Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Sự khác biệt trong mâm cúng giao thừa của người Việt ở hai vùng Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.28 KB, 19 trang )

BỘ VĂN HOÁ THỂ THAO VÀ
DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HỐ
TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA VĂN HỐ HỌC

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
ĐỊA VĂN HỐ
Học kì II, năm học 2020 – 2021
ĐỀ TÀI: Sự khác biệt trong mâm cúng giao thừa của người Việt ở hai
vùng Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sơng Cửu
Long.

Họ và tên: Trần Tiểu Hồng

MSV: D19VH114

Lớp: 19DVH

Khoá: 2019 – 2023

Ngành/ Chuyên ngành: Văn Hoá Việt Nam
Giảng viên: TS. Nguyễn Ái Học
Điểm:……………………………… Bằng chữ:………………………

TP. THỦ ĐỨC, NGÀY 8, THÁNG 6, NĂM 2021


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
THỨ………NGÀY ………..THÁNG………NĂM…….

KÝ TÊN

2


MỤC LỤC


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN: ..................................................................... 2
MỤC LỤC ............................................................................................................ 3
LỜI CẢM ƠN. ..................................................................................................... 5
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU ....................................................................................... 6
1.

Lí do chọn đề tài: .................................................................................... 6

2.

Mục đích nghiên cứu. ............................................................................. 6

3.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề. .................................................................... 6

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ........................................................ 7

5.

Nguồn tài liệu. ......................................................................................... 7

6.

Phương pháp nghiên cứu. ...................................................................... 7

7. Ý nghĩa khoa học của việc nghiên cứu đề tài............................................ 7
7.1. Ý nghĩa khoa học lí luận. .................................................................... 7

7.2.

Ý nghĩa thực tiễn. ............................................................................. 7

CHƯƠNG II. NỘI DUNG .................................................................................. 8
1.

Tổng quan chung. ................................................................................... 8
1.1. Đôi nét về người Việt ở Đồng Bằng Sông Hồng ................................ 8
1.2. Đôi nét về người Việt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ........................ 8
1.3. Quan niệm về phong tục cúng giao thừa trong văn hoá Việt Nam.
..................................................................................................................... 10
1.4. Mâm cúng giao thừa trong văn hoá Việt Nam. ............................... 10

2.

Mâm cúng giao thừa của người Việt ở Đồng Bằng Sông Hồng và

Đồng Bằng Sông Cửu Long .......................................................................... 11
3


2.1. Vật phẩm trong mâm cúng giao thừa của người Việt ở Đồng Bằng
Sông Hồng .................................................................................................. 11
2.2. Vật phẩm trong mâm cúng giao thừa của người Việt ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long .......................................................................................... 12
3.

Điểm khác nhau trong mâm cúng giao thừa của người Việt ở Đồng


Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long ....................................... 13
3.1. Khác nhau về vật phẩm cúng. ........................................................... 13
3.2. Khác nhau về cách bày trí. ................................................................ 15
4. Tại sao lại có những điểm khác nhau trong mâm cúng giao thừa của
người Việt ở Đồng Bằng Sơng Hồng và Đồng Bằng Sơng Cửu Long qua
góc nhìn địa văn hoá. .................................................................................... 15
CHƯƠNG III. KẾT LUẬN. ............................................................................. 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 19

4


LỜI CẢM ƠN.
Trước tiên, em muốn dành lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên bộ môn – thầy
Nguyễn Ái Học. Cảm ơn thầy đã tận tình truyền dạy cho chúng em những kiến
thức thực tế và cần thiết của mơn học Địa Văn Hố. Cảm ơn thầy đã có những
phương pháp dạy thực tiễn, mới lạ và thú vị để chúng em có thể tiếp thu kiến thức
một cách tốt nhất. Cùng với đó thầy đã cho chúng em tiếp cận chương trình học
và những đề tài vơ cùng gần gủi.
Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế nên bài làm của em sẽ không thể tránh khỏi
những thiếu sót, chưa hồn thiện. Mong thầy nhận xét và góp ý để em có thể rút
kinh nghiệm. Những đánh giá của thầy sẽ giúp hoàn thiện kiến thức để em có thể
sử dụng áp dụng vào thực tiễn mai này.
Em cũng muốn gửi lời cảm ơn đến trường Đại học Văn Hố TP. Hồ Chí Minh và
khoa Văn Hố Học của trường. Em xin chân thành cảm ơn trường và khoa đã tổ
chức và cho chúng em tiếp cận môn học Địa Văn Hóa. Đây sẽ là những kiến thức
quý giá để chúng em áp dụng cho công việc và cuộc sống mai sau.
Sau cùng, trong thời gian dịch bệnh hồnh hành này. Em xin chúc thầy và gia đình
bình an và mạnh khoẻ. Mong thầy sẽ thành công hơn nữa trong công cuộc truyền
đạt kiến thức cho bao lớp sinh viên.


