Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

LỊCH sử văn MINH THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.7 KB, 19 trang )

Trình bày khái quát về lịch sử văn minh Thế Giới: các giai đoạn phát triển?
trình bày khái quát các nền văn minh lớn trên thế giới
- Thời đại văn minh nông nghiệp (4000 năm TCN - TK XVII)
+ Kinh tế nơng nghiệp làm nền tảng:
• Trồng cây lương thực
• Trồng cây cơng nghiệp: nho
• Chăn ni du mục và buôn bán
+ Lực lượng sản xuất: sức lao động của con người
+ Công cụ lao động thô sơ
+ Chia thành 2 khu vực:
• Phương Đơng: Châu Á, Châu Phi: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, TQ ,
ĐNA, Ả Rập - các nền văn minh tồn tại song song
• Phương Tây: Hi Lạp -> La Mã -> Tây Âu: kế thừa
=> Tốc độ phát triển của văn minh phương Tây nhanh hơn văn minh phương Đông
- Văn minh công nghiệp (TK XVII -1945)
• Nền tảng kinh tế là cơng nghiệp
• Sử dụng máy móc tập trung vào các cơng xưởng, nhà máy, lấy kinh tế cơng
thương nghiệp là chủ yếu
• Lấy máy móc thay thế cho sức lao động con người
• Các nền văn minh phát triển cao hơn đi chinh phục các nền văn minh khác
=> Phổ biến, lan tỏa các nền văn minh
• Trung tâm ở Châu Âu
• Cuộc cách mạng dân chủ tư sản
• Cách mạng cơng nghiệp Anh thế kỉ XVIII
• Cách mạng về tư tưởng
- Văn minh hậu cơng nghiệp (văn minh tin học)
• Khoa học kĩ thuật là động lực phát triển chính
• Dây chuyền cơng nghiệp hóa -> tự động hóa
• Động
lực
sản


xuất
chính:
tri
thức
con
người
1.

2. Phân tích điều kiện hình thành và phát triển của các nền văn minh thời kì cổ

đại? Phân tích sự giống và khác nhau trong các điều kiện đó của các nền văn
minh Phương Đông và văn minh Phương Tây cổ đại.
*Văn minh phương Đơng:
- Vị trí địa lí:
• Bao gồm Châu Á và Đông Bắc Châu Phi -> biên giới tiếp giáp của
các nền văn minh -> khả năng giao lưu, trao đổi
• Văn minh Ai Cập: gồm Ai Cập, Xu Đăng, Libi, Nubi,...
• Văn minh Lưỡng Hà nằm ở Tây Á gồm Irag, Iran và bán đảo Ả Rập
• Văn minh Trung Hoa: gồm TQ hiện nay, Mông Cổ, và một phần miền
Bắc Việt Nam hiện nay.
- Sơng ngịi:


Đây là điều kiện quan trọng nhất để hình thành các nền văn minh
Bồi đắp phù sa đồng bằng
Gía trị giao thương
Cái nơi nghệ thuật
Gía trị tín ngưỡng
- Dân cư-Nhân tố con người:
+ Cần cù chịu khó

+ Tinh thần đồn kết
+ Tư duy khép kín
- Kinh tế xã hội:
+ Nơng nghiệp: tự cung tự cấp. Biết chăn nuôi gia súc: bò, cừu , lợn, biết
trồng các loại ngũ cốc khác nhau: ngô,lúa mạch, kê, vừng và các loại cây ăn
quả khác.
+ Thủ công nghiệp: làm nhiều nghề thủ công: đồ gốm sứ TQ-LH, làm giấy
ở Ai Cậpm,… trình độ chuyên mơn hóa trong sản xuất
+ Chính trị: qn chủ chun quyền, độc đoán
+ Nhân tố cá nhân lịch sử nổi trội
*Văn minh Phương Tây
- Điều kiện tự nhiên:
+ Hy Lạp bị chia cắt
+ La Mã rất ít bằng phẳng
 Thuận lợi phát triển thương nghiệp biển, tiếp thu, tích lũy thành tựu văn minh từ
nơi khác.
- Dân cư:
+ Cởi mở, tư duy phóng khống -> Dễ tiếp nhận, hấp thu giá trị mới
+ Tư duy duy lí: tơn trọng ngun tắc chung, truyền thống luật pháp sớm
+ Năng động, sáng tạo, nhạy bén, khả năng thích ứng cao
- Kinh tế:
+ Chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp.
*Giống nhau:
- Do sự tan rã của nền kinh tế nguyên thủy là tiền đề để hình thành nền kinh tế
cổ đại ở các quốc gia phương Đông và phương Tây; đều trải qua mơ hình sản
xuất cơng xã thị tộc, cơng xã nơng thơn, đều có nền kinh tế đi lên từ nông
nghiệp,…
- Kinh tế phát triển đều dựa vào điều kiện tự nhiên
+ Phương Đông: tận dụng lượng mưa và đất phù sa để phát triển nông nghiệp,
hạn chế hậu quả do lũ lụt gây ra

+ Phương Tây: phát huy thế mạnh về hàng hải và thủ công nghiệp, hạn chế khó
khăn do thiếu hụt lương thực gây ra (do đất đai khơng thuận lợi cho phát triển
nơng nghiệp)







3. Vai trị của ĐKTN đối với sự hình thành các nền văn minh phương Đông








3.1. AI CẬP
- Là khu vực tương đối bị đóng kín. Nằm ở vùng Đơng Bắc châu Phi, nằm
dọc theo vùng hạ lưu của lưu vực sông Nile.
- Lịch sử của Ai Cập gắn liền với sơng Nile, có tác dụng rất lớn đối với sự
phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và lịch sử của Ai Cập.
- Vị trí tiếp giáp: Phía Bắc-Địa Trung Hải, phía Đơng-Biển Đỏ, phía Tây-sa
mạc Xahara, phía Nam-Nubi( một vùng núi hiểm trở khó qua lại)
Các mặt đều bị những biên giới thiên nhiên cách trở nên trong 1 thời gian dài, Ai
Cập cổ đại phát triển tương đối độc lập, ít có mối quan hệ với những khu vực xung
quanh.
Đông Bắc vùng kênh đào Xuye sau này, người Ai Cập mới có thể qua lại với vùng

Tây Á.
- Vai trị sơng Nile:
+ Người Ai Cập cổ đại tâm niệm: sơng Nile là dịng sơng của sự sống,
khơng chỉ bởi vì nó mang tới nguồn sống ni dưỡng mảnh đất Ai Cập mà
còn bởi những giá tị về văn minh và văn hóa vơ cùng lớn.
+ Bắt nguồn từ vùng xích đạo châu Phi, chảy xuyên qua lãnh thổ Ai Cập tạo
nên vùng thung lũng sông rộng lớn, chia Ai Cập làm 2 miền rõ rệt theo
dòng chảy từ Nam lên Bắc: Thượng Ai Cập – miền nam (dải lưu vực hẹp),
Hạ Ai Cập-miền Bắc (đồng bằng hình tam giác).
+ “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nile”( nhà sử học Herodotos): hàng năm
từ tháng 6-11 nước sông Nile dâng cao đem theo một lượng phù sa rất
phong phú, cung cấp nguồn nước tưới dồi dáo và là nguồn thực phẩm vô
tận cho người dân, tăng nâng suất nông nghiệp tối đa, thúc đẩy canh tác
trồng trọt.
+ Sông Nile cung cấp nguồn nước dồi dào phục vụ cho đời sống sinh hoạt
và sản xuất của con người.
+ Là con đường giao thông huyết mạch, giúp kết nối các vùng/miền ở Ai
Cập.
Tạo điều kiện cho kinh tế sớm phát triển => đưa Ai Cập bước vào nền văn minh
sớm nhất thế giới.
+ Điều kiện tự nhiên (đồng bằng màu mỡ, nguồn nước dồi dào,…) thuận lợi
cho sự phát triển và sinh trưởng của cây cối (đặc biệt là lúa nước) và vật
nuôi
Xu hướng phát triển kinh tế thiên về sản xuất nông nghiệp.
+ Thúc đẩy sự phát triển kinh tế
Sớm đưa tới sự phân hóa xã hội thành các tầng lớp: q tốc, nơng dân, cơng xã, nơ
lệ,...
+ Góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển về văn hóa của cư dân Ai
Cập.
- Tài nguyên thiên nhiên: nhiều loại đá quý (đá vôi, bazan, đá hoa cương, đá

mã não,..), kim loại (đồng, vàng), sát thì phải đưa từ bên ngoài vào.


