Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

ĐỀ tài đánh giá đặc điểm lâm sàng tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi đến khám và điều trị tại bệnh viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.62 KB, 43 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiêu chảy, đặc biệt tiêu chảy cấp là một vấn đề sức khỏe đang được quan
tâm rộng rãi trên thế giới, tiêu chảy là một bệnh hay gặp nhất ở trẻ em dưới5 tuổi,
bệnh lây qua đường tiêu hóa. Bệnh thường gặp ở các khu dân cư có điều kiện sống
khơng đảm bảo, trình độ dân trí thấp, kiến thức về phòng chống tiêu chảy còn hạn
chế. Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong cho trẻ em các
nước đang phát triển. Ở những nước này, người ta ước tính hàng năm có tới 1,3
ngàn triệu lượt trẻ em <5 tuổi mắc bệnh tiêu chảy và 4 triệu trẻ chết vì bệnh này.
Trên toàn thế giới, hàng năm, mỗi trẻ mắc 3,3 lượt tiêu chảy, nhưng ở một số vùng,
mỗi năm trung bình mắc vượt quá 9 đợt.
Ở Việt Nam, nhiều năm trở lại đây tình hình bệnh tiêu chảy đã có nhiều cải
thiện, tuy nhiên tiêu chảy vẫn là vấn đề sức khỏe cộng đồng cần được quan tâm.
Theo thông báo dịch năm 2002, tiêu chảy vẫn là một trong 5 bệnh truyền nhiễm có
số người mắc cao nhất. Ngồi vấn đề tỉ lệ mắc và tử vong cao, bệnh tiêu chảy còn
là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng, chậm phát triển về cả thể chất và
tinh thần, tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của các bệnh nhiễm trùng khác.
Các chi phí thuốc, trang thiết bị và nhân lực cho vấn đề sức khỏe này là rất lớn,
chưa tính đến thời gian sức lực mà mỗi gia đình phải mất. Như vậy tiêu chảy vẫn
cịn là gánh nặng cho nền kinh tế quốc gia, gia đình và xã hội phải chi một khoản
kinh phí khơng nhỏ để chăm sóc, ni dưỡng trẻ khi bị tiêu chảy.
Hiện nay với các phương pháp điều trị tiêu chảy đơn giản và hiệu quả có thể
làm giảm rõ rệt số lượng tử vong do tiêu chảy đồng thời làm giảm sự nhập viện
không cần thiết của hầu hết các trường hợp. Các phương pháp này ngày càng được
phổ biến rộng hơn tại cộng đồng, đã đóng góp thành cơng đáng kể vào việc khống
chế các bệnh tiêu chảy, làm giảm tỉ lệ mắc, tỉ lệ tử vong do tiêu chảy gây ra.
Mọi hành vi về sức khỏe đều có giá trị rất lớn đến việc giảm tỷ lệ mắc và chết
của một bệnh. Việc điều trị một bệnh chỉ được giải quyết một cách triệt để khi cá
nhân đó nhận ra những gì cần phải làm để thay đổi hành vi sức khỏe có hại do



2

chính mình gây ra . Muốn thực hiện có hiệu quả cơng tác phịng bệnh tiêu chảy cho
trẻ em tại một cộng đồng thì phải tìm hiểu các hành vi hiện có của các bà mẹ đang
ni con dưới 5 tuổi liên quan đến tỉ lệ mắc tiêu chảy của cộng đồng đó.
Tại Quảng Trị mặc dù chương trình phịng chống bệnh tiêu chảy đã và vẫn
được triển khai trong nhiều năm nay nhưng thời gian qua tình hình mắc bệnh tiêu
chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi còn khá phổ biến trong cộng đồng, đặc biệt là tại xã miền
núi huyện Đakrông do hành vi và việc thực hiện biện pháp phòng bệnh của các bà
mẹ chưa thật kỹ lưỡng, do tập qn thói quen, sự hiểu biết, mơi trường sống, các yếu
tố khách quan…, vì vậy, sự hiểu biết của cộng đồng về các biện pháp phòng bệnh
tiêu chảy là rất quan trọng.
Đứng trước thực tế đó, để tìm hiểu tình hình mắc bệnh tiêu chảy và các yếu tố
liên quan, chúng tôi muốn thực hiện đề tài: “ Đánh giá đặc điểm lâm sàng tiêu
chảy cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi đến khám và điều trị tại TTYT Đakrông – Cơ sở 2
năm 2021”
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Đánh giá đặc điểm lâm sàng bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi đến khám
và điều trị tại TTYT Đakrông-Cơ sở 2.
2. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh tiêu chảy của bà
mẹ có con dưới 5 tuổi mắc bệnh tiêu chảy đến khám và điều trị tại TTYT ĐakrôngCơ sở 2.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tiêu chảy ở trẻ em.
1.1.1. Định nghĩa bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là hiện tượng đi cầu nhiều lần trong ngày, chủ yếu là phân nhão,
lỏng hay nước. Độ rắn mềm của phân do thành phần nước trong phân quyết định:
Phân có 85% nước gọi là nhão; phân có 88% nước gọi là lỏng: phân có 90% nước
gọi là lỏng như nước. Theo QĐ 4121-BYT, tiêu chảy được định nghĩa là đi ngoài

phân lỏng bất thường trên 3 lần trong 24 giờ. Tuy nhiên rất khó đưa ra một định


3

nghĩa chính xác về bệnh tiêu chảy, bởi vì số lần ỉa, khối lượng phân phụ thuộc
nhiều vào chế độ ăn uống và thay đổi tập quán của mỗi nước. Các bà mẹ cịn có thể
dùng các từ ngữ khác nhau để mô tả tiêu chảy, chẳng hạn như: phân lỏng tóe nước,
có máu hoặc nhầy mũi, hoặc có nơn. Điều lưu ý là đối với trẻ bú mẹ thường đi mỗi
ngày một vài lần phân nhão thì khơng thể xem là tiêu chảy, đối với những trẻ này,
xác định tiêu chảy thực tế là phải dựa vào tăng số lần hoặc tăng mức độ lỏng của
phân mà các bà mẹ cho là bất thường.
Có hai khái niệm cần phân biệt với tiêu chảy, đó là:
- Phân bình thường được tống nhanh không phải là tiêu chảy.
- Trẻ sơ sinh được ni dưỡng bằng sữa mẹ thường có phân mềm, không phải
là tiêu chảy [8].
1.1.2. Tại sao tiêu chảy nguy hiểm
Hai mối nguy hiểm chính của tiêu chảy là suy dinh dưỡng và tử vong. Tử
vong do tiêu chảy hầu hết thường gây ra bởi vì mất một lượng lớn muối và nước từ
cơ thể. Mặt khác, khi trẻ bị tiêu chảy, trẻ ăn ít đi và khả năng hấp thu các chất dinh
dưỡng bị giảm, trong khi đó nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể lại tăng do nhiễm
trùng, chính những yếu tố đó góp phần làm cho trẻ bị suy dinh dưỡng và bệnh cảnh
lâm sàng càng trở nên phức tạp hơn tạo thành một vòng xoắn bệnh lý:
Suy dinh dưỡng - Tiêu chảy - Suy dinh dưỡng. Chưa kể việc các bà mẹ
không nuôi dưỡng con của họ một cách bình thường khi chúng bị tiêu chảy, ngay
cả những ngày sau khi tình trạng tiêu chảy của chúng đã được cải thiện [WHO1993].
1.1.3. Phân loại tiêu chảy
Tiêu chảy được phân loại tùy thuộc vào thời gian của nó, một đợt tiêu chảy
kéo dài ít hơn 2 tuần là tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài 2 tuần hay hơn là tiêu chảy
kéo dài [WHO-1993. Ngày nay, người ta xác định hội chứng lâm sàng khác nhau

của tiêu chảy gồm:
- Tiêu chảy phân lỏng cấp tính:


