Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nhóm 10 KNTLLVB đoàn thị hương giang B19DCMR051

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.22 KB, 8 trang )

Họ tên: Đoàn Thị Hương Giang
Mã sinh viên: B19DCMR051


HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG

VIỆN KINH TẾ BƯU ĐIỆN

BÀI TẬP LỚN CUỐI KỲ
MÔN KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN
TIẾNG VIỆT
Đề 3

Câu 1 (3 điểm). Trình bày về tính mạch lạc trong văn bản tiếng Việt.
Câu 2 (4 điểm). Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau
khi kết thúc quá trình học trực tuyến môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt.
Câu 3 (3 điểm). Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Tờ trình? Cho
ví dụ minh hoạ.

Giảng viên hướng dẫn: Đinh Thị Hương
Sinh viên thực hiện: Đồn Thị Hương Giang
Mã SV: B19DCMR051
Nhóm: 10

Hà Nội, tháng 12 năm 2021


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn
thơng khi đã đưa môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt vào trong chương trình
giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc đến cô giáo bộ


môn Đinh Thị Hương đã dạy dỗ, rèn luyện và truyền đạt những kiến thức quý báu
cho em trong suốt thời gian học tập trong kỳ học vừa qua. Trong thời gian học tập
với cô, em khơng ngừng tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được
tinh thần làm việc, thái độ giảng dạy nghiêm túc, hiệu quả; đây là những điều rất cần
thiết cho em trong quá trình học tập và công tác sau này. Kỹ năng tạo lập văn bản
tiếng Việt là mơn học thú vị và bổ ích trong chương trình giảng dạy của Học viện
Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng. Tuy nhiên, vì số đơn vị học trình q ít, thời gian
học tập là q trình học online nên mặc dù đã hết nỗ lực và cố gắng nhưng chắc chắn
trình độ hiểu biết và kỹ năng về mơn học này của em vẫn cịn nhiều hạn chế. Vì vậy,
bài tập lớn cuối kỳ của em khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ chưa
chuẩn xác, kính mong cơ giáo bộ mơn xem xét và góp ý giúp bài tập của em được
hồn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2021

Sinh viên
Đoàn Thị Hương Giang


Trả lời
Câu 1:
• Khái niệm
− Mạch lạc là sự tiếp nối các ý theo một trình tự hợp lí. Sự tiếp nối hợp lí giữa
các ý thể hiện ra ở sự tiếp nối hợp lí của các câu, các đoạn, các phần trong
văn bản.
− Cùng với liên kết, mạch lạc tạo thành đặc trưng quan trọng nhất của văn bản.
Mạch lạc là sự nhất quán, chặt chẽ, liên tục của một tư tưởng được thể hiện
trong suốt quá trình triển khai văn bản.
− Nếu liên kết được coi là biểu hiện bề mặt, vật chất thì mạch lạc được coi là
sự thể hiện bề sâu, thể hiện bên trong mang tính tính thần của sự thống nhất
và hồn chỉnh của văn bản. Các bộ phận của văn bản có thể liên hệ với nhau

theo nhiều kiểu: thời gian, không gian, nhân quả, tương phản, tăng tiến,
nhượng bộ, đối chiếu,… Trong khi trình bày văn bản, sự vi phạm các mốì
quan hệ đó thường phá vỡ tính mạch lạc của văn bản.
• Mạch lạc của văn bản có tất cả các tính chất:
− Trơi chảy thành dịng, thành mạch.
− Tuần tự đi qua các phần, các đoạn trong văn bản.
− Thông suốt, liên tục, khơng đứt đoạn.
• Những điều kiện để văn bản có tính mạch lạc:
− Các phần, các câu, các đoạn trong văn bản đều nói hoặc mơ tả về một đề tài
cụ thể, xuyên suốt trong đoạn văn bản đó.
− Các đoạn, các câu, các ý phải được trình bày tiếp nối nhau theo một trình tự
rõ ràng, hợp lý, logic, trước sau hô ứng nhau làm cho chủ đề liền mạch và
gây hứng thú cho người đọc, người nghe.
− Các trình tự này có thể là trình tự thời gian, không gian, diễn biến tâm lý hay
các môi quan hệ tương đồng, tương phản, quan hệ nhân quả…

