Tải bản đầy đủ (.docx) (253 trang)

Ảnh hưởng của kế hoạch thuế đến giá trị doanh nghiệp: Trường hợp các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ở Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 253 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

VŨ THỊ ANH THƯ

ẢNH HƯỞNG CỦA KẾ HOẠCH THUẾ ĐẾN GIÁ TRỊ
DOANH NGHIỆP: TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP
PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

VŨ THỊ ANH THƯ

ẢNH HƯỞNG CỦA KẾ HOẠCH THUẾ ĐẾN GIÁ TRỊ
DOANH NGHIỆP: TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP
PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG


CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 9.34.02.01
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐOÀN THANH HÀ
TS. LÊ HOÀNG VINH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


3

LỜI CAM ĐOAN
Luận án “Ảnh hưởng của kế hoạch thuế đến giá trị doanh nghiệp: Trường
hợp các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ở Việt Nam” là cơng trình nghiên
cứu riêng của nghiên cứu sinh, dưới sự hướng dẫn của 02 Người hướng dẫn
khoa học. Kết quả nghiên cứu là trung thực. Dữ liệu có nguồn gốc tin vậy. Các
tài liệu tham khảo được trích dẫn theo đúng quy định.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 11 năm 2021
Người cam đoan

NCS. Vũ Thị Anh Thư


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi trân trọng biết ơn Quý Thầy/ Cô của trường Đại học Ngân hàng
Thành phố Hồ Chí Minh đã trang bị cho tơi nhiều kiến thức q báu trong thời
gian học tập.
Ngồi ra, tơi trân trọng biết ơn Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đoàn
Thanh Hà và TS. Lê Hồng Vinh. Các Thầy đã ln quan tâm động viên, chỉ dẫn
nghiên cứu và hỗ trợ tôi hoàn thành luận án này.
Luận án được hoàn thành trong điều kiện thuận lợi, dưới sự giúp đỡ của Khoa

Sau Đại Học. Tơi trân trọng biết ơn TS. Lê Đình Hạc, ThS. Vũ Thị Thu Hà –
Quản lý lớp NCS 22 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hồn thành tốt
nhất luận án này.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn đến Cơ quan nơi tôi đang công tác, các đồng
nghiệp, bạn bè và người thân đã luôn bên cạnh tiếp sức cho tơi hồn thành luận
án này.
Xin trân trọng sự hỗ trợ và biết ơn Tất cả!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 11 năm 2021

NCS. Vũ Thị Anh Thư


TÓM TẮT
Nghiên cứu của tác giả từ dữ liệu của 513 cơng ty niêm yết tại Việt Nam,
có chia nhóm theo doanh nghiệp có và khơng có sở hữu kiểm soát bởi nhà nước,
giai đoạn 2015-2019, cho thấy kế hoạch thuế tác động ngược chiều đến giá trị
doanh nghiệp. Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra sự ảnh hưởng thuận chiều của sở
hữu nhà nước đến mối quan hệ giữa kế hoạch thuế và giá trị doanh nghiệp trong
nhóm doanh nghiệp có sở hữu kiểm sốt bởi nhà nước và ảnh hưởng ngược
chiều trong nhóm doanh nghiệp khơng có sở hữu kiểm sốt bởi nhà nước và
trong mẫu chung. Do đó, luận án đề xuất doanh nghiệp cần đầu tư KHT đặc biệt
là áp dụng khung lý thuyết SAVANT, công khai thêm thơng tin thuế và chú trong
vai trị đầu tư của nhà nước hơn là đại diện doanh nghiệp.
Từ khóa chính: Giá trị doanh nghiệp, kế hoạch thuế, sở hữu nhà nước


ABSTRACT
My analysis of 513 Vietnamese non-financial listed firms, state-owned and
nonstate-owned subsampling, 2015-2019, reveals a negative relationship
between tax planning and firm value. Besides, this research shows the positive

effect of state ownership on the relationship between tax planning and firm value
in state-owned companies, but the negative effect in the others. Thus, this
research suggests that the SAVANT framework should be applied, more tax
information should be revealed and Viet Nam government should take the role of
a financial investor rather than a manager.
Keywords: Firm value; Tax planning; State ownership


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết đầy đủ
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

A

Anticipation

Dự báo

BTD

Book tax difference

Chênh lệch thu nhập

Cash ETR


Cash effective tax rate

Thuế suất hiệu dụng bằng tiền

Current ETR

Current effective tax rate

Thuế suất hiệu dụng hiện hành

DN

Doanh nghiệp
Fixed Effect Model

Mơ hình hồi quy các ảnh hưởng cố
định

Firm value

Giá trị doanh nghiệp

GAAP ETR

Generally Accepted
Accounting Principles
effective tax rate

Thuế suất hiệu dụng kế toán


GLS

Generalized Least Square

Phương pháp bình phương nhỏ
nhất tổng quát

HOSE

Ho Chi
Exchange

HNX

Ha Noi Stock Exchange

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

N

Negociation

Dự báo

Pooled OLS

Pooled ordinary least
squares


Mơ hình hồi quy gộp

REM

Random Effect Model

Mơ hình hồi quy ảnh hưởng ngẫu
nhiên

R2

R-Squared

R bình phương

FEM
FV

Minh

Stock Sở giao dịch chứng khốn Hồ Chí
Minh


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
(Tiếp theo)