4

+ Là đợt tiêu chảy cấp, thời gian không quá 14 ngày, thường khoảng 5-7 ngày,
chiếm khoảng 80% tổng số các trường hợp tiêu chảy
+ Nguy hiểm chính là mất nước và điện giải
+ Gây giảm cân, thiếu hụt dinh dưỡng nếu không được tiếp thu nuôi dưỡng
tốt.
- Tiêu chảy cấp phân máu(hội chứng lỵ):
+ Nguy cơ gây nhiễm khuẩn huyết, SDD và gây mất nước.
+ Nguy hiểm chính là phá huỷ niêm mạc ruột và gây tình trạng nhiễm trùng,
nhiễm độc.
+ Do vị trí tổn thương của niêm mạc ruột nên tính chất phân có thể khác
nhau, nếu tổn thương ở đoạn trên ống tiêu hố thì phân có lẫn nhiều nước lẫn máu
nhầy. Nếu tổn thương ở thấp phân ít nước, nhiều nhầy máu , có kèm theo mót rặn,
đau quặn.
- Tiêu chảy kéo dài [WHO-Những hiểu biết về bệnh tiêu chảy]
+ Là đợt tiêu chảy cấp kéo dài liên tục trên 14 ngày, chiếm khoảng 5%- 10%
tổng số các trường hợp tiêu chảy
+ Thường phân không nhiều nước, mức độ nặng nhẹ thất thường, kèm theo
rối loạn hấp thụ nặng hơn tiêu chảy cấp.
+ Nguy hiểm chính là gây SDD, nhiễm khuẩn nặng ngoài đường ruột và mất
nước.
1.1.4. Dịch tễ học bệnh tiêu chảy
1.1.4.1. Các đường lây truyền
Tác nhân gây tiêu chảy thường lây truyền bằng đường phân – miệng thông
qua thức ăn hoặc nước uống bị ô nhiễm.

1.1.4.2. Một số hành vi làm gia tăng sự lan truyền tác nhân gây bệnh tiêu chảy
- Không nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4-6 tháng đầu tiên của cuộc
đời.
Theo WHO, những trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ trong 4-6 tháng đầu


5

tiên của cuộc đời có nguy cơ mắc tiêu chảy gấp nhiều lần so với những trẻ được
nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn, nguy cơ tử vong do tiêu chảy của những trẻ này cũng
lớn hơn một cách đáng kể. Vai trò của sữa mẹ rất quan trọng trong việc bảo vệ trẻ
nhỏ đối với bệnh tiêu chảy. Sữa mẹ có chứa Globulin miễn dịch chủ yếu là IgA
(95%) và các loại thuốc khác IgM, IgG có tác dụng bảo vệ cơ thể chống các bệnh
đường ruột và một số bệnh do virus.
- Tập quán cai sữa sớm (trước 1 tuổi): Cho trẻ bú sữa mẹ kéo dài sẽ làm giảm
chỉ số mắc và sự trầm trọng của một số bệnh tiêu chảy như lỵ trực trùng và tả, vậy
có thể xem việc ngưng bú mẹ sớm là nguy cơ của tiêu chảy kéo dài. Đối với những
tiêu chảy cấp trở thành tiêu chảy kéo dài ở nhóm khơng bú mẹ, nhóm cai sữa dưới
10 tháng tuổi cao hơn.
- Cho trẻ bú sữa bình: Khi cho sữa vào một bình khơng sạch thì sẽ bị ơ
nhiễm, nếu trẻ khơng bú hết sữa trong bình thì sự phát triển của vi khuẩn sẽ xảy ra.
-Tập quán cho ăn sam sớm trước 4 tháng tuổi: Cho ăn sam không đúng, quá
sớm hay quá muộn đều dễ dẫn đến tiêu chảy suy dinh dưỡng.
- Trữ thức ăn đã nấu ở nhiệt độ phòng: Khi thức ăn nấu xong được trữ để
dùng, sau đó thức ăn có thể dễ dàng bị ơ nhiễm do tiếp xúc ở bề mặt hoặc vật chứa
đựng. Nếu thức ăn được trữ vài giờ ở nhiệt độ phịng thì vi khuẩn trong đó sẽ nhân
lên nhiều lần.
- Dùng nước uống đã bị nhiễm vi khuẩn đường ruột: Nước có thể bị nhiễm
bẩn ngay tại nguồn của nó hoặc trong suốt q trình dự trữ tại nhà. Sự ơ nhiễm tại
nhà là do bảo quản hoặc sử dụng không hợp vê sinh. Theo thống kê của Tổ Chức Y

Tế Thế Giới năm 1995, tỉ lệ mắc tiêu chảy trên toàn thế giới khoảng 1 tỉ lượt/năm,
trong đó chết 3,3 triệu/năm, có liên quan đến nước khơng an tồn và vệ sinh.
- Khơng rửa tay sau khi đi ngồi, sau khi xử lý phân, trước khi chuẩn bị thức
ăn: Thói quen rửa tay là một hành vi tốt bảo vệ sức khỏe chung, đặc biệt có hiệu
lực đối với việc phịng tiêu chảy.
- Không xử lý phân (đặc biệt là phân trẻ nhỏ) một cách hợp vệ sinh: Nhiều
người thường cho rằng phân trẻ em là không nguy hiểm, nhưng thực ra, chúng


6

chứa rất nhiều virus và vi khuẩn gây bệnh. Phân súc vật cũng chứa nhiều vi sinh
vật có thể truyền bệnh cho người[8].
1.1.4.3. Các yếu tố vật chủ liên quan đến sự gia tăng chỉ số mắc, mức độ trầm
trọng, thời gian bị bệnh tiêu chảy
- Suy dinh dưỡng: Tiêu chảy và suy dinh dưỡng liên quan chặt chẽ với nhau
nhất là đối với những trẻ suy dinh dưỡng nặng, những trẻ đó sự hồi phục niêm mạc
ruột bị chậm trễ do thiếu Vitamin A, giảm sức đề kháng của cơ thể. Sự nghiêm
trọng, kéo dài và nguy cơ dễ tử vong do tiêu chảy sẽ gia tăng đối với những trẻ bị
suy dinh dưỡng. Ngược lại điều này sẽ làm cho tình trạng suy dinh dưỡng trở nên
trầm trọng hơn.
- Sởi: Tiêu chảy và lỵ thường gặp ở trẻ đang bị sởi hoặc mới khỏi bệnh sởi
trong vòng 4 tuần lễ, do trong thời gian này hệ thống miễn dịch bị tổn thương, mối
tương quan giữa tiêm phòng sởi và tiêu chảy cho thấy trẻ chưa tiêm phòng sởi có
nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy gấp 2 lần trẻ đã tiêm phòng sởi.
- Bệnh suy giảm miễn dịch hoặc ức chế miễn dịch: Tình trạng này có thể tạm
thời do một số bệnh nhiễm vi rus (như sởi), hoặc có thể kéo dài như ở những người
có hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (HIV/AIDS). Nếu tình trạng ức chế
miễn dịch nặng thì tiêu chảy có thể xảy ra do các tác nhân bất thường và bệnh cũng
có thể kéo dài.