- Khí hậu: sa mạc quanh năm khơ nóng
 Lưu giữ lâu dài những thành tựu (các cơng trình kiến trúc cổ, bảo quản xác ướp,..)

3.2. LƯỠNG HÀ
- Nằm giữa hai con sơng Euphrates và Tigris, có vị trí quan trọng trong việc
hình thành vùng đồng bằng ở giữa tạo nên nền văn minh Lưỡng Hà. Nơi
hẹp nhất 2 dòng sông được gọi là Babylon.
- Vùng đất màu mỡ thuận lợi cho cuộc sống con người, khơng có biên giới
hiểm trở bảo vệ -> Trở thành vùng tranh giành của nhiều tộc người, đi lại
dễ dàng nên hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa Lưỡng Hà với
những vùng xunh quanh rất phát triển.
- Nhận phù sa hàng năm khi nước lũ dâng cao từ 2 con sông.
- Biết làm nơng nghiệp từ rất sớm.
- Khí hậu Lưỡng Hà nóng và khơ, lượng mưa hàng năm khơng đáng kể ->
nông nghiệp chủ yếu được tiến hành trên những vùng đất đã được nước
sông tưới tiêu tự nhiên, bằng sức lao động của con người.
- Tài nguyên: có một loại đất sét rất tốt, là nguyên liệu cho kiến trúc, lưu trữ
văn bản chữ viết,..
3.3 TRUNG QUỐC
Vai trò của các dịng sơng: đóng vai trị quan trọng trong sự hình thành
văn minh Trung Hoa cổ đại mà cụ thể là sơng Hồng Hà ở phía Bắc và
sơng Trường Giang ở phía Nam.
+ Đều chảy theo hướng Tây-Đơng, hàng năm bồi đắp phù sa cho những
đồng bằng rộng lớn ở phía Đông Trung Quốc
 Thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
+ Nhờ có các đồng bằng phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào,.. nên chỉ
cần sử dụng những công cụ lao động thơ sơ, cư dân đã có thể tạo nên một

lượng sản phẩm lớn.
 Điều kiện nảy sinh cho sự tự hữu tài sản và bóc lột đã xuất hiện. Xã hội dần có sự
phân hóa giàu-nghèo.
+ Bồi tụ nên các đồng bằng rộng lớn. Là những tuyến giao thông huyết
mạch, liên kết giữa các vùng, các khu vực trong cả nước.
+ Gây khó khăn cho nhu cầu trị thủy.
- Đường biên giới giáp với 14 quốc gia, 3 trong 4 biển lớn của Thái Bình
Dương là Hồng Hải, Hoa Đơng, Biển Đơng.
 Đặt nền tảng cho việc hình thành một nền văn minh lớn, phát triển rực rỡ trong
lịch sử. Thuận lợi cho sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia/vùng lãnh thổ.
- Địa hình đa dạng, phong phú. Đa số các vùng có đầy đủ 4 mùa rõ rệt, mùa
đơng lạnh giá, mùa hè nóng nực. Từ Bắc xuống Nam lần lượt là các khu
vực khí hậu Hàn ôn đới, Trung ông đới, Á nhiệt đới, Nhiệt đới. Ở các


vùng núi cao như cao nguyên Tây Tạng, khí hậu có sự phân hóa theo độ
cao.
 Sự đa dạng của điều kiện tự nhiên tạo điều kiện hình thành nên sự đa dạng, phong
phú của văn hóa Trung Quốc.
3.4 ẤN ĐỘ
- Ấn Độ đã ra đời một trong những nền văn minh xuất hiện sớm nhất, phát
triển rực rỡ. Ấn Độ trước kia bao gồm trọn vẹn phần bán đảo Ấn Độ, hiện
nay chia thành các quốc gia Ấn Độ, Pakistan, Băng-la-đét, Nepal.
- Bán đảo Ấn Độ có hình tam giác, nằm ở phía Nam châu Á, tương đối biệt
lập, ngăn cách bởi dãy Himalaya.
- Phía Bắc và Đơng Bắc là dãy núi Himalaya cao và đồ sộ, phái Tây Bắc là
vùng rừng núi hiểm trở (xưa thuộc về Iran), phía nam giáp biển Ấn Độ
Dương.
- Hai mặt giáp biển nằm giữa đường biển từ Tây sang Đông đã tạo lợi thế cho
Ấn Độ và điểm dừng chân bắt buộc trên con đường hàng hải Tây-Đông.

4. Đặc điểm và thành tựu nổi bật của các nền văn minh phương Đông

4.1 AI CẬP
- Chữ viết:
+ Là một trong những dân tộc đầu tiên sáng tạo ra chữ viết trên thế giới, ra
đời vào thiên niên kỷ IV TCN.
+ Được phát hiện trên các bức phù điêu, tường vách của những lăng mộ,
đền đài,… qua các tài liệu bằng giấy Papyrus.
+ Chữ tượng hình: hình thức chữ viết đơn giản-sử dụng hình vẽ ghi chép
ngoại hình để miêu tả nội dung của từ
 Còn nhiều hạn chế, chỉ biểu thị được những từ mang tính cụ thể, khơng biểu hiện
những từ mang tính trừu tượng.
+ Chữ tượng ý: được phát triển từ chữ tượng hình, nhưng đơn giản hóa.
 Chưa thể biểu đạt hết những ý phức tạp, thiếu chính xác.
 Chữ viết đã giúp người Ai Cập cổ đại ghi chép, lưu trữ lại nhiều thơng tin q giá
về chính trị, tơn giáo, lịch sử, văn học,… cịn nhiều hạn chế. Khó diễn giải nên chỉ
có quý tộc và hệ thống thư lại là có thể sử dụng loại chữ này.
Văn học: Thể loại: tục ngữ, thơ ca trữ tình, truyện ngụ ngôn, trào phúng,
thần thoại,… phản ánh hiện thực xã hội.
- Tôn giáo: đa thần
+ Sùng bái động vật: mỗi bộ lạc có thần riêng, là những con vật gần gũi với
con người, biểu tượng cho sự tươi tốt, sinh sản và mạnh mẽ: thần Bị Cái,
Chim Ưng,…
+ Thời kì quốc gia thống nhất: xuất hiện thần chính của các trung tâm lớn.
Thần Ra, thánh Ptah (thần sáng tạo vũ trụ và con người), thần Amon,…


-

+ Thờ người chết: quan niệm rằng mỗi con người đều có một linh hồn mà

con người khơng thể nhìn thấy, linh hồn là bất tử, việc chôn cất thi hài gắn
liền với quan niệm hồn và xác. => tục ướp xác
Kiến trúc và điêu khắc:
+ Những tác phẩm kiến trúc đều chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi điều kiện tự
nhiên, tơn giáo.
+ Nhiều cơng trình đạt trình độ kĩ thuật cao, quy mô to lớn, đặc biệt là các
kiến trúc tôn giáo như đền thờ Cănnắc, đền thờ, kim tự tháp,… Kim tự tháp
là thành tựu nổi bật nhất của kiến trúc Ai Cập cổ đại, chủ yếu là khu vực ở
phía Bắc Ai Cập.
+ Điêu khắc chủ yếu là tôn giáo, thần thánh và các vị Pharaoh,… các tác
phẩm điêu khắc nổi tiếng như tượng nhân sư Xphanh, phù điêu trên các
lăng mộ cổ,… 2 cơng trình vĩ đại nhất: Kim tự tháp, tượng Xphanh (nhân
sư).

