HỌC PHẦN: VĂN HỌC THIẾU NHI
Họ và tên : Nguyễn Lan Phương.
Lớp : K46D-GDTH-HPU2
Vấn đề 1: Nhận diện điểm tương đồng và khác biệt giữa truyện đồng thoại và
truyện ngụ ngôn dân gian(qua hai tác phẩm).
MỤC LỤC
Mở đầu …………………………………………………………………….. 3
Nội dung …………………………………………………………………….4
Chương 1: Cơ sở lí luận.
1.Tổng quan về truyện đồng thoại…………………………………………4
1.1. Thuật ngữ truyện đồng thoại………………………………………....4
1.2. Các quan niệm về truyện đồng thoại………………………………....4
1.3. Đặc điểm truyện đồng thoại………………………………………….5
2. Tổng quan về truyện ngụ ngôn dân gian……………………………….6
2.1. Các quan niệm về truyện ngụ ngôn dân gian………………………..6
2.2. Đặc điểm của truyện ngụ ngôn dân gian……………………………7
Chương 2: Nhận diện điểm tương đồng và khác biệt giữa truyện đồng thoại và ngụ
ngôn dân gian………………………………………………………………..9
*Tóm tắt vài nét về hai tác phẩm……………………………………………..9
1. Điểm tương đồng……. …………………………………………………..10
1.1.Về nội dung………………………………………………………………….10
1
1.1.1.Hệ thống nhân vật……………………………………….....10
1.1.2. Cả hai đều mang bài học giáo dục nhân cách con người….10
1.2. Về nghệ thuật………………………………………………………..11
1.2.1. Sử dụng biện pháp nhân hóa vào việc miêu tả nhân vật……11
1.2.2. Hai thể loại đều mang tính hư cấu tưởng tượng…………….11
2. Điểm khác biệt……………………………………………………….….12
2.1.Về nội dung…………………………………………………….…...12
2.1.1. Vai trò của nhân vật………………………………….……..12
2.1.2. Dung lượng tác phẩm……………………………………......13
2.1.3.Tính chất bài học triết lí và đối tượng giáo dục……………....13
2.2. Về nghệ thuật…………………………………………………….....14
2.2.1.Nghệ thuật miêu tả nhân vật…………………………………..14
2.2.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ……………………………....…14
2.2.3. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện………………………………..15
Kết luận…………………………………………………………………………..….16
Tài liệu tham khảo……………………………………………………….…16
2
MỞ ĐẦU
“ Văn học là nhân học”-một câu nói nổi tiếng của nhà văn người Nga, Macxim
Gorki. Đã từ lâu, văn học đã là một thứ gì đó khơng thể thiếu . Con người đã thổi hồn vào
những con chữ vơ tri vơ giác, những kí tự dùng để ghi lại ngơn ngữ và đó là văn học. Văn
học góp phần làm đa dạng thêm vốn kiến thức của con người giúp con người có thêm
hiểu biết, những kĩ năng và hơn hết là những bài học đạo lí . Nền văn học có vơ số những
thể loại, mỗi thể loại lại mang một màu sắc riêng, một đặc điểm riêng. Hai thể loại đồng
thoại và ngụ ngôn dân gian cũng vậy. Chúng đã làm đem đến cho người đọc những xúc
cảm riêng. Với mỗi thể loại thì lại để lại một ấn tượng riêng trong lịng người đọc. Đó là
sự tương đồng và khác biệt của chúng. Và chúng ta cần đi làm rõ điều đó.
Việc phân tích và nhận diện diểm khác biệt giữa hai thể loại truyện đồng thoại và
ngụ ngơn dân gian góp phần giúp người đọc ấn tượng hơn hơn đối với từng thể loại, thêm
hiểu và u thích chúng. Khơng những tăng khả năng phân biệt các thể loại văn học mà
đồng thời mở rộng thêm vốn hiểu biết nhằm chọn lọc, chắt lọc những gì tinh túy của văn
chương.
Đối tượng nói đến ở đây là hai thể loại truyện đồng thoại và truyện ngụ ngôn dân
gian. Cụ thể là thông qua hai tác phẩm : Dế Mèn phiêu lưu kí tác giả Tơ Hoài và Ếch
ngồi đáy giếng sẽ tạo nên tiền đề , cơ sở để nhận biết được điểm tương đồng và khác
biệt giữa chúng.
3
NỘI DUNG
Chương 1 : Cơ sở lí luận.
1.Tổng quan về truyện đồng thoại
1.1. Thuật ngữ truyện đồng thoại
Thuật ngữ truyện đồng thoại nguồn gốc là từ Trung Hoa vào khoảng đầu thế kỉ
XX. Thời điểm khi ấy, nền văn học nước ta đang trên đà đổi mới và phát triển , song song
với đó là nền văn học thiếu nhi cũng ngày một có những bước lột xác.Tuy nhiên, trước đó
khá lâu thì danh từ “ đồng thoại” trong Hán Ngữ đã xuất hiện ở Việt Nam ( được ghi lại
lần đầu tiên trong cuốn Hán- Việt từ điển của Đào Duy Anh, xuất bản năm 1932).Tiếp đó
là được ơng Lê Văn Chánh đặt tên cho một tuyển tập truyện kể dành cho trẻ em mang tên
Cổ kim đồng thoại bằng danh từ ấy.
