Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị UTV của bệnh nhân mãn kinh tại bệnh viện k

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.78 KB, 50 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư vú (UTV) là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh ung thư ở phụ nữ.
Theo hiệp hội ung thư Hoa Kỳ (American Cancer Sociation, ACS) cã khoảng
1,4 triệu trường hợp mắc ung thư vú mới trên toàn thế giới vào năm 2008 [41].
Và tại Hoa Kỳ, năm 2009 có 19.2370 trường hợp mắc mới và 40.170 trường hợp
tử vong do căn bệnh này [41].
Theo thống kê dịch học trong nước gần đây, UTV là loại ung thư thường
gặp nhất ở phụ nữ, ở Hà Nội 30/100.000 phụ nữ, TP Hồ Chí Minh là 20/100.000
phụ nữ [3]. Nguy cơ mắc UTV tăng dần theo lứa tuổi [8], [29]. Theo nghiên cứu
cũng cho thấy nguy cơ mắc ung thư tăng dần theo tuổi, tuổi 30-39 là 0,43%; tuổi
40-49 là 1,44%; tuổi 50-59 là 2,63%, 60-69 là 3,65% [41]. Thống kê trong bệnh
viện thì UTV chủ yếu tập trung ở độ tuổi 45-49 [8]. Các nghiên cứu cũng chủ
yếu chủ yếu tập trung vào các lứa tuổi này. Tuy nhiên ở những phụ nữ UTV cao
tuổi, những phụ nữ ở độ tuổi hậu mãn kinh cả ở những nước phát triển và các
nước đang phát triển thì việc được tiếp cận chẩn đoán với các chăm sóc y tế thấp
hơn so với nhóm phụ nữ trẻ tuổi [22], [23]. Do vậy đây cùng là yếu tố ảnh
hưởng đến kết quả điều trị.
Ngày nay, trong việc chẩn đoán và điều trị UTV nói chung đã đạt nhiều tiến
bộ lớn rất. Có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước đã chỉ ra
rằng các yếu tè: tuổi, kích thước u, số lượng hạch nách di căn, thể mô bệnh học,
độ mô học, tình trạng thụ thể nội tiết, tình trạng biểu lé Her-2/neu… là những
yếu tố quan trọng trong điều trị và tiên lượng bệnh [30], [24]. Điều trị ung thư
vú đòi hỏi sù phối hợp nhiều phương pháp: tại chỗ bằng phẫu thuật, xạ trị; điều
trị toàn thân bằng hóa chất, nội tiết, kháng thể đơn dòng [8]. Nhờ vậy, thời gian
sống của bệnh nhân UTV ngày càng được cải thiện, chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân ngày càng nâng cao. Tuy nhiên việc điều trị nội tiết thường chỉ áp
dụng và có hiệu quả với những bệnh nhân có thụ thể nội tiết dương tính, ở
những bệnh nhân có thụ thể nội tiết âm tính thường không được tiÕp tục điều trị
bằng thô thể nội tiết hoặc điều trị thường có hiệu quả không cao [23], [35]
Trong khi đó, tình trạng bộc lé Her-2/neu quá mức cũng là một yếu tố quan


trọng trong việc tiên lượng điều trị ở bệnh nhân UTV. Theo các nghiên cứu trên
thế giới thì ở những bệnh nhân có thô thể nội tiết âm tính thường có tỷ lệ tình
trang bộc lé Her-2/neu cao hơn so với các nhóm bệnh nhân khác [32], [34]. Nhờ
đó, những bệnh nhân này thường được áp dụng thêm điều trị kháng thể đơn

2
dòng nhằm tăng thời gian sống, cải thiện bệnh chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân. Tại Việt Nam, các nghiên cứu trước đây thường tập trung về người trẻ
tuổi, hay ở những bệnh nhân cả còn kinh và mạn kinh. Tuy nhiên, một số nghiên
cứu trên thế giới cho thấy, ung thư vú trên phụ nữ mạn kinh có tiên lượng khác
với phụ nữ còn kinh vào thời điểm chẩn đoán và điều trị do khác nhau về yếu tố
sinh học [28], [32]. Tại Việt Nam, chưa thấy đề tài nào đi sâu đề cập về vấn đề
này. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu:
“Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị UTV của
bệnh nhân mãn kinh tại bệnh viện K”
Nhằm những mục tiêu sau:
• Tìm hiểu mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng với
các yếu tố sinh học của ung thư vú ở bệnh nhân mãn kinh.
• Đánh giá kết quả điều trị của bệnh nhân ung thư vú mãn kinh.

3
Chương 1: Tổng quan
1.1. Dịch tễ học và những yếu tố nguy cơ gây UTV
1.1.1 Dịch tễ học
UTV không những là bệnh ung thư hay gặp nhất mà còn là nguyên nhân
chính gây tử vong đối với phụ nữ tại nhiều nước trên thế giới. Tỷ lệ mắc UTV
có khoảng dao động lớn giữa các nước, tỷ lệ mắc cao nhất ở Mỹ và Bắc Âu, tỷ
lệ mắc trung bình ở Nam Âu và thấp nhất ở Châu Á. Căn bệnh này có xu hướng
tăng lên ở tất cả các nước. Một số nước Châu á có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt
ở Nhật Bản, Singapore nơi có lối sống đang được phương Tây hóa trong đó chế

độ ăn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển UTV [13], [27]. Tỷ lệ mắc
UTV tăng theo tuổi, hiếm gặp ở lứa tuổi dưới 30, khi trên độ tuổi này tỷ lệ mắc
bệnh gia tăng một cách nhanh chóng [3], [14]. Tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi tăng từ
25/100.000 dân ở độ tuổi 30 - 34 lên đến 200/100.000 dân ở độ tuổi từ 45 - 49
[10]. Tuy nhiên, ở một số nước phát triển mặc dù tỷ lệ mắc gia tăng nhanh
chóng nhưng tỷ lệ chết vẫn giữ được ở mức độ ổn định nhờ nhận thức của người
bệnh, nhờ vào các tiến bộ trong sàng lọc phát hiện sớm và những thành tựu đạt
được trong điều trị, đặc biệt là điều trị hệ thống [10]. Tại Việt Nam, theo thống
kê giai đoạn 2001-2004, tỷ lệ mắc UTV ở các tỉnh phía Bắc là 19,6/100.000 dân,
đứng đầu các ung thư ở nữ và ở phía Nam, tỷ lệ này là 16,3/100.000 dân, đứng
thứ hai sau ung thư cổ tử cung [3].
1.1.2 Các yếu tố nguy cơ

• Yếu tè gia đình: những người có tiền sử gia đình như: mẹ, chị em gái,
con gái bị UTV thì có nguy cơ bị UTV cao gấp hai đến ba lần so với
người bình thường [37]. Phô nữ có mẹ UTV trước tuổi 40 nguy cơ
phát triển UTV tăng gấp 2 lần so với phụ nữ không có tiền sử gia đình
[27], [10].
• Yếu tố nội tiết: estrogen thúc đẩy sự phát triển và hoạt động tăng sinh
của hệ thống ống tuyến vú, làm tăng nguy cơ UTV do việc kích thích
sinh các tế bào chưa biệt hóa. Nồng độ estrogen nội sinh ở những phụ
nữ bị UTV cao hơn so với những người không bị ung thư. Việc sử
dụng hormon ngoại sinh như thuốc tránh thai cũng làm tăng nguy cơ
mắc UTV [21], [31].

