Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

KĨ NĂNG tạo lập văn bản NHÓM 10 CAO THỊ MINH NGỌC B19DCKT124

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 15 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
VIỆN KINH TẾ BƯU ĐIỆN

BÀI THI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN
NHĨM MƠN HỌC: 10

Giảng viên: Đinh Thị Hương
Sinh viên: Cao Thị Minh Ngọc
Mã số sinh viên: B19DCKT124
Ngày sinh: 4/10/2001
Lớp: SKD1103_10
Số điện thoại: 0982692681

Hà Nội, 2021



Đề 4
Câu 1 (3 điểm): Trình bày về tính liên kết trong văn bản tiếng Việt.
Câu 2 (4 điểm). Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau khi
kết thúc quá trình học trực tuyến môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt.
Câu 3 (3 điểm). Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Cơng văn phúc
đáp? Cho ví dụ minh hoạ.


MỤC LỤC
Câu 1 (3 điểm): Trình bày về tính liên kết trong văn bản tiếng Việt…………Page 1
Câu 2 (4 điểm). Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau khi
kết thúc quá trình học trực tuyến môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng
Việt……………………………………………………………………….........Page 3


Câu 3 (3 điểm). Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Cơng văn phúc
đáp? Cho ví dụ minh hoạ………………………………………………………Page 4


MỞ ĐẦU
Từ ngàn xưa ơng cha ta đã có những câu thành ngữ, tục ngữ rất hay như:
“Trước khi nói uốn lưỡi 7 lần”
“Nói ra đầu ra đũa”
“Nói có sách, mách có chứng”
Để khuyên ta trong giao tiếp nên cân nhắc, nói rõ ràng, có căn cứ.Đó là một cách ngẫu
nhiên ông cha ta đã dạy ta tạo lập văn bản bằng ngơn ngữ nói qua chuyện trị trong sinh
hoạt sao cho đạt hiệu quả cao nhất.Còn ngày nay khi mà nền kinh tế tri thức ngày càng
phát triển tì khơng chỉ dừng lại ở ngơn ngữ nói như ơng cha ta đã dạy mà ta cịn phải biết
dùng ngơn ngữ văn bản để trình bày 1 câu chuyện, 1 vấn đề nào đó theo suy nghĩ, quan
điểm, lập trường của mình để thuyết phục người đọc , người nghe đồng tình với mình,
dần dần dẫn đến sự thành đạt trên từng chặng đường của cuộc đời một con người. Chính
vì thế. Mơn Kĩ năng tạo lập văn bản như là một mơn học thực sự hữu ích cho sinh viên.


Câu 1: Trình bày về tính liên kết trong văn bản tiếng Việt
 Liên kết trong văn bản là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản,
làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu. Để văn bản có tính liên kết, ngươi viết
(người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt
chẽ với nhau; đồng thời phải biết kết nối các câu, các đoạn đó bằng các phương
tiện ngôn ngữ (từ ngữ, tổ hợp từ, câu, …) thích hợp.
 Tính liên kết của văn bản là tính chất kết hợp, gắn bó, ràng buộc qua lại giữa các
cấp độ đơn vị dưới văn bản. Ðó là sự kết hợp, gắn bó giữa các câu trong đoạn, giữa
các đoạn, các phần, các chương với nhau, xét về mặt nội dung cũng như hình thức
biểu đạt, là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn
bản có nghĩa và dễ hiểu. Trên cơ sở đó, tính liên kết của văn bản thể hiện ở hai

