................................................19
3.3. Thái độ của ĐTNC với phòng TCM.................................................................23
3.4 Thực hành phòng bệnh TCM.............................................................................24
3.5 Hoạt động hỗ trợ y tế tại xã................................................................................28
Bảng 3.5.4 : Bảng phân bố tỷ lệ ĐTNC đánh giá hiệu quả hoạt động TT-GD-TT của
địa phương............................................................................................................... 31
3.6 Xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ thực hành phòng bệnh
TCM của NCSC cho trẻ...........................................................................................31
3.6.1. Các yếu tố liên quan đến kiến thức phòng bệnh tay chân miệng...................31
CHƯƠNG 4. DỰ KIẾN KẾT LUẬN, BÀN LUẬN, KHUYẾN NGHỊ..............33
4.1.

Kết luận.........................................................................................................33


4.2.

Bàn luận........................................................................................................34

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................35
PHỤ LỤC............................................................................................................... 37
PHỤ LỤC 1: PHIẾU PHỎNG VẤN NHANH........................................................37
PHỤ LỤC 2: PHIẾU PHỎNG VẤN VỀ BỆNH TAY – CHÂN – MIỆNG............38

ii


PHỤ LỤC 3: BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN............................................................39
PHỤ LỤC 4: HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM..........................................56
PHỤ LỤC 5: BIẾN SỐ............................................................................................59

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BYT:

Bộ Y tế

CBYT:

Cán bộ y tế


CNYT:

Cán bộ y tế

ĐTNC:

Đối tượng ngiên cứu

HGD:

Hộ gia đình

KAP:

Kiến thức, thái độ, thực hành

KP:

Kiến thức, thực hành

NCSC:

Người chăm sóc chính

TCM:

Tay – Chân – Miệng

THCS:


Trung học cơ sở

THPT:

Trung học phổ thông

TTYT:

Trung tâm Y tế

VSRM:

Vệ sinh răng miệng

WHO:

Tổ chức y tế thế giới

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Số trường hợp mắc và tử vong do bệnh TCM ở Việt Nam giai đoạn 20072016 (Nguồn Bộ Y tế) [11]........................................................................................7
YBảng

3. 1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...........................................18

Bảng 3. 2: Kiến thức chung về bệnh TCM ở đối tượng nghiên cứu........................19
Bảng 3. 3: Kiến thức về các biện pháp phòng bệnh TCM.......................................22
Bảng 3. 4: Kiến thức chung của đối tượng nghiên cứu về bệnh TCM ở trẻ em dưới 5

tuổi.......................................................................................................................... 23
Bảng 3. 5: Thái độ về thơng tin phịng bệnh TCM..................................................23
Bảng 3. 6: Thái độ về quan điểm phòng bệnh TCM trong cộng đồng.....................23
Bảng 3.7: Bảng đánh giá thực hành vệ sinh răng miệng cho trẻ..............................24
Bảng 3. 8: Bảng đánh giá thực hành rửa tay bằng xà phòng....................................24
Bảng 3. 9: Bảng đánh giá thực hành lau rửa đồ chơi, lau chùi sàn nhà, nơi chơi đùa
của trẻ...................................................................................................................... 26
Bảng 3.10: Bảng đánh giá thực hành vệ sinh ăn uống cho trẻ.................................27
Bảng 3. 11: Bảng đánh giá thực hành xử lý phân cho trẻ........................................27
Bảng 3. 12: Đánh giá điểm thực hành phòng bệnh TCM.........................................28
Bảng 3. 13: Bảng đánh giá hoạt động hỗ trợ y tế tại địa phương.............................28
Bảng 3.14: Phân bố tỷ lệ ĐTNC đánh giá hiệu quả hoạt động hỗ trợ phòng bệnh
TCM của xã.............................................................................................................29
Bảng 3.15: Hoạt động thông tin- giáo dục-truyền thông của xã để phòng bệnh TCM
................................................................................................................................. 30
Bảng 3. 16: Bảng phân bố tỷ lệ ĐTNC đánh giá hiệu quả hoạt động TT-GD-TT của
địa phương............................................................................................................... 31
Bảng 3. 17: Mối liên quan giữa nghề nghiệp với thực hành phòng bệnh TCM.......31
Bảng 3. 18: Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành phòng bệnh TCM............32
Bảng 3. 19: Mối liên quan giữa thái độ với thực hành phòng bệnh TCM................33
Bảng 3. 20: Mối liên quan giữa hoạt động Thông tin-giáo dục-truyền thông của địa
phương đến thực hành phòng bệnh TCM................................................................33
v


