Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

NHóm 10, KNTLVB, lê thị ngọc ánh, B19DCMR014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.43 KB, 17 trang )

Page | 1


HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
VIỆN KINH TẾ BƯU ĐIỆN

----------

BÀI THI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN
NHĨM MƠN HỌC: 10

Giảng viên
Sinh viên
Mã sinh viên
Lớp
SĐT
Đề số

: Đinh Thị Hương
: Lê Thị Ngọc Ánh
: B19DCMR014
: D19CQMR02_B
: 0984206603
: 04

Hà Nội – 2021

Page | 2



Mục luc
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................... 4
ĐỀ BÀI ...................................................................................................................... 5
BÀI LÀM................................................................................................................... 6
Câu 1: (3 điểm) Trình bày về tính liên kết trong văn bản tiếng Việt. ............. 6
Câu 2: (4 điểm) Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản
thân sau khi kết thúc quá trình học trực tuyến môn Kỹ năng tạo lập văn bản
Tiếng Việt............................................................................................................... 7
Câu 3. (3 điểm) Anh(chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Cơng văn
phúc đáp? Cho ví dụ minh họa.......................................................................... 12
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... 17

Page | 3


LỜI NÓI ĐẦU
Tất cả mọi hoạt động của con người đều cần có văn bản. Văn bản là một
phương tiện cần thiết để triễn khai, công bố các chủ trương, chính sách để giải quyết
các cơng việc cụ thể. Kỹ năng tạo lập văn bản giúp sinh viên soạn thảo một văn bản
đúng chuẩn về quy tắc và thể thức.
Vì vậy, kỹ năng tạo lập văn bản là một môn học rất bổ ích và cần thiết. Qua
q trình học tập, môn học giúp cho sinh viên nắm được những nguyên tắc cơ bản
trong việc xác định chủ đề, xây dựng cấu trúc đoạn văn, biên soạn văn bản, … ứng
dụng thực tế thường gặp trong đời sống, học tập và cơng việc như đơn từ, biên bản,
... từ đó áp dụng vào công việc học tập cũng như các lĩnh vực trong đời sống. Không
những thế, môn học cũng cung cấp một trong những kỹ năng quan trọng cho sinh
viên trên con đường lập nghiệp sau này. Khi bạn đã có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và
kinh nghiệm thì việc thăng tiến trong cơng việc sẽ dễ dàng hơn.
Dưới đây là phần trình bày bài tiểu luận của em!


Page | 4


ĐỀ BÀI
Câu 1: (3 điểm) Trình bày về tính liên kết trong văn bản tiếng Việt.
Câu 2: (4 điểm) Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau
khi kết thúc quá trình học trực tuyến môn Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt.
Câu 3. (3 điểm) Anh(chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Cơng văn
phúc đáp? Cho ví dụ minh họa.

Page | 5


BÀI LÀM
Câu 1: Trình bày về tính liên kết trong văn bản tiếng Việt.
Tính liên kết của văn bản là tính chất kết hợp, gắn bó, ràng buộc qua lại giữa các cấp
độ đơn vị dưới văn bản. Ðó là sự kết hợp, gắn bó giữa các câu trong đoạn, giữa các
đoạn, các phần, các chương với nhau, xét về mặt nội dung cũng như hình thức biểu
đạt. Trên cơ sở đó, tính liên kết của văn bản thể hiện ở hai mặt: liên kết nội dung và
liên kết hình thức.
- Tính liên kết nội dung
Nội dung văn bản bao gồm hai nhân tố cơ bản: đề tài và chủ đề (hay cịn gọi là chủ
đề và logic). Do đó, tính liên kết về mặt nội dung thể hiện tập trung qua việc tổ chức,
triển khai hai nhân tố này, trên cơ sở đó hình thành hai nhân tố liên kết: liên kết đề
tài và liên kết chủ đề (còn gọi là liên kết chủ đề và liên kết logic).
Liên kết đề tài là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bản trong việc
tập trung thể hiện đối tượng mà văn bản đề cập đến.
Liên kết chủ đề là sự tương hợp mang tính logic về nội dung nghĩa giữa các cấp độ
đơn vị dưới văn bản. Ðó là sự tương hợp về nội dung miêu tả, trần thuật hay bàn luận
giữa các câu, các đoạn, các phần trong văn bản. Một văn bản được xem là có liên kết

logic khi nội dung miêu tả, trần thuật, bàn luận giữa các câu, các đoạn, các phần
không rời rạc hay mâu thuẫn với nhau, ngoại trừ trường hợp người viết cố tình tạo ra
sự mâu thuẫn nhắm vào một mục đích biểu đạt nào đó.
Page | 6