Sau 1961, thuật ngữ truyện đồng thoại chính thức được nghiên cứu. Theo Vũ
Ngọc Bình cho hay : “ Cịn đồng thoại là một thể loại khơng xa lạ gì với con em chúng
ta. Dế mèn phiêu lưu kí của Tơ Hồi, Cái Tết của Mèo con của Nguyễn Đình Thi gần đây
đã chứng tỏ đồng thoại là một loại truyện khá đặc sắc cho thiếu nhi” Hơn thế kỉ là chặng
đường dài mà thuật ngữ truyện đồng thoại đã đi qua, được nhiều người biết đến và sử
dụng.
1.2. Các quan niệm về truyện đồng thoại.
Danh từ là tên gọi của một sự vật hiện tượng nào đó thì thuật ngữ lại là tên gọi của
một quan niệm. Mà đã là quan niệm thì khơng ai giống ai cả. Mỗi người sẽ có những
cách giải thích lí giải riêng. Truyện đồng thoại cũng vậy. Khi bàn về nó thì đã có một số
nguồn tư liệu do các tác giả khác nhau giải thích
*Nguồn từ điển :
4
“Từ điển Hán Việt” (Đào Duy Anh) , “Hán – Việt từ điển” (Thiều Chửu) ,
“Từ điển tiếng Việt” (Bùi Quang Tịnh và Bùi Thị Tuyết Khanh),Từ điển Tiếng
Việt(Viện Ngôn ngữ học, 2001) . Trong các bộ từ điển này đều có mục từ “đồng
thoại”, và cách giảng theo hai cách – tạm gọi là giảng theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
*Nguồn tác giả:
+ Đầu tiên không thể không nhắc tới ý kiến của nhà văn Võ Quảng.Với
truyện đồng thoại, ý kiến của ông thể hiện qua các bài viết sau đây: “Nói về các loại
truyện viết cho thiếu nhi” , “Về một số quyển truyện viết cho thiếu nhi” và “Lại nói
về truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi” . Ông đã thể hiện quan niệm bản thân về
truyện đồng thoại. Theo ơng, đó là thể loại văn học dành cho trẻ em, nhân vật “
không chỉ là người mà đủ các loài vật”, là “ sự tung hoành của tưởng tượng”, qua
quy luật tả thực để phản ánh cuộc sống.
+ Theo nhà văn Nguyễn Kiên, “Về sức tưởng tượng của đồng thoại” cho
hay : “ Theo tôi hiểu thì đồng thoại, như ta gọi một các quy ước với nhau như vậy,
là một đề tài hiện đại, nảy sinh trên cơ sở kế thừa và phát triển trực tiếp từ một số
thể loại vă học dân gian như truyện cổ tích, ngụ ngơn, truyền thuyết,…”
+ Nhà văn Nguyễn Châu, tác giả hai tập đồng thoại Nhái Bén ra biển và
Anh em nhà Kiến nói rằng : “ Thể loại truyện đồng thoại luôn là thế mạnh văn học
cho trẻ em, nó thật sự lơi cuốn sự chú ý của trẻ”
Tóm lại, truyện đồng thoại được hiểu như sau : truyện đồng thoại là loại truyện nhân
cách hóa thế giới lồi vật, đồ vật từ đó thể hiện cách nhìn nhận đánh giá một bài học
nhân cách của con người. Thường được hướng tới đối tượng là trẻ em.
1.3. Đặc điểm của truyện đồng thoại.
1.3.1, Truyện đồng thoại được sáng tác nhằm giáo dục trẻ em :
Là thể loại truyện nhân cách hóa lồi vật , truyện đồng thoại đã có những tác động
vào tiềm thức các em. Thơng qua các câu chuyện kể về loài vật, các em sẽ có những trải
nghiệm , những nhận thức chân thực nhất. Có thể các em khơng rút ra ngay được bài học
mà sẽ là sự thấu hiểu và cảm thông với số phận nhân vật.
Theo tâm lí học, thời thơ ấu là quãng thời gian quan trọng trong đời mỗi con người.
Những gì chúng ta có thể ghi nhớ khi đó sẽ là những ấn tượng sâu đậm nhất trong long
mỗi chúng ta. Truyện đồng thoại đã làm được mục đích của nó. Tác động vào trí tưởng
5
tượng các em,khiến cho các em dễ hiểu, dễ cảm nhận được . Giúp trí tưởng tượng của
các em phát triển. Qua những câu truyện là “bài học nhân cách” rút ra cho các em, giúp
trẻ vững bước trong con đường hồn thiện nhân cách.
Ví dụ về một vài truyện của nhà văn Võ Quảng :
Truyện “ Bài học tốt” rút ra bài học phải rèn luyện bản thân không ngừng, không
ngại ngùng, không đùn việc
Truyện “ Chuyến đi thứ hai” khiến các em có thêm niềm tin về việc con người sẽ
làm chủ địa cầu, làm chủ vũ trụ..
Truyện “ Những chiếc áo ấm” giáo dục các em một bài học về tình đồn kết.
1.3.2,Các nhân vật chính trong truyện là lồi vật và các nhân vật vơ tri được nhân cách
hóa.