4
• Tuổi: nguy cơ mắc UTV tăng lên theo tuổi. Hiếm gặp bệnh nhân UTV
ở tuổi 20 - 30. Tỷ lệ mắc UTV cao ở độ tuổi 45 - 49 [10]. UTV rất
hiếm gặp ở người trẻ tuổi, tại thời điểm được chẩn đoán chỉ khoảng
2,5% số bệnh nhân dưới 35 tuổi, 6,5% dưới 40 tuổi. Tại Việt Nam

theo nghiên cứu của Nguyễn Nhật Tân bệnh thường gặp nhất ở nhóm
tuổi 27-60 chiếm 68,9% và nhóm dưới 40 tuổi chỉ chiếm 13,8% [17],
[23].
• Chế độ dinh dưỡng: liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với UTV, ở lứa
tuổi sau mãn kinh béo phì được coi làm tăng nguy cơ UTV. Rượu
còng được coi làm tăng nguy cơ UTV. Ngược lại, chế độ ăn nhiều dầu
oliu, ngò cốc và hoa quả có thể làm giảm nguy cơ này [10], [27].
• Các yếu tố môi trường: khi tiếp xúc với những bức xạ ion hóa làm
tăng nguy cơ phát triển UTV, có mối liên quan giữa liều lượng, tuổi
tiếp xúc đặc biệt là tuổi thanh niên với nguy cơ bị UTV [27].
1.2. Sinh bệnh học UTV
1.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển UTV
Những tiến bộ về sinh học phân tử trong những năm gần đây cho phép thấy
rõ được một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển UTV sau:
• Thụ thể nội tiết estrogen và progesterone: estrogen có tác dụng điều hòa
quá trình nhân lên và biến hóa của các tế bào đích bằng các receptor đặc
hiệu [31], [7]. Việc phát hiện ra TTNT estrogen đánh dấu một bước ngoặt
trong nghiên cứu sinh bệnh học UTV bằng việc chỉ ra sự khác biệt trên
lâm sàng giữa hai nhóm UTV có TTNT estrogen dương tính và âm tính
[5], [8]. Bệnh nhân UTV có TTNT estrogen dương tính đáp ứng tốt hơn
với điều trị bằng nội tiết, tỷ lệ tái phát thấp hơn và thời gian sống thêm
lâu hơn với nhóm có estrogen âm tính. TTNT progesterone còng là một
yếu tố tiên lượng đáp ứng với điều trị nội tiết trong UTV, những bệnh
nhân có TTNT dương tính thì đáp ứng với điều trị kém hơn so với bệnh
nhân TTNT âm tính [10].
• Thụ thể yếu tố phát triển biểu mô Her-2/neu: Her-2/neu là một tiền gen
nằm trên nhiễm sắc thể thứ 17, là một trong bốn thành viên của họ các
yếu tố phát triển biểu bì, có vai trò như yếu tố phát triển biểu mô. Bằng
nhuộm hoá mô miễn dịch, người ta xác định được sự bộc lé gen này
chiếm khoảng 1/3 số trường hợp ung thư/ biểu mô tuyến vú. Tăng biểu lé

Her-2/neu liên quan đến giảm tỷ lệ sống thêm [35], [24].

5
• Gen UTV: những loại gen có liên quan đến UTV là BRCA1 nằm trên
nhiễm sắc thể 17, BRCA2 nằm trên nhiễm sắc thể 13 đột biến những gen
này làm tăng nguy cơ mắc UTV [27].
1.2.2 Bệnh sử tự nhiên của UTV
Biểu hiện lâm sàng của UTV có đặc trưng là kéo dài và rất khác nhau giữa
các bệnh nhân. Người ta ước tính, từ khi tế bào chuyển biến ác tính đầu tiên đến
khi phát hiện được khối u có kích thước 1cm thì phải mất khoảng thời gian vài
năm. Chỉ một số Ýt bệnh nhân (<3%) ngay sau khi xuất hiện các triệu chứng,
bệnh tiến triển nhanh và tử vong trong vài tháng [32]. Green Wood, Bloom và
CS theo dõi những trường hợp UTV không điều trị, thấy thời gian sống thêm
trung bình kể từ khi chẩn đoán là 31 tháng, tỷ lệ sống thêm 3 năm là 40% và 5
năm là 18-20%, chỉ có 4% sống thêm 10 năm [10].
Giai đoạn tại chỗ: khối u nguyên phát xuất phát từ đơn vị tiểu thùy, ống
tuyến tận cùng của tuyến vú. Sau đó phát triển lan sang mô lân cận, xô đẩy tổ
chức tuyến vú bình thường. Xu hướng vượt khỏi mô tuyến vú xâm nhiễm mô
xung quanh đến các cấu trúc lân cận như da, làm co rót da, sần da cam, phù nề
da, đỏ và loét da. Khi chúng xâm nhiễm đến cân cơ ngực và thành ngực tạo
thành một khối cứng.
Giai đoạn lan tràn: khi tế bào u rời khỏi khối u nguyên phát sẽ theo mạng
bạch huyết nông để đến các chặng hạch nách rồi đi vào hệ tuần hoàn tĩnh mạch,
vào hệ hạch vú trong lan vào trung thất. Tế bào di căn xương của ung thư biểu
mô tuyến vú là loại tiêu xương hoặc tạo xương hoặc cả hai. Ung thư vú thường
lan tràn vượt ra ngoài vùng vú vào lúc chẩn đoán được bệnh, mặc dù không phát
hiện được sự lan tỏa này, đây là cơ sở đặt ra điều trị toàn thân [10].
1.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng UTV
1.3.1. Đặc điểm lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng của UTV rất đa dạng.

