Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Ý thức học tập của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 148 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Dục Anh

BIỂU HIỆN Ý THỨC HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
HOA SEN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Dục Anh

BIỂU HIỆN Ý THỨC HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
HOA SEN
Chuyên ngành: Tâm lí học
Mã số:

8310401

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN THỊ TỨ



Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây chính là thành quả của một nghiên cứu nghiêm túc do
chính tơi tạo ra. Kết quả báo cáo thực trạng hoàn toàn trung thực và chưa được
cơng bố trên bất kì cơng trình nghiên cứu của tác giả khác. Tất cả những thông
tin tham khảo đều được trích dẫn theo đúng quy định số 1741/QĐ-ĐHSP ban
hành ngày 06/07/2018. Về mặt hình thức, luận văn tuân thủ theo văn bản: Quy
định trình bày luận văn thạc sĩ do phòng Sau đại học ban hành ngày 20/3/2018.

Tác giả luận văn

Nguyễn Dục Anh


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu, Phịng Sau đại học, Ban chủ
nhiệm khoa Tâm lí học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi giúp tơi hồn thành đúng hạn luận văn, tất cả quý thầy cô từng
tham gia giảng dạy lớp cao học Tâm lí học K29 (2018-2020) đã tận tình giảng dạy
giúp tơi có kiến thức nền tảng để đặt nền móng ban đầu cho việc nghiên cứu đề tài này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến cô PGS.TS Nguyễn Thị Tứ. Nhờ vào sự tận
tâm, nghiêm túc, phong cách làm việc khoa học, cơ đã là nguồn động lực to lớn giúp
tơi hồn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn khoa Ngoại ngữ và toàn thể quý Giảng viên trường Đại
học Hoa Sen đã cho phép và tạo điều kiện khảo sát trên sinh viên của trường . Ngoài
ra, khoa Ngoại ngữ cịn giúp đỡ chúng tơi tổ chức hội thảo về chun đề: “Nâng cao ý
thức học tập – chìa khóa nâng cao chất lượng giảng dạy ở bậc Đại học” đã diễn ra tại

trường Đại học Hoa Sen vào ngày 23/06/2020.
Xin trân trọng cảm ơn tất cả các tác giả có trong danh mục tài liệu tham khảo.
Nhờ có những sản phẩm khoa học đi trước đã giúp tôi định hướng được cơ sở của đề
tài này.
Xin gửi lời cảm ơn đến ThS Võ Thị Bích Phương, ThS Nguyễn Thành
Phương, quý bạn bè, quý đồng nghiệp đã động viên, hỗ trợ trong suốt quá trình theo
học và thực hiện nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 10/10/2020
Tác giả

Nguyễn Dục Anh


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, biểu đồ
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 3
4. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
6. Giới hạn đề tài ............................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ Ý THỨC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ý thức, ý thức học tập ..................................... 7
1.1.1. Ở phương Tây ..................................................................................... 7
1.1.2. Ở phương Đông................................................................................... 10
1.1.3. Ở Nga .................................................................................................. 12
1.1.4. Ở Việt Nam ......................................................................................... 14
1.2. Các khái niệm cơ bản ................................................................................. 19
1.2.1.Ý thức................................................................................................... 19
1.2.2. Hoạt động học tập ............................................................................... 25
1.2.3. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi sinh viên ...................................................... 27
1.2.4. Hoạt động học tập của sinh viên ......................................................... 29
1.2.5. Ý thức học tập của sinh viên ............................................................... 35
1.3. Tiêu chí đánh giá ý thức học tập của sinh viên.......................................... 39
1.3.1. Biểu hiện ý thức học tập của sinh viên ............................................... 39
1.3.2. Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng ASEAN University Network - Quality
Assurance .......................................................................................................... 41


1.3.3. Sơ đồ chỉ báo nghiên cứu về ý thức học tập của sinh viên ................. 42
1.3.4. Mức độ biểu hiện ý thức học tập của sinh viên .................................. 42
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý thức học tập của sinh viên............................ 44
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................. 50
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG Ý THỨC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng .................................................................. 51
2.1.1. Mẫu khách thể ..................................................................................... 51
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 52
2.2. Kết quả nghiên cứu biểu hiện ý thức học tập của sinh viên ..................... 65
2.2.1. Kết quả phần nhận thức tổng quan về khái niệm và vai trò

ý thức học tập ...................................................................................... 65
2.2.2. Kết quả điểm trung bình biểu hiện ý thức học tập của sinh viên
trường Đại học Hoa Sen....................................................................... 67
2.2.3. Kết quả mức độ ý thức học tập của sinh viên theo phân tích các biến
phạm trù ............................................................................................... 84
2.2.4. Kết quả tương quan các biến nhận thức, thái độ, hành động ............. 88
2.3. Kết quả tự đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến ý thức học tập của
sinh viên trường Đại học Hoa Sen .................................................................... 89
2.4. Một số biện pháp tác động cải thiện ý thức học tập của sinh viên ............ 91
2.4.1. Cơ sở đề xuất....................................................................................... 91
2.4.2. Một số biện pháp cải thiện ý thức học tập của sinh viên .................... 93
2.4.3. Kết quả tự đánh giá tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp 100
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................ 104
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Cụm từ viết tắt
CNTT
CXCX+
ĐHHS
ĐHKHTN
ĐHQG
ĐHSPTPHCM
ĐHXH&NV
ĐLC

DL-NH-KS
ĐTB
EIC
GT
GV
GVHD
HĐHT
HN
KHXH
KQHT
KT-TC
MD
NCKH
SV
sig
TK-NT
TLH
TPHCM
TYT
YT
YTAH
YTHT

Cụm từ đầy đủ
Cơng nghệ thơng tin
Cảm xúc âm tính
Cảm xúc dương tính
Đại học Hoa Sen
Đại học Khoa học Tự nhiên
Đại học Quốc gia

Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Đại học Xã hội và Nhân văn
Độ lệch chuẩn
Nhóm ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn
Điểm trung bình
Lớp Tiếng Anh giao tiếp quốc tế
Giả thuyết
Giảng viên
Giảng viên hướng dẫn
Hoạt động học tập
Hà Nội
Nhóm ngành Khoa học Xã hội
Kết quả học tập
Nhóm ngành Kinh tế - Tài chính
Trị số khác biệt về điểm trung bình
Nghiên cứu khoa học
Sinh viên
Mức ý nghĩa
Nhóm ngành Thiết kế - Nghệ thuật
Tâm lí học
Thành phố Hồ Chí Minh
Tự ý thức
Ý thức
Yếu tố ảnh hưởng
Ý thức học tập


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.
Bảng 2.2.

