Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Nhóm 10 KNTLVB nguyễn thị chinh B19DCQT030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.01 KB, 14 trang )

Họ và tên: Nguyễn Thị Chinh
Mã sinh viên: B19DCQT030


HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN
(Mã học phần: SKD1103)

Giảng viên: Đinh Thị Hương
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Chinh
Mã sinh viên: B19DCQT030
Lớp: D19- 273
Nhóm lớp học: 10
SĐT: 038.298.1282

Hà Nội – 2021

2


HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
BỘ MƠN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
ĐỀ BÀI: THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
(Hình thức: Viết tiểu luận cuối kỳ)
Học phần: Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt
Lớp: SKD 1103 – nhóm 10
Thời gian: Từ 23/11/2021 – 18/11/2021
Đề 04


Câu 1: (3 điểm)
Trình bày về tính liên kết trong văn bản tiếng Việt.
Câu 2: (4 điểm)
Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau khi kết thúc
quá trình học trực tuyến môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt?
Câu 3: (3 điểm)
Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Cơng văn phúc đáp? Cho ví
dụ minh họa.

3


Mục lục
Lời nói đầu ........................................................................................................ 5
Câu 1: Trình bày về tính liên kết trong văn bản tiếng Việt............................... 6
Câu 2: Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau khi kết
thúc quá trình học trực tuyến môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt? ... 8
Câu 3: Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Cơng văn phúc đáp?
Cho ví dụ minh họa. .......................................................................................... 10
Lời cảm ơn: ...................................................................................................... 14

4


LỜI NÓI ĐẦU
Tất cả mọi hoạt động của con người đều cần có văn bản. Khi muốn mời ai đó
tham gia một buộc học phải gửi giấy mời, tổng kết năm học cũng cần biên soạn
báo cáo tổng kết… Vì vậy Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng việt là một mơn học
rất bổ ích và cần thiết. Qua q trình học tập, mơn học giúp cho sinh viên nắm
được những kiến thức cơ bản về các loại văn bản trong hoạt động quản lý hành

chính, kinh doanh…hiểu rõ về thể thức cũng như quy trình soạn thảo và ban
hành các loại văn bản này. Bên cạnh đó nó cũng trang bị cho sinh viên một số
nghiệp vụ cơ bản khác trong cơng tác văn phịng. Khơng những thế, mơn học
còn cung cấp những kỹ năng làm việc rất cần thiết và hữu ích trên con đường lập
nghiệp của sinh viên sau này.

5


Bài làm
Câu 1: Trình bày về tính liên kết trong văn bản tiếng Việt.
Tính liên kết của văn bản là tính chất kết hợp, gắn bó, ràng buộc qua lại giữa
các cấp độ đơn vị dưới văn bản. Đó là sự kết hợp, gắn bó giữa các câu trong đoạn,
giữa các đoạn, các phần, các chương với nhau, xét về mặt nội dung cũng như
hình thức biểu đạt, là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm
cho văn bản có nghĩa và dễ hiểu. Trên cơ sở đó, tính liên kết của văn bản thể hiện
ở hai mặt: liên kết nội dung và liên kết hình thức.
Để văn bản có tính liên kết người viết phải làm cho nội dung của các câu,
các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau. Đồng thời phải biết kết nối các
câu, các đoạn đó bằng những phương tiện ngơn ngữ thích hợp.
Các câu trong một đoạn văn và các đoạn văn trong một văn bản phải luôn có sự
liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức.
Liên kết về nội dung: nội dung văn bản bao gồm hai nhân tố cơ bản: đề tài và
chủ đề. Do đó, tính liên kết về mặt nội dung thể hiện tập trung qua việc tổ chức,
triển khai hai nhân tố này, trên cơ sở đó hình thành hai nhân tố liên kết: liên kết
đề tài và liên kết chủ đề (hay còn gọi là liên kết chủ đề và liên kết logic).
Liên kết đề tài là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bản trong
việc tập trung thể hiện đối tượng mà văn bản đề cập đến. Liên kết logic là các
câu trong đoạn văn và các đoạn trong văn bản phải được sắp xếp theo một trình
tự hợp lý.