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

YBiểu đồ 1.1: Phân bố ca mắc tay chân miệng theo tháng từ 2012 - 2015 tại Trung
Quốc [15]..................................................................................................................6
Biểu đồ 1.2: Phân bố ca mắc TCM theo tuần từ 2012-2015 tại Nhật Bản [17].........7


vi


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, tay chân miệng (TCM) đã trở thành một trong
những bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở trẻ em và có nguy cơ bùng phát
dịch hàng đầu trên toàn thế giới [22]. Ca bệnh TCM được phát hiện đầu tiên tại
California, Hoa Kỳ năm 1969, hiện nay đã xuất hiện trên toàn cầu và đang có xu
hướng tập trung ở châu Á trong những năm gần đây. Năm 2012 tại Campuchia đã
ghi nhận 52 trường hợp trẻ em tử vong chỉ trong 3 tháng bùng phát dịch, trong quý
đầu tiên của năm 2015, WHO đã thống kê trên 150.000 trường hợp mắc bệnh và có
tới 14 trường hợp tử vong tại Trung Quốc [23]. Có thể thấy nhiều quốc gia phải đối
diện với nguy cơ bùng phát và lây lan mạnh của dịch TCM trên khắp cả nước và
khu vực.
Tại Việt Nam, theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trong 9
tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 53.529 trường hợp mắc TCM, trong đó có
25.845 trường hợp nhập viện và đã có 6 trường hợp tử vong. Số mắc TCM chủ yếu
ở trẻ dưới 10 tuổi (chiếm 99,5%), trong đó trẻ ở độ tuổi mầm non là cao nhất. [10]
Cho đến nay bệnh TCM chưa có vaccine phịng và chưa có thuốc điều trị đặc
hiệu nên mặc dù hầu hết ca bệnh đều diễn biến nhẹ nhưng một số trường hợp bệnh
thể nặng có thể gây biến chứng nguy hiểm (viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù
phổi cấp...) thậm chí dẫn đến tử vong [2]. TCM chủ yếu xảy ra đối với trẻ nhỏ, vì
thế người chăm sóc trẻ đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong cơng tác phịng bệnh
tại cộng đồng.
Chương Mỹ là một huyện ngoại thành Hà Nội, theo số liệu thống kê của trung
tâm y tế huyện, trong năm 2017 tồn huyện có 14 ca mắc bệnh TCM, và trong 6
tháng đầu năm 2018, cũng có 37 trường hợp mắc bệnh TCM được thống kê từ các
CSYT trên địa bàn [7]. Tân Tiến là một xã thuộc huyện Chương Mỹ, người dân tại
xã chủ yếu kiếm sống bằng nghề làm nơng, dân trí chưa cao. Trong 6 tháng đầu

năm 2018 xã Tân Tiến có 11 ca mắc bệnh TCM với đối tượng là trẻ dưới 5 tuổi
chiếm đến 29.7% số ca mắc trên tồn huyện. Xã có địa hình trũng, dễ ngập, tháng
1


7/2018 xã chịu cảnh ngập lụt kéo dài [23]. Những vấn đề sau lụt như ô nhiễm môi
trường, ô nhiễm nguồn nước là nguy cơ có thể gây bệnh TCM cao.
Trước nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh TCM tại xã Tân Tiến và để tìm hiểu
kiến thức, thái độ, thực hành và các yếu tố ảnh hưởng đến việc phịng bệnh TCM
của những người chăm sóc chính cho trẻ em tại xã, học viên xin đề xuất tiến hành
nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến thực
hành phòng bệnh tay chân miệng của người chăm sóc chính trẻ dưới 05 tuổi tại
xã Tân Tiến huyện Chương Mỹ, thành phố Hà nội năm 2019.’’

2


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành phịng bệnh tay chân miệng của người chăm
sóc trẻ dưới 5 tuổi tại xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội năm
2019
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phịng bệnh
tay chân miệng của người chăm sóc chính trẻ dưới 5 tuổi tại xã Tân Tiến, huyện
Chương Mỹ, thành phố Hà Nội năm 2019

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.


Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu

1.1.1. Đại cương về bệnh tay chân miệng
Bệnh TCM là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch
do virus đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie
virus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc
dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng
bàn chân, mơng, gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm nãomàng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện
sớm và xử trí kịp thời. [13]
Bệnh lây truyền chủ yếu bằng đường “phân-miệng” và tiếp xúc trực tiếp,
nhưng chủ yếu lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước
bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng hoặc tiếp xúc với chất tiết và bài tiết của bệnh nhân
trên dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế, nền nhà. Đặc biệt khi bệnh nhân mắc bệnh
đường hơ hấp, việc hắt hơi, ho, nói chuyện sẽ tạo điều kiện cho virus lây lan trực
tiếp từ người sang người. Mọi người đều có cảm nhiễm với virus gây bệnh, không
phải tất cả mọi người nhiễm virus đều có biểu hiện bệnh; bệnh thường gặp ở trẻ em
dưới 15 tuổi, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi.

[13]

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu TCM nào được tìm ra. Khi phát
hiện trẻ bị nhiễm TCM chỉ điều trị hỗ trợ các triệu chứng như: bù nước, điện giải,
chỉ dùng kháng sinh khi có bội nhiễm, tăng cường dinh dưỡng, nâng cao thể trạng
của trẻ, theo dõi sát để phát hiện sớm và điều trị các triệu chứng nếu có.[2]
Để phịng bệnh TCM tại cộng đồng, Bộ Y tế khuyến cáo: [10]
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn và trước khi
cho trẻ nhỏ ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh và sau khi thay đồ đặc biệt là sau khi
tiếp xúc với các bóng nước, thơng gió nhà cửa hằng ngày.