• Khối u ở vú và vị trí: khoảng 90% triệu chứng đầu tiên của bệnh UTV là
có khối u [14], [20]. UTV mới phát hiện triệu chứng rất nghèo nàn.
Thường chỉ thấy có khối u nhỏ ở vú, bề mặt gồ ghề không đều, mật độ
cứng chắc, ranh giới không rõ ràng. Ở giai đoạn sớm khi u chưa xâm lấn
lan rộng thì di động rễ ràng. Giai đoạn cuối u đã xâm lấn [3], [20]. Vị trí
khối u thường 1/4 trên ngoài 40,9% [17], [20].

6
• Thay đổi da trên vị trí khối u: thường gặp nhất là dính da, co rót da. Dính
da ở thời kỳ đầu rất khó phát hiện, thường chỉ bác sỹ có kinh nghiệm mới
phát hiện. Dính da là một đặc điểm lâm sàng quan trọng để chẩn đoán
UTV [17]. UTV có thể làm cho da vú ở vị trí trên khối u đỏ lên và nóng
tại chỗ, có thể có phù da, sần da như vỏ cam (gọi là sần da cam), có khi
nóng đỏ toàn bộ vú ở UTV thể viêm.
• Thay đổi hình dạng núm vú: khối u xâm lấn gây co kéo tổ chức xung
quanh. Khi khối u ở gần núm vú có thể gây tụt núm vú, lệch núm vú. Một
số trường hợp UTV (Paget núm vú) gây loét núm vú, lúc đầu thường
chẩn đoán nhầm là chàm.
• Chảy dịch đầu vú: UTV đôi khi gây chảy dịch đầu vú. Một số trường hợp
bệnh nhân đến bệnh viện vì do lý chảy dịch đầu vú. Dịch chảy có thể là
dịch không màu, dịch nhày, nhưng thường là dịch máu. Làm xét nghiệm
tế bào dịch đầu vú, chụp ống tuyến vú có bơm thuốc cản quang, nội soi
ống tuyến sữa, lấy tổ chức gây chảy dịch làm giải phẫu bệnh là phương
pháp chủ yếu để chẩn đoán chính xác. Nhưng rất may trong số bệnh nhân
có chảy dịch đầu vú thì chỉ có 5% là bệnh UTV còn lại là các bệnh lành
tính tuyến vú gây ra [36], và trong sè bệnh nhân bị UTV thì có 2,6% là có
chảy dịch đầu vú kèm theo khối u vó [17].
• Hạch nách sưng to: giai đoạn đầu hạch nách thường nhỏ mềm khó phát
hiện trên lâm sàng. Giai đoạn muộn hạch nách to, cứng chắc, đôi khi dính
nhau, dính tổ chức xung quanh nên di động hạn chế. Tổ chức ung thư di

căn tới hạch nách phá vỡ vỏ hạch, xâm lấn ra ngoài da, gây vỡ loét da
vùng nách. Đôi khi hạch nách sưng to là triệu chứng đầu tiên phát hiện
UTV.
• Đau vùng vú: thường UTV giai đoạn đầu không gây đau, đôi khi có thể bị
đau vùng vú, nhấm nhứt không thường xuyên.
• Biểu hiện UTV giai đoạn cuối: UTV giai đoạn cuối tại chỗ có thể xâm lấn
gây lở loét, hoại tử ra ngoài da gây chảy dịch, mùi hôi thối, xâm lấn thành
ngực gây đau nhiều. Có thể di căn hạch nách, hạch thượng đòn, xương,
não, phổi, gan gây gày sút, mệt mỏi, đau nhiều, khó thở, liệt
1.3.2 Đặc điểm cận lâm sàng
• Chẩn đoán tế bào học: tế bào học được làm từ những tổn thương loét ở
vú hay tiết dịch ở núm vú, khối u hay mảng cứng ở vú. Phương pháp

7
chọc rút bằng kim nhá trong chẩn đoán UTV là phương pháp đơn giản,
chính xác, thời gian nhanh, chi phí thấp và an toàn cho người bệnh. Bệnh
nhân sẽ có kết quả sau 30 phót mà không có biến chứng gì đáng kể. Đây
là xét nghiệm bắt buộc cho toàn bộ bệnh nhân UTV trước khi tiến hành
phẫu thuật.
o Sinh thiết kim (Core Biopsy): để chẩn đoán mô bệnh học, giúp xác
định hình ảnh mô bệnh học của tổn thương, tránh được việc lấy
mẫu không đảm bảo.
o Sinh thiết định vị: sử dụng nguyên tắc song song để xác định vị trí
tổn thương của tuyến vú trong không gian 3 chiều thông qua các
phim chụp từ nhiều phía khác nhau, hoặc dưới hướng dẫn của siêu
âm.
o Sinh thiết tức thì: cố định bệnh phẩm bằng đông lạnh tổ chức sau
đó cắt mỏng bằng máy, nhuộm và đọc kết quả trong vòng vài chục
phót.
o Sinh thiết mở: vẫn được coi là “tiêu chuẩn vàng” để khẳng định

UTV.
• Siêu âm tuyến vú: có giá trị chủ yếu để phân biệt tổn thương là nang với
những tổn thương đặc của vó.
• Các xét nghiệm đánh giá toàn thân:
o Chụp phổi: phát hiện tổn thương, di căn ở phổi.
o Siêu âm gan: tìm tổn thương ở gan.
o Chụp cắt líp vi tính, chụp cộng hưởng từ.
o Chất chỉ điểm khối u CA 15- 3: có giá trị theo dõi và tiên lượng
o Các xét nghiệm khác: để đánh giá toàn trạng bệnh nhân và khả
năng chịu đựng các phương pháp điều trị.
1.4. Chẩn đoán UTV
1.4.1. Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán xác định UTV nhất thiết phải có sự khẳng định giải phẫu bệnh
học.
Trên thực tế lâm sàng, UTV thường được chẩn đoán dùa vào 3 phương pháp:
khám lâm sàng, tế bào học và chụp tuyến vú, nếu một trong ba yếu tố này có kết

8
quả nghi ngờ hoặc âm tính thì bệnh nhân sẽ được tiến hành làm sinh thiết tức thì
để chẩn đoán xác định. Ngoài ba phương pháp thông dụng trên, một số các
phương pháp khác như sinh thiết kim, sinh thiết mở, sinh thiết 48 giê được áp
dụng tuỳ theo từng trường hợp. Phương pháp sinh thiết ngoài ý nghĩa để chẩn
đoán xác định còn có giá trị để đánh giá trình trạng TTNT (ER, PR) và Her-
2/neu nhằm định hướng cho phương pháp điều trị nội tiết, hoá chất và để tiên
lượng bệnh [16].
1.4.2. Chẩn đoán TNM và giai đoạn (theo Hội ung thư Hoa Kỳ AJCC 2002)
Điểm nổi bật của phân loại TNM của Hội ung thư Hoa Kỳ năm 2002 khác so
với năm 1997 là hạch thượng đòn cùng bên được tính là N3c thay vì trước đây
xếp vào M1. Chính vì vậy, giai đoạn của bệnh thêm một giai đoạn là IIIc bao
gồm bất kỳ T, N3 và M0.