Em xin chân thành cảm ơn!
Tp. Thủ Đức, ngày 08, tháng 06, năm 2021
Sinh viên thực hiện
Trần Tiểu Hoàng

5


CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:

Phong tục cúng giao thừa một trong những phong tục cúng quan trong nhất
trong năm của người Việt. Đối với người Việt việc cúng kiến đã là một trong
những việc vô cùng quan trọng và tất yếu. Cùng với quan niệm “Bắt đầu năm
mới” thì việc cúng giao thừa cịn là một trong những việc tất yếu quan trọng không
thể coi nhẹ. Trong các vật lễ để chuẩn bị nghi thức cúng giao thừa thì mâm cúng
mang tính quyết định nhất. Những quan niệm của người Việt cùng những mong
ước của gia chủ trong năm mới được thể hiện rõ nhất ở mâm cúng.
Tuy nhiên trong đời sống giao lưu và phát triển, dần dà mâm cúng giao thừa
ở các địa phương khác nhau sẽ khơng cịn giống nhau. Do những biến đổi trong
việc giao lưu văn hoá, lối sống, thời tiết, quan niệm mà mâm cúng giao thừa của
người Việt ở Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long chắc chắn sẽ
có những điểm khác biệt. Tìm hiểu những điểm khác biệt đó giúp ta hiểu thêm về
văn hố của từng vùng miền.
2. Mục đích nghiên cứu.

Tìm hiểu được những điểm khác nhau trong mâm cúng giao thừa của người
Việt giữa hai vùng văn hố Đồng Bằng Sơng Hồng và Đồng Bằng Sơng Cửu
Long. Giải thích tại sao có những khác nhau giữa hai vùng văn hoá này.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Có rất nhiều cuốn sách, bài báo, cơng trình nghiên cứu đã nghiên cứu về
phong tục cúng giao thừa của người Việt. Tiêu biểu như cuốn sách “ Tìm hiểu
phong tục tết cổ truyền trong văn hoá người Việt” do Trần Quang Phúc biên soạn
- một tài liệu được tham khảo từ nhiều nguồn.

6


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu: Mâm cúng giao thừa của người Việt ở Đồng Bằng
Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long
Phạm vi nghiên cứu: Mâm cúng giao thừa của người Việt ở Đồng Bằng Sơng
Hồng và Đồng Bằng Sơng Cửu Long, vì sao lại có những khác biệt trong mâm
cúng giao thừa giữa hau vùng văn hoá này.
5. Nguồn tài liệu.

Thực tế: Thu thập thông tin từ người thân và những người quen biết đã sống
ở Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long
Nguồn tài liệu công bố: trên sách, báo,mạng…
6. Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp so sánh, Phương pháp đối chiếu, Phương pháp lịch sử, Phương
pháp địa lí.
7. Ý nghĩa khoa học của việc nghiên cứu đề tài.

7.1. Ý nghĩa khoa học lí luận.
Về mặt lí luận, đề tài đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ được một số khái

niệm cơ bản về mâm cúng giao thừa trong văn hoá người Việt. Nêu ra
những điểm giống và khác nhau trong mâm cúng giao thừ của người Việt
giữa hai vùng Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Giải
thích được tại sao lại có những khác nhau đó.
7.2.

Ý nghĩa thực tiễn.

Về mặt nghiên cứu thực tiễn, thông qua đề tài sẽ hiểu thêm về văn hoá của
từng vùng, hiểu thêm về văn hoá Việt Nam.

7


CHƯƠNG II. NỘI DUNG
1.

Tổng quan chung.

1.1. Đôi nét về người Việt ở Đồng Bằng Sông Hồng
Ðồng bằng sông Hồng là một trong ba tiểu vùng của Bắc Bộ có đất đai màu mỡ,
được hình thành từ sự bồi đắp phù sa của hai hệ thống sơng Hồng và sơng Thái
Bình. Trước khi đổ ra vịnh Bắc Bộ, hai hệ thống sơng nói trên với mười cửa sơng
đã tạo nên một vùng châu thổ trù phú gồm mười tỉnh đồng bằng. Giữa lịng miền
đồng bằng Bắc Bộ, cái nơi của nền văn minh sơng Hồng, nền văn hóa Việt cổ, có
vùng văn hóa Thăng Long-Hà Nội và xung quanh bốn phương, tám hướng có bốn
vùng văn hóa Ðơng, Ðồi, Nam, Bắc đã làm nên đặc trưng vùng văn hóa Bắc Bộ
Việt Nam, bảo lưu được nhiều giá trị truyền thống hàng nghìn năm nay. Khơng
chỉ là cái nơi ni dưỡng nền văn minh lúa nước, Đồng Bằng Sơng Hồng cịn là
cái nơi để ni dưỡng nền văn hóa của Việt Nam, và con sông Hồng cũng là nơi

