Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu VÔ GIA CƯ VÀ QUYỀN HỌC TẬP CỦA THANH THIẾU NIÊN VÔ GIA CƯ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.73 KB, 6 trang )


CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
VỀ VÔ GIA CƯ VÀ QUYỀN HỌC TẬP
CỦA THANH THIẾU NIÊN VÔ GIA CƯ


FAQ này đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi thường gặp về Đạo Luật về Trợ Giúp Người Vô Gia Cư McKinney-Vento và quyền
học tập của thanh thiếu niên vô gia cư.
1
Câu trả lời là những phản hồi căn cứ trên luật. Tài liệu này cung cấp thông tin cơ bản và công
cụ hỗ trợ phụ huynh, thanh niên, các nhà giáo dục và luật sư để nâng cao hiểu biết về Đạo luật McKinney-Vento.
Trong tài liệu này, thuật ngữ “trường học khu vực” dùng để chỉ các cơ quan giáo dục địa
phương. Thuật ngữ “McKinney-Vento Act” chỉ nói đến Phụ đề VII-B của Đạo luật,
Chương trình Học tập cho Thanh thiếu niên vô gia cư (42 U.S.C. §§11431-11435). Đạo
luật McKinney-Vento Act là luật liên bang giải quyết mâu thuẫn trong luật tiểu bang hay
chính sách địa phương.

Định nghĩa/Xác định

1. Trường học khu vực có trách nhiệm xác định hoặc định vị thanh thiếu niên đang vô gia
cư không?
A: Có. Đạo luật McKinney-Vento qui định trường học khu vực đảm bảo “thanh thiếu
niên vô gia cư phải được xác định bởi nhân viên nhà trường và thông qua việc phối hợp
với các cơ quan và định chế khác.” 42 U.S.C. §11432(g)(6)(A). Mục đích của việc xác
định là để cung cấp dịch vụ phù hợp cho gia đình, và thanh thiếu niên.

2. Đạo luật McKinney-Vento Act cho biết thanh thiếu niên thiếu “nơi cư ngụ qua đêm cố
định, thường xuyên, và đầy đủ” sẽ được xem như vô gia cư. 42 U.S.C. §11434A(2). Có
hướng dẫn nào về “nơi cư ngụ qua đêm cố định, thường xuyên, và đầy đủ” là thế nào
không?


A: Đạo luật không định nghĩa những thuật ngữ này. Tuy nhiên, các định nghĩa dưới đây
có thể hướng dẫn thêm:
(1) Cố định: Được xác định là an toàn và bền chặt; Không thay đổi hoặc di dời.
(Theo Từ điển Merriam-Webster’s Collegiate, Tái bản lần 10.) Nơi cư ngụ cố định là một
nơi ổn định, thường trực, và không đổi thay.
(2) Thường xuyên: Bình thường, tiêu chuẩn; Được thiết lập, tiến hành, hay th
ực
hiện theo đúng luật định hay sử dụng đúng thời hiệu, qui định, hoặc kỷ luật; Việc trở lại,
hiện diện, hoặc thực hiện chức năng ở những tần suất cố định. (Theo Từ điển Merriam-
Webster’s Collegiate, Tái bản lần 10.) Nhất quán. (Theo Từ điển Luật Ballentine, tái bản
lần thứ 3) Nơi cư ngụ thường xuyên là nơi được sử dụng trên cơ sở đều đặn (vd., ban
đêm).
(3) Đầy đủ: Đủ cho một yêu cầu nào đó; đầy đủ một cách hợp l ý và đúng luật
định. (Theo Từ điển Merriam-Webster’s Collegiate, Tái bản lần 10.) Đầy đủ chu đáo;
Đáp ứng yêu cầu; đầy đủ một cách hợp l
ý và đúng luật. (Theo Từ điển Luật Ballentine,
tái bản lần thứ 3.) Nơi cư ngụ đầy đủ là nơi đáp ứng được nhu cầu tâm lý và vật chất
trong môi trường nhà ở.


