Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Kĩ năng tạo lập văn bản nhóm 10 dương thành long B19DCTM038

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.98 KB, 9 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
----------

BÀI TẬP LỚN
MƠN HỌC: KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN
NHĨM MƠN HỌC: 10

Giảng viên: Đinh Thị Hương
Sinh viên: Dương Thành Long
Mã sinh viên: B19DCTM038
Lớp: D19CQTM02-B


Họ và tên: Dương Thành Long
Mã SV: B19DCTM038



LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Cơng nghệ Bưu
chính Viễn thơng đã đưa môn học Kỹ năng tạo lập văn bản vào chương trình giảng
dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - Cô Đinh Thị
Hương đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian
học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học Kỹ năng tạo lập văn bản của cơ,
em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm
túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững
bước sau này.
Bộ môn Kỹ năng tạo lập văn bản là mơn học thú vị, vơ cùng bổ ích và có
tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của
sinh viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực


tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận
khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ cịn chưa chính xác, kính mong
cơ xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc cơ nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công
trên con đường giảng dạy.


Câu 1 : Trình bày về tính liên kết trong văn bản
Liên kết trong văn bản là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm
cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.
Để văn bản có tính liên kết, người viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các
đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau; đồng thời phải biết kết nối các câu, các đoạn
đó bằng các phương tiện ngơn ngữ (từ ngữ, tổ hợp từ, câu,…) thích hợp.
Liên kết câu và liên kết đoạn văn: Các câu, các đoạn văn liên kết với nhau về nội dung và
hình thức:
+ Về nội dung:
Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề chung
của đoạn văn (liên kết chủ đề).
Các đoạn văn và các câu văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lơgic).
+ Về hình thức: có một số phương thức liên kết trong văn bản:
. Phép lặp từ ngữ: là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngơn ngữ nào đó để tạo ra tính liên
kết giữa các câu chứa yếu tố đó. Có 3 cách sử dụng phép lặp: Lặp từ vựng, lặp cấu trúc ngữ
pháp, lặp ngữ âm. Lặp còn tạo ra sắc thái tu từ như nhấn ý, tạo nhịp điệu, nhạc điệu,…
.Phép liên tưởng: là cách dùng các từ, tổ hợp từ có quan hệ liên tưởng trong từng câu giúp
tạo ra sự liên kết giữa các câu chứa chúng.
. Phép thế: là cách dùng những từ, tổ hợp từ khác nhau, nhưng cùng chỉ về một vật, một
việc để thay thế cho nhau; và qua đó tạo nên tính liên kết giữa các câu chứa chúng. Các
phương tiện liên kết thường được sử dụng trong phép thế: các đại từ, các từ, tổ hợp từ đồng
nghĩa, các từ, tổ hợp từ khác nhau (cùng chỉ về một vật, một sự việc)
. Phép nối: là cách liên kết câu bằng từ, tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ. Các phương

tiện sử dụng trong phép nối là các quan hệ từ (và, vì, nhưng, thì, mà, nếu, cho nên, rồi,…)
và các từ ngữ chuyển tiếp (bởi vậy, nếu thế, dầu vậy, tuy thế, vậy mà, đã vậy,…) các phụ
từ (lại, cũng, còn,…)
Liên kết trong văn bản thực sự rất quan trọng trong quá trình chúng ta làm bài, để không
bị mắc phải những lỗi như lời văn diễn đạt thiếu logic, thiếu liên kết.
Câu 2 : Thu hoạch cá nhân sau khi kết thúc kì học trực tuyến mơn Kĩ năng tạo lập
văn bản Tiếng Việt
BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN
Q trình học trực tuyến mơn Kỹ năng tạo lập văn bản


Kính gửi: Giảng viên Đinh Thị Hương
Tên em là: Dương Thành Long
Ngày sinh: 31/08/2001
Mã sinh viên: B19DCTM038
Lớp: D19CQTM02-B
Nhóm: 10
Ngành học: Thương mại điện tử
Sau khi kết thúc quá trình học tập trực tuyến môn Kỹ năng tạo lập văn bản, em có những
báo cáo về những thu hoạch của bản thân như sau:
1. Những mặt đạt được