- Liên kết hình thức
Liên kết hình thức trong văn bản là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị dưới
văn bản xét trên bình diện ngơn từ biểu đạt, nhằm hình thức hố, hiện thực hố mối
quan hệ về mặt nội dung giữa chúng.
Như đã nói, liên kết nội dung với hai nhân tố đề tài và chủ đề thể hiện qua mối quan
hệ giữa các câu, các đoạn, các phần..., xoay quanh đề tài và chủ đề của văn bản. Mối
quan hệ này mang tính chất trừu tượng, khơng tường minh. Do đó, trong q trình
tạo văn bản, người viết (người nói) bao giờ cũng phải vận dụng các phương tiện ngôn
từ cụ thể để hình thức hố, xác lập mối quan hệ đó. Tồn bộ các phương tiện ngơn
từ có giá trị xác lập mối quan hệ về nội dung giữa các câu, các đoạn... là biểu hiện
cụ thể của liên kết hình thức.
Liên kết hình thức trong văn bản được phân chia thành nhiều phương thức liên kết.
Mỗi phương thức liên kết là một cách tổ chức sự liên kết, bao gồm nhiều phương
tiện liên kết khác nhau có chung đặc điểm nào đó. Nhìn chung, liên kết hình thức bao
gồm các phép liên kết: lặp ngữ âm, lặp từ vựng, thế đồng nghĩa, liên tưởng, đối
nghịch, thế đại từ, tỉnh lược cấu trúc, lặp cấu trúc và tuyến tính. Các phép liên kết
này sẽ được xem xét cụ thể trong tổ chức của đoạn văn - đơn vị cơ sở và là đơn vị
điển hình của văn bản. Các phép liên kết này cũng được vận dụng giữa các đoạn,
phần... trong văn bản. Ðiều đó có nghĩa là liên kết hình thức thể hiện ở nhiều cấp độ
trong văn bản. Trong văn bản, liên kết nội dung và liên kết hình thức có mối quan hệ
biện chứng với nhau, trong đó, liên kết nội dung quy định liên kết hình thức.

Câu 2: (4 điểm) Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân
sau khi kết thúc quá trình học trực tuyến môn Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng

Việt.

Page | 7


HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH
VIỄN THƠNG
Khoa Marketing

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
────────────

BÁO CÁO TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN
MƠN KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN TIẾNG VIỆT

Kính gửi: Cô Đinh Thị Hương giảng viên môn Kỹ năng tạo lập Văn bản
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN:
Họ và tên: Lê Thị Ngọc Ánh
Sinh ngày: 14/12/2001
Q qn: Thanh Hóa
Nơi cơng tác tại: Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng
Mã sinh viên: B19DCMR014
Lớp: D19CQMR02-B
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC
1, Khối kiến thức:
-Tên môn học: Môn học Kỹ năng tạo lập văn bản
-Nhóm mơn học: 10
-Hình thức học: Trực tuyến

-Thời gian học tập: 23/08/2021--17/10/2021 học vào các tuần 2-456789 tổng cộng
là 7 buổi học
2, Nội dung chính mơn học
- Tóm tắt nội dung kiến thức đã học qua các tuần học:
Page | 8