4


- Làm sạch môi trường bị ô nhiễm và các vật dụng bẩn (bao gồm cả đồ chơi)
rửa bằng xà phịng và nước, sau đó khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường.
- Tránh tiếp xúc gần (ôm, hôn, dùng chung đồ dùng…) với trẻ em bị bệnh
cũng có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
- Không cho trẻ em bị bệnh đi nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, nơi đông người
cho tới khi khỏe hẳn.
- Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và chăm sóc y tế kịp thời nếu trẻ sốt cao,
mất tỉnh táo.
- Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho.
- Xử lý khăn giấy, tã lót đã dùng bằng cách bỏ vào thùng rác và thải bỏ đúng
cách.
- Luôn lau dọn nhà cửa, nhà trẻ, trường học sạch sẽ.
1.1.2. Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu
Người chăm sóc chính là người có thời gian chăm sóc, gần kề với trẻ nhiều
nhất. Đồng thời là người thực hiện hầu hết các thao tác chăm sóc trẻ: Vệ sinh răng
miệng, vệ sinh thân thể cho trẻ; Vệ sinh chỗ ở, đồ chơi cho trẻ; Chế biến thức ăn
cho trẻ, cho trẻ ăn; Cho trẻ đi vệ sinh…
Nhà tiêu hợp vệ sinh: Nhà tiêu hợp vệ sinh là nhà tiêu đảm bảo cô lập được
phân người, ngăn không cho phân chưa được xử lý tiếp xúc với động vật, cơn trùng.
Có khả năng tiêu diệt được các mầm bệnh có trong phân, khơng gây mùi khó chịu
và làm ơ nhiễm mơi trường xung quanh [1].
1.2.

Thực trạng mắc bệnh tay chân miệng trên thế giới và tại Việt Nam

1.2.1.


Tình hình bệnh tay chân miệng ở thế giới

Kể từ khi tác nhân gây bệnh là Enterovirus thược nhóm virus đường ruột, lần
đầu tiên được phát hiện tại Mỹ vào năm 1969, bệnh lây sang nhiều nước và gây
thành những vụ dịch lớn nhỏ tại các nước Châu Âu trong đó có Bulgaria, Hungari
và Thụy Điển. Vào những năm 1990 của thế kỷ trước dịch xuất hiện ở Bulgaria đã

5


có tới 1.505 ca mắc và 45 ca tử vong. Những nước khác như Pháp, Ý, Hà Lan, Tây
Ban Nha, Rumani, Braxin, Canada, Đức cũng thường xuyên xuất hiện dịch. [21]
Trong những năm gần đây nhiều vụ dịch tay chân miệng được thông báo xảy ra tại
các nước thuộc khu vực Châu Á và Đông Nam Á như: Đài Loan (1997-2008), Nhật
Bản (2002-2004), Malaysia (1997-2008), Singapro (1997-2002), Thái Lan (20062008) v.v… mà nguyên nhân chủ yếu do chủng EV71 gây nên. Theo số liệu cập
nhật ngày 29/11/2016 của WHO khu vực Tây Thái Bình Dương, bệnh TCM vẫn
tiếp tục được ghi nhận tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, có một số
quốc gia tăng cao hơn năm trước như Trung Quốc, Triều Tiên, Macau, Singapore.
[19]
Nghiên cứu trong một thời gian dài các nhà khoa học phát hiện ra rằng EV71 type
A lây lan mạnh hơn ở California. Trong khi đó type B và type C lại lây lan mạnh ở
Đơng Nam Á thậm chí cịn lan rộng ra tồn thế giới. Nói cách khác, TCM khơng
xảy ra chỉ ở 1 nước mà còn là vấn đề chung của toàn cầu. [19]
Đến ngày 31/8/2015, Trung Quốc đã ghi nhận tổng số 1,427,751 ca mắc, trong đó
103 ca tử vong do TCM. Riêng trong tháng 8/2015 ghi nhận 180,813 ca mắc. Số
mắc TCM trong năm 2015 tiếp tục tuân theo xu hướng mùa của dịch TCM như các
năm 2012, 2013 và 2014 (biểu đồ 1.1) [15].

Biểu đồ 1.: Phân bố ca mắc tay chân miệng theo tháng từ 2012 - 2015 tại Trung
Quốc [15]


6


Theo thống kê, Nhật Bản đã ghi nhận 316,377 trường hợp mắc TCM từ đầu
năm 2015. Từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2015, số mắc tay chân miệng có xu hướng
tăng liên tục đến tháng 8 năm 2015 có xu hướng giảm dần (biểu đồ 1.2). Tương tự
tại Singapore, đến 12/9/2015, Singapore ghi nhận tổng số 20,334 ca mắc TCM, cao
hơn số mắc cùng kỳ năm 2014 (n =15,450). [17]

Biểu đồ 1.: Phân bố ca mắc TCM theo tuần từ 2012-2015 tại Nhật Bản [17]
1.2.2.