Liên kết chủ đề là sự tương hợp mang tính logic về nội dung nghĩa giữa các
cấp độ đơn vị dưới văn bản. Đó là sự tương hợp về nội dung miêu tả, trần thuật
hay bàn luận giữa các câu, các đoạn, các phần trong văn bản. Một văn bản được
xem là có liên kết logic khi nội dung miêu tả, trần thuật, bàn luận giữa các câu,
các đoạn, các phẩn không rời rạc hay mâu thuẫn với nhau, ngoại trừ trường hợp
người viết cố tình tạo ra sự mâu thuẫn nhắm vào một mục đích biểu đạt nào đó.
Liên kết hình thức trong văn bản là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn
vị dưới văn bản xét trên bình diện ngơn từ biểu đạt, nhằm hình thức hóa, hiện
thực hóa mối quan hệ về mặt nội dung giữa chúng. Liên kết nội dung với hai
nhân tố đề tài và chủ đề thể hiện qua mối quan hệ giữa các câu, các đoạn, các
phần,.. xoay quanh đề tài và chủ đề của văn bản. Mối quan hệ này mang tính chất
trừu tượng, khơng tường minh. Do đó, trong q trình tạo văn bản, người viết
(người nói) bao giờ cũng phải vận dụng các phương tiện ngơn từ cụ thể để hình
thức hóa, xác lập mối quan hệ đó. Tồn bộ các phương tiện ngơn từ có giá trị xác
lập mối quan hệ về nội dung giữa các câu, các đoạn,.. là biểu hiện cụ thể của liên
kết hình thức.

6


Liên kết hình thức trong văn bản được phân chia thành nhiều phương thức
liên kết. Mỗi phương thức liên kết là một cách tổ chức sự liên kết, bao gồm nhiều
phương tiện liên kết khác nhau có chung đặc điểm nào đó. Nhìn chung, liên kết
hình thức bao gồm các phép liên kết: lặp ngữ âm, lặp từ vựng, đồng nghĩa, liên
tưởng, đối nghịch, đại từ, tỉnh lược cấu trúc, lặp cấu trúc và tuyến tính. Các phép
liên kết này sẽ được xem xét cụ thể trong tổ chức của đoạn văn – đơn vị cơ sở và
là đơn vị điển hình của văn bản. Các phép liên kết này cũng được vận dụng giữa
các đoạn, phần,.. trong văn bản. Điều đó có nghĩa là liên kết hình thức thể hiện ở
nhiều cấp độ trong văn bản. Trong văn bản, liên kết nội dung và liên kết hình
thức có mỗi quan hệ biện chứng với nhau, trong đó liên kết nội dung quy định

liên kết hình thức. Các phép liên kết chính:
 Phép lặp từ ngữ: sử dụng lặp đi lặp lại một số từ ngữ nào đó ở các câu khác
nhau để tạo sự liên kết.
 Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa,
trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng ở các câu khác nhau để tạo sự liên
kết.
 Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ
đã có ở câu đứng trước.
 Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng
trước.

7


Câu 2: Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau khi kết
thúc quá trình học trực tuyến môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt?

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2021
BÁO CÁO THU HOẠCH
MÔN KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN TIẾNG VIỆT
Kính gửi: Giảng viên mơn Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng việt
I/ Thông tin cá nhân
Họ và tên : Nguyễn Thị Chinh

Mã sinh viên: B19DCQT030

Ngày sinh: 21/05/2001

Quê quán: Hà Nội
Nghề nghiệp: Sinh viên
Nơi học tập hiện tại: Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn Thơng
II/ Nội dung báo cáo
Qua hai tháng học tập môn Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng việt, em đã tích
lũy cho mình rất nhiều kiến thức bổ ích và cần thiết trong học tập cũng như trong
cuộc sống ở một số khía cạnh:
1. Thuận lợi, khó khăn trong q trình học tập
Trong bối cảnh phòng chống đại dịch Covid – 19, các cơ sở giáo dục trong
và ngoài nước đã triển khai đào tạo trực tuyến. Việc ứng dụng công nghệ vào
trong hoạt động đào tạo trong giai đoạn này của các trường nói chung và Học viện
Cơng nghệ Bưu chính Viễn Thơng nói riêng hết sức linh hoạt. Tồn bộ môn học
đều được giảng dạy thông qua phần mềm Trans. Lớp học môn Kỹ năng tạo lập
văn bản Tiếng việt do Giảng viên Đinh Thị Hương giảng dạy cũng được học tập
và giảng dạy trực tuyến. Do đó gặp khơng ít những trục trặc kỹ thuật cũng như
vấn đề mạng truyền tải khiến một số sinh viên không vào được phòng học hoặc
8