- Tuổi: Hầu hết tiêu chảy xảy ra trong hai năm đầu cuộc đời. Chỉ số mắc bệnh
cao nhất là ở nhóm trẻ 6-11 tháng, khi mới tập ăn sam.
1.1.4.4. Các yếu tố thuộc về bà mẹ và mức sống hộ gia đình
- Bà mẹ chưa có kiến thức về phòng chống bệnh tiêu chảy là một trong các
nguyên nhân quan trọng làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy ở trẻ em.
- Trình độ học vấn của bà mẹ có ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức phịng
bệnh tiêu chảy, cách chăm sóc trẻ từ đó ảnh hưởng tới nguy cơ mắc tiêu chảy.
- Nghề nghiệp của mẹ có ảnh hưởng tới thời gian cho trẻ bú, thời gian và cách
chăm sóc trẻ, mức thu nhập hộ gia đình từ đó có ảnh hưởng khả năng mắc tiêu
chảy.
1.1.4.5. Tính chất mùa


7

Người ta nhận thấy tình trạng tiêu chảy trẻ em có sự khác biệt theo mùa ở
nhiều địa dư khác nhau. Ở những vùng ôn đới, tiêu chảy do vi khuẩn thường xảy ra
vào mùa nóng, ngược lại tiêu chảy do virus, đặc biệt là Rota virus lại xảy ra cao
điểm vào mùa đông. Ở những vùng nhiệt đới, tiêu chảy do Rota virus xảy ra quanh
năm nhưng tăng vào các tháng khô và lạnh, ngược lại tiêu chảy do vi khuẩn lại
xuất hiện cao điểm vào giao điểm giữa mùa mưa và nóng. Tỷ lệ mắc tiêu chảy kéo
dài cũng dao động theo mùa giống như tiêu chảy cấp.
1.1.4.6. Các nhiễm trùng không triệu chứng
Những người nhiễm trùng không triệu chứng đóng vai trị quan trọng trong
việc lây lan các mầm bệnh đường ruột, đặc biệt là họ không biết mình bị nhiễm
trùng, khơng quan tâm đến vệ sinh, đi lại từ nơi này sang nơi khác một cách bình
thường. Tỉ lệ này cao hơn ở trẻ trên 2 tuổi nhờ có sự phát triển miễn dịch chủ động.
1.1.4.7. Các vụ dịch
Tiêu chảy là bệnh phổ biến ở trẻ em trên nhiều nước và có thể ảnh hưởng
nghiêm trọng lên tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ. Nó là bệnh có mặt ở

khắp nơi trên thế giới và liên quan đến mơi trường sống. Lồi người đã từng gánh
chịu những tổn thất to lớn do những vụ dịch và đại dịch tiêu chảy gây ra. Theo ghi
nhận từ năm 1817 đến nay, trên thế giới đã có 7 vụ đại dịch do tả gây ra, gây
thương vong cho hàng triệu người. Các vụ dịch lan từ Ấn Độ đến các nước châu Á,
châu Âu, châu Mỹ, châu Đại Dương. Ngồi ra, cịn có một số vụ dịch lỵ trực khuẩn
ở Trung Mỹ, Trung Phi và Nam Phi.
Ở Việt Nam, trước năm 1950 các vụ dịch tả do Vibrio cholerae cổ điển gây ra.
Năm 1980, tỉ lệ mắc bệnh tả có giảm dần đến 1982, tỉ lệ mắc chung là 7/1.000.
1.1.5. Căn nguyên của tiêu chảy
1.1.5.1. Rotavirus
Chương trình CDD của tổ chức y tế Thế giới(WHO) đã tiến hành nghiên cứu
dài hạn (1987-1992) về nhiễm Rotavirus của trẻ em dưới 2 tuổi ở Achentina, Cộng
Hoà Trung Phi, Colombia, Hồng Kông, Ấn Độ và Srilanca đã nhận thấy: Rotavirus
gây tiêu chảy là nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em dưới 1 tuổi, chiếm 12-25% các


8

trường hợp. Nó là tác nhân quan trọng nhất gây tiêu chảy nặng và đe doạ tính
mạng trẻ em dưới 2 tuổi trên toàn thế giới. Ở các nước phát triển có 35-52% trẻ em
bị tiêu chảy cấp do Rotavirus. Ở các nước đang phát triển Rotavirus là nguyên
nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp và tử vong cho trẻ em dưới 1 tuổi. Khoảng 1/3 số
trẻ dưới 2 tuổi bị ít nhất 1 đợt tiêu chảy do Rotavirus, nó có khả năng lây lan trực
tiếp từ người sang người.
1.1.5.2. ETEC (Enterotoxigenic Escherichia coli)
ETEC chiếm 10-20% các trường hợp. Nó là tác nhân quan trọng gây tiêu chảy
cấp phân toé nước cả trẻ em và người lớn tại các nước đang phát triển, ETEC lây
lan chủ yếu qua nước và thực phẩm bị ô nhiễm.
1.1.5.3. Shigella
Shigella chiếm 5-15% các trường hợp. Nó là tác nhân quan trọng nhất gây

bệnh lỵ, đã được tìm thấy trong khoảng 60% các đợt lỵ do Shigella lây lan chủ yếu
trực tiếp từ người. Trong hầu hết các đợt lỵ nặng, có thể xuất hiện phân tóe nước.
1.1.5.4. Campylobacter jejuni
Campylobacter jejuni chiếm 10-15% các trường hợp. Nó lây lan qua tiếp xúc
phân,nước uống bẩn, dùng thực phẩm bị ơ nhiễm. C.Jejuni có thể gây tiêu chảy tóe
nước (chiếm 2/3 trường hợp) hoặc hội chứng lỵ (chiếm 1/3 các trường hợp).
1.1.5.5. Vibrio cholerae
Vibrio cholerae chiếm 5-10% ở những vùng lưu hành dịch. Có hai typ sinh
vật và hai typ huyết thanh. V.Cholerae 01 gây tiêu chảy không qua xâm nhập mà
qua trung gian độc tố tả, làm xuất tiết ồ ạt nước và điện giải ở ruột non. Tiêu chảy
có thể nặng dẫn tới tình trạng mất nước và trụy mạch trong vòng vài giờ nếu không
bồi phụ nước và điện giải kịp thời. Trong những vùng lưu hành dịch, trẻ em cũng
bị tả nhiều như người lớn.
1.1.5.6. Salmonella
Salmonella (non typhoid) chiếm 1-5% các trường hợp. Hầu hết nhiễm
Salmonella không gây thương hàn là do lây từ súc vật nhiễm trùng hoặc các thức
ăn động vật đã bị ô nhiễm. Tiêu chảy do Salmonella thường là phân tóe nước,


9

nhưng đơi khi cũng có biểu hiện như hội chứng lỵ
1.1.5.7. Cryptosporidium
Cryptosporidia (đơn bào) chiếm 5-15% các trường hợp . Nó là một ký sinh
trùng thuộc họ Coccidian gây bệnh ở trẻ nhỏ, ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn
dịch và nhiều loại gia súc. Triệu chứng tiêu chảy thường không nặng và không kéo
dài (trừ những bệnh nhân có suy giảm miễn dịch do suy dinh dưỡng hay do AIDS).
1.1.5.8. Nguyên nhân khác
Các trường hợp này chiếm 20-30%. Do sai lầm trong chế độ ăn, sử dụng
kháng sinh, dị ứng thức ăn cũng gây tiêu chảy nhưng không do nhiễm trùng.

