Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Đề tài : NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN CÔNG VIỆC LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.46 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
------

BÀI THẢO LUẬN
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN CÔNG VIỆC LÀM
THÊM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Thu
Học phần: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Lớp học phần: 2169SCRE0111 – Nhóm 3

Hà Nội, 11/2021


LỜI MỞ ĐẦU
Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban giám hiệu và các thầy giáo,
cô giáo của trường Đại học Thương mại đã tạo điều kiện giúp chúng em có những trải
nghiệm thật tuyệt vời tại một môi trường học tập tốt với cơ sở vật chất đầy đủ, tiện nghi
cùng những vốn kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường
Để có được kết quả ngày hơm nay là nhờ sự cố gắng nỗ lực hết mình của nhóm 3, lớp học
phần 2169SCRE0111, khoa Quản trị nhân lực. Và hơn hết, chúng em xin cảm ơn cô Lê
Thị Thu đã nhiệt tình chỉ dẫn, giảng dạy và truyền đạt lại cho chúng em những kiến thức
thiết thực và vô cùng quý báu, bên cạnh đó là những bài giảng thú vị bổ ích, giúp chúng
em hồn thành được đề tài này.
Thơng qua việc tìm hiểu đề tài, nhóm chúng em đã rút ra được nhiều bài học cũng như
các kỹ năng cần thiết, những kiến thức vô cùng quý giá, gắn liền với thực tiễn. Trong quá
trình làm bài chúng em khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, vì thế nhóm chúng em
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô và của các bạn trong lớp để tài và kiến thức
của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Nhóm 3



2


MỤC LỤC

3


CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài và tuyên bố và tuyên bố đề tài nghiên cứu
Xã hội càng phát triển, nhu cầu về tìm việc làm để vừa nâng cao thu nhập vừa chủ động
được thời gian của người lao động trong xã hội cũng ngày càng tăng. Chính vì vậy, việc
làm thêm đã ra đời như một giải pháp hữu hiệu và trở thành từ khóa “ nóng ” được quan
tâm trên tồn thế giới.
Những năm gần đây, tìm kiếm việc làm thêm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong đời sống
sinh viên, đặc biệt là các bạn sinh viên Đại học Thương mại, ngoài thời gian học trên lớp,
một bộ phận sinh viên quyết định lựa chọn làm việc bán thời gian. Các cơng việc làm
thêm chủ yếu mang tính chất thời vụ, khơng địi hỏi tay nghề cao, khơng qua đào tạo bài
bản như: bán hàng, phục vụ, gia sư, xe ơm,...Lí do chính là để kiếm thêm thu nhập đỡ đần
gia đình, trang trải tiền ăn ở, đi lại thậm chí là tiền học phí hàng tháng. Ngồi ra, đi làm
thêm cũng là một cách giúp sinh viên được giao lưu học hỏi, nâng cao kinh nghiệm làm
việc và trau dồi những kĩ năng quý giá trong cuốc sống như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải
quyết vấn đề, kĩ năng làm việc nhóm,…trước khi bước chân vào mơi trường làm việc
chun nghiệp. Khơng chỉ đơn thuần là tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, đi làm thêm còn
giúp sinh viên làm mới mình mỗi ngày, giúp họ trưởng thành, vững vàng, tự lập hơn để
vươn tới một tương lai tươi sáng. Từ những lợi ích trên, cơng việc làm thêm ngày càng
thu hút được đông đảo sinh viên, được bàn luận sôi nổi trên các diễn đàn và các kênh trực
tuyến. “Làm thêm” hiện nay không chỉ dừng lại ở mặt lợi ích mà nó đã trở thành một sự
u thích thực thụ của sinh viên. Hơn ai hết, “làm thêm” đánh mạnh vào tầng lớp sinh

viên vì sinh viên chiếm một số lượng không nhỏ trong độ tuổi lao động và cịn vì tầng lớp
này ln sẵn sàng làm việc với sự nhiệt tình, năng động đặc trưng của tuổi trẻ.
Vậy những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm và mức
độ ảnh hưởng của chúng như thế nào ? Là sinh viên – “người trong cuộc”, nhóm nghiên
cứu đã lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
công việc làm thêm của sinh viên Đại học Thương mại” để tìm câu trả lời cho câu hỏi
trên với mong muốn sẽ đưa ra định hướng cho các bạn sinh viên Đại học Thương mại
trong việc lựa chọn công việc làm thêm, để việc làm thêm thực sự có hiệu quả tích cực
giúp các bạn hồn thiện bản thân, làm hành trang hữu ích để chinh phục tương lai.
1.2. Tổng quan nghiên cứu
1.2.1. Một số công trình nghiên cứu trong nước
(1). Đề tài “Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên
Khoa Kinh tế - Trường Đại học An Giang” của tác giả: ThS. Nguyễn Thị Phượng (Giảng
viên Khoa Kinh tế - Trường Đại học An Giang); Trần Thị Diễm Thúy (Giảng viên Khoa
Sư phạm - Trường Đại học An Giang). Đề tài đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định
lượng với số mẫu khảo sát là 267 sinh viên. Nghiên cứu này xác định được 6 yếu tố ảnh
4


hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên Khoa Kinh tế - Trường Đại học An Giang
bao gồm: thu nhập, kinh nghiệm - kỹ năng sống, năm đang học, chi tiêu, thời gian rảnh,
kết quả học tập. Nghiên cứu đưa ra đánh giá khả năng tác động của các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định làm thêm của sinh viên, góp phần giúp lãnh đạo khoa Kinh tế, Ban Giám
hiệu của Trường có định hướng đúng đắn để sinh viên vừa làm thêm đạt hiệu quả công
việc vừa không ảnh hưởng đến kết quả học tập.
(2). Nhóm các tác giả Vương Quốc Duy , Trương Thị Thúy Hằng , Nguyễn Hồng Diễm,
Lê Long Hậu , Nguyễn Văn Thép và Ong Quốc Cường; 2015 đã thực hiện nghiên cứu đề
tài “Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên đại học
Cần Thơ”, tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Trên cơ sở dữ liệu thu thập trực
tiếp 400 sinh viên các khóa 38-39-40 ở Trường Đại học Cần Thơ và sử