Câu 2:


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2021

BÁO CÁO
Kết quả học tập môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt
Kính gửi: Giảng viên bộ môn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt
Tên em là: Đoàn Thị Hương Giang
Ngày sinh: 28/06/2001

Em hiện tại là sinh viên năm 3 trường Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thơng,
ngành Marketing, nhóm 10 lớp Kỹ năng tạo lập Văn bản D19-273.
Em viết bản báo cáo này nhằm tổng kết những thu hoạch của bản thân sau khi kết
thúc q trình học trực tuyến mơn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt.
Qua quá trình học tập, em đã thu được nhiều kĩ năng và kiến thức về tạo lập văn bản,
sửa được những lỗi sai trước giờ bản thân mắc phải như: Trình bày văn bản sai quy
cách, sai thể thức; bố trí sai vị trí các thành phần của văn bản;… Học thêm nhiều
kiến thức mới như: Nắm vững được yêu cầu đúng của một văn bản; biết soạn một
số văn bản thông thường như: báo cáo, cơng văn, tờ trình, thơng báo, biên bản…;
biết các quy định về thể thức định dạng văn bản;… và thêm rất nhiều kiến thức bổ
ích về ca dao, tục ngữ Việt Nam dưới sự chỉ dẫn của cô Đinh Thị Hương.
Mặc dù giảng viên đã linh hoạt trong trong trình chiếu bài giảng và hét sức giúp đỡ
chúng em trong quá trình học tập nhưng vì thời gian học tập quá ít – chỉ một tín chỉ
nên kiến thức em học được chưa đủ sâu rộng. Thêm vào đó q trình học tập online
cũng là trở ngại cho sự giao tiếp giữa cơ – trị và giữa các sinh viên, em đánh giá
việc học tập của mình chưa đạt hiệu quả tốt nhất.
Tuy nhiên, với những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học, em tự tin mình
có thể kiểm sốt tốt q trình làm việc và học tập của mình sau này trong những vấn
đề liên quan đến tạo lập văn bản.


Em xin chân thành cảm ơn.

Sinh viên
Giang
Đoàn Thị Hương Giang

Câu 3:
• Khái niệm:
Tờ trình là một loại văn bản dùng để đề xuất với cấp trên (hay cơ quan chức

năng) một vấn đề mới hoặc đã có trong kế hoạch để xin phê duyệt. Vấn đề mới
có thể là một chủ trương, phương án cơng tác, chính sách, tiêu chuẩn, định
mức… hoặc bãi bỏ một văn bản, quy định không cịn phù hợp với điều kiện kinh
tế xã hội.
• Về nội dung:
− Phân tích căn cứ thực tế làm nổi bật được các nhu cầu bức thiết của vấn đề
cần trình duyệt.
− Nêu các nội dung đề nghị phê chuẩn phải rõ ràng, cụ thể.
− Các ý kiến phải hợp lý, dự đốn, phân tích được những phản ứng có thể xảy
ra xoay quanh đề nghị mới.
− Phân tích các khả năng và trình bày khái quát các phương án phát triển thế
mạnh, khắc phục những khó khăn.
• Về hình thức:
Kết cấu của Tờ trình gồm 3 phần:
− Phần mở đầu: Nhận định tình hình, phân tích mặt tích cực của tình hình để
làm cơ sở cho việc đề xuất vấn đề mới; phân tích thực tế để thấy được tính
cần kíp của đề xuất.
− Phần nội dung: Nêu tóm tắt nội dung của đề nghị mới, dự kiến những vấn đề
có thể nảy sinh quanh đề nghị mới nếu được áp dụng; nêu những khó khăn,
thuận lợi và biện pháp khắc phục. Phần này cũng có thể trình bày những
phương án. Luận điểm và luận chứng được trình bày cần cụ thể, nêu rõ sự việc
hoặc những số liệu có thể xác minh để làm tăng sức thuyết phục của đề xuất.