- Buổi 1: Giới thiệu về môn học kỹ năng tạo lập Văn bản, tổng quan về văn bản
tiếng Việt, các đặc trưng của văn bản , cấu trúc văn bản, các đoạn văn thường
dùng, bầu nhóm trưởng, lập nhóm lớp.
- Buổi 2: Giải nghĩa các từ Hán Việt và một số câu Hán Việt, giải nghĩa và làm
bài tập cá nhân, chọn một câu Hán Việt bất kỳ và giải nghĩa.
- Buổi 3: Tìm hiểu các văn bản khẩn, văn bản mật, các văn bản pháp quy, văn
bản hành chính, sử dụng câu và từ ngữ sao cho chuẩn.
- Buổi 4: Cách viết hoa trong tiếng Việt, một số quy tắc cơ bản khi soạn thảo
văn bản trên máy tính, kỹ thuật trình bày văn bản, vấn đề cần lưu ý khi trình
bày xây dựng văn bản, quy trình tạo lập văn bản.
- Buổi 5:
+ Cấu trúc của biên bản, các loại báo cáo, cách soạn thảo báo cáo, yêu cầu khi
soạn báo cáo, soạn thảo thông báo, các loại thơng báo, các loại cơng văn hành
chính, cấu trúc, phương pháp soạn thảo cơng văn hành chính. Soạn thảo tờ
trình, cấu trúc của tờ trình yêu cầu tờ trình, …
+ Soạn một mẫu đơn xin việc làm và show cho mọi người sửa rút kinh nghiệm
cho người tiếp theo.
- Buổi 6: Các bạn tìm hiểu thêm về các mẫu cơng văn, tờ trình các mẫu đơn thư,
những bạn nào chưa show bài tập sẽ show lên cho các bạn nhận xét. Những
bạn nào chưa đầy đủ đầu điểm sẽ làm bài này cho cô giáo chấm điểm.
- Buổi 7: Hồn thành tổng kết mơn học, những nhận xét và kiến thức được
truyền tải, số bạn đủ điều kiện dự thi và các đầu điểm được cô giáo công khai
rõ ràng mọi người có thắc mắc gì có thể đưa ra ý kiến. Thông báo kế hoạch thi

cho môn học. Hình thức bài tập lớn trực tuyến.
- Thuận lợi & khó khăn:
* Thuận lợi:
+ Chương trình học đáp ứng đầy đủ những kiến thức và kỹ năng trình bày văn bản,
phương pháp soạn thảo văn bản hành chính thơng thường cho sinh viên.
+ Giáo trình được cung cấp đầy đủ phục vụ cho q trình học diễn ra sn sẻ.
+ Sinh viên trang bị được các thiết bị, dụng cụ thiết yếu phục vụ học tập, điều kiện
học không quá khó khăn.
+ Sinh viên có ý thức học tập, thái độ tốt, có khả năng chủ động học tập và phát triển.
Page | 9


+ Cơ quan nhà nước và nhà trường linh hoạt trong phương pháp học trực tuyến ứng
biến kịp thời trước tình hình dịch bệnh Covid diễn ra phức tạp.
*Khó khăn
+ Hình thức học là trực tuyến nên khơng thể tránh khỏi những rủi ro khơng kiểm sốt
được về chất lượng băng thơng, chất lượng truyền đạt kiến thức.
+ Khó kiểm sốt thái độ học tập, ý chí học có thực sự nghiêm túc hay khơng.
+ Mơi trường học có nhiều xao nhãng khi học tại nhà như yếu tố gia đình, âm thanh
bên ngồi, ….
+ Mức học phí trong q trình học tập online tại thời điểm dịch bệnh gây nhiều lo
lắng cho một số gia đình diện cách li khơng đi làm, khơng có thu nhập để nộp học
phí, ….
- Khả năng ứng dụng (trong học tập, NCKH, công việc):
Sau khi học môn Kỹ năng tạo lập văn bản, sinh viên có thể có các kỹ thuật trình bày
nội dung văn bản. các quy tắc cơ bản trong soạn thảo văn bản là: Viết câu hoàn chỉnh
đủ nghĩa, sau một câu hồn chỉnh cần có dấu chấm. Sau mỗi dấu chấm và đầu dòng
phải viết hoa, đoạn văn cần thụt dịng, mỗi chữ cách nhau bởi dấu cách ….
Ví dụ: Khi trình bày văn bản cần chú ý đến phông chữ (hiện nay phổ biến như Time
New Roman), cỡ chữ 13, chữ nào là tiêu đề thì cỡ chữ phải to hơn, hoặc in đậm, in

nghiêng tùy cách trình bày, căn lề như quy định (lề trên 2cm, lề trái 3cm, lề phải
2cm, lề dưới 2cm). Sau khi học xong mỗi người sẽ có những kỹ năng riêng để soạn
thảo.
Khi soạn thảo một văn bản báo cáo cần có bố cụ rõ ràng: Phần quốc hiệu và tiêu ngữ
phải chính xác, cỡ chữ chuẩn. Một văn bản hồn chỉnh phải bao gồm 3 phần: phần
mở đầu, phần nội dung và phần kết luận, …
- Kết quả học tập:
+ Chuyên cần 8/10
+ Điểm thành phần: 7, 7
III. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ:
1. Về thái độ học tập của bản thân
- Tham gia đầy đủ số tiết học.
- Có ý thức nghe giảng và làm các bài tập đầy đủ.
Page | 10