Từ viết đầy đủ
Từ viết tắt


Tiếng Anh

Tiếng Việt

S

Strategy

Chiến lược

T

Transforming

Chuyển đôi

TP

Tax planning

Kế hoạch thuế

TS

Tax saving

Tiết kiệm thuế

TRR


Tax retention rate

Tỷ lệ thuế giữ lại

V

Value-adding

Giá trị tăng thêm

VIF

Variance-inflating factor

Hệ số phóng đại phương sai


DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC BIẾN

Tên biến
Ký hiệu biến
Tiếng Anh

Tiếng Việt

Capital intensive

Mức đầu tư vốn

FV


Firm value

Giá trị doanh nghiệp

LEV

Leverage

Đòn bẩy tài chính

SIZE

Firm size

Quy mơ doanh nghiệp

CAPINT

SOWN
TP

State ownership

Sở hữu nhà nước

Tax planning

Kế hoạch thuế



10

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................I
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................II
TÓM TẮT..........................................................................................................III
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................V
DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC BIẾN................................................................VII
MỤC LỤC.......................................................................................................VIII
DANH MỤC BẢNG..........................................................................................XI
DANH MỤC HÌNH..........................................................................................XII

Chương 1: GIỚI THIỆU.....................................................................................1
1.1. LÝ DO LỰA CHỌN NGHIÊN CỨU.............................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát.......................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU..............................................................................3
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................3
1.5. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................4
1.5.1. Dữ liệu.........................................................................................................4
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................4
1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC, ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI.............................5
1.7. KẾT CẤU TỔNG QUÁT CỦA ĐỀ TÀI........................................................9
TÓM TẮT CHƯƠNG 1.......................................................................................11
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM......12
2.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH THUẾ, SỞ HỮU NHÀ NƯỚC VÀ GIÁ TRỊ

DOANH NGHIỆP................................................................................................12


2.1.1. Kế hoạch thuế.............................................................................................12
2.1.2. Sở hữu nhà nước........................................................................................28
2.1.3. Giá trị doanh nghiệp...................................................................................30
2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA KẾ HOẠCH THUẾ ĐẾN GIÁ
TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT CỦA SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
32
2.2.1. Lý thuyết đại diện.......................................................................................33
2.2.2 Lý thuyết nhà quản lý..................................................................................37
2.2.3 Lý thuyết về bàn tay hỗ trợ và lý thuyết bàn tay can thiệp có động cơ........38
2.2.4. Lý thuyết chi phí chính trị và lý thuyết quyền lực chính trị........................39
2.2.5. Thảo luận lý thuyết giải thích ảnh hưởng của kế hoạch thuế đến giá trị
doanh nghiệp và vai trò điều tiết của sở hữu nhà nước...............................41
2.3. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN...........................46
2.3.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của kế hoạch thuế đến giá trị
doanh nghiệp..............................................................................................47
2.3.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của kế hoạch thuế đến giá trị doanh nghiệp
khi có biến điều tiết....................................................................................58
2.3.3. Xác định khoảng trống nghiên cứu.............................................................69
TĨM TẮT CHƯƠNG 2.......................................................................................71
Chương 3: MƠ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................72
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU....................................................................72
3.2. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU.........................................................................74
3.2.1. Khái qt mơ hình nghiên cứu...................................................................74
3.2.2. Giải thích biến và giả thuyết nghiên cứu....................................................76
3.3. MẪU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU.........................................................88
3.3.1. Mẫu nghiên cứu..........................................................................................88
3.3.2. Dữ liệu nghiên cứu.....................................................................................89

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................89
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính.............................................................89


3.4.2.

X

3.4.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng..........................................................90
3.4.4..................................................................................................................... TÓ
M TẮT CHƯƠNG 3............................................................................................93
3.4.5..................................................................................................................... Ch
ương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................................94
4.1. THỐNG KÊ MƠ TẢ CÁC BIẾN...............................................................94
4.2. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN...................................................................95
4.2.1. Ma trận hệ số tương quan...........................................................................95
4.2.2. Phân tích tương quan bằng đồ thị theo giá trị trung bình năm....................97
4.3. PHÂN TÍCH HỒI QUY...........................................................................101
4.3.1. Phân tích kết quả hồi quy của mơ hình thứ nhất.......................................101
4.3.2. Phân tích hồi quy mơ hình thứ hai............................................................109
4.4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................113
4.4.1. Ảnh hưởng của kế hoạch thuế đến giá trị doanh nghiệp...........................113
4.4.2. Vai trò điều tiết của sở hữu nhà nước đối với ảnh hưởng của kế hoạch
3.4.6..........................................................................................................thuế
đến giá trị doanh nghiệp...........................................................................115
4.4.3. Ảnh hưởng của các yếu tố khác đến giá trị doanh nghiệp........................117
3.4.7...................................................................................................................TÓ
M TẮT CHƯƠNG 4..........................................................................................122
3.4.8...................................................................................................................Chư
ơng 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý, KHUYẾN NGHỊ.........................................123

