Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tiểu luận Chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.2 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC HUÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
Số phách

TIỂU LUẬN KÊT THÚC HỌC PHẦN
Đề tài: CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÌNH SƯ

Chuyên ngành: Luật
Học phần: Lý luận nhà nước và pháp luận
Giảng viên phụ trách học phần: Trần Thị Diệu Hà

SINH VIÊN THƯC HIỆN: PHẠM MỸ LINH
MÃ SINH VIÊN: 20A5010951
LỚP: Luật K44

THỪA THIÊN HUÊ


ĐẠI HỌC HUÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
Số phách

TIỂU LUẬN KÊT THÚC HỌC PHẦN
Đề tài: CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÌNH SƯ
Chuyên ngành: Luật
Học phần: Lý luận nhà nước và pháp ḷt
Điểm sớ

Điểm chư

Ý 1


Ý 2
Ý 3
Ý 4
Ý 5
TỞNG
Giảng viên chấm 1
( Ký rõ họ, tên)

THỪA THIÊN HUÊ

Giảng viên chấm 2
( Ký rõ họ, tên)


LỜI CẢM ƠN
Việc viết nên một bài tiểu luận là kết quả của quá trình học tập, nghiên
cứu ở nhà trường, với sự hướng dẫn nhiệt tình, trách nhiệm của thầy cô
Trường Đại học Luật – Đại Học Huế, kết hợp với quá trình trong thực tiễn,
với sự cố gắng học tập và nỗ lực tìm tịi của bản thân.
Lời đầu tiên em xin trình bày tỏ lịng biết ơn chân thành, sâu sắc đến tới
Giảng viên Trần Thị Diệu Hà, người trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn em
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Trường Đại học Luật
– Đại học Huế và cố vấn học tập lớp Luật K44, bạn bè và các anh chị cùng
khóa và trong Trường Đại học Luật – Đại học Huế đã giúp đỡ em trong quá
trình học tập cũng như trong q trình hồn thành bài tiểu luận này.
Mặc dù đã có sự nổ lực cố gắng của bản thân, bài tiểu luận sẽ không
tránh những thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành tư
quý thầy cô, bạn bè để bài tiểu luận cua em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


Tác giả tiểu luận
Phạm Mỹ Linh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC VIÊT TẮT

DANH MỤC VIÊT TẮT
TNHS

TRÁCH NHIỆM HÌNH SƯ

PNTM

PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI

BLHS

BỘ LUẬT HÌNH SƯ



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trên con đường hội nhập và phát triển vào nền kinh tế
khu vực vực và quốc tế. Việt Nam đã từng bước thảo bỏ rào cảng về mặt thủ
tục hành chính, thuế,...Các doanh nghiệp trong nước hiện đang phải đối mặt
với sự cạnh tranh của nhiều cơng ty, tập đồn lớn của nhiều quốc gia đang và

đã đầu tư tại Việt Nam với hàng loạt dự án lớn. Đặc biệt sau khi Việt Nam gia
nhập tổ chức thương mại quốc tế WHO. Hiện nay, khu vực kinh tế dân doanh
là khu vực phát triển nhất và tạo ra nhiều việc làm nhiều nhất cho nền kinh tế
và tạo động lực chủ yếu, bền vững cho sự phát triển dài hạn của nền kinh tế
Việt Nam và bối cảnh toàn cầu. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và hoàn
thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh các chủ thể kinh doanh và các chủ thể
quan hệ pháp luật là một điều kiện then chốt, đòi hỏi bắt buộc để phát triển
kinh tế.
Trong hệ thống các chủ thể quan hệ pháp luật, ngoài chủ thể là con người
hoặc chủ thể được coi là thể nhân có các chủ thể khác thực hiện pháp lý có
chủ thể là tư cách pháp nhân. Pháp nhân là một loại chủ thể có quan hệ pháp
luật độc lập với các chủ thể khác và là thành viên của pháp nhân, pháp nhân
ra đời là để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và hoạt động lập pháp. Các pháp
nhân tham gia tích cực vào các chủ thể chủ yếu trong các hoạt động kinh tế,
hoạt động quản lý nhà nước trên cơ sở nhà nước tôn trọng tự do ý chí, tự do
hội nhập của cơng dân. Có thể nhận định rằng trong các quy định của pháp
luật hiện hành chưa thấy một học thuyết xuyên suốt vè pháp nhân. Những
người thực thi pháp luật, các nhà thực thi pháp luật chưa thống nhất các đặc
trưng cơ bản của tiêu chí để xác định tư cách pháp nhân của tổ chức, cũng
như là quyền và nghĩa vụ tham gia tư cách pháp nhân về dân sự, kinh tế và
hình sự.
6


Với mục đích tiếp cận tư cách pháp nhân dựa trên lý luận và thực tiễn
pháp luật ở Việt Nam đề tài “ Chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự” sẽ
nghiên cứu sâu về vấn đề tư cách pháp nhân của pháp luật hình sự.