Tình hình bệnh TCM tại Việt Nam

Tại Việt Nam, bệnh TCM lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1997. Năm
2003, vụ dịch TCM lần đầu được báo cáo tại miền Nam, Việt Nam. Những năm gần
đây, bệnh có xu hướng gia tăng và đang trở thành mối lo ngại đối với sức khỏe cộng
đồng. Trong năm 2006-2007; 305 ca nhập viện tại BV Nhi đồng I có biểu hiện bệnh
lý thần kinh; trong đó 36 ca (11%) và 3 ca tử vong (0.01%) được xác định do EV71.
Kể từ năm 2006, số trường hợp mắc TCM ở Việt Nam tăng với con số đáng kể. [12]
Bảng 1.: Số trường hợp mắc và tử vong do bệnh TCM ở Việt Nam giai đoạn
2007-2016 (Nguồn Bộ Y tế) [11]
Năm
2007
2008
2009
2010
2011
2012

2013

Số ca mắc
5719
10.958
10.632
12.601
113.121
153.550
78.141

Số trường hợp tử vong
23
25
23
14
170
45
21

7


2014
2015
2016

80.685
59.280
48.866


8
6
1

Qua đây, có thể thấy bệnh TCM là một trong những bệnh dịch nổi bật lưu
hành tại Việt Nam trong những năm gần đây. Đỉnh điểm là vụ dịch năm 2011 và
2012 với số ca mắc hàng năm trên 100.000 người. Cũng theo báo cáo của Cục Y tế
dự phòng 9 tháng đầu năm 2017, cả nước ghi nhận 43.162 trường hợp mắc bệnh
TCM tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 20.063 trường hợp nhập viện. [10]
Bệnh TCM vẫn tiếp diễn với số lượng mắc cao và diễn biến thất thường về
bệnh, cho thấy tính cấp thiết để có biện pháp kịp thời, hiệu quả phòng bệnh. Kể từ
tháng 1 năm 2018, hơn 53.000 ca nhập viện và 6 ca tử vong do bệnh đã xảy ra trên
khắp Việt Nam với hầu hết các trường hợp từ tháng 9 trở đi. [18]
1.3.

Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh

tay chân miệng
1.3.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng bệnh
Một nghiên cứu mô tả của Jakrapong Aiewtrakun và cộng sự về kiến thức và
thực hành phòng bệnh TCM trong suốt vụ dịch trên 388 người chăm sóc trẻ ở các
trung tâm tâm chăm sóc trẻ và trường học mẫu giáo được tiến hành tại Thành phố
Khon Kaen năm 2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người chăm sóc có đủ
kiến thức để sàng lọc và kiến thức phịng bệnh TCM tương ứng là 95% và 39.8%.
Trong phần kiến thức phòng bệnh TCM, tỷ lệ đối tượng biết phải rửa tay cho trẻ với
nước sạch trước mỗi bữa ăn chỉ chiếm 3,5% và tỷ lệ biết sử dụng đúng chất tẩy rửa
để làm sạch bàn tay cho trẻ với nước sạch bàn tay, bàn chân, khử trùng miệng là
43%. [14]
Với mục tiêu thu thập thông tin kiến thức, thái độ và thực hành liên quan đến

bệnh TCM trên 02 nhóm đối tượng đích là người chăm sóc trẻ ở HGĐ và ở các
điểm giữ trẻ khơng chính thức tại cộng đồng, năm 2011 VNRC đã phối hợp cùng
IFRC tiến hành khảo sát ban đầu tại 08 tỉnh miền Nam: An Giang, Bến Tre, Long
An, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Quảng Ngãi và Đà Nẵng. Khảo sát được
tiến hành bằng phương pháp thu thập thông tin định lượng kết hợp với phỏng vấn
8


sâu ở 146 NCS trẻ chính dưới 5 tuổi tại HGĐ và 70 NCS trẻ tại các điểm giữ trẻ.
Kết quả cho thấy, tổng nhóm NCSC trẻ tại nhà có đến 21,2% không biết về đường
lây truyền của bệnh; 16,5% khơng hoặc ít quan tâm ngay cả khi trong thơn xóm có
người bị bệnh TCM; chỉ có 45,9% ln ln sử dụng xà phòng hoặc các dung dịch
sát khuẩn khi rửa tay cho trẻ; 64,2% lau chùi sàn nhà và 36,2% lau chùi đồ chơi của
trẻ mỗi ngày. [16]
Nghiên cứu cắt ngang mơ tả có phân tích của Cao Thị Thúy Ngân mơ tả kiến
thức, thái độ, thực hành phịng bệnh TCM của 292 bà mẹ có con dưới 3 tuổi tại
phường Trung Liệt quận Đống Đa năm 2012. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ phòng bệnh
TCM ở bà mẹ có kiến thức đạt là 41,5%. Các nghiên cứu cũng đã xác định được
một số yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê: những ĐTNC là CBCNV có kiến thức
phịng bệnh TCM đạt cao hơn những ĐTNC khơng phải là CBCVN là 6,1 lần;
những đối tượng có trình độ học vấn trên THPT có kiến thức phịng bệnh TCM đạt
cao gấp 2,3 lần các đối tượng có trình độ học vấn dưới THPT; những ĐTNC là
CBCNV có khả năng thực hành phòng bệnh TCM cao gấp 4,4 lần các đối tượng
khơng phải là CBCNV; những ĐTNC có trình độ trên THPT có khẳ năng thực hành
phịng bệnh TCM đạt cao gấp 4,7 lần những ĐTNC có trình độ học vấn dưới THPT.
[8]
Nghiên cứu của Trần Hữu Quang tại xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, Hà Nội năm
2013 với NCSC trẻ dưới 5 tuổi đưa ra kết quả có tới 37,2% ĐTNC có kiến thức
phịng bệnh TCM khơng đạt Trình độ học vấn của người chăm sóc, số năm kinh
nghiệm chăm sóc trẻ, dân tộc, số lượng nguồn thơng tin ĐTNC nhận được về bệnh