T (U nguyên phát)
Tx: Không xác định được u nguyên phát.
T0: Không có dấu hiệu u nguyên phát.
Tis: Ung thư biểu mô tại chỗ: ung thư biểu mô ống tại chỗ; ung thư biểu mô tiểu
thuỳ tại chỗ hoặc bệnh Paget của núm vú nhưng không có u. tiÓu thuú t¹i
chç hoÆc bÖnh Paget cña nóm vó nhng kh«ng cã u.
T1: U có đường kính ≤ 2 cm.
T micro: U có đường kính ≤ 0,1 cm.
T 1a: 0,1 cm < U có đường kính ≤ 0,5 cm.
T 1b: 0,5 cm < U có đường kính ≤ 1 cm.
T 1c: 1 cm < U có đường kính ≤ 2 cm.
T2: 2 < đường kính u ≤ 5 cm.
T3: U có đường kính > 5 cm.
T4: U với mọi kích thước nhưng xâm lấn trực tiếp tới thành ngực hoặc da (thành
ngực bao gồm xương sườn, cơ liên sườn, cơ răng trước, không tính cơ ngực
lớn).
T4a: U xâm lấn tới thành ngực.
T4b: Thâm nhiễm sần da cam, loét da vú hoặc có nhiều u nhỏ dạng vệ tinh ở vú
cùng bên.
T4c: Bao gồm cả T4a và T4b.

9
T4d: UTV dạng viêm.
N (Hạch vùng theo lâm sàng).
Nx: Không xác định được hạch vùng.
N0: Không di căn hạch vùng.
N1: Di căn hạch nách cùng bên di động.
N2: Di căn hạch nách cùng bên nhưng hạch dính vào nhau hoặc dính vào mô
xung quanh hoặc lâm sàng có di căn hạch vú trong cùng bên nhưng không có di
căn hạch nách:

N 2a: Di căn hạch nách cùng bên nhưng hạch dính vào nhau hoặc dính vào mô
xung quanh.
N 2b: lâm sàng có di căn hạch vú trong cùng bên nhưng không có di căn hạch
nách.
N3: di căn hạch hạ đòn hoặc di căn hạch nách cùng với hạch vú trong cùng bên
hoặc di căn hạch thượng đòn:
N 3a: di căn hạch hạ đòn.
N 3b: di căn hạch nách cùng với hạch vú trong cùng bên.
N 3c: di căn hạch thượng đòn cùng bên.
pN (Hạch vùng theo giải phẫu bệnh sau mổ).
pNx: không xác định được di căn hạch vùng.
pN0: không có di căn hạch vùng.
pN1: di căn từ 1-3 hạch nách cùng bên và hoặc vi di căn vào hạch vú trong cùng
bên phát hiện thông qua sinh thiết hạch cửa (không có biểu hiện ở lâm sàng):
pN micro: ≤ 2 mm.
pN 1a: di căn từ 1-3 hạch nách cùng bên.
pN 1b: vi di căn vào hạch vú trong cùng bên phát hiện thông qua sinh thiết hạch
cửa (không có biểu hiện ở lâm sàng).
pN 1c: pN1a + pN 1b.
pN 2: di căn từ 4-9 hạch nách cùng bên hoặc di căn hạch vú trong cùng bên có
biểu hiện lâm sàng:
pN 2a: di căn từ 4-9 hạch nách cùng bên.

10
pN2b: di cn hch vỳ trong cựng bờn cú biu hin lõm sng v khụng cú di cn
hch nỏch.
pN3: di cn t 10 hch nỏch cựng bờn tr lờn v hoc di cn hch h ũn, di cn
hch vỳ trong cựng bờn kốm theo di cn hch nỏch, di cn hch thng ũn cựng
bờn:
pN3a: di cn t 10 hch nỏch cựng bờn tr lờn v hoc di cn hch h ũn.

pN3b: di cn hch vỳ trong cựng bờn kốm theo di cn hch nỏch.
pN3c: di cn hch thng ũn cựng bờn.
M (Di cn xa)
Mx: Khụng xỏc nh c di cn xa thi im chn oỏn. Không xác
định đợc di căn xa ở thời điểm chẩn đoán.
M0: Khụng di cn xa. Không di căn xa.
M1: Di cn xa. Di căn xa.
Nhom Giai on
Giai on 0: TisN0M0 Tis N0 M0
Giai on I: T1N0M0 T1 N0 M0
Giai on IIA: T0,1N1M0; T2N0M0 T0,1 N1 M0; T2 N0 M0
Giai on IIB: T2N1M0; T3N0M0 T2 N1 M0; T3 N0 M0
Giai on IIIA: T0,1,2 N2M0; T3N1,2M0 T0,1,2 N2 M0; T3 N1,2
M0
Giai on IIIB: T4N0,1,2 M0 T4 N0,1,2 M0
Giai on IIIC: mi T N3M0 mọi T N3 M0
Giai on IV: mi T mi N M1 mọi T mọi N M1
1.4.3. Chn oỏn mụ hc v hoỏ mụ min dch
1.4.3.1. Phõn loi mụ hc
Phõn loi ca T chc Y t Th gii 1982 [20]
Khụng xõm nhp:
Ung th biu mụ ng ti ch
Ung th biu mụ tiu thu ti ch
Xõm nhp:
Ung th biu mụ ng xõm nhp