mặt: liên kết nội dung và liên kết hình thức.
 Liên kết câu là sử dụng những từ như và, nếu, nhưng, hoặc… để liên kết các câu
với nhau, giúp các câu gắn kết và mang một ý nghĩa thống nhất, khơng rời rạc.
Bất kỳ một câu có nghĩa nào cũng đều chứa các từ liên kết.
VD: Hôm nay trời mưa nên Nam không cần tưới nước cho vườn hoa nhà mình
 Từ liên kết được sử dụng là từ nên. Nếu khơng sử dụng từ liên kết này thì 2 câu
Hôm nay trời mưa và Nam không cần tưới nước cho vườn hoa nhà mình là 2 câu
độc lập và khơng mang ý nghĩa gì.
 Liên kết nội dung và liên kết hình thức ln gắn bó mật thiết với nhau.
1.Liên kết nội dung (liên kết chủ đề)
- Các câu và các đoạn văn cùng hướng tới một chủ đề, làm sáng tỏ chủ đề cần viết.
- Nếu không có sự liên kết về mặt chủ đề thì bị gọi là lạc đề.
- Nội dung văn bản bao gồm hai nhân tố cơ bản: đề tài và chủ đề (hay cịn gọi là chủ
đề và logic). Do đó, tính liên kết về mặt nội dung thể hiện tập trung qua việc tổ chức,
triển khai hai nhân tố này, trên cơ sở đó hình thành 2 nhân tố liên kết: liên kết đề tài
và liên kết chủ đề (còn gọi là liên kết chủ đề và liên kết logic).
- Liên kết đề tài là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bản trong việc
tập trung thể hiện đối tượng mà văn bản đề cập đến. (Liên kết logic là các câu trong
đoạn văn và các đoạn văn trong văn bản phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí).
- Liên kết chủ đề là sự tương hợp mang tính logic về nội dung nghĩa giữa các cấp độ
đơn vị dưới văn bản. Ðó là sự tương hợp về nội dung miêu tả, trần thuật hay bàn luận
giữa các câu, các đoạn, các phần trong văn bản. Một văn bản được xem là có liên kết
logic khi nội dung miêu tả, trần thuật, bàn luận giữa các câu, các đoạn, các phần
không rời rạc hay mâu thuẫn với nhau, ngoại trừ trường hợp người viết cố tình tạo ra
sự mâu thuẫn nhắm vào một mục đích biểu đạt nào đó.
- Những lưu ý khi sử dụng phép liên kết nội dung:
 Nếu khơng có liên kết logic thì liên kết chủ đề bị phá vỡ.
 Liên kết nội dung phải được trình bay theo một trình tự hợp lý như trình tự sắp xếp
các đoạn văn, câu, nhiệm vụ các phần, không gian, thời gian, quy mơ….
2. Liên kết hình thức

1


Các câu, đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau:
phép nối, phép lặp, phép thế, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng.
a. Phép nối
- là cách liên kết câu, đoạn bằng tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ. Đó là các quan hệ từ,
các từ ngữ chuyển tiếp, phụ từ.
- Các phương tiện liên kết:
+ Các quan hệ từ: và, cịn, mà, thì, nhưng, tuy, nếu, nên…
+ Các từ ngữ chuyển tiếp: tuy vậy, vậy nên, vậy thì, nói tóm lại, nhìn chung…
Ví dụ: Lớp chúng tơi hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến trong giờ học. Đồng thời, chúng
tơi cịn rất đồn kết, giúp đỡ nhau trong học tập rất nhiều.
Câu trên sử dụng phép nối: "Đồng thời"
Tác dụng: Phép nối có thể dùng các phương tiện sau đây: kết từ, kết ngữ, trợ từ, phụ từ,
tính từ, nối bằng quan hệ về chức năng cú pháp.
b. Phép lặp
- Là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ để tạo ra sự liên kết giữa các câu, các
đoạn chứa yếu tố đó.
- có 3 cách lặp:
+ lặp từ vựng: dùng đi dùng lại từ ngữ nào đó trong những câu khác nhau.
+ lặp cấu trúc ngữ pháp: dùng đi dùng lại một kiểu kết cấu ngữ pháp nào đó.
+ lặp ngữ âm: dùng đi dùng lại một âm
Tác dụng: Phép lặp, ngoài khả năng kết nối các bộ phận hữu quan của văn bản lại với
nhau, cịn có thể đem lại những ý nghĩa tu từ như nhấn mạnh gây cảm xúc, gây ấn
tượng…
Ví dụ: Buổi sáng tôi dậy sớm để chuẩn bị cặp sách đến trường. Dậy sớm là một thói
quen tốt.
Câu trên sử dụng phép lặp từ: "dậy sớm" ở câu trước lặp lại ở câu sau.
c. Phép thế