dụng kiểm định hồi quy probit , bài viết này “Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định đi làm thêm của sinh viên Đại học Cần Thơ”. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng phần
lớn sinh viên Đại học Cần Thơ đi làm thêm trong thời gian học tập ở trường chiếm tỷ lệ
khá cao với 50,3%. Sinh viên đi làm thêm với nhiều mục đích khác nhau như muốn tăng
cường các kỹ năng mềm cần thiết, trải nghiệm cơng việc lúc học tập, rèn luyện tính tự lập,
kiếm thêm thu nhập,… nhưng đa số sinh viên cho rằng việc đi làm thêm là quan trọng.
Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra các nhân tố tác động tích cực đến quyết định đi làm
thêm của sinh viên đó là năm đang học, thu nhập, chi tiêu, thời gian rảnh, kinh nghiệm-kỹ
năng sống và kết quả học tập.
(3). Nhóm sinh viên đại học Tây Nguyên vào năm 2011 đã thực hiện “Nghiên cứu thực
trạng đi làm thêm của sinh viên đại học Tây Nguyên”.Nghiên cứu được thực hiện bằng
phương pháp phi thực nghiệm (phỏng vấn kết hợp với sử dụng mẫu hỏi). Lựa chọn ngẫu
nhiên những sinh viên tham gia vào phỏng vấn. Thông tin được xử lý bằng cách sử dụng
phần mềm excel, phương pháp so sánh, tính tỷ trọng. Phân tích bằng phương pháp mơ tả
và so sánh. Thực hiên điều tra và khảo sát với 50 mẫu hỏi được chia đều cho 5 khu vực
điều tra. Kết quả cho thấy nhu cầu làm thêm của sinh viên là rất lớn nhưng nhu cầu hiện
tại được đáp ứng là khả ít (mới đáp ứng được 51,72% nhu cầu làm thêm). Sinh viên chủ
yếu tìm việc thơng qua bạn bè, sau đó là qua các trung tâm việc làm, gia sư và thông tin
đại chúng. Tất cả các sinh viên đều cho rằng việc làm thêm có ảnh hưởng tới kết quả học
tập không là phụ thuộc vào khả năng của mỗi người. Trong đó phân nửa cho rằng việc
làm thêm có ảnh hưởng đến kết quả học tập, tập trung chủ yếu ở những sinh viên khơng
có nhu cầu làm thêm. Tuy nhiên cũng có khơng ít những sinh viên sẵn sàng đánh đổi kết
quả học tập để kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống và rèn luyện các kỹ năng sống.
(4). Nghiên cứu thực trạng đi làm thêm của sinh viên trường đại học Kỹ thuật Y tế Hải
Dương năm 2019 (Lê Thúy Hường, Hoàng Thị Thu Hiền, Nguyễn Dương Cầm, Phạm Thị
Thanh Thủy)
5


Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu mơ tả ngang qua khảo sát lấy ý kiến

1433 sinh Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương năm 2019. Kết quả: Tỷ lệ sinh viên đi
làm thêm: 41.4%; Lý do chủ yếu khiến sinh viên đi làm thêm: thu nhập: 42.2%; khẳng
định bản thân: 42.2%; Tận dụng thời gian rảnh rỗi; 6.1%; Rèn luyện kỹ năng làm việc;
tích lũy kinh nghiệm cho nghề nghiệp hoặc tìm cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp: 1%3,9%. Tính chất cơng việc làm thêm: Làm việc phù hợp với chuyên ngành được đào tạo:
18.9%; gia sư: 10.8%; tiếp thị sản phẩm cho các doanh nghiệp và phát tờ rơi: 21.1%; Bán
hàng online: 22.9%; lao động thủ công đơn thuần: 14.2%; phục vụ nhà hàng ăn uống và
khu vui chơi giải trí:12%; Thời gian làm thêm: dưới 4 giờ/ngày: 50.4%; 4 đến 6 giờ/ngày:
35.6%; 6-8 giờ/ngày 10.1%; Ảnh hưởng tới quá trình học tập và kết quả học tập từ đi làm
thêm: 56.9%; Mong muốn nhận được sự tư vấn, hỗ trợ khi đi làm thêm: 94.3 %
(5). Theo tác giả Nguyễn Thị Như Ý (2012) trong “Nghiên cứu về khảo sát nhu cầu làm
thêm của sinh viên của Trường Đại học Cần Thơ”. Với phương pháp thu thập dữ liệu
bằng cách phỏng vấn trực tiếp kết hợp với phương pháp chọn mẫu thuận tiện hướng đến
làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu làm thêm của sinh viên trường Đại học Cần
Thơ, sau đó sử dụng kiểm định chi bình phương để kiểm định mối quan hệ giữa các nhân
tố, từ đó đề ra giải pháp giúp sinh viên tìm được việc làm thêm phù hợp. Kết quả điều tra
cho thấy có 10 nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi làm thêm của sinh viên. Sau khi phân
tích nhân tố tác giả gom nhóm lại được 3 nhóm nhân tố đó là kinh nghiệm - kỹ năng, chi
tiêu của sinh viên và kênh thơng tin tìm việc. Các sinh viên thuộc khoa và khóa khác nhau
có cách lựa chọn việc làm thêm khác nhau.
(6). Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Long 2009, về “Nhu cầu làm thêm của sinh
viên Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại Học Quốc Gia Hà Nội: thực trạng và giải pháp”,
Tạp chí tâm lý học, số 9 (126).Theo phân tích kết quả điều tra 480 sinh viên Đại học
Ngoại Ngữ cho thấy đại đa số sinh viên cho rằng họ có nhu cầu đi làm thêm ở mức cần
thiết và rất cần thiết, trong đó đa số cho là cần thiết và hơn 1/3 sinh viên cho là rất cần
thiết.Qua khảo sát và phỏng vấn sâu những sinh viên đi làm thêm, hần lớn sinh viên đi
làm thêm khi trả lời phỏng vấn đều khẳng định họ đi làm thêm để nâng cao kiến thức
được học ở nhà trường, mở rộng tầm hiểu biết về những lĩnh vực có liên quan đến ngành
học, để được “cọ xát nhiều hơn” với thực tế. Bên cạnh đó, có những sinh viên đi làm thêm
để phụ giúp cho gia đình và cũng để chứng minh năng lực của mình, vị trí của mình trong
gia đình.

(7). (GS.TS Đặng Đức Trọng cùng nhóm sinh viên), Nghiên cứu báo cáo của Trường Đại
học Khoa Học Tự Nhiên thành phố Hồ Chí Minh về “Việc làm bán thời gian của sinh
viên”.
Bài nghiên cứu đề cập đến yếu tố thu nhập là lý do quan trọng nhất ảnh hưởng đến hành
vi chọn việc làm cũng như loại hình việc làm thêm của sinh viên. Tuy vậy, khơng ít sinh
6