11
Ung thư biểu mô ống xâm nhập với thành phần nội ống trội
Ung thư biểu mô tiểu thuỳ xâm nhập
Ung thư biểu mô thể nhầy

Ung thư biểu mô thể tuỷ
Ung thư biểu mô thể nhó
Ung thư biểu mô thể ống nhỏ
Ung thư biểu mô dạng tuyến nang
Ung thư biểu mô chế tiết
Ung thư biểu mô bán huỷ
Ung thư biểu mô dị sản
• Dị sản vẩy
• Dị sản tế bào hình thoi
• Dị sản xương và sụn
Bệnh Paget núm vú
Nguyễn Đăng Đức ung thư biểu mô ống xâm nhập chiếm tỷ lệ cao (75,7%),
sau đó đến ung thư biểu mô ống xâm nhập có thành phần nội ống trội (10,59%),
Nguyễn Nhật Tân ung thư biểu mô ống xâm nhập chiếm tỷ lệ cao nhất (74%),
sau đó đến UTBM có thành phần nội ống trội chiếm 6,7%, ung thư biểu mô thể
nhó chiếm 4,6% [12], [17].
1.4.3.2. Độ mô học
Vai trò tiên lượng của ĐMH với bệnh nhân UTV đã được chứng minh rất rõ
ràng trong nhiều nghiên cứu lâm sàng, ĐMH cao có tỷ lệ di căn xa nhiều hơn và
thời gian sống thêm ngăn hơn so với nhóm có ĐMH thấp [29]. Nghiên cứu của
Nguyễn Đăng Đức (1999) cũng đã nêu mối liên quan có ý nghĩa giữa ĐMH với
thời gian sống thêm có tái phát và di căn. Kết quả cho thấy nhóm có tái phát có
độ II và III cao hơn nhóm không tái phát. Nhóm không tái phát có độ nhân chia I
cao hơn nhóm có tái phát [12].
1.4.3.3. ứng dông hoá mô miễn dịch trong UTV
Thụ thể estrogen và progesterone
Các protein thụ thể hormon steroid trong tế bào gồm estrogen (ER) và
progesteron (PR) đã được nghiên cứu nhiều như là những yếu tố tiên lượng và
hướng dẫn cho điều trị nội tiết. Khoảng 50 đến 85% các trường hợp ung thư biểu


12
mô tuyến vú có chứa một lượng ER có thể xác định được. Tần số các u có ER
dương tính và cường độ dương tính tăng với tuổi bệnh nhân, cả hai đạt tới mức
cao nhất ở những bệnh nhân mãn kinh [35], [37].
Her-2/neu.
HER-2/neu là thụ thể trên màng tế bào thuộc nhóm thụ thể của yếu tố tăng
trưởng biểu bì. Người ta tìm thấy 30%-50% UTV có bộc lé quá mức thụ thể yếu
tố phát triển biểu mô Her-2/neu, sự bộc lé quá mức yếu tố này còn gặp trong ở
một số loại ung thư khác như phổi, tiền liệt tuyến, đại trực tràng [31]. Sù bộc lé
quá mức hoặc khuyếch đại gen Her-2/neu có thể gây tăng sinh tế bào biểu mô.
Nhiều nghiên cứu đã đánh giá ý nghĩa của xét nghiệm hoá mô miễn dịch Her-
2/neu. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những bệnh nhân có ER, PR âm tính thì
mức độ Her-2/neu biểu lé cao bất thường[35], [36]. Ngoài ra, Her-2/neu dương
tính còn liên quan đến sự kháng điều trị tamoxifen ở những bệnh nhân có ER
dương tính [37]. Một vài nghiên cứu còn ghi nhận những bệnh nhân có biểu hiện
quá mức với Her-2/neu thường nhạy với anthracyline [35], [40]. Her-2/neu
dương tính là yếu tố tiên lượng xấu làm giảm thời gian sống thêm [17],[20],
[21].
Ngoài những dấu Ên sinh học nói trên kỹ thuật hoá mô miễn dịch cũng đóng
vai trò quan trọng trong việc đánh giá các dấu Ên sinh học khác có ý nghĩa tiên
luợng trong điều trị ung thư biểu mô tuyến vú như Protein p53, Ki-67, PCNA
[20].
1.5. Điều trị UTV
Có thể nói điều trị UTV là sự phối hợp điển hình giữa các phương pháp điều
trị [17]. Ba phương pháp được áp dụng trong điều trị ung thư là phẫu thuật, tia
xạ và điều trị hệ thống (hoá chất, nội tiết).
Trên thực tÕ lâm sàng, lùa chọn phương pháp điều trị căn cứ vào nhiều yếu
tố bao gồm giai đoạn bệnh, thể mô học, ĐMH, tình trạng TTNT, Her-2/neu, tuổi
và một số yếu tố khác. Giai đoạn bệnh là yếu tố chính quyết định việc lùa chọn
phương pháp điều trị [3].

Điều trị UTV giai đoạn 0
Ung thư thể tiểu thùy tại chỗ: chỉ cần lấy bỏ tổn thương và theo dõi. Nguy cơ
chuyển thành thể xâm lấn chỉ khoảng 21% trong 15 năm. Và sử dụng tamoxifen
làm giảm nguy cơ này. Một số trường hợp nguy cơ cao như có tiền sử gia đình
thì có thể lùa chọn cắt tuyến vú hai bên dự phòng.

13
Ung thư biểu mô thể nội ống (UTBM thể ống tại chỗ): phẫu thuật bảo tồn cắt
bỏ thùy có tổn thương sau đó xạ trị toàn bộ vú và tăng liều tại giường khối u.
Nếu có chống chỉ định phẫu thuật bảo tồn thì chỉ cần cắt tuyến vú là đủ, không
cần vét hạch. Điều trị nội tiết được áp dụng nếu TTNT dương tính.
Điều trị UTV giai đoạn I, II và T3N1M0
Phẫu thuật: đối với UTV giai đoạn I, II có thể chọn phẫu thuật cắt bỏ tuyến
vú triệt căn biến đổi hoặc phẫu thuật bảo tồn nếu không có chống chỉ định. Vét
hạch nách là thường quy.
Xạ trị: chỉ định tia xạ bắt buộc cho bệnh nhân được phẫu thuật bảo tồn, bệnh
nhân có khối u vó > 5 cm và di căn hạch sau mổ từ 3 trở lên. Với trường hợp di
căn 1-3 hạch sau mổ thì việc chỉ định tia xạ còn nhiều tranh cãi và đang được
nghiên cứu.
Bổ trợ toàn thân: điều trị hóa chất chỉ có lợi Ých cho các bệnh nhân dưới 70
tuổi. Các trường hợp u < 0,5 cm, không di căn hạch thường Ýt có lợi Ých khi
điều trị hóa chất và nội tiết. Các trường hợp u 0,6 - 1cm có thể cân nhắc điều trị
hóa chất nếu có các yếu tố tiên lượng xấu đi kèm (TTNT âm tính, ĐMH cao,
Her-2/neu dương tính). Các trường hợp u > 1cm hoặc có di căn hạch nên được
điều trị hóa chất. Phác đồ có anthracycline cho kết quả cao hơn phác đồ CMF
(Cyclophosphamide, Methotrexate, 5-FU). Đối với các bệnh nhân có thụ thể yếu
tố phát triển biểu mô dương tính thì hiệu quả của phác đồ có anthracycline còn
cao hơn nữa. Điều trị nội tiết cho các bệnh nhân có thụ thể nội tiết dương tính.
Với những bệnh nhân có thụ thể yếu tố phát triển biểu mô Her-2/neu dương tính
3+ bằng nhuộm hóa mô miễn dịch hoặc dương tính bằng phương pháp FISH

