Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại và việc hoàn thiện quy định này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.17 KB, 18 trang )

0

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................1
1. Chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại trong Bộ luật
Tố tụng hình sự..............................................................................................1
1.1 Định nghĩa.....................................................................................1
1.2 Quy định cụ thể của Bộ luật Tố tụng hình sự về khởi tố vụ án
theo yêu cầu của người bị hại.....................................................................2
1.2.1 Yêu cầu khởi tố vụ án hình sự................................................2
1.2.2 Rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự..........................................5
1.3 Ý nghĩa..........................................................................................7
2. Hồn thiện chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu người bị hại............7
2.1 Bất cập khi thực hiện chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu của
người bị hại.................................................................................................7
2.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định khởi tố vụ án theo
yêu cầu của người bị hại trong Bộ luật Tố tụng hình sự...........................11
KẾT LUẬN.............................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................16


1

MỞ ĐẦU
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên, mở đầu cho quá trình giải
quyết một vụ án hình sự. Về nguyên tắc thì khởi tố vụ án hình là quyền chủ
động của cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy nhiên trong những trường hợp nhất
định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải nhận được yêu cầu của người bị
hại mới được khởi tố vụ án, nếu không việc khởi tố này là trái pháp luật.


Những quy định của pháp luật về chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu của
người bị hại vẫn chưa có sự đồng bộ nên đã gây khơng ít khó khăn cho cơ
quan tiến hành tố tụng trong việc nhận thức và áp dụng đối với những sự việc
cụ thể. Do đó, em đã chọn đề tài: “Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về
khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại và việc hoàn thiện quy định này”.
NỘI DUNG
1. Chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại trong Bộ luật Tố
tụng hình sự
1.1 Định nghĩa
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự đầu tiên mà trong đó
cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật
tố tụng hình sự tiến hành việc xác định có (hay không) các dấu hiệu của tội
phạm trong hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện, đồng thời ban
hành quyết định về việc khởi tố (hoặc không khởi tố) vụ án hình sự liên quan
đến hành vi đó1.
Theo Điều 51 khoản 1 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003: “Người bị hại là
người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra”.
Bộ luật Tố tụng hình sự khơng quy định thế nào là khởi tố vụ án theo yêu
cầu của người bị hại. Tuy nhiên, căn cứ vào quy định của Điều 105 Bộ luật
này, ta có thể rút ra định nghĩa sau: Khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị
1 Minh Nhất, Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại – bất cập, khó khăn và kiến nghị hoàn
thiện


2

hại là trường hợp đặc biệt mà do tính chất của vụ án và vì lợi ích của người bị
hại, cơ quan có thẩm quyền khơng tự ý quyết định việc khởi tố mà việc khởi
tố vụ án hình sự được thực hiện theo yêu cầu của người bị hại2.
1.2 Quy định cụ thể của Bộ luật Tố tụng hình sự về khởi tố vụ án theo yêu cầu

của người bị hại
1.2.1 Yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
Việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại được áp dụng
đối với các trường hợp phạm tội sau: Khoản 1 Điều 104, 105, 106, 108, 109,
111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật Hình sự, tương ứng với các hành
vi: cố ý gây thương tích (điều 104), cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều
105), cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại tới sức khỏe của người khác do
vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng (Điều 106), vơ ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại đến sức khỏe của người khác (Điều 108), vô ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc quy tắc
nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 109), dùng vũ lực, đe dọa dùng
vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ
đoạn khác giao cấu trái ý muốn của họ (Điều 111), dùng mọi thủ đoạn khiến
người khác lệ thuộc mình hoặc đang trong tình trạng phẫn uất phải miễn
cưỡng giao cấu (Điều 113), xúc phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm
người khác (Điều 121), vu khống (Điều 122), các hành vi xâm phạm quyền
tác giả (Điều 131), hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171).
Phải lưu ý rằng, không phải trong mọi trường hợp phạm vào những tội ở
trên của Bộ luật Hình sự đều khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Điều luật
quy định chỉ áp dụng việc khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nếu hành vi
phạm tội được nói đến ở khoản 1 của các Điều khoản trên. Theo đó, chỉ áp
dụng khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại trong những trường hợp
2 Võ Khánh Vinh (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự/ Học viện Khoa học Xã hội