bắt nguồn của lối sống định canh, định cư và khởi nguồn của nền văn hóa làng xã
đến bây giờ vẫn cịn ảnh hưởng trong Việt Nam.
Dân số khu vực Đồng Bằng Sông Hồng hiện nay là 22 543 607 (thống kê
1/4/2019) chiếm khoảng 22% tổng dân số cả nước, bình quân khoảng 1.060 người
trên 1 km vng. Đây là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước.Đa số dân số là
người Kinh. Người Kinh ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng đã được hình thành và
phát triển từ lâu. Và chiếm đa số dân cư ở Đồng Bằng Sông Hồng. Người Kinh ở
Đồng Bằng Sông Hồng gắn liền với cuộc sống trồng trọt, nghề phổ biến từ xưa là
nông dân. Cuộc sống định canh, định cư.
1.2. Đôi nét về người Việt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Đồng Bằng Sông Cửu Long, hoặc gọi tam giác châu sông Mê Kông, Tam giác
châu sông Mê Kơng là đồng bằng bồi tích do hạ lưu sơng Mê Kơng và chín đường
rẽ của nó chảy vào biển Đơng mà hình thành nên, là đồng bằng lớn nhất Việt Nam,
diện tích chừng 40 ngàn kilơmét vng. Ở vào điểm cực nam của Việt Nam, điểm
8


đông nam của Campuchia, là vùng đất màu mỡ nhất và có nhân khẩu tụ tập đơng
nhất ở Việt Nam, cũng là đồng bằng lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Ở chỗ này
có mạng lưới sơng phân bố dày đặc, đi thuyền nhỏ, ngao du tự tại ở các sơng ngịi
đan chéo lẫn nhau, ruộng lúa bát ngát, vườn trái cây bay hương bốn mùa, hớn hở
thưởng thức bài nhạc cải lương, đờn ca tài tử, nếm thử vị ngọt thơm của trái cây
nhiệt đới và món ngon dân gian phương nam, cảm thụ phong thổ nhân tình chân
chất của người miền nam Việt Nam, thêm nữa ta có thể nghe được rất nhiều truyện
kể dân gian của rất nhiều đời tương truyền.
Là khu vực dân cư đông đúc thứ 2 của cả nước, sau Đồng Bằng Sông Hồng. Vùng
Đồng Bằng Sơng Cửu Long có 4 cộng đồng dân tộc sinh sống là Việt, Chăm,
Khơmer và Hoa. Trong đó, người Việt chiếm đa số. Cụ Lê Q Đơn, trong “Phủ
Biên Tạp Lục” (1776) có viết: Ở phủ Gia Định, đất Đồng Nai, từ các cửa biển
Cần Giờ, Lôi Lạp, Cửa Đại, Cửa Tiểu trở vào, toàn là rừng rậm hàng ngàn dậm.

Lớp cư dân Việt đầu tiên đến khai khẩn vùng đất Nam Bộ gồm những người nông
dân xiêu tán, những người trốn tránh binh dịch, những tù nhân bị lưu đày, những
binh lính đào ngũ hoặc giải ngũ, những thầy lang, thầy đồ nghèo, là lớp người tận
cùng của xã hội từ vùng Ngũ Quảng vào. Vì là vùng đất mới được khai hoang sau
này nên người Việt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đa số là do di dân, khai khẩn
đất hoang đến và phát triển vùng đất mới. Người Việt mang theo văn hoá Việt vào
vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long vẫn giữ lại những tập quán sinh hoạt cũ những
qua thời gian có nhiều biến đổi. Người Việt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long sống
bằng nghề trồng trọt, cây lương thực chính cũng là cây lúa. Ngoài ra họ cũng đánh
bắt thuỷ hải sản. Do vị trí địa lý thuận lợi khơng có nhiều thiên tai cùng với sự
quản lý lỏng lẽo của triều đình phong kiến xưa đã tạo cho người Việt nói riêng và
người dân ở Đồng Bằng Sơng Cửu Long nói chung có những tính cách rất phóng
khống, thoả mái.