Bảng 2.3.
Bảng 2.4.
Bảng 2.5.
Bảng 2.6.
Bảng 2.7.
Bảng 2.8.
Bảng 2.9.

Đặc tính thành phần mẫu nghiên cứu....................................................51
Mục đích nghiên cứu và vị trí câu hỏi tương ứng................................54
Hệ số Cronbach’s Alpha phần nhận thức..............................................56
Hệ số Cronbach’s Alpha phần thái độ ..................................................57
Hệ số Cronbach’s Alpha phần hành động.............................................58
Cách thức tính điểm phiếu hỏi số 2.......................................................59
Phân chia mức độ biểu hiện YTHT của SV..........................................59
Câu hỏi phỏng vấn dự kiến ...................................................................60
Các vấn đề cần làm rõ và tiêu chí lựa chọn sinh viên tham gia
phỏng vấn sâu........................................................................................61
Bảng 2.10. Câu hỏi phỏng vấn chi tiết......................................................................62
Bảng 2.11. Biểu hiện YTHT thông qua mặt nhận thức học tập ...............................67
Bảng 2.12. Biểu hiện YTHT thông qua mặt thái độ học tập. ...................................72
Bảng 2.13. Biểu hiện YTHT thông qua mặt hành động học tập. ............................79
Bảng 2.14. Điểm trung bình các thành phần của ý thức học tập. .............................82
Bảng 2.15. Kết quả kiểm nghiệm tính đồng nhất các thành phần YTHT ................83
Bảng 2.16. Bảng so sánh điểm trung bình theo các biến phạm trù ..........................84
Bảng 2.17. Mức độ tương quan Pearson giữa các biến thành phần của ý thức
học tập....................................................................................................88
Bảng 2.18. Tự đánh giá của SV về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lên ý thức
học tập....................................................................................................89
Bảng 2.19. Tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp .....................................100



DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ

Danh mục hình vẽ
Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc vĩ mơ của hoạt động..........................................................27
Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc hoạt động học....................................................................29
Hình 1.3. Cấu trúc nội dung học tập của sinh viên...................................................32
Hình 1.4. Sơ đồ chỉ báo nghiên cứu về ý thức học tập của sinh viên.......................42

Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ % sinh viên hiểu khái niệm ý thức học tập.................................65
Biểu đồ 2.2. Tỉ lệ % sinh viên nhận thức tầm quan trọng của ý thức
học tập ................................................................................................66
Biểu đồ 2.3. Phân phối tần số điểm trung bình của mặt nhận thức học tập ............71
Biểu đồ 2.4. Điểm trung bình cảm xúc học tập của sinh viên trường Đại học
Hoa Sen so với sinh viên các trường đại học miền Nam.....................77
Biểu đồ 2.5. Điểm trung bình các thành phần của mặt hành động
học tập..................................................................................................81
Biểu đồ 2.6. Điểm trung bình và độ lệch chuẩn các thành phần cấu thành
ý thức học tập của sinh viên ................................................................88


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đảng ta xác định từ năm 2020 đến 2030, đất nước bước vào giai đoạn phát
triển kinh tế tri thức dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong
xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Từ cơ sở đó, văn bản 49-KL/TW đã

ban hành về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học,
khuyến tài, xây dựng xã hội học tập (Ban Bí thư trung ương Đảng cộng sản Việt
Nam, 2019). Văn kiện đại hội Đảng lần thứ XII có viết: “Mục tiêu giáo dục trong
giai đoạn 2016-2021 là chú trọng phát triển nguồn nhân lực dạy người, dạy chữ,
dạy nghề. Giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp phải được chú trọng ưu tiên
hàng đầu” (Đảng cộng sản Việt Nam, 2016, tr.643). Trong công cuộc xây dựng xã
hội học tập nói chung và tăng cường ý thức học tập (YTHT) cho SV nói riêng,
ngồi việc khai triển chương trình quốc gia, Đảng và Nhà nước cần có cơng cụ đo
lường hiệu quả về mức độ YTHT cũng như các biện pháp tác động nhằm cải thiện
YTHT của người học khi tham gia hoạt động học tập.
Sinh viên (SV) là đội ngũ lao động trí thức tương lai của nước nhà. Đảng ta đã
xác định về việc đầu tư cho giáo dục là phải đầu tư vào SV hôm nay – tầng lớp trí
thức ngày mai. Ở lứa tuổi SV, hoạt động học tập đã gắn liền với hoạt động nghề
nghệp. Để thực hiện được hoạt động, chủ thể phải có ý thức. Ý thức (YT) là một
phạm trù rất quan trọng cấu thành nhân cách con người. YT là hình thức phản ánh
tâm lý cao nhất chỉ riêng con người mới có, sự phản ánh bằng ngơn ngữ, là khả
năng con người hiểu được nhưng tri thức mà con người đã tiếp thu (Huỳnh Văn
Sơn, Lê Thị Hân (chủ biên), Trần Thị Thu Mai, & Nguyễn Thị Uyên Thy, 2013).
Để việc học tập trở của SV trở nên hiệu quả thì việc địi hỏi SV phải ý thức về các
vấn đề trong học tập (YTHT) thật tốt. YTHT có vai trị quyết định kết quả học tập
của SV nói riêng và của người học nói chung (Bùi Ngọc Quang, 2013). Việc đánh
giá và đo lường YTHT của SV là điều rất cần thiết trong cơng tác quản lí và đảm
bảo chất lượng đào tạo tại các trường đại học.
Hiện nay, có nhiều cơng trình nghiên cứu về: động cơ học tập, thái độ học tập,
cảm xúc trong học tập của nhiều tác giả: Đoàn Văn Điều, Nguyễn Thanh Dân,