3

hành vi phạm tội xảy ra ở mức nguy hiểm cho xã hội thấp nhất, tội phạm ít
nghiêm trọng, khơng có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Về bản chất, yêu cầu khởi tố vụ án hình sự là điều kiện chứ không phải
căn cứ khởi tố vụ án hình sự. Căn cứ khởi tố vụ án là dấu hiệu tội phạm đã
được xác định. Nếu chỉ có yêu cầu khởi tố mà khơng có dấu hiệu tội phạm thì
khơng được khởi tố vụ án hình sự. Ngược lại, nếu cơ quan có thẩm quyền đã
xác định được dấu hiệu tội phạm thuộc các trường hợp nêu trên nhưng khơng
có u cầu khởi tố thì cũng khơng được khởi tố vụ án hình sự. Trong trường
hợp đó, khởi tố khi khơng có u cầu của người bị hại là vi phạm nghiêm
trọng thủ tục tố tụng.
Chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố là người bị hại và người đại diện hợp
pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể
chất hoặc tâm thần. Người bị hại là cá nhân bị các hành vi phạm tội trực tiếp
xâm hại. Pháp luật cho họ rất nhiều quyền năng tố tụng, trong đó có quyền
yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Họ đồng thời cũng là người quyết định có hay
khơng một vụ án hình sự thơng qua hành vi u cầu hay khơng yêu cầu khởi
tố. Đối với người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể
chất hoặc tâm thần thì người đại diện hợp pháp của họ có quyền u cầu khởi
tố vụ án hình sự. Sở dĩ pháp luật quy định như vậy là vì nếu người bị hại là
người chưa thành niên, thì họ chưa có đủ năng lực hành vi để thực hiện quyền
của mình. Nếu người bị hại là người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần
thì tức là họ khơng có khả năng thể hiện được tự do ý chí của mình hoặc
khơng nhận thức được hoặc khơng điều chỉnh được hành vi do đó cũng khó
có khả năng tự thể hiện yêu cầu và bảo vệ lợi ích của mình trước pháp luật do
những khuyết tật, bệnh lý, bị tàn phế, thương tật mắc phải. Chính vì vậy, pháp
luật tố tụng bổ sung quyền yêu cầu khởi tố cho cả người đại diện hợp pháp để
đảm bảo cho quyền lợi của họ. Theo đó, đại diện hợp pháp được hiểu là
trường hợp một người nhân danh người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của
người được đại diện theo quy định của pháp luật. Người đại diện hợp pháp


4


của người chưa thành niên và người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất
có thể là cha mẹ, người nuôi dưỡng, luật sư của họ,… Tuy nhiên, pháp luật
chỉ ghi nhận quyền yêu cầu của người đại diện hợp pháp của người bị hại nếu
người bị hại là người chưa thành niên hoặc có nhược điểm về tâm thần hoặc
thể chất.
Về nội dung yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, pháp luật hiện hành chưa có
quy định cụ thể. Trong cuốn Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự, tác giả
cho rằng “nội dung yêu cầu khởi tố là yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự
người phạm tội. Nếu chỉ yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc chỉ u cầu cải
chính, xin lỗi thì khơng phải là u cầu khởi tố vụ án hình sự”3.
Về hình thức yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, Thông tư liên tịch số
05/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ
Cơng an, Bộ Quốc phịng về quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện
kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự
2003 quy định: “Yêu cầu khởi tố của người bị hại hoặc của người đại diện thể
hiện bằng đơn yêu cầu có chữ ký hoặc điểm chỉ của họ; nếu người bị hại hoặc
người đại diện đến trực tiếp trình bày thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải
lập biên bản ghi rõ nội dung yêu cầu khởi tố và yêu cầu họ ký hoặc điểm chỉ
vào biên bản. Biên bản do Viện kiểm sát lập phải được chuyển ngay cho Cơ
quan điều tra để xem xét việc khởi tố vụ án hình sự và đưa vào hồ sơ vụ án”.
Thời điểm yêu cầu khởi tố vụ án hình sự là một vấn đề mà Bộ luật Tố
tụng hình sự 2003 khơng quy định. Tuy nhiên, theo tinh thần của Điều 105
khoản 1 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, yêu cầu của người bị hại hoặc của
người đại diện hợp pháp của người bị hại phải có trước thời điểm ra quyết
định khởi tố hoặc chậm nhất là cùng thời gian với việc quyết định khởi tố vụ
án vì cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án khi có yêu cầu của
người bị hại.

