Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nhóm 10, KNTLVB, nguyễn thị hoài ninh B19DCKT118

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (641.32 KB, 12 trang )

Ảnh chụp thẻ và chữ ký sinh viên

Sinh viên: Nguyễn Thị Hoài Ninh
Mã sinh viên: B19DCKT118
Đề số 4


HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
BỘ MƠN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

BÀI THI TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN

Giảng viên hướng dẫn :

Đinh Thị Hương

Sinh viên

:

Nguyễn Thị Hồi Ninh

Mã số sinh viên

:

B19DCKT118

Nhóm lớp


:

10

Số điện thoại

:

0382604283

Hà Nội 12/2021


MỤC LỤC
(Đề 4)

LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………….2
Câu 1 (3 điểm). Trình bày về tính liên kết trong văn bản tiếng Việt………...3
Câu 2 (4 điểm). Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau
khi kết thúc quá trình học trực tuyến môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt
……………………………………………………………………………….5
Câu 3 (3 điểm). Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Cơng văn phúc
đáp? Cho ví dụ minh hoạ…………………………………………………….7
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………10

1


LỜI MỞ ĐẦU
Trong đời sống hiện nay, máy tính đã và đang trở thành một công cụ đắc lực không thể

thiếu đối với mỗi người, đặc biệt là trong quá trình soạn thảo văn bản. Văn bản là một
phương tiện cần thiết để triển khai, công bố các chủ trương, chính sách để giải quyết
những cơng việc cụ thể. Vì thế đã có những phần mềm soạn thảo văn bản trên máy
tính (Microsoft Word) đem lại cho con người thuận tiện để đạt được năng suất cao
trong công việc cũng như tiết kiệm thời gian bỏ ra để hoàn thành một văn bản. Tuy
nhiên, để soạn thảo một văn bản đúng chuẩn về quy tắc và thể thức thì hầu như rất ít
sinh viên có thể đáp ứng được u cầu này.
Nhằm giải quyết vấn đề đó và đem lại kỹ năng nhất định cho sinh viên về kỹ năng tạo
lập văn bản, Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thông đã đưa bộ môn Kỹ năng tạo
lập văn bản tiếng Việt vào chương trình đào tạo cho sinh viên, đáp ứng nhu cầu cho
công việc trong tương lai. Qua q trình học tập, mơn học Kỹ năng tạo lập văn bản đã
giúp cho sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản nhất về các loại văn bản trong
hoạt động quản lý hành chính, kinh doanh... và hiểu rõ về thể thức cũng như quy trình
soạn thảo và ban hành các loại văn bản này một cách đúng quy định, nội dung mạch
lạc. Bên cạnh đó, nó cũng trang bị cho sinh viên một số nghiệp vụ cơ bản khác trong
cơng tác văn phịng. Khơng những thế, mơn học còn cung cấp những kỹ năng làm việc
rất cần thiết và hữu ích trên con đường lập nghiệp của sinh viên sau này.

2


ĐỀ 4
Câu 1 (3 điểm). Trình bày về tính liên kết trong văn bản tiếng Việt.
Trả lời:
Tính liên kết trong văn bản tiếng Việt
– Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn
bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.
– Tính liên kết của văn bản là tính chất kết hợp, gắn bó, ràng buộc qua lại giữa
các cấp độ đơn vị dưới văn bản. Ðó là sự kết hợp, gắn bó giữa các câu trong
đoạn, giữa các đoạn, các phần, các chương với nhau, xét về mặt nội dung cũng