1
Các thuật ngữ “thanh thiếu niên đang vô gia cư” và “thanh thiếu niên trong tình trạng vô gia cư” được
dùng luân phiên trong tài liệu này, thay cho nhóm từ theo luật là “thanh thiếu niên vô gia cư,” để nhấn
mạnh thực tế rằng hiện tượng vô gia cư chỉ là tình hình tạm thời bộc phát, chứ không phải trạng thái tĩnh
của một nhóm người xác định.
Luật Quốc tế định nghĩa đầy đủ là như sau:
“Chỗ ở đầy đủ là đủ riêng tư, đủ không gian, đủ an toàn, đủ ánh sáng và độ thoáng,
đủ hạ tầng cơ bản và đủ địa điểm làm việc và vật chất cơ bản – tất cả đều ở chi phí
vừa phải.”
Công ước Quốc tế về Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, Chú thích Tổng quát số 4,

đoạn 7 (1991), trích dẫn về Ủy ban Định cư Con người và Chiến lược Toàn cầu về
Nơi cư trú Năm 2000.

3. Có giới hạn thời gian bao lâu một thanh thiếu niên bị coi là vô gia cư không?
A: Không, không có thời gian giới hạn riêng nào cho việc vô gia cư. Thanh thiếu niên có
phù hợp với định nghĩa vô gia cư hay không lại phụ thuộc vào điều kiện sống và hoàn
cảnh cá nhân. Đó là tùy trường hợp cụ thể. Do thu nhập hết sức giới hạn của hầu hết các
gia đình vô gia cư (trung bình, dưới một nửa ngưỡng nghèo liên bang) và sự thiếu hụt
trầm trọng về nơi cư trú khắp cả nước, nên việc phải chịu cảnh vô gia cư đôi khi có thể
kéo dài một thời gian.

4. Các gia đình mới chuyển đến kèm theo người thân và bạn bè có được Đạo luật đài thọ
không?
A: Trong nhiều trường hợp là có. Thanh thiếu niên ở chung với người khác do thiếu
chỗ, gặp khó khăn kinh tế, hoặc các lý do tương tự đều được đài thọ bởi Đạo luật
McKinney-Vento. 42 U.S.C. §11434A(2)(B)(i). Các gia đình chia chung chỗ ở đầy đủ
do ưu tiên văn hoá hoặc thuận tiện sẽ không được Đạo luật đài thọ. Cũng vậy, các gia
đình ở chung thường xuyên dường như không được Đạo luật đài thọ.

5. Ở chuyển tiếp có được xem là vô gia cư không?
A: Có. Đạo luật McKinney-Vento áp dụng đặc biệt cho thanh thiếu niên ở chuyển tiếp.
42 U.S.C. §11434A(2)(B)(i). Điều khoản này gồm chương trình nhà ở chuyển tiếp và
chương trình sống chuyển tiếp. Toà án liên bang xác nhận rằng chương trình nhà ở
chuyển tiếp được Đạo luật McKinney-Vento đài thọ. Bullock v. Hội đồng Giáo dục Hạt
Montgomery, Civ. A. DKC 2002-0798 (D. Md.), quyết định bản ghi nhớ lưu ngày
4/11/2002.

6. Đạo luật McKinney-Vento đài thọ lứa tuổi nào?
A: Đạo luật McKinney-Vento áp dụng cho thanh thiếu niên từ 21 trở xuống, duy trì được
tiêu chuẩn nhận dịch vụ giáo dục công cộng theo luật liên bang và tiểu bang. Luật tiểu

bang thì khác, nhưng nói chung cung cấp cho học sinh đến hết giáo dục cấp ba và tương
đương, hay đến 18 tuổi (hoặc cao hơn ở một số tiểu bang). Đối với học sinh nhận giáo
dục đặc biệt, luật liên bang cho phép hưởng dịch vụ đến tuổi 22. 20 U.S.C.
§1412(a)(1)(A).

7. Trách nhiệm của khu vực về tư vấn gia đình về các quyền của họ là gì nếu như các gia
đình ấy không xác định hoặc xem chính họ là vô gia cư?
A: Các gia đình và thanh niên thường xuyên sống trong cảnh vô gia cư sẽ không xác
định chính họ như thế. Điều này có thể do sỉ nhục và định kiến liên quan
đến vô gia cư
hoặc vì thanh niên hay gia đình không nhận ra rằng điều kiện sống được xem là vô gia cư
theo Đạo luật McKinney-Vento. Thật vậy, hầu hết gia đình và thanh niên dường như
không hiểu Đạo luật McKinney-Vento. Do vậy, nhà trường phải đảm bảo rằng các gia
đình và thanh niên đều hiểu Đạo luật, ai được đài thọ, và sẽ được cung cấp gì. 42 U.S.C.
§§11432(g)(6)(A)(i), (iv). Đạo luật yêu cầu trường học địa phương phải phổ biến thông
báo công cộng về quyền giáo dục của thanh thiếu niên vô gia cư, là những đối tượng
nhận dịch vụ, như trường học, chỗ ở gia đình, và bếp ăn từ thiện. 42 U.S.C.
11432(g)(6)(A)(v). Việc xác định và các phương pháp tiếp cận phải được quản lý một
cách nhạy cảm và không phải sỉ nhục, để tạo ra môi trường mà trong đó gia đình, các
thanh thiếu niên dễ tìm được nguồn hỗ trợ. Khi một trường giải thích một cách nhạy cảm
và riêng biệt các quyền theo Đạo luật McKinney-Vento, các gia đình hoặc thanh niên có
thể chọn cách không lợi dụng các dịch vụ McKinney-Vento, theo quyết định riêng.