 Các công trình kim tự tháp, điêu khắc, kiến trúc đều là kết quả của quá trình lao

động và đỉnh cao sáng tạo của con người ở lưu vực sông Nile.
- Khoa học tự nhiên:
+ Tốn học: trình độ tương đối cao thể hiện thơng qua cách tính tỉ lệ kim tự
Tháp, tìm ra hệ số đếm cơ số 10, cách giải phương trình bậc nhất; biết tính
diện tính tam giác, tứ giác, thể tích tháp đáy hình vng, số pi=3,1416…
+ Thiên văn học: Dân cư khu vực sông Nile phát hiện ra nhiều vì sao (Bắc
Đẩu, Thiên Lang,…), lập ra lịch, một năm có 365 ngày, chia thành 12
tháng, 3 mùa, mỗi mùa 4 tháng, sự lên xuống của nước sông Nile,…
+ Y học: từ thời cổ vương quốc, người Ai Cập đã hiểu biết về cấu tạo cơ thể
con người, tìm ra các loại thuốc chữa bệnh và kĩ thuật ướp xác.
Người Ai Cập có câu “Tất cả mọi vật đều sợ thời gian, nhưng riêng thời gian phải
nghiêng mình trước Kim tự tháp”.
4.1 LƯỠNG HÀ
- Chữ viết:

+ Đầu thiên niên kỉ III TCN, người Xume (Lưỡng Hà) sáng tạo ra chữ viết
theo kiểu tượng hình. Do sự bố trí khác nhau của các nét chữ khác nhau nên
gọi là chữ viết hình nêm hay chữ tiết hình. Về sau người Phênixi và người
Ba Tư đã cải tiến chữ tiết hình thành vần chữ cái.
+ Các văn bản thời xưa của vùng Tây Á dùng loại chữ này để ghi lại tình
hình sinh hoạt kinh tế, xã hội, diễn biến chính trị.
- Văn học: văn học dân gian, sử thi. Phản ánh cuộc sống lao động của nhân
dân, cách ứng xử của con người được truyền miệng từ đời này sang đời
khác; chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tín ngưỡng, tôn giáo Lưỡng Hà cổ đại,

- Tôn giáo: đa thần, thờ cúng nhiều thần linh tự nhiên, động vật,.. xây dựng
nhiều đền, miếu thờ do các tăng lữ tiến hành nhiều nghi lễ rất phức tạp.


-

-

-

Việc thờ cúng thần chết cũng rất được coi trọng, chú ý đến lễ mai táng.
Khơng có quan niệm mối liên hệ giữa linh hồn và thể xác sau khi chết như
Ai Cập.
Luật pháp: Hammurabi là bộ luật quan trọng nhất của Lưỡng Hà được khắc
trên một tấm bia đá gồm 282 điều luật đề cập đến tội dân sự, hình sự, quyền
lợi, nhiệm vụ binh lính, chế độ ruộng đất, tô thuế, nô lệ,… Phản ánh các
hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong vương quốc cổ Babylon.
Kiến trúc và điêu khắc:
+ Nổi tiếng nhất là vườn treo Babylon (một trong 7 kì quan thế giới cổ đại),
các cơng trình kiến trúc chủ yếu là tháp, đền miếu, cung điện, thành vườn

hoa. Các cơng trình kiến trúc của Lưỡng Hà đều xây dựng bằng gạch,
nhưng cũng rất to lớn và hùng vĩ.
+ Điêu khắc gồm tượng và phù điêu: Bia diều hâu, Cột đá Naramxia, Bia
luật Hammurabi,… nhưng cũng không nổi bật lắm.
Thành tựu khoa học tự nhiên:
+ Toán học: Từ thời Xume, cư dân Lưỡng Hà đã lấy số 5 làm cơ sở của
phép đếm; biết cách đếm thập tiến vị, cách tính độ, cộng trừ nhân chia,
bảng căn số, giải phương trình ba ẩn,… biết tính diện tích hình chữ nhật,
tam giác, hình thang, hình trịn,…
+ Thiên văn học: xác định được đường hồng đạo và chia đường hoàng đạo
ra làm 12 cung, biết sao chổi, sao băng, động đất, bão,… Đặt ra lịch âm.
+ Y học: Các thầy thuốc đã được chuyên môn hóa, biết nhiều loại bệnh và
có phương pháp chữa trị cho nhiều bệnh khác nhau: uống thuốc, xoa bóp,
băn gbó, tẩy rửa, kể cả phẫu thuật.

4.2 TRUNG QUỐC
- Chữ viết:
+ TNK III TCN, chữ viết TQ ra đời nhưng là một thứ “văn tự kết thừng”.
Đến thời Thương-Ân xuất hiện “văn tự giáp cốt”.
+ Thời Tây Chu xuất hiện chữ kim văn.
+ Xuân Thu-Chiến Quốc chữ viết được cải tiến nên được gọi là chữ đại
triện.
+ Thời Tần Thủy Hoàng, đặt ra chính sách thống nhất chữ Trung Quốc đặt
trong khn hình vng gọi là chữ Tiểu triện. Có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong quá trình phát triển chữ Hán, từ chữ tượng hình sang văn tự
biểu ý.
+ Cuối thời Tần Thủy Hoàng đến thời Hán Tuyên Đế đã xuất hiện chữ Lệ.
 Giai đoạn quá độ để phát triển thành chữ Hán ngày nay và là ranh giới giữa cổ kim
văn tự.
- Văn học: Phát triển rực rỡ và vơ cùng phong phú với hình thức, thể loại,

tiêu biểu phải kể đến Kinh Thi, thơ Đường, tiểu thuyết Minh-Thanh,…
+ Thơ Đường: thời kì đỉnh cao của nền thơ ca Trung Quốc. các nhà thơ
Đường tiêu biểu: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,…


+ Tiểu thuyết Minh-Thanh là loại hình mới phát triển, các tác giả-tác phẩm
tiêu biểu: La Quán Trung (Tam quốc diễn nghĩa), Ngơ Thừa Ân (Tây Du
Kí),…
 Những tác phẩm thời kì này đã trở thành di sản quý báu trong nền văn học TQ.
- Sử học: phát triển sớm với kho tàng sử sách phong phú.
+ Thời Xuân Thu: nhiều nước đã đặt các quan chép sử, có ý thức về biên
soạn sử, trên cơ sở lịch sử nước Lỗ, Khổng Tử đã biên soạn ra Kinh Xuân
Thu.
+ Thời Hán: Tư Mã Thiên là một nhà viết sử lớn đã để lại tác phẩm Sử ký,
ghi chép lại lịch sử TQ từ thời Hoàng Đế đến thời Hán Vũ Đế.
+ Thời Đơng Hán: có các tác phẩm như Hán thư của Ban Cố, Tam Quốc chí
của Trần Thọ,..
+ Thời Minh-Thanh: các bộ Minh sử, Tứ khố toàn thư
- Nghệ thuật:
+ Kiến trúc: có sự phát triển rực rỡ, để lại nhiều cơng trình độc đáo có tầm
cỡ quốc tế như Vạn lý trường thành, kinh đô Trường An,… Thường sử
dụng vật liệu gỗ, bố trí các cơng trình thành quẩn thể kiến trúc, có sự ảnh
hưởng của tơn giáo, tín ngưỡng.
+ Điêu khắc: Người TQ biết dùng ngọc chế tác thành đồ trang trí đeo trước
cổ, kĩ thuật chế tác ngọc sớm nhất thế giới. Đời Tống có Vạn tự bi là tác
phẩm điêu khắc bia đá cao gần 3, với 39 vạn chữ. Nghệ thuật điêu khắc đã
có từ lâu đời, phát triển rực rữ với các thành tựu đáng kinh ngạc.
- Khoa học tự nhiên:
+ Toán học: biết sử dụng hệ thống thập tiến vị từ rất sớm, biết đến phân số,
mối quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác vng, phép tốn khai căn,

phương trình bậc 1, khái niệm về số âm và dương,…
+ Thiên văn học: vẽ được bản đồ sao với 800 vì sao từ thời nhà Thương,
xác định được chu kỳ chuyển động của 12o vì sao -> đặt ra lịch Can chi
(âm lịch).
+ Y học: biết dùng các phương pháp nghe, nhìn, hỏi, bắt mạch, dùng châm
cứu và thuốc bắc để chữa bệnh. Hai bộ sách “Hoàng đế nội kinh” và “Thần
Vàng bổn thảo kinh” có giá trị khoa học lớn về y học. Nhiều thầy thuốc giỏi
như là Hoa Đà, Biển Thước,…
- 4 phát minh lớn:
+ Gíay: được Thái Luân phát minh từ thời Đông Hán, được dùng phổ biến
để ghi chép thay cho các vật liệu trước đây như thẻ tre, đá, lụa,… nghề làm
giấy được truyền sang các nước châu Á và cả Châu Âu.
+ Kĩ thuật in: được bắt nguồn từ việc khắc các chữ cái trên con dấu có từ
thời Tần, sau đó là việc in các bùa chú để trừ ma của Đạo giáo. Kỹ thuật in
ngày càng hồn thiện và tiến bộ. Sau đó được truyền rộng rãi ra các nước
châu Á và châu Âu, đặt cơ sở cho kĩ thuật in hiện đại ngày nay.