vào quá giờ so với quy định. Không được học tập và trao đổi trực tiếp cùng cô và
các bạn trong lớp nên đôi khi mang lại cảm giác nhàm chán. Tuy nhiên khơng vì
thế mà mất đi sự tương tác giữa cơ và trị góp phần giúp cho khơng khí lớp học
bớt nhàm chán và hiệu quả buổi học tăng lên.
2. Nội dung môn học
Cung cấp kiến thức nền tảng về kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt, quy trình
thực hiện các bước cụ thể, giúp sinh viên xác định được chủ đề, xây dựng cấu trúc
đoạn, soạn văn bản và biên tập văn bản. Môn học giúp sinh viên nắm vững kỹ
năng soạn thảo một văn bản đúng về hình thức và nội dung, giúp hạn chế lỗi nhằm
đem lại cho người đọc văn bản thoải mái và dễ dàng khi xem xét văn bản.
Khi soạn thảo một văn bản phải có bố cục rõ ràng: Phần quốc hiệu tiêu ngữa

phải gõ chính xác, cỡ chữ chuẩn. Một văn bản gồm có ba phần: Mở đầu, phần nội
dung và phần kết luận. Viết chính xác khi nào cần viết hoa và khi nào cần viết
thường, hay khi soạn thảo văn bản cần chú ý đến phông chữ và cỡ chữ sao cho
chuẩn xác (hiện nay phông chữ chủ yếu là Time New Roman, cỡ chữ 13-14, lề
trên khoảng 2cm, lề trái khoảng 3cm, lề phải khoảng 2cm, lề dưới khoảng 2cm).
Môn học đưa ra phương pháp soạn thảo một số loại văn bản thông thường
như: Báo cáo, cơng văn, tờ trình, thơng báo, biên bản, đơn, thư... Cách tạo lập các
loại văn bản này đúng cách thức.
Môn học giúp sinh viên hiểu và nắm rõ các quy tắc và kỹ năng soạn thảo một
văn bản, giúp soạn thảo một văn bản đúng cả về hình thức lẫn nội dung.
3. Mục tiêu môn học
Giúp sinh viên trao dồi và ứng dụng kiến thức về các kỹ năng khi soạn thảo
một văn bản tiếng Việt
Tơn trọng và có ý thức bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Kết quả thu hoạch
 Về tư tưởng: Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt là một môn học thú vị và
cực kỳ bổ ích trong chương trình đào tạo của Học viện. Tự nhận thấy đây
là môn học rất cần thiết cho tương lai sau khi tốt nghiệp nên em đã cố gắng
tiếp thu mọi kiến thức mà thầy cô truyền đạt.
 Về tình hình học tập:
 Đã nắm rõ được cách tạo lập nội dung và cấu trúc văn bản, cấu trúc đoạn
văn, biết cách sử dụng đúng các phong cách văn bản cho mục đích tạo lập
văn bản.
 Đã nắm rõ các thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.
 Đã soạn thảo được các văn bản có tính pháp quy, các văn bản hành chính
thơng thường, một số loại văn bản thông thường như: Báo cáo, công văn,
9


tờ trình, thơng báo, biên bản, đơn, thư...xây dựng bố cục đúng cấu trúc, nội

dụng và thể thức của các văn bản.
 Tiếp thu và hoàn thành mọi bài tập giảng viên yêu cầu.
III/ Tổng kết của bản thân
Em thấy đây là một mơn học có tính ứng dụng cao khơng chỉ trong học tập
mà cịn trong cơng việc. Và em sẽ khơng ngừng cố gắng áp dụng và hồn thiện
hơn những gì em đã học được vào trong thực tiễn.
Trên đây là toàn bộ nội dung báo cáo của em về môn học Kỹ năng tạo lập văn
bản Tiếng việt trong kỳ học vừa qua. Rất mong nhận được nhận xét và đóng góp
của giảng viên bộ mơn để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Chinh
Nguyễn Thị Chinh