1.1.6. Sinh lý bệnh tiêu chảy
Trong tình trạng bệnh lý, sự hấp thu nước và muối ở ruột non bị rối loạn,
nhiều nước xuống đại tràng, khơng có khả năng tái hấp thu và gây tiêu chảy.
Ruột non bình thường: hấp thu nước nhiều, bài tiết ít.

Ruột non khi bị tiêu chảy xuất tiết: giảm hấp thu và tăng bài tiết


10

Hình 1a, b: Hấp thu, bài tiết nước và điện giải ở liên bào ruột
1.1.7. Điều trị tiêu chảy trẻ em
Một số khuyến cáo mới trong điều trị tiêu chảy
1.1.7.1. Tầm quan trọng của bổ sung kẽm trong điều trị tiêu chảy
Kẽm là một vi chất rất quan trọng cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ em.
Kẽm cũng có vai trị rất quan trọng cho hệ thống miễn dịch của trẻ.
Trẻ tiêu chảy bị mất một lượng lớn kẽm trong quá trình bị bệnh. Bù lại
lượng kẽm bị mất đi do tiêu chảy rất quan trọng để giúp trẻ sớm hồi phục bệnh
(giảm thời gian, mức độ nặng của tiêu chảy), đồng thời giúp cho trẻ tăng cường
sức khỏe và giảm nguy cơ mắc đợt tiêu chảy mới trong những tháng tiếp theo sau
tiêu chảy.
1.1.7.2. Sử dụng ORS có độ thẩm thấu thấp trong điều trị tiêu chảy
Sự ra đời và hiệu quả của ORS nồng độ thẩm thấu thấp
Hiệu quả điều trị đối với trẻ em sẽ tốt hơn nếu giảm nồng độ của natri,
glucose và độ thẩm thấu toàn phần xuống thấp hơn so với ORS chuẩn trước đây.
ORS chuẩn trước đây có độ thẩm thấu cao so với huyết tương nên có thể gây tăng
natri máu, đồng thời gia tăng khối lượng phân thải ra, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ
nhỏ.
Ưu điểm của ORS nồng độ thẩm thấu thấp làm giảm khối lượng tiêu chảy và
nơn.

- An tồn, hiệu quả trong điều trị và phịng mất nước bất kể ngun nhân gì.
Bảng 1: Thành phần dung dịch ORS chuẩn và ORS nồng độ thẩm thấu thấp
Dung dịch ORS có nồng độ
Dung dịch ORS chuẩn trước đây
Thành phần
thẩm thấu thấp
(mEq hay mmol/L)
(mEq hay mmol/L)
Glucose
111
75
Natri
90
75


11

Chloride
80
65
Kali
20
20
Citrate
10
10
Độ thẩm thấu 311
245
ORS mới khi sử dụng tại các bệnh viện đã làm giảm nhu cầu truyền dịch

không theo phác đồ, giảm khối lượng phân thải ra và ít nơn hơn. Khơng thấy có sự
nguy hiểm khi có giảm natri máu khi so sánh với ORS chuẩn trước đây.
1.1.7.3. Điều trị tiêu chảy tại nhà
Phương pháp điều trị tiêu chảy trong những năm gần đây đã có nhiều sự thay
đổi. Ngày nay, tiêu chảy tự nó khơng được xem như một bệnh mà là biểu hiện của
một tình trạng rối loạn chức năng tiêu hoá. Tiêu chảy thường là do sự rối loạn tiết
dịch và các chất điện giải quá mức vào lòng ruột như trong các trường hợp tiêu
chảy do độc tố hay tiêu chảy do tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột; sự tiết dịch
vào lòng ruột có tác dụng tẩy sạch, đẩy độc tố, tác nhân gây bệnh ra ngồi, vì vậy
có tác dụng làm giảm bệnh.
Có thể nói rằng, sau Hội nghị Alma Ata ở Liên Xơ (cũ) năm 1978 có một
cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực nhi khoa, nhất là với trẻ em dưới 5 tuổi.
Với chăm sóc sức khỏe ban đầu người ta có thể hướng dẫn các bà mẹ tự chăm sóc
con mình tránh ba bệnh chủ yếu gây tử vong trẻ em (suy dinh dưỡng, tiêu chảy,
nhiễm khuẩn hô hấp cấp). Các trường hợp tiêu chảy được chăm sóc tại nhà dựa
theo 3 nguyên tắc mà WHO đã hướng dẫn như sau:
* Cho trẻ uống nhiều dịch hơn bình thường để phịng mất nước.
Trẻ bị tiêu chảy cần nhiều dịch hơn bình thường để bù lại lượng dịch bị mất
qua phân và nơn. Thường có thể phịng được mất nước nếu cho uống đủ lượng dịch
ngay khi trẻ mới bị tiêu chảy.
Nhiều loại dịch tại nhà có thể cho trẻ uống nhằm xử trí sớm để phịng bệnh
mất nước. Tại nhiều nước người ta khuyến nghị các loại dịch uống tại nhà khác
nhau như: cháo nấu từ gạo hay các loại ngũ cốc, súp, hoặc cho uống nước trắng
kèm bữa ăn, một số nước dùng dung dịch Oresol (ORS) như là một loại dung dịch
pha chế tại nhà. Mặt khác, sữa mẹ được xem như là thức ăn để ni dưỡng trẻ
nhưng nó cũng được coi như là dịch uống tại nhà rất quan trọng, vì vậy cần cho trẻ
bú càng nhiều càng tốt.


12


Những trẻ đã được bù dịch ở cơ sở y tế thì ở nhà cần được tiếp tục uống ORS
cho tới khi hết tiêu chảy. Trong mọi điều kiện, các loại dịch tại nhà cần đáp ứng
được những yêu cầu chính sau đây:
- Đảm bảo an tồn cho trẻ khi uống với khối lượng lớn. Không cho trẻ uống
các loại nước ngọt, trà đường. Nếu dung dịch có muối thì lượng muối không vượt
quá 50 mmol/l.
- Dễ chấp nhận: dịch phải là loại mà các bà mẹ tin tưởng và chấp nhận cho trẻ
uống với số lượng lớn và trẻ cũng phải quen.
- Dễ pha chế: các chất pha chế phải quen thuộc với dân chúng, khơng địi hỏi
nhiều thao tác hay thời gian để pha chế. Thành phần các chất và dụng cụ đo lường
phải sẵn có và khơng đắt tiền.
- Có hiệu quả: dịch uống phải vừa an tồn,vừa hiệu quả. Tuy nhiên hiệu quả
các loại dịch khơng giống nhau do thành phần của chúng.
* Cho trẻ ăn nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng để phòng suy dinh dưỡng.
Khi trẻ tiêu chảy, cần tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi
không được nuôi bằng sữa mẹ mà nuôi bằng thức ăn nhân tạo hoặc sữa bị thì sữa
cần pha loảng ½.
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên bị tiêu chảy cần cho ăn thức ăn mềm hoặc nửa đặc
nửa lỏng. Nói chung, các loại thức ăn này phải cung cấp ít nhất ½ năng lượng của
khẩu phần ăn. Cho ăn ít nhưng nhiều lần trong ngày thì tốt hơn cho ăn nhiều nhưng
ít lần. Sau khi hết tiêu chảy, tiếp tục cho trẻ ăn thêm ít nhất một bữa mỗi ngày
trong 2 tuần, cho ăn những thức ăn giàu chất dinh dưỡng như đã cho ăn trong khi
tiêu chảy. Trẻ suy dinh dưỡng, cần phải cho ăn chế độ ăn này trong thời gian dài
hơn.
* Các bà mẹ cần biết khi nào đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Để thực hiện được điều này cần hướng dẫn người mẹ theo dõi biết tiêu chảy,
mất nước đang nặng thêm hoặc những vấn đề nghiêm trọng khác. Các dấu hiệu cho
biết tiêu chảy đang nặng hay mất nước đang tiến triển mà bà mẹ có thể nhận ra với
các dấu hiệu như là:



13

+ Khi trẻ đi ngồi phân tóe nước.
+ Nơn liên tục.
+ Khát nước gia tăng.
+ Trẻ ăn uống kém hơn bình thường.
+ Trẻ sốt cao.
+ Có máu trong phân.
Và cần phải đem trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị.
1.1.7.4. Điều trị tiêu chảy trẻ em tại cơ sở y tế
LIỆU PHÁP BÙ DỊCH
Mục đích của liệu pháp bù dịch khi tiêu chảy là nhanh chóng bù lại sự thiếu
hụt nước, điện giải đã mất và sẽ mất thêm cho đến khi tiêu chảy ngừng hẳn. Liệu
pháp bù dịch được tiến hành kết hợp với việc sử dụng cả thuốc điều trị tiêu chảy
trẻ một cách hợp lý.
* Bù dịch bằng đường uống: Bù dịch bằng đường uống dựa trên nguyên tắc
hấp thu Natri cùng với nước và các chất điện giải khác của ruột tăng lên do sự hấp
thu chủ động của một số chất như glucose. Để cho việc bù dịch bằng đường uống
thành cơng thì nên cho uống thường xuyên nhưng với lượng nhỏ. Các loại dịch
thường sử dụng, đó là:
- Dung dịch Oresol (ORS): là một hỗn hợp muối bù dịch bằng đường uống
khi hoà tan trong nước. ORS được dùng để điều trị hàng triệu bệnh nhân tiêu chảy
ở mọi lứa tuổi, do các nguyên nhân khác nhau và đã được chứng minh tính an tồn
và hiệu quả của nó. Sử dụng ORS cùng với uống nước bình thường hoặc bú sữa
mẹ đều hiệu quả . Một số nước có chủ trương dùng ORS cho mọi trường hợp tới
cơ sở y tế dù bệnh nhi có bị mất nước hay khơng. Dung dịch Oresol là loại dịch bù
bằng đường uống tốt nhất hiện nay.
- Một số loại dung dịch tự pha khác mặc dù khơng đảm bảo thích hợp như

dung dịch ORS nhưng vẫn có tác dụng phịng mất nước bằng đường uống. Các
dung dịch như là: súp, nước cháo, sữa chua hoặc nước trắng cũng sẽ có hiệu quả
khi pha thêm một ít muối, trung bình 3 gam cho 1 lít nước.


14

* Bù dịch bằng đường tĩnh mạch: trong những trường hợp mất nước nặng
phải bù dịch bằng đường tĩnh mạch nhằm nhanh chóng bồi phụ lại khối lượng tuần
hồn và điều trị shock. Việc bù dịch bằng đường tĩnh mạch chỉ được thực hiện ở
các cơ sở y tế.
SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY
Theo nghiên cứu của Nguyễn Gia Khánh và cộng sự về việc điều trị trẻ bị tiêu
chảy tại Viện bảo vệ sức khỏe trẻ em cho thấy: đối với trẻ tiêu chảy cấp thì vấn đề
sử dụng thuốc nói chung và kháng sinh nói riêng không được đặt ra mà chủ yếu là
bù đủ nước và điện giải sớm, đầy đủ là yếu tố quyết định thành cơng. Tình hình
bệnh tiêu chảy tại khoa nhi các bệnh viện cho thấy rằng đối với tiêu chảy do vi
khuẩn hay ký sinh trùng thì việc sử dụng kháng sinh là rất hạn chế và phải cân
nhắc cẩn thận. Riêng đối với bệnh tả là bệnh có tính nghiêm trọng dễ gây thành
dịch, hơn nữa V.cholerae 01 nhạy cảm với Tetracyclin, TrimethoprimSulfamethorazol nên phải chỉ định kháng sinh sớm.
Trong chương trình CDD của WHO cho rằng; khơng dùng thuốc cầm tiêu chảy
và thuốc chống nơn cho trẻ, vì nó khơng có tác dụng mà cịn gây nguy hiểm[8].
1.2. Phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em
1.2.1. Các biện pháp phịng chống tiêu chảy trẻ em
Cơng tác phịng chống tiêu chảy trẻ em phần lớn các biện pháp nhằm vào các
cách nuôi trẻ, vệ sinh cá nhân, vệ sinh thực phẩm, cung cấp nước sạch, xử lý phân
an toàn, gây miễn dịch dự phòng. Các biện pháp hiện nay nhằm vào xây dựng
hành vi có lợi đối với phịng bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ đang nuôi con dưới 5
tuổi trong cộng đồng, đó là những biện pháp có kết quả lâu dài.
- Nuôi con bằng sữa mẹ: trên thực tế gần như tất cả các bà mẹ đều có thể thực

hiện ni con bằng sữa mẹ. Qua các nghiên cứu về bệnh tiêu chảy trẻ em, tỉ lệ nuôi
con bằng sữa mẹ luôn luôn ở mức độ cao hơn. Trẻ được ni bằng sữa mẹ thì ít bị
tiêu chảy hơn, nếu có mắc thì cũng nhẹ hơn và ít nguy cơ tử vong hơn so với trẻ
không được nuôi bằng sữa mẹ.
- Cải thiện tập quán cho trẻ ăn sam: ăn sam là quá trình tập cho trẻ quen dần
với chế độ ăn của người lớn, là quá trình ni trẻ tập cho trẻ thích ứng với sự


15

chuyển đổi chế độ ăn từ một khẩu phần hoàn toàn dựa vào sữa mẹ sang một chế độ
ăn sử dụng đều đặn các thực phẩm có sẵn trong bữa ăn gia đình. Ăn sam thường
bắt đầu khi trẻ được 4-6 tháng tuổi, vì thời kỳ này nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cao
hơn và lượng sữa mẹ có hạn khơng đáp ứng nhu cầu. Đây là giai đoạn khó khăn
nhất của trẻ, nếu cho ăn sam không đúng qui cách thì trẻ dễ bị mắc tiêu chảy, suy
dinh dưỡng. Ăn sam đúng phụ thuộc vào nhiều vấn đề: thời điểm cho ăn sam, ăn
các loại thức ăn, cách chế biến bảo quản…. Trẻ được ăn sam từ tháng thứ 5, vì đến
tháng tuổi đó trẻ mới có hệ thống men tiêu hố tinh bột, protid, lipid…hồn chỉnh,
có thể tiêu hoá được thức ăn. Nếu cho ăn sam sớm (trước 4tháng), thức ăn khơng
được tiêu hố hết dẫn đến tiêu chảy. Nghiên cứu của Popkin nhận thấy số trẻ ăn
sam dưới 5 tháng thì tần số mắc tiêu chảy gấp 2 lần so với nhóm trẻ cùng tuổi chưa
ăn sam, hoàn toàn bú mẹ.
- Sử dụng nguồn nước sạch cho vệ sinh và ăn uống: việc giữ cho nguồn nước
luôn đảm bảo vệ sinh là vô cùng quan trọng, đặc biệt là nguồn nước uống, nước
dùng chế biến thức ăn. Những gia đình có đủ nước sạch để sử dụng thì ít bị bệnh
tiêu chảy hơn những gia đình thiếu nước hoặc dùng nguồn nước bị ô nhiễm.
- Rửa tay: bà mẹ có thể bảo vệ con mình tránh mắc tiêu chảy bằng cách thực
hiện một vài biện pháp vệ sinh. Một trong những biện pháp rất quan trọng là rửa
tay, đặc biệt là trong phòng lây lan Shigella. Một cơng trình nghiên cứu tại
Bangladesh cho thấy việc rửa tay bằng nước và xà phòng đã giảm tần suất lây lan