+ Thuốc súng: được phát minh bởi các đạo sĩ luyện đan của Đạo giáo vào
thời Đường, được người TQ gọi là Hỏa dược. Đến thế kỷ X, thuốc súng
được sử dụng để chế tạo vũ khí thơ sơ.
+ La bàn (kim chỉ nam): biết đến từ thế kỷ III TCN, được sử dụng rộng rãi
trong việc đi biển từ TQ trueyèn sang Ả Rập rồi sang đến Châu Âu.
 Các phát minh trên đã giúp cải thiện đời sống người dân TQ, đóng góp to lớn cho
văn minh nhân loại.
- Tơn giáo: có các hệ tư tưởng học thuyết kkhác nhau trong đó nổi bật lên là
tư tưởng của Khổng Tử và Nho gia, Đạo gia, Pháp gia, Mặc gia.
- Giaó dục: thời Chu nền giáo dục TQ có quy chế rõ ràng, các trường học
được chia ra lmà 2 loại là Quốc học và Hương học, Khổng Tử là người đầu
tiên mở trường tư. Đến thời Tùy-Đường đã đặt ra chế độ khoa cử đầu tiên.

Đến năm 1905, chế độ khoa cử ở TQ bị bãi bỏ.
4.3 ẤN ĐỘ
- Chữ viết: chữ viết đầu tiên được sáng tạo từ thời văn hóa Harappa. Đến
khoảng thế kỷ V TCN, xuất hiện chữ Kharosthi, phỏng theo chữ viết Lưỡng
Hà, sau đó xuất hiện chữ Brahmi. Trên cơ sở chữ Brahmi, đặt ra chữ
Đêvanagaricó cách viết đơn giản, thuận tiện hơn. Đó là thứ chữ mới để viết
tiếng Sanskrit hiện nay vẫn được dùng tại Ấn Độ và Nepal.
- Văn học: hành tác phẩm rực rỡ nhất là Vêđa và Sử thi. Nổi bật hơn cả là sử
thi với hai tác phẩm văn học Mahabharata và Ramayana.
+ Mahabharata là bản trường ca và có thể coi là bộ “bách kkhoa tồn thư”
phản ánh mọi mặt đời sống xã hội.
+ Ramayana mô tả cuộc tình giữa chàng hồng tử Rama và cơng chúa Sita,
ảnh hưởng tới văn học dân gian một số nước ĐNÁ
- Nghệ thuật:
+ Kiến trúc: tiêu biểu là công trình kiến trúc tơn giáo nhưu trụ đá Asoka,
chùa hang Ajanta, chùa Tanjo, các đền thờ của đạo Hinđu,… các cơng trình
thường kết hợp với điêu khắc, hội họa. Thời Mơgơn, cơng trình kiến trúc
tiêu biểu là lăng Taj Mahal. Các cơng tình Hinđu giáo được xây dựng
nhiều nơi trên Ấn Độ vào khoảng thế kỉ VII-XI, tiêu biểu là cụm đền tháp
Khajuraho ở Trung Ấn. Các cơng trình kiến trúc Hồi giáo nổi bật là tháp
Mina được xây dựng từ khoảng thế kỉ XIII.
+ Điêu khắc: chủ yếu là khắc hội họa các nội dung tôn giáo, tiêu biểu là
tượng Phật, tượng thần Shiva, của đạo Hinđu,…
- Khoa học tự nhiên:
+ Thiên văn học: xác định 1 năm chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày,
mỗi ngày 30 giờ, cứ 5 năm thêm 1 tháng nhuận. Biết trái đất, mặt trăng có
hình cầu, phân biệt một số hành tinh và sự vận hành của chúng.
+ Toán học: sáng tạo ra hệ thống chữ số, tính chính xác số pi=3,1416; biết
tính diện tích một số hình, quan hệ giư các cạnh của một tam giác vuông.



+ Vật lí học:nêu ra thuyết nguyên tử và biết được sự tồn tại của lực hút trái
đất.
+ Y dược học: hiểu biết quan trọng về y học, chữa được nhiều loại bệnh,
biết dùng tới phẫu thuật.
- Tôn giáo:
+ Đạo Phật ra đời vào khoảng giữa thiên niên kỉ I TCN do thái tử Xitđacta
Gơtama, hiệu là Sakya Muni (Thích ca mâu ni) khởi xướng. Năm 544 TCN
là năm thứ 1 của Phật giáo do đó là thời gian Đức Phật nhập niết bàn. Phật
giáo nhanh chóng được truyền bá ở Bắc Ấn Độ. Từ thế kỷ thứ V –III TCN
đạo Phật đã triệu tập 3 cuộc Đại hội từ đó đạo Phật được truyền sang
Xrilanca, rồi đến các nước khác như Myanma, Thái Lan, Indolexia.
Sau đó thơng qua giáo lý của đạo Phật cải cách, xuất hiện phái Phật giáo
mới gọi là Đại thừa để phân biệt với phật giáo cũ là Tiểu thừa. Nhưng
những thế kỷ sau đó, Phật giáo suy dần ở Ấn Độ nhưng phát triển mạnh ở
các nước khác và trở thành quốc giáo của một số nước: Thái Lan,
Campuchia, Lào,…
=> Ảnh hưởng của Phật giáo đến xã hội Việt Nam: Là chỗ dựa trong đời sống văn
hóa, tinh thần của người dân Việt Nam, có tác dụng điều chỉnh hành vi, nhân cách con
người một cách tích cực.
4.3 Ả RẬP
- Đạo Hồi (Islam): gắn liền với quá trình ra đời và phát triển của đạo Hồi do
nhà tiên tri Mohammed truyền bá vào thế kỉ VII tại bán đảo Ả Rập.
+ Là tôn giáo nhất thần tuyệt đối chỉ tôn thời một vị Chúa trời duy nhất là
Allah.
+ Đạo Hồi tiếp tục nhiều quan điểm của các tơn giáo khác trong đó có Do
Thái và đạo Cơ Đốc về thuyết sáng tạo thế giới, thiên đàng và địa ngục,
cuộc phán xét cuối cùng, thiên thần và ác quỷ,…
+ Thừa nhận chế độ đa thê nhưng lấy nhiều nhất là 4 người vợ.
+ Có 5 nghĩa vụ của tín đồ

+ Đạo Hồi có kinh Coran ghi lại những lời nói của Mohammed mà theo tín
đồ đó là lời phán bảo của Allah.
+ Thời kỳ đầu, Hồi giáo mới chỉ được truyền bá ở bán đảo A Rập. Sau đó,
cùng với q trình chinh phục lãnh thổ của người A Rập, đạo Hồi theo đó
truyền bá khắp Tây Á, Trung Á, Bắc Phi và Tây Ban Nha.
+ Có hai dịng chính là Sunni và Shi’a.
+ Lục tin: Tin Chân Thánh, Thiên sứ, Sứ giả, Kinh thánh, Tiền định, Kiếp
sau
+ Không thờ ảnh tượng.
- Khoa học tự nhiên:
+ Toán học: kế thừa sâu sắc toán học Ấn độ, Hy-La nhưng sáng tạo thêm
phép lượng giác, giải phương trình bậc 3,4