TCM. Về trình độ học vấn, các nghiên cứu trước đó thường chỉ ra những nhóm
người chăm sóc chính có trình độ học vấn cao hơn sẽ có kiến thức tốt hơn những
nhóm có trình độ học vấn thấp. Chẳng hạn nghiên cứu của Mai Văn Phước và cộng
sự năm 2013 đã chỉ ra rằng ĐTNC có trình độ học vấn THPT trở lên có kiến thức
phịng bệnh TCM cao gấp 3,2 lần các ĐTNC có trình độ học vấn THPT trở xuống
[9]. Theo nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Thùy Chi về kiến thức, thái độ, thực hành
và một số yếu tố liên quan đến phòng bệnh TCM của giáo viên ở các trường mầm
non tại Lương Sơn, Hịa Bình năm 2013 cũng cho thấy: Giáo viên có trình độ cao
9


đẳng có kiến thức dịch tễ học về bệnh tốt hơn 2,548 lần nhóm có trình độ dưới cao
đẳng. Bên cạnh đó trong nghiên cứu này có chỉ ra: giáo viên có kinh nghiệm trên 5
năm có kiến thức về biện pháp phịng ngừa bằng 2,084 lần so với nhóm dưới 5 năm.
[6]
Về dân tộc của đối tượng nghiên cứu cũng là một trong những yếu tố liên quan ảnh
hưởng đến kiến thức phịng bệnh TCM của người chăm sóc trẻ. Nghiên cứu mô tả
cắt ngang của Trần Thị Anh Đào và cộng sự năm 2012 cho thấy: bà mẹ là người
Kinh có kiến thức phịng bệnh tốt hơn bà mẹ là người dân tộc Chơ Ro (p<0,05). [4]
Trong nghiên cứu của tác giả Đỗ Quốc Tuyên năm 2016 về “Kiến thức, thực
hành về phòng TCM và một số yếu tố liên quan của bà mẹ có con dưới 5 tuổi người
đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng” tìm
thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa số lượng nguồn thông thông tin bà mẹ
được tiếp cận TCM so với kiến thức của họ. Những bà mẹ tiếp cận từ 2 nguồn
thơng tin trở lên có kiến thức đạt gấp 5,77 lần những bà mẹ chỉ nghe được từ 1
nguồn thông tin. [5]
1.3.2. Một số yếu tố liên quan đến thái độ phòng bệnh tay chân miệng
Nghiên cứu về kiến thức, thái độ về bệnh TCM ở giữa các phụ huynh học sinh
của 2 trường tiểu học ở Thành Đô, Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến
thức về bệnh TCM của ĐTNC chưa cao với điểm số trung bình đạt được 41,79

điểm. Thái độ của cha mẹ phụ thuộc rất nhiều vào các báo cáo, truyền thông. Như
vậy có thể thấy truyền thơng là rất cần thiết để thiết lập các khái niệm về bệnh TCM
cũng như thực hành phòng bệnh TCM trong các bậc cha mẹ cũng như người chăm
sóc chính trẻ. [20]
Nghiên cứu của Đặng Quang Ánh và cộng sự năm 2013 tại quận Thanh Khê, thành
phố Đà Nẵng đối với 370 NCSC trẻ dưới 5 tuổi cho kết quả chỉ có có thái độ đúng
về bệnh. Nghiên cứu cũng chỉ ra có mối liên quan chặt chẽ giữa nghề nghiệp với
thực hành phòng bệnh TCM của NCSC trẻ. [3]
1.3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng bệnh tay chân miệng
Nghiên cứu của Jakrapong Aiewtrakun và cộng sự cũng chỉ ra rằng fối với
thực hành phịng bệnh, chỉ có 3,5% đối tượng biết rửa tay với xà phòng trước khi
10


ăn và sau khi đi vệ sinh. Trong thời gian dịch bùng phát một số người chăm sóc trẻ
(23,7%) khơng giảm hoạt động tiếp xúc gần gũi giữa các trẻ bệnh và khi có trẻ bị
bệnh, 19,1% người chăm sóc không báo cho cơ quan y tế công cộng biết , một trong
những hạn chế của nghiên cứu này mà tập trung tìm hiểu về thực hành trong khi xảy
ra dịch mà vẫn chưa khai thác được nhiều thông tin về thực hành về phịng bệnh
TCM, khơng phân tích các yếu tố liên quan đến thực hành. [14]
Trình độ học vấn cũng là một trong số những yếu tố liên quan đến thực hành
phòng bệnh TCM của ĐTNC. Nghiên cứu của Mai Văn Phước năm 2014 chỉ ra
rằng ĐTNC có trình độ THPT trở lên đạt về thực hành phịng bệnh TCM cao gấp
3,2 lần các ĐTNC có trình độ học vấn dưới THPT [9]. Năm 2016, trong nghiên cứu
của Đỗ Quốc Tuyên cũng cho thấy: Những bà mẹ có trình độ học vấn từ THPT trở
lên có thực hành cao gấp 7,64 lần những bà mẹ có trình độ học vấn dưới THPT.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra mối quan hệ giữa số lượng nguồn thông tin mà bà mẹ
tiếp nhận được về bệnh TCM so với thực hành của họ. Những bà mẹ tiếp cận từ 2
nguồn thông tin trở lên có thực hành đạt gấp 3,16 lần những bà mẹ chỉ nghe được 1
nguồn thông tin. Sự khác biệt này có ý nghĩa thơng kê với p<0,05. [6]