7



NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỦ THỂ TRONG QUAN HỆ PHÁP LUẬT
1.1. Phân tích khái niệm về chủ thể quan hệ pháp luật
Chủ thể quan hệ pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực chủ thể, theo
những điều kiện do pháp luật quy định, tham gia vào các quan hệ pháp luật
nhất định.
Điều kiện đối với chủ thể:
+ Năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi;
+ Năng lực pháp luật là khả năng của chủ thể có các quyền và nghĩa vụ
pháp lý do pháp luật quy định;
+ Năng lực hành vi là khả năng của chủ thể bằng chính hành vi của
mình theo quy định của pháp luật xác định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ
pháp lý do pháp luật quĩa vụ pháp lý do pháp luật qu định.
1.2. Các loại chủ thể của quan hệ pháp luật:
Gồm cá nhân và tổ chức:
+ Cá nhân: Bao gồm công dân, người nước ngồi, người khơng có quốc
tịch, trong đó công dân là chủ thể phổ biến của hầu hết các quan hệ pháp luật.
+ Cá nhân muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật phải có năng
lực pháp luật và năng lực hành vi.
1.3. Năng lực của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật
-

Năng lực pháp luật của cá nhân có những đặc điểm sau:
+ Năng lực pháp luật của cá nhân gắn liền với mỗi cá nhân, có từ lúc cá
nhân đó sinh ra và chỉ chấm dứt khi cá nhân đó chết hoặc bị coi như đã chết.
Pháp luật không phải là thuộc tính tự nhiên của cá nhân mà là phạm trù xã
hội, phụ thộc vào ý chí của nhà nước.


8


+ Năng lực pháp luật của cá nhân có thể bị hạn chế trong một số trường
hợp nhất định do pháp luật quy định như hình phạt bổ sung là cấm cư trú
trong luật hình sự.
-

Năng lực hành vi của cá nhân có những đặc điểm sau:
+ Để có năng lực hành vi hoặc có đủ năng lực hành vi cá nhân phải đạt
đến độ tuổi nhất định tùy từng lĩnh vực do pháp luật quy định. Ví dụ: Trong
lĩnh vực luật dân sự, cá nhân có năng lực hành vi khi cá nhân đó đủ 6 tuổi,
cịn năng lực hành vi đầy đủ khi cá nhân đó đủ 18 tuổi.
+ Để có năng lực hành vi, cá nhân phải có phả năng nhận thức và điều
khiển hành vi của mình. Những người bị mất trí hoặc mắc các bệnh làm mất
khả năng nhận thức thì coi là người mất năng lực hành vi.
+ Yếu tố gắn liền với năng lực hành vi là cá nhân phải có khả năng thực
hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình.
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của tổ chức xuất hiện đồng
thời cùng một lúc khi tổ chức đó được thành lập hợp pháp và mất đi khi tổ
chức đó bị giải thể, phá sản.
1.4. Các yêu tố tác động đến năng lực của chủ thể tham gia quan hệ
pháp luật

-

Năng lực hành vi khơng giống như năng lực pháp luật bởi vì năng lực pháp
luật của mọi cá nhân là như nhau, nhưng năng lực hành vi của mọi người
khác nhau, có thể căn cứ vào các yếu tố sau để phân biệt:
+ Độ tuổi

+ Khả năng nhận thức và điều khiển hành vi
+ Khả năng thực hiện hành vi và chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi.