-

-

+ Vật lí: kế thừa sâu sắc các thành tựu Hy-La và Ấn Độ, tập hợp thành công
chuyên về quang học, đặc biệt thuyết về khúc xạ ánh sáng qua gương cầu
lồi lõm.
+ Hóa học: điều chế axit từ giấm thực vật, chế rượu Rum từ mía,…
+ Thiên văn: do đời sống du mục nên người Ả Rập có điều kiện quan sát
bầu trời, có thêm nhiều thành tựu: 47 chịm sao, mặt trời khơng phải là
trung tâm của vũ trụ, trên trái đất có 7 miền khí hậu.
+ Y học: có nhiều khoa, bộ mơn tây y, nội khoa, ngoại kkhoa, dược khoa,
dưỡng sinh, tâm lý trị liệu, vật lí trị liệu,…
Văn học nghệ thuật: có sự kế thừa tinh hoa văn học Đông Tây, chịu ảnh
hưởng sâu sắc của tôn giáo nên văn học Ả Rập rất đặc sắc. Kinh Coran là
tác phẩ văn học đồ sộ kết tinh tài hoa trí tuệ của người Ả Rập, trong đó có

nhiều câu chuyện dân gian, truyền thuyết, ngụ ngơn,…
Kiến trúc: mang đậm chất men tôn giáo, xây dựng theo triết lý Hồi giáo
( Vịm củ hành, hình móng ngựa cách điệu, vành trăng lưỡi liềm, triết lý số
4, thoáng đạt, ở trung tâm có nguồn nước...); các cơng trình Thánh thất,
Thánh đường, cung điện lộng lẫy.

4.4 HY LẠP
Nền văn minh Hy-La phát triển rất toàn diện, mỗi mặt đều có thành tựu rực rỡ,
trong đó quan trọng nhất là các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, sử học, khoa học tự
nhiên và triết học.
- Văn học: gồm ba bộ phận chủ yếu và có liên quan chặt chẽ với nhau: thần
thoại, thơ, kịch.
+ Giai đoạn VIII-VI TCN nhân dân đã sáng tạo ra kho tàng thần thoại
phong phú, những truyện về khai thiên lập địa, các thần thuộc lĩnh vực đời
sống xã hội, anh hùng dũng sĩ, dần sắp xếp các thần theo tôn ti trật tự. Ảnh
hưởng tới tới nền văn học nghệ thuật của Hy Lạp vì cung cấp kho đề tài và
nguồn cảm hứng cho thơ, kịch, điêu khắc và hội họa.
+ Thơ có 2 tập sử thi nổi tiếng là Iliat và Ôđixê do Home, khai thác cuộc
chiến tranh giữa các quốc gia ở Hy Lạp với thành Tơroa Tiểu Á.
+ Nghệ thuật kịch của Hy Lạp bắt nguồn từ các hình thức thơ ca múa, hóa
trang trong các ngày lễ hội, đặc biệt là lễ hội thần rượu nho Điơnxốt. Có 2
loại: bi kịch và hài kịch.
- Sử học: Trước thế kỉ V TCN, biết đến lịch sử xa xưa của họ chủ yếu bằng
truyền thuyết và sử thi. Đến thế kỉ V TCN mới chính thức có lịch sử thành
văn. Những nhà sử học nổi tiếng Hêrơđốt, Tuxiđít, Xênơphơn
- Nghệ thuật: gồm ba mặt chủ yếu kiến trúc, điêu khắc, hội họa. Trong các
thành bang Hi Lạp, Aten là nơi có nhiều cơng trình kiến trúc tiêu biểu: đền
miếu, rạp hát, sân vận động... Ngồi Aten, các nơi khác cũng có những
cơng trình kiến trúc đẹp như đền Dớt ở Ơlempi,…
- Khoa học tự nhiên: có cống hiến quan trọng về các mặt toán học, thiên văn

học, vật lý, y học,… gắn liền với nhiều nhà khoa học nổi tiếng như: Talet,


-

-

Ơclit, Acsimet,… Thành tựu lớn là đặt cơ sở cho sự phát triển khoa học kĩ
thuật thế giới và tiền đề quan trọng cho sự phát triển của xã hội văn minh
thế giới.
Triết học: là quê hương của triết học phương Tây cùng với La Mã. Trên cơ
sở của chế độ nô lệ, quan điểm của các nhà triết học Hy-La rất đa dạng, có
thể chia thành hai phái chính là triết học duy vật và triết học duy tâm.
Luật pháp: điển hình là luật Dracơng, pháp lệnh của Xơlơng, pháp lệnh của
Clixten, pháp lệnh của Ephinantét và Pêriclét.

4.5 LA MÃ
- Văn học: Tiếp thu hoàn toàn kho tàng thần thoại và hệ thống các thần của
Hy Lạp nhưng lại đặt tên cho các vị thần đó: Thần Dớt của Hy Lạp trở
thành Giupite của La Mã.
- Thơ: phát triển nhất dưới thời Ốctaviẳt, nhóm tao đàn do Mêxen đƣợc
thành lập, Mêxen là một thân cận của Ốctaviaút đã đứng ra bảo vệ các thi
sĩ. Trong nhóm này có các nhà thơ nổi tiếng như: Viêcgian, Hơratiut,
Ơviđiút. Những nhà thơ xuất phát từ nhiều nguồn gốc: nhân dân, nô lệ và
kẻ sĩ…
- Sử học: đến cuối III TCN mới xuất hiện với những nhá sử học nổi tiếng
như: Nơvíut, Phabiut, Catơng,… góp phần quan trọng vào sự phát triển
của nên sử học thế giới cùng với Hy Lạp.
- Nghệ thuật: Hy Lạp và La Mã bao gồm 3 mặt chủ yếu: kiến trúc, điêu khắc
và hội họa. Thành tựu về kiến trúc của La Mã lại càng rực rỡ, có nhiều

sáng tạo các cơng trình kiến trúc như: tường thành, đền miếu, cung điện,
khải hồn mơn,… nổi tiếng nhất là đền Păngtêơng, rạp hát, các khải hồn
mơn. Điêu khắc cùng phong cách với Hy lạp, chủ yếu thể hiện ở hai mặt:
tượng và phù điêu.
- Luật pháp: luật 12 bảng đề cập đến nhiều mặt trong đời sống xã hội như
thể lệ tố tụng, xét xử, kế thừa tài sản, cho vay nợ, quan hệ gia đình, địa vị
phụ nữ,… có tác dụng hạn chế sự xét xử độc đốn của quý tộc, đồng thời
đặt cơ sở cho sự phát triển của luật pháp La Mã. Giữa thế kỉ V TCN, ban
hành nhiều pháp lệnh bổ sung.
- Đạo Kito: ra đời tại Palestin, từ thế kỉ VI TCN cư dân Do Thái đã theo
một tôn giáo nhất thần là đạo Do Thái thờ chúa Giê-hơ-va. Chính giáo
lý của đạo Do Thái, tư tưởng của phái khắc kỉ và đời sống cực khổ
khơng lối thốt của nhân dân bị áp bức là những yếu tố dẫn đến sự ra
đời của đạo Kito.
+ Người sáng lập là Chúa Jesus Chirst, con của Chúa trời đầu thai vào
người con gái đồng trinh Maria.
+ Đạo Kito cho rằng: chúa trời sáng tạo ra tất cả, kể cả loài người. Đưa
ra thuuyết TAM VỊ NHẤT THỂ: chúa ttrời (chúa cha), chúa Giêsu
(chúa con) và thần thánh, tuy 3 nhưng vốn là 1.