viên có hồn cảnh gia đình khá giả nhưng vẫn kiếm việc làm bán thời gian vì nhiều mục
đích, trong đó phần lớn là muốn tăng thêm kinh nghiệm thực tế. Bài báo cáo nêu rõ các
tác động ảnh hưởng đến quyết định làm thêm và thực trạng nổi bật của sinh viên hiện nay
khi đi làm thêm.
(8). (TS Lê Tiến Hùng, CN Dương Thị Hiền, TS Phùng Mạnh Cường), Đề xuất giải pháp
cân đối việc học và làm thêm của sinh viên Trường Đại học TDTT Đà Nẵng, Tạp chí
Khoa học và Đào tạo thể thao (số 13 - 9/2020).
Để hiểu rõ hơn về đặc điểm của công việc làm thêm của sinh viên khóa Đại học 9, bài
viết đã khảo sát (bằng phiếu phỏng vấn) đặc điểm về việc làm thêm của 30 sinh viên đã
và đang tham gia làm thêm. Phần lớn sinh viên đi làm thêm là làm nhân viên phục vụ
(nhà hàng, quán ăn, quán nhậu,...) chiếm 83,3% và nhân viên bán hàng (70%). Các công
việc như: nhân viên giao hàng, trợ giảng tại các CLB thể thao cũng được khá nhiều bạn
sinh viên lựa chọn tỉ lệ lần lượt là 26,75 và 20%. Ngoài ra, các công việc như cộng tác
viên (13,3%) và tiếp thị (3,3%) một số ít sinh viên lựa chọn để làm thêm. Qua kết quả
phỏng vấn lựa chọn giải pháp cân bằng giữa việc học và làm thêm của sinh viên khóa ĐH
9, Trường Đại học TDTT Đà Nẵng chọn được 7 giải pháp giúp cho sinh viên cải thiện
được kết quả học tập của mình bằng cách phải nỗ lực tập trung cho việc học, giải quyết
vấn đề về thời gian và cố gắng tìm kiếm những cơng việc phù hợp với chuyên ngành đang
theo học. Song song đó, sinh viên cũng cần áp dụng một số giải pháp khác như cần xây
dựng phương pháp học tập hợp lý, tham gia học nhóm, thực hiện đầy đủ những việc cần
phải làm trước và trong khi học ở lớp và xây dựng thời khóa biểu thật cụ thể cho việc học
và việc làm thêm.

1.2.2. Một số cơng trình nghiên cứu nước ngoài
(1). Safrul Muluk, Part-Time job and students’academic achievement.
Việc làm bán thời gian được coi là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thành tích học
tập của sinh viên. Bài báo này kiểm tra các sinh viên khoa Tiếng Anh, Đại học Ar-Raniry
State Islamic University, đang làm công việc bán thời gian bên ngồi khn viên trường.
Tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc làm đối với thành tích học tập của sinh viên.
Phương pháp tiếp cận định tính được sử dụng để phân tích tác động của cơng việc bán
thời gian đối với thành tích học tập của sinh viên. 30 sinh viên được chọn làm mẫu của
nghiên cứu này một cách có chủ đích. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù dành
thời gian cho cơng việc bán thời gian nhưng điểm trung bình của sinh viên vẫn ở trên mức
trung bình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thời gian cần thiết để kết thúc việc học
của họ lâu hơn so với những người khơng có cơng việc bán thời gian.
(2). Factors affecting senior medical students’ career choice của tác giả Sophie Qurido,
Loge Wigersma, Sjoukje van den Broek, Marlies de Rond and Olle ten Cate được xuất
bản vào năm 2018
7


Mục tiêu tìm hiểu sâu hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến sở thích nghề nghiệp và lựa chọn
nghề nghiệp trong giai đoạn cuối của sinh viên trường y, khác với mơ hình được Bland và
các đồng nghiệp trình bày năm 1995 ("Mơ hình Bland"). Một nghiên cứu định tính đã
được thực hiện. Các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc với sự tham gia của 24 sinh viên y khoa
năm cuối kéo dài một giờ về sở thích nghề nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến sở thích
và lựa chọn. Các cuộc phỏng vấn được chép lại và áp dụng phân tích chuyên đề, để xác
định các mẫu và mối quan hệ qua lại trong dữ liệu và so sánh và đối chiếu những điều này
với mơ hình Bland. Kết quả là 3 tổ hợp các yếu tố quan trọng khơng có trong mơ hình
Bland, xuất phát từ các cuộc phỏng vấn: (a) các yếu tố phát sinh từ việc thu thập thông tin
ban đầu của các sinh viên, (b) đặc điểm của sinh viên của một miền đặc biệt, và (c) đặc
điểm của các nhóm và đồng nghiệp trong một chuyên ngành.Sinh viên y khoa thừa nhận
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp bao gồm một số yếu tố khơng được

trình bày trong mơ hình Bland về sự lựa chọn nghề nghiệp y tế. Nghiên cứu của họ cung
cấp các nhà giáo dục và cố vấn học đường hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng và góp
phần thiết lập một và mơ hình hồn chỉnh để hướng dẫn sinh viên y khoa trong lựa chọn
nghề nghiệp. Điều này có thể góp phần vào sự nghiệp trong tương lai, sự hài lòng và hạnh
phúc cá nhân cũng như việc phân bổ tốt hơn sinh viên tốt nghiệp giữa các chuyên ngành.
(3). Student Workers in High School and Beyond: The Effects of Part-time Employment
on Participation in Education, Training and Work của tác giả Margaret Vickers, Stephen
Lamb và John Hinkley được xuất bản vào năm 2003.
Báo cáo này xem xét ảnh hưởng của việc làm bán thời gian của sinh viên đối với việc
tham gia vào học tập ở trường trung học và đại học, cũng như đối với các hoạt động sau
giờ học của thanh niên. Phân tích hồi quy logistic được sử dụng để xem xét ảnh hưởng
của công việc bán thời gian đối với việc hoàn thành lớp 12 và việc bỏ học đại học. Hồi
quy logistic đa thức được sử dụng để xem xét ảnh hưởng của công việc đến các hoạt động
của học sinh nhà trường trong những năm đầu sau khi đi học. Phần đầu báo cáo này đã chỉ
ra một số hậu quả của việc học sinh tham gia vào công việc bán thời gian, tuy nhiên một
số người cho rằng việc làm bán thời gian lại thu được một số lợi ích giúp tăng cơ hội việc
làm trên thị trường lao động. Phần thứ hai của báo cáo đã tập trung vào phần lớn sinh viên
đại học hiện có cơng việc bán thời gian trong thời gian học .Làm việc ít hơn 20 giờ mỗi
tuần dường như không ảnh hưởng đáng kể đến khả năng họ bỏ học. Tuy nhiên, sinh viên
đại học làm việc hơn 20 giờ mỗi tuần rõ ràng có nguy cơ bỏ học.
1.3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công
việc làm thêm của sinh viên Đại học Thương mại.
1.3.2. Mục tiêu nghiên cứu
8


-


Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh
viên Đại học Thương mại.
Đánh giá, phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định lựa chọn
công việc làm thêm của sinh viên Đại học Thương mại.
Thu thập dữ liệu trên thực tế.
Đề xuất giải pháp, kiến nghị cho sinh viên.