3 Mai Thanh Hiếu, Nguyễn Chí Cơng, Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự



5

Về hậu quả pháp lý của việc khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại:
Với những vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, khi đã được cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thụ lý và giải quyết thì hậu quả pháp lý
đặc trưng nhất, đó là "người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình
bày lời buộc tội tại phiên tòa" (Điều 51 khoản 3 Bộ luật Tố tụng hình sự
2003). Về thời điểm người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ được
trình bày lời buộc tội tại phiên tịa thì Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 lại khơng
quy định. Theo mục I.7 Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10/2004
của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao thì thời điểm người bị hại hoặc người
đại diện hợp pháp của người bị hại trình bày lời buộc tội tuân theo quy định
chung của Bộ luật Tố tụng hình sự4. Đối với những vụ án được khởi tố theo
yêu cầu của người bị hại nhưng có căn cứ để đình chỉ điều tra (Điều 164
khoản 2) hay đình chỉ vụ án (Điều 169 khoản 1) thì cơ quan tiến hành tố tụng
vẫn có quyền đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án. Trong thời hạn 15 ngày kể
từ khi nhận được quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra, nếu thấy
quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ
án cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền; nếu thấy quyết định
đình chỉ điều tra khơng có căn cứ thì huỷ bỏ quyết định đình chỉ điều tra và
yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra; nếu thấy đủ căn cứ để truy tố thì
huỷ bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố.
1.2.2 Rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
Về chủ thể có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, Điều 105 khoản 2
Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định: "Trong trường hợp người đã yêu cầu
khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình
chỉ". Như vậy, chủ thể có quyền rút yêu cầu khởi tố là "người đã yêu cầu khởi
tố". Người đã yêu cầu khởi tố có thể là người bị hại hoặc người đại diện hợp

pháp của người bị hại.
4 Hoàng Lan Phương, Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong luật tố tụng hình sự Việt
Nam : Luận văn ThS. Luật, Nghd. : PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn


6

Về thời điểm rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, Điều 105 khoản 2 Bộ
luật Tố tụng hình sự 2003 đã quy định rất rõ thời điểm người có quyền yêu
cầu khởi tố được rút yêu cầu của mình, đó là "trước ngày mở phiên tịa sơ
thẩm". Như vậy, người đã yêu cầu khởi tố có thể rút yêu cầu vào thời điểm
ngay sau khi yêu cầu, trong giai đoạn điều tra, truy tố hoặc chuẩn bị xét xử sơ
thẩm.
Về hậu quả pháp lý của việc rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, trường
hợp vụ án đã được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, nhưng người bị hại
rút đơn yêu cầu trước ngày mở phiên tịa thì vụ án phải được đình chỉ. Vấn đề
này cũng được quy định chi tiết tại Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLTVKSTC-BCA-BQP của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Cơng an, Bộ
Quốc phịng về quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát
trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 như
sau: “Nếu ngay sau khi khởi tố vụ án hình sự mà người bị hại hoặc người đại
diện của họ rút yêu cầu khởi tố thì Cơ quan điều tra ra quyết định hủy bỏ
quyết định khởi tố vụ án và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng
cấp; nếu đang điều tra hoặc đã kết thúc điều tra thì Cơ quan điều tra ra quyết
định đình chỉ điều tra; nếu đã chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát thì Viện kiểm
sát ra quyết định đình chỉ vụ án”. Về vấn đề án phí, Điều 99 khoản 3 Bộ luật
Tố tụng hình sự quy định: “Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu
của người bị hại, nếu Tòa án tun bị cáo khơng có tội hoặc vụ án bị đình chỉ
theo quy định tại khoản 2 Điều 105 của Bộ luật này thì người bị hại phải trả
án phí”. Đồng thời pháp luật tố tụng khơng cho phép người bị hại đã rút đơn
yêu cầu khởi tố có quyền yêu cầu lại. Quy định này đã phần nào tạo ra sự chủ

động cho các cơ quan tiến hành tố tụng khi giải quyết yêu cầu của người bị
hại; đồng thời tránh việc người bị hại lợi dụng kẽ hở của pháp luật để kéo dài
quá trình tố tụng. Tuy nhiên, pháp luật cũng cho phép người bị hại có quyền
yêu cầu lại đó là trường hợp họ rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức. Trong
trường hợp đó các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm làm rõ nguyên