Câu 3: Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Cơng văn phúc đáp?
Cho ví dụ minh họa
Cơng văn phúc đáp được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa,
chính trị, pháp luật,... phù hợp với nhiều mực đích khác nhau. Các chủ thể ban
hành căn cứ vào Mẫu Công văn phúc đáp để trả lời.
Phúc đáp là việc trả lời bằng thư từ, công văn một số câu hỏi mà chủ thế có
thẩm quyền đưa ra/đặt ra cho cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong thẩm
quyền, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Cơng văn phúc đáp là văn bản được cá nhân, tổ chức được sử dụng để trả lời
(phúc đáp) một/một số câu hỏi mà chủ thể có thẩm quyền đưa ra/đặt ra cho chủ
thể làm cơng văn. Hoặc cũng có thể là văn bản trả lời khi nhận được một văn bản
khác từ phía cá nhân, tổ chức khác.
Nói cách khác cơng văn phúc đáp là công văn dùng để trả lời về những vấn
đề mà cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp yêu cầu thuộc thẩm quyền, nhiệm
vụ, quyền hạn của mình.
Trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam có thể

thấy rằng Cơng văn phúc đáp được sử dụng rất phổ biến. Với cơ quan nhà nước,
Công văn phúc đáp được coi là một trong những loại phương tiện chính thức của
cơ quan Nhà nước với cấp trên, cấp dưới và với công dân. Đặc biệt hơn nữa, trong
các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp trong hoạt động hàng ngày cũng phải soạn
10


thảo và sử dụng Công văn phúc đáp nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ
của mình.
 Nội dung công văn rất quan trọng trong việc truyền tải thông tin từ người
gửi đến người nhận, nội dung công văn phải đúng quy định của pháp luật
về hình thức, nội dung,…Về cơ bản, nội dung công văn bao gồm như sau:
Mục 1: Quốc hiệu, tiêu ngữ: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM –
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Mục 2: Địa danh và thời gian gửi: Hà Nội, Ngày…tháng…năm…
Mục 3: Tên cơ quan ban hành công văn: ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
HÀ NỘI
Mục 4: Chủ thể nhân công văn: Ủ ban nhân dân Quận…
Mục 5: Số và ký hiệu của cơng văn
Mục 6: Tóm tắt nội dung (tiêu đề)
Mục 7: Nội dung muốn truyền tải qua cơng văn
Mục 8: Chữ ký và dấu của người có thẩm quyền.
 Hình thức của Cơng văn phúc đáp:
Mở đầu: trả lời công văn số …ngày…/…/… của… … về vấn đề …
Nội dung:
 Nêu những nội dung trả lời các vấn đề mà các cơ quan, đơn vị khác hoặc
thư riêng, đơn khiếu nại của cá nhân, yêu cầu cơ quan giải quyết những yêu
cầu hay trả lời những thắc mắc.
 Nếu không trả lời hoặc chưa thể trả lời được thì nêu lý do hợp lý (có thể là
khơng đủ các dữ kiện để giải đáp thắc mắc các yêu cầu đặt ra).

Kết thúc: nhận được công văn này, còn điểm nào chưa rõ đề nghị quý…cho ý
kiến. Chúng tôi sẵn sàng trả lời thêm.
Một số mẫu công văn phúc đáp được coi là hợp lệ khi đáp ứng được đầy đủ các
điều kiện sau:





Chỉ viết về một vấn đề duy nhất, lời văn rõ ràng, không nước đôi;
Ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích và ý tưởng bám sát với chủ thể cần biểu đạt;
Nghiêm túc, lịch sự và có tính thuyết phục người nhận;
Tn thủ đúng thể thức của văn bản đặc biệt là phần trích yếu nội dung
công văn.
11