1.4. Câu hỏi nghiên cứu
 Câu hỏi nghiên cứu chung:
- Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của
sinh viên Đại học Thương mại?
 Câu hỏi nghiên cứu cụ thể:
- Yếu tố thu nhập có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của
sinh viên Đại học Thương mại hay khơng?
- Yếu tố năng lực có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của
sinh viên Đại học Thương mại hay không?
- Yếu tố môi trường làm việc có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm
thêm của sinh viên Đại học Thương mại hay khơng?
- Yếu tố xu hướng thị trường có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm
thêm của sinh viên trường Đại học Thương mại hay không?
- Yếu tố quy chuẩn chủ quan có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm
thêm của sinh viên trường Đại học Thương mại hay không?
1.5. Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu
1.5.1. Giả thuyết nghiên cứu
-

Giả thuyết 1: Yếu tố thu nhập có thể ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn việc làm
thêm của sinh viên đại học Thương mại.
Giả thuyết 2: Yếu tố năng lực có thể ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn việc làm
thêm của sinh viên đại học Thương mại.

Giả thuyết 3: Yếu tố mơi trường làm việc có thể ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn việc làm thêm của sinh viên đại học Thương mại.
Giả thuyết 4: Yếu tố xu hướng thị trường có thể ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn việc làm thêm của sinh viên đại học Thương mại.
Giả thuyết 5: Yếu tố quy chuẩn chủ quan có thể ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn việc làm thêm của sinh viên đại học Thương mại.

1.5.2. Mơ hình nghiên cứu
Mơ hình dưới đây thể hiện mối quan hệ của các nhân tố trong phạm vi nghiên cứu:

9


Thu nhập
Quyết định lựa chọn
công việc làm thêm của
sinh viên Đại học
Thương mại

Năng lực

Môi trường làm việc

Xu hướng thị trường

Quy chuẩn chủ quan

Hình 1: Mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc
làm thêm của sinh viên trường Đại học Thương mại
Trong đó:

Biến độc lập: Thu nhập; Năng lực; Môi trường làm việc; Xu hướng thị trường; Quy
chuẩn chủ quan
Biến phụ thuộc : Quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên Đại học Thương
mại.
1.6. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh
viên Đại học Thương mại qua đó góp phần giúp các bạn sinh viên tìm ra giải pháp để lựa
chọn công việc làm thêm phù hợp.
- Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng từ đó ta sẽ biết được các yếu tố nào gây ảnh
hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến việc quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh
viên Đại học Thương mại.
- Kết quả nghiên cứu sẽ giúp sinh viên trường Đại học Thương mại có định hướng phù
hợp khi lưạ chọn công việc làm thêm.
1.7. Thiết kế nghiên cứu
1.7.1. Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi thời gian: Thực hiện nghiên cứu từ tháng 9/2021 đến tháng 11/2021.
Phạm vi không gian: Thu thập dữ liệu tại trường Đại học Thương mại.
Khách thể nghiên cứu: Sinh viên đại học Thương mại.
10


1.7.2. Phương pháp nghiên cứu
-

-

Nghiên cứu định tính: tiến hành phỏng vấn sinh viên đang theo học tại trường
ĐH Thương mại, nghiên cứu các tài liệu thơng qua việc tìm kiếm và tham khảo

các cơng trình nghiên cứu trước đó
Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu tiến hành chọn mẫu thông qua điều tra
khảo sát đối tượng là sinh viên trường đại học Thương Mại. Người được khảo
sát chỉ cần nhấp vào liên kết nhận được sau đó hồn tất bảng khảo sát theo
hướng dẫn, sau đó dùng phần mềm SPSS để xử lý dữ liệu.

11


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Khái niệm “Việc làm thêm”
“Việc làm thêm” hay còn gọi là việc làm bán thời gian (part – time job) được định nghĩa
là công việc được trả lương thường xuyên với số giờ làm việc về cơ bản ngắn hơn bình
thường. Các cơng việc này thường kéo dài trong khoảng từ 3 – 6 giờ mỗi ngày hoặc ít
hơn tùy vào tính chất của mỗi công việc.
Theo công ước số 175, năm 1994 về việc làm bán thời gian của ILO ( International
Labour Office – Tổ chức lao động quốc tế ), người làm bán thời gian ( employed person )
được định nghĩa là người có số giờ làm việc bình thường ít hơn so với những người làm
việc toàn thời gian ( worker ). Công ước cũng chỉ ra rằng, ngưỡng thông thường để chia
cơng nhân thành lao động tồn thời gian hay bán thời gian thay đổi tùy thuộc vào mỗi
quốc gia, nhưng thường trong khoảng từ 30 – 35 giờ mỗi tuần.
2.2. Thực trạng về làm thêm của sinh viên hiện nay
Hiện nay, đơng đảo sinh viên nói chung đã nhận thức được rằng có nhiều cách thức học
khác nhau và ngày càng có nhiều sinh viên chọn cách học từ kiến thức thực tế hơn, đó là
đi làm thêm. Việc đi làm thêm đã khơng cịn là hiện tượng nhỏ lẻ mà nó đã trở thành xu
thế, gắn chặt với đời sống học tập, sinh hoạt của sinh viên ngay từ khi đang còn ngồi trên
giảng đường. Từ khi còn là sinh viên năm nhất, sinh viên đã tự tìm cho mình một cơng
việc như là: bán hàng, bồi bàn, thu ngân… hay khi đã là sinh viên năm ba, năm tư, thì sau
khi được học chuyên ngành họ sẽ tự tìm cho mình một cơng việc phù hợp với chuyên
ngành đang học để bổ sung kiến thức cho mình. Tuy vậy thì vấn đề làm thêm của sinh

viên cũng gặp nhiều vấn đề nan giải, đó là sinh viên nên chọn những công việc làm thêm
như thế nào và điều gì sẽ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh
viên?
2.3. Một số vấn đề lý thuyết có liên quan
2.3.1. Thu nhập
Theo nghiên cứu từ điển Kinh tế học - Nguyễn Văn Ngọc - Đại học Kinh tế Quốc dân cho
rằng, “thu nhập” là khoản tiền thu được từ việc sở hữu và cung ứng các nhân tố sản xuất
trong một thời kì. Các khoản tiền thu được từ lao động, tư bản, đất đai và năng lực kinh
doanh là thu nhập từ tiền lương, lãi suất, địa tô và lợi nhuận. Doanh nhân (người sở hữu
năng lực kinh doanh) là người kết hợp các nhân tố sản xuất để tạo ra sản lượng và thu
nhập cho các nhân tố sản xuất.
Tuy nhiên ở đề tài chúng ta đang nghiên cứu với đối tượng là sinh viên, vì vậy chúng ta
có thể hiểu thu nhập ở đây là khoản tiền mà sinh viên đi làm thêm nhận được khi tham gia
vào thị trường lao động.
12


2.3.2. Năng lực
Thuật ngữ này được nhiều tác giả định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Theo từ điển
năng lực của Đại học Harvard thì năng lực là “thứ” mà một cá nhân phải thể hiện và
chứng minh nó có hiệu quả trong cơng việc, vai trị, chức năng, hoặc nhiệm vụ của bản
thân. Hay theo cục quản lý nhân sự (Office of Personnel Management): “Năng lực là đặc
tính có thể đo lường được của kiến thức, kỹ năng, thái độ, các phẩm chất cần thiết để hoàn
thành được nhiệm vụ. Năng lực là yếu tố giúp một cá nhân làm việc hiệu quả hơn so với
những người khác.”
Chia năng lực thành năng lực chung, cốt lõi và năng lực chun mơn. Trong đó năng lực
chung, cốt lõi là năng lực cơ bản cần thiết làm nền tảng để phát triển năng lực chuyên
môn. Năng lực chuyên môn là năng lực đặc trưng ở những lĩnh vực nhất định, ví dụ như
năng lực tốn học, năng lực ngơn ngữ. Năng lực chung cốt lõi và năng lực chuyên môn
không tách rời mà quan hệ chặt chẽ với nhau.