2

Huỳnh Mai Trang, Kiều Thị Thanh Trà... Đa phần các tác giả trên nghiên cứu sâu

vào một thành phần cấu thành nên YTHT. Tuy vậy, vẫn chưa có nghiên cứu tổng
thể về YTHT để đáp ứng được nhu cầu trong thời điểm hiện tại về việc có một
thang đo lường YTHT phù hợp với các yêu cầu đặt ra theo tiêu chuẩn AUN - QA
(ASEAN University Network - Quality Assurance).
Trường Đại học Hoa Sen (ĐHHS) là một trường đại học uy tín và có quy mơ
lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Tầm nhìn của trường nêu rõ: “Mục tiêu
xây dựng trường Đại học Hoa Sen trở thành một đại học đa ngành, đa lĩnh vực
đẳng cấp quốc tế của người Việt”. Đại học Hoa sen vinh dự là trường thứ 13 tham
gia vào AUN kể từ ngày 25/06/ 2016 (AUN, 2020). Trường ĐHHS đang đẩy mạnh
việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá SV theo Tiêu chuẩn 2.1 (Có bộ tiêu chí đánh giá
sinh viên một cách rõ ràng) để nhằm tiến tới Tiêu chuẩn 2.2 (Tiếp nhận và cung cấp
chuyển đổi môn học giữa các trường đại học thành viên). Để hồn thành mục tiêu,
tầm nhìn và sứ mệnh của mình, việc xúc tiến các nghiên cứu khoa học nhằm phục
vụ mục đích đảm bảo chất lượng đào tạo là một vấn đề then chốt.
Đầu năm học 2019 - 2020, trường ĐHHS công bố số lượng SV đã được tuyển
đủ khắp các ngành đào tạo của trường. Trước thực trạng trên, việc SV phải luôn học
tập một cách có ý thức nhằm đảm bảo các quy định chung về quy chế học tín chỉ,
đảm bảo yêu cầu về đào tạo chuyên ngành, tốt nghiệp đúng hạn và đảm bảo cho SV
có cơ hội khởi nghiệp thành cơng là một trong những thách thức lớn. Theo báo cáo
sơ bộ đầu năm của phịng Cơng tác Sinh viên về những khó khăn ban đầu của SV
trường ĐHHS cho thấy hầu hết các SV còn lúng túng trong việc sàng sẵn học tập.
SV cịn chưa phân biệt rõ mơn học bắt buộc, môn tự chọn dẫn đến việc SV chưa
chủ động đăng kí mơn học. Như vậy, việc tìm ra những biện pháp để đảm bảo SV
trường ĐHHS luôn ý thức trong học tập trở thành vấn đề cấp thiết. Hiện nay, chưa
có bất kì cơng trình nghiên cứu về ý thức học tập của SV trường ĐHHS.
Xuất phát từ tất cả lí do trên, chúng tơi đã quyết định nghiên cứu đề tài: “Biểu
hiện ý thức học tập của sinh viên trường Đại học Hoa Sen”.


3


2. Mục đích nghiên cứu
Xác định thực trạng về biểu hiện ý thức học tập của SV trường ĐHHS. Trên
cơ sở thực trạng, một số biện pháp được đề xuất nhằm cải thiện YTHT của SV
trường ĐHHS.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: ý thức học tập của sinh viên.
Khách thể nghiên cứu: sinh viên trường Đại học Hoa Sen.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Chúng tôi đã đặt các giả thuyết sau:
Giả thuyết số 1: biểu hiện YTHT của SV trường ĐHHS ở mức trung bình.
Giả thuyết số 2: biểu hiện YTHT của SV không đều xét theo cấu trúc (nhận
thức, thái độ, hành động).
Giả thuyết số 3: có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ YTHT của SV (gia
đình, nhà trường, xã hội, giảng viên…), nhưng yếu tố bên trong (nhóm yếu tố bản
thân SV) là nhóm yếu tố ảnh hưởng cao nhất.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận cho đề tài: ý thức, hoạt động học tập, hoạt động
học tập của SV, ý thức học tập của SV, biểu hiện và mức độ ý thức học tập của SV,
các yếu tố ảnh hưởng đến ý thức học tập của SV.
5.2. Khảo sát thực trạng YTHT của SV trường ĐHHS, kiểm nghiệm giả
thuyết. Trên cơ sở thực trạng, đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện YTHT của SV
trường ĐHHS.
6. Giới hạn đề tài
Giới hạn về nội dung
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu YTHT của SV dựa trên cấu trúc 3 mặt của
YT trong HĐHT của SV bao gồm: nhận thức, thái độ, hành động. Ở mặt nhận thức
học tập, chúng tôi nghiên cứu nhận thức của SV về các đối tượng của hoạt động
học. Các đối tượng của hoạt động học gồm có: động cơ, mục đích, phương tiện, nội
dung học tập và mặt năng động (tính tích cực). Ở khía cạnh thái độ học tập, mặt

cảm xúc học tập (thích thú, hi vọng, tự hào, giận dữ, buồn chán) của SV đối với


4

việc học được nghiên cứu. Với mặt hành động, chúng tôi chỉ nghiên cứu các hành
động học và các thao tác tương ứng với các nội dung học tập.
Giới hạn về khách thể
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu 380 SV khắp các ngành đang theo học các
học phần ngoại ngữ EIC (English for International Communication - Anh văn
Giao tiếp Quốc tế).
Giới hạn về địa bàn và thời gian
Đề tài được triển khai trên SV ĐHHS đang theo học tại cơ sở Quang Trung
(Công viên Phần mềm Quang Trung, Quận 12, TPHCM) từ ngày 10/5/2020 đến
ngày 10/6/2020. Học kì mà SV đang theo học là học kì I (19.1A) của năm học 2019
-2020.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp lí luận
Mục đích
Từ việc thu thập, chọn lọc tổng hợp và hệ thống lại thông tin, chúng tôi định
vị được tình hình nghiên cứu của vấn đề YTHT trong bức tranh tổng thể. Từ những
thông tin đã được chọn, chúng tơi tham khảo thêm các cơng trình nghiên cứu trong
và ngoài nước liên quan đến YTHT để làm cơ sở lí luận cho đề tài.
Cách thức
Chúng tơi thu thập thơng tin từ các nguồn tài liệu: sách chuyên khảo, sách
tâm lý học, luận án, luận văn, đồ án, tạp chí tâm lí học (TLH) trong và ngồi nước,
Internet… có liên quan đến ý thức, YTHT hoặc các mặt: nhận thức học tập, thái độ
học tập, hành động học tập của SV.
Từ việc phân loại các tài liệu đã tổng hợp thành từng mục, chúng tôi hệ thống
các quan điểm về vấn đề YT và YTHT. Việc mô tả và phân tích hiện trạng và mức

độ của các nghiên cứu trước đây được thực hiện kèm theo việc ghi chú lại những
mâu thuẫn, những khoảng trống về các nghiên cứu, lí thuyết, phương pháp nghiên
cứu của các cơng trình nghiên cứu có liên quan. Dựa trên lúy thuyết tổng hợp,
chúng tơi xây dựng khung lí thuyết và lập các khái niệm giả lập sau khi lựa chọn
hướng nghiên cứu.