- là cách dùng từ, tổ hợp từ khác nhau nhưng cùng chỉ một đối tượng người, vật, hiện
tượng… để thay thế cho nhau ở các câu khác nhau, qua đó tạo sự kiên kết giữa các câu
chứa chúng.
- Các phương tiện để thay thế:
+ thế đại từ
+ thế đồng nghĩa
+ các từ, cụm từ chỉ cùng một đối tượng
- Dùng các chỉ từ hoặc đại từ như: đây, đó, ấy, kia, thế, vậy…, nó, hắn, họ, chúng nó…,
thay thế cho các yếu tố ở câu trước, đoạn trước.
- Dùng tổ hợp “danh từ + chỉ từ” như: cái này, việc ấy, điều đó, … để thay thế cho yếu tố
ở câu trước, đoạn trước. Các yếu tố được thay thế có thể là từ, cụm từ, câu, đoạn.
Tác dụng: Dùng phép thế không chỉ có tác dụng tránh lặp đơn điệu, mà cịn có tác dụng
tu từ nếu chọn được những từ ngữ thích hợp cho từng trường hợp dùng.
Ví dụ: Cơ Hằng là cơ hàng xóm của tơi. Nhà cơ ấy có rất nhiều hoa.
Phép thế: dùng đại từ "cô ấy" thay thế cho "cơ Hằng" ở câu trước.
Ví dụ 2: Ai cũng muốn cơ thể khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt. Muốn được như vậy
bạn phải chăm chỉ tập luyện.
2


Phép thế: từ "như vậy" thay thế cho câu trước đó, mang nghĩa tương đương.
d. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng: Là các từ ngữ ở các câu có các từ đồng
nghĩa, trái nghĩa, hay cùng trường nghĩa.
– Phép đồng nghĩa, trái nghĩa là cách dùng những từ ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa
nối cả câu, các đoạn văn với nhau.
– Phép liên tưởng là cách sử dụng những từ ngữ chỉ những sự vật có thể nghĩ đến theo
một định hướng nào đó, xuất phát từ những từ ngữ ban đầu, nhằm tạo ra mối liên kết giữa
các phần chứa chúng trong văn bản. Phép liên tưởng khác phép thế ở chỗ trong phép thế
thì dùng những từ khác nhau để chỉ cùng một sự vật; trong phép liên tưởng, đó là những
từ ngữ chỉ những sự vật khác nhau có liên quan đến nhau theo lối từ cái này mà nghĩ đến

cái kia (liên tưởng).
Ví dụ 1: Tơi thấy cơ ấy rất xinh. Cịn bạn tơi lại bảo cô ấy đẹp.
Câu trên sử dụng phép đồng nghĩa: "xinh" đồng nghĩa với từ "đẹp" ở câu sau (đồng nghĩa
khơng hồn tồn).
Ví dụ 2: Người yếu đuối thường hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh. (Nam Cao)
Câu trên sử dụng phép trái nghĩa: "yếu đuối" với "mạnh" và "hiền lành" với "ác".
Ví dụ 3: liên tưởng theo quan hệ định vị giữa các sự vật
Nhân dân là bể
Văn nghệ là thuyền.
Ví dụ 4: liên tưởng về số lượng
Năm hôm, mười hôm… Rồi nửa tháng, lại một tháng. (Nguyễn Cơng Hoan)
Ví dụ 5: dùng từ trái nghĩa
Gia đình mất hẳn vui. Bà khổ, Liên khổ, mà ngay chính cả y cũng khổ. (Nam Cao)
Câu 2 (4 điểm): Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau khi
kết thúc quá trình học trực tuyến môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2021
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN
Kính gửi: - Giảng viên môn Kĩ năng tạo lập văn bản
Họ và tên: Cao Thị Minh Ngọc
Lớp: D19ACCA
Ngày sinh: 4/10/2001
Quê quán: Thái Bình
Nghề nghiệp: Sinh viên
Nơi học tập: Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng
Mơn: Kĩ năng tạo lập văn bản
Thời gian học tập: 8 tuần