8. Một trường khu vực có được từ chối ghi danh học sinh nhập cư thiếu hồ sơ không có
bằng chứng của người giám hộ không?
A: Không, không nếu như họ được Đạo luật McKinney-Vento đài thọ. Những học sinh
chưa đủ hồ sơ bình đẳng về quyền lợi giáo dục công cộng như công dân Hoa Kỳ. Plyler
v. Doe, 457 U.S. 202 (1982). Do vậy, Đạo luật McKinney-Vento áp dụng đối với học
cùng cách thức từng áp dụng cho các học sinh: nếu học sinh phù hợp với định nghĩa là vô
gia cư, họ phải được ghi danh vào trường học ngay, dù thiếu bằng chứng giám hộ. Đạo

luật McKinney-Vento không áp dụng cho học sinh di nhập cư sống trong nơi cư ngụ cố
định, thường xuyên, và đầy đủ.
Chọn trường

9. Nhân tố nào được xem xét để giữ trẻ ở lại trường cũ ở điều kiện khả thi nhất?
A: Học sinh phải được phép đến trường cũ "ở điều kiện khả thi nhất." [Trường cũ được
định nghĩa là trường học sinh đã học khi thường trú, hoặc trường học sinh ghi danh lần
cuối. 42 U.S.C. §11432(g)(3)(G).] Chuyển trường cản trở đáng kể sự phát triển về xã
hội và học thuật của học sinh. Tài liệu về học sinh hay chuyển trường cho thấy học sinh
có thể mất từ bốn đến sáu tháng để phục hồi học vấn sau khi chuyển trường. Nhiều
nghiên cứu cũng cho ra kết quả học sinh hay chuyển trường thường có điểm thấp và học
lực toàn khoá thấp hơn bạn cùng trang lứa không chuyển trường. Do đó, Đạo luật
McKinney-Vento kêu gọi các trường học khu vực nên duy trì học sinh trong trường cũ
trong thời gian lâu nhất có thể, trừ khi điều này đi ngược lại nguyện vọng của phụ huynh
học sinh hay người giám hộ. 42 U.S.C. §11432(g)(3). Học sinh có quyền học trường cũ;
điều này giúp duy trì việc giảng dạy, thầy cô cũ, bạn bè cũ. Việc xem xét chuyển trường,
ngoài nguyện vọng của phụ huynh, người giám hộ hay thanh niên không người tháp tùng,
còn lại phải lấy học sinh làm trọng tâm dựa trên quyết định cá nhân. Các yếu tố có thể
xem xét bao gồm: lứa tuổi của thanh thiếu niên; tác động có thể ảnh hưởng đến học tập
của học sinh, vấn đề an toàn cá nhân, nhu cầu học sinh được giảng dạy đặc biệt; độ dài
lưu trú dự kiến tại nơi ở tạm thời và các nơi tạm thời khác; và thời gian còn lại trong nă
m
học. Có thể có những nhân tố khác thuộc về cá nhân học sinh mà không đề cập ở đây
nhưng vẫn góp phần xác định tính khả thi. Trên tất cả, sự khả thi chính là lấy trẻ làm
trung tâm để đưa ra quyết định.

10. Học sinh có thể hoàn tất năm học hay học kỳ tại trường cũ không?
A: Có. Học sinh có quyền học tiếp ở trường cũ suốt thời gian vô gia cư. Ngoài ra, nếu
học sinh chuyển sang thường trú suốt năm học, thì có thể hoàn tất niên khoá đó tại trường
cũ. 42 U.S.C. §11432(g)(3)(A).