5

7.2. Nhóm phương pháp thực tiễn
a) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây chính là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài.
Mục đích: thu thập thơng tin về các mặt biểu hiện của YTHT của SV.
Cách thức: chúng tôi xây dựng bảng hỏi qua 03 giai đoạn.
Giai đoạn 1: xây dựng bảng hỏi mở (Bảng hỏi số 1) dành cho SV nhằm để
thu thập thông tin. Bảng hỏi được chia làm hai phần. Phần thứ nhất gồm các câu hỏi
thu thập các mặt biểu hiện cụ thể của YTHT (nhận thức, thái độ, hành động). Phần
thứ hai điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến YTHT ở góc độ tự đánh giá của SV.
Giai đoạn 2: dựa trên thông tin thu thập được ở bảng hỏi thứ nhất, chúng tơi
xây dựng bảng hỏi chính thức (Bảng hỏi số 2) . Khi xây dựng xong bảng khảo sát,
chúng tôi phát mẫu 50 SV làm thử nghiệm. Chúng tôi thu thập 50 mẫu, dùng SPSS
tìm độ tin cậy Cronbach’s Alpha của bảng hỏi . Kiểm tra hệ số tin cậy thuộc khoảng
cho phép (từ 0,6 đến 0,95) thì tiến hành giai đoạn 3. Ngược lại, xem xét lại nội dung
và độ nhất quán ý hỏi với mục đích nghiên cứu. Sau đó, chúng tơi hiệu chỉnh lại câu
hỏi cho phù hợp với nội dung cần nghiên cứu. Kiểm tra lại hệ số tin cậy được thực
hiện cho đến khi hệ số tin cậy có thể chấp nhận.
Giai đoạn 3: chính thức phát trên tồn mẫu, thu thập xử lí và phân tích số
liệu. Trong giai đoạn này, chúng tơi xây dựng bảng khảo sát về tính cần thiết và tính
khả thi của việc triển khai các biện pháp đề xuất (Bảng hỏi số 3). Chúng tôi dựa vào
kết quả bảng hỏi số 3 để làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất biện pháp tác động

nhằm cải thiện YTHT cho SV.
b) Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích: làm rõ kết quả về mức độ biểu hiện YTHT của SV.
Cách thức: sau khi có kết quả nghiên cứu, chúng tơi quan sát các số liệu có
tính “vấn đề”. Từ đó, xây dựng 05 bảng phỏng vấn sâu riêng biệt dành cho các SV.
Chúng tơi lựa chọn có chủ đích 05 SV theo tiêu chí. Tiêu chí lựa chọn sẽ được xác
định sau khi đã phân tích số liệu ở bước 3 của bảng hỏi nhằm làm sáng tỏ kết quả
liên quan đến các nội dung biểu hiện YTHT của SV. Chúng tôi tổng hợp, sử dụng ý


6

kiến thu được vào việc giải thích kết quả phân tích từ phần mềm SPSS và xây dựng
cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp tác động cải thiện YTHT cho SV.
7.3. Phương pháp toán thống kê
Mục đích: xử lí, phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu.
Cách thức: chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20 cho Window để
xử lí số liệu thu được. Tất cả việc phân tích và đánh giá kết quả đều dựa trên cơ sở
của môn học Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu Tâm lý học và Giáo dục.


7

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ TÀI Ý THỨC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ý thức, ý thức học tập
Tâm lí là một thuộc tính rất đặc biệt ở dạng phản ánh bậc cao của động vật có
não bộ. Ý thức (conciousness) là hình thức phản ánh cao nhất chỉ có ở con người.
Đây là yếu tố cơ bản để phân biệt con người với con vật. Khi chủ thể ý thức được
(be aware of) những sự vật hiện tượng xung quanh, ý thức được xem như là một

quá trình phản ánh nhận thức cấp độ đầu tiên. Khi ấy, ta nói chủ thể hoạt động một
cách có ý thức (awareness) (Robert, 2003).
Từ khi ra đời với tư cách là một khoa học độc lập năm 1879, tâm lí học đã
sớm trở thành ngành khoa học mang tính ứng dụng mạnh mẽ trong đời sống đặc
biệt là trong giáo dục. Như bao ngành khoa học khác, tâm lí học cũng xuất hiện
nhiều trường phái, nhiều khuynh hướng khác nhau. Điều này giúp cho các vấn đề
nghiên cứu được xem xét ở nhiều hướng tiếp cận. Sự đa dạng của các hướng nghiên
cứu sẽ làm cho các nghiên cứu mang tính khách quan và đa dạng hóa ứng dụng
nghiên cứu khắp các lĩnh vực nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống
(Hergenhahn & Tracy, 2014).
1.1.1. Ở phương Tây
Vấn đề ý thức học tập (learning awareness) được các nhà tâm lí học phương
Tây nghiên cứu từ những năm 1800. Các nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực học
tập phải nhắc đến: J. Piaget, B. F. Skinner, E. L. Thorndike, G. J. Romane… Trong
khoảng thời gian hồng kim của trường phái Tâm lí học Hành vi (1925 - 1975), đa
phần các nhà nghiên cứu phương Tây triển khai các nghiên cứu về học tập theo
khuynh hướng thao tác, điều kiện hóa hành vi của các yếu tố điều kiện ngoại cảnh
lên kết quả học tập (Bernhard, 2017). Do chịu sự ảnh hưởng của những thành tựu từ
các cơng trình nghiên cứu ứng dụng Tâm lí học Giáo dục ở Nga, các nhà tâm lí học
phương Tây bắt đầu chú ý đến hướng tiếp cận xem hoạt động như một dạng kết hợp
với thao tác, hành vi (Richard, 2013).
Một số nghiên cứu lí luận về học tập đã sớm chú ý đến cấu trúc của hoạt động.
Có thể kể đến cơng trình nghiên cứu của Louise Ellison Ordahl (1911). Louise đã