như hình thức biểu đạt. Trên cơ sở đó, tính liên kết của văn bản thể hiện ở hai
mặt: liên kết nội dung và liên kết hình thức.
– Để văn bản có tính liên kết người viết phải làm cho nội dung của các câu, các
đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau. Đồng thời, phải biết kết nối các
câu, các đoạn đó bằng những phương tiện ngơn ngữ thích hợp.
1. Tính liên kết nội dung.
Nội dung văn bản bao gồm hai nhân tố cơ bản: đề tài và chủ đề (hay cịn gọi là chủ đề
và lơ-gích). Do đó, tính liên kết về mặt nội dung thể hiện tập trung qua việc tổ chức,
triển khai hai nhân tố này, trên cơ sở đó hình thành 2 nhân tố liên kết: liên kết đề tài và
liên kết chủ đề (còn gọi là liên kết chủ đề và liên kết lơ-gích).
– Liên kết đề tài là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bản trong
việc tập trung thể hiện đối tượng mà văn bản đề cập đến. (Liên kết lơ- gích là
các câu trong đoạn văn và các đoạn văn trong văn bản phải được sắp xếp theo
một trình tự hợp lý).
– Liên kết chủ đề là sự tương hợp mang tính lơ-gích về nội dung nghĩa giữa các
cấp độ đơn vị dưới văn bản. Ðó là sự tương hợp về nội dung miêu tả, trần thuật
hay bàn luận giữa các câu, các đoạn, các phần trong văn bản. Một văn bản được
xem là có liên kết lơ-gích khi nội dung miêu tả, trần thuật, bàn luận giữa các
câu, các đoạn, các phần không rời rạc hay mâu thuẫn với nhau, ngoại trừ trường
hợp người viết cố tình tạo ra sự mâu thuẫn nhắm vào một mục đích biểu đạt nào
đó.
2. Liên kết hình thức.
– Liên kết hình thức trong văn bản là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị dưới
văn bản xét trên bình diện ngơn từ biểu đạt, nhằm hình thức hoá, hiện thực hoá mối
quan hệ về mặt nội dung giữa chúng.
– Như đã nói, liên kết nội dung với hai nhân tố đề tài và chủ đề thể hiện qua mối
quan hệ giữa các câu, các đoạn, các phần..., xoay quanh đề tài và chủ đề của văn
bản. Mối quan hệ này mang tính chất trừu tượng, khơng tường minh. Do đó, trong
q trình tạo văn bản, người viết (người nói) bao giờ cũng phải vận dụng các
phương tiện ngơn từ cụ thể để hình thức hố, xác lập mối quan hệ đó. Tồn bộ các

3


phương tiện ngơn từ có giá trị xác lập mối quan hệ về nội dung giữa các câu, các
đoạn... là biểu hiện cụ thể của liên kết hình thức.
– Liên kết hình thức trong văn bản được phân chia thành nhiều phương thức liên kết.
Mỗi phương thức liên kết là một cách tổ chức sự liên kết, bao gồm nhiều phương
tiện liên kết khác nhau có chung đặc điểm nào đó. Nhìn chung, liên kết hình thức
bao gồm các phép liên kết: lặp ngữ âm, lặp từ vựng, thế đồng nghĩa, liên tưởng, đối
nghịch, thế đại từ, tỉnh lược cấu trúc, lặp cấu trúc và tuyến tính. Các phép liên kết
này sẽ được xem xét cụ thể trong tổ chức của đoạn văn - đơn vị cơ sở và là đơn vị
điển hình của văn bản. Các phép liên kết này cũng được vận dụng giữa các đoạn,
phần... trong văn bản. Ðiều đó có nghĩa là liên kết hình thức thể hiện ở nhiều cấp
độ trong văn bản. Trong văn bản, liên kết nội dung và liên kết hình thức có mối
quan hệ biện chứng với nhau, trong đó, liên kết nội dung quy định liên kết hình
thức.
– Các phép liên kết phổ biến:
+ Phép lặp là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ, ở những bộ phận khác
nhau (ngữ âm, từ ngữ, cấu tạo cú pháp…) của văn bản nhằm liên kết chúng lại với
nhau.
+ Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa, trái
nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết.
+ Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở
câu đứng trước.
+ Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng
trước.
– Ví dụ minh hoạ:
Tết năm nay là sự chuyển biến giữa hai thế kỉ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa
hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang
bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới.