7

nhân dẫn đến việc người bị hại rút yêu cầu khởi tố vụ án. Việc rút đơn yêu cầu
của người bị hại phải được thể hiện bằng văn bản, có thể là đơn hoặc biên bản
ghi lời yêu cầu của họ.
1.3 Ý nghĩa
Không phải ngẫu nhiên mà Bộ luật Tố tụng hình sự lại quy định về vấn
đề khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại. Về mặt nguyên tắc
chung, khởi tố vụ án hình sự là quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền nhằm duy trì trật tự và cơng lý, không phụ thuộc vào ý muốn
cá nhân và không ai có thể can thiệp. Thực tế cho thấy có nhiều tội phạm gây
ra những thiệt hại không chỉ về vật chất mà cả những thiệt hại tinh thần đối
với người bị hại. Có nhiều trường hợp việc khởi tố vụ án hình sự, xử lý người
phạm tội mặc dù góp ích cho xã hội nhưng lại tiếp tục gây ra những tổn
thương về tinh thần cho người đã bị tội phạm gây thiệt hại, làm lộ bí mật đời
tư của họ, phá vỡ sự hòa giải trong nhân dân. Do vậy, trong một số trường
hợp nhất định, xuất phát từ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, pháp
luật quy định cho phép người bị hại lựa chọn quyền yêu cầu khởi tố hoặc
không khởi tố vụ án. Để hạn chế những trường hợp mà nếu khởi tố vụ án, lợi
ích về mặt xã hội thu được có thể khơng lớn mà cịn có khả năng làm tổn
thương thêm về mặt tinh thần cho người bị hại, các nhà làm luật đã xác lập
một khả năng, điều kiện để người bị hại cân nhắc, quyết định có yêu cầu cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xử lý về mặt hình sự đối với hành vi phạm tội

hay khơng. Với quy định đó, nhà làm luật tạo điều kiện cho người phạm tội có
cơ hội thuận lợi để khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra,
hạn chế việc gây thêm những tổn thất, mất mát về mặt tinh thần, danh dự
không cần thiết có thể có đối với người bị hại5.

5 Võ Khánh Vinh (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự/ Học viện Khoa học Xã hội


8

2. Hoàn thiện chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu người bị hại
2.1 Bất cập khi thực hiện chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người
bị hại
Thứ nhất, về quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp
người bị hại là người có nhược điểm về thể chất và tâm thần. Tại khoản 1
Điều 105 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định: "Những vụ án về các tội phạm
được quy định tại khoản 1 các Điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121,
122, 131 và 171 của Bộ luật Hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của
người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa
thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất". Vấn đề là nếu
quan điểm giữa người bị hại và người đại diện của họ khơng đồng nhất với
nhau trong việc có u cầu khởi tố vụ án hay khơng hoặc có rút u cầu khởi
tố vụ án hay khơng thì sẽ giải quyết thế nào. Lúc này, cơ quan tiến hành tố
tụng sẽ phải thực hiện theo yêu cầu của ai, của người bị hại hay yêu cầu của
người đại diện của bị hại? Thêm vào đó, pháp luật về tố tụng hình sự mới chỉ
quy định người đại diện hợp pháp được yêu cầu khởi tố vụ án khi người bị hại
là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần.
Vậy, trường hợp người bị hại chết (cả người bị hại thành niên và người bị hại
chưa thành niên) thì người đại diện hợp pháp của họ có quyền u cầu khởi tố
vụ án hay khơng? Về vấn đề này, Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 và các văn

bản hướng dẫn chưa có quy định.
Thứ hai, về thời hạn yêu cầu khởi tố. Điều 105 Bộ luật Tố tụng Hình sự
khơng quy định thời hạn cụ thể mà trong đó người bị hại được quyền yêu cầu
khởi tố, nghĩa là họ có quyền yêu cầu khởi tố vụ án bất cứ lúc nào. Nếu vụ án
thuộc trường hợp quy định tại Điều 105 Bộ luật Tố tụng Hình sự mà vì một lý
do nào đó người bị hại chưa yêu cầu khởi tố, nhưng cũng khơng thể hiện ý chí
là khơng u cầu khởi tố vụ án thì vụ án sẽ bị "treo" và chưa thể được giải
quyết. Những trường hợp này Cơ quan điều tra không thể ra quyết định khởi