5.1. KẾT LUẬN..............................................................................................123
5.2. GỢI Ý VÀ KHUYẾN NGHỊ...................................................................127
5.2.1. Đối với các nhà đầu tư..............................................................................127
5.2.2. Đối với nhà quản trị doanh nghiệp...........................................................128
5.2.3. Đối với các cơ quan nhà nước có liên quan..............................................130
5.2.4. Đối với nhà nghiên cứu............................................................................133
5.3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA ĐỀ TÀI.....135
5.3.1. Hạn chế đề tài...........................................................................................135
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài....................................................135
3.4.9...................................................................................................................TÓ
M TẮT CHƯƠNG 5..........................................................................................137
3.4.10......................................................................................................................T
ÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................I


3.4.11..................................................................................................................PH
Ụ LỤC 1............................................................................................................. XV
3.4.12.
PHỤ LỤC
2 ..............................................................................................................


14

3.4.13.

DANH MỤC BẢNG

3.4.14...................................................................................................................Bả
ng 2.1: Các chỉ tiêu đo lường KHT......................................................................18

3.4.15...................................................................................................................Bả
ng 2.2: Thống kê nghiên cứu về ảnh hưởng của KHT đến GTDN.......................54
3.4.16...................................................................................................................B
ảng 2.3: Thống kê nghiên cứu về ảnh hưởng của yếu tố điều tiết đến mối
quan hệ giữa KHT và GTDN......................................................................62
3.4.17...................................................................................................................Bả
ng 3.1: Đo lường các biến nghiên cứu và kỳ vọng dấu........................................73
3.4.18...................................................................................................................Bả
ng 3.2. Thống kê số lượng doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu..........................88
3.4.19...................................................................................................................Bả
ng 4.1. Thống kê mô tả các biến...........................................................................94
3.4.20...................................................................................................................Bả
ng 4.2. Ma trận tương quan..................................................................................96
3.4.21.................................................................................................................Bản
g 4.3. Kết quả hồi quy theo Pooled OLS, FEM và REM - Mơ hình 1................102
3.4.22.................................................................................................................Bản
g 4.4. Kiểm định Redundant Fixed Effects – Mơ hình 1....................................103
3.4.23.................................................................................................................Bản
g 4.5. Kiểm định Breusch-Pagan – Mơ hình 1...................................................103
3.4.24.................................................................................................................Bản
g 4.6. Kiểm định Hausman – Mơ hình 1............................................................104
3.4.25.................................................................................................................Bản
g 4.7. Hệ số phóng đại phương sai – Mơ hình 1.................................................105
3.4.26.................................................................................................................Bản
g 4.8. Kiểm định phương sai thay đổi – Mơ hình 1............................................105
3.4.27.................................................................................................................Bản
g 4.9. Kết quả hồi quy GLS – Mơ hình 1...........................................................106
3.4.28.................................................................................................................Bản
g 4.10. Kết quả hồi quy theo Pooled OLS, FEM và REM - Mơ hình 2..............107
3.4.29.................................................................................................................Bản

g 4.11. Kiểm định Redundant Fixed Effects – Mơ hình 2..................................109
3.4.30.................................................................................................................Bản
g 4.12. Kiểm định Breusch-Pagan – Mơ hình 2................................................109
3.4.31.................................................................................................................Bản
g 4.13. Kiểm định Hausman – Mơ hình 2..........................................................110


15
3.4.32.................................................................................................................Bản
g 4.14. Kiểm định phương sai thay đổi – Mô hình 2..........................................111
3.4.33.................................................................................................................Bản
g 4.15. Kết quả hồi quy GLS – Mơ hình 2.........................................................111
3.4.34.................................................................................................................Bản
g 5.1. Kỳ vọng và kết quả của các giả thuyết nghiên cứu...................................125


3.4.35.
3.4.36.
3.4.37.