2.3.3. Môi trường làm việc
Môi trường làm việc là một khái niệm rộng bao gồm tất cả những gì có liên quan, ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động và sự phát triển, nâng cao năng lực công tác của mỗi cá
nhân, cán bộ, công chức (bao gồm môi trường bên trong và môi trường bên ngồi): Cơ sở
vật chất, chế độ chính sách, mối quan hệ giữa lãnh đạo đối với nhân viên và giữa nhân
viên với nhân viên (Chefjob).
Mỗi người có cảm nhận khác nhau về môi trường làm việc. Dựa vào những cảm nhận
riêng biệt đó mà chúng ta có thể tự đưa ra những tiêu chí thỏa mãn nhu cầu của mình.
Nhưng cũng ln có những chuẩn mực để giúp cho bạn cân đo đong đếm, giúp bạn có cái
nhìn khách quan hơn trong việc lựa chọn môi trường làm việc tốt nhất.
2.3.4. Xu hướng thị trường
Xu hướng thị trường hay còn gọi là xu hướng (Market trend) là chuyển động của thị
trường theo một hướng nhất định qua thời gian. Theo Tâm lý học thì “xu hướng” là sự
hướng tới một mục tiêu, một đối tượng nào đó. Xu hướng là hệ thống động cơ thúc đẩy
quy định tính lựa chọn của các thái độ và tính tích cực của con người.
“Xu hướng thị trường” được nhắc đến trong các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn công việc làm thêm của sinh viên là những công việc phổ biến và được nhiều bạn
sinh viên quan tâm.
2.3.5. Quy chuẩn chủ quan
Ajzen (1991) định nghĩa chuẩn chủ quan (Subjective Norms) hay còn gọi là ảnh hưởng xã
hội là nhận thức của những người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng cá nhân đó nên thực hiện hay
khơng thực hiện hành vi. Chuẩn mực chủ quan có thể được mơ tả là nhận thức của cá
13


nhân về các áp lực của xã hội đối với việc thực hiện hay không thực hiện một hành vi.
Theo lý thuyết TRA (Fishbein & Ajzen, 1975), chuẩn mực chủ quan có thể được hình
thành thơng qua cảm nhận các niềm tin mang tính chuẩn mực từ những người hoặc các
nhân tố xã hội có ảnh hưởng như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, phương tiện truyền
thông…


14


CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.Tiếp cận nghiên cứu
Nhóm tiến hành nghiên cứu theo hướng tiếp cận hỗn hợp (cả định tính và định lượng).
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước: Nghiên cứu sơ bộ (định tính) và nghiên cứu chính
thức (định lượng). Nghiên cứu sơ bộ nhằm điều chỉnh và bổ sung các thang đo về thành
phần ảnh hưởng đến quyết định lựa công việc làm thêm của sinh viên Đại học Thương
mại. Nghiên cứu chính thức nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát.
3.2.1. Phương pháp chọn mẫu
 Sự cần thiết phải chọn mẫu
- Vì nhiều lý do mà nhà nghiên cứu không tiến hành thu thập dữ liệu của tổng thể
mà chỉ chọn một nhóm nhỏ hơn (chọn mẫu) để nghiên cứu.
- Tính khả thi của nghiên cứu.
- Nhà nghiên cứu có thể sử dụng các cơng cụ suy diễn như ước lượng, kiểm định,
mơ hình hóa. . . để từ kết quả trên mẫu suy luận ra các tham số của tổng thể
(đám đông).
- Ngân sách và thời gian nghiên cứu khơng cho phép nghiên cứu tồn bộ.
- Chọn mẫu có thể cho kết quả chính xác hơn.
 Phương pháp chọn mẫu:
Đối với đề tài này, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất.
Cụ thể là phương pháp mẫu thuận tiện và phương pháp quả bóng tuyết. Mẫu thuận tiện
được chọn là bạn bè (sinh viên Đại học Thương mại) của các thành viên trong nhóm
nghiên cứu. Tiến hành gửi bảng khảo sát đến các đối tượng đó và thơng qua họ gửi bảng
khảo sát đến các đối tượng tiếp theo (phương pháp quả bóng tuyết). Ưu điểm của phương
pháp này là tiếp xúc được đa dạng các bạn sinh viên của các khoa; các niên khóa khác
nhau, có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí.

3.2.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Trong quá trình nghiên cứu, việc thu thập các dữ liệu tiêu tốn mất nhiều thời gian và cả
chi phí cũng như công sức phải bỏ ra. Tuy nhiên đây lại là phần vô cùng quan trọng, làm
nền tảng cho việc nghiên cứu và phân tích diễn ra thuận lợi.
 Trong nghiên cứu định tính:
- Phương pháp thu thập dữ liệu: nhóm sử dụng phương pháp phỏng vấn-phương
pháp thu thập dữ liệu chủ yếu trong nghiên cứu định tính để phỏng vấn 10 sinh
viên đang theo học tại ĐH Thương mại. Công cụ thu thập dữ liệu là bảng hỏi
cấu trúc gồm các câu hỏi chuyên sâu, cụ thể về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
15


định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên Đại học Thương mại. Câu trả
lời sẽ được nhóm nghiên cứu tổng hợp dưới dạng thống kê. Ngồi ra nhóm cịn
dùng nghiên cứu định tính để thu thập dữ liệu thứ cấp từ các bài báo, khoa học,
tạp chí,..các cơng trình nghiên cứu trước đó để sử dụng cho việc nghiên cứu
tổng quan và rút ra mơ hình, giả thuyết nghiên cứu.
- Phương pháp xử lý dữ liệu: Xử lý bằng tay (xử lý tại bàn) là nghe đọc lại những
bài phỏng vấn sau đó trích xuất thơng tin theo tiêu chí và tổng hợp lại những
nội dung quan trọng.
 Trong nghiên cứu định lượng:
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi tự
quản lý được xây dựng bằng phần mềm Google Form và gửi qua Email,
Facebook của các mẫu khảo sát là sinh viên trường Đại học Thương mại. Kết
quả nhận được là 200 phiếu khảo sát, trong đó có 182 phiếu hợp lệ. Dữ liệu sau
khi thu thập được làm sạch và đánh giá phân phối chuẩn sẽ được phân tích bằng
phần mềm SPSS để đánh giá chất lượng thang đo, sự phù hợp của mơ hình và
kiểm định giả thuyết mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc trong
mơ hình nghiên cứu.
- Xử lý dữ liệu: Các dữ liệu thu thập trong bảng hỏi được mã hóa và nhập vào