8

cơng bố cơng trình nghiên cứu lí luận: “Conciousness in relation to learning” - Ý
thức trong lĩnh vực học tập - được đăng trên tạp chí The American Journal of
Psychology. Vấn đề mối liên hệ của ý thức với việc học được Louies đề cập đến các

thành tố: ý thức, vô thức, tiềm thức. Từ sau nghiên cứu này, hàng loạt những nghiên
cứu khác ra đời và đi sâu vào từng khía cạnh của YTHT các mơn học đặc biệt là
hoạt động học các môn ngoại ngữ.
Luciano Mariani (1992) đã nghiên cứu khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến ý
thức học ngoại ngữ của sinh viên theo hướng tiếp cận hoạt động học tập tự chủ
trong chương trình giảng dạy ngoại ngữ EFL (English as a Foreign Language).
Các yếu tố tác động đến tính tự chủ của người học được biết đến như: sử dụng chiến
lược học tập một cách hiệu quả, có cách tiếp cận kiến thức mới, giữ thái độ tích cực.
Trong cách tiếp cận, tác giả làm rõ tầm quan trọng của ba yếu tố: mức độ hiểu của
người học về bản chất của ngôn ngữ, bản chất việc học ngơn ngữ, mục đích học tập
và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng bài học. Đây là một trong những nghiên
cứu lí luận nền tảng về yếu tố tác động đến tính tự chủ trong hoạt động học môn
ngoại ngữ.
Những nghiên cứu thực trạng, thực nghiệm tiêu biểu ở phương Tây trong
những năm gần đây có thể điểm qua các cơng trình của các tác giả: H. Senay Sen
(2013), Yue Zhua (2016), Hwang (2019)...
Năm 2013, H. Senay Sen đã nghiên cứu về thái độ học tập của SV đại học.
Mục đích của nghiên cứu là phân tích thái độ của 254 SV đại học theo các biến số
phạm trù bằng cách sử dụng mơ hình sàng lọc. Thái độ của SV đại học đối với việc
học được đánh giá thang điểm của bốn khía cạnh (nhận thức về bản chất của việc
học, mức độ lo lắng, mức độ kì vọng và mức độ cởi mở). Kết quả cho thấy điểm số
trung bình chung của nhận thức bản chất việc học, mức độ kì vọng, cởi mở ở mức
cao. Điểm trung bình (ĐTB) về mức độ lo lắng ở mức trung bình. Tuy nhiên, có sự
khác biệt đáng kể về mức độ lo lắng trong học tập của nam SV so với nữ SV. Nam
SV luôn lo lắng ở mức độ cao hơn nữ SV ở mọi nghành học.
Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang về thái độ học tập của SV trường Đại học
Gazi. Kết quả về mức độ lo lắng trong học tập của SV là một điểm đáng ghi nhận.


9


Dựa vào kết quả này, Senay Sen đề xuất giảng viên, các nhà quản lí nên quan tâm
nhiều hơn đến điểm nhấn về lo lắng ở nam SV.
Năm 2016, Yue Zhua và cộng sự đã triển khai nghiên cứu thực nghiệm về:
Sự tác động khả năng tự điều khiển và tự điều chỉnh của sinh viên đến kết quả học
tập trong môn học kết hợp. Nghiên cứu được thiết kế nhằm đánh giá hai kĩ năng nêu
trên cho SV trường đại học USA (University of South Australia) ở Úc. Đây là một
nghiên cứu dọc trên 74 SV khoa Công nghệ thơng tin (CNTT) theo suốt học kì của
mơn chung. Kết quả nghiên cứu cho thấy nếu SV được học tập kĩ năng tự kiểm soát
và tự điều chỉnh các hành động học tập để đạt được mục tiêu học tập của SV tốt, thì
kết quả học tập cũng được tăng lên đáng kể.
Bằng phương pháp thực nghiệm, tác giả đã tác động đến khả năng tự ý thức
của SV theo hướng tác động của mơ hình nhận thức – hành vi. Giá trị mà nghiên
cứu đem lại là sẽ có hiệu quả học tập ở mức cao nếu như chúng ta tác động cải thiện
yếu tố tự kiểm soát và tự điều chỉnh của SV trong HĐHT.
Năm 2019, Hwang và cộng sự đã nghiên cứu về việc khám phá các định
hướng phát triển chương trình giảng dạy thơng qua phân tích ý thức học tập của
sinh viên. Nghiên cứu dựa trên nhận thức về năng lực cốt lõi của SV. Mục đích của
nghiên cứu này là xác định và khám phá các hướng cải tiến của chương trình giảng
dạy thơng qua việc SV tự nhận thức về những năng lực cốt lõi cần có. Tác giả đã
thực hiện nghiên cứu bằng cách sử dụng bảng hỏi cho 40 SV của Khoa Thư viện và
Thông tin. Kết quả nghiên cứu phân tích cho thấy năng lực xếp hạng thấp nhất của
SV là năng lực glocal (năng lực thích ứng trong bối cảnh tồn cầu hóa) (t = 9,09; p
< 0,00). Năng lực thấp thứ hai của SV là năng lực sử dụng ngoại ngữ (t = − 25,28; p
< 0,00).
Người nghiên cứu đã phân tích sự khác biệt về nhận thức về năng lực cốt lõi
thông qua công cụ đo lường năng lực bản thân. Vì đây là một nghiên cứu cắt ngang
và dùng vào mục đích xây dựng chương trình đào tạo nên chưa có kết quả báo cáo
về tính hiệu quả của chương trình.
Nhìn chung các nghiên cứu về YTHT được các nhà tâm lí học phương Tây

nghiên cứu chủ yếu theo hướng Tâm lí học Hành vi. Vào những thập niên 90 của


10

thế kỷ XX, ở phương Tây nở rộ các nghiên cứu theo hướng TLH Hoạt động. Các
nghiên cứu dần đi sâu vào tìm hiểu các thành phần, bản chất các yếu tố tác động đến
YTHT nhằm nâng cao kết quả học tập theo hướng cá nhân hóa.
1.1.2. Ở phương Đơng
Phần lớn, các nghiên cứu ở phương Đông đều bị chi phối bởi lí thuyết về hoạt
động của trường phái TLH Hoạt động. Các tác giả nghiên cứu tiêu biểu trong những
năm gần đây phải kể đến: Sun Huizhe (2016), Li Chen (2019), Iman Tohidian
(2020)...
Năm 2016, Sun Huizhe và cộng sự đã nghiên cứu đề tài: “Thực trạng về ý thức
học tập và hành động học tập của sinh viên của trường Đại học Thẩm Dương”.
Nhóm nghiên cứu chọn ngẫu nhiên 366 SV trong tổng số 732 SV chuyên ngành y
học lâm sàng của trường Đại học Thẩm Dương (Trung Quốc). Phương pháp nghiên
cứu chính của đề tài là điều tra bằng bảng hỏi với thang điểm tự đánh giá của việc
học tự định hướng (SRSSDL).
Kết quả báo cáo về điểm tổng thể trung bình YTHT của SV trường Đại học
Thẩm Dương theo thang đo SRSSDL là 41,83 ± 6,60 (mức thấp). Có sự khác biệt ý
nghĩa thống kê (tất cả p đều < 0,05) về điểm số YTHT và ĐTB về hành vi học tập
của các SV xét theo nhóm chuyên ngành, giới tính, học lực, nơi sinh và sự hài lịng
nghề nghiệp. Mơ hình hồi quy tuyến tính khám phá các yếu tố ảnh hưởng cho thấy:
SV nào có sự hài lòng về cơ sở vật chất của nhà trường và năng lực của GV ở mức
cao hơn thì SV ấy có ý thức và hành vi học tập cao hơn những SV khác.
Đây là một nghiên cứu thực trạng về YTHT của SV. Các số liệu thống kê mô
tả cho ta thấy trong ba mặt của YTHT, mặt nhận thức học tập ln có ĐTB cao nhất
và điểm số về hành động có điểm thấp nhất. Điều này góp phần củng cố cơ sở đặt
giả thuyết cho chúng tôi trong bài luận văn này.