9

tố vụ án vì chưa có u cầu khởi tố của người bị hại, cũng khơng thể ra quyết
định đình chỉ giải quyết vụ án vì khơng có căn cứ. Mặt khác, theo quy định tại
Điều 103 Bộ luật Tố tụng Hình sự, thời hạn giải quyết tin báo, tố giác về tội
phạm là 20 ngày, trường hợp đặc biệt có thể tới hai tháng. Tuy nhiên, thực tế
có những trường hợp thuộc quy định tại Điều 105 Bộ luật Tố tụng Hình sự, đã
quá hai tháng nhưng người bị hại vẫn khơng có u cầu khởi tố vụ án, họ
cũng khơng thể hiện ý chí từ bỏ quyền này. Hệ quả là Cơ quan điều tra không
thể giải quyết vụ án và buộc phải chấp nhận vi phạm thời hạn giải quyết tin
báo, tố giác về tội phạm theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Tố tụng Hình sự
vì liên quan đến quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại6.
Thứ ba, chính người bị hại cũng không giữ vững được lập trường, làm
ảnh hưởng đến sự nghiêm minh của pháp luật. Thực tiễn áp dụng pháp luật
cho thấy, ngay sau khi xảy ra sự việc phạm tội, người bị hại hoặc người đại
diện hợp pháp của họ ngay lập tức đến cơ quan chức năng yêu cầu khởi tố vụ
án, liên tục gây sức ép đến cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, sau khi cơ
quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thì người phạm tội bằng
cách này hay cách khác tìm cách thương lượng để người bị hại rút đơn yêu
cầu hoặc gây cản trở đối với quá trình điều tra. Đặc biệt đối với các tội gây

tổn hại đến sức khỏe, để xác định dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra cần
phải tiến hành giám định thương tật. Tuy nhiên, bên người phạm tội bằng
nhiều phương thức thủ đoạn khác nhau khiến người bị hại từ chối giám định
hoặc đã giám định rồi thì u cầu giám định lại. Trong khi đó, kết quả giám
định của các cơ quan giám định khác nhau cho ra những kết quả khác nhau,
thậm chí là dưới mức xử lý hình sự hoặc khơng có tổn thương thực tế để điều
tra tội phạm do người bị hại từ chối tiến hành giám định 7. Điều đó khơng chỉ
6 Minh Nhất, Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại – bất cập, khó khăn và kiến nghị hồn
thiện
7 Mai Thế Bảy, Đình chỉ điều tra vụ án theo yêu cầu của người bị hại khi họ rút đơn theo quy định tại khoản
2 Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003


10

ảnh hưởng đến sự nghiêm minh của pháp luật mà cịn gây tốn kém cho ngân
sách nhà nước.
Thứ tư, có sự bất cập giữa yêu cầu bảo vệ trật tự an toàn xã hội, chức
năng nhiệm vụ của cơ quan tiến hành tố tụng với việc tuân thủ các quy định
của Bộ luật Tố tụng hình sự. Vì Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 và các văn bản
hướng dẫn chưa có quy định nên thực tế, khi tội phạm xảy ra là các tội phạm
được quy định tại Điều 105 khoản 1 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, lúc đó vẫn
chưa có yêu cầu của người bị hại nhưng để đảm bảo cho quá trình điều tra vụ
án được thuận lợi nên cơ quan có thẩm quyền vẫn ra quyết định khởi tố vụ án.
Sau đó, nếu thấy vụ án thuộc trường hợp chỉ được khởi tố theo yêu cầu của
người bị hại, cơ quan có thẩm quyền sẽ hợp thực hóa bằng việc triệu tập
người bị hại đến để hỏi họ về yêu cầu khởi tố vụ án, hướng dẫn họ lùi lại ngày
tháng đưa ra yêu cầu cho phù hợp với việc ra quyết định khởi tố vụ án. Như
vậy, việc khởi tố vụ án nêu trên đều là vi phạm pháp luật tố tụng hình sự.
Thứ năm, về vấn đề rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Thực tiễn áp dụng

pháp luật cho thấy việc pháp luật chỉ cho phép người yêu cầu khởi tố có
quyền rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm là quá cứng nhắc. Bởi
trong nhiều trường hợp, chỉ khi đối diện nhau ở trước tòa, giữa người bị hại
và bị cáo mới tìm thấy sự cảm thông thực sự. Tuy nhiên, theo quy định của
Bộ luật Tố tụng hình sự thì lúc này người bị hại khơng thể rút u cầu khởi tố
được nữa. Ngồi ra, Bộ luật và các văn bản hướng dẫn khơng có quy định giải
thích thế nào là yêu cầu khởi tố “trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng
bức” nên gây ra khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc áp dụng pháp
luật.
Thứ sáu, về vấn đề yêu cầu lại sau khi đã rút yêu cầu khởi tố. Quy định
tại Điều 105 khoản 2 Bộ luật Tố tụng hình sự cho thấy: “Người bị hại đã rút
u cầu khởi tố thì khơng có quyền u cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do
bị ép buộc, cưỡng bức”. Vậy trong trường hợp người đại diện của người bị hại
là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất rút