Về mối liên quan giữa kiến thức chung và thực hành chung về phòng bệnh
TCM của ĐTNC. Kết quả nghiên cứu của Mai Văn Phước: Người chăm sóc trẻ có
kiến thức đạt thì thực hành đạt cao gấp 5,8 lần đối tượng có kiến thức khơng đạt [9].
Kết quả nghiên cứu của Đỗ Quốc Tuyên cũng tương tự. Những bà mẹ có kiến thức
đạt thì có thực hành đạt cao gấp 5,56 lần những bà mẹ có kiến thức khơng đạt, sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. [5]
1.4.

Một số đặc điểm của xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ
Tân Tiến là một xã thuộc huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, xã có diện

tích 13,12 km², dân số năm 1999 là 8591 người, mật độ dân số đạt 655 người/ km².
Xã có 6 thơn: Việt An, Đơng Tiến, Gò Chè, Phương Hạnh, Tân Hội, Tiến Tiên.
Xã Tân Tiến là một trong những xã phải chịu hậu quả nặng nề nhất trong các
đợt ngập lụt của huyện Chương Mỹ, đặc biệt là vào đợt lụt tháng 7/2018. Đặc biệt,

11


trong xã hiện có 200 hộ dân thuộc xóm Khúc Bằng, thơn Việt An và xóm Nằng,
thơn Tiên Tiến hiện bị ngập sâu, người dân phải di chuyển bằng xuồng do xã cung
cấp. Cũng như nhiều xã khác tại huyện Chương Mỹ nói chung và xã Tân Tiến nói
riêng, hiện nay nguy cơ bùng phát dịch bệnh TCM đang là vấn đề nổi cộm nhất cần
ưu tiên can thiệp trong tình hình hiện nay.
1.5.

Khung lý thuyết

Thực hành phịng bệnh TCM
Thực hành vệ sinh nhà cửa

Thực hành vệ sinh đồ chơi
Vệ sinh cá nhân cho trẻ
Vệ sinh cho người chăm sóc trẻ
Vệ sinh chăm sóc khi trẻ bệnh

Yếu tố cá nhân
Tuổi
Giới

Kiến thức về phòng bệnh TCM
KT về bệnh

Dân tộc

KT về nguyên nhân gây bệnh

Thái độ về bệnh TCM
Coi bệnh là nguy hiểm

Nghề nghiệp

KT về vệ sinh cho trẻ

Quan tâm, tìm hiểu bệnh

Học vấn

KT về vệ sinh của trẻ

Thu nhập


KT về vệ sinh cá nhân của người
chế biến

Quan tâm về việc cách ly
trẻ nếu có trẻ khác bệnh

Số trẻ <5 tuổi phải chăm
sóc

KT về cách ly trẻ
KT về chăm sóc khi trẻ bệnh

Thông tư về Giáo dục/Đào
tạo/Y tế về TCM
Yếu tố từ phía gia đình

12


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Đối tượng nghiên cứu
Người chăm sóc chính của trẻ dưới 5 tuổi sống tại xã Tân Tiến, huyện

Chương Mỹ, Hà Nội, đồng ý tham gia nghiên cứu và có khả năng hợp tác trả lời
phỏng vấn.
Nghiên cứu lựa chọn người chăm sóc trẻ chính là người dành nhiều thời gian
chăm sóc trẻ nhất trong gia đình và là người quyết định phương pháp chăm sóc trẻ.

Trong trường hợp nhà có nhiều trẻ dưới 5 tuổi hoặc có nhiều NCSC, chỉ tiến hành
phỏng vấn 1 NCSC.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
-

Thời gian: từ tháng 11/2018 đến tháng 11/2019

-

Địa điểm nghiên cứu: Xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội

2.3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp phân tích
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu của nghiên cứu được tính theo cơng thức:
n=
Trong đó: z: Hệ số tin cậy

Z21-α/2 p(1-p)
d2

d=0,05: Độ chính xác tuyệt đối
p: là tỷ lệ người chăm sóc chính trẻ có thực hành tốt về phịng bệnh
TCM, lấy p= 0.297 (Theo nghiên cứu của Đặng Quang Ánh năm 2013.
[3]
Z=1,96(tương đương với mức ý nghĩa 95%)
13