9


1.3. Quan niệm về phong tục cúng giao thừa trong văn hoá Việt Nam.
Giao thừa là thời khắc mà trời đất giao hoà, âm dương hoà quyện để vạn vật bừng
lên sức sống mới. Đối với người Việt Nam phút giao thừa thật thiêng liêng và
trang trọng. Lễ được cử hành đúng vào lúc 23 giờ - 24 giờ mở đầu cho năm mới:
ngày Mồng một Tết.
Lễ giao thừa hay còn gọi là Lễ trừ tịch bao hàm một ý nghĩa trọng đại “tống cựu
nghinh tân”, nên lễ được cử hành rất trịnh trọng trong mỗi gia đình người Việt.
Người xưa tin rằng: mỗi năm có một vị hành khiển trơng coi việc nhân gian, hết
năm thì vị thần năm cũ lại bàn giao công việc cho vị thần năm mới, nên phải cúng
giao thừa ở ngoài trời để tiễn đưa thần năm cũ và đón rước thần năm mới. Có 12
vị hành khiển và 12 phán quan (phán quan là vị thần giúp việc cho các vị hành
khiển). Mỗi vị làm một năm dưới dương gian và cứ sau 12 năm thì lại có sự ln
phiên trở lại. Ý nghĩa của phong tục này còn bao gồm việc đem bỏ hết đi những

điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới. Sau khi các nghi lễ
cúng giao thừa đã hồn tất, có thể coi như mọi việc đã xong, và mọi người trong
gia đình cùng nhau xum vầy đón mừng năm mới
1.4. Mâm cúng giao thừa trong văn hoá Việt Nam.
Mâm cúng giao thừa được ví như một buổi tiệc để tiễn đưa các vị quan hành khiển
và phán quan năm cũ và nghênh đón vị thần mới. Mâm cúng giao thừa như lời
cảm ơn cho những vị thần năm cũ đã giúp gia đình êm ấm, hạnh phúc. Cùng với
đó là sự đón chờ những vị thần của năm mới. Với những hi vọng về những điều
may mắn sẽ đến với gia đình. Mâm cúng giao thừa cũng là dịp để người Việt cảm
tạ trời. Đặt trong mong cúng giao thừa không chỉ là những quan niệm tín ngưỡng
của người Việt mà đó còn là những mong ước của gia chủ cho một năm mới êm
ấm và sung túc.

10


2.

Mâm cúng giao thừa của người Việt ở Đồng Bằng Sông Hồng và

Đồng Bằng Sông Cửu Long
2.1. Vật phẩm trong mâm cúng giao thừa của người Việt ở Đồng Bằng Sơng
Hồng
Nhìn chung, mâm cỗ cúng giao thừa ngồi trời của người Việt Đồng Bằng Sông
Hồng cũng khá đầy đủ và phong phú. Đặc biệt gà luộc với xôi đỗ xanh ít khi thiếu
trong mâm cỗ mặn và gà cúng giao thừa thường phải là gà trống.
Nhiều gia đình cịn thay gà trống bằng thủ lợn. Bên cạnh xôi, gà hoặc thủ lợn,
người Bắc cúng giao thừa cùng bánh chưng vuông, bánh chưng dài (nhiều nơi còn
gọi là bánh tày, còn người miền Nam lại gọi là bánh tét) và cả hoa quả. Những
loại quả già, chín, mọng cịn tươi mới để bày tỏ lịng thành kính dâng lên thần

linh, thổ địa, tổ tiên như táo, lê, cam, quýt, bưởi và chuối.
Trong mâm cỗ cúng giao thừa của người Việt ở Đồng Bằng Sơng Hồng, nhiều gia
đình cịn cúng quả trứng luộc, để chung với chút gạo mà muối và một bát cháo
trắng.
Về lễ vật cúng Giao thừa trong nhà gồm có mâm ngũ quả, hương, hoa, đèn nến,
bánh kẹo, mứt Tết, rượu, trầu cau.
Mâm ngũ quả ngày tết sẽ có những loại trái cây như: Chuối được xem là loại quả
chủ lực cho toàn bộ mâm hoa quả cúng tết. Chính vì vậy chuối là loại quả khơng
thể thiếu trên bàn thờ hoa quả. Tiếp theo chính là phật thủ tượng trưng cho bàn
tay phật) hoặc bưởi – hai loại trái cây này có thể sử dụng thay thế cho nhau. Tiếp
theo là các loại quả nhỏ cịn lại có màu đỏ, hồng hoặc các màu sắc khác như cam
quýt, mận, táo… để xung quanh các loại quả chính trên. Đặc biệt người miền Bắc
quan niệm và quan trọng dĩa đựng hoa quả. Nhất định dĩa đựng phải là loại dĩa
trịn chứ khơng phải các loại hình thù khác. Dĩa tròn tượng trưng cho sự tròn đầy,
sung túc và no đủ, điều này tượng trưng cho năm mới với mong muốn của người
dân được ấm no và đầy đủ tốt lành hơn năm mới.
Về cách thức trình bày các loại hoa quả trên mâm được quy định chi tiết như sau:
11