của các trường hợp lỵ tại nhà xuống 7 lần. Ở Việt Nam, người ni dưỡng trẻ
khơng có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện có nguy cơ mắc tiêu
chảy gấp 3 lần so với nhóm có thói quen rửa tay.
- Sử dụng hố xí hợp vệ sinh: Sử dụng hố xí thích hợp có thể làm giảm nguy cơ
mắc bệnh tiêu chảy. Một nghiên cứu bệnh chứng ở huyện Tumpat, Malaisia kết quả
cho thấy các yếu tố làm tăng khả năng mắc tiêu chảy của trẻ em là: các hộ gia đình
khơng có hố xí hoặc hố xí khơng đủ nước dội hoặc sự có mặt của vật ni trong
nhà.
- Xử lý an toàn phân trẻ em: ở nhiều nơi người ta cho rằng phân trẻ em là vô
hại nhưng thực tế trẻ em hay bị nhiễm trùng các vi sinh vật gây bệnh đường ruột và


16

trẻ em là một nguồn bệnh nguy hiểm lây lan cho người khác. Trường hợp trẻ đang
bị tiêu chảy hay bị nhiễm trùng khơng triệu chứng thì phân trẻ lại càng nguy hiểm
hơn.
- Tiêm phòng sởi: những trẻ đang mắc bệnh sởi hay vừa khỏi bệnh trong vòng
4 tuần đầu thì dễ bị mắc tiêu chảy hoặc lỵ nặng và dễ tử vong. Tiêm vacxin phòng
sởi cho trẻ lúc 9 tháng tuổi có thể phịng ngừa được 25% số tử vong liên quan tới
tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi.
1.2.2.Các biện pháp phịng bệnh khơng đặc hiệu
- Cải thiện môi trường là biện pháp cơ bản và lâu dài nhằm giải quyết nguồn
truyền nhiễm, đường truyền nhiễm, khống chế tối đa tỉ lệ mắc bệnh đường ruột nói
chung và tiêu chảy nói riêng. Trước mắt cần vệ sinh nguồn nước, xử lý phân, chất
thải, vệ sinh nhà ở, vệ sinh thực phẩm… Phát động và duy trì các phong trào vệ
sinh phòng bệnh, phòng dịch tốt trong cộng đồng.
- Khống chế bệnh dịch đường ruột: Tăng cường hệ thống giám sát, dự báo phát
hiện dịch. Khi có dịch xảy ra kịp thời cứu chữa người bệnh, làm giảm tử vong, xử lý
nguồn lây và bảo vệ khối cảm thụ làm hạn chế mắc và dập tắt dịch.

- Triển khai chiến dịch truyền thơng về 3 cơng trình vệ sinh (nhà tắm, hố xí,
giếng nước) một cách thường xuyên tại cộng đồng, đặc biệt là vùng sâu vùng xa và
vùng dân tộc thiểu số...
Theo đề xuất của tổng kết 5 năm triển khai chương trình phịng chống tiêu
chảy tại Việt Nam là đẩy mạnh giáo dục tuyên truyền nuôi con bằng sữa mẹ, cho
ăn sam đúng cách, các tập quán vệ sinh cá nhân, cải thiện nước uống.
1.3. Tình hình tiêu chảy trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), hàng năm có khoảng 1,87
triệu trẻ dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy, trong đó 90% là trẻ dưới 6 tuổi. Trung
bình, trẻ dưới 3 tuổi mắc từ 3 đến 4 đợt tiêu chảy, thậm chí có những trẻ bị 8 - 9
đợt bệnh, mỗi năm.


17

Theo thống kê mới nhất của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp Quốc (UNICEF), 88%
các trường hợp tử vong do tiêu chảy ở trẻ em có liên quan đến tình trạng vệ sinh cá
nhân, vệ sinh môi trường kém và do thiếu nguồn nước sạch.
1.3.2. Tại Việt Nam
Tình hình bệnh tiêu chảy tại Việt Nam trong giai đoạn 2002-2011; Số ca mắc
tiêu chảy là 9.408.345, cao nhất vào 2 năm 2002, 2005 (1.055.969 và 1.011.718 ca,
tỷ suất mắc trung bình 1327,62 và 1220,98/100.000 dân), giảm dần theo năm, thấp
nhất năm 2011 (853.714 ca, tỷ suất mắc trung bình 860,30/100.000 dân). Tổng số
ca tử vong do tiêu chảy là 115, số ca tử vong do tiêu chảy cao ở những năm 20022007, cao nhất vào năm 2007 (24 ca, tỷ suất tử vong trung bình 0,03/100.000 dân).
4 tháng có số ca mắc tiêu chảy cao hàng năm từ tháng 4 đến tháng 7. Khu vực có
tỷ lệ mắc tiêu chảy cao nhất là vùng Tây Bắc bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng Sông
Hồng, thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ.
1.3.3 Thông tin tại địa bàn nghiên cứu
Tà Rụt là một xã miền núi thuộc huyện Đakrơng nằm ở phía Tây Nam tỉnh

Quảng Trị. Cách thị trấn Đakrông khoảng 60km với tổng diện tích là 60,75km 2.
Dân số là 4.601 người, mật độ dân số đạt 76 người /km 2. Phía đơng nam giáp với
xã Húc Nghì, phía tây giáp với xã A Vao, phía bắc giáp với xã A Ngo . Xã có 9
thơn: thơn Tà Rụt 1, Tà Rụt 2, Tà Rụt 3, A Pun, Ka Hẹp, A Đăng, A Vương, Vực
Leng, A Liêng. Sinh sống chủ yếu ở đây là đồng bào Pa Kô, Vân Kiều, Tà Ơi, và
một số ít bộ phận người Kinh… Trong đó người Pa Kơ chiếm tỷ lệ nhiều nhất.
Địa hình chủ yếu ở đây là đồi núi, do đó cuộc sống của bà con đồng bào
sống bằng nghề phát nương, làm rẫy, trồng rừng và chăn ni nhỏ lẻ là chính.
Cũng vì vậy đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước
với nhiều chương trình hỗ trợ đầu tư cho các huyện, xã miền núi trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị nói chung và huyện Đakrơng nói riêng. Điều kiện kinh tế, xã hội của
người dân trên địa bàn đã được cải thiện rõ rệt trong đó có lĩnh vực thuộc về y tế,
tuy nhiên điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nhận thức của người dân về tự