9


CHƯƠNG 2
THƯC TRẠNG CHUNG VỀ CHỦ THỂ TRONG QUAN HỆ
PHÁP LUẬT HÌNH SƯ
2.1. Phân tích nhưng qui định của pháp luật hiện hành về chủ thể
quan hệ pháp luật hình sự.
- Theo Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 ( sửa đổi bổ sung 2017 ) có quy định
“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình
sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền
văn hóa, quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp
của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công
dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà
theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
2.1.1. Chủ thể phạm tội là cá nhân
Chủ thể của tội phạm trước hết là con người và con người đó phải có
năng lực trách nhiệm hình sự. Cụm từ “năng lực trách nhiệm hình sự” đã bao
hàm người đó phải đạt tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Năng lực trách nhiệm
hình sự là năng lực tự ý thức ý nghĩa xã hội của hành vi nguy hiểm cho xã
hội, khả năng điều khiển hành vi đó của mình cũng như khả năng gánh lấy
hậu quả là trách nhiệm hình sự từ hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình.
Con người từ khi mới sinh ra có thể đã có năng lực nhận thức về thế giới. Tuy
nhiên, phải đạt đến độ tuổi nhất định thì con người mới có năng lực trách
nhiệm hình sự. Yêu cầu này phù hợp với nguyên tắc lỗi mà luật hình sự Việt

Nam đã xác định khi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội,
đồng thời cũng phù hợp với nguyên tắc quyết định hình phạt và chính sách
hình sự của nước ta. Chỉ có con người cụ thể, phát triển bình thường đến một
10


độ tuổi nhất định thì mới có thể nhận thức được những gì mình làm và việc
áp dụng hình phạt đối với họ mới mang lại hiệu quả (cải tạo, giáo dục) được.
Bên cạnh các dấu hiệu chung của chủ thể của tội phạm như đã nêu, một số tội
phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự còn đòi hỏi các dấu hiệu đặc
biệt. Trong khoa học Luật hình sự, chủ thể đó gọi là chủ thể đặc biệt.
2.1.1.1. Năng lực trách nhiệm hình sự của cá nhân
Một người có thể là chủ thể của tội phạm khi người đó phải có khả năng
nhận thức tính nguy hiểm cho xã hội đối với hành vi của mình và khả năng
điều khiển hành vi đó theo những yêu cầu chung của xã hội. Năng lực nhận
thức có ở mỗi con người từ khi mới sinh ra. Nó phát triển và hoàn thiện theo
sự phát triển của cấu tạo sinh học cơ thể con người qua quá trình lao động và
giáo dục trong xã hội. Đến một thời điểm nhất định trong đời sống của con
người thì năng lực này mới được xem là tương đối đầy đủ.
2.1.1.2. Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Theo điều 12 của BLHS 2015 ( sửa đổi bổ sung 2017 ) quy định độ tuổi
người đủ từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ
những tội phạm mà Bộ luật này quy định khác.
2.1.2. Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại
2.1.2.1. Năng lực trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Theo điều 74 của BLHS 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017 ) đối với
pháp nhân thương mại phạm tội “Pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu
trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này; theo quy định
khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của Chương
này.”

VD: Một tổ chức được gọi là pháp nhân thương mại khi pháp nhân đó
được thành lập hợp pháp và mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận
được chia cho các thành viên.
11


=> Như vậy, năng lực trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
xuất hiện từ thời điểm pháp nhân này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cơng nhân tư cách pháp nhân ( ngày giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
có hiệu lực, giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh có hiệu lực…)
2.1.2.2. Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Bộ luật hình sự 2015 quy định điều kiện chịu trách nhiệm hình sự đối với
pháp nhân thương mại khi:
-

Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại
Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận

-

của pháp nhân thương mại;
Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và
khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.
- Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự khơng loại trừ
trách nhiệm hình sự của cá nhân.
2.2. Phân tích thực trạng năng lực của chủ thể tham gia quan hệ
pháp luật trong một lĩnh vực pháp luật cụ thể.
Thực trạng của pháp nhân thương mại trong luật hình sự
Đổi mới nhận thức về chính sách hình sự mà trọng tâm là đổi mới quan

niệm về tội phạm và hình phạt, về cơ sở của trách nhiệm hình sự, về chính
sách xử lý đối với một số loại tội phạm và loại chủ thể phạm tội, đảm bảo các
quy định của Bộ luật hình sự khơng chỉ là công cụ pháp lý để các cơ quan
chức năng đấu tranh, trấn áp tội phạm mà còn là cơ sở pháp lý để mọi người
dân tự bảo vệ mình, bảo vệ lợi ích của nhà nước, của xã hội. Sau nhiều năm
nghiên cứu và đề xuất, vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân đã được
Quốc hội chấp thuận bổ sung vấn đề này vào trong Bộ luật hình sự, góp phần
khắc phục những bất cập, hạn chế trong việc xử lý các vi phạm pháp luật của
pháp nhân trong thời gian qua, nhất là những vi phạm trong các lĩnh vực kinh
12