Năm 2019, Li Chen cùng cộng sự đã nghiên cứu đề tài: “Khám phá các yếu tố
ảnh hưởng đến hành vi tự điều chỉnh và kết quả học tập”. Đây là một nghiên cứu
dọc với thời gian 8 tuần trên 70 SV khoa CNTT trường Đại học Kyushu (Nhật
Bản). Hệ thống BookRoll được sử dụng trong suốt thời gian của khóa học nhằm thu
thập nhật ký học tập và thao tác của SV lên các tài liệu học tập. Nghiên cứu khám


11

phá mức độ của các yếu tố ảnh hưởng (YTAH) đến hành vi học tập. Từ những yếu
tố ấy, có thể dự đoán kết quả học tập của SV. Kết quả hướng tới việc nâng cao kết
quả học tập và cải thiện mức độ nhận thức và khả năng tự điều chỉnh của SV. Các
phân tích hồi quy từng bước được thực hiện. Kết quả cho thấy có mối tương quan ở
mức độ cao giữa kết quả học tập và việc thay đổi hành vi học tập bằng các công cụ
chức năng (sử dụng phân trang, đánh dấu), lập chiến lược học tập. Ngoài ra, mức
ảnh hưởng của hành vi học tập đến kết quả học tập khác nhau tùy thuộc vào nội
dung học tập và thời lượng tác động.
Dựa vào kết quả nghiên cứu của Li Chen, chúng tôi đã tham khảo các YTAH
nhằm làm cơ sở xây dựng các nhóm yếu tố ảnh hưởng YTHT. Đồng thời, việc
nghiên cứu các hành động học tập cũng được tham khảo từ cơ sở lí luận của đề tài
trên.
Năm 2020, Iman Tohidian và Ali Khorsandi đã nghiên cứu về việc nâng cao
ý thức học tập cho sinh viên bằng cách giảng dạy kĩ năng phê phán. Mẫu nghiên
cứu được thực hiện trên 52 SV năm thứ 3 chuyên ngành Ngôn ngữ Anh tại Đại học
Kashan (Iran). Đây là một nghiên cứu dọc theo mơn học Viết tiếng Anh chun
ngành. Mục đích của nghiên cứu là tìm ra mức độ tác động 3 yếu tố: kiến thức, kĩ
năng, thái độ lên ý thức học tập tiếng Anh của SV. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
mặc dù nhận thức ban đầu của SV về học tập ở mức cao nhưng mức độ phê phán về
nội dung học tập, phong cách giảng dạy… ở mức độ rất thấp. Đây chính là hệ quả
của quá trình dạy học theo truyền thống và tư tưởng sợ “lội ngược dòng” trong lớp

học. Bằng việc thay đổi phương pháp tiếp cận giảng dạy của GV, ý thức học tập của
SV đã có sự thay đổi rõ rệt.
Nghiên cứu trên đã chứng minh việc nâng cao YTHT thông qua việc học tiếng
Anh của SV với phương pháp dạy kĩ năng. Điều này góp phần củng cố cơ sở để xây
dựng biện pháp cải thiện YTHT cho SV trường ĐHHS thông qua việc dạy lồng
ghép các chuyên đề về kĩ năng học tập.
Hầu hết các nghiên cứu về YTHT ở phương Đông chịu ảnh hưởng mạnh mẽ
của trường phái TLH Hoạt động. Các nghiên cứu trên đều xem xét YTHT trên ba
khía cạnh: nhận thức, thái độ, hành động. Đa phần, người nghiên cứu đào sâu thực


12

trạng YTHT và mối liên hệ, sự ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến YTHT hoặc
sự ảnh hưởng của YTHT lên kết quả học tập.
Nhìn chung, các nghiên cứu về ý thức nói chung và YTHT nói riêng có từ rất
sớm. Nhưng từ những thập niên 70 của thế kỉ XIX, vấn đề YTHT được nghiên cứu
một cách có hệ thống. Dần theo sự trưởng thành của khoa học tâm lí, các nhà TLH
phương Tây tiếp cận YTHT chủ yếu theo hướng nhận thức – hành vi, trong khi các
nhà TLH phương Đông lại tiếp cận YTHT theo hướng hoạt động. Trong những năm
gần đây, có sự giao thoa giữa các khuynh hướng tiếp cận Đông – Tây. YTHT ngày
càng được tập trung nghiên cứu theo chiều sâu của từng khía cạnh thành phần trong
bối cảnh hội nhập đa văn hóa.
1.1.3. Ở nước Nga
Nước Nga (Liên Xơ cũ) là cái nôi của TLH Hoạt động. Từ những thập niên 40
của thế kỉ XVIII, các nhà tâm lí học Nga đã bắt đầu nghiên cứu đến các vấn đề liên
quan đến học tập. Các nhà nghiên cứu tiêu biểu như: M. V. Lomonosov, A.
Radishchev, G. I. Chelpanov, L. S. Vygotsky, S. L. Rubinstein, A. N. Leonchiev, D.
Uzade, B. P. Lomov…
Nghiên cứu đầu tiên về nhận thức học tập được biết đến do M.V. Lomonosov

khởi xướng vào năm 1740. Ông đã đưa ra thuyết nhận thức lí tính về sự tác động
của sóng – ánh sáng ảnh hưởng lên não bộ thơng qua kênh thị giác. Dựa trên thuyết
của mình, ông nghiên cứu sâu về tư tưởng, đam mê được xem xét trong mối liên
quan với ý thức. Có cùng tư tưởng với Lomonosov, A. Radishchev đã nghiên cứu
sâu hơn về ý thức ở cấp độ cá nhân. Ông là cha đẻ của quy luật hình thành ý thức cá
nhân và là người đặt nền móng cho các nghiên cứu về ý thức (Lomov, 2000).
S. L. Rubinstein, A. N. Leonchiev là hai nhà tâm lí học lỗi lạc người Nga. Các
ông đã vận dụng quan điểm hoạt động của L. S. Vygotsky một cách thành cơng vào
tâm lí học. Điểm mới ở A. N. Leonchiev là chuyển hướng đối tượng của thuyết hoạt
động từ xã hội sang hướng cá nhân. Từ những thành tựu của các học giả đi trước,
các nhà tâm lí học Gaperin, A. R. Luria, D. Uzade, B. P. Lomov… đã tiếp tục đưa
sự thành công của TLH Hoạt động ứng dụng khắp các lĩnh vực của đời sống đặc