Đầu tiên bày nải chuối xanh ngay chính giữa và bao trùm toàn bộ dĩa. Chuối xanh
là loại quả chủ lực nên được bày đầu tiên và có nhiệm vụ nâng đỡ tất cả các loại
quả còn lại và nhất quyết nải chuối phải là loại trái cây nằm dưới cùng.
Tiếp theo bày phật thủ hoặc bưởi thay thế (một trong hai loại quả bạn chọn loại
quả nào cũng được vì có ý nghĩa tương tự nhau). Tuy nhiên với những người theo
phật hoặc theo đạo thì nhất quyết phải dùng quả phật thủ. Một trong hai loại quả
này sẽ được đặt ngay chính giữa nải chuối. Cuối cùng các loại quả nhỏ khác được
trình bày xung quanh giữa kẽ của các quả chuối hoặc đặt phía trên quả chuối sao
cho đẹp mắt và gọn gàng là được. Mâm ngũ quả ở Đồng Bằng Sơng Hồng phải
càng trịn trịa khi bố trí sắp xếp các loại quả xong thì càng tốt và càng có ý nghĩa.


2.2. Vật phẩm trong mâm cúng giao thừa của người Việt ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long
Thời khắc Giao thừa, người Việt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long thường chỉ cúng
ngoài sân, ở trong nhà chỉ cúng trên bàn thờ gia tiên và đốt nhang. Lễ giao thừa
của người Việt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long thường rất đơn giản, tuỳ theo gia
đạo trong nhà mà gia chủ chọn các hình thức cúng chay mặn. Nhưng nhìn chung
một mâm cúng giao thừa của người Việt ở Đồng Bằng Sơng Cửu Long thường có
đĩa ngũ quả, hoa trang hoặc vạn thọ, sống đời, hai cây đèn cầy, lư hương, giấy
tiền vàng bạc và một trái dừa tươi đã chặt sẵn. Nếu gia chủ cúng chay thì trên
mâm cúng sẽ là bánh trái, mứt tết. Nếu gia chủ cúng mặn thì trên mâm cúng sẽ
bày thêm cơn và các món mặn ăn kèm mà người Việt ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long thường hay nấu để dành trong dịp tết như: Thịt kho hột vịt, canh khổ qua,
bánh tét…
Trong mâm cúng giao thừa của người Việt ở Đồng Bằng Sơng Cửu Long thì mâm
ngũ quả được coi là quan trọng nhất. Mâm ngũ quả của người Việt ở Đồng Bằng
Sơng Cửu Long thường có: “Cầu sung vừa đủ xài”. Mỗi chữ cũng là đại diện cho
những loại quả chính được trưng bày trong mâm ngũ quả của người Việt ở Đồng
12


Bằng Sơng Cửu Long. Ở đây “cầu” chính là trái mãng cầu (hay trái na ở miền
Bắc), “sung” chính là trái sung, “vừa” là cách nói theo ngữ điệu, chính là quả dừa,
“đủ” là quả đu đủ và cuối cùng “xài” chính là quả xồi. Mâm ngũ quả của người
dân Tây Nam Bộ thường gồm các loại trái cây như mãng cầu, dừa, đu đủ, sung vì
nó tượng trưng cho “Cầu vừa (dừa) đủ sung”. Nếu khơng tìm được sung thì có thể
chưng xồi hoặc thơm.
Ngồi ra, thời gian gần đây, người dân vùng đồng bằng sơng nước nước cịn chưng
thêm qủa Dư (quả này không ăn được) với mong muốn được dư dã, sung túc.
Những chỗ khuyết trên mâm ngũ quả, được người dân miền Tây Nam Bộ đặt xen

kẽ vào những quả quýt vàng, táo màu xanh hoặc những trái ớt đỏ mọng làm cho
mâm ngũ quả được đầy đặn và hoàn thiện.
Ngoài mâm ngũ quả, người Việt ở Đồng Bằng Sơng Cửu Long cịn chưng thêm
cặp dưa hấu đỏ hoặc vàng. Dưa hấu lựa chưng tết là dưa hấu quả tròn, to và đẹp,
đồng thời hai quả phải cân xứng nhau.
Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người dân
Đồng Bằng Sông Cửu Long. Mỗi loại quả khi bày trên ban thờ đều có ý nghĩa
riêng, thể hiện những ước nguyện của gia chủ trong năm mới đến.