Hệ thống nhân vật truyện đồng thoại rất đa dạng. Bao gồm người và vật. Tuy
nhiên , phần lớn là loài vật ( các con vật và cây cối). Trong cuộc sống, con cá, con mèo,
cái bàn , cái ghế,.. đều là những vật vô tri . Tuy nhiên dưới “lăng kính đồng thoại” chúng
lại trở nên có hồn, gần gũi hơn. Là khi mà con cá biết học bài, cái bàn biết kêu, con mèo
biết hát,… thì những điều đó đối với trẻ em là những điều hết sức thú vị.
Nhân cách hóa nhân vật trong truyện đồng thoại sẽ được vận dụng trong quá trình
gây dựng hình tượng nhân vật. Truyện đồng thoại ngồi việc gán cho vật những nét tính
con người thì vẫn giữ nguyên phần nào đặc điểm thuộc tính của chúng. Phân tích nhân vật
Bù Nhìn Rơm trong truyện Con Bù Nhìn Rơm của Diệp Thánh Đào ngồi việc nó là một
vật được bác nông dân dựng lên để xua đuổi chim chuột phá hại cây cối mùa màng thì nó
lại hiện lên hình ảnh một con người nhẫn nại, cam chịu đứng ở cánh đồng đầy sương gió.
Có thể thấy, để viết được truyện đồng thoại thì nhà văn cần có những hiểu biết nhất định
về đặc điểm tập tính lối sống của lồi vật từ đó nhân cách nó theo một cách hợp lí nhất có
thể.
1.3.3, Truyện đồng thoại giàu tính hư cấu và tưởng tượng.
Lãnh tụ vơ sản Nga V.Leenin từng có nhận định : “ Thật là sai lầm nếu nghĩ rằng
chỉ có nhà thơ mới cần tưởng tượng. Đó là một định kiến sai lầm ngu xuẩn. Ngay cả
trong toán học cũng cần tưởng tượng. Khơng có nó thì khơng thể có phép vi phân và tích
phân nữa.” Nhận định trên cho thấy văn học là nơi lí tưởng để cho trí tưởng tượng được
phát triển. Khi viết truyện đồng thoại, tác giả đã phát huy hết sức mạnh của trí tưởng
6
tượng. Tưởng tượng giúp các em phá bỏ đi rào cản, dám nghĩ dám làm. Chắp cánh cho
những ước mơ hoài bão của các em.
2. Tổng quan về truyện ngụ ngôn dân gian.
2.1 . Các quan niệm về truyện ngụ ngôn dân gian
Văn học dân gian đã đem đến cho con người những giá trị hết sức to lớn về mặt
tinh thần.Truyện ngụ ngôn dân gian là những sáng tác của dân ta được truyền từ đời này
q-ua đời khác. Theo cắt nghĩa,ngụ ngôn ở đây được tách nghĩa như sau , “ngơn” là lời
nói, “ngụ” là ngụ ý . Rất dễ để hiểu, ngụ ngơn nghĩa là lời nói có ngụ ý. Truyện ngụ ngơn
là nguyện ngắn văn xi, văn vần ẩn chứa một bài học luân lí nào đó.
Theo Tựa sách Đơng Tây ngụ ngơn , ơng Nguyễn Văn Ngọc viết : “ Chữ ngụ có
nghĩa là gá gửi, chữ ngơncó nghĩa là nhời nói. Ta dung hai chữ ngụ ngôn để chỉ các lối
văn hoặc văn xuôi, hoặc văn vần, thường đạo thành câu chuyện đem kể rồi nhân câu
chuyện dẫn lời quy châm về luân thường đạo lí để cảm hóa long người và nói ngay hay
trái tai .”
Giáo sư Bùi Văn Nguyên quan niệm: “ Truyện ngụ ngôn là một loại truyện thường
hay dung cách ẩn dụ, thể hiện bằng cách nói gián tiếp, mượn truyện lồi vật hoặc bất cứ
cái gì có trong vũ trụ mà ngụ ngơn lồi người để thuyết minh cho một chủ đề luân lí, triết
lí, một quan niệm nhân sinh hay một thực tế xã hội.”
Tác giả Đinh Gia Khánh cũng định nghĩa như sau : “ Truyện ngụ ngơn là một loại
truyện chứa đựng một sự tích hồn tồn tưởng tượng, một quan niệm triết lí hay đạo đức,
một kinh nghiệm sống đã được tổng kết và như vậy truyện ngụ ngơn có hai phần : phần
cụ thể là truyện kể, phần trừu tượng là ý niệm rút ra từ trong đó có thể gọi là phần quy
châm.”
Mỗi quan niệm lại là một ý kiến khác nhau nhưng sẽ ln có những điểm chung
khi nói về truyện ngụ ngơn như sau :
Truyện ngụ ngơn là lời nói ẩn ý,một loại truyện kể, gán câu chuyện nhỏ thường
nhân vật chính là lồi vật để mà gửi gắm vào đó những bài học đạo lí nhằm răn dạy về
đạo lí và triết lí.
2.2. Đặc điểm của truyện ngụ ngơn dân gian.
7
2.2.1, Nhân vật trong truyện thường biết nói và có suy nghĩ như con người .
Thông thường, nhân vật trong truyện ngụ ngơn chủ yếu là lồi vật và phần lớn là
các con vật. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp một số lồi như : cáo, mèo, chó, ngỗng, dê,
cừu, sói,… Ở giới thực vật xuất hiện một số loài như : Cây lúa, cây sồi, cây táo gai,
nguyệt quế,… Cịn có cả những nhân vật vơ tri vô giác : khúc gỗ, cái mũ, cái bàn, con
quay,…Đều được thổi hồn vào làm chúng có những cử trỉ, hành động và lười nói y chang
con người.