Mặc dù học trực tuyến nên khả năng tương tác giữa giảng viên và sinh viên không
được thuận tiện như học trực tiếp , tuy nhiên em đã tập trung học, lắng nghe cô
giảng và ghi chép bài đầy đủ nên em đã nắm bắt được nội dung kiến thức và các kĩ

năng tạo lập văn bản,quy tắc và cách trình bày khi sọan thảo văn bản cũng như là
mở rộng vốn từ Tiếng Việt của bản thân .
Em rất thích học về thành ngữ Hán Việt , đặc biệt hơn khi được nghe cơ giải thích
nghĩa từ một từ đến cả câu thành ngữ rất chi tiết và dễ hiểu . Được học những câu
thành ngữ chưa từng nghe hay đc giải thích lại những câu thành ngữ mình đã biết
để hiểu sâu hơn giúp em cảm nhận được nét tinh túy trong cách dùng từ và các tạo
lập một văn bản.
Ngoài ra , em còn biết thêm và phân biệt một số loại văn bản như tư liệu, tài liệu,
các công văn

2. Những mặt còn hạn chế :
- Vẫn còn bị nhầm lẫn về ngữ nghĩa một số các câu thành ngữ Hán Việt mà giảng viên đã
giải thích.
- Đơi khi cịn làm việc riêng, trao đổi bài với bạn bè.
- Vào lớp muộn
3. Biện pháp khắc phục


- Liên tục rèn luyện và nâng cao khả năng sử dụng từ ngữ của bản thân.
- Thường xuyên xem lại các câu thành ngữ để không bị trôi kiến thức đã học.
- Chú ý nghe giảng,
- Vào lớp đúng giờ
4. Tự đánh giá
- Về thái độ: Tốt.
- Về kỹ năng: Tốt.
Người báo cáo
Long
Dương Thành Long
Câu 3 : Nội dung và hình thức cơng văn phúc đáp :
Cơng văn phúc đáp là văn bản được tổ chức sử dụng để trả lời (phúc đáp) một/một

số câu hỏi mà chủ thể có thẩm quyền đưa ra/đặt ra cho chủ thể làm cơng văn. Hoặc cũng
có thể là văn bản trả lời khi nhận được một văn bản khác từ phía cá nhân, tổ chức khác
(ví dụ như Đơn u cầu, Cơng văn u cầu, …)
Mẫu cơng văn phúc đáp có những nội dung và hình thức như sau:
(i) Mở đầu: trả lời công văn số … ngày … / … / … của ……… về vấn đề…
(ii) Nội dung:
+ Nêu những nội dung trả lời các vấn đề mà các cơ quan, đơn vị khác hoặc thư riêng, đơn
khiếu nại của cá nhân, yêu cầu cơ quan giải quyết những yêu cầu hay trả lời những thắc
mắc.
+ Nếu không trả lời hoặc chưa thể trả lời được thì nêu lý do hợp lý (có thể là khơng đủ các
dữ kiện để giải đáp thắc mắc các yêu cầu đặt ra).
(iii) Kết thúc: nhận được cơng văn này, cịn điểm nào chưa rõ đề nghị quý… cho ý kiến.
Chúng tôi sẵn sàng trả lời thêm.
Một mẫu công văn phúc đáp được coi là hợp lệ khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau:
+ Chỉ viết về một vấn đề duy nhất, lời văn rõ ràng, không nước đôi;
+ Ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích và ý tưởng bám sát với chủ thể cần biểu đạt;
+ Nghiêm túc, lịch sử và có tính thuyết phục người nhận;
+ Tn thủ đúng thể thức của văn bản đặc biệt là phần trích yếu nội dung công văn


Ví dụ :
TÊN DOANH NGHIỆP

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

Số: …../CV-……

……, ngày….. tháng….năm…….


Kính gửi:…………………………(2)……
Căn cứ cơng văn số … ngày … / … / … của cơ quan/tổ chức/cá nhân/doanh nghiệp… về
vấn đề……(3)……
Chúng tôi xin trả lời như sau:…………(4)……………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………….
Nhận được công văn này, còn điểm nào chưa rõ đề nghị ………(tên cơ quan, đơn vị, tổ
chức, cá nhân nhận công văn) …………..cho ý kiến. Chúng tôi sẵn sàng trả lời thêm.
Trân trọng cảm ơn!
Nơi nhận:
– Như trên ..(5)……..;
– …………………….;
– Lưu: VT, ..(6)……..

ĐẠI DIỆN CƠ QUAN/ TỔ CHỨC (7)
(Ký, đóng dấu)




×