11

u cầu khởi tố thì có quyền u cầu lại hay khơng? Đây là một thiếu sót rất
lớn của Bộ luật Tố tụng hình sự khi quy định vấn đề này.
Thứ bảy, người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại trình bày
lời buộc tội. Tại khoản 3 Điều 51 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định "Trong
trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy định tại
Điều 105 của Bộ luật này thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của
họ trình bày lời buộc tội tại phiên tịa". Người bị hại có u khởi tố vụ án hình
sự được pháp luật tố tụng quy định quyền “trình bày lời buộc tội”. Nhưng do
quy định khơng cụ thể mà gây ra nhận thức không thống nhất: Người cho đó
là quyền, người lại cho nó là nghĩa vụ. Hơn nữa, tại Điều 217 quy định về
trình tự phát biểu khi tranh tụng khơng có chỗ nào quy định thời điểm mà
người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội. Mặc dù

Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10/2004 của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn trong trường hợp này thì thì người bị hại,
đại diện hợp pháp của người bị hại tham gia tranh luận theo trình tự thơng
thường, song hướng dẫn đó chưa giải đáp được những vướng mắc như quy
định tại khoản 3 Điều 51 vì vấn đề đặt ra là họ trình bày lời buộc tội trước hay
đại diện Viện kiểm sát trình bày lời buộc tội trước và bị cáo, Luật sư của bị
cáo sẽ tranh luận đối với bản luận tội của đại diện Viện kiểm sát hay với lời
buộc tội của người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại8.
2.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu
của người bị hại trong Bộ luật Tố tụng hình sự
Một là, hồn thiện quy định về các trường hợp khởi tố vụ án theo yêu
cầu của người bị hại. Việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
được áp dụng đối với các trường hợp phạm tội sau: Khoản 1 Điều 104, 105,
106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật Hình sự. Thực tế
cho thấy pháp luật cần quy định thêm các trường hợp phải khởi tố theo yêu
8 Minh Nhất, Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại – bất cập, khó khăn và kiến nghị hồn
thiện


12

cầu của người bị hại như: xâm phạm chỗ ở của công dân; buộc người lao
động, cán bộ, công chức thơi việc trái pháp luật; lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản; hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản; vô ý gây thiệt hại
nghiêm trọng đến tài sản9.
Hai là, hoàn thiện quy định về người đại diện hợp pháp. Thực tiễn, có
những trường hợp một người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần nhưng
khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của họ chỉ bị hạn chế một phần,
nghĩa là họ vẫn có khả năng nhận thức nhất định về hậu quả của việc khởi tố
hay không khởi tố vụ án cũng như ảnh hưởng của việc khởi tố vụ án đối với

danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình. Trong khi đó, luật tố tụng hình sự lại tự
đặt mình vào thế khó khi trao cả quyền yêu cầu khởi tố vụ án cho người đại
diện của họ, khiến trong những trường hợp có mâu thuẫn ý chí giữa người bị
hại và người đại diện hợp pháp của họ thì khơng biết theo bên nào. Cần quy
định rõ ràng: đối với người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược
điểm về tâm thần, về thể chất bị Tòa án tuyên bố là mất năng lực hành vi dân
sự mà khơng có cùng ý kiến trong việc yêu cầu khởi tố hoặc rút yêu cầu khởi
tố vụ án với người đại diện hợp pháp của họ thì cơ quan tiến hành tố tụng
thực hiện theo yêu cầu của người đại diện hợp pháp của họ. Đối với người bị
hại là người có nhược điểm về thể chất, về tâm thần không bị Tòa án tuyên bố
là mất năng lực hành vi dân sự hoặc trong quá trình tiến hành tố tụng người
chưa thành niên đã đủ tuổi thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc
tâm thần đã lành bệnh mà họ có ý kiến khác với ý kiến của người đại diện hợp
pháp cho họ thì Cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện theo yêu cầu của họ.
Ngoài ra, Bộ luật Tố tụng hình sự chỉ quy định trường hợp người bị hại
chưa thành niên, có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần mà chưa quy định
trường hợp người bị hại chết hay mất tích. Vì vậy, Bộ luật Tố tụng hình sự
cần bổ sung trường hợp trên theo hướng thừa nhận người đại diện hợp pháp
9 Hoàng Lan Phương, Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong luật tố tụng hình sự Việt
Nam : Luận văn ThS. Luật, Nghd. : PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn


13

của người bị hại chết hay mất tích được tham gia tố tụng và được thực hiện
các quyền của người bị hại. Còn trường hợp người bị hại thực tế cũng khơng
cịn ai là người đại diện hợp pháp thì giải quyết như thế nào? Người thân của
người bị hại chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất
được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hợp pháp, khi tham gia tố
tụng họ có các quyền của người bị hại. Trường hợp người bị hại khơng cịn ai

là người thân thì cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu đoàn luật sư phân cơng
văn phịng luật sư cử người bảo vệ quyền lợi cho họ.
Ba là, hoàn thiện quy định về thời hạn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự.
Luật nên quy định theo hướng: “Thời hạn yêu cầu khởi tố theo khoản 1 Điều
này là 30 ngày, kể từ ngày xảy ra hành vi phạm tội. Quá thời hạn nêu trên,
người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa
thành niên, người bị bệnh làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành
vi khơng có quyền u cầu khởi tố vụ án”. Quy định như trên một mặt nâng
cao trách nhiệm, ý thức của người bị hại trong việc cân nhắc quyền yêu cầu
khởi tố hay khơng khởi tố vụ án của mình; mặt khác tạo điều kiện thuận lợi
cho cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, tránh việc vụ
án bị “treo” không thể giải quyết được và tình trạng vi phạm pháp luật một
cách “bất đắc dĩ” như trên10.
Bốn là, hoàn thiện quy định về quyền yêu cầu khởi tố. Đối với những
người bị hại khi bị xâm hại là người chưa thành niên nhưng sau đó đã đủ tuổi
thành niên; người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất nhưng sau đó đã
lành bệnh thì những người này hồn tồn có quyền u cầu cơ quan tiến hành
tố tụng khởi tố vụ án hình sự hoặc họ có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án hình
sự. Ngồi ra, luật cần quy định rõ ràng đối với người bị hại là người chưa
thành niên, người có nhược điểm về tâm thần, về thể chất bị Tòa án tuyên bố
là mất năng lực hành vi dân sự mà khơng có cùng ý kiến trong việc yêu cầu
10 Minh Nhất, Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại – bất cập, khó khăn và kiến nghị hồn
thiện


14

khởi tố hoặc rút yêu cầu khởi tố vụ án với người đại diện hợp pháp của họ thì
cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện theo yêu cầu của người đại diện hợp pháp
của họ.

Việc Bộ luật Tố tụng hình sự quy định quyền được yêu cầu khởi tố vụ án
cho người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã hạn chế
quyền chủ động khởi tố vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng. Vì vậy, cần bổ
sung vào khoản 1 Điều 105 – Bộ luật hình sự 2003 như sau: "Trong trường
hợp có căn cứ xác định người bị hại bị đe dọa, cưỡng bức mà không thể đưa
ra yêu cầu khởi tố vụ án thì Cơ quan điều tra có thể tự ra quyết định khởi tố
vụ án".
Để khắc phục trường hợp vụ án khởi tố theo yêu cầu người bị hại nhưng
quá trình điều tra Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi quyết
định khởi tố vụ án mà tội danh mới khởi tố không thuộc trường hợp khởi tố
theo yêu cầu của người bị hại quy định tại khoản 1 Điều này thì nên quy định
vụ án được giải quyết theo thủ tục chung, người bị hại khơng có quyền rút u
cầu khởi tố vụ án hình sự trước đó. Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo
thủ tục chung, nhưng quá trình điều tra Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra
quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án mà tội danh mới thuộc trường
hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy định tại khoản 1 Điều này thì
phải thơng báo cho người bị hại biết việc thay đổi quyết định khởi tố vụ án và
quyền yêu cầu tiếp tục xử lý vụ án hoặc đình chỉ vụ án của họ. Trong thời hạn
7 ngày, người bị hại có quyền yêu cầu tiếp tục xử lý vụ án hoặc đình chỉ vụ
án.
Năm là, hồn thiện quy định về rút yêu cầu khởi tố vụ án. Bộ luật Tố
tụng hình sự chỉ cho phép rút yêu cầu trước khi mở phiên tòa sơ thẩm. Dự
thảo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 chỉ quy định: “Trường hợp người đã yêu
cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ” mà khơng quy định
phạm vi rút u cầu. Tức là người đã yêu cầu có quyền rút yêu cầu lúc nào
cũng được, kể cả trước lúc tuyên án? Quy định như vậy sẽ làm mất đi tính