Ta có cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu là n=326 người. Dự trù 10% người chăm

sóc chính trẻ dưới 5 tuổi bỏ cuộc trong quá trình nghiên cứu, thực tế nghiên cứu trên
n=360 đối tượng.
2.5 Phương pháp chọn mẫu
Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống theo
các bước sau.
- Bước 1: Lập danh sách các hộ gia đình có trẻ dưới 5 tuổi sắp xếp theo thứ
tự từ 1 đến 627 (theo danh sách tiêm chủng mở rộng của xã năm 2017).
- Bước 2: Chọn ngẫu nhiên các HGĐ vào mẫu nghiên cứu theo phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, tính hệ số k=627/360 xấp xỉ 2
- HGĐ được chọn đầu tiên là hộ có thứ tự từ 1 đến k, chúng tơi chọn HGĐ
có thứ tự là 1, HGĐ thứ 2 được chọn vào mẫu là: 1+k= 1+2=3, lần lượt như vậy
cho đến khi đủ 360 HGĐ.
- Bước 3: Sau khi đã chọn được HGĐ, chọn ĐTNC trong hộ gia đình.
ĐTNC là NCSC với trẻ, là người có thời gian chăm sóc trẻ nhiều nhất trong
ngày. Xác định NCSC trẻ bằng cách hỏi chủ hộ gia đình( hoặc những thành
viên trong gia đình có mặt). Nếu NCSC trẻ khơng có mặt tại thời điểm thu thập
số liệu hẹn lịch quay lại sau hoặc chuyển sang hộ gia đình khác theo cách chọn
hộ gia đình như trên.
2.6 Các biến số nghiên cứu
2.6.1. Nhóm biến số về thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phịng bệnh
TCM:
- Thơng tin chung: tuổi, giới, dân tộc, trình độ học vấn...
- Thực trạng về kiến thức: nguyên nhân, độ tuổi mắc bệnh, dấu hiệu nhận biết,
triệu chứng, đường lây truyền, nguy cơ, biện pháp phòng tránh...

14


- Thực trạng về thái độ về phòng bệnh TCM: tìm hiểu về bệnh, quan tâm đến
bệnh, quan niệm...

- Thực trạng về thực hành: vệ sinh răng miệng, sử dụng xà phịng, thời điểm
rửa tay, vệ sinh đồ chơi...
2.6.2. Nhóm biến số về các yếu tố liên quan đến trạng kiến thức, thái độ, thực
hànhphòng bệnh
-

Các yếu tố liên quan đến kiến thức: dấu hiệu của bệnh, phổ biến kiến
thức, tài liệu, thông tin về bệnh

-

Các yếu tố liên quan đến thái độ: Mức độ hài lòng…

-

Các yếu tố liên quan đến thực hành: phun hóa chất, khử trùng, vệ sinh môi
trường…

Chi tiết bảng biến số tại phụ lục 5.
2.7 Các tiêu chuẩn đánh giá
Kiến thức đúng về bệnh TCM: Đánh giá dựa trên việc cho điểm các câu trả lời
phần kiến thức về bệnh TCM, có 10 câu hỏi cà điểm tối đa là 52. Dựa theo nghiên
cứu của Đặng Quang Ánh , “Kiến thức, thái độ thực hành và các yếu tố liên quan
đến thực hành phòng bệnh TCM của người chăm sóc trẻ dưới 05 tuổi trên địa bàn
quận Thanh Khê-thành phố Đà Nẵng năm 2013, qui định điểm đạt trên 75% điểm
tối đa là đạt kiến thức đúng. Vậy tổng điểm từ 39 trở lên là có kiến thức đúng về
bệnh TCM, dưới 39 điểm là chưa đạt. (Thang điểm chấm theo mục 4.1, phụ lục 4)
Thái độ: Đánh giá dựa trên việc cho điểm các câu trả lời phần thái độ phịng
bệnh TCM. Có 6 câu hỏi và điểm tối đa là 6. Điểm 6 là có thái độ đúng, điểm dưới
6 là có thái độ chưa đúng. (Thang điểm chấm theo mục 4.2, phụ lục 4)

Thực hành đúng về phòng bệnh TCM: Đánh giá dựa trên việc cho điểm các
câu trả lời phần thực hành phịng bệnh TCM. Có 17 câu hỏi và điểm tối đa là 43.
Tổng điểm từ 33 trở lên là có thực hành đạt về phịng bệnh TCM, từ 32 trở xuống là
có thực hành chưa đạt. (Thang diểm chấm theo mục 4.3, phụ lục 4)
15


Hiệu quả hoạt động hỗ trợ phòng bệnh TCM của xã: Đánh giá dựa trên việc
cho điểm các câu trả lời. Có 8 câu hỏi và điểm tối đa là 8, đạt 8 điểm là hoạt động
có hiệu quả, dưới 8 điểm là chưa hiệu quả. (Thang diểm chấm theo mục 4.4, phụ lục
4)
Hiệu quả hoạt động TT – GD – TT. Có 5 câu hỏi với điểm tối đa là 22. Đạt từ
17 điểm trở lên là có hiệu quả, dưới 17 điểm là chưa hiệu quả. (Thang diểm chấm
theo mục 4.5, phụ lục 4)
Bộ câu hỏi phỏng vấn được thiết kế dựa trên mục tiêu, phần chấm điểm đánh
giá nghiên cứu có tham khảo dựa trên nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, thực hành và
các yếu tố liên quan đến thực hành phòng, bệnh TCM của NCSC trẻ dưới 5 tuổi trên
địa bàn Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng năm 2013.” [3]
2.8. Phương pháp thu thập số liệu
Điều tra viên: Học viên cùng với 4 điều tra viên và 3 cán bộ Y tế xã. Các ĐTV
được tập huấn về kĩ năng phỏng vấn và nội dung bộ câu hỏi trước khi chính thức
thu thập số liệu tại thực địa. Sau mỗi buổi phỏng vấn, tất cả các phiếu được tập hợp
lại để học viên kiểm tra. Nếu có thiếu sót sẽ được yêu cầu bổ sung kịp thời.
Chia làm 4 nhóm điều tra. Các nhóm đến các hộ gia đình và thực hiện phỏng
vấn nhanh để xác định được NCSC trẻ trong nhà. Sau đó thực hiện phỏng vấn theo
bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. (Phụ lục 3: Bộ câu hỏi phỏng vấn).
Đối với trường hợp khơng gặp được ĐTNC ở lần 1, nhóm sẽ quay lại vào lần 2 và
nếu tiếp tục không gặp ĐTNC thì sẽ bỏ qua HGĐ đó và thực hiện phỏng vấn với
HGĐ tiếp theo.
2.9. Phương pháp phân tích số liệu