phần mềm SPSS sau đó nhóm tiến hành nhập dữ liệu và làm sạch dữ liệu là
bước cuối cùng nhằm phát hiện những sai sót trong quá trình thu thập dữ liệu
và các sai sót có thể xảy ra trong q trình nhập dữ liệu. Đó là trường hợp có
các ơ trống trong bảng dữ liệu, các giá trị bị nhập sai hoặc các câu trả lời khơng
hợp lý.
3.2.3. Xử lý và phân tích dữ liệu
 Trong nghiên cứu định tính:
Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định tính có thể được hiểu là q trình rút gọn các dữ
liệu được thu thập lại để làm cho chúng có ý nghĩa. Qua q trình phân tích dữ liệu: dữ
liệu được tổ chức, sắp xếp; dữ liệu được thu gọn bằng việc tóm tắt hoặc nhóm lại thành
các chủng loại; các chủ đề, các mơ hình được nhận dạng và liên kết với nhau.
Q trình phân tích dữ liệu gồm 3 bước:
-

Mã hố dữ liệu:
• Mục đích: Nhận dạng các dữ liệu, mô tả dữ liệu và tập hợp các dữ liệu nhằm
phục vụ xác định mối quan hệ giữa các dữ liệu sau này.
- Tạo nhóm thơng tin:
• Mục đích: Nhằm phân tích mối quan hệ giữa các nhóm thơng tin.
- Kết nối dữ liệu:
16


• Mục đích: Nhằm so sánh được kết quả quan sát với kết quả được mong đợi
cũng như giải thích được khoảng cách nếu có giữa hai loại kết quả này.
 Trong nghiên cứu định lượng:
- Phân tích thống kê mơ tả:
Phân tích thống kê mơ tả là kĩ thuật phân tích đơn giản nhất của một nghiên cứu định
lượng. Bất kì một nghiên cứu định lượng nào cũng tiến hành các phân tích này, ít nhất là
để thống kê về đối tượng điều tra.

-

Các phân tích chun sâu khác
• Phân tích nhân tố

Là một trong các phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập hợp nhiều
biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập hợp biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để
chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết thông tin của tập biến ban đầu.
Đây là một phân tích thuộc nhóm kỹ thuật phân tích đa biến phụ thuộc, nghĩa là khơng có
biến phụ thuộc và biến độc lập, mà nó dựa vào mối quan hệ tương quan giữa các biến với
nhau. Một tập k biến quan sát được rút gọn thành một tập F, (Fhơn.
Phân tích nhân tố được sử dụng để kiểm định thang đo:
o Phương pháp Cronbach Alpha: Dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo
o Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor
Analysis): Giúp đánh giá giá trị thang đo
• Phân tích độ tin cậy: Phương pháp này sử dụng hệ số Cronbach alpha kiểm
định mức độ tin cậy và tương quan các biến quan sát trong thang đo. Hệ số
Cronbach alpha của một thang đo cần 2 yêu cầu cơ bản:
o Hệ số Cronbach’ alpha tổng (chung) > 0.6
o Hệ số tương quan biến- tổng > 0.3
o Độ tin cậy tốt nhất được xác định trong khoảng từ 0.7 đến 0.8
• Phân tích hồi quy: là phân tích để xác định quan hệ phụ thuộc của một biến
(biến phụ thuộc) vào một hoặc nhiều biến khác (gọi là biến phụ thuộc).

17


CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Kết quả nghiên cứu định tính

Nhóm đã tiến hành phỏng vấn 10 sinh viên đang theo học tại trường Đại học Thương mại,
chủ yếu là các bạn sinh viên năm 2 khoa Quản trị nhân lực trong đó: 8/10 bạn sinh viên
năm 2, 6/10 bạn đang học khoa Quản trị nhân lực. Bên cạnh đó cịn có 2 bạn là sinh viên
năm 3 và những bạn sinh viên năm 2 khác đang theo học các chuyên ngành như: Kinh tế
Quốc tế, HTTT Kinh tế & TMĐT, Khách sạn du lịch, Quản lý kinh tế. Bước đầu cho thấy
các bạn đều nhiệt tình đóng góp ý kiến cũng như hăng hái trả lời các câu hỏi mà nhóm đặt
ra.
4.1.1. Kết quả nhóm thu được
- Các bạn sinh viên tham gia phỏng vấn đã và đang đi làm thêm với các công việc đa
dạng khác nhau, song chủ yếu là các công việc như nhân viên phục vụ, gia sư, một số
khác thì đã đi làm sale hoặc thực tập sinh. Hầu hết các bạn đều cảm thấy các công việc đã
đáp ứng với mong muốn của bản thân, tuy nhiên có bạn thì cho rằng các công việc chỉ
dừng lại ở mức độ đáp ứng được nhu cầu cần thiết chứ chưa đủ.
- Về mục đích đi làm thêm: các bạn sinh viên đều có mục đích đi làm thêm để kiếm thêm
thu nhập và tích lũy kinh nghiệm thực tế từ mơi trường, bên cạnh đó một số bạn cịn cho
rằng đi làm thêm để rèn luyện kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc
nhóm cũng như mở rộng thêm các mối quan hệ cho tương lai. Bên cạnh những mục đích
đạt được thì việc đi làm thêm cũng ảnh hưởng khá nhiều về thời gian học tập cũng như
sinh hoạt của sinh viên. Qua phỏng vấn sơ bộ của nhóm cho thấy, có tới 7/10 sinh viên
tham gia phỏng vấn cho rằng việc đi làm thêm ảnh hưởng rất nhiều tới thời gian học tập
cũng như sinh hoạt của sinh viên. Bởi quỹ thời gian không chỉ dành cho việc học như
trước nữa mà còn phải dành thời gian đi làm nên nếu sinh viên không biết cân bằng sẽ ảnh
hưởng rất lớn, cụ thể thời gian đi làm thêm nhiều sẽ khiến sinh viên bị xao nhãng, phân
tâm trong quá trình học tập, thời gian dành cho việc học ít hơn có thể dẫn đến kết quả học
tập yếu kém. Bên cạnh đó, cuộc sống cũng bị ảnh hưởng khơng ít khi có những bạn đi
làm thêm về rất muộn, khơng có đủ thời gian để dành cho việc ăn uống cũng như phải
thức khuya hơn dẫn tới ảnh hưởng về sức khỏe. Tuy nhiên 3/10 bạn cho rằng việc làm
thêm sẽ khơng ảnh hưởng gì nhiều tới học tập cũng như cuộc sống vì có một số bạn sinh
viên có khả năng cân bằng thời gian giữa việc học và việc đi làm, qua đó đạt được hai
mục đích song song vừa có thu nhập, vừa có thêm kinh nghiệm thực tế.