Tất cả những hoạt động thường ngày của con người, con vật đều có thể được kể
trong truyện ngụ ngơn. Sự nhút nhát của lũ chuột trong Đeo nhạc cho mèo, sự khôn
ngoan của chú Dê Đen trong Dê Đen và Dê Trắng, sự thông minh của con quạ trong Con
quạ thông minh, tính tham lam vơ độ trong Người nơng dân và con lừa,…
Có thể thấy, thế giới nhân vật thuộc truyện ngụ ngôn rất đa dạng. Phần lớn chúng
đều được miêu tả đi kèm với những nét tính hành động của con người. Người đọc sẽ
hiểu được những gì tác giả truyền đạt dần dần hiểu ra ẩn ý đằng sau câu chuyện mà
nghiệm ra bài học đạo lí, tư tưởng ln lí cho bản thân mình.
2.2.2, Các nhân vật trong truyện lại đại diện của các tầng lớp khác nhau trong xã hội.
Khác với các thể loại truyện khác, ví dụ truyện cổ tích lồi vật, hay truyện đồng
thoại thì lấy loài vật làm đối tượng phản ánh trực tiếp. Tuy nhiên truyện ngụ ngôn không
giống vậy. Truyện ngụ ngôn chỉ mượn lồi vật để truyền tải thơng điệp . Nhân vật trong
truyện chỉ mang tính chất tượng trưng. Mỗi loài sẽ tạo cho người đọc sự liên tưởng tương
đồng về đặc điểm thuộc tính của chúng với những đặc trưng của một tầng lớp nào đó
trong xã hội. Ví dụ giai cấp thống trị sẽ là nhưng con vật khỏe mạnh, hung dữ và oai
mãnh như : Hổ, Sư Tử, Đại Bàng, Cá Mập, Báo Gấm,… Những loài vật là điển hình cho
giai cấp bị trị sẽ là các loài nhút nhát, nhỏ bé , dễ bị bắt nạt như : Thỏ, nai, hươu, ngựa,
châu chấu,sóc,… Hiền lành, ln chịu đựng sự áp bức bóc lột từ bên trên. Những kẻ cậy
mạnh mà ăn hiếp kẻ yếu.
Ví dụ truyện Cò và Cáo phản ánh sự phản kháng của giai cấp nông dân và giai
cấp thống trị. Con Cáo gian ác , xảo trá định lừa Cị nhưng khơng thành, cuối cùng lại bị
“ gậy ông đập lưng ông”.
8
Truyện Thầy bói xem voi thì phê phán cái nhìn bảo thu từ một phía. Việc gì cũng
vậy, chúng ta nên tìm hiểu từ các hướng rồi mới đưa ra quyết định dứng đắn nhất có thể.
2.2.3, Truyện ngụ ngơn dân gian có tính kịch.
Truyện ngụ ngơn khơng phải những câu chuyện dài kể về cuộc đời của nhân vật
nào đó mà đây chỉ là một tình hướng nhất định được nêu ra, sau đó là các hành động
được diễn ra. Hành động ấy sẽ là của một nhân vật nào đó răn dạy về một đạo lí, một tư
tưởng nào đó.
Truyện ngụ ngơn có cấu tạo tương tự một màn kịch. Điểm giống nhau giữa ngụ
ngơn và kịch đó là : “ cốt truyện và hành động phải thống nhất, tập chung, không thừa
không thiếu,… Cốt truyện sẽ theo mối quan hệ nhân quả, số lượng nhân vật thì khơng
nhiều.Truyện ngụ ngơn rất ngắn, có những truyện vài dịng là hết. Có nhưng truyện chỉ có
một hoặc hai nhân vật. Xung dột trong truyện chỉ diễn ra một lần. Do đó ta có thể khẳng
định truyện ngụ ngơn kết cấu như một vở kịch.
2.2.4, Truyện chứa bài học cho con người.
Hai phần của truyện ngụ ngôn bao gồm phần cụ thể và phần trừu tượng. Phần cụ
thể là phần truyện kể. Còn phần trừu tượng là phần bài học rút ra cho người đọc sau môi
câu chuyện.
Truyện là nơi nói lên tiếng lịng của nhân dân lao động bằng những câu nói bóng
gió, những lời nói châm biếm đối với những kẻ gian xảo, xảo trá, giai cấp thống trị, ví dụ
truyện Con Mèo mà chèo cây cau,.. Phản ánh bài học trí khơn, đạo lí, giúp con người
ln tin tưởng vào chính bản thân mình. Truyện ngụ ngơn ln là lời khun răn chúng ta
xử lí hành động một cách hợp tình hợp lí.
Chương 2 : Nhận diện điểm tương đồng và khác biệt giữa truyện đồng thoại với
truyện ngụ ngơn dân gian.
*Tóm tắt vài nét về hai tác phẩm.
• Truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.( thuộc thể loại truyện đồng thoại)
Là tác phẩm được nhiều người biết của nhà văn Tơ Hồi viết về lồi vật, dành
cho lứa tuổi thiếu nhi.Đây là thiên đồng thoại xuất sắc nhất của Tơ Hồi. Tác phẩm
khơng chỉ thể hiện ước mong thay đổi hồn cảnh, mà cịn bộc lộ thiên hướng văn
9
chương, khả năng quan sát. Với ngòi bút tinh tế và khả năng miêu tả nhân vật một cách
đặc sắc, nhà văn đã xây dựng nên hình tượng chú Dế Mèn là nhân vật chính trong tác
phẩm với bao nét tính cách đáng học tập. Đem lại nhiều bài học bổ ích trong việc giáo
dục trẻ em. Tính cách của Dế Mèn được hình thành nên rất rõ nét sau khi trải qua rất
nhiều gian khó, gặp nhiều người khác nhau. Mỗi một tình huống thì một nét tính cách lại
hé mở ra. Mỗi một tình huống lại là một câu chuyện và kèm theo đó là bài học đạo lí ẩn
sâu. Khơng những giúp người đọc hiểu sâu them về con người nhân vật Dế Mèn mà nó
cịn là bài học giáo dục cho các em.
• Truyện Ếch ngồi đáy giếng.(thuộc thể loại truyện ngụ ngôn dân gian)
Đây là truyện ngụ ngôn dân gian xoay quanh một chú ếch suốt ngày quanh quẩn
dưới giếng sâu với một vài con vật nhỏ bé. Ngày ngày, chú ta hướng cặp mắt lồi lên trên
thì chỉ nhìn thấy khoảng trời hình trịn và trong trí tưởng tượng của ếch ta thì nó to đúng
bằng chiếc vung. Mỗi ngày ngồi dưới giếng, chú ta phát ra những tiếng kêu “ ộp ộp”
vang vọng cả một vùng. Ếch khối chí và nghĩ mình là nhất, khơng ai có thể hơn
mình.Rồi cho đến một ngày mưa lớn, nước trong giếng dâng lên và ếch cũng theo mực
nước mà ra ngồi. Vẫn bản tính cũ, chú đi một cách khệnh khạng hnh hoang và khơng
may có con trâu đi qua dẫm bẹp ếch ta. Vậy là chúng ta có thể thấy cái kết của những kẻ
tự cao tự đại coi trời bằng vung và đó là bài học đạo lí mà tác giả muốn gửi gắm tới
người đọc.
1 . Điểm tương đồng giữa truyện đồng thoại và truyện ngụ ngôn dân gian (qua hai
tác phẩm ).
Theo tác giả văn học thiếu nhi Lã Thị Bắc Lý : “ Truyện đồng thoại là một biến
thể của truyện ngụ ngơn” . Do vậy ta có thể khẳng định giữa chúng chắc chắn có nét
tương đồng và sự giao thoa nhất định.
1.1. Về nội dung.
1.1.1 Hệ thống nhân vật.
Hệ thống nhân vật trong hai thể loại này có nét tương đồng rất lớn. Cụ thể là
phần lớn các nhân vật đều là các con vật, loài cây, hoặc những vật vơ tri vơ giác được
nhân hóa biết nói biết hành động như con người. Tất cả các cử chỉ, hành động đều học
theo con người.
10
Đối với truyện Dế Mèn phiêu lưu kí rất dễ dàng ta có thể nhìn ra các nhân vật là
các lồi cơn trùng, lồi bị sát hay nói chung là các lồi động vật. Tiêu biểu là nhân vật
chính là chú Dế Mèn, tiếp đó là các nhân vật là các con vật như : xiến tóc, nhện, nhà trị,
bọ ngựa, châu chấu ma,…
Cịn truyện Ếch ngồi đáy giếng thì nhân vật là một chú ếch, những nhân vật phụ
cũng là các loài động vật dưới nước, con trâu,…
1.1.2. Cả hai đều mang bài học giáo dục nhân cách cho con người.
Mỗi một câu chuyện đều mang trong mình lớp ý nghĩa riêng biệt. Có thể giữa các
câu chuyện có sự khác nhau về nội dung. Tuy nhiên, các câu chuyện của hai thể loại đồng
thoại và ngụ ngôn dân gian đều mang một mục đích chung. Đó là truyền tải bài học giáo
dục nhân cách tới con người. Qua những câu chuyện, chúng ta sẽ lấy nó làm gương noi
theo. Những điều gì tốt thì ta học theo cịn những điều gì xấu , bị lên án thì ta sẽ tránh ra
và không mắc phải. Hướng con người, nhất là trẻ em tới những cái đẹp, cái thiện, nuôi
dưỡng tâm hồn các em một cách tự nhiên nhất. Qua hình tượng anh chàng Dế Mèn trong
Dế Mèn phiêu lưu kí là hình tượng một thanh niên say mê lí tưởng, khơng bằng lịng với
cuộc sống hiện tại, thích khám phá và không ngừng thay đổi bản thân, phá bỏ ranh giới.
Giáo dục các em nên vượt ra ngoài vùng an tồn của bản thân để tìm kiếm cho mình một
hướng đi, một chân trời mới. Tương tự, truyện Ếch ngồi đáy giếng khun con người ta
khơng nên có những suy nghĩ nông cạn như chú ếch, phải biết bản thân mình là ai và
mình đang ở đâu.