18

chăm sóc sức khoẻ cịn hạn chế, khí hậu khắc nghiệt cũng làm ảnh hưởng khơng
nhỏ đến tình hình bệnh tật của người dân trên địa bàn. Hệ thống y tế của huyện
gồm có 1 trung tâm y tế huyện, 13 trạm y tế xã thị trấn và 1 trung tâm y tế huyện
Đakrơng – Cơ sở 2 đóng trên địa bàn xã Tà Rụt. Các chương trình mục tiêu y tế
được triển khai, mạng lưới y tế đủ khả năng khám chữa bệnh cung cấp các dịch vụ
thiết yếu cho người dân về cơng tác chăm sóc sức khoẻ nói chung. Mơ hình bệnh
tật của huyện chủ yếu vẫn là các nhóm bệnh truyền nhiễm. Bệnh lý về tiêu hố là
những bệnh chiếm tỷ lệ cao trong nhóm khám và điều trị tại Trung tâm y tế huyện
Đakrông – Cơ sở 2 đặc biệt là ở trẻ em dưới 5 tuổi. Chương trình xử trí lồng ghép
trẻ bệnh( IMCI) đã được triển khai trên địa bàn huyện từ nhiều năm nay, các cán
bộ y tế đã được tập huấn về xử trí tiêu chảy ở trẻ em nhưng kiến thức chăm sóc trẻ
của các bà mẹ, ơng bố cịn kém dẫn đến tình trạng trẻ em dưới 5 tuổi có số mắc và

nhập viện cịn cao. Đây cũng là nội dung chúng tơi quan tâm tìm hiểu đặc điểm
bệnh lý tiêu chảy của trẻ em vào viện và các yếu tố liên quan đến tiêu chảy ở trẻ
dưới 5 tuổi, từ đó tìm ra giải pháp hợp lý trong việc nâng cao sức khoẻ bà mẹ trẻ
em trên địa bàn.


19

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ trẻ em dưới 60 tháng tuổi được chẩn đoán tiêu chảy vào viện khám
và điều trị đáp ứng tiêu chuẩn chọn bệnh.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Trẻ em dưới 60 tháng tuổi
- Đi ngoài phân lỏng bất thường từ 3 lần trở lên trong 24 giờ.
- Bà mẹ, người chăm sóc ni dưỡng trẻ và đồng ý tham gia nghiên cứu
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Không thuộc tiêu chuẩn chọn bệnh
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.
- Trung tâm y tế Đakrông – Cơ sở 2
- Thực hiện từ tháng 4 năm 2021 đến tháng 11 năm 2021.
2.3.Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứutheo phương pháp tiến cứu
2.3.2. Cỡ mẫu
Chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, tối thiểu trên 100 bệnh nhi đáp ứng
được tiêu chuẩn chọn bệnh.
2.4. Phương pháp đánh giá
Khai thác tiền sử, bệnh sử, kết hợp với thăm khám lâm sàng, kết quả cận lâm

sàng, chẩn đoán tiêu chảy và sử dụng phác đồ điều trị theo tài liệu hướng dẫn xử trí
tiêu chảy ở trẻ em (ban hành kèm quyết định số: 4121/QĐ-BYT ngày 28 tháng 10
năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
* Đối với trẻ bệnh cần phải đánh giá về
- Mức độmất nước và rối loạn điện giải
- Máu trong phân
- Thời gian kéo dài tiêu chảy


20

- Tình trạng suy dinh dưỡng- mức độ suy dinh dưỡng
- Các nhiễm khuẩn kèm theo
a) Hỏi bệnh
- Hỏi bà mẹ
+ Có máu trong phân khơng?
+ Thời gian bị tiêu chảy?
+ Số lần tiêu chảy hàng ngày?
+ Trẻ bao nhiêu tuổi?
+ Trẻ từ 2 tháng - 5 tuổi: trẻ có uống được khơng? (trẻ< 2 tháng: có bú kém
khơng?).
+ Trẻ có sốt, ho hoặc vấn đề quan trọng khác khơng? ( co giật hoặc bị sởi
gần đây)?
+ Trẻ có nơn không? Số lần nôn? Chất nôn?
+ Chế độ nuôi dưỡng trước khi bị bệnh
+ Các thuốc đã dùng
+ Các loại vaccine đã được tiêm chủng.
+ Loại và số lượng dịch ( kể cả sữa mẹ), thức ăn trong thời gian bị bệnh.
b) Khám trẻ
- Nhìn:

+ Tồn trạng: trẻ tỉnh táo, quấy khóc, kích thích, li bì hoặc khó đánh thức
+ Mắt bình thường hay trũng
+ Khi đưa nước hoặc dung ORS, trẻ uống bình thường hoặc từ chối, hoặc
uống háo hức, hay trẻ khơng thể uống được vì đang lơ mơ hơn mê.
+ Phân trẻ có máu khơng?
Khi trẻ có li bì, khó đánh thức , co giật hoặc trẻ khơng thể uống được là có
một trong những dấu hiệu nguy hiểm toàn thân
- Khám để đánh giá
+ Nếp véo da: nếp véo mất ngay, mất chậm hoặc rất chậm( trên 2s)
+ Nếu thấy nếp da rõ ràng( trên 2s) sau khi nhã ra là trẻ có dấu hiệu nếp véo
da mất rất chậm.


21

+ Nếu có thể kịp thời nhìn thấy nếp da trong một thời gian rất ngắn sau khi
bạn thả tay ra ( dưới 2s) , đó là nếp véo da mất chậm.
+ Nếu véo da mất nhanh là khi thả tay ra da trở về như cũ ngay.
- Đo nhiệt độ trẻ
+ Sốt khi nhiệt độ ≥ 37,50C
+ Hạ thân nhiệt khi ≤ 35.50C
- Trẻ có suy dinh dưỡng khơng?
+ Suy dinh dưỡng vừa hay nặng
- Đếm nhịp thở trong 1 phút
Thở nhanh khi:
+ Trẻ <2 tháng tuổi: nhịp thở ≥ 60 lần/phút
+ Trẻ 2 - < 12 tháng: nhịp thở ≥ 50 lần/phút
+ Trẻ 12 tháng - < 5 tuổi: nhịp thở ≥ 40 lần/phút
- Rút lõm lồng ngực:
+ Lồng ngực phía dưới bờ sườn hoặc phần dưới xương ức rút lõm xuống

trong thì hít vào.
+ Trẻ < 2 tháng tuổi: rút lõm lồng ngực mạnh (lõm sâu)
- Mạch:
+ Sơ sinh: 100-160 lần/phút
+ Trẻ 1 - < 12 tháng: 90-140 lần/phút
+ Trẻ 1 - 3 tuổi: 80-130 lần/phút
+ Trẻ 3 - 5 tuổi: 80-120 lần/phút
* Đối với bà mẹ
- Hỏi để đánh giá kiến thức, thực hành của bà mẹ về tiêu chảy ở trẻ theo bảng
câu hỏi soạn sẵn.
2.5. Các chỉ số và biến số
Tên biến số
Đặc điểm chung
Tuổi của trẻ
Giới
Cân nặng
Nghề nghiệp của mẹ