3.

Điểm khác nhau trong mâm cúng giao thừa của người Việt ở Đồng

Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long

3.1. Khác nhau về vật phẩm cúng.
Vật phẩm cúng của người Việt vùng Đồng Bằng Sông Hồng thường cầu kỳ hơn.
Mâm cúng phải có đồ mặn, xơi gà là vật bắt buộc phải có (Thường là xơi gấc, gà
trống). Cùng với đó là các món ăn mặn kèm theo như giị thủ, chả lụa… Mâm
cúng của người Việt ở Đồng Bằng Sông Hồng giống như một mâm cỗ thịnh soạn.
Gồm phần nhiều là các món mặn và trái cây. Các món mặn xuất hiện trong mâm
cúng giao thừa của người Việt ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng thường là những
13


món cầu kì, chỉ xuất hiện vào những dịp lễ lạp, dỗ, cúng lớn. Bên cạnh đó xơi chè
cùng là một phần không thể thiếu. Các loại chè thường xuất hiện trong mâm cúng
của người Việt ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng như chè hoa cau, chè kho,…Trong
mâm ngũ quả của người Việt ở Đồng Bằng Sông Hồng cũng thường xuyên xuất
hiện các trái cây căng mọng, hồng hào với quan niệm sung túc đủ đầy. Chuối cũng

là một trọng những loại trái cây quan trọng phải có trong mâm ngũ quả cúng giao
thừa hoặc là cúng trên bàn thờ gia tiên.
Vật phẩm cúng giao thừa của người Việt ở vùng Đồng Bằng Sơng Cửu Long cũng
có nhiều điểm khác biệt so với vùng Đồng Bằng Sông Hồng. Điểm khác biệt rõ
nhất ta có thể thấy là ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long người Việt thường chỉ
cúng một mâm cúng giao thừa ngoài sân. Các vật phẩm trên mâm cúng này thì có
phần đơn giản hơn nhiều. Tuỳ theo gia chủ mà các vật phẩm có thể đồ mặn hoặc
chạy. Nếu cúng chay các lễ vật trên mâm cúng của người Việt ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long thường chỉ có hoa quả, bánh tét chay, và bánh trái chay. Mâm cúng
được giản lượt hết sức. Còn nếu cúng mặn, khác với người Việt ở vùng Đồng
Bằng Sông Hồng người Việt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long cúng mặn rất đơn giản.
Các lễ vật mặn thường là những món ăn họ nấu sẵn để ăn tết như là thịt kho, canh
khổ qua… Người Việt ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long ít khi cúng xơi và gà
trong mâm cúng giao thừa. Mâm ngũ quả trái cây của người Việt ở vùng Đồng
Bằng Sông Cửu Long lại là một trong những vật phẩm quan trọng nhất. Người
Việt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long thường đặt trên mâm ngũ quả các loại trái cây
như: dừa, mãng cầu, đu đủ, xồi, thơm, khóm, sung… Trong quan niệm của người
Việt ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long mâm ngũ quả phải đầy đủ. Các loại trái
câu phải được lựa chọn kĩ càng. Nếu người Việt ở Đồng Bằng Sơng Hồng coi
trọng nải chuối thì ở Đồng Bằng Sông Cửu Long người Việt ở đây trong mâm
cúng giao thừa bắt buộc phải có trái dừa. Trái dừa to tròn ngọt nước được xem là
những điểm lành cho gia chủ. Ngày nay người Việt ở vùng Đồng Bằng Sơng Cửu
Long thường khắc hình hoa sen lên thân trái dừa cầu mong bình an sẽ đến với gia
đình trong năm mới sắp tới. Hoa trên mâm cúng của người Việt ở vùng Đồng
14


Bằng Sông Cửu Long cũng phải lựa chọ tỉ mỉ và gồm các loại như: Hoa cúc, vạn
thọ, cát tường…