- Sau khi thu thập số liệu hàng ngày, học viên kiểm tra lại tất cả các phiếu thu
thập, làm sạch và xử lý thông tin trên các phiếu thu thập trước khi bắt đầu nhập
liệu.

16


- Tất cả các số liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu được học viên mã hóa
và nhập vào phần mềm Epidata 3.1 đến khi hồn thành q trình thu thập số liệu.
Học viên tiến hành phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20.0.
- Với mục tiêu 1: Sử dụng thống kê mô tả, cho thông tin chung từng biến,
dùng tần số, tỷ lệ biểu diễn các biến số, đánh giá thực trạng kiến thức,thái độ thực
hành về phòng TCM ở địa bàn nghiên cứu.
- Với mục tiêu 2: Dùng kiểm định khi bình phương để xác định các mối liên
quan của các yếu tố đến thực hành về phòng bệnh TCM. Các mối liên quan này
được khẳng định qua giá trị p < 0,05 và giá trị OR chạy qua 95% khoảng tin cậy
(không chạy qua giá trị 1).
2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu phải được sự phê duyệt của Hội đồng đạo đức trường đại học Y
tế Công cộng
- Trước khi tiến hành phát vấn, đối tượng tham gia nghiên cứu đã được giải
thích về mục đích của nghiên cứu và điền vào Giấy đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Trong trường hợp ĐTNC không sẵn sàng tham gia nghiên cứu này, họ có thể
từ chối bất kỳ lúc nào mà khơng phải chịu bất kỳ ảnh hưởng nào.
- Tên và danh tính ĐTNC khơng được ghi nhận lại bất kỳ văn bản nào.
- Dữ liệu thu thập chỉ được sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu.
- Có sự đồng ý tham gia nghiên cứu của UBND xã Tân Tiến
2.11. Hạn chế của nghiên cứu và cách khắc phục
Hạn chế:
- Nghiên cứu chỉ tiến hành trên phạm vi một xã nên chưa thể khái quát cho tất

cả các xã khác trong huyện Chương Mỹ cũng như các huyện khác của Hà Nội
- Trong q trình làm nghiên cứu có thể sẽ có một lượng ĐTNC bỏ nghiên cứu
giữa chừng. Mặc dù quá trình tập huấn cho điều tra viên điều tra kỹ càng nhưng
trong quá trình điều tra các điều tra viên có thể chưa giải thích thấu đáo những câu

17


hỏi trong bộ câu hỏi mà học sinh thắc mắc hoặc chưa theo dõi sát sao sự nghiêm túc
của học sinh trong q trình trả lời câu hỏi. Do đó sẽ có sai lệch thơng tin xảy ra khi
thu thập thơng tin vì phụ thuộc vào sự nghiêm túc trả lời của ĐTNC.
- Khi phỏng vấn có thể gặp sai số: do người phỏng vấn, hoặc sai số nhớ lại
hoặc không muốn hợp tác của người phỏng vấn
Cách khắc phục:
- Thiết kế bộ câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng dễ hiểu, trước khi tiến hành có điều tra
thử và chỉnh sửa bộ câu hỏi cho hợp lý. Trước khi phỏng vấn giải thích rõ mục đích
ý nghĩa của nghiên cứu để đối tượng phỏng vấn vui lòng hợp tác.
-

Trao đổi học hỏi thêm kỹ năng, kinh nghiệm khai thác thông tin của đối tượng
để phục vụ cho nghiên cứu.. Trong bộ câu hỏi phát vấn cần thiết kế chi tiết về
hướng dẫn ghi phiếu, cách điền phiếu, chuyển câu cụ thể (với các câu nhảy,
chuyển). Đồng thời giải thích các thuật ngữ mới cũng như các thuật ngữ chuyên
môn để đối tượng nghiên cứu hiểu đúng và đủ ý của người làm bộ câu hỏi thu
thập thông tin.

CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, KẾT LUẬN VÀ
KHUYẾN NGHỊ
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3. : Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Tần số (N)
1

Giới

Nam
Nữ

2

Tuổi

<25 tuổi
25-34 tuổi
>34 tuổi

3

Quan hệ với Bố/mẹ
trẻ

Ông/bà

18

Tỉ lệ (%)



×