11. Nếu học sinh vắng học trong một khoản thời gian xác định, học sinh có còn quyền đi
học tại trường cũ không?
A: Có. Luật áp dụng cho nhiều tình huống khác nhau: học sinh có quyền học tại trường
cũ trừ khi điều đó không khả thi. Rằng học sinh bỏ lỡ một thời gian học không làm cho
việc học trường cũ mất khả thi. Ví dụ, có thể là tốt hơn cho học sinh khi học ngôi trường
quen thuộc, thầy cô bạn bè cũ, để tranh thủ thời gian và tái hoà nhập một cách suôn sẻ
trong học đường.
Ghi danh và Điểm danh Ngay


12. "Ngay" trong ghi danh ngay nghĩa là sao?
A: Đạo luật McKinney-Vento Act yêu cầu các trường học phải ghi danh học sinh vô gia
cư ngay, ngay cả trường hợp họ không cung cấp đầy đủ hồ sơ theo qui định ghi danh. 42
U.S.C. §11432(g)(3)(C). Ghi danh nghĩa là cho phép học sinh đến lớp và tham gia đầy
đủ các hoạt động của nhà trường. 42 U.S.C. §11434A(1). Mặc dù Đạo luật không định
nghĩa cụ thể về khái niệm ngay, nhưng từ điển tiêu chuẩn có định nghĩa là “không trì
hoãn.” Do vậy, học sinh phải bắt đầu hiện diện trên lớp và tham gia đầy đủ hoạt động
nhà trường không được trì hoãn. Nói chung, điều đó có nghĩa là thực hiện trong ngày
hay ngày kế tiếp.

13. Trường học có thể yêu cầu xác minh bằng chứng cư trú, như xem hợp đồng cho thuê
trong trường hợp gia đình đang bảo trợ một học sinh không phải là người nhà không?
A: Không. Các trường học có thể không yêu cầu xác minh bằng chứng cư trú như là điều
kiện để ghi danh. 42 U.S.C. §11432(g)(3)(C). Do hoàn cảnh sống của họ, không thể nào
gia đình và thanh niên vô gia cư cung cấp việc xác minh như thế được. Hơn nữa, trường
học không được liên hệ chủ nhà hay gia đình bảo trợ để thảo luận việc sắp đặt điều kiện
sinh sống. Thông tin cư ngụ do phụ huynh hay học sinh cung cấp cho nhà trường là một
phần của hồ sơ học tập và được luật liên bang về quyền cá nhân bảo vệ. Việc tiếp xúc
như vậy cũng có thể dẫn đến việc bị gia đình bảo trợ đuổi đi. Tuy nhiên, Đạo luật không

cấm nhà trường yêu cầu phụ huynh, người giám hộ, hay học sinh xuất trình thông tin liên
hệ trong trường hợp khẩn cấp. 42 U.S.C. §11432(g)(3)(H).

14. Trường học có thể xác minh tuổi ghi danh trong nhà trẻ không cần giấy khai sinh
không?
A: Đạo luật McKinney-Vento Act yêu cầu ghi danh ngay, ngay cả khi các thông tin theo
qui định chưa được cung cấp. 42 U.S.C. §11432(g)(3)(C). Do vậy nhà trường phải ghi
danh ngay học sinh trong nhà trẻ ngay và làm việc với gia đình để có bằng chứng được
chấp nhận về tuổi. Có nhiều tài liệu được chấp nhận khi chứng minh về tuổi, gồm hồ sơ
bệnh án, giấy rửa tội, hoặ
c thông báo đơn giản về tuổi có chữ ký phụ huynh hoặc người
giám hộ là được.