- Các bạn đưa ra lời khuyên rằng đối với sinh viên chúng ta thì nên lựa chọn một số công
việc phổ biến như: sale, gia sư, cộng tác viên, nhân viên bán hàng, thực tập sinh,…. Đây
là những công việc không yêu cầu quá nhiều kiến thức kinh nghiệm, phù hợp với năng
lực sinh viên và vẫn đảm bảo cho thời gian học tập. Khi lựa chọn cơng việc thì sinh viên
18


cũng có thể cân nhắc về mục đích đi làm của mình là gì cũng như các điều kiện cần thiết
để lựa chọn sao cho phù hợp.
- Về ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên
Đại học Thương mại:
+ Năng lực: 10/10 sinh viên cho rằng năng lực ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công
việc làm thêm. Đặc biệt các bạn cho rẳng sinh viên nên chọn công việc làm thêm phù hợp
với năng lực của mình trong mọi tình huống. Khi cơng việc đó phù hợp với năng lực sẽ
giúp chúng ta có hứng thú với cơng việc hơn và đạt được hiệu quả cao hơn, bởi lẽ, nếu
một người có đam mê, sở thích với cơng việc nhưng khơng có năng lực để thực hiện thì
cơng việc và giá trị tạo ra sẽ không được như mong muốn. 9/10 bạn cho rằng năng lực về
kiến thức chuyên ngành ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định lựa chọn cơng việc làm thêm
và người có năng lực về kiến thức chuyên ngành tốt sẽ có nhiều cơ hội để lựa chọn công
việc, nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên ứng viên có nhiều kiến thức chuyên ngành hơn những
ứng viên có ít kinh nghiệm bởi họ đã có sẵn kiến thức nền tảng nên sẽ nhà tuyển dụng sẽ
mất ít thời gian để đào tạo lại cũng như quá trình thu nạp kiến thức cũng nhanh hơn.
+ Xu hướng thị trường: 9/10 bạn cho rằng việc nắm bắt xu hướng thị trường khi lựa chọn
công việc làm thêm là cần thiết, 1/10 bạn trung lập với quan điểm này. Việc nắm bắt xu
hướng thị trường khi lựa chọn công việc làm thêm giúp sinh viên có định hướng phù hợp,
các công việc nào đang phổ biến ở thời điểm hiện tại từ đó có thể lựa chọn cơng việc tốt
cho mình. Những cơng việc làm thêm đang hot hiện nay có thể kể đến: gia sư, CTV, nhân
viên kinh doanh, nhân viên phục vụ, trợ giảng, bán hàng online, content marketing
partime,…
+ Thu nhập: Hầu hết các bạn đưa ra quan điểm rằng thu nhập ảnh hưởng rất lớn đến quyết

định lựa chọn công việc làm thêm, bởi khi đã xác định dành một phần thời gian học để đi
làm thì ai cũng mong muốn được trả công xứng đáng, chưa kể có nhiều bạn cho rằng mục
đích đi làm thêm chủ yếu là để kiếm thêm thu nhập thì đây chắc chắn là vấn đề được quan
tâm lên hàng đầu. Một số bạn khác đi làm để tích lũy kinh nghiệm nhưng cũng mong
muốn những cơng sức mình bỏ ra được tôn trọng cũng như được đền đáp bằng một khoản
thu nhập, dù nhỏ nhưng họ cũng cảm thấy mình có ích và làm được việc. Khi lựa chọn
cơng việc làm thêm thì các bạn sẽ lựa chọn những cơng việc làm thêm có thu nhập thấp
nhưng được học hỏi nhiều kinh nghiệm kỹ năng hơn là những công việc đem lại thu nhập
cao nhưng rập khn, máy móc, bởi đây chỉ là những công việc làm thêm tạm thời nên
chúng ta cần đầu tư cho tương lai hơn là chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt. Tuy nhiên 1/10
bạn cho rằng tùy thời điểm nếu bạn ấy cần thu nhập hơn thì sẽ lựa chọn cơng việc làm
thêm có thu nhập cao nhưng nhàm chán. Đối với sinh viên thì mức thu nhập sẽ dao động
trong khoảng từ 1-3 triệu/tháng, có những bạn làm tốt cơng việc thì có thể trên 3
19


triệu/tháng, và mức thu nhập ấy có thể đáp ứng được một phần nào nhu cầu sinh hoạt của
các bạn sinh viên.
+ Quy chuẩn chủ quan: 9/10 bạn cho rằng yếu tố quy chuẩn chủ quan có ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn công việc làm thêm, 1/10 bạn cho rằng yếu tố này không ảnh hưởng
quá nhiều. Khi các công việc làm thêm được bố mẹ định hướng sẵn hoặc bạn bè rủ đi làm
thì các bạn sẽ cân nhắc nếu cơng việc đó phù hợp với khả năng cũng như mong muốn của
bản thân thì sẽ đồng ý đi làm ngay, nếu khơng phù hợp thì có thể từ chối khơng đi làm
thêm cơng việc đó. Tuy nhiên các bạn đều mong muốn được đi làm thêm với bạn bè của
mình bởi có bạn bè sẽ giúp chúng ta tự tin hơn, vui vẻ, thoải mái cũng như bớt áp lực hơn
và dễ dàng hịa nhập với mơi trường xung quanh, có thể cùng nhau trao đổi các vấn đề
khúc mắc trong công việc.
+ Môi trường làm việc: 10/10 bạn đồng ý rằng môi trường làm việc ảnh hưởng rất lớn đến
quyết định lựa chọn công việc làm thêm, tất cả các bạn đều mong muốn được làm việc
trong một mơi trường thoải mái, lành mạnh và có tính chun nghiệp. Nếu mơi trường