3.2. Khác nhau về cách bày trí.
Nhìn chung cách bày trí trong mâm cúng giao thừa của người Việt ở vùng Đồng
Bằng Sơng Hồng và Đồng Bằng Sơng Cửu Long có phần giống nhau. Bát hương
được đặt trong cùng sau đó đến nước, giấy vàng mã và hoa. Sau cùng là các lễ vật
đồ ăn. Tuy nhiên điểm khác nhau dễ nhận thấy nhất là trong mâm cúng của người
Việt ở Đồng Bằng Sông Hồng màu sắc từ các vật phẩm cúng hài hoà, nhiều màu
sắc, thường là các màu sắc sáng với nhiều hi vọng và mong ước tốt lành. So với
mâm cùng của người Việt ở Đồng Bằng Sông Hồng, người Việt ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long trong mâm cúng bày trí có phần nhu hơn, màu sắc khơng chọn
những màu quá tươi và nổi trội. Trong mâm ngũ quả ở Đồng Bằng Sông Hồng
các loại trái cây thường được xếp cụm lại với nhau, những nải chuối lớn sẽ được
đặt dưới cùng tiếp đến là những thứ quả nhỏ hơn. Nhìn chung mâm ngũ quả cung
trịn, ơm trọn lấy nhau. Khác với mâm ngũ quả ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng, ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long mâm ngũ quả được bày trí theo hình tháp nhọn, những
quả cứng lớn sẽ là nền để đặt những thứ quả nhỏ hơn lên trên. Trên cùng thường
là quả sung tạo nên đỉnh tháp nhọn của mâm quả.
4. Tại sao lại có những điểm khác nhau trong mâm cúng giao thừa của người
Việt ở Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long qua góc nhìn
địa văn hố.
Những khác nhau trong mâm cúng giao thừa của người Việt ở vùng Đồng Bằng
Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long đến từ nhiều lý do như: văn hố, khí
hậu, điều kiện tự nhiên, sự giao thoa văn hố. Trong đó yếu tố đến từ vị trí địa lý
và vùng miền là một trong những yếu tố chủ chốt.
Người Việt ở Đồng Bằng Sông Hồng coi trọng lễ nghĩa và rất coi trọng đời sống
tâm linh. Chính vì vậy ý nghĩa của mâm cúng giao thừa được đặc biệt coi trọng.
15


Người Việt ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng sắp xếp và chọn lựa mâm cúng giao
thừa theo thuyết “âm dương ngũ hành” các vật phẩm được bày trí hài hồ và lựa

chọn kĩ càng. Các loại thức ăn hay hoa quả cúng trong mâm đều được nhìn dưới
góc độ âm dương, ngũ hành.
Cịn ở Đồng Bằng Sơng Cửu Long người Việt lựa chọn lễ vật cúng kiến phụ thuộc
vào tên đọc. Ví dụ như mâm ngũ quá của người Việt ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long sẽ mang ý nghĩa “cầu dừa đủ xài sung” nên các loại trái cây cũng dựa vào
đó để lựa chọn. Chính vì lựa chọn lễ vật cúng theo tên. Nên khác với người Việt
ởĐồng Bằng Sông Hồng, ở Đồng Bằng Sông Cửu Long người Việt rất kiên kị cái
loại trái cây như chuối, cam…những laoị trái cây tên không hay bị quan niệm sẽ
không mang lại may mắn cho gia chủ.
Một trong những yếu tố tạo nên mâm cúng của người Việt là “Tự cung tự cấp”.
Những lễ vật trong mâm cúng của người Việt thường là những sản vật có thể dễ
dàng tìm thấy ở sau nhau trong mảnh vườn. Do vị trí địa lý cũng như phong tục
xưa “trước cau sau chuối” nên cây chuối là một trong những sản vật gần gủi nhất
đối với người Việt ở Đồng Bằng Sơng Hồng. Chính vì vậy nải chuối có vai trị
quan trọng trong mâm cúng của người Việt ở Đồng Bằng Sơng Hồng. Có vị trí
địa lý thuận lợi cùng tài nguyên thiên nhiên màu mỡ. Người Việt ở Đồng Bằng
Sơng Cửu Long có nguồn sản vật đa dạng phong phú. Nên những lễ vật trong
mâm cúng của người Việt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đa dạng và cũng thường
là những sản vật dêc dàng tìm thấy trong vùng.
Vì là vùng dân cư lâu năm. Các phong tục lễ nghĩ được người Việt ở vùng Đồng
Bằng Sông Hồng truyền lại chặt chẽ qua các đời. Cùng với việc một gia đình có
nhiều thế hệ sống chung với nhau. Các lễ nghi nói chung và nghi thức cúng giao
thừa thường được các thể hệ lớn tuổi truyền lại cho con cháu. Từ đó đảm bảo tính
ngun bản, ít thay đổi trong q trình truyền dạy. Vùng Đồng Bằng Sông Hồng
lại là khu vực dân cư bản địa ít bị lại tạp và giao thoa với các nền văn hoá của dân
tộc khác. Như đã nói, người Việt ở khu vực Đồng Bằng Sơng Cửu Long đa phần
là những người tha phương, đi mở cở từ các vùng Trung Bộ, Bắc Bộ. Họ mang
16