tế và môi trường, đồng thời tạo điều kiện bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người
bị thiệt hại do các vi phạm của pháp nhân gây ra. Cơ sở của những quy định
này xuất phát từ yêu cầu cần xử lý nghiêm khắc hơn với những hành vi vi
phạm pháp luật của pháp nhân cũng như những bất cập của hệ thống pháp luật
trong việc xử lý vi phạm pháp nhân ở Việt Nam trong những năm gần đây và
những thách thức đặt ra khi chúng ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời
sống khu vực và quốc tế. Trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới
và hội nhập quốc tế, nền kinh tế của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ gồm
nhiều thành phần, trong đó nhiều tổ chức kinh tế đã được hình thành từ các
doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, đến các
doanh nghiệp tư nhân. Điều đó đã tạo ra những thành tựu to lớn trong sự phát
triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đã xuất hiện
ngày càng nhiều những hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật trên nhiều lĩnh
vực, gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng, thậm chí đặc biệt nghiêm trọng
cho xã hội. Thực tế cho thấy những hậu quả đó trong nhiều trường hợp không
phải là kết quả của hành vi mang tính cá nhân mà là kết quả của những quyết
định mang tính tập thể của doanh nghiệp; lợi ích có được từ những hành vi vi
phạm pháp luật không thuộc về một cá nhân nào mà thuộc về doanh nghiệp

hoặc các tổ chức kinh tế. Trong nhiều trường hợp, hậu quả thiệt hại do pháp
nhân gây ra nếu chỉ xử lý cá nhân người phạm tội thì quyền lợi của người bị
hại không được bảo vệ.
2.2.1. Về chế tài xử phạt hành chính.
- Luật Xử lý vi phạm hành chính đã qui định nhiều biện pháp xử lý đối
với pháp nhân vi phạm pháp luật, nhưng với các mức xử lý và biện pháp xử lý
được qui định cho thấy nó vừa thiếu tính răn đe lại vừa không đầy đủ, cùng
với thủ tục xử phạt không đảm bảo tính minh bạch. Với mức phạt tiền rất hạn
chế đối với pháp nhân đã khơng có tác dụng ngăn chặn vi phạm, nhất là đối
13


với những doanh nghiệp có qui mơ lớn như các tập đồn, tổng cơng ty, cơng
ty đa quốc gia .Với những doanh nghiệp này, họ sẵn sàng nộp phạt để tiếp tục
vi phạm vì lợi nhuận đạt được từ sự vi phạm là rất lớn. Một số hành vi gây
nguy hiểm cho xã hội (chẳng hạn như rửa tiền, mua bán người, tham nhũng)
nhưng hệ thống các nghị định xử phạt vi phạm hành chính không coi là hành
vi vi phạm hành chính nên nếu pháp nhân thực hiện những hành vi này thì
khơng có cơng cụ pháp lý để xử lý. Bên cạnh đó, việc xử phạt vi phạm hành
chính khơng được tiến hành theo một trình tự tố tụng tư pháp có tính minh
bạch cao, được tiến hành bởi các cơ quan tố tụng mang tính chuyên nghiệp,
với một trình tự, thủ tục chặt chẽ làm cho việc xử phạt vi phạm đối với pháp
nhân không tương xứng với mức độ hậu quả đã gây ra, làm giảm tác dụng răn
đe, phòng ngừa.
- Việc áp dụng biện pháp buộc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong
pháp luật dân sự cũng tỏ ra bất cập. Các quy định về án phí dân sự và nguyên
tắc người bị hại phải tự chứng minh thiệt hại khi khởi kiện đòi bồi thường
thiệt hại trong pháp luật dân sự hiện nay là một sự cản trở lớn đối với người bị
thiệt hại. Điều này dẫn đến nhiều vụ doanh nghiệp gây thiệt hại rất lớn cho
người dân và xã hội nhưng việc xác định người đứng đơn khởi kiện luôn là

vấn đề khó khăn, phức tạp. Việc xử lý hình sự đối với cá nhân mà không xử lý
pháp nhân thực hiện hành vi phạm tội đã thể hiện sự thiếu cơng bằng trong xử
lý tội phạm. Hiện nay có nhiều loại hình doanh nghiệp, trong đó có khơng ít
trường hợp người điều hành doanh nghiệp chỉ là người làm thuê cho chủ
doanh nghiệp. Họ thực hiện các quyết định mà các quyết định đó đã xâm hại
đến khách thể của luật hình sự lại là quyết định, chính sách của một tập thể
hội đồng quản trị hoặc các ông chủ của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu chỉ buộc cá
nhân người điều hành (giám đốc hoặc người đại diện doanh nghiệp) chịu trách