Trong những hành trang ấy, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử.
Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh
mẽ thì vai trị của con người lại càng nổi trội.
Các phép liên kết văn bản chủ yếu được sử dụng là:
✓ Phép nối: "và hơn thế nữa".
✓ Phép thế: "trong thời khắc như vậy" (thay thế cho "sự chuyển tiếp giữa hai thế
kỉ")
✓ Phép nối + lặp: "những hành trang ấy"
✓ Phép liên tưởng: "sự chuẩn bị của bản thân con người", "từ cổ chí kim", "vai trị
của con người".
Ví dụ 2:

4


Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền
Bắc. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá
làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống,
để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm... Cùi dừa ăn sống với bánh đa, làm mứt,
làm bánh kẹo, ép lấy dầu dùng để thắp, để ăn, để chải đầu, nấu xà phòng. Sọ dừa làm
khuy áo, làm gáo, làm muôi. Vỏ dừa bện dây rất tốt đối với người đánh cá vì nó mềm,
dẻo, dai, chịu mưa, chịu nắng. Cây dừa gắn bó với đời sống hàng ngày là như thế đấy.
Các phép liên kết văn bản chủ yếu được sử dụng là:
✓ Phép lặp: "cây dừa" ở câu (1) và (2) và câu cuối.
✓ Phép liên tưởng:
+ Tất cả đều nằm trong trường: cơng dụng của dừa, để nói về sự gắn bó của dừa đối
với con người.
+ Tác giả thuyết minh công dụng của dừa từ: thân, lá, cọng, gốc, cùi, sọ, vỏ dừa. =>
Tất cả đều nằm trong trường liên tưởng đến cây dừa.
Câu 2 (4 điểm). Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân

sau khi kết thúc q trình học trực tuyến mơn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng
Việt
Trả lời:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2021

BÁO CÁO
Những thu hoạch sau khi kết thúc quá trình học trực tuyến
mơn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt
Kính gửi: I.

Trung tâm Khảo thí & Đảm bảo chất lượng giáo dục HVCNBCVT
Giảng viên môn kỹ năng tạo lập văn bản

THƠNG TIN CÁ NHÂN

Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Hồi Ninh

Mã sinh viên: B19DCKT118

Ngày sinh: 08/06/2001
Quê quán: Tân Yên, Bắc Giang
Lớp: D19ACCA

Hệ đào tạo: Đại học chính quy

Chuyên ngành đào tạo: Kế tốn

Khóa: 2019- 2023

5


II.

NỘI DUNG BÁO CÁO
1. Thời gian học tập:

Thời gian học tập: Từ 23/08/2021 đến 15/10/2021
Thời lượng: 1 tín chỉ
2. Thuận lợi và khó khăn:
Trong q trình học tập, với hình thức trực tuyến, ưu điểm là sinh viên có thể tham
khảo và tìm kiếm các loại văn bản khác nhau trên các trang mạng, dễ dàng quan sát
được tất cả các loại văn bản mà giảng viên phổ cập. Bên cạnh đó, nhược điểm ở đây là
thiếu thời lượng để sinh viên có thể thực hành soạn thảo một cách nhuần nhuyễn,
thành thục từng loại văn bản, đưa ra ý kiến thảo luận đóng góp với nhóm, từ đó tự rà
soát lỗi của cá nhân và từng người mắc phải.
3. Tóm tắt nội dung kiến thức đã học:
Giảng viên cung cấp kiến thức nền tảng về kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt, quy
trình thực hiện các bước cụ thể, giúp sinh viên xác định được chủ đề, xây dựng cấu
trúc đoạn, soạn văn bản và biên tập văn bản.
Môn học giúp ta nắm vững kỹ năng soạn thảo một văn bản đúng về hình thức và nội
dung, giúp sinh viên hạn chế lỗi nhằm đem lai cho người đọc văn bản thoải mái khi
xem xét văn bản. Môn học đưa ra phương pháp soạn thảo một số loại văn bản thơng
thường như: Báo cáo, cơng văn, tờ trình, thông báo, biên bản, đơn, thư… và cách tạo
lập các loại văn bản này đúng cách thức.
4. Mục tiêu môn học/ Khả năng ứng dụng:
Ứng dụng kỹ năng tạo lập văn bản vào quá trình học tập và làm việc sau này để viết
một cách rõ ràng, mạch lạc thuyết phục người đọc, để đem lại hiệu quả tốt hơn.
Khả năng biết diễn đạt và trình bày những suy nghĩ và tình cảm cũng như những hiểu