+ Quan niệm về thiên đường, địa ngục, long hồn bất thể, thiên thần,, ma
quỷ.
+ Kinh thánh được gọi là Kinh cựu ước: cựu ước và tân ước. Cựu ước là
kinh thánh do Đạo thái mà Đạo Kito tiếp nhận; Tân ước là kinh thánh
thực sự của đạo Kito viết bằng tiếng Hy Lạp.
+ Sau khi ra đời bị chính quyền La Mã đàn áp.
+ Cuối thế kỉ IV, đạo Kitơ chính thức được thừa nhận là quốc giáo của
đế quốc La Mã.
5. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa đến ĐNA


5.1 ẤN ĐỘ đối với ĐNÁ
Trong suốt 15 thế kỷ sau CN (từ I đến XV) là những ảnh hưởng to lớn của văn hóa
Ấn Độ, tơn giáo Ấn Độ ( hoặc Balamôn, Phật giáo) trở thành những tơn giáo chính
thống, chữ viết trở thành hình mẫu cho chữ nôm địa phương, đền thờ được làm
theo dựa trên lối kiến trúc của Ấn Độ. Nguyên nhân có sự ảnh hưởng mạnh của
văn minh Ấn Độ đến các nước ĐNA là do sự tương tương đồng về văn hóa nơng
nghiệp cổ xưa, địa lý, phong tục tập qn, văn hóa dân gian,… hơn nữa do sự phát
triển giao lưu giữa các nước bằng hoạt động của các thương nhân, thủy thủ và sự
tăng trưởng giao lưu kinh tế của các vùng ( tiến bộ của kĩ thuật hàng hải, kĩ thuật
đóng tàu lớn từ người Ba Tư).
- Tơn giáo: Ấn Độ là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo Balamơn, đạo Phật, đạo
Jain, đạo Xích.
+ Ấn Độ giáo được truyền bá sang ĐNÁ vào đầu công nguyên và có vai trị
quan trọng trong sự hình thành nhà nước sớm ở khu vực này.
+ Phật giáo du nhập vào Việt Nam vào quãng những năm 194-195, và
trung tâm Phật giáo lúc bấy giờ là Luy Lâu ( nay thuộc huyện Thuận
Thành, Bắc Ninh).
• Nhà Lý-Trần dựa vào Phật giáo để cai trị, nhà Lý coi Phật giáo là
quốc giáo, gắn liền với các vị sư như Viên Thông, Đạo Hạnh, Minh
Không, Giác Hải,… Đạo Phật thịnh hành là một trong những điều
kiện cho việc ra đời của nền văn minh Đại Việt vào thế kỉ XI-XVI.
• Thời Trần, Phật giáo vẫn cịn giữ vị trí quan trọng nhưng các nhà sư
khơng tham gia và chính trị mà họ lui về cư trú ở các chùa chiền.
• Thời Trịnh-Nguyễn Phật giáo vẫn được chú ý: nhiều chùa chiền
được xây dựng, trùng tu.
• Phật giáo VN mang đậm Thiền tơng Đại thừa TQ.
+ Inđơnexia: Phật giáo Đại thừa có mặt từ rất sớm khoảng thế kỉ II, Phật
giáo phát triển rực rỡ thời kì quốc gia Srivijaya và ngơi chùa Borobudur là
biểu tượng kiến trúc Phật giáo thời đó. Đến thế kỉ XIII, Phật giáo tiểu thừa

xuất hiện thay thế Đại thừa.
+ Thái Lan: Phật giáo tiểu thừa có mặt khoảng thế kỉ I sau CN.
 Phật giáo trở thành tư tưởng chính thống và là quốc giáo ở một số nước ĐNÁ. Ở
một số nước, Phật giáo có vai trị góp phần vào việc xây dựng văn hóa thống nhất.


-

Chữ viết: tiếng Sanskrit đóng vai trị quan trọng trong việc truyền tải Ấn Độ
giáo vào ĐNÁ.
Kiến trúc: Điều đó được thể hiện qua các kiểu điêu khắc, trang trí, các
mảng phù điêu đều in đậm dấu ấn của Ấn Độ.

5.2 TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI ĐNÁ
- Trung Quốc và ĐNÁ có những nét tương đồng, đặc điểm chung, lấy sản
xuất nông nghiệp lúa nước làm phương thức hoạt động kinh tế là chính.
6. Vai trị của nơ lệ trong xã hội HL-LM
- Nô lệ trong xã hội chiếm hữu nô lệ là những người thuộc sở hữu và chịu

-

quản lý trực tiếp bởi những gọi được gọi là chủ nô. Họ khơng có quyền
trong xã hội, khơng có sự tự do hoạt động cũng như khơng được trả lương
hay phí sinh hoạt; họ xem như là tầng lớp thấp nhất của xã hội.
Là lực lượng sản xuất chính và thường bị bóc lột thậm tệ bởi chủ nơ.
Dưới thời Hy Lạp cổ đại:
+ Nô lệ xuất hiện ngay từ thời gian người Crete xây dựng nền văn minh ở
khu vực biển Aegean.
+ Thời kì Homer, nơ lệ chưa bị chủ nô quý tộc đối xử tàn nhẫn nhưng xã
hội đang dần hình thành tầng lớp nơ lệ và trở thành tầng lớp bị bóc lột trong

xã hội chiếm hữu nơ lệ sau này.
+ Từ thế kỉ VIII-V TCN, do tích lũy nhiều tư liệu sản xuất và sống dựa vào
sự lao động nên dân nghèo và nô lệ dần hiện hữu. Nô lệ dần xuất hiện nhiều
hơn khi những thành viên xã hội thị tộc cũ bị phân hóa, một số bị tước
ruộng đất vì nợ; số lượng chủ yếu là tù nhân, mua bán từ những chợ nô lệ.
+ Thời nhà nước Sparta: Nô lệ người Hilotes chiếm số lượng đông đảo và
được coi là nô lệ chung của nhà nước. Họ gắn chặt vào ruộng đất, phải lao
động sản xuất và hưởng 1 phần thu hoạch, khơng có quyền lợi chính trị,
thân thể, tư pháp nhưng vẫn có được gia đình riêng, thu nhập riêng, lệ thuộc
vào chủ nô nhưng là sở hữu chung của nhà nước.
+ Thời kì thành bang Athens: Quan hệ hàng hóa và tiền tệ phát triển nhanh
chóng, dần xuất hiện giai cấp trong xã hội. Dân tự do và nông dân dần bị
tầng lớp q tộc đặt ách nơ dịch và vì nợ nần mà biến thành nô lệ. Họ phải
nộp 5/6 thu hoạch của mình cho giai cấp chiếm hữu ruộng đất lớn để trả nợ,
không trả đúng hẹn sẽ bị đem bán làm nơ lệ. Đã có 2 cuộc cách tân quan
trọng trong lịch sử cũng như đối với tầng lớp nô lệ là: Solon (đầu thế kỉ VI
TCN) và Cleisthennes (cuối thế kỉ VI TCN).
+ Chiến tranh Hy Lạp – Ba Tư (499-448 TCN): Là một trong 2 cuộc chiến
tranh lớn của lịch sử Hy Lạp, nô lệ nếu muốn được tự do thì phải tham
chiến.
+ Athens từ thế kỷ V-IV TCN: Nơ lệ trở thành một loại hàng hóa, trở thành
động lực sản xuất cơ bản của chế độ chiếm nô khu vực Địa Trung Hải,
được xem như của cải di động và là thứ cơng cụ biết nói phục vụ cho giới


cầm quyền. Cảng Piraues là trung tâm nhập và xuất nơ lệ. Có vai trị trọng
yếu trong sản xất ra của cải xã hội, xuất hiện ở khắp nơi và mọi nghành
nghề trong xã hội, chèo thuyền và lao động nặng nhọc ở hầm mỏ.
 Chiếm hữu nô lệ phát triển đến mức hồn hảo vì có sự phân cơng rõ ràng trong xã
hội, lao động chân tay-trí óc nhờ vậy tầng lớp tri thức có thời gian để nghiên cứu