làm việc khơng tốt sẽ gây ra sự chán nản, mệt mỏi, căng thẳng từ đó dẫn tới tâm lý muốn
bỏ việc, hiệu quả làm việc cũng không cao và không thể tập trung cho cơng việc. Qua kết
quả của nhóm cho thấy 6/10 bạn đang cảm thấy rất hài lịng với mơi trường làm việc hiện
tại, tuy nhiên nếu tìm được một nơi làm việc khác có mơi trường làm việc tốt hơn thì họ
sẽ mong muốn làm việc tại mơi trường đó. Điều này hoàn toàn hợp lý bởi chúng ta ai
cũng muốn được làm việc trong mơi trường tốt nhất, chính vì thế mơi trường nào tốt nhất
thì chúng ta sẽ lựa chọn.
4.1.2. Đánh giá kết quả nghiên cứu định tính
Dựa vào dữ liệu nhóm đã thu được ở trên, nhóm nghiên cứu thấy rằng kết quả trên hoàn
toàn phù hợp với mơ hình mà nhóm đã đưa ra từ ban đầu, cụ thể có 5 yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên Đại học Thương mại: thu nhập,
năng lực, xu hướng thị trường, quy chuẩn chủ quan, môi trường làm việc.
Qua phương pháp nghiên cứu định tính giúp nhóm có cái nhìn tổng quan và cụ thể hơn so
với phương pháp nghiên cứu định lượng, đồng thời có thể nhận thấy được các điểm mới
như: khi nghiên cứu định tính sẽ biết được thu nhập cụ thể của mỗi sinh viên là bao nhiêu,
mong muốn của mỗi bạn sinh viên như thế nào, đồng thời có thể biết được những ảnh
hưởng từ cơng việc làm thêm đến đời sống sinh hoạt cũng như học tập của sinh viên Đại
học Thương mại. Bên cạnh đó nhóm cịn tiếp nhận thêm một số các yếu tố cũng ảnh
hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên như: yếu tố vị trí địa lý,
tính cách, phương tiện đi lại, sở thích,… Việc áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính
vào việc nghiên cứu đề tài, đã giúp cho nhóm phát hiện được ra những thơng tin hữu ích
mà nhóm cịn thiếu sót, làm rõ được các yếu tố hành vi, thái độ của đối tượng nghiên cứu
mà phương pháp nghiên cứu định lượng không chỉ ra được.
20


4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng
4.2.1. Kết quả phân tích thống kê mơ tả
4.2.1.1. Giới tính
Giới tính của anh/chị là?

Frequency Percent

Valid
Percent

Cumulative
Percent

Valid Nam 33

18.1

18.1

18.1

Nữ

81.9

81.9

100.0

100.0

100.0

149


Total 182

Bảng 4.1. Thống kê mô tả mẫu theo giới tính

Biều đồ 4.1. Thống kê mơ tả mẫu theo giới tính
Trong tổng số 182 sinh viên Đại học Thương mại tham gia khảo sát có 33 sinh viên nam,
chiếm 18,1%, 149 sinh viên nữ, chiếm 81,9%. Với con số trên có thể thấy rằng số sinh
viên nữ chiếm phần hơn so với số sinh viên nam của trường Đại học Thương mại.
4.2.1.2. Kết quả thống kê mô tả về năm học hiện tại:
21


Anh/chị là sinh viên năm:
Frequency Percent

Valid
Percent

Cumulative
Percent

24

13.2

13.2

13.2

Năm hai 151


83.0

83.0

96.2

Năm
nhất

4

2.2

2.2

98.4

Năm tư

3

1.6

1.6

100.0

Total


182

100.0

100.0

Vali Năm ba
d

Bảng 4.2. Thống kê mô tả mẫu theo năm học hiện tại

Biểu đồ 4.2. Thống kê mô tả theo năm học hiện tại
Kết quả phân tích cho thấy, trong tổng số sinh viên tham gia khảo sát thì số lượng sinh
viên năm 2 và năm 3 trả lời trội hơn sinh viên năm 1 và năm 4, cụ thể: số sinh viên năm 2
là 151 bạn, chiếm tỉ lệ cao nhất: 83%, số sinh viên năm nhất 4 bạn, chiếm tỉ lệ 2,2%, 24
bạn sinh viên năm 3, chiếm 13,2% và 3 bạn sinh viên năm 4 chiếm tỉ lệ thấp nhất 1,6%.
Điều này có thể thấy số lượng sinh viên mà nhóm tiếp cận được chủ yếu là năm 2.
22


4.2.1.3. Kết quả thống kê mô tả về chuyên ngành

Anh/chị đang học khoa?
Valid
Frequency Percent Percent
Valid HTTT kinh tế & 11
Thương mại điện tử

Cumulative
Percent


6.0

6.0

6.0

24.7

24.7

30.8

Kinh tế và kinh doanh 6
quốc tế

3.3

3.3

34.1

Marketing

5

2.7

2.7


36.8

Quản trị kinh doanh

12

6.6

6.6

43.4

Quản trị nhân lực

103

56.6

56.6

100.0

Total

182

100.0

100.0


Khác

45

Bảng 4.3. Thống kê mô tả về chuyên ngành

Biểu đồ 4.3. Thống kê mô tả về chuyên ngành
23


Trong tổng số 182 sinh viên tham gia khảo sát trong đó số lượng sinh viên theo học các
ngành gồm có 11 sinh viên theo đang theo học khoa HTTT Kinh tế & Thương mại điện
tử, chiếm 6%, 6 sinh viên khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế chiếm 3,3%, 5 sinh viên
khoa Marketing chiếm 2,7%, 12 sinh viên khoa Quản trị kinh doanh chiếm 6,6%, 103
sinh viên khoa quản trị nhân lực chiếm 56,6% và 45 sinh viên đang theo học các khoa
khác, chiếm 24,7%. Qua đó có thể thấy số sinh viên khoa Quản trị nhân lực trường Đại
học Thương mại tham gia đông nhất bài khảo sát này.
4.2.1.4. Kết quả thống kê mô tả về công việc làm thêm
Cơng việc làm thêm của anh/chị là gì?

Valid

Valid
Frequency Percent Percent

Cumulative
Percent

Gia sư


43

23.6

23.6

23.6

Khác

59

32.4

32.4

56.0

Nhân viên kinh
doanh

28

15.4

15.4

71.4

Nhân viên phục vụ 49


26.9

26.9

98.4

Phát tờ rơi

2

1.1

1.1

99.5

Tiếp thị

1

.5

.5

100.0

182

100.0


100.0

Total

Bảng 4.4. Thống kê mô tả về công việc làm thêm

24


Biểu đồ 4.4. Thống kê mô tả về công việc làm thêm
Có thể thấy cơng việc làm thêm mà sinh viên tham gia khảo sát lựa chọn chủ yếu là: gia
sư 23,6%, nhân viên kinh doanh 15,4%, nhân viên phục vụ 26,9%, các công việc như phát
tờ rơi, tiếp thị rất it sinh viên lựa chọn, tỉ lệ chỉ chiếm lần lượt là 1,1% và 0,5%. Bên cạnh
đó số lượng sinh viên làm các cơng việc khác ngồi các cơng việc kể trên cũng chiếm tỉ lệ
khá lớn 32,4%, qua đó có thể thấy sinh viên Đại học Thương mại lựa chọn rất nhiều công
việc làm thêm khác nhau.
4.2.1.5. Kết quả thống kê mô tả thu nhập từ công việc làm thêm
Thu nhập của anh/chị từ công việc làm thêm đó?
Frequency

Valid
Percent Percent

Cumulative
Percent

110

60.4


60.4

60.4

Dưới 1
triệu

48

26.4

26.4

86.8

Trên 3
triệu

24

13.2

13.2

100.0

182

100.0


100.0

Valid 1-3 triệu

Total

Bảng 4.5. Thống kê mơ tả thu nhập từ công việc làm thêm
25


×