- Có tính ứng dụng với các văn bản khác khi học mơn học.
- Tuy nhiên chưa sơi nổi đóng góp ý kiến trong q trình xây dựng bài.
2. Về khơng khí lớp học và quan hệ bạn bè
- Các bạn nhìn chung đều tham gia đầy đủ số tiết.
- Có ý thức làm bài tập và nghe giảng.
- Hịa đồng giúp đỡ lẫn nhau.
- Khơng khí học tập nhìn chung còn trầm.
3. Về giảng viên và nhà trường
* Giảng viên
Cô Đinh Thị Hương giảng viên bộ môn Kỹ năng tạo lập Văn bản tiếng Việt với sự:
- Nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, truyền tải tốt những bài học đến sinh viên.
- Phương pháp dạy học chủ động, tương tác giữa giảng viên và sinh viên, khơi dậy
sự ham học hỏi, sáng tạo của sinh viên.
- Cho sinh viên tự đánh giá lẫn nhau thông qua một bài mẫu được cơ chỉnh sửa chỉn

chu để các bạn có cơ hội vừa làm tốt vai trị của mình và có con mắt nhận xét với
những bài làm khác.
- Dạy đầy đủ giáo trình của mơn học, đi đúng tiến độ các buổi học đồng thời cho sinh
viên tìm hiểu mở rộng thêm các loại văn bản hành chính khác, các tài liệu tham khảo
để học hỏi nhiều hơn.
- Có sự cơng tâm trong quá trình học, sát sao đến số lượng sinh viên tham gia đầy đủ
các tiết học để có cơ sở đánh giá điều kiện dự thi và ý thức học tập của từng người.
*Nhà trường
- Linh hoạt trong kế hoạch triển khai hình thức học trực tuyến thơng qua phần mềm
Trans để ứng biến với tình hình covid-19.
- Tạo điều kiện tốt nhất gúp sinh viên vẫn đáp ứng đầy đủ kiến thức, thường xuyên
cải thiện cơ sở vật chất và chất lượng giảng dạy.
- Sử dụng mô hình đào tạo tín chỉ để sinh viên linh hoạt học phù hợp điều kiện bản
thân, coi sinh viên là trung tâm của quá trình đào tạo.
IV. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ:
Page | 11


*Với giảng viên:
+ Cơ có phương pháp dạy học rất thú vị và tăng tính tương tác với sinh viên, mong
cơ sau này vẫn duy trì phương pháp này trong quá trình giảng dạy.
+ Điểm danh thường xuyên hơn vào giữa tiết học để đảm bảo sinh viên vẫn nghiêm
túc tham gia buổi học tránh tình trạng treo máy để đấy.
*Với nhà trường
+ Triển khai kế hoạch phù hợp linh động tránh trường hợp chồng chéo giữa các bộ
mơn thì hiệu quả học không cao.
+ Thường xuyên nâng cấp sửa chữa phần mềm học trực tuyến (Trans) để tránh những
trục trặc gián đoạn quá trình học. Tăng cường tận dụng tối đa cơ sở vật chất, phương
tiện hỗ trợ giáo viên khi dạy trực tuyến.
+ Cập nhật kịp thời nhanh chóng các thơng báo quan trọng về học tập, thi cử, linh

hoạt xử lý tình huống giúp sinh viên nắm bắt được thông tin quan trọng.

Người báo cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)
Ánh
Lê Thị Ngọc Ánh

Câu 3. (3 điểm) Anh(chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Cơng văn
phúc đáp? Cho ví dụ minh họa.
Cơng văn phúc đáp là văn bản hành chính được cá nhân, tổ chức sử dụng để trả lời
(phúc đáp) một/một số câu hỏi mà chủ thể có thẩm quyền đưa ra/đặt ra cho chủ thể
làm cơng văn. Hoặc cũng có thể là văn bản trả lời khi nhận được một văn bản khác
từ phía cá nhân, tổ chức khác.
• Nội dung:
Phần mở đầu: Phần này phải nêu rõ lý do tại sao, dựa trên cơ sở nào để viết
công văn phúc đáp. Có thể giới thiệu tổng quát nội dung vấn đề đưa ra làm rõ
mục đích, u cầu: trả lời cơng văn số … ngày … / … / … của … về vấn đề…
Page | 12