(fluorescence in situ hybridization) thì có thể kết hợp điều trị kháng thể đơn
dòng với hóa chất làm tăng thời gian sống thêm.
Điều trị UTV giai đoạn III trừ T3N1M0
Hầu hết các trường hợp này đều không mổ được và nên điều trị hóa chất tiền
phẫu có anthracycline làm giảm giai đoạn sau đó điều trị phẫu thuật sau. Nếu
trong lúc điều trị hóa chất trước mổ mà bệnh tiến triển thì cần xạ trị nhằm tăng
cường kiểm soát tại chỗ sau đó có thể điều trị toàn thân sau xạ trị.
Điều trị UTV giai đoạn IV
Đối với UTV di căn thì điều trị là nhằm mục đích kéo dài thời gian sống và
nâng cao chất lượng cuộc sống mà không phải điều trị khỏi hoàn toàn. Vì vậy
các phương pháp có độc tính thập nên được áp dụng như điều trị nội tiết. Bệnh

14
nhân có di căn xương thì dùng thêm các thuốc bisphosphonate cùng với hóa chất
và thuốc nội tiết.
Điều trị UTV tái phát, di căn
Bệnh nhân tái phát tại chỗ: lấy bỏ u tái phát và xạ trị tại chỗ (nếu chưa tia xạ
hoặc vẫn trong giới hạn liều an toàn). Nếu bệnh nhân đã được điều trị bảo tồn thì
phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú và xét điều trị bổ trợ toàn thân. Bệnh nhân tái phát di
căn xa thì điều trị như bệnh nhân giai đoạn IV.
Chương2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm bệnh nhân UTV mãn kinh được chẩn đoán và điều trị triệt để tại bệnh
viện K từ năm 2002- 2005.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
• Có hồ sơ lưu trữ đầy đủ thông tin cần thiết.
• Tất cả bệnh nhân nữ được chẩn đoán xác định là ung thư biểu mô tuyến vú
nguyên phát bằng mô bệnh học.
• Đã mãn kinh, hoặc đã cắt buồng trứng được 1 năm.
• Có xét nghiệm nhuộm hóa mô miễn dịch xác định ER, PR và thụ thể yếu tố

phát triển biểu mô Her-2/neu.
• Đã được phẫu thuật loại bỏ khối u, hạch di căn hoặc buồng trứng. Và được
điều trị triệt bằng thuốc kháng nội tiết Tamoxipen đối với bệnh nhân có ER
dương tính.

15
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
• Đang mắc bệnh phối hợp nặng hoặc ung thư khác đang tiến triển.
• Tiền sử điều trị các bệnh ung thư khác trong vòng 5 năm tính từ thời điểm
được chẩn đoán UTV.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
• Nghiên cứu mô tả cắt ngang có theo dõi dọc
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
• Thu thập số liệu thông tin bệnh nhân theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống
nhất dùa trên hồ sơ bệnh án cũ.
• Phỏng vấn hỏi trực tiếp bệnh nhân, người nhà bệnh nhân bằng điện thoại, thư
thăm khám trực tiếp bệnh nhân tại phòng khám để thu thập thông tin sống thêm.
2.2.3. Các thông tin cần thu thập
2.2.3.1 Các thông tin chung và đặc điểm lâm sàng
• Tất cả bệnh nhân được khai thác thu thập thông tin chung về bản thân như tuổi,
nghề nghiệp, bệnh kèm theo.
• Lý do đến viện.
• Thời gian bị bệnh : là thời gian từ khi bệnh nhân phát hiện thấy triệu chứng đến
khi vào viện.
• Tiền sử sản phụ khoa, tiền sử các bệnh khác kèm theo. tiền sử gia đình.
• Các dấu hiệu lâm sàng liên quan được ghi nhận :
• Bên vú bị bệnh, vị trí khối u.
• Đánh giá về đặc điểm khối u:
o Mật độ khối u.

o Ranh giới khối u .
o Tính chất di động của khối u.
2.2.3.2. Nghiên cứu các đặc điểm cận lâm sàng
Mô bệnh học:.
o Thể giải phẫu bệnh và số lượng hạch nách di căn và xếp giai đoạn
theo UICC [10].

16
o Độ mô học: Phân ĐMH theo Scarff-Bloom-Richardson áp dụng cho
ung thư biểu mô ống xâm nhập. Độ I: Biệt hóa rõ
Độ II: Biệt hóa
Độ III: Biệt hóa kém
TT estrogen, progesterone : Phát hiện estrogen và progesterone bằng nhuộm hóa
mô miễn dịch [8]. Đánh giá trên tiêu bản bệnh phẩm sau mổ.
Her-2/neu : Âm tính : Không có tế bào bộc lé Her-2/neu.
o Dương tính yếu (+) : dưới 10% tế bào bộc lé Her-2/neu.
o Dương tính vừa (++) : trên 10% tế bào bộc lé Her-2/neu, mức độ bắt
mầu của tế bào u vừa phải.
o Dương tính mạnh (+++) : Trên 30% tế bào bộc lé Her-2/neu và có
mức độ bắt mầu tế bào u mạnh.
o Chỉ dương tính khi ++ và +++.
2.2.3.3. Các phương pháp điều trị.
• Phẫu thuật bảo tồn.
• Phẫu thuật cắt tuyến vú triệt căn.
• Điều trị hóa chất bổ trợ: khi có chỉ định.
• Điều trị tia xạ
• Các trường chiếu bao gồm:
o Trường chiếu vú:
o Trường chiếu hệ hạch thượng, hạ đòn, hố nách:
 Tổng liều xạ: 45-50 Gy. Tăng liều tại giường khối u trong phẫu

thuật bảo tồn lên 65 Gy.
• Điều trị nội tiết nếu có TTNT dương tính:
Cắt buồng trứng bằng tia xạ hoặc bằng phẫu thuật.