biết của mình một cách mạch lạc, rõ ràng và có sức thuyết phục theo u cầu của một
kiểu loại văn bản nào đó.
Tơn trọng và có ý thức bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt.
5. Tự nhận xét đánh giá về tình hình học tập của bản thân đối với mơn học
Kỹ năng tạọ lập văn bản tiếng Việt trong thời gian học tập trực tuyến:
Về tư tưởng: Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt là một môn học thú vị và cực kì bổ
ích trong chương trình đào tạo của Học viên Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng. Ngồi
ra mơn học này rất quan trọng trong công tác học tập và làm việc sau này nên em rất
có hứng thú và sẽ chú trọng kiến thức của bộ mơn.
Về tình hình học tập:
+ Đã nắm rõ được cách tạo lập nội dung và cấu trúc văn bản, cấu trúc đoạn văn, biết
cách sử dụng đúng các phong cách văn bản cho mục đích tạo lập văn bản.
6


+ Đã soạn thảo được các văn bản có tính pháp quy, các văn bản hành chính thơng
thường, một số loại văn bản thông thường như: Báo cáo, công văn, tờ trình, thơng báo,
biên bản, đơn, thư…xây dựng bố cục đúng cấu trúc, nội dung và thể thức của các văn
bản.
+ Đã nắm rõ các thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.
III.

CÁC ĐỀ XUẤT/ KIẾN NGHỊ VỀ MƠN HỌC:

Môn học nên kéo dài thời lượng học để cho sinh viên thực hành nhiều hơn bằng cách
để sinh viên tự nghiên cứu và tự tạo lập một số loại văn bản hành chính cơng vụ. Sau
đó, các nhóm sinh viên sẽ thảo luận, cùng tìm và sửa chữa những sai sót cho nhau.
IV. CAM ĐOAN TÍNH XÁC THỰC CỦA BÁO CÁO
Trên đây là toàn bộ nội dung báo cáo về tình hình học tập của bản thân em đối với
môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt trong học kỳ vừa qua. Rất mong nhận

được những nhận xét cũng như góp ý từ Trung tâm Khảo thí & Đảm bảo chất lượng
giáo dục, cũng như từ giảng viên bộ mơn.
Xác nhận của nhóm trưởng

Sinh viên thực hiện

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

Linh

Ninh

Vũ Khánh Linh

Nguyễn Thị Hoài Ninh

Câu 3 (3 điểm). Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Cơng văn
phúc đáp? Cho ví dụ minh hoạ
Trả lời:
Cơng văn phúc đáp:
Công văn phúc đáp là văn bản được tổ chức sử dụng để trả lời (phúc đáp) về những
vấn đề/ câu hỏi mà chủ thể, các cơ quan, tổ chức, cá nhân đưa ra/đặt ra liên quan đến
chức năng nhiệm vụ của cơ quan ban hành văn bản. Hoặc cũng có thể là văn bản trả
lời khi nhận được một văn bản khác có yêu cầu, đề nghị, sáng kiến của cơ quan, tổ
chức, cá nhân có yêu cầu (ví dụ như Đơn u cầu, Cơng văn u cầu…)
Hình thức công văn phúc đáp:
– Đặt vấn đề: Ghi rõ trả lời (phúc đáp) công văn số, ký hiệu, ngày tháng năm nào,
của ai, về vấn đề gì...