14


nhiệm hình sự là thiếu cơng bằng vì họ làm theo quyết định của tập thể và vì
lợi ích của tập thể chứ khơng vì lợi ích của cá nhân họ.
- Các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, các hiệp
hội nghề nghiệp không coi là chủ thể của tội phạm. Vì, đây là những pháp
nhân đều sử dụng ngân sách nhà nước trong hoạt động của mình. Trong khi
đó, hình phạt (hình phạt chính và hình phạt bổ sung) đối với pháp nhân là phạt
tiền, giải thể, đình chỉ hoạt động, tịch thu tài sản, cấm hoặc hạn chế hoạt
động, lại không thể áp dụng đối với các chủ thể này. Mặt khác, các tổ chức
này chủ yếu hoạt động trong phạm vi tổ chức của đoàn thể, ít tham gia hoạt
động kinh tế, ít đặt vấn đề lợi ích và lợi nhuận, nên ít có khả năng thực hiện
các dạng hành vi vi phạm như đề cập ở trên. Thực tế cho thấy các hành vi
phạm tội của pháp nhân thương mại chủ yếu là trong lĩnh vực môi trường,
kinh doanh thương mại, thuế, tài chính, chứng khoán, ngân hàng. Việc quy
định loại chủ thể này đảm bảo tính khả thi trong việc áp dụng các hình phạt và
biện pháp tư pháp. Do đó, BLHS năm 2015 chỉ quy định trách nhiệm hình sự
của các pháp nhân thương mại.
- Về nguyên tắc xử lý với pháp nhân thương mại phạm tội, BLHS đã xác
định đảm bảo các nguyên tắc chung như đối với xử lý với cá nhân phạm tội

nhưng nhấn mạnh: Mọi PNTM phạm tội đều bình đẳng trước pháp
luật, khơng phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế. Đặc biệt, khoản
2, Điều 75 BLHS năm 2015 quy định “Việc pháp nhân thương mại chịu trách
nhiệm hình sự khơng loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân”. Nguyên tắc
này xác định mối quan hệ giữa TNHS của cá nhân và TNHS của pháp nhân.
Điều này có nghĩa là: Người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội luôn phải
chịu TNHS về cùng tội danh với pháp nhân, trừ trường hợp họ thuộc một
trong các trường hợp không phải chịu TNHS hoặc được miễn TNHS theo quy
định của BLHS. Đối với người hoặc những người đứng đầu pháp nhân thì tùy
15


từng trường hợp cụ thể để xử lý. Nếu những người này đều biết và thống nhất
chỉ đạo hoặc cùng chấp thuận cho thực hiện thì họ cùng chịu trách nhiệm
chung về tội danh với pháp nhân và người trực tiếp thực hiện tội phạm. Nếu
có căn cứ cho rằng, trong số họ có người khơng biết hoặc phản đối việc thực
hiện hành vi này thì họ khơng phải chịu trách nhiệm chung tội danh với pháp
nhân.
- Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân là việc người
đại diện thực hiện hành vi nhằm mang lại lợi ích chung cho pháp nhân, kể cả
trong trường hợp lợi ích của pháp nhân không phải là duy nhất. Trường hợp
thực hiện hành vi trên danh nghĩa pháp nhân nhưng lại mang lại lợi ích cho cá
nhân thì cũng không thể truy cứu TNHS đối với pháp nhân.
- Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp
thuận của pháp nhân. Như vậy, pháp nhân chỉ phải chịu TNHS khi người
đứng đầu pháp nhân hoặc ban lãnh đạo của pháp nhân nhận thức rõ hành vi
mà người đại diện thực hiện là trái pháp luật mà vẫn chỉ đạo, trực tiếp điều
hành hoặc chấp thuận cho người đại diện thực hiện hành vi đó.
- Về loại tội phạm mà PNTM phải chịu TNHS được qui định tại Điều 76
BLHS năm 2015, bao gồm 31 tội danh (chủ yếu là nhóm tợi phạm về kinh tế

và nhóm tợi phạm về mơi trường). Đây là những tội phạm mà pháp nhân
thường hay vi phạm (tính phổ biến), có mức độ nguy hiểm nhất định và dễ
chứng minh trên thực tế. Các tội phạm này cũng tương đồng với lĩnh vực hoạt
động chủ yếu của PNTM và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn về tính phổ biến và
yêu cầu phòng chống tội phạm.
2.2.2. Về hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội.
Các pháp nhân thương mại là tổ chức kinh tế độc lập, hoạt động vì mục
đích lợi nhuận và khơng sử dụng ngân sách nhà nước, cho nên hình phạt
mang tính kinh tế được coi là phù hợp và hiệu quả nhất và cũng phù hợp với
16