DANH MỤC HÌNH

3.4.38.
3.4.39.
3.4.40...................................................................................................................Hì
nh 2.1 Khung SAVANT trong lập KHT của Karayan & Swenson (2007)............24
3.4.41...................................................................................................................Hì
nh 2.2 Cơ hội chuyển thuế cho các bên liên quan................................................26
3.4.42...................................................................................................................H
ình 2.3. Lý thuyết đại diện – Khía cạnh mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đơng và

nhà quản trị.................................................................................................37
3.4.43...................................................................................................................Hì
nh 2.4 Lý thuyết quản lý: Sự thống nhất mục tiêu................................................38
3.4.44.
Hình 2.5 Khung lý thuyết về ảnh hưởng của KHT đến GTDN và vai
trò điều tiết
3.4.45..........................................................................................................của
sở hữu nhà nước ở Việt Nam......................................................................46
3.4.46...................................................................................................................Hì
nh 3.1. Quy trình nghiên cứu................................................................................73
3.4.47...................................................................................................................Hì
nh 4.1: Trung bình theo năm KHT và GTDN của tồn mẫu.................................97
3.4.48...................................................................................................................H
ình 4.2. Trung bình KHT và GTDN của các doanh nghiệp có sở hữu kiểm
sốt bởi Nhà nước.......................................................................................98
3.4.49...................................................................................................................H
ình 4.3. Trung bình KHT và GTDN của các doanh nghiệp khơng có sở hữu
kiểm soát bởi Nhà nước..............................................................................99


17

3.4.50.
3.4.51.
3.4.52.

Chương 1:
GIỚI THIỆU

3.4.53.

1.1. LÝ DO LỰA CHỌN NGHIÊN CỨU
3.4.54. Kế hoạch thuế (KHT), tiếng Anh là Tax planning, là tập hợp các hoạt
động được hoạch định theo hướng khai thác hợp pháp các chính sách, cơ chế
nhằm tạo ra các lợi ích về thuế, từ đó kỳ vọng tạo ra giá trị tăng thêm cho công
ty. Mục tiêu của KHT là tối ưu hóa khoản thuế phải nộp từ giảm, giãn, miễn và
hỗn thuế. Theo đó, KHT có thể đem lại sự gia tăng lợi ích, ảnh hưởng tích cực
đến giá trị thị trường của công ty, đồng thời cũng gia tăng giá trị tài sản của chủ
sở hữu.
3.4.55. Trong hoạch định tài chính của các cơng ty, KHT được xác định là
một bộ phận khơng thể thiếu và có ý nghĩa quan trọng, bởi chi phí thuế được ghi
nhận và mang tính khơng đối giá trực tiếp, có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận
của công ty. Theo lý thuyết nhà quản lý, nhà quản trị tài chính sẽ cố gắng tiết
kiệm chi phí nhằm mang lại cho cơng ty nhiều lợi nhuận hơn, là cơ sở gia tăng
giá trị doanh nghiệp (GTDN).
3.4.56. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã đánh giá về sự ảnh
hưởng của KHT đến GTDN, tuy nhiên kết quả của các nghiên cứu này là không
thống nhất, bao gồm: (i) KHT ảnh hưởng thuận chiều đến GTDN. (ii) KHT ảnh
hưởng ngược chiều đến GTDN. (iii) KHT khơng ảnh hưởng đến GTDN. Nói
cách khác, KHT của các doanh nghiệp trong bối cảnh khác nhau có/khơng ảnh
hưởng đến GTDN, đặc biệt là mối quan hệ này phụ thuộc vào đặc điểm quản trị
doanh nghiệp. Desai & Dharmapala (2009) là nghiên cứu đầu tiên đề nghị cần
đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố quản trị - đại diện là sở hữu của nhà đầu tư tổ
chức lên mối quan hệ giữa tránh thuế và GTDN. Tuy nhiên, Desai & cộng sự
(2009) và các nghiên cứu trước chỉ dựa trên lý thuyết đại diện truyền thống, vấn
đề về mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và nhà quản trị, để giải thích sự ảnh
hưởng của KHT đến GTDN mà chưa đề cập đến vấn đề giữa cổ đông lớn và cổ
đông nhỏ hoặc mâu thuẫn của


3.4.57.

3.4.58.

chính cổ đơng chi phối Nhà nước trong đánh đổi giữa mục đích thu

thuế và mục đích gia tăng giá trị cổ phiếu.
3.4.59. Tại Việt Nam, Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong các doanh
nghiệp niêm yết, Nhà nước là cổ đơng, đồng thời là người ban hành chính sách
thuế và thu thuế. Như vậy, cùng một lúc thực hiện hai chức năng, liệu vai trò của
Nhà nước sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ giữa KHT và GTDN niêm
yết hiện nay? Đây là chủ đề nghiên cứu chưa được khám phá trong các nghiên
cứu trước có liên quan, đặc biệt cho trường hợp của Việt Nam.
3.4.60. Vì vậy, Luận án sẽ nghiên cứu cơ chế qua đó KHT ảnh hưởng đến
GTDN phi tài chính niêm yết tại Việt Nam. Liệu KHT có ảnh hưởng đến GTDN
ở Việt Nam hay khơng? Vai trị điều tiết của sở hữu Nhà nước đến mối quan hệ
giữa KHT và GTDN như thế nào? Mức độ sở hữu nhà nước có phải là một yếu
tố mới được bổ sung làm rõ hơn ảnh hưởng của KHT đến GTDN hay không?
3.4.61. Luận án tiếp tục mở rộng hơn so với các nghiên cứu thực nghiệm
trước đây về luận giải ảnh hưởng của KHT đến GTDN chủ yếu dựa trên lý
thuyết đại diện hiện đại, lý thuyết nhà quản lý và các lý thuyết khác có liên quan.
Trong đó, lý thuyết đại diện hiện đại chỉ ra sự mâu thuẫn của chính cổ đông nhà
nước khi lựa chọn giữa mục tiêu thu thuế và mục tiêu tăng giá tài sản. Vì vậy, đề
tài Luận án về “Ảnh hưởng của kế hoạch thuế đến giá trị doanh nghiệp:
Trường hợp các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam” đảm bảo cả
ý nghĩa khoa học, giá trị thực tiễn và đóng góp mới.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
3.4.62. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là đề xuất KHT dựa trên
đánh giá ảnh hưởng của KHT đến GTDN cho trường hợp các doanh nghiệp phi
tài chính niêm yết tại Việt Nam.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