1.2. Về nghệ thuật.
1.2.1. Sử dụng biện pháp nhân hóa vào việc miêu tả nhân vật.
Xuất phát từ hệ thống nhân vật, có thể thấy rất rõ rang biện pháp nhân hóa đang
được hoạt động một cách triệt để vào hai thể loại ngụ ngơn và đồng thoại dân gian. Tự
nhiên thì làm sao con vật lại biết nói, cây cối lại biết hát, đồ vật lại biết đi,…Trong truyện
Ếch ngồi đáy giếng, tác giả dân gian đã tạo cho con ếch biết suy nghĩ như con người, rồi
biết huênh hoang cũng như tính cách của con người. Mà trong khi đó, con ếch mà chúng
ta gặp ngoài đời chỉ biết kiếm ăn và sinh sống như bao động vật khác.
Tương tự như vậy, đối với truyện Dế Mèn phiêu lưu kí,tồn bộ hệ thống nhân vật
đã được nhân hóa. Điển hình là nhân vật chú Dế Mèn.Tác giả đã miêu tả chú như một cậu
11
bé đang bước vào tuổi trưởng thành. Có nhưng suy nghĩ như con người. Hành động của
chú cũng giống như con người, biết xây nhà, tập thể dục, vượt qua khó khan,…
Nhờ nghệ thuật nhân hóa, các câu chuyện dường như trở nên sống động, phong
phú hơn. Không những vậy , nghệ thuật nhân hóa cịn có tác dụng định hướng nhân vật
làm cho nó như biểu trưng cho một lớp người trong xã hội nhất định.
1.2.2 . Hai thể loại đều có tính hư cấu, tưởng tượng.
Đối với các thể loại văn học nói chung và hai thể loại đồng thoại và ngụ ngơn dân
gian nói riêng. Tính hư cấu tưởng tượng được coi là chìa khóa để phát triển cốt truyện.
Người ta nói trí tưởng tượng của con người là khơng giới hạn. Tưởng tượng giúp chúng
ta có thể nói lên những gì mình nghĩ. Để tạo nên câu chuyện thú vị , tác giả cần phải có
những sáng tạo cho riêng mình. Qua ngịi bút tài hoa nghệ sĩ của tác giả, Dế Mèn phiêu
lưu kí đã đem đến cho người đọc một thế giới động vật phong phú và cực kì sinh động.
Là khi mà các con vật có thể nói chuyện với nhau,cùng nhau phiêu lưu, cùng nhau trải
qua mọi khó khan thử thách. Cịn truyện Ếch ngồi đáy giếng là sự tưởng tượng một ngày
chúng ta hiểu thấu được suy nghĩ của loài vật, nhìn thấy những gì chúng thấy. Hư cấu
tưởng tượng giúp chúng ta có thể cảm nhận sự gần gũi của vạn vật xung quanh ta. Mỗi
tác giả là một nghệ sĩ và mỗi tác phẩm sẽ được gọi là nghệ thuật.
2. Điểm khác biệt giữa truyện đồng thoại và truyện ngụ ngôn dân gian qua (hai tác
phẩm)
2.1.Về nội dung.
2.1.1 Vai trị của nhân vật.
Mặc dù hai thể loại đều có điểm chung là lấy loài vật, con vật, đồ vật làm nhân
vật và nhân hóa chúng .Tuy nhiên tư cách của nhân vật ở mỗi thể loại thì khác nhau và
thể hiện đặc trưng riêng của từng thể loại.
Đối với truyện đồng thoại, nhân vật sẽ vưà là đối tượng nhận thức, vừa là phương
tiện gửi gắm bài học giáo dục. Anh chàng Dế Mèn-đại diện các nhân vật trong truyện Dế
Mèn phiêu lưu kí sẽ có hai tư cách mà chúng ta cần nhìn nhận. Thứ nhất, Dế Mèn hiện ra
rõ nét một nhân vật tràn đầy lí tưởng sống,ln khát khao đi tìm cái thiện, cái đẹp trong
cuộc đời mà Tơ Hồi đã gửi gắm đến bạn đọc.Một lí tưởng đẹp và giàu chất nhân văn.Nó
thể hiện niềm khao khát và có sức thơi thúc, lơi cuốn lớp thanh niêngiaù nhiệt huyết
12
.Tiếp thêm rất nhiều năng lượng đến người đọc. Đó là vai trò phản ánh nhận thức của
nhân vật trong truyện đồng thoại. Vai trị thứ hai, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy,
truyện giáo dục cho các em về lối sống rèn luyện bản thân trở nên tốt hơn, hay cách đối
nhân xử thế, đối xử với tất cả mọi người xung quanh. Khi chúng ta sống tốt với người
khác thì sẽ có nhiều người tốt với ta. Một số bài học, lời răn đe thâm sâu giáo dục các em
rất sâu sắc.
Đối với truyện ngụ ngôn, nhân vật chỉ đơn thuần đem lại bài học giáo lí, là
phương tiện gửi gắm bài học.Bởi vì chỉ là phương tiện nên hệ thống nhân vật có thể dễ
dàng thay đổi. Rùa và thỏ có thể đổi thành Dê Đen và Dê Trắng, Cò và Cáo,… Cũng như
truyện Ếch ngồi đáy giếng, nhân vật sẽ là cầu nối diễn đạt những gì tác giả dân gian
muốn răn dạy. Cụ thể ở đây là khuyên con người ta bỏ thói tự cao tự đại, coi trời bằng
vung.