15. Nếu chúng tôi ghi danh học sinh vô gia cư mà không yêu cầu bằng chứng tiêm phòng,
như vậy là chúng tôi đang mang rủi ro cho nhà trường?
A: Đạo luật McKinney-Vento yêu cầu ghi danh ngay, ngay cả học sinh không thể cung
cấp chứng nhận tiêm phòng hoặc hồ sơ bệnh án khác, thực tế cho thấy rằng gia đình và
trẻ vô gia cư thường không thể giữ các giấy tờ h
ồ sơ. 42 U.S.C. §11432(g)(3)(C). Tuyệt
đại đa số học sinh vô gia cư ghi danh trong trường trước và bổ sung thông tin tiêm phòng
sau. Những hồ sơ này xem như một phần của hồ sơ học sinh. Do việc ghi danh yêu cầu
phải liên hệ với hồ sơ trường học trước đó, nên thông tin luôn có một cách nhanh chóng.
42 U.S.C. §§11432(g)(3)(C), (D). Trường ghi danh và người điều phối phải phối hợp để
lấy hồ sơ tiêm phòng trong thời gian sớm nhất. Nếu học sinh chưa tiêm ngừa, liều tiêm
đầu tiên phải được thực hiện càng sớm càng tốt, trừ khi học sinh phải miễn tiêm vì lý do
triết học, tôn giáo hay điều kiện sức khoẻ. Hầu hết các tiểu bang và cộng đồng y tế người
ta chấp nhận rằng một số trẻ không được tiêm phòng vì những lý do như thế. Theo
những người thực hiện công tác y tế cộng đồng sự thật là hầu hết các học sinh được chích
ngừa đã ngăn được các đại dịch xảy ra. Nếu có đại dịch xảy ra, thủ tục tương tự để bảo
vệ trẻ ch

ưa được tiêm phòng có thể dùng để bảo vệ trẻ chưa hoàn tất hồ sơ tiêm phòng.

16. Nếu chúng tôi ghi danh học sinh vô gia cư mà không yêu cầu hồ sơ nhà trường, làm
sao chúng tôi biết trẻ bị trường cũ cho ngưng học hay buộc thôi học?
A: Việc ghi danh phải được thực hiện ngay để nhận học sinh và phải liên hệ lấy hồ sơ
trường cũ§§11432(g)(3)(C), (D).

17. Trường cũ có thể chuyển hồ sơ cho trường mới không cần chữ ký phụ huynh không?
A: Có thể. Đạo luật Đạo luật Bảo mật Cá nhân và Các quyền Học tập Liên bang
(FERPA) là luật liên bang bảo vệ tính riêng tư của hồ sơ học tập. Nói chung, FERPA yêu
cầu nhà trường phải nhận được sự cho phép bằng văn bản từ phía phụ huynh học sinh
trước khi tiết lộ bất kỳ thông tin gì từ hồ sơ của học sinh. Tuy nhiên, FERPA cho phép
trường tiết lộ hồ sơ không cần sự chấp thuận của phụ huynh cho những trường mà học
sinh chuyển tới. 20 U.S.C. §1232g.

18. Trường cũ có thể từ chối gửi hồ sơ do tiền nợ sách giáo khoa không v.v ?
A: Không. Như vậy trường đã tạo khó khăn cho việc ghi danh và lưu giữ học sinh trong
trường, điều này vi phạm Đạo luật McKinney-Vento. 42 U.S.C. §§11432(g)(3)(C) và
(D), (g)(1)(I), (g)(7).

19. Làm thế nào một trường học xác định được lớp nào hay các dịch vụ gì để cung cấp
cho học sinh nếu không có hồ sơ học tập?
A: Việc ghi danh, nhà trường phải chấp nhận ngay học sinh và phải liên hệ trường cũ để
lấy hồ sơ. 42 U.S.C. §§11432(g)(3)(C), (D). Trường hợp hồ sơ không được chuyển
ngay, trường ghi danh có thể trao đổi với nhân viên trường cũ để lấy thông tin cơ bản v

học sinh. Các nhà quản lý, nhà cố vấn và giáo viên cũ có thể cung cấp thông tin này.
Trường ghi danh cũng có thể lấy thông tin liên quan đến chương trình học từ phụ huynh
hay bản thân học sinh. Nhà trường cũng có thể thiết lập qui trình tiến hành đánh giá
nhanh kỹ năng học sinh. Ngay cả trường hợp hồ sơ bị trễ, học sinh cũng phải được ghi

danh vào trường và được nhận ngay các dịch vụ phù hợp nhất có thể. Ngay khi nhận hồ
sơ cũ, nhà trường có thể thực hiện thủ tục cần thiết đối với các dịch vụ và lớp học của học
sinh.

Các vấn đề Thanh niên đang gặp phải


20. Đạo luật McKinney-Vento Act định nghĩa “thanh niên không có người tháp tùng”
như thế nào? Có giới hạn tuổi tác gì không?
A: Thanh niên không có người tháp tùng được định nghĩa là thanh niên không có cha mẹ
hay người giám hộ bên cạnh. 42 U.S.C. §11434A(6). Đạo luật Không nêu phạm vi tuổi
tác.