3.4.63.
3.4.64. Căn cứ mục tiêu nghiên cứu tổng quát nói trên, đề tài xác định các
mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:


3.4.65.
- Đánh giá ảnh hưởng của KHT đến GTDN đối với trường hợp các doanh nghiệp
phi tài chính niêm yết ở Việt Nam.
- Đánh giá vai trò điều tiết của sở hữu Nhà nước lên mối quan hệ giữa KHT với
GTDN tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ở Việt Nam.
- Đề xuất, khuyến nghị KHT phù hợp với GTDN theo hoạch định tài chính của
các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ở Việt Nam khi có và khơng có điều tiết
bởi sở hữu Nhà nước.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
3.4.66.

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài nghiên cứu

của Luận án sẽ lần lược trả lời các câu hỏi như sau:
3.4.67.

Thứ nhất, với trường hợp các doanh nghiệp phi tài chính

niêm yết tại Việt Nam, KHT có ảnh hưởng đến GTDN hay khơng? Nếu có, KHT
ảnh hưởng đến GTDN như thế nào?
3.4.68.

Thứ hai, sở hữu Nhà nước có điều tiết ảnh hưởng của KHT

đến GTDN cho trường hợp các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam

hay khơng? Nếu có, quan hệ điều tiết này như thế nào?
3.4.69.

Thứ ba, KHT của các doanh nghiệp có điều tiết bởi sở hữu

nhà nước hay KHT của các doanh nghiệp khơng có điều tiết bởi sở hữu nhà nước
phù hợp với hoạch định GTDN hơn? Mức độ sở hữu của nhà nước có ý nghĩa
như thế nào đối với giá trị tăng thêm được tạo ra từ KHT?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
3.4.70.

Đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng của KHT đến GTDN đối với

các doanh nghiệp phi tài chính.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
3.4.71.
3.4.72.
Về thời gian:
3.4.73.
3.4.74.
Đề tài nghiên cứu được thực hiện với dữ liệu thời gian 5 năm,
tính từ năm 2015 đến năm 2019, sự lựa chọn này đảm bảo phản ánh chính xác
KHT trong dài


3.4.75.
3.4.76.

hạn (Mafrolla, 2019). Ngoài ra, sự lựa chọn nghiên cứu bắt đầu từ


năm 2015 nhằm đảm bảo tính nhất quán của hệ thống báo cáo tài chính của
doanh nghiệp theo Thơng tư 200/2014/TT-BTC về chế độ kế tốn doanh nghiệp
Việt Nam, thay thế chế độ kế toán doanh nghiệp trước đó.
3.4.77.
Về khơng gian:
3.4.78.
3.4.79.
Đề tài nghiên cứu được thực hiện với 513 doanh nghiệp phi
tài chính niêm yết trên thị trường chứng khốn chính thức tại Việt Nam, khơng
bao gồm các doanh nghiệp thuộc những lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán và bảo
hiểm; mẫu nghiên cứu không bao gồm các doanh nghiệp tài chính bởi đặc trưng
hoạt động và hệ thống báo cáo tài chính rất khác biệt với doanh nghiệp phi tài
chính.
1.5. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.80.
1.5.1. Dữ liệu
3.4.81.
3.4.82.
Đề tài chủ yếu được thực hiện trên cơ sở dữ liệu thứ cấp được
thu thập từ báo cáo tài chính đã kiểm tốn hàng năm của các doanh nghiệp và dữ
liệu thống kê về sở hữu Nhà nước tại các doanh nghiệp thông qua hệ thống dữ
liệu FiinPro được cung cấp bởi Công ty Cổ phần FiinGroup.
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu
3.4.83.
3.4.84.
Luận án sử dụng phương pháp định tính bổ trợ cho phương
pháp định lượng để trả lời câu hỏi nghiên cứu cũng như thực hiện mục tiêu
nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của KHT đến GTDN (Creswell, 2018),
trong đó:

- Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng như sau: (i) Tổng hợp, phân
tích và đúc kết để xây dựng khung lý thuyết cũng như xác định khoảng trống
nghiên cứu. (ii) Lập luận để thiết kế mơ hình nghiên cứu. (iii) Chọn mẫu có mục
đích (purposive sampling method) để đánh giá lại ảnh hưởng của KHT đến
GTDN cũng như kiểm định về ảnh hưởng của mức độ sở hữu lên mối quan hệ
này. (iv) Thảo luận kết quả nghiên cứu, đúc kết vấn đề nghiên cứu, phát hiện
điểm mới và đưa các gợi ý, khuyến nghị có liên quan.


- Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để xác định kết quả nghiên
cứu, bao gồm các phương pháp kỹ thuật cụ thể như: Thống kê mô tả (Descriptive
Statistics) để nhận diện đặc điểm của bộ dữ liệu và đánh giá sơ bộ về giá trị của
từng biến trong mơ hình nghiên cứu, Phân tích tương quan (Correlation analysis)
để đo lường mối tương quan thống kê giữa các biến và Phân tích hồi quy dữ liệu
bảng (Panel data regression) để định lượng hóa và tiên lượng ảnh hưởng của
KHT đến GTDN, cũng như vai trò điều tiết của sở hữu nhà nước đến GTDN phi
tài chính niêm yết tại Việt Nam.
1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN & ĐÓNG GÓP MỚI
-Kết quả nghiên cứu của đề tài gợi mở nhiều vấn đề thú vị về ảnh hưởng của
KHT đến GTDN về cả ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn và đóng góp mới của
Luận án.
-

Về ý nghĩa khoa học

-Luận án đã đóng góp ba vấn đề chính cho khoa học lên quan đến ảnh hưởng
của KHT đến GTDN, cụ thể:
-Một là, đóng góp về lý thuyết. Đầu tiên Luận án khẳng định khung lý
thuyết về KHT cần tổng hợp giữa quan điểm của Scholes & Wofson (1992) và
Karayan & Swenson (2007), trong đó KHT phải đề cập đến tất cả các bên liên

quan, tất cả các loại thuế, tất cả các loại chi phí, và KHT có mục tiêu cuối cùng
là tối ưu hóa thuế thơng qua mơ hình SAVANT thống nhất với mục tiêu chung
của doanh nghiệp. Ngoài ra, Luận án đã phối hợp các cặp lý thuyết đối lập để
tìm ra khung lý thuyết về ảnh hưởng của KHT đến GTDN, cho trường hợp
khơng/có điều tiết bởi sở hữu Nhà nước, cho cả mẫu nghiên cứu chung và mẫu
được chọn có mục đích. Nghiên cứu của Luận án cho kết quả thú vị về: (i) Lý
thuyết đại diện có thể giải thích cho cả ảnh hưởng thuận chiều và nghịch chiều
của KHT lên GTDN. (ii) Lý thuyết nhà quản lý gợi mở về hướng quản lý phần
vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước bền vững hơn.
-Hai là, đóng góp về phương pháp luận nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của
Luận án đảm bảo ý nghĩa khoa học bởi việc phối hợp nhiều phương pháp nghiên
cứu hỗ trợ, trong đó sử dụng phân tích dữ liệu hiển thị để xác định bối cảnh
nghiên


-

cứu; chọn mẫu có mục đích để phân tích rõ hơn nội dung về ảnh hưởng của

KHT đến GTDN trong trường hợp sở hữu Nhà nước ở mức kiểm soát hoặc
khơng kiểm sốt, để tìm câu trả lời thuyết phục cho nghiên cứu, dễ dàng phát
hiện ra điểm mới cho hướng nghiên cứu tiếp theo và phân tích hồi quy để lượng
hóa câu trả lời cho đề tài nghiên cứu. Luận án cịn chỉ ra thuế suất hiệu dụng kế
tốn là thước đo hợp lý để đánh giá tổng thể KHT và sở hữu Nhà nước là thước
đo về chất lượng quản trị của các doanh nghiệp niêm yết có sở hữu Nhà nước,
đồng thời sở hữu Nhà nước cũng phản ánh sự mâu thuẫn về lợi ích/thống nhất
mục tiêu giữa người đại diện với cổ đông hoặc giữa cổ đơng Nhà nước với các
cổ đơng khác hoặc trong chính cổ đơng Nhà nước.
-Ba là, đóng góp về kết quả nghiên cứu thực nghiệm. Luận án đã làm rõ vấn
đề được nêu ra trong nghiên cứu của Wilde & Wilson (2018) về bối cảnh cụ thể

tạo nên sự ảnh hưởng của KHT đến GTDN, đó chính là sự điều tiết của sở hữu
Nhà nước theo hướng sở hữu ở mức kiểm soát sẽ làm mạnh thêm mối quan hệ
giữa KHT và GTDN. Trong bối cảnh của Việt Nam, Luận án đã chỉ ra sở hữu
Nhà nước là yếu tố phản ánh cả vấn đề người đại diện, mục tiêu của Nhà nước
tại các doanh nghiệp cổ phần và lợi thế chính trị của các doanh nghiệp phi tài
chính niêm yết có sở hữu Nhà nước.
-