17
Uống tamoxifen với liều 20 mg/ngày liên tục sau khi kết thúc điều trị tia xạ.
thời gian dùng tối đa 5 năm. tia x¹. thêi gian dïng tèi ®a 5 n¨m.
2.3. Phân tích và xử lý số liệu
• Số liệu nghiên cứu được nhập, xử lý và phân tích trên máy tính, sử dông
phần mềm SPSS 15.0; lấy ý nghĩa thống kê mức 5%.
• Đánh giá sống thêm không bệnh (STKB) và sống thêm toàn bộ (STTB), sống
thêm không có tái phát:
o STKB: Là khoảng thời gian được tính từ khi kết thúc điều trị tới khi
bệnh có tái phát và/hoặc di căn mà không có dấu hiệu của bệnh.
o STTB: Là khoảng thời gian được tính từ ngày bắt đầu điều trị đến khi
tử vong.
o Đánh giá tái phát và di căn : dùa vào các triệu chứng lâm sàng,các xét
nghiệm như chụp X-Quang phổi, X-Quang xương, chụp cắt líp vi tính
lồng ngực và sọ não, chụp cộng hưởng từ, siêu âm ổ bong, tế bào hạch
ngoại vi, dịch màng phổi, định lượng CA 12.5.
• Phương pháp đánh giá sống thêm :
o Thời điểm gốc của nghiên cứu: là ngày mổ.
o Thời điểm rút khỏi nghiên cứu :
- Ngày chết do UTV nếu tính STTB và ngày tái phát hoặc di căn nếu tính
STKB.
- Ngày mÊt theo dõi: ngày khám bệnh cuối cùng còn sống, sau đó không
còn thông tin nào khác.
- Các bệnh nhân đã chết nhưng có thời gian sống thêm trên 60 tháng được
coi là sống tại thời điểm 60 tháng.
o Sự kiện nghiên cứu: là sự kiện chết nếu nếu tính STTB và sự kiện tái

phát hoặc di căn nếu tính STKB.
• Thời gian theo dõi được tính theo công thức:
Thời gian STTB (tháng) = (ngày có thông tin cuối cùng, ngày chết - ngày
phẫu thuật)/30,4.
Thời gian STKB (tháng) = (ngày có thông tin cuối cùng, ngày tái phát, di căn
- ngày phẫu thuật)/30,4.

18
Nếu đối tượng mất thông tin, thời gian nghiên cứu là số tháng tính từ ngày
thời điểm gốc nghiên cứu đến ngày cuối cùng.

Chương 3: Kết quả nghiên cứu
3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng

19
3.1.1.1. Nhóm tuổi
Biểu đồ 3. 1: Phân bè theo tuổi bệnh nhân
Nhận xét: tuổi trung bình là 55,8. Bệnh nhân trẻ nhất là 44 tuổi, cao nhất là
74 tuổi.
Bảng 3.1: Thời gian từ khi phát hiện bệnh đến khi điều trị bệnh
Thời gian Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Dưới 1 tháng 10 7,2
1-3 tháng 35 31,5
3-6 tháng 18 16,2
Trên 6 tháng 50 45,1
Nhận xét: đa số bệnh nhân được chẩn đoán trước chẩn đoán sớm dưới 1 năm
kể từ khi có triệu chứng đầu tiên (78,4%). Trong đó số bệnh nhân được chẩn
đoán sớm dưới 1 tháng chiếm tỷ lệ thấp (7,2%), chẩn đoán sau 6 tháng chiếm
(45%).

3.1.1.2. Đặc điểm lâm sàng
Vị trí u:
Có 57 trường hợp u vú bên trái, chiếm tỷ lệ 50%; 54 trường hợp u vú bên
trái, chiểm tỷ lệ 47,4% ; và ở cả 2 bên vú chiếm 2,6%. Chúng tôi phân chia
thành 5 vị trí cơ bản và tần suất vị trí khối u phân bố như sau:

20
Bảng 3.2: Phân bố vị trí u vó
Vị trí
khối u
1/4 trên
ngoài
1/4 trên
trong
1/4 dưới
ngoài
1/4 dưới
trương
1/2 trên Vị trí
khác
Số bệnh
nhân
38 24 6 6 17 20
Tỷ lệ % 34,2 21,6 5,4 5,4 15,3 19,1
Nhận xét: Vị trí u hay gặp nhất là trên ngoài chiếm 34,2% số bệnh nhân. Vị
trí hay gặp nữa là 1/4 dưới ngoài 21,6%, 1/2 trên 15,3%. Ngoài ra còn gặp một
tỷ lệ nhỏ ở các vị trí khác.
Bảng 3.3: Giai đoạn lâm sàng
Giai đoạn lâm sàng Số bệnh nhân Tỷ lệ %
I 12 10,4

II 78 67,9
III 25 21,7
Nhận xét:
Chủ yếu gặp bệnh nhân ở giai đoạn II chiếm 67,9%, giai đoạn I,III chiếm tỷ
lệ thấp hơn (10,4% và 21,7%).
3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng
3.1.2.1. Giải phẫu bệnh mô bệnh học
Bảng 3.4: Phân bố mô bệnh học.
Loại mô bệnh học Số bệnh nhân Tỷ lệ %
UTBM ống xâm nhập 99 86,8
UTBM nhầy 1 0,8

21
UTBM ống xâm nhập có thành phần
nội ống
5 4,4
UTBM thể nhó 1 0,8
UTBM thể tủy 1 0,8
UTBM thể gai 1 0,8
UTBM thể thùy xâm lấn 6 5,6
Tổng sè 114 100,0
Nhận xét: UTBM ống xâm nhập là thể giải phẫu bệnh hay gặp nhất chiếm
86,8 % sè bệnh nhân.
Bảng 3.5: Phân bố độ mô học của bệnh nhân ung thư vú
Độ mô học Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Độ I 10 9,9
Độ II 82 79,2
Độ III 9 10,9
Tổng sè 101 100
Nhận xét: trong số các bệnh nhân được xếp độ mô học thấy chiếm tỷ lệ cao

nhất là độ mô học II chiếm 79,2%.
Bảng 3.6: Mối liên quan tinh trang thụ thể nội tiết và tuổi


Tuổi Tổng sè
(%)
dưới 55 (%) 55-65 (%) trên 65 (%)
ER (-) 33 (60,0) 19 (34,5) 3 (5,5 ) 55 (47,8)
(+) 22 (36,7) 34 (56,7) 4 (6,10 60 (52,2 )
PR (-) 34 (51,5) 28 (42,4) 4 ( 6,1 ) 66 ( 57,4 )