13

biệt là vào giáo dục. Từ đó, uy tín của trường phái TLH hoạt động được nâng cao
trên trường quốc tế (Phạm Minh Hạc, 2003).
Năm 2009, Guslyakova Nina Ivanovna đã nghiên cứu Cơ chế tâm lí của sự
hình thành và phát triển ý thức nghề nghiệp của sinh viên sư phạm. Đây là luận văn
thạc sĩ trường Đại học Sư phạm Quốc gia Moscow, Kursk - Nga. Nghiên cứu đã
xây dựng cấu trúc ý thức nghề nghiệp của SV trên cấu trúc hoạt động. Phương pháp
tiếp cận hoạt động cá nhân để phân tích, nghiên cứu và giải thích ý thức con người
được phát triển bởi B. G. Ananyev, A. N. Leonchiev, B. F. Lomov, A. R. Luria, S.
L. Rubinstein, V. D. Shadrikov. Phương pháp tiếp cận mặt tích cực cá nhân dựa trên
năng lực và sáng tạo cá nhân đối với tính chất của đối tượng theo quan điểm của L.
I. Antsyferova, K. A. Slavskaya, R. M. Granovskaya, I. A. Winter, V. A. KangKalik, Y. V. Frolov, V. D. Shadrikov. Tác giả đã tiếp cận ý thức nghề nghiệp qua ba
mặt: nhận thức nghề nghiệp, thái độ với nghề và mặt năng động của hoạt động nghề
nghiệp. Nghiên cứu thực nghiệm trên ba nhóm SV với cỡ mẫu là 205 người. Kết
quả nghiên cứu cho thấy: có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về ý thức nghề nghiệp

giữa các nhóm SV (p < 0,001), q trình phát triển ý thức sư phạm của nhóm thực
nghiệm là tăng lên nhưng không điều, ý thức nghề nghiệp của SV phụ thuộc nhiều
nhất vào thái độ sư phạm.
Bài nghiên cứu trên là một cơng trình nghiên cứu cấu trúc ý thức theo trường
phái TLH Hoạt động. Hệ thống lí luận được xây dựng chặt chẽ và nhất quán. Trong
bài luận văn này, chúng tơi đã tham khảo phần cơ sở lí luận để xây dựng cấu trúc
của YTHT.
Nhìn chung, các nghiên cứu ở Nga đều có sự ảnh hưởng rất lớn từ trường phái
Tâm lí học Hoạt động. Số lượng nghiên cứu đồ sộ đã góp phần kiểm chứng, làm
sáng tỏ cơ sở luận của mơ hình hoạt động. Các kết quả nghiên cứu được ứng dụng
mạnh mẽ vào trong đời sống đặc biệt là giáo dục. Từ đó, uy tín của các nhà TLH
Nga được nâng cao trên trường quốc tế và bắt đầu có những ảnh hưởng nhất định
đối với sự thống trị TLH Hành vi ở phương Tây.


14

1.1.4. Ở Việt Nam
Việt Nam có nền TLH rất non trẻ so với sự phát triển TLH của thế giới. Trong
lúc các nhà TLH thế giới nghiên cứu rầm rộ các vấn đề chuyên sâu về nhân cách
con người thì nhân dân Việt Nam phải cật lực đấu tranh để giải phóng dân tộc. Sau
chiến tranh 1945, nhờ sự giúp đỡ tạo điều kiện học tập của Đảng và Nhà nước cho
các du học sinh đi du học tại các trường đại học ở ngoại quốc, các nhà TLH Việt
Nam đã có thêm cơ hội tìm hiểu và đưa nền TLH nước nhà tiến lên từng bước. Đến
những năm 1975, sự tiếp thu các hướng tiếp cận mới: phân tâm, hành vi, nhận
thức… của phương Tây đã làm cho nền TLH Việt Nam ngày càng thêm phong phú
và tiệm cận hơn với nền TLH thế giới.
Ở Việt Nam, những nghiên cứu lí luận và thực tiễn về YT nói chung và YTHT
nói riêng cịn khá hạn chế. Các cơng trình nghiên cứu lí luận tiêu biểu trong những
năm gần đây phải kể đến các nghiên cứu của các tác giả: Trần Ninh Giang, Đỗ

Long, Vũ Dũng...
Năm 2005, Trần Ninh Giang nghiên cứu: “Vấn đề lí luận về ý thức và tự ý
thức trong tâm lý học”. Tác giả đã tổng hợp các vấn đề lí luận liên quan đến: bản
chất ý thức, cấu trúc ý thức, và sự hình thành ý thức cá nhân. Ông cho rằng bản
chất của ý thức bao gồm bốn thuộc tính: năng lực hiểu, sự thống nhất của nhân
cách, sự thống nhất của nhận thức, kinh nghiệm và thái độ, sự tích lũy và sử dụng
thông tin. YT được cấu tạo thành nhiều thứ bậc, và có cấu trúc nhiều lớp. Các lớp
thành tố của nó thể hiện mức độ phát triển khác nhau. Bàn về sự hình thành YT, ơng
cho rằng ý thức là sản phẩm cấp cao của nhân cách. Ý thức không phải được sinh ra
và bất biến mà nó được hình thành và phát triển thông qua những hoạt động của con
người
Năm 2005, Đỗ Long đã có cơng trình nghiên cứu: “Về vấn đề tự ý thức trong
tâm lý học tộc người”. Ơng đã đề cập đến những vấn đề cịn bỏ ngõ chưa được
nghiên cứu trong lĩnh vực TLH dân tộc: khái niệm về vấn đề tự ý thức (TYT) tộc
người, bảy yếu tố cơ bản cấu thành nên YT, TYT trong tâm lý tộc người.
Năm 2009, Vũ Dũng nghiên cứu vấn đề: “Ý thức cộng đồng, ý thức dân tộc và
ý thức quốc gia”. Bài nghiên cứu đề cập đến những quan điểm liên quan đến ý thức