Về ý nghĩa thực tiễn

-Kết quả nghiên cứu của Luận án gợi ý và khuyến nghị cho cả nhà đầu tư,
nhà quản trị, cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan và nhà nghiên cứu. Trước
hết, nhà đầu tư cần lưu ý ETR có ảnh hưởng ngược chiều đến GTDN. Cổ phiếu
của các doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước ở mức kiểm sốt có khả năng tăng giá
trước các đợt thoái vốn của Nhà nước, tuy nhiên việc hy sinh mục tiêu thu thuế
có thể hàm chứa việc chấp nhận rủi ro cao hơn của doanh nghiệp, trong dài hạn
có thể ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Nguyen & Nguyen,
2020).
-Đối với nhà quản trị doanh nghiệp, Luận án là bằng chứng thực nghiệm
khẳng định về lợi ích của việc đầu tư vào KHT, bám sát mục tiêu tối ưu hóa thuế
theo khung SAVANT của Karayan & Swenson (2007), trong đó chú trọng lợi ích
thuế


-

từ gia tăng mức đầu tư vốn, lợi thế quy mơ lớn và hạn chế sử dụng nợ vay

vì mục đích lá chắn thuế.
-Đối với cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan, kết quả nghiên cứu của

Luận án là minh chứng học thuật cho Bộ Tài Chính trong gia tăng tính minh
bạch về thơng tin thuế của các doanh nghiệp niêm yết, và cơ quan đại diện phần
vốn Nhà nước cần trao quyền quản lý và thực hiện tư cách nhà đầu tư tài chính,
góp phần phát huy tính chủ động, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm trong kinh
doanh của các doanh nghiệp niêm yết.
-Đối với các nhà nghiên cứu, Luận án đã bổ sung và mở rộng hơn so với
nhiều nghiên cứu trước về ảnh hưởng của KHT đến GTDN vốn cịn rất ít ở Việt
Nam. Luận án đồng thời gợi ý các nhà nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu thuế suất
hiệu dụng kế toán để đo lường KHT và sở hữu Nhà nước là thước đo phản ánh
sự thống nhất/bất đồng lợi ích giữa nhà quản trị - cổ đông và giữa cổ đông – cổ
đơng, trong chính cổ đơng Nhà nước giữa mục tiêu thu thuế và mục tiêu gia tăng
GTDN. Ngoài ra, Luận án cũng gợi ý các nghiên cứu về sự khác biệt giữa thực
trạng KHT và chính sách thuế có thể hàm chứa những rủi ro cho cổ đông của
công ty.
-

Về đóng góp mới của Luân án
-

Luận án có bốn đóng góp mới:

-

Một là, Luận án đã bổ sung và mở rộng nghiên cứu về ảnh hưởng

của KHT đến GTDN, từ trường hợp của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết
tại Việt Nam. So với các nghiên cứu trước có liên quan và đặc biệt là nghiên cứu
khảo lược các nghiên cứu về KHT của Wilde & Wilson (2018), Luận án chỉ rõ
điểm mới về sự điều tiết của sở hữu Nhà nước lên mối quan hệ giữa KHT và
GTDN, cụ thể khi sở hữu Nhà nước ở mức kiểm soát sẽ giúp doanh nghiệp khai

thác tốt hơn giá trị của KHT và ngược lại nếu sở hữu Nhà nước dưới mức kiểm
soát sẽ làm giảm giá trị của KHT. Kết quả của Luận án ngược với nghiên cứu
của Bradshaw et al. (2019) về vai trị kiểm sốt của cổ đơng Nhà nước lên mối
quan hệ giữa chí phí đại diện và KHT. Bradshaw et al. (2019) cho rằng sở hữu
nhà nước ở mức kiểm sốt ít né tránh thuế hơn, đặc biệt đối với các doanh
nghiệp thuộc sự quản lý của chính quyền cấp tỉnh. Ngồi ra, các nhà nghiên cứu
này cũng chỉ ra né tránh


-

thuế có liên quan đến bất đồng lợi ích giữa cổ đơng lớn và cổ đơng nhỏ,

trong đó cổ đơng Nhà nước theo đuổi mục tiêu thu thuế cho ngân sách làm ảnh
hưởng đến mục tiêu gia tăng giá cổ phiếu của các cổ đơng nhỏ.
-