khoa học, triết học.
+ Thế kỉ III TCN, chế độ nô lệ dần không phát triển. Là tiền đề để xã hội
Hu Lạp chuyển sang phương thức sản xuất phong kiến.
- Thời La Mã cổ đại:
+ Thế kỉ III TCN-đầu II TCN, sự chinh phục La mã đã cắt đứt con đường
chuyển đổi phương thức sản xuât mới.
+ La Mã thời cộng hịa: có nhiều nguồn lợi về nơ lệ vì liên tục chiến thắng
trong các cuộc chiến tranh, xuất hiện nhiều chợ bn nơ lệ. Từ đó thúcd dẩy
q trình phát triển kinh tế và chế độ chiếm hữu nơ lệ.
+ Loại hình kinh tế nơng nghiệp Latifundia, nơ lệ được tập trung sản xuất
độc canh với số lượng đông đảo. Do công cụ thô sơ, lạc hậu, nên nơ lệ làm
việc cả ngày và đảm nhận tồn bộ công việc: trực tiếp sử dụng các hầm mỏ
của chủ nơ, khn vác vận chuyển hàng hóa ở Địa Trung Hải, làm những
công việc đơn giản như quết dọn nhà cửa, giữ ngựa,.. còn sử dụng như một
trò mua vui cho giới chủ nô: trở thành đấu sĩ đấu với nhau hoặc vs thú dữ,..
và họ được pháp luật quốc gia này thừa nhận.
+ Công nghiệp và thương mại: Các xưởng thủ cơng phát triển và có xu
hướng chun mơn hóa, do vậy sử dụng nhiều nơ lệ phục vụ cho việc chế
biến dầu olliu, đóng thuyền, khai thác hầm mỏ,…
+ Nguồn gốc nô lệ đén từ nhiều nơi khác nhau: quan trọng nhất là tù binh,
vì nợ, người dân bị cướp biển bắt cóc làm nơ lệ, từ những đám trẻ lang
thang, mồ côi được gia chủ đem về ni.
 Chính sức lao động của của nơ lệ đã tạo nên những nguồn lợi kinh tế dồi dào, làm
giàu cho chủ nơ.
+ Thời kì cực thịnh của chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã (thế kỉ I và II) nền
kinh tế đã có những bước phát triển mới trong lĩnh vực thủ công nghiệp,
thương nghiệp,… nô lệ vẫn cịn được sử dụng là lực lượng lao động chính.
Chủ nơ chủ động chia nhỏ ruộng đất của mình và một số công cụ lao động
và giao cho nô lệ quyền tự do sản xuất vào cuối thế kỉ II-đầu thế kỉ III.
+ Thời kì khủng hoảng, suy vọng ( III-IV): chế độ chiếm hữu nô lệ dần bộc

lộ những dấu hiệu suy thối nghiêm trọng khi số lượng nơ lệ ngày càng
giảm, vì khơng cịn nhiều chiến tranh như trước, sự bóc lột nặng nề với
khối lượng cơng việc lớn. Xuất hiện chế độ mới gọi là lệ nông- tiền thân
của giai tần nông nô dưới chế độ phong kiến.
 VAI TRỊ:
- Có vai trị quan trọng khơng ai có thể phủ nhận.
- Là nguồn lực thúc đẩy kinh tế phát triển, đông thời gây nhiều mâu thuẫn xã
hội gay gắt nhưng phần thắng lúc nào cũng nghiêng về chủ nô.


-

-

-

Là thành phần tham gia trực tiếp những cuộc chiến tranh, nhưng lại biến
thành vật phẩm để cống nạp cho kẻ giành chiến thắng. Vì thế trở nên linh
hoạt đối với xã hội Hy-La cổ đại.
Bị coi là món hàng, là cơng cụ biết nói, là đồ vật có giá trị của chủ nô và
không được đè cao nhưng họ là tầng lớp duy nhất trong xã hội làm ra của
cải dồi dào.
Phục vụ cho chiến tranh của các quốc gia, xã hội đương thời.
Là tầng lớp chủ đạo trong suốt thời kỳ chiếm hữu nô lệ.

7. Thể chế nhà nước

7.1 Nền dân chủ Hy Lạp (Athen)
- Nguồn gốc của nền dân chủ hiện đại chúng ta được cho là sự trỗi dậy của
nền dân chủ Hy Lạp.

- Trước khi nền dân chủ xuất hiện, thành phố Athens được cai trị bởi tầng lớp
quý tộc, về bản chất được coi là chế độ quân chủ, độc tài đầu sỏ và chế độ
chuyên chế.
- Từ thế kỉ I TCN, chế độ cơng hịa La Mã dần bị chế độ độc tài thay thế.
- Sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa nô lệ Xpactacut, ở La Mã đã xuất hiện
chính quyền tay ba: Gratxut, Pômpê, Xêda lần thứ nhất.
- Năm 43 TCN, La Mã xuất hiện chính quyền tay ba lần thứ hai: Antơniút,
Lêpiđút, Ốctavianẳt.
- Cuối cùng, chính quyền nằm trong tay Ốctavianẳt, tuy vãn là chế độ cộng
hịa nhưng thực chất đã chuyển sang chế độ chuyên chế.
- Đầu thế kỷ 6 TCN, Solón-chính khách Athen đã đặt nền tảng dân chủ Hy
Lạp nhưng sau đó bị chỉnh phủ đầu sỏ phản tác dụng.
- Cuối thế kỷ này, nhờ cải cách của Cleisthenes nên dân chủ Hy Lạp đã được
thiết lập. Ơng thay đổi hình thức chính phủ, dựa trên tổ chức lại người
Athen thành các bộ lạc nơi họ sinh sống mà ra quyết định, thay vì dựa trên
sự giàu có.
- Nền dân chủ Hy Lạp tạo thành từ 3 cơ quan quản lý: Ekklesía, Boule và
Dikasteria.
+ Ekklesía: cịn được gọi là Hội đồng, là cơ quan chính và có chủ quyền
của chính phủ Athen (có thể so sánh với thể chế của các quốc hội hiện tại
trong nền dân chủ hiện đại).
• Luật pháp đã được quyết định, các thẩm phán được bầu ra và thủ tục
cho chiến tranh và hịa bình đã được thống nhất. Biểu quyết bằng
cách giơ tay, đặt viên đá trắng hoặc đen vào thùng bỏ phiếu.
• Ekklesía độc quyền, phụ nữ, nơ lệ và cư dân nước ngồi bị cấm tham
gia ngoại trừ cơng dân nam trưởng thành trên 20t và họ đều phải
làm như vậy tại các cuộc họp.
• Khơng có cuộc bỏ phiếu qua đường bưu điện.
 Là nền dân chủ trực tiếp, không đại diện.



+ La Boule: là Hội đồng Năm trăm, thực hiện quyền hành pháp. Mục tiêu
chính là thực hiện quyền lực thực tế của chính phủ, quyết định chủ đề sẽ
được thảo luận tại Ekklesía.
• Gồm 500 người đàn ơng, đến từ 10 bộ lạc Athen, được chọn bằng
cách rút thăm và phải phục vụ trong hội đồng 1 năm.
+ Dikasteria: là Tịa án nhân dân, có vai trị là nhánh tư pháp của Athens
cổ đại.
• Gồm 500 người đàn ơng như Boule, bồi thẩm đoàn được chọn bằng
cách rút thăm, và phải đủ đk trên 30t.
• Bất kì ai trên 20t đều có thể trình bày các tranh chấp tại Dikasteria,
đưa ra tòa hoặc bảo vệ cáo buộc, bào chữa.
 Nền dân chủ Hy Lạp tồn tại gần 1 thế kỷ, ngay sau khi chiến tranh Peloponnesia
kết thúc và sự thất bại của Athens. Là bước phát triển vĩ đại trong lịch sử văn minh
phương Tây và được các nền dân chủ hiện đại phát triển ở dạng nhân văn và tiên
tiến nhất. Tuy vậy vẫn còn nhiều hạn chế nhất định (nơ lệ, ngoại kiều, phụ nữ
khơng có quyền tham gia quản lý nhà nước)
7.2 Nền cộng hòa La Mã (nền cộng hòa sớm nhất thế giới)
- Được thiết lập sau khi vị vua cuối cùng ở thời kì quân chủ bị phế truất. Khi
nhà vua bị hạ bệ, một hệ thống dựa trên những quan chức hành chính địa
phương được bầu ra hàng năm.
- Xung đột nội bộ trở thành mối đe dọa lớn đối với nền Cộng Hòa: Hội đồng
nguyên lão giữ lấy quyền lực, liên tục phản đối những cải cách đất đai quan
trọng, thêm vào đó là chính sách cải cách qn sự dẫn đến quân lính trung
thành với người chỉ huy hơn thành phố.
- Giữa TK I TCN, Julius Caeser-Pompey-Crassus nắm quyền kiểm sốt
khơng chính thức chính phủ cộng hịa gọi là Chế độ tam hùng 1.
- Do sự sụp đổ của chế độ tam hùng 1 và cái chết của Crassus, mâu thuẫn
giữa Caeser và hội đồng nguyên lão đã dẫn đến nội chiến. Caesar chiến
thắng và được phong làm nhà độc tài suốt đời sau khi từ chối tước hiệu

