Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nhóm10 nguyễn thị thảo B19DCQT152 kntlvb

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.88 KB, 8 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
BỘ MƠN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
----------

BÀI TẬP LỚN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN HỌC: KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN
NHĨM MƠN HỌC: 10
Giảng viên:

ĐINH THỊ HƯƠNG

Sinh viên:

NGUYỄN THỊ THẢO

Mã số sinh viên: B19DCQT152
Lớp:

D19CQQT04-B

Số điện thoại:

0967518451

Năm học 2020 - 2021
----------

pg. 1


pg. 2




ĐỀ BÀI
Câu 1: Trình bày về tính liên kết trong văn bản tiếng việt?
Câu 2: Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau khi kết thúc
q trình học trực tuyến mơn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng việt?
Câu 3: Anh chị hiểu thế nào về nội dung và hình thức của cơng văn phúc đáp? Cho ví dụ
minh họa.
Bài làm
Câu 1:
- Tính liên kết của văn bản là tính chất kết hợp, gắn bó, ràng buộc qua lại giữa các cấp độ
đơn vị dưới văn bản. Đó là sự kết hợp, gắn bó giữa các câu trong đoạn, giữa các đoạn,
các phần, các chương với nhau, xét về mặt nội dung cũng như hình thức biểu đạt. Để văn
bản có tính liên kết người viết phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và
gắn bó chặt chẽ với nhau. Đồng thời phải biết kết nối các câu, các đoạn đó bằng những
phương tiện ngơn ngữ thích hợp.
- Tính liên kết của văn bản thể hiện ở hai mặt: liên kết nội dung và liên kết hình thức.
+ Tính liên kết nội dung:
Nội dung văn bản bao gồm hai nhân tố cơ bản: đề tài và chủ đề (hay cịn gọi là chủ đề và
logic). Do đó, tính liên kết về mặt nội dung thể hiện tập trung qua việc tổ chức, triển khai
hai nhân tố này, trên cơ sở đó hình thành hai nhân tố liên kết: liên kết đề tài và liên kết
chủ đề (còn gọi là liên kết chủ đề và liên kết logic).
Liên kết đề tài là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bản trong việc tập
trung thể hiện đối tượng mà văn bản đề cập đến.
Liên kết chủ đề là sự tương hợp mang tính logic về nội dung nghĩa giữa các cấp độ đơn vị
dưới văn bản. Đó là sự tương hợp về nội dung miêu tả, trần thuật hay bàn luận giữa các
câu, các đoạn, các phần trong văn bản. Một văn bản được xem là có liên kết logic khi nội
dung miêu tả, trần thuật, bàn luận giữa các câu, các đoạn, các phần không rời rạc hay
mâu thuẫn với nhau, ngoại trừ trường hợp người viết cố tình tạo ra sự mâu thuẫn nhắm
vào mục đích biểu đạt nào đó.


pg. 3


+ Liên kết hình thức:
Liên kết hình thức trong văn bản là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp đơn vị dưới văn bản
xét trên bình diện ngơn từ biểu đạt, nhằm hình thức hóa, hiện thực hóa mối quan hệ về
mặt nội dung giữa chúng.
Liên kết nội dung với hau nhân tố đề tài và chủ đề thể hiện qua mối quan hệ giữa các câu,
các đoạn, các phần…xoay quanh đề tài và chủ đề của văn bản. Mối quan hệ này mang
tính chất trừu tượng, khơng tường minh. Do đó, trong q trình tạo văn bản, người viết
( người nói) bao giờ cũng phải vận dung các phương tiện ngơn từ có giá trị xác lập mối
quan hệ về nội dung giữa các câu, các đoạn… là biểu hiện cụ thể của liên kết hình thức.
Liên kết hình thức trong văn bản được phân chia thành nhiều phương thức liên kết
Mỗi phương thức liên kết là một cách tổ chức sự liên kết, bao gồm nhiều phương tiện liên
kết khác nhau có chung đặc điểm nào đó. Nhìn chung, liên kết hình thức bao gồm các
phép liên kết: lặp ngữ âm, lặp từ vựng, thế đồng nghĩa, liên tưởng, đối nghịch, thế đại từ,
tỉnh lược cấu trúc, lặp cấu trúc và tuyến tính. Các phép liên kết này sẽ được xem xét cụ
thể trong tổ chức của đoạn văn- đơn vị cơ sở và là đơn vị điển hình của văn bản. Các
phép liên kết này cũng được vận dụng giữa các đoạn, phần…trong văn bản. Điều đó có
nghĩa là liên kết hình thức thể hiện ở nhiều cấp độ trong văn bản. Trong văn bản, liên kết
nội dung và liên kết hình thức có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó liên kết nội
dung quy định liên kết hình thức.
- Các phép liên kết chính:
Phép lặp từ ngữ: sử dụng lặp đi lặp lại một (một số) từ ngữ nào đó ở các câu khác nhau
để tạo sự liên kết.
Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc
cùng trường liên tưởng ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết.
Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu
đứng trước.

Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước.

pg. 4


Câu 2: Thu hoạch của bản thân sau khi kết thúc q trình học trực tuyến mơn học Kỹ
năng tạo lập văn bản Tiếng Việt
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà nội, ngày 05 tháng 12 năm 2021
BÁO CÁO BÀI THU HOẠCH
Kính gửi: Giảng viên môn Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng việt.
Họ và tên: NGUYỄN THỊ THẢO

Lớp: D19CQQT04-B

Ngày sinh: 24/01/2001
Quê quán: Tân Lập, Đan Phượng, Hà Nội
Nghề nghiệp: Sinh viên
Nơi học tập: Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng.
Mơn học: Kỹ năng tạo lập văn bản
Thời gian học tập: 7 tuần
Kinh phí: 460.000
Nội dung mơn học:
Sau khi kết thúc q trình học trực tuyến mơn học Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng việt,
được cung cấp kiến thức nền tẳng về kỹ năng, quy trình thực hiện các bước cụ thể giúp
xác định được chủ đề, xây dựng cấu trúc đoạn, soạn thảo văn bản và biên tập văn bản,
giúp nắm đúng một văn bản cần được trình bày, nội dung ra sao từ đó khắc phục những
lỗi cơ bản đó. Mơn học đưa ra rất nhiều phương pháp soạn thảo một số văn bản thông
thường như: báo cáo, cơng văn, tường trình,…

Mục tiêu mơn học:
Ứng dụng kỹ năng tạo lập văn bản để viết một cách rõ ràng, mạch lạc thuyết phục
người đọc.
Tơn trọng và có ý thức bảo vệ sự trong sáng của Tiếng việt.
pg. 5


Tự nhận xét về bản thân sau khi kết thúc q trình học trực tuyến mơn học Kỹ
năng tạo lập văn bản Tiếng việt:
1. Về tư tưởng: Là một môn học đầy bổ ích trong chương trình đào tạo của Học viện
Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng. Em cảm thấy môn Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng việt
rất quan trọng đối với tất cả sinh viên, hiểu được một văn bản báo cáo, tờ trình…cần làm
những gì, cấu trúc của các văn bản.
2. Về tình hình học tập:
- Nắm rõ được cách tạo lập nội dung và cấu trúc văn bản, cấu trúc đoạn văn, biết cách sử
dụng đúng các phong cách văn bản cho mục đích tạo lập văn bản
- Nắm rõ các thể thức và kỹ năng trình bày văn bản, xây dựng bố cục thế nào cho khoa
học, mạch lạc, liên kết.
- Đã soạn thảo được các văn bản có tính quy phạm, các văn bản hành chính thơng thường,
một số văn bản thơng thường như báo cáo, công văn,…
Người báo cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Thảo
Câu 3:
- Công văn là loại văn bản khơng có tên loại, được dùng để thơng tin trong hoạt động
giao dịch, trao đổi công tác…giữa các chủ đề có thẩm quyền để giải quyết các nhiệm vụ
có liên quan.
- Công văn phúc đáp (công văn trả lời): là văn bản dùng để trả lời về những vấn đề của
các cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu liên quan đến chức năng nhiệm của cơ quan ban
hành văn bản. Cơng văn phúc đáp có thể giải thích, hướng dẫn,…song khác với các cơng

văn giải thích, hướng dẫn ở chỗ việc giải thích, hướng dẫn ở đây được xuất phát từ yêu
cầu, đề nghị, sáng kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu.

pg. 6


- Hình thức và nội dung:
CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà nội, ngày … tháng … năm …
Kính gửi:
Trả lời cơng văn số… ngày …/…/… của……… về vấn đề ….(4)………..
Lưu ý: Đối với mục (4) này:
+ Nêu những nội dung trả lời các vấn đề mà các cơ quan, đơn vị khác hoặc thư riêng, đơn
khiếu nại của cá nhân, yêu cầu cơ quan giải quyết những yêu cầu hay trả lời những thắc
mắc.
+ Nếu không trả lời hoặc chưa thể trả lời được thì nêu lý do hợp lý ( có thể là khơng đủ
các dữ liệu để giải đáp thắc mắc các yêu cầu đặt ra).
Nhận được công văn này, còn điểm nào chưa rõ đề nghị quý…cho ý kiến.
Chúng tôi sẵn sàng trả lời thêm.
Trân trọng cảm ơn!
Nơi nhận:

ĐẠI DIỆN CƠ QUAN/TỔ CHỨC

- Như trên…(5)…;

(Ký, đóng dấu)

- Lưu: VT,…(6)…


Một công văn phúc đáp được coi là hợp lệ khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau:
+ Chỉ viết về một vấn đề duy nhất, lời văn rõ ràng, không nước đôi;
+ Ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích và ý tưởng bám sát với chủ thể cần biểu đạt;
+ Nghiêm túc, lịch sự và có tính thuyết phục người nhận;
+ Tuân thủ đúng thể thức của văn bản, đặc biệt là phần trích yếu nội dung cơng văn

pg. 7


- Ví dụ minh họa:
BỘ NỘI VỤ

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: 4948/BNV-CCVC
V/v chuyển văn bản

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------

Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2019
Kính gửi: Bộ Cơng Thương
Bộ Nội vụ nhận được Cơng văn số 202/2019/CV-ĐTHN ngày 23/9/2019 của Tạp chí
Điện tử hòa nhập thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật
Việt Nam chuyển thông tin tố giác của bạn đọc, Bộ Nội vụ có ý kiến như sau:
Nội dung Cơng văn Tạp chí Điện tử hịa nhập liên quan đến công chức của Bộ Công
Thương, căn quy định của pháp luật về phân cấp quản lý đối với cán bộ, công chức, Bộ
Nội vụ chuyển Công văn số 202/2019/CV-ĐTHN của Tạp chí Điện tử hịa nhập nêu trên
đến Bộ Công Thương để xem xét, trả lời theo thẩm quyền và báo cáo lại Bộ Nội vụ để

theo dõi.
Trên đây là ý kiến của Bộ Nội vụ để Bộ Công Thương biết./.
Nơi nhận:

TL. BỘ TRƯỞNG

- Như trên;

VỤ TRƯỞNG VỤ CÔNG CHỨC-VIÊN CHỨC

- Bộ trưởng (để b/c);
- TT Nguyễn Trọng Thừa (để b/c);
- Tạp chí Điện tử hịa nhập (để biết);
- Lưu: VT, CCVC.

pg. 8

Trương Hải Long



×