Loại biến số
Liên tục
Biến rời
Liên tục
Biến rời

Giá trị
Tháng
Nam, Nữ
Gram
Làm nông, cán bộ viên



22

chức, bn bán
Mù chữ, Biết đọc biết viết,
Trình độ văn học vấn
Địa chỉ nơi sinh sống
Chẩn đoán khi vào viện
Tiền sử
Thời gian cho ăn dặm
Bú sữa ngoài
Thời gian bú mẹ hịan
tồn
Số con
Tiêm chủng đầy đủ theo
lịch
Lâm sang
Trẻ có máu trong phân
khơng
Trẻ có uống được khơng
Trẻ có bú kém, hoặc bỏ
bú khơng
Trẻ có nơn khơng
Trẻ có sốt, ho hoặc vấn đề
quan trọng khác không
Thời gian tiêu chảy
Số lầntiêu chảy trong
ngày
Trẻ ngủ li bì khó đánh
thức

Nhiệt độ
Mạch
Tần số thở
Mắt trũng

Biến rời

tiểu học, TH cơ sở, Trung

Định danh
Biến rời

học. Khác
Thôn, Xã
Tên bệnh

Liên tục
Nhị giá

Tháng
Có, Khơng

Liên tục

Tháng

Biến rời

1 con; 2 con; 3 con; từ 4
con trở lên


Nhị giá

Có , Khơng

Nhị giá

Có, Khơng

Nhị giá

Có, Khơng

Nhị giá

Có, Khơng

Nhị giá

Có, Khơng

Nhị giá

Có, Khơng

Biến rời

1 ngày;2 ngày;3 ngày;4 ngày
trở lên


Biến rời

1 lần;2lần;3 lần;4lần trở lên

Nhị giá

Có, Khơng

Liên tục
Liên tục
Liên tục
Nhị giá

Độ C
Lần/ phút
Lần/ phút
Có, Khơng
Mất nhanh; mất chậm; mất rất

Chun giãn da

Biến rời

Mức độ mất nước

Biến rời

chậm
Mất nước nặng; có mất nước;



23

không mất nước
SDD cân nặng theo tuổi
Nhiễm khuẩn khác kèm

Nhị giá

Có, Khơng

Nhị giá

Có, Khơng

Biến rời

Tên bệnh

Nhị giá
Nhị giá

Có, Khơng
Có, Khơng

Biến rời

Không biết, đầy đủ, không đầy

chảy

Hiểu biết về hành vi có

Biến rời

hại tăng mắc bệnh
Hiểu biết về cách uống

đủ
Khơng biết, đầy đủ, không đầy
đủ

Biến rời

khi mắc bệnh
Hiểu biết về cách xứ trí

Khơng biết, đầy đủ, khơng đầy
đủ

Biến rời

Khơng biết, đầy đủ, không đầy

Biến rời

đủ
Cán bộ y tế; Người nhà, bạn
bè; Sách, báo; Đài, ti vi; Từ
nhiều nguồn trên
Không biết, đầy đủ, khơng đầy


theo
Chẩn đốn tại khoa
Điều trị
ORS
Truyền tĩnh mạch
Kiến thức người mẹ
Nhận biết về bệnh tiêu

khi mắc bệnh
Hiểu biết về bệnh qua
thông tin
Hiểu biết về triệu
chứngbệnh
Thái độ về mức độ của
bệnh
Thái độ về đường lây
truyền bệnh tiêu chảy
Các biện pháp phồng
chống tiêu chảy
2.6.Xác định các biến số

Biến rời

đủ

Biến rời

Đúng, không đúng


Biến rời

Đúng, không đúng

Biến rời

Không biết, đầy đủ, không đầy
đủ

- Đánh giá kiến thức của bà mẹ về bệnh tiêu chảy trẻ em
- Định nghĩa tiêu chảy: kể đủ 2 tiêu chuẩn theo WHO thì được xác định là đủ,
nếu trả lời được 1 trong 2 tiêu chuẩn thì xác định là biết không đủ, nếu trả lời không
biết hoặc ngồi 2 tiêu chuẩn trên thì cũng xem như là khơng biết..
- Hành vi có hại: nếu kể được 4 hành vi trở lên (trên 4/6)thì xác định là biết đủ,
nếu kể được dưới 4 hành vi (< 4/6) thì xác định là biết không đủ, nếu bà mẹ trả lời


24

khơng biết hoặc ngồi 6 hành vi đã xác định thì xem là khơng biết.
- Hành vi có lợi: nếu bà mẹ kể được từ 4 hành vi trở lên(4/5) thì xác định là
biết đủ, nếu bà mẹ kể được dưới 4 hành vi có lợi (<4/5) thì được đánh giá là biết
không đủ, nếu bà mẹ trả lời không biết hoặc ngồi 5 hành vi xác định thì xem là
khơng biết.
- Xử trí tại nhà khi trẻ tiêu chảy: nếu bà mẹ kể đủ 2 biện pháp (bù dịch bằng
đường uống, đưa trẻ đến cơ sở y tế) thì xác định là đủ, nếu chỉ kể được 1 trong 2
biện pháp trên thì xác định là khơng đủ, nếu trả lời khơng biết hoặc ngồi 2 biện
pháp trên thì xem là không biết.
- Hiểu biết về các triệu chứng của bệnh tiêu chảy: nếu bà mẹ kể được từ
4triệu chứng trở lên(4/6) thì xác định là biết đủ, nếu bà mẹ kể được dưới 4triệu

chứng (<4/6) thì được đánh giá là biết không đủ, nếu bà mẹ trả lời khơng biết hoặc
ngồi 6triệu chứng xác định thì xem là không biết.
- Thái độ của bà mẹ đối với mức độ tiêu chảy: nếu bà mẹ xác định tiêu chảy là
nguy hiểm thì được xem là thái độ tích cực (đúng), nếu ngược lại thì được xem là
khơng tích cực (không đúng).
- Thái độ của bà mẹ đối với đường lây truyền tiêu chảy: nếu bà mẹ xác định tiêu
chảy là có lây truyền thì được xem là thái độ tích cực (đúng), nếu ngược lại thì được
xem là khơng tích cực (khơng đúng).
- Thái độ của bà mẹ đối với phòng chống tiêu chảy:nếu bà mẹ kể được từ
5triệu chứng trở lên(5/7) thì xác định là biết đủ, nếu bà mẹ kể được dưới 5triệu
chứng (<5/7) thì được đánh giá là biết không đủ, nếu bà mẹ trả lời khơng biết hoặc
ngồi 7triệu chứng xác định thì xem là khơng biết.
2.7. Thu thập và xử lí số liệu
- Các cán bộ trong nhóm nghiên cứu được hướng dẫn cách thu thập số liệu
từ hồ sơ bệnh án, khám lâm sàng, phương pháp phỏng vấn và cách ghi chép kết


25

quả phỏng vấn bà mẹ vào phiếu điều tra từ mỗi bệnh nhân vào viện được chọn theo
tiêu chuẩn nghiên cứu.
- Kiểm tra tính hồn tất, tính chính xác, tính phù hợp thông tin, tiêu chuẩn
chọn bệnh.
- Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.
- Dùng phương pháp thống kê mơ tả để phân tích các biến số chung như:
Tuổi, nhóm tuổi, giới, trình độ học vấn, số con, nghề nghiệp..
Tính tần số và tỷ lệ các biến qua điều tra phỏng vấn bà mẹ như hiểu biết về
tiêu chảy, Triệu chứng của tiêu chảy.
2.8. Đạo đức nghiên cứu
Khơng vi phạm y đức vì nghiên cứu này không ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm

lý của những người tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu được sự đồng ý của người
được nghiên cứu và đảm bảo bí mật cho người cung cấp tin, Bộ câu hỏi phỏng vấn
không liên quan đến những vấn đề nhạy cảm như: tôn giáo, chính trị, văn hóa.


×