22
(+) 21 (42,9 ) 25 (51,0) 3 (6,1) 49 (42,6)
Her2/neu (-) 39 (58,1 ) 36 (44,4) 6 (7,4) 81 (70,4 )
(+) 16 (47,1) 17 (50,0) 1 (2.9) 34 ( 29,6 )
Tổng sè 55 (47,8) 53 (46,1) 7 (6,1) 115 (100 )
Nhận xét:
ER (Estrogen receptor ): tỷ lệ dương tính là 52,2%. Giữa 3 nhóm tuổi có sự
khác biệt về sự đáp ứng với thụ thể nội tiết: độ tuổi dưới 55 dương tính là 40%;
từ 55-64 là 46,2%; độ tuổi từ 65 dương tính là 57,1%. Khi mà độ tuổi càng cao
thì tỷ lệ dương tính ER càng cao. Sự khác biệt tỷ lê giữa các nhóm có ý nghĩa
thống kê ( p < 0,05).
PR ( Progesteron receptor): tỷ lệ dương tính 42,6%. Trong đó nhóm tuổi dưới
55 dương tính chiếm 38,2%; lứa tuổi 55-64 dương tính là 47,2%; tuổi trên 55 là
42,9%. Giữa các nhóm tuổi có sự khác biệt về tỷ lệ dương tính với PR, tuy nhiên
sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với (p > 0,05).
Her-2/neu: tỷ lệ dương tính là 29,6%. Nhóm tuổi dưới 55 âm tính là 29,1%,
nhóm tuổi 55- 64 là 32,1%. Khác biệt tỷ lệ giữa các nhóm không có ý nghĩa
thống kê với (p > 0,05).
Bảng 3.7: liên quan đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng theo Her2/neu

Her2/neu Total
ER
(-)
(-) (+)
39 16 55
(+)
70,9% 29,1%
53 7 60
88,3% 11,7%

PR
(-)
49 17 66
74,2% 25,8%
(+)
43 6 49

23
87,8 12,2%
Di
căn
hạch
Không
di căn
43 14 57
75,4% 24,6%
Di căn
hạch
49 7 56
87,5% 12,5%

Các yếu tố tiên lượng OR ( CI 95%) Giá trị P
ER
3,1 ( 1,2 8,3)
0,023
PR
2,5 (0,9 6,9)
0,079
Di căn hạch 0,439 0,1
Khi Her2/neu 3+ là dương tính, Her2/neu 2+, 1+, 0 là âm tính.
Nhận xét:
ER: Giữa 2 nhóm ER âm tính và dương tính, thấy tỷ lệ Her2/neu dương tính của
nhóm âm tính là 29,1% cao hơn so với nhóm dương tính so với 11,7%; Odds
ratio 3,1 (1,2 8,3) với (P= 0,023) có ý nghĩa thống kê
PR: Gữa 2 nhóm ER âm tính và dương tính, thấy tỷ lệ Her2/neu dương tính của
nhóm âm tính là 25,8% cao hơn so với nhóm dương tính so với 12,2%; Odds
ratio 2,8 (0,9 6,9) với (P = 0,079) không có ý nghĩa thống kê.
Di căn hạch: Nhóm bệnh nhân di căn hạch có tỷ lệ Her-2/neu dương tính thấp
hơn nhóm bệnh nhân không di căn hạch; Odds ratio 0,439 với p = 0,1.
Giai đoạn lâm sàng: Với giai đoạn II, III có tỷ lệ Her dương tính 20,4% so với
16,7% của nhóm giai đoạn lâm sàng I; Odds ratio 1,28 (p = 0,76) không có ý
nghĩa thống kê.
Bảng 3.8: Liên quan giữa giai đoạn cận lâm sàng với các yếu tố sinh học
pN0 (%) pN1(%) pN2,3(%) P value

24
Her-2/neu
(-) 43 (46,7) 29 (31,5) 20 (21,8) 0,202
(+) 14 (66,7) 3 (14,3) 4 (20,0)
ER (-) 33 (62,3) 10 (15,1) 12 (22,6)
0,011

(+) 24 (40,0) 24 (40,0) 12 (20,0)
PR (-) 34 (53,1) 13 (20,3) 17 (26,6)
0,063
(+) 23 (46,9) 19 (38,8) 7 (14,3)
Nhận xét:
Her-2/neu và giai đoạn hạch: tỷ lệ dương tính của giai đoạn pN0: 24,6%,
nhóm pN1, pN2-3: 12,5%. Nhóm không di căn hạch thì có tỷ lệ dương tính với
Her thấp hơn so với nhóm không di căn. Tuy nhiên không tìm thấy sự khác nhau
về tỷ lệ Her-2/neu dương tính có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm này với p =
0,202.
ER và giai đoạn hạch sau mổ: tỷ lệ dương tính của nhóm pN0: 42,1%, nhóm
có hạch di căn pN1, pN2, pN3: 62,1%. Nhóm có hạch di căn tỷ lệ dương tính
cao hơn hẳn nhóm không có hạch di căn với p = 0,011.
PR và giai đoạn hạch: tỷ lệ PR dương tính của nhóm không di căn hạch là
40,3%; nhóm có hạch di căn pN1, pN2-3: 46,4%. Có sự khác nhau về tỷ lệ
dương tính PR giữa các nhóm này, tuy nhiên không tím thấy có ý nghĩa thống kê
với p = 0,063.
3.2. Kết quả điều trị.
Nghiên cứu có 80 trường hợp có thông tin về sống thêm, chúng tôi thu được
kết quả sau:
3.2.1. Đặc điểm tái phát, di căn
Bảng 3.9: Đặc điểm di căn của bệnh nhân
vị trí di căn N tỷ lệ %
Phổi 5 23,8
Gan 4 19,0
Xương 4 19,0
buồng trứng 1 4,8
Khác 7 33,4

25

Tổng 21 100,0
Nhận xét: Di căn chủ yếu di căn gan (23,8%), di căn phổi và xương (19%),
di căn buồng trứng 4,8%. Ngoài ra còn gặp những vị trí khác.
3.2.2. Sống thêm
Bảng 3.10: Thời gian sống thêm theo thời gian
Thời gian sống thêm STKB (%) STTB (%)
12 93,4 93,7
36 81,6 84,8
60 80,3 82,5
Thời gian sống không bệnh
Thời gian sống không bệnh
100806040200
tỷ lệ %
1.0
0.8
0.6
0.4
0.2
0.0
Censored
Survival Function

Đồ thị 3.1: Thời gian sống không bệnh
Nhận xét: Tỷ lệ STKB sau 12 tháng là 92,2%; sau 5 năm 80,3%

×