– Giải quyết vấn đề: Trả lời vấn đề mà nội dung văn bản gửi đến đang yêu cầu phải
giải đáp
+ Nêu những nội dung trả lời các vấn đề mà các cơ quan, đơn vị khác hoặc thư riêng,
đơn khiếu nại của cá nhân, yêu cầu cơ quan giải quyết những yêu cầu hay trả lời
những thắc mắc.
7


+ Nếu không trả lời hoặc chưa thể trả lời được thì nêu lý do hợp lý (có thể là không đủ
các dữ kiện để giải đáp thắc mắc các yêu cầu đặt ra).
– Kết luận: Đề nghị cơ quan được phúc đáp có vấn đề gì chưa rõ, chưa thỏa đáng
cho biết ý kiến để nghiên cứu trả lời. Cách trình bày phải lịch sự, xã giao, thể hiện
sự quan tâm của cơ quan phúc đáp.
Một mẫu công văn phúc đáp được coi là hợp lệ khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện
sau:
+ Chỉ viết về một vấn đề duy nhất, lời văn rõ ràng, không nước đơi;
+ Ngơn ngữ ngắn gọn, súc tích và ý tưởng bám sát với chủ thể cần biểu đạt;
+ Nghiêm túc, lịch sử và có tính thuyết phục người nhận;
+ Tn thủ đúng thể thức của văn bản đặc biệt là phần trích yếu nội dung cơng văn
Phương pháp soạn thảo cơng văn phúc đáp cần có những nội dung chính sau:
(1) Trích yếu nội dung cơng văn. Xác định vấn đề cơ bản cần nêu trong công văn;
(2) Tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân dự định gửi cơng văn đến/ nơi nhận cơng
văn;
(3) Tóm gọn nội dung vấn đề trong công văn trước;
(4) Ghi rõ nội dung trả lời, hoặc các nội dung phúc đáp để phía cơ quan, đơn vị nhận
công văn phúc đáp hiểu rõ và có căn cứ để thực hiện yêu cầu hoặc để trả lời lại; Tùy
từng trường hợp khác nhau, sự việc cụ thể của khách hàng sẽ có những nội dung trả lời
tương ứng, phù hợp;
(5) Tên đơn vị, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong
vụ việc hoặc trong nội dung công văn;

(6) Địa chỉ cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan để tiếp nhận đơn; số điện thoại đơn
vị/cá nhân nhận công văn, số Telex, số Fax; địa chỉ email; Website. Nếu nơi nhận
trong phần kính gửi của Công văn là những chức danh, chức vụ cao cấp của Nhà nước,
thì phần nơi nhận khơng ghi “như trên” mà ghi trực tiếp những chức danh/chức vụ đó
vào;
(7) Trong trường hợp đại diện của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khơng thể ký thì có
thể để người có thẩm quyền khác ký thay hoặc thừa lệnh ký theo đúng quy định của
pháp luật và phải có giấy tờ kèm theo chứng minh đủ điều kiện ký thay (như Giấy ủy
quyền).
– Ví dụ minh họa: UBND quận Hà Đơng ban hành văn bản số 670/UBND-QLĐT
phúc đáp lại nội dung Pháp Luật Plus phản ánh.

8


9


LỜI CÁM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn
thơng khi đã đưa môn học Kĩ năng tạo lập văn bản vào trong chương trình giảng dạy.
Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc đến giảng viên bộ môn Đinh
Thị Hương đã dạy dỗ, rèn luyện và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong
suốt thời gian học tập trong kì vừa qua. Trong thời gian làm việc với cô, em không
ngừng tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích mà cịn học tập được tinh thần làm việc,
thái độ giảng dạy nghiêm túc, hiệu quả; đây là những điều rất cần thiết cho em trong
q trình học tập và cơng tác sau này. Kĩ năng tạo lập văn bản là môn học thú vị và bổ
ích trong chương trình giảng dạy của Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng. Tuy
nhiên, vì số đơn vị học trình q ít, thời gian học tập trực tuyến không nhiều nên mặc
dù đã nỗ lực và cố gắng nhưng chắc chắn trình độ hiểu biết và kĩ năng về mơn học này

của em vẫn cịn nhiều hạn chế. Vì vậy, Bài Tiểu luận cuối khóa của em khó có thể
tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ chưa chuẩn xác, kính mong cơ giáo bộ mơn
xem xét và góp ý giúp Bài Tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Hoài Ninh

10



×