15


nghiêm minh của pháp luật. Luật nên cho phép người bị hại có quyền rút đơn
yêu cầu trước khi mở phiên tòa phúc thẩm với nguyên tắc chung là giải quyết
vụ án hình sự, dân sự phải hướng đến mục đích bảo đảm quyền lợi hợp pháp
của cơng dân, trật tự an tồn xã hội dựa trên cơ sở tơn trọng sự thỏa thuận giải
quyết mâu thuẫn nhỏ trong nhân dân11.
Sáu là, hoàn thiện quy định về người bị hại được yêu cầu khởi tố lại vụ
án. Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 chỉ quy định người bị hại mới có quyền u
cầu khởi tố lại cịn người đại diện hợp pháp thì khơng có quyền này. Quy định
như vậy là chưa đầy đủ vì người đại diện hợp pháp cũng có quyền yêu cầu
khởi tố và rút yêu cầu khởi tố. Do đó, cần sửa lại đoạn 3 khoản 2 Điều 105 Bộ
luật Tố tụng hình sự 2003 như sau: "Người đã yêu cầu khởi tố nếu rút u cầu
của mình thì khơng có quyền được u cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do
trái ý muốn".
Bảy là, hồn thiện quy định về quyền được trình bày lời buộc tội tại
phiên tòa của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại.
Trước hết cần sửa đổi quy định tại Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 theo
hướng quy định cụ thể việc “trình bày lời buộc tội” là quyền của người bị hại.
Theo đó: “Trong trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy định
tại Điều 105 của Bộ luật này thì người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của họ
có quyền trình bày lời buộc tội”. Về trình tự phát biểu khi tranh luận, Điều
314 Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đã bổ sung được điều này. Cụ thể:
“Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại quy định tại Điều
147 của Bộ luật này thì bị hại, người đại diện theo pháp luật của họ trình bày,
bổ sung ý kiến của mình sau khi Kiểm sát viên trình bày luận tội”.

11 Hoàng Thị Liên, Cần sửa đổi các quy định liên quan đến quyền khởi tố theo yêu cầu của người bị hại
trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Tạp chí Kiểm sát số 3/2008


16


KẾT LUẬN
Khởi tố theo yêu cầu của người bị hại là một chế định hay, xuất phát từ
quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, đảm bảo trật tự an tồn xã hội, tơn
trọng các xử sự thỏa thuận giải quyết mâu thuẫn nhỏ trong nhân dân. Tuy
nhiên, quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành quy định này cịn nhiều
bất cập dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm, khơng đảm bảo quyền, lợi ích hợp
pháp của người bị hại hoặc vi phạm thủ tục tố tụng. Hi vọng Dự thảo Bộ luật
Tố tụng hình sự 2015 đang được thảo luận sẽ đi theo hướng này để quy định
này thực hiện được mục đích ban đầu của các nhà làm luật.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật Tố tụng hình sự 2003;
2. Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;
3. Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP của Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng về quan hệ phối hợp
giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định
của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003;
4. Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10/2004 của Hội đồng
thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn quy định trong phần thứ nhất “Những
quy định chung” của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003;
5. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt
Nam, Nxb Tư pháp;
6. Võ Khánh Vinh (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình
sự/ Học viện Khoa học Xã hội, Nxb Tư pháp;
7. Mai Thanh Hiếu, Nguyễn Chí Cơng, Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án
hình sự, Nxb Lao động – Xã hội;



17

8. Minh Nhất, Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại – bất
cập, khó khăn và kiến nghị hoàn thiện;
9. Hoàng Lan Phương, Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị
hại trong luật tố tụng hình sự Việt Nam: Luận văn ThS. Luật, Nghd: PGS.TS.
Nguyễn Tất Viễn;
10. Hoàng Thị Liên, Cần sửa đổi các quy định liên quan đến quyền khởi
tố theo yêu cầu của người bị hại trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Tạp
chí Kiểm sát số 3/2008;
11. Mai Thế Bảy, Đình chỉ điều tra vụ án theo yêu cầu của người bị hại
khi họ rút đơn theo quy định tại khoản 2 Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự
năm 2003, Tạp chí kiểm sát số 20/2009.



×