phạm vi tội phạm được xác định là có thể truy cứu đối với pháp nhân. Đối với
hình phạt tước giấy phép có thời hạn hoặc tước giấy phép vĩnh viễn chỉ áp
dụng trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng và khơng cịn cách nào
khác. Bên cạnh các hình phạt chính, pháp nhân phạm tội cịn có thể bị áp
dụng các hình phạt bổ sung và các biện pháp tư pháp nhằm nâng cao hiệu quả
áp dụng hình phạt chính. Theo đó, BLHS quy định hệ thống các hình phạt đối
với PNTM phạm tội gồm: Các hình phạt chính (Phạt tiền; Đình chỉ hoạt đợng
có thời hạn; Đình chỉ hoạt đợng vĩnh viễn) và hình phạt bổ sung (Cấm kinh
doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; Cấm huy động vốn;
Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính). Trong các hình phạt đối với
PNTM phạm tội có một số điểm cần chú ý như: Về hình phạt đình chỉ hoạt
động có thời hạn. Trên tinh thần xử lý TNHS đối với pháp nhân phải tính đến
những tác động tiêu cực có thể xảy ra cho xã hội như tình trạng mất việc làm
của người lao động, giảm tiền thuế nên BLHS quy định áp dụng hình phạt này
trên tinh thần khuyến khích pháp nhân khắc phục sai phạm, sửa chữa lỗi lầm
để tiếp tục sản xuất kinh doanh và hậu quả gây ra có khả năng khắc phục trên
thực tế. Trong trường hợp pháp nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác
nhau, thì lĩnh vực nào vi phạm thì tạm đình chỉ lĩnh vực đó. Về hình phạt đình

chỉ hoạt động vĩnh viễn. Chỉ áp dụng hình phạt này khi một hoặc một số lĩnh
vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế
gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây
ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an tồn xã hội và khơng có khả năng khắc
phục hậu quả gây ra; hoặc PNTM được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm.
Trong BLHS năm 2015 cũng qui định pháp nhân thương mại phạm tội
có thể được miễn hình phạt theo hướng mở rộng hơn đối với cá nhân. Theo
đó, pháp nhân thương mại có thể được miễn hình phạt khi đã khắc phục toàn
bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Quy
17


định này nhằm khuyến khích pháp nhân tích cực sửa chữa, khắc phục hậu
quả, bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra nhằm giảm tối đa
các tác động tiêu cực có thể mang lại từ việc áp dụng hình phạt.
KÊT ḶN
Chúng ta có thể nhận thấy rằng chủ thể trong quan hệ pháp luật hình sự,
xác định được tư cách pháp nhân là một yếu tố vô cùng quan trọng để xác
định được các lỗi vi phạm theo BLHS hiện hành, các chủ thể hoặc PNTM vi
phạm đều được xử lý theo quy định nếu gây ra một số hậu quả gây thiệt hại
về kinh tế. Bộ luật hình sự có nhiều hình phạt nhằm mang tính răn đe cũng
như mục đích ngăn chặn các chủ thể vi phạm pháp luật, các hình phạt và mức
phạt của Bộ luật hình sự ln sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự đối với pháp
nhân phải tính đến những tác động tiêu cực có thể xảy ra cho xã hội như tình
trạng mất việc làm của người lao động, giảm tiền thuế nên Bộ luật hình sự
quy định áp dụng hình phạt này trên tinh thần khuyến khích pháp nhân khắc
phục sai phạm, sửa chữa lỗi lầm để tiếp tục sản xuất kinh doanh và hậu quả
gây ra có khả năng khắc phục trên thực tế. Trong trường hợp pháp nhân hoạt
động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, thì lĩnh vực nào vi phạm thì tạm đình
chỉ lĩnh vực đó.


18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật
2. Bộ luật hình sự năm 2015 (bổ sung, sửa đổi năm 2017);
3. PGS.TS Trần Văn Độ, Những qui định về pháp nhân thương mại trong Bộ

luật hình sự năm 2015, Tài liệu tuyên truyền Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ
Tư pháp.
4. Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung theo
Nghị định số 97/2017/NĐ-CP) quy định: “Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành
chính phải được quy định cụ thể tại các nghị định quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước’’

19



×