− Phần kết thúc: Nêu ý nghĩa, tác dụng của đề nghị mới. Đề xuất, kiến nghị cấp
trên (hỗ trợ, bảo đảm các điều kiện vật chất, tinh thần). Yêu cầu phê chuẩn.
chẳng hạn, đề nghị lựa chọn một trong các phương án để cấp trên phê duyệt,
các phương án xếp theo thứ tự, khi hồn cảnh thay đổi có thể chuyển phương
án từ chính thức sang dự phịng.
+ Phần đề xuất: Dùng ngơn ngữ và cách hành văn có sức thuyết phục cao,

nhưng rất cụ thể, rõ ràng, tránh phân tích chung chung, khó hiểu. Các luận
cứ phải lựa chọn điển hình từ các tài liệu có độ tin cậy cao, khi cần phải xác
minh để đảm bảo sự kiện và số liệu chính xác. Nêu rõ các thuận lợi, khó
khăn trong việc thực thi các phương án, tránh nhận xét chủ quan, thiên vị,
phiến diện...
+ Các kiến nghị: Phải xác đáng, văn phong phải lịch sự, nhã nhặn, lý lẽ phải
chặt chẽ, nội dung kiến nghị phải bảo đảm tính khả thi mới tạo ra niềm tin
cho cấp phê duyệt. Tờ trình phải đính kèm các phụ lục để minh hoạ thêm
cho các phương án được đề xuất, kiến nghị trong tờ trình.
• Ví dụ minh hoạ

CỤC THUẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHI CỤC THUẾ QUẬN...

Số: /TTr- …

…………, ngày…...tháng...năm 20…

TỜ TRÌNH
Về việc lắp đặt hệ thống phịng cháy chữa cháy
Kính gửi: Cục trưởng Cục thuế Thành phố Hà Nội



Trụ sở Chi cục Thuế quận…… tại số…đường…..phường……. quận ……, hiện
đã đưa vào sử dụng từ tháng …………. Hằng ngày, số lượng khách đến làm việc
khá đông, tài kiệu hồ sơ thuế tại các bộ phận rất nhiều.
Vừa qua, để đảm bảo an toàn các cơ quan và khu vực dân cư chung quanh, cơ
quan chức năng đã yêu cầu đơn vị phải lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy.
Trước đây, trong hồ sơ xây dựng trụ sở mới, Chi cục Thuế quận……… có lập
thiết kế dự trù kinh phí lắp đặt hệ thống PCCC, nhưng theo Quyết định số….
ngày …… của Tổng cục Thuế về duyệt thiết kế dự tốn cơng trình xây dựng trụ
sở làm việc Chi cục Thuế quận……. khơng có hệ thống PCCC. Do đó, hiện trụ
sở Chi cục Thuế quận…… chưa có hệ thống PCCC theo quy định.
Vì vậy, Chi cục Thuế quận ……. kính đề nghị lãnh đạo Cục Thuế phê duyệt kinh
phí lắp đặt hệ thống PCCC theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
Qua làm việc với các đơn vị, Chi cục Thuế quận ……. nhận thấy dịch vụ của
Công ty ………..….. có ưu thế về giá cả và chất lượng, với tổng kinh phí dự trù
là …………… (ghi bằng chữ). Chi cục Thuế quận …………. xin đính kèm bảng
báo giá của ba đơn vị cung ứng dịch vụ.
Chi cục Thuế quận ……..,kính đề nghị Lãnh đạo Cục Thuế, Phịng HCQTTV
Cục Thuế xem xét, hỗ trợ kinh phí cho Chi cục Thuế quận………. được lắp đặt
hệ thống PCCC, tạo điều kiện làm việc an tồn cho CBCC.
Trân trọng kính trình./.

Nơi nhận:
- Lãnh đạo Cục Thuế;

CHI CỤC TRƯỞNG
(Chữ ký, dấu)

- Phòng HCQTTV;
- Lưu: VT, HC.


Nguyễn Văn A



×