Phần nội dung: nhằm nêu ra ý kiến trả lời cho vấn dề đã nêu:
+ Sắp xếp ý nào cần viết được, ý nào sau để làm rõ ý kiến trả lời.
▪ Nêu những nội dung trả lời các vấn đề mà các cơ quan, đơn vị khác
hoặc thư riêng, đơn khiếu nại của cá nhân, yêu cầu cơ quan giải quyết
những yêu cầu hay trả lời những thắc mắc.
▪ Nếu không trả lời hoặc chưa thể trả lời được thì nêu lý do hợp lý (có
thể là khơng đủ các dữ kiện để giải đáp thắc mắc các yêu cầu đặt ra).
+ Phải sử dụng văn phong phù hợp với thể loại công văn phúc đáp
▪ Công văn tiếp thu phê bình đúng sai cũng phải mềm dẻo, khiêm tốn,
nếu cần thanh minh phải có dẫn chứng bằng sự kiện thật khách quan,

có sự đề nghị xác minh kiểm tra qua chủ thể khác.
▪ Cơng văn từ chối thì phải dùng ngơn ngữ lịch sự và có sự động viên
cần thiết
Phần kết thúc: Cách viết ngắn, gọn, chủ yếu nhấn mạnh chủ đề và xác định
trách nhiệm thực hiện các yêu cầu (nếu có) và lưu ý viết lời chào chân thành,
lịch sự trước khi kết thúc (có thể là lời cảm ơn nêu thấy cần thiết).

• Hình thức: Bố cục thơng thường của cơng văn hành chính gồm 3 phần:
Phần mở đầu: nêu rõ lý do, mục đích của cơng văn. Thơng thường, phần mở
đầu được trình bày bằng một câu đơn có thành phần phụ là trạng ngữ chỉ mục
đích hoặc trạng ngữ chỉ tình thế.
Phần nội dung: trình bày những vấn đề trả lời. Tùy theo vấn đề công văn đề
cập đến mà người soạn thảo có thể viết thành một đoạn văn hay một câu dài.
Nếu có nhiều vấn đề cần phải trả lời, người soạn thảo có thể trình bày phần
nội dung bằng hệ thống đề mục (đánh số Ả rập). Tất cả các chi tiết được trình
bày cần rõ ràng mạch lạc, liên quan logic với nhau nhằm nêu rõ ý kiến trả lời.
Phần kết thúc: trong nhiều trường hợp, phần kết thúc chỉ mang tính hình thức,
nhưng cũng rất cần thiết. Trong công văn phúc đáp, phần kết thúc là lời chào
trân trọng hoặc nêu yêu cầu đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức nhận được văn
bản. Trong phần kết thúc công văn, người soạn thảo cần đặc biêt lưu ý đến
quan hệ vai của các bên giao tiếp bằng văn bản: gửi cho cơ quan cấp trên, gửi
cho cơ quan ngang hàng hoặc gửi cho cấp dưới để lựa chọn văn phong phù
hợp.
Page | 13


• Ví dụ về Cơng văn phúc đáp:

Page | 14



Page | 15


Page | 16


LỜI CẢM ƠN

Em xin được gửi lời cảm ơn đến Học viên Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng
đã đưa bộ môn Kỹ năng tạo lập văn bản vào trong chương trình học. Và đặc biệt, em
xin gửi lời cảm ơn đến cơ Đinh Thị Hương đã tận tình hướng dẫn và giảng dạy những
kiến thức bổ ích và ý nghĩa trong thời gian qua. Khoảng thời gian 7 tuần qua, không
ngắn cũng không dài nhưng cũng đủ để giúp em và các bạn bổ sung thêm nhiều kiến
thức, kỹ năng. Bên cạnh đó cịn nhận thức được tầm quan trọng cũng như nhận ra
được những sai lầm trước kia khi viết văn bản.
Kĩ năng tạo lập văn bản thực sự là một mơn học bổ ích và thú vị. Khơng những
thế, nó cịn gắn với nhu cầu rất thực tế của sinh viên, cho sinh viên những kĩ năng
cần thiết không chỉ trong học tập mà cả công việc sau này. Sau khi kết thúc môn học
em tin chắc rằng mọi người đã tự tin mỗi khi tạo lập một văn bản bất kì. Trong q
trình làm bài luận, khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự
phản hồi xem xét, đánh giá từ cô để bài làm của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2021
Sinh viên
Lê Thị Ngọc Ánh

Page | 17




×