15

cộng đồng (cư dân, dòng họ, làng xã), YT dân tộc, YT quốc gia và mối quan hệ
giữa ba yếu tố trên. Ông đã đề cập đến 4 mức độ trong YT dân tộc: tình cảm chúng
tơi – tình cảm chúng ta – tình cảm tộc người – tình cảm đất nước. Muốn phát triển
các mức độ YT trên thì Nhà nước đóng vai trị chính yếu trong việc xây dựng các
chính sách đại đồn kết dân tộc.
Các nghiên cứu của Trần Ninh Giang, Đỗ Long, Vũ Dũng… đã đặt nền móng
cho các vấn đề nghiên cứu về YT và TYT cho các nghiên cứu đi sau. Những nội
dung được chúng tơi đã tham khảo gồm: vấn đề lí luận, phương pháp luận, bản chất
của YT, cấu trúc YT được xem xét trong hoạt động học tập.

Các cơng trình nghiên cứu thực trạng, thực nghiệm tiêu biểu trong những năm
gần đây phải kể đến các tác giả: Phạm Thị Kim Thoa (2013), Bùi Ngọc Quang
(2013), Chu Văn Đức, Bùi Kim Chi, Đặng Song Nga, Lưu Song Hà (2017), Năm
Võ Bình Nguyên(2017), Võ Thị Bích Phương (2018), Huỳnh Mai Trang, Mai Hồng
Đào, Kiều Thị Thanh Trà, Đinh Quỳnh Châu và Phan Minh Phương Thuỳ (2019)...
Năm 2013, Phạm Thị Kim Thoa thực hiện luận văn nghiên cứu về đề tài: “Tự
ý thức của sinh viên một số trường Đại học Thành phố Hồ Chí Minh”. Tác giả đã
tiếp cận mơ hình 3 thành tố của TYT bao gồm: tự nhận thức, tự đánh giá và tự điều
khiển, điều chỉnh hành vi theo mục đích tự giác. Kết quả nghiên cứu cho thấy biểu
hiện TYT của SV ở mức khá, SV vẫn chưa đánh giá đúng về bản thân mình và yếu
tố ảnh hưởng TYT nhiều nhất là bạn bè và kênh truyền thông.
Đây là một nghiên cứu thực trạng về TYT của SV. Đề tài có đề cập phần YT,
cấu trúc và quá trình hình thành phát triển YT trong HĐHT của SV tại TPHCM.
Chúng tôi đã tham khảo phần cơ sở lí luận và các yếu tố ảnh hưởng đến TYT của
SV nhằm xây dựng bảng hỏi về các yếu tố ảnh hưởng đến YTHT của SV.
Năm 2013, Bùi Ngọc Quang đã có cơng trình nghiên cứu: “Tác động của ý
thức, thái độ và phương pháp tự học đến kết quả học tập của SV”. Người nghiên
cứu đã phân tích 3 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập (KQHT) của SV Đại học
Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội (HN) là: ý thức, thái độ và phương pháp tự học. Người
nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng nêu
trên đến KQHT của 265 SV. Kết quả cho thấy mức độ tác động của ý thức học tập


16

của SV lên kết quả học tập là cao nhất (p = 0,43). Xếp hạng 2 là phương pháp học
(p = 0,35). Thái độ học tập ảnh hưởng thấp nhất (p = 0,32).
Trong bài nghiên cứu trên, tác giả đã đồng nhất ý thức học tập và nhận thức
học tập. Theo trường phái TLH Hoạt động, học tập là một dạng hoạt động đặc biệt
đòi hỏi người học phải ý thức được các mối liên hệ giữa bản thân và nội dung học

tập. Ý thức học tập là một cấu trúc tổng hòa 3 thành tố: nhận thức học tập, thái độ
học tập và hành động học tập. Chính vì vậy mà chúng tơi đã lựa chọn mơ hình ý
thức học tập 3 thành tố để tổ chức nghiên cứu dưới dạng biểu hiện của thực trạng.
Năm 2017, Chu Văn Đức, Bùi Kim Chi, Đặng Song Nga, Lưu Song Hà đã
thực hiện đề tài nghiên cứu về: “Thái độ học tập của sinh viên trường Đại học Luật
Hà Nội”. Tác giả đã tập trung nghiên cứu thái độ của SV trong HĐHT trên các khía
cạnh: thái độ đối với GV, giờ giảng, giờ thảo luận, giờ tự học và việc đánh giá
KQHT trên cấu trúc ba mặt: nhận thức, cảm xúc, hành vi. Kết quả nghiên cứu cho
thấy thái độ học tập của SV ở mức rất cao (ĐTB = 4,54), thái độ tiêu cực ở mức
thấp (ĐTB = 2,32). Trong đó, thái độ tiêu cực tập trung ở thái độ về việc đánh giá
học tập của GV. Có sự tương quan ở mức cao giữa thái độ tích cực, tiêu cực với
mong muốn được đối xử công bằng trong lớp học.
Thái độ học tập là một trong ba mặt cơ bản của YTHT. Việc làm rõ cấu trúc,
thuộc tính của thái độ học tập sẽ làm sáng tỏ phần cơ sở lí luận cho YTHT. Thái độ
học tập được chia theo cảm xúc học tập (cảm xúc âm tính và cảm xúc dương tính) là
một cách phân chia khá phổ biến của những nghiên cứu về thái độ học tập. Trong
bài luận văn, chúng tôi đã tham khảo phần cấu trúc thái độ học tập để xây dựng cơ
sở cho đề tài.
Năm 2017, Võ Bình Nguyên đã thực hiện đề tài: “Tính tích cực học tập của
sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh”. Mẫu nghiên cứu là 657 SV
đang học tại 4 đơn vị thuộc ĐHQG TPHCM (Đại học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Khoa học Tự nhiên, Đại học Kinh Tế Luật và Khoa Y - ĐHQG). Kết quả nghiên
cứu cho thấy không có sự khác biệt về tính tích cực hoạt động giữa nam và nữ trên
tổng thể nhưng có sự khác biệt thành phần (hành động học tập tích cực trong việc
học, nhận thức ý nghĩa việc học đối với bản thân, đánh giá sự hòi lòng về các yếu tố


×