2.1.2 Dung lượng tác phẩm:
Chúng ta có thể thấy ngay ở đặc điểm của truyện ngụ ngơn có điểm nổi bật là sự
ngắn gọn, súc tích của các chi tiết và ngơn ngữ.Ngụ ngơn thường có độ dài khiêm tốn, chỉ
khoảng 200-300 từ , số ít từ 500-700 từ. Đó tạo nên nét đặc trưng của truyện ngụ ngôn.
Đối chiếu với truyện Ếch ngồi đáy giếng đã nêu ở bên trên, có thể dễ dàng nhận thấy
truyện chỉ là một tình tiết, hay một sự việc nổi bật mà ở đây chính là sự kiện một con ếch
mắc tính huênh hoang và phải chịu kết cục buồn.Chỉ một sự kiện ấy thôi cũng đã tạo nên
một câu chuyện mang đậm tính triết lí và giáo dục nhân cách con người.
Trong khi ấy truyện đồng thoại thì có dung lượng lớn hơn. Khơng đơn thuần chỉ là
một tình huống hay sự kiện, truyện đồng thoại bao hàm các chuỗi sự kiện tạo thành một
câu chuyện có mở đầu, kết thúc. Truyện Dế Mèn phiêu lưu ký gồm mười chương, mỗi
chương là một tiêu đề, ứng với đó là câu chuyện, sự kiện riêng biệt làm nổi bật lên hình
tượng nhân vật Dế Mèn. Để rồi cuối cùng sau tất cả là những bài học rút ra. Truyện đồng
thoại có độ dài khơng hề ngắn. Điều đó tương đối phù hợp và cần thiết giúp cho người
đọc có thể cảm nhận rõ rang một cách chi tiết các sự kiện của câu chuyện. Khi đạt tới độ
dài phù hợp sẽ là điều thuận lợi cho việc diễn tả hết ý của tác giả.
2.1.3. Tính chất bài học triết lí và đối tượng giáo dục.
13
Xuất phát từ mục đích truyền đạt ta có thể thấy cả hai thể loại đều mang bài học
triết lí, tuy nhiên nếu nhìn nhận một cách sâu sắc thì tính chất bài học của mỗi thể loại sẽ
khác nhau và tương ứng với đó thì đối tượng giáo dục cũng sẽ có sự khác biệt.
Bài học trong nội dung truyện đồng thoại tối giản, dễ nhìn nhận, phù hợp lứa tuổi
nhất là đối với trẻ em. Tác động vào trí tưởng tượng của các em nhỏ,khiến cho các em dễ
hiểu, cảm thụ được . Giúp trí tưởng tượng của các em bay cao bay xa hơn. Giúp các em
hiểu thêm, tiếp thu thêm kiến thức về thế giới muôn lồi. Truyện Dế Mèn phiêu lưu kí
cũng vậy, với ngịi bút tinh tế và khả năng miêu tả nhân vật một cách đặc sắc, nhà văn đã
xây dựng nên hình tượng chú Dế Mèn là nhân vật chính trong tác phẩm với bao nét tính
cách đáng học tập.Đem lại nhiều bài học bổ ích trong việc giáo dục trẻ em. Truyện đồng
thoại sẽ theo xu hướng làm gương cho các em.
Truyện ngụ ngơn thì khác, truyện sẽ chủ động nêu ra các bài học, triết lí để chúng ta
tự suy ngẫm, cảm nhận và hoàn chỉnh bản thân. Truyện Ếch ngồi đáy giếng đã chủ động
ngầm phê phán bản tính tự cao của con ếch xấu số.Bởi vậy,truyện sẽ thiên về xu hướng
phê phán, lấy đó là bài học kinh nghiệm.Bài học càng thâm sâu bao nhiêu thì càng đem
cho truyện ngụ ngơn sự thú vị bấy nhiêu. Bởi vì bài học trong truyện cần sự suy ngẫm
nên đối tượng giáo dục rất giộng. Không những giáo dục trẻ em mà còn giáo dục những
người lớn.
2.2. Về nghệ thuật.
2.2.1. Nghệ thuật miêu tả nhân vật.
Căn cứ vào dung lượng mỗi thể loại mà chúng ta có thể tự nhận biết được sự khác
biệt giữa lối hành văn miêu tả nhân vật . Nhân vật trong truyện đồng thoại được miêu tả
rất cặn kẽ về cả ngoại hình lẫn tính cách. Hầu như các nhân vật sẽ có tên gọi riêng. Trong
Dế Mèn phiêu lưu kí, các nhân vật sẽ có tên riêng ,mặc dù tên đó là tên ngồi đời thực
của chúng, nhưng vẫn được tác giả viết hoa.Ví dụ : Xiến Tóc, Nhà Trị, Dế Trũi,Châu
Chấu Voi,… Tác giả cũng sẽ chú tâm vào miêu tả nhân vật hơn. Miêu tả làm nổi bật nét
ngoại hình và tính cách . Chú ý đến cả những chi tiết nhỏ nhất. Thơng qua đó làm sáng tỏ
nội tâm nhân vật. Tác giả miêu tả ngoại hình chàng Dế Mèn : “Bởi tơi ăn uống điều độ và
làm việc có chừng mực nên tơi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tơi đã trở thành một chàng
dế thanh niên cường tráng” . Chỉ bằng vài nét chấm phá cũng đã làm nổi bật lên nhân
vật. Còn với truyện Ếch ngồi đáy giếng chúng ta có thể thấy, tác giả miêu tả nhân vật rất
14
mờ nhạt. Nhưng đối với truyện ngụ ngôn chỉ cần có vậy là đã đủ làm lên câu chuyện.