quốc vương.
- Chế độ tam hùng 2: Augustus và những cựu trợ thần Marcus Antonius,
Marcus Aemilius Lepidus. Sau đó rơi vào cuộc đấu tranh giành quyền
thống trị. Augustus nắm quyền lực tuyệt đối với tư cachs là thống sối qn
sự.
- Cộng Hịa La mã tồn tại ổn định hàng trăm năm bởi ba bộ phận: Chấp
chiính, Viện Nguyên Lão và Hội đồng các Century. Tuy nhiên càng về gần
mốc CN thì bị phá vỡ bởi sự xuất hiện của hàng loạt vấn đề bất bình đẳng
xã hội, chính quyền tham nhũng, chính trị hóa quân độ và suy giảm đưccs
hạnh truyền thống.
8. Thành tựu và ý nghĩa của phong trào Phục hưng


Là phong trào văn hóa tư tưởng mang nội dung hoàn toàn mới – giai cấp tư sản
mới ra đời. Sau thời kì Đêm trường trung cổ khiến Châu Âu chìm vào lạc hậu, ưu
tối. Thêm vào đó hàng loạt các sự kiện diễn ra suốt thế kỉ 14-15, đặc biệt là sự
kiện đế La Mã sụp đổ dưới tay người Hồi giáo 1453, hàng loạt các cuộc phát kiến
địa lí diễn ra đã làm thay đổi những định kiến về con người, thế giới, vũ trụ. Châu
Âu đứng trước sự lựa chọn phải vươn mình trở dậy hay chìm đắm trong sự lạc
hậu. Cuối cùng, Châu Âu lựa chọn thay đổi tạo ra thời kì phát triển rực rỡ gọi là
Phục hưng.
- Vì sao lại xuất hiện văn hóa phục hưng:
+ Tây Âu thế kỉ V-X dựa trên nền tảng tự cung tự cấp, giao lưu trao đổi còn
hạn chế, văn hóa vì vậy cũng khó phát triển.
+ Tới thế kỉ XIV, sự phát triển kinh tế công thương ở các thành thị, bộ mặt
kinh tế Tây Âu có nhiều thay đổi, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình
thành cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Nhiều nơng nơ lấy lại sự tự
do, tìm về nơi có giao thơng thuận lợi để làm ăn, từ đó ra đời những thành
thị cổ trung đại.
+ Mong muốn khơi phục sự huy hồng của văn hóa Tây Âu thời cổ đại vì

các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản không chịu chấp nhận những giáo lý
lỗi thời.
+Từ những yêu cầu bắt buộc con người phải tìm ra hướng giải quyết,
những tiến bộ của kĩ thuật giúp con người thốt khỏi tình trạng lạc hậu,
nhận thức bản chất của thế giới.
+ Xuất hiện đầu tiên tại Ý Phục hồi làm cho những tinh hoa văn hóa của Hy
Lạp La Mã hưng thịnh trở lại nên gọi là văn hóa phục hưng.
+ Quê hương của phong trào văn hóa phục hưng là Italia-cũng là quê hương
của nền văn minh La mã cổ đại.
- Văn học: thơ, kịch, tiểu thuyết thời kì này đều có những thành tựu lớn.
+Thơ: Người mở đầu cho văn hóa Phục Hưng là Dante với những tác phẩm
như “Cuộc đời mới”, “Thần khúc”,…Mong muốn nước Ý được thống nhất,
đồng thời thể hiện khát vọng tự do trong con người.
+ Tiểu thuyết: Boccacio, sau này là Francois Rabelais và Miguel de
Cervantes là nhà văn lớn thơng qua tác phẩm Don Quijote, nội dung nói về
người thực việc thực trong xã hội lúc bấy giờ, với những quan niệm lỗi thời
cổ hữ đang nghiêng ngửa trong vũng bùn tôn giáo vầ phong kiến phản
động.
+ Kịch: Wiliam Shakespeare(36 vở kịch gồm hài kịch, bi kịch, kịch sự) là
người tiêu biểu cho nền văn hóa Anh thời kì này với các tác phẩm như:
Romeo và Juliet, Hamlet, Othello, Đêm thứ mười hai,… xoáy sâu vào chủ
đề xã hội phong kiến mục nát, giáo lý trong xã hội, đưa lên sân khấu các
nhân vật thuộc tất cả các tầng lớp trong xã hội.
+ Nghệ thuật: đạt đến đỉnh cao gắn liền với các tên tuổi như Leonado da
Vinci, Michenlango Buonarroti,… Đề tài khai thác trong kinh thánh hoặc
thần thoại nhưng nội dung thì hồn tồn hiện thực, thể hiện giá trị nhân văn,


-


-

-

chống lại giáo hội. Đặt đến đỉnh cao nghệ thuật: Hình khối chắc chắn, rõ
ràng, mạch lạc, đặc tả cảm xúc, nội tâm nhân vật.
+ Điêu khắc, kiến trúc: Michenlango Buonarroti là nhà điêu khắc, sáng tác
thơ, kiến trúc sư nổi tiếng. Tác phẩmm tiêu biểu là Sáng tạo thế giới, Cuộc
phán xết cuối cùng,…; điêu khắc có David, Moisc, Người nơ lệ bị trói,…
Đặc biệt là tượng điêu khắc David được làm bằng đá cẩm thạch của
Michenlango được đặt tại Florence thể hiện tinh thần của kẻ thống trị phải
anh dũng bảo vệ thành phố.
+ Hội họa: Raphel sở trường là vẽ chân dung, thể hiện sống động và vẻ đẹp
tươi tắn của các cô gái, hiền hậu và dịu dàng của người mẹ, ngây thơ đáng
yêu của em bé. Ngồi ra cịn có Quentin Matsys, Albrecht Diirerc, Le Nain,
… chủ yếulà hoạt động con người bình thường.
Khoa học tự nhiên:
+ Thiên văn học:
• Cơpecnic với học thuyết Mặt trời là trung tâm của vũ trụ, mặt trời và
các hành tinh quay xung quanh Trái Đất.
• Bruno cho rằng vũ trụ là vô hạn, mặt trời không phải là trung tâm
của vũ trụ mà là trung tâm của thái dương hệ.
• Galilei là người đầu tiên dùng kính viễn vọng phóng to 30 lần để
quan sát bầu trời, chứng minh mặt trăng là 1 hành tinh, thiên hà do
vô số vì sao tạo thành, song cũng giải thích được cấu tạo của sao
Chổi. Là người mở đầu cho nghành khoa học thực nghiệm, phát hiện
ra định luật rơi thẳng đứng và dao động vật thể.
Y học:
+ Vêladơ (1514-1564) - nhà phẫu thuật Needeclan, ông đã xuất bản sách
miêu tả kĩ lưỡng “Cấu tạo của cơ thể con ngƣời”

+ Misen Sécvê (1509-1553): đã khám phá ra tiểu tuần hoàn của máu” giữa
tim và phổi.
+ Paraxen (1473-1541): ở Thụy Sĩ đã dùng các chất hóa học cho nghề
thuốc.
Triết học:
+ Xuất hiện các học thuyết triết học về con người và lịch sử của nó, chủ
nghĩa nhân đạo, giải phóng con người và tuyên bố quyền bình đẳng con
người.
+ Phát triển hơn nữa những luồng tư tưởng mới, tiếp thu và khôi phục
những giá trị tư tưởng truyền thống.



×