21. Nhà trường có được ghi danh thanh niên trong trường mà không cần kiểm chứng của
người giám hộ không?
A: Được. Việc thiếu giấy giờ giám hộ không làm hoãn hoặc ngăn cản việc ghi danh của
thanh niên không người tháp tùng. 42 U.S.C. §§11432(g)(3)(C), (g)(1)(H)(iv),
(g)(1)(F)(ii). Đạo luật McKinney-Vento yêu cầu tiểu bang và trường học địa phương loại
bỏ cản trở trong ghi danh và sự ngăn chặn và để ghi danh thanh niên không có người tháp
tùng ngay. 42 U.S.C. §§11432(g)(1)(I), (g)(7).

22. Trường có thể yêu cầu người chăm sóc lấy quyền giám hộ hợp pháp để ghi danh học
sinh trong trường không?
A: Không. Đạo luật The McKinney-Vento bắt buộc các tiểu bang phải ngăn ngừa các
vấn đề trong quyền giám hộ trong ghi danh của nhà trường và yêu cầu trường học khu
vực ghi danh thanh niên ngay, ngay cả khi họ thiếu các tài liệu để ghi danh theo yêu cầu
42 U.S.C. §§11432(g)(3)(C), (g)(1)(H)(iv), (g)(1)(F)(ii). Quyết định tìm quyền giám hộ
hợp pháp là một quyết định quan trọng ả
nh hưởng đáng kể đến các quyền hợp pháp của
phụ huynh và người chăm sóc vượt xa khu vực nhà trường. Trong khi bước đó sẽ phù

hợp trong một số trường hợp, và không phù hợp trong các trường hợp khác.

23. Trường học có phải liên hệ cảnh sát khi ghi danh thanh niên không có ngưòi tháp
tùng không?
A: Đạo luật McKinney-Vento yêu cầu các trường học ghi danh ngay các thanh niên
không có ngưòi tháp tùng. 42 U.S.C. §11432(g)(3)(C). Do Đạo luật yêu cầu trường học
khu vực và các tiểu bang dỡ bỏ cản trở đối với việc ghi danh và việc lưu giữ trong nhà
trường, các trường học nên thực hiện việc chăm sóc và quan tâm khi tiếp xúc các cơ quan
pháp chế và dịch vụ xã hội. 42 U.S.C. §§11432(g)(1)(I), (g)(7). Người điều phối phải
làm việc với cảnh sát và các dịch vụ xã hội nhằm lưu giữ thanh niên trong trường và cung
cấp cho họ lợi ích tốt nhất, thực tế cho thấy hầu hết thanh niên không có ngưòi tháp tùng
đã tháo chạy khỏi tình trạng lạm dụng và những việc sai trầm trọng trong nhà họ. Trong
nhiều trường hợp thanh niên không có người tháp tùng được một ngưòi lớn chăm sóc, và
không có lý do gì nghi ngờ về sự sao lãng hay lạm dụng. Dường như luật báo cáo mang
tính bắt buộc tiểu bang không yêu cầu phải liên hệ cảnh sách trong những trường hợp
tương tự. Tuy nhiên, nếu nhân viên nhà trường có lý khi nghi ngờ trẻ lạm dụng, luật tiểu
bang có thể yêu cầu nhân viên liên hệ với các dịch vụ địa phương hoặc cảnh sát. Nếu
trường hợp này xảy ra, người điều phối hoặc cán bộ tư vấn nhà trường cần làm việc với
thanh niên để hỗ trợ họ và tránh đuổi học như một hình phạt. Nơi nào luật tiểu bang cho
phép lựa chọn, nhưng nhiều trường hợp, các nhà trường nên liên hệ với các dịch vụ xã
hội hơn là cảnh sát.

24. Học sinh vô gia cư có thể được trường cho ăn miễn phí mà không trừ vào thu nhập
không?
A: Có. Vụ Dinh dưỡng Trẻ em thuộc Bộ Canh nông Hoa Kỳ ban hành chính sách năm
2002 (sau này nâng cấp thành luật bởi Đạo luật tái Cho phép WIC và Dinh dưỡng Trẻ em
năm 2004) cho phép bất kỳ trẻ em nào, được xác định là vô gia cư, đương nhiên được
hưởng xuất ăn miễn phí. Họ không phải điền đơn từ gì cả. Xuất ăn miễn phí trong
trườ
ng nên được bắt đầu ngay.


×