Nội dung môn học:
3


Môn học đã cung cấp những kiến thức nền tảng về kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt,
quy trình để có thể tạo lập 1 văn bản, giúp sinh viên xác định được chủ đề, xây dựng cấu
trúc đoạn, soạn văn bản và biên tập văn bản. Môn học giúp ta nắm vững kỹ năng soạn
thảo một văn bản đúng về hình thức và nội dung, giúp sinh viên hạn chế lỗi trong các loại
văn bản nhằm đem lại cho người đọc văn bản thoải mái khi xem xét văn bản.
Bên cạnh đó, mơn học đã giúp chúng ta có thể liên kết trong văn bản bằng nhiều hình
thức khác nhau, qua đó chúng ta có thể truyền tải nội dung của mình một cách đa dạng,
phong phú và đem lại cho người đọc sự hứng thú và mới mẻ hơn. Môn học đưa ra
phương pháp soạn thảo một số loại văn bản thông thường như: Báo cáo, công văn, tờ
trình, thơng báo, biên bản, đơn, thư… Cách tạo lập các loại văn bản này đúng cách thức.
Không những thế, mỗi một văn bản lại có 1 đặc trưng khác nhau và cách trình bày riêng
nên việc học mơn Kĩ năng tạo lập thực sự rất cần thiết.
Mục tiêu của mơn học:
- Có thể áp dụng vào thực tiễn khi thực hiện văn bản tránh mắc những lỗi cơ bản.
- Giúp chúng ta có thể có những lập luận logic, dễ hiểu và rõ ràng hơn.
- Gìn giữ được sự trong sáng của Tiếng Việt.
Nhận xét về tình hình học tập trực tuyến môn Kĩ năng tạo lập văn bản của bản thân sau
khi học xong môn học trong thời gian học kì 1 năm 2021.
Qua những tiết học Kĩ năng tạo lập văn bản, bản thân em cũng đã có những hiểu biết
nhất định về mơn học. Mơn học đã giúp em có thể sửa cho mình một số lỗi sai trong việc
trình bày văn bản, đặc biệt là những lỗi nhỏ nhất như lỗi sai chữ viết hoa, lỗi cú pháp
trong câu, cách căn chỉnh lề và một số loại văn bản cũng được giảng viên giải thích kĩ
càng, ... Khơng những thế, nhờ học mơn học mà em có thể biết đến nhiều hơn những qui
định, cũng như bố cục của một văn bản. Em cũng đã được chỉnh sửa những lỗi đã mắc
phải trong khi thực hiện. Chính vì thế, sau khi học thì em cảm thấy dễ dàng hơn để soạn
thảo những văn bản mang tính pháp luật, địi hỏi nội dung phải chặt chẽ. Có thể nói, mơn

học thực sự rất cần thiết và mang tính thực tiễn cho sinh viên. Hiểu nội dung là một
chuyện nhưng để chắt lọc và trình bày nó ra sao để người đọc có thể hiểu được thì khơng
dễ dàng. Điều này, địi hỏi một số kĩ năng nhất định về văn bản đó.
Người báo cáo
Ngọc
Cao Thị Minh Ngọc
Câu 3: (3 điểm) Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Cơng văn phúc
đáp? Cho ví dụ minh hoạ.
Khái niệm: Cơng văn phúc đáp (công văn trả lời) là văn bản được cá nhân, tổ chức sử
dụng để trả lời (phúc đáp) một/một số câu hỏi mà chủ thể có thẩm quyền đưa ra/đặt ra
cho chủ thể làm cơng văn. Hoặc cũng có thể là văn bản trả lời khi nhận được một văn bản
khác từ phía cá nhân, tổ chức khác (ví dụ như Đơn u cầu, Cơng văn u cầu, …)
Nói cách khác công văn phúc đáp là công văn dùng để trả lời về những vấn đề mà cơ
4


quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp yêu cầu thuộc thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn của
mình.
Mẫu cơng văn phúc đáp có những nội dung sau:
(i) Mở đầu: trả lời công văn số … ngày … / … / … của ……… về vấn đề…
(ii) Nội dung:
+ Nêu những nội dung trả lời các vấn đề mà các cơ quan, đơn vị khác hoặc thư riêng, đơn
khiếu nại của cá nhân, yêu cầu cơ quan giải quyết những yêu cầu hay trả lời những thắc
mắc.
+ Nếu không trả lời hoặc chưa thể trả lời được thì nêu lý do hợp lý (có thể là khơng đủ
các dữ kiện để giải đáp thắc mắc các yêu cầu đặt ra).
(iii) Kết thúc: nhận được cơng văn này, cịn điểm nào chưa rõ đề nghị quý… cho ý kiến.
Chúng tôi sẵn sàng trả lời thêm.
Một mẫu công văn phúc đáp được coi là hợp lệ khi đáp ứng được đầy đủ các điều
kiện sau:

+ Chỉ viết về một vấn đề duy nhất, lời văn rõ ràng, không nước đôi.
+ Ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích và ý tưởng bám sát với chủ thể cần biểu đạt.
+ Nghiêm túc, lịch sử và có tính thuyết phục người nhận.
+ Tuân thủ đúng thể thức của văn bản đặc biệt là phần trích yếu nội dung công văn.
Đặc điểm của công văn phúc đáp
– Thứ nhất: Công văn phúc đáp không phải là văn bản quy phạm pháp luật nên trình tự,
thủ tục ban hành đơn giản, nhanh chóng, phù hợp với những trường hợp giải quyết các
công việc khẩn cấp.
– Thứ hai: Công văn phúc đáp có nhiều loại khác nhau được sử dụng trong nhiều lĩnh
vực như kinh tế, văn hóa, chính trị, pháp luật, … phù hợp với nhiều mục đích khác nhau
của các chủ thể ban hành.
– Thứ ba: Công văn phúc đáp không bắt buộc là đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
ban hành mà có thể do các cá nhân nếu văn bản pháp luật, điều lệ tổ chức, doanh nghiệp
có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người đó.
– Thứ ba: Trong cơng văn phúc đáp khơng có hiệu lực thi hành nên cơng văn chấm dứt
hiệu lực khi các chủ thể thực hiện xong, giải quyết xong các công việc trên thực tế.
– Thứ năm: Công văn phúc đáp không được áp dụng rộng rãi phổ biến mà chỉ được áp
dụng cho chủ thể đó, cơng việc đó. Nhất là đối với cơng văn hướng dẫn, nếu có sự việc
tương tự, muốn được giải quyết vẫn phải xin hướng dẫn từ đầu.
CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP/

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỔ CHỨC

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

————————-


Số: ………. /CV-….

……., ngày …. tháng …… năm …….

5


V/v: ……………(1)…………….

Kính gửi: …………………… (2) ……
Căn cứ cơng văn số … ngày … / … / … của cơ quan/tổ chức/cá nhân/doanh
nghiệp……… về vấn đề…………… (3) ………………………………….
Chúng tôi xin trả lời như sau: ………… (4) ………………………………….
Nhận được công văn này, còn điểm nào chưa rõ đề nghị ……… cho ý kiến. Chúng tôi
sẵn sàng trả lời thêm.
Trân trọng cảm ơn!
Nơi nhận:
– Như trên ..(5)……..;
– …………………….;
– Lưu: VT, ..(6)……..

ĐẠI DIỆN CƠ QUAN/ TỔ CHỨC
(Ký, đóng dấu)

Địa chỉ: Số nhà……… đường…………., phường/xã……………….,
quận/huyện………………………., tỉnh /thành phố………………….
Điện thoại: ….………………….……., Fax: …….……….…………
Email: …………….; Website: ……………… (nếu có).


6


Ví dụ về cơng văn phúc đáp

7


8


9


LỜI CẢM ƠN
"Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Cơng nghệ Bưu chính
Viễn thơng đã đưa môn học Kỹ năng tạo lập văn bản vào chương trình giảng dạy.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn -Cô Đinh Thị Hương
đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập
vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học Kỹ năng tạo lập văn bản của cơ, em đã có
thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây
chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau
này.
Bộ môn Kỹ năng tạo lập văn bản là mơn học thú vị, vơ cùng bổ ích và có tính thực tế
cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên.
Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn
nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có
thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ cịn chưa chính xác, kính mong cơ xem
xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!”

Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2021
Sinh viên
Ngọc
Cao Thị Minh Ngọc

10



×