 Cách viết cơng văn phúc đáp:
(1) Trích yếu nội dung công văn. Xác định vấn đề cơ bản cần nêu trong công
văn;
(2) Tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân dự định gửi công văn đến/ nơi nhận
công văn;
(3) Tóm gọn nội dung vấn đề trong cơng văn trước;
(4) Ghi rõ nội dung trả lời, hoặc các nội dung phúc đáp để phía cơ quan, đơn vị
nhận cơng văn phúc đáp hiểu rõ và có căn cứ để thực hiện yêu cầu hoặc để trả
lời lại; Tùy từng trường hợp khác nhau, sự việc cụ thể của khách hàng sẽ có
những nội dung trả lời tương ứng, phù hợp;
(5) Tên đơn vị, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên
quan trong vụ việc hoặc trong nội dung công văn;
(6) Địa chỉ cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan để tiếp nhận đơn; số điện thoại

đơn vị/cá nhân nhận công văn, số Telex, số Fax; địa chỉ email; Website. Nếu nơi
nhận trong phần kính gửi của Cơng văn là những chức danh, chức vụ cao cấp
của Nhà nước, thì phần nơi nhận không ghi “như trên” mà ghi trực tiếp những
chức danh/chức vụ đó vào;
(7) Trong trường hợp đại diện của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khơng thể ký
thì có thể để người có thẩm quyền khác ký thay hoặc thừa lệnh ký theo đúng quy
định của pháp luật và phải có giấy tờ kèm theo chứng minh đủ điều kiện ký thay
như Giấy ủy quyền.
Ví dụ minh họa:

12


BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
CỤC NGƯỜI CÓ CƠNG

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…………………………………………………...

…………………………..

Số: 2193 NCC-CSI

Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2017

V/v xác nhận liệt sĩ
Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa
Phúc đáp Cơng văn số 3023/SLĐTBXH-NCC ngày 07/9/2017 của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa về việc báo cáo và xin ý kiến xác nhận

liệt sĩ đối với thanh niên tình nguyện Lê Viết Dũng, Lê Thị Hương và Lê Thị
Trâm, Cục Người có cơng có ý kiến như sau:
Theo hồ sơ, ngày 21/8/1977 ơng Dũng, bà Hương và bà Trâm đã từ trần trong khi
đang làm nhiệm vụ mở đường bị đất đối lở sập vùi lấp, không phải hy sinh trong
khi chiến đấu, phục vụ chiến đấu.
Nhiệm vụ mở đường cũng không phải cơng việc cấp bách và khơng nguy hiểm
tới mức địi hỏi sự dũng cảm, xả thân. Bên cạnh đó cũng khơng có cơ sở khẳng
định nhiệm vụ mở đường là trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh.
Do vậy chưa có cơ sở xác nhận liệt sĩ đổi với ơng Dũng, bà Hương và bà Trâm.
Nơi nhận:

KT. CỤC TRƯỞNG

- Như trên
- Lưu VT, CSI.

PHÓ CỤC TRƯỞNG
Kiên
Nguyễn Duy Kiên

13


LỜI CÁM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn
thơng đã đưa môn học Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng việt vào trong chương trình
giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Giảng viên bộ môn cô
Đinh Thị Hương đã dạy dỗ, rèn luyện và truyền đạt những kiến thức quý báu cho
em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian được tham dự lớp học
của cô, em đã tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích. Đây thực sự là những điều rất

cần thiết trong quá trình học tập và làm việc của em sau này.
Bộ môn Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng việt là môn học thú vị, gắn liền với nhu
cầu thực tiễn của mỗi sinh viên. Tuy nhiên, vì thời gian học tập trên lớp khơng
nhiều và trong quá trình học tập trực tuyến gặp một số vấn đề, mặc dù đã cố gắng
nhưng hiểu biết và kỹ năng của em về mơn học này cịn hạn chế. Do đó, Bài tiểu
luận kết thúc học phần của em khó tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ chưa
chuẩn xác, kính mong Giảng viên bộ mơn xem xét và góp ý giúp Bài tiểu luận của
em được hoàn thiện hơn.
Sinh viên
Chinh
Nguyễn Thị Chinh

14



×