Hai là, Luận án có đề xuất mới về mở rộng lý thuyết đại diện hiện

trong luận giải ảnh hưởng của KHT đến GTDN. Luận án cho rằng cần bổ sung
vào nội dung của lý thuyết đại diện hiện đại về vấn đề: (i) mâu thuẫn của chính
cổ đơng Nhà nước trong ngắn hạn. (ii) mâu thuẫn về lợi ích giữa cổ đơng Nhà
nước và các cổ đơng khác trong dài hạn. Trong phân tích điểm mới thứ nhất của
Luận án đã chỉ ra, kết quả về sự ảnh hưởng của KHT của Luận án khác với các
nghiên cứu trước, đặc biệt là nghiên cứu của Bradshaw et al. (2019) về các
doanh nghiệp tại Trung Quốc trong giai đoạn 1999-2012. Nói cách khác, trong
bối cảnh của Việt Nam giai đoạn 2015-2019, các doanh nghiệp có sở hữu kiểm
soát bởi Nhà nước chịu sự ảnh hưởng lớn từ phía Nhà nước. Ngồi ra, mơi
trường thể chế khơng đủ mạnh có thể gây ra rủi ro cho các cổ đông. Do vậy, các
nội dung đề xuất mở rộng Lý thuyết đại diện hiện đại của Luận án khơng chỉ

mới mà cịn lấp đầy khoảng trống về lý thuyết nền để luận giải cho ảnh hưởng
của KHT theo đề nghị của Wilde & Wilson (2018). Các nội dung được đề xuất
mở rộng này sẽ góp phần lý giải tại sao khi Nhà nước là cổ đông chi phối doanh
nghiệp có điều kiện khai thác tốt hơn KHT để gia tăng GTDN trong ngắn hạn,
tuy nhiên, trong dài hạn Nhà nước phải đảm bảo mục tiêu thu thuế cho ngân
sách.
-

Ba là, Luận án cho rằng để luận giải đầy đủ về ảnh hưởng của KHT

đến GTDN cần sử dụng các cặp lý thuyết đối lập đê xây dựng khung lý thuyết,
như lý thuyết đại diện và lý thuyết nhà quản lý, lý thuyết “bàn tay hỗ trợ” và lý
thuyết “can thiệp có động cơ”, lý thuyết quyền lực chính trị và lý thuyết chi phí
chính trị. Trên cơ sở đó, Luận án gợi mở lý thuyết nhà quản lý có thể đem lại
giải pháp khắc phục cho những tồn tại về quản lý phần vốn sở hữu Nhà nước tại
các doanh nghiệp cổ phần. Nhà nước cần xác định vai trị chính là nhà đầu tư tài
chính trong các doanh nghiệp niêm yết và không can thiệp sâu vào hoạt động
quản trị của doanh nghiệp bằng cơ chế kiểm soát và điều chỉnh. Cơ chế quản
lý trao quyền sẽ góp


-

phần dung hịa lợi ích giữa cổ đơng và nhà quản trị, mục tiêu tối đa hóa giá

trị doanh nghiệp là mục tiêu chung.
-

Bốn là, Luận án đã đạt các mục tiêu cụ thể bằng sử dụng phối hợp


nhiềuc phương pháp nghiên cứu, trong đó phương pháp định tính như phân tích
biểu đồ, chọn mẫu nghiên cứu có mục đích và phân tích hồi quy, góp phần khẳng
định và làm vững thêm kết quả nghiên cứu của Luận án.
1.7. KẾT CẤU TỔNG QUÁT CỦA ĐỀ TÀI
-

Đề tài Luận án về ảnh hưởng của KHT đến GTDN được xem xét cụ

thể cho trường hợp các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam, được
thực hiện theo kết cấu 5 chương nội dung, bao gồm:
-

Chương 1: Giới thiệu.

-

Mục tiêu chương 1 là giới thiệu tổng quát về đề tài. Theo đó,

Chương 1 sẽ trình bày lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu, qua đó xác định mục
tiêu nghiên cứu tổng quát, mục tiêu nghiên cứu cụ thể và câu hỏi nghiên cứu
tương ứng, trình bày phạm vi và đối tượng nghiên cứu; ngồi ra, chương này
cũng trình bày khái quát dữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa
và đóng góp thực tiễn của đề tài, và cuối chương này sẽ trình bày kết cấu khái
quát các chương của đề tài.
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm
Chương 2 sẽ thực hiện khảo lược các cơ sở lý thuyết và các nghiên
cứu thực nghiệm trong và ngoài nước về vấn đề nghiên cứu, qua đó chương này
sẽ thảo luận để xác định khoảng trống nghiên cứu và định hướng thiết kế nghiên
cứu nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu của đề tài.
- Chương 3: Mơ hình và phương pháp nghiên cứu.

Phần đầu tiên của chương 3 là xác định mơ hình nghiên cứu của đề
tài, giải thích căn cứ chọn biến, cách đo lường các biến cũng như đưa ra các giả
thuyết nghiên cứu. Tiếp theo, chương 3 sẽ khái quát và mơ tả chi tiết các bước
của quy trình nghiên cứu đề tài; sau khi mô tả mẫu nghiên cứu và dữ liệu nghiên
cứu, phần cuối chương này sẽ trình bày chi tiết về phương pháp nghiên cứu.


×