văn hoá bản địa đến và tiếp tục lưu giữ những phong tục, văn hố truyền thống.
Nhưng trong q trình phát triển, sinh sống các phong tục tập quán dần bị mất đi
hoặc thay đổi để phù hợp với đời sống. Người Việt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
tiếp biến và giao lưu văn hoá với nhiều dân tộc như: Chăm, Kơ-mer, Hoa… Qua
thời gian dài sinh sống chung văn hố của người Việt ở Đồng Bằng Sơng Cửu
Long bị thay đổi và lai tạp bởi nhiều nền văn hoá khác. Cùng với đó do có diện
tích đất rộng lớn nên các gia đình ở vùng Đồng Bằng Sơng Cửu Long thường ở
xa nhau, nếu có con cái thì con cái sẽ được cất nhà riêng. Do không sống cùng
cha mẹ, ông bà nên đời sống và phong tục khi được truyền lại chưa được chặt chẽ
từ đó tạo nên sự biến đổi trong phong tục và lễ vật cúng.
Từ những so sánh trên ta nhận thấy, tuy cùng cúng một dân tộc Kinh và phong
tục cúng giao thừa nhưng trong mâm cúng của cư dân mỗi vùng sẽ có những khác
nhau- tiêu biểu ở đây là vùng Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu
Long. Sự khác nhau này hình thành qua thời gian, lịch sử, thay đổi quan niệm…
và một trong những yếu tố chủ chốt quyết định cho những thay đổi này là yếu tố
vị trí địa lý.

17


CHƯƠNG III. KẾT LUẬN.
Phong tục cúng giao thừa một trong những phong tục cúng quan trong nhất trong
năm của người Việt. Phong tục cúng giao thừa không chỉ mang ý nghĩa chào đón
một năm mới sung túc mà mang giá trị văn hoá, bản sắc dân tộc. Mâm cúng giao
thừa không chỉ là một lễ vật bắt buộc phỉa chuẩn bị mà nó cịn mang những giá
trị văn hố vùng miền riêng biệt. Tuy nhiên trong đời sống giao lưu và phát triển,
dần dà mâm cúng giao thừa ở các vùng miền khác nhau sẽ khơng cịn giống
nhau. Như vừa đưa ra so sánh và nhận xét, mâm cúng giao thừa của người Việt ở
Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sơng Cửu Long có nhiều điểm khác nhau.
Do những biến đổi trong việc giao lưu văn hoá, lối sống, thời tiết, quan niệm. Và

một trong những nguyên nhân chủ chốt gây ra sự khác biệt là di vị trí địa lý. Từ
đó ta có thể kết luận vị trí địa lý ảnh hưởng nhiều tới văn hoá vùng miền. Tuy
nhiên chính cái khác nhau này mới tạo nên những bản sắc văn hoá riêng của các
vùng văn hoá. Từ đó góp phần làm phong phú bản sắc màu dân tộc. Tìm hiểu
những điểm khác biệt đó cũng giúp ta hiểu thêm về văn hố của từng vùng miền.
Từ đó đào sâu và tìm hiểu thêm về những nét văn hoá độc đáo ở từng vùng miền.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo Nhân dân điện tử, bài viết Âm vang sông Hồng (14/10/2009),
Lấy từ: />2. Phong tục Tết : Một nét đẹp văn hóa Việt Nam(Trích từ: Quê
hương ,Tháng 1/1998)
3. Tân Xuyên, Báo Du Lịch Sóc Trăng, bài viết TỤC LỆ CÚNG
GIAO THỪA , NÉT ĐẸP TRONG DỊNG CHẢY VĂN HĨA
VIỆT
4. Nguyễn Thanh Xn (24/11/2009), Bài viết: Đồng Bằng Sơng
Hồng ứng xử văn hố với mơi trường tự nhiên, lấy từ:
/>5. Huân Cao (2/2/2019), Mâm ngũ quả ngày tết của người dân miền
Tây và ý nghĩa, Báo Lao Động, Lấy từ: />6. Khang Anh (11/2/2021), Bài Viết Lễ cúng Giao thừa gồm những
gì?, Lấy từ: />7. Cách bày mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc, Lấy từ
/>8. Phạm Văn Búa (19/11/2010), TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ
VÀ TÂM LÝ NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
NHẰM THỰC HIỆN CĨ HIỆU QUẢ CHIẾN LƯỢC ĐẠI ĐỒN
KẾT DÂN TỘC, Tạp chí: Khoa học
9. Thân Thị Hạnh, Văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ, Tạp chí
Khoa học xã hội Việt Nam, số 1(98) - 2016
19




×