Nếu truyện đồng thoại miêu tả nhân vật là yếu tố cốt lõi thì đối với truyện ngụ ngơn điều
đó là khơng bắt buộc.
2.2.2 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện.
Nếu một tác phẩm văn học là cơ thể sống thì cốt truyện được coi là phần xương,
phần khung của cơ thể. Cơ thể có đứng vững hay khơng là do phần xương cũng như tác
phẩm có chỗ đứng hay khơng là phụ thuộc vào cốt truyện. Đối với truyện đông thoại, cốt
truyện chứa khá nhiều thơng tin, bởi vậy tình tiết trong truyện sẽ dễ dàng tác động lên
người đọc hơn. Cốt truyện nhiều chi tiết, tình huống truyện thú vị,truyện có những chi
tiết bất ngờ. Truyện đồng thoại hầu như được xây dựng cốt truyện theo trình tự thời gian
và cái kết thường là kết có hậu.Dế Mèn phiêu lưu kí cũng vậy, kết truyện là lúc chú Dế đã
nhận ra giá trị bản thân, những ước muốn khát khao tuổi trẻ. Cịn đối với truyện ngụ ngơn
hầu như là kết thúc buồn bởi nó mang mục đích là phê phán nên khi đó người đọc nhìn
thấy hậu quả, thấy cái sai thì mới sửa. Người đọc sẽ nhìn vào chú Ếch trong Ếch ngồi đáy
giếng mà làm bài học sương máu cho bản thân.
2.2.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ.
Như Tơ Hồi đã nói : “ Câu văn là cách kiến trúc thể hiện ý của tư tưởng chủ đề.
Chữ là hòn gạch xây lên cái ý ấy”. So với ngụ ngôn dân gian, ngôn ngữ nhân vật trong
truyện đồng thoại dường như nói nhiều hơn. Qua đối thoại, Tơ Hồi đã gây dựng lên hình
ảnh các nhân vật một cách hoàn hảo. Những đoạn đối thoại tuy ngắn những vẫn đủ ấn
tượng ví dụ như Dế mèn với mẹ, Dế Mèn với anh trai, …. Ngôn ngữ giọng điệu cũng
phải phù hợp với từng nhân vật. Về mặt từ ngữ, truyện đồng thoại có vơ vàn từ vựng
trong đó. Hệ thống ngôn từ đa dạng phong phú, phù hợp với mọi lứa tuổi nhát là trẻ em.
Rồi các từ ngữ miêu tả sẽ bao hàm những từ láy, từ đồng nghĩa, thành ngữ,.. Có thể nói
về mặt ngơn ngữ , truyện đồng thoại đã có phần nào chau chuốt hơn truyện ngụ ngôn rất
nhiều.
15
KẾT LUẬN
Có thể nói, đồng thoại và ngụ ngơn dân gian là hai thể loại khá phổ biến trong kho
tàng văn học. Chúng đã góp phần khơng nhỏ vào cơng cuộc giáo dục nhân cách, rèn
luyện đáo đức và trau dồi tâm hồn mỗi con người. Mặc dù giữa chúng có rất nhiều điểm
tương đồng nhưng chúng ta khơng thể phủ nhận những thứ khác biệt giữa chúng. Chính
vì khác biệt nên mới là hai thể loại hoàn toàn khác biệt. Dù là đồng thoại hay ngụ ngơn
dân gian thì cũng là một phương tiện truyền tải thông điệp của văn học. Chúng làm cho
con người thêm yêu thiên nhiên cuộc sống, chúng là tiếng lòng của thiên nhiên, cây cối
loài vật. Chúng như thước đo giá trị phạm trù đạo đức của con người, nhìn vào đó chúng
ta có thể đối chiếu bản thân , học theo những điều tốt đẹp, phê phán, tránh xa những cái
xấu, những cái không tốt. Việc nhận biết điểm tương đồng và khác biệt giữa hai thể loại
sẽ giúp chúng ta phân biệt chúng, và sử dụng chúng đúng với mục đích tác giả muốn
truyền tải tới người đọc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1, “Dế Mèn phiêu lưu ký”, Tơ Hồi,nxb Kim Đồng.
16
2, “Hán- Việt từ điển” của Đào Duy Anh, xuất bản năm 1932.
3, “Hán – Việt từ điển” (Thiều Chửu) ,
4, “Từ điển tiếng Việt” (Bùi Quang Tịnh và Bùi Thị Tuyết Khanh).
5. “Từ điển tiếng Việt’ (Viện Ngôn ngữ , 2001).
6, “Về sức tưởng tượng của đồng thoại”, Nguyễn Kiên.
7, “Nhái Bén ra biển và Anh em nhà Kiến”, Nguyễn Châu.
8. “Con Bù Nhìn Rơm” ,Diệp Thánh Đào .
9, “Giáo trình văn học trẻ em”, Lã Thị Bắc Lý, nxb ĐHSPHN.
10, “Nói về các loại truyện viết cho thiếu nhi” ; “Về một số quyển truyện viết cho thiếu
nhi” ; “Lại nói về truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi”, Võ Quảng.
17
18
19