Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Quan điểm hồ chí minh về chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu của độc lập dân tộc, là cơ sở để củng cố, giữ vững độc lập dân tộc, phát triển đất nước sự vận dụng của đảng ta trong công cuộc đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.53 KB, 16 trang )

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
TỈNH

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM

LỚP TCLLCT K92
*
Đắk Nơng, ngày 15 tháng 11 năm 2021
BÀI VIẾT THU HOẠCH
Phần I.2: Những vấn đề cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh
Lớp: Trung cấp LLCT-HC khóa 92
----Họ và tên: Nguyễn Đức Hồng
Lớp: Trung cấp LLCT khóa 92
Câu hỏi: Quan điểm Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội là
bước phát triển tất yếu của độc lập dân tộc, là cơ sở để củng cố,
giữ vững độc lập dân tộc, phát triển đất nước. Sự vận dụng của
Đảng ta trong công cuộc đổi mới.
1. MỞ ĐẦU
Từ năm 1858, thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên tại bán
đảo Sơn Trà – Đà Nẵng tiến hành xâm lược Việt Nam và những
năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sau khi thực dân Pháp đặt
ách thống trị lên tồn cõi Đơng Dương. Chúng âm mưu xóa tên
nước ta trên bản đồ thế giới. Dân tộc Việt Nam lúc này chìm
trong đêm trường nơ lệ, Trước đòi hỏi bức thiết của lịch sử dân
tộc, nhiều phong trào yêu nước và cách mạng mang màu sắc,
khuynh hướng tư sản và phong kiến do các sĩ phu yêu nước tiến
hành, nhưng đều đi đến bế tắc, thất bại, do thiếu một cương
lĩnh rõ ràng và nhất quán; thiếu nguyên tắc tổ chức chặt chẽ,
khoa học của một chính đảng cách mạng; khơng huy động được
lực lượng hùng hậu của nhân dân, khơng có cơ sở xã hội vững


chắc. Các phong trào đó đứng trước “tình hình đen tối tưởng
chừng như khơng có đường ra”. Đường lối cứu nước giai đoạn
này đều rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Sứ mệnh lịch sử đặt


2

lên vai mỗi người dân Việt Nam yêu nước đương thời là phải tìm
ra con đường cứu nước đáp ứng đòi hỏi của lịch sử dân tộc và
phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Ngày 5-6-1911, từ bến cảng Nhà Rồng, trên một tàu buôn
của Pháp, người thanh niên Nguyễn Tất Thành bắt đầu hành
trình ra nước ngồi tìm con đường cứu nước, cứu dân. Từ năm
1911 đến năm 1920, Nguyễn Tất Thành đã đi đến nước Pháp,
nước Mỹ, nước Anh và rất nhiều thuộc địa của chủ nghĩa thực
dân ở châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hịa mình vào
cuộc sống của cơng nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa,
vừa lao động kiếm sống, vừa ra sức học tập, nâng cao vốn hiểu
biết và tìm mọi cách để hoạt động cách mạng. Người nghiên
cứu, nghiền ngẫm về các cuộc cách mạng trên thế giới, tìm con
đường cho nhân dân Việt Nam đi tới độc lập, tự do, hạnh phúc.
Tháng 7-1920, được tiếp cận bản Sơ thảo lần thứ nhất
những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của
V.I. Lê-nin đăng trên báo Nhân đạo (L’Humanité), Nguyễn Ái
Quốc nhận thấy bản Sơ thảo luận cương đã giải đáp được về
con đường giành độc lập cho dân tộc, tự do cho đồng bào; Với
tấm lịng u nước nồng nàn, trí tuệ và tầm nhìn thời đại, Chủ
tịch Hồ Chí Minh sớm đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tìm thấy
ánh sáng chân lý thời đại để giải phóng và phát triển dân tộc
Việt Nam. Đó là đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc

và chủ nghĩa xã hội, kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với
chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại nhằm thực hiện mục tiêu giải
phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người.
Cho đến hiện tại đó là con đường phát triển, là mục tiêu, là
bước đi của cách mạng nước ta, là nội dung cốt lõi của tư tưởng
Hồ Chí Minh và cũng là triết lý phát triển Việt Nam trong thời đại
mới. Do vậy tôi quyết định chọn nội dung “Quan điểm Hồ Chí
Minh về chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu của


3

độc lập dân tộc, là cơ sở để củng cố, giữ vững độc lập
dân tộc, phát triển đất nước. Sự vận dụng của Đảng ta
trong công cuộc đổi mới’’ làm bài thu hoạch.
2. NỘI DUNG
2.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội là
bước phát triển tất yếu của độc lập dân tộc, là cơ sở để
củng cố, giữ vững độc lập dân tộc, phát triển đất nước
2.1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã
hội
Bàn về chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã có cả một hệ
thống quan điểm trên tất cả những vấn đề kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội, con người. Những quan điểm đó thể hiện trên các
mặt của chủ nghĩa xã hội:
Về đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội:
Chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực
lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản
xuất chủ yếu, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và

tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.
Chủ nghĩa xã hội là một chế độ do nhân dân lao động làm
chủ. Nhà nước phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân để
huy động được tính tích cực và sáng tạo của nhân dân vào sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội là cơng
trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng, dưới sự
lãnh đạo của Đảng.
Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa,
đạo đức, trong đó người với người là bạn bè, là đồng chí, là anh
em, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, có cuộc
sống vật chất và tinh thần phong phú, được tạo điều kiện để
phát triển hết khả năng sẵn có của mình.


4

Chủ nghĩa xã hội là một xã hội công bằng hợp lý, thực hiện
chế độ phân phối theo lao động (làm nhiều hưởng nhiều, làm ít
hưởng ít, khơng làm thì không hưởng, trừ các đối tượng già cả,
neo đơn, đối tượng trẻ em và các đối tượng chính sách); Chủ
nghĩa xã hội có quan hệ bình đẳng giữa các dân tộc trong nước,
miền núi được giúp đỡ để tiến kịp miền xi; Quan hệ hịa bình,
hữu nghị với các dân tộc trên thế giới.
Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội chính là đặc trưng của chủ
nghĩa xã hội sau khi được nhận thức, để đạt tới trong quá trình
xây dựng và phát triển chủ nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí Minh mục
tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là:
- Về chế độ chính trị: xây dựng là chế độ do nhân dân là
chủ và làm chủ. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình
chủ yếu bằng nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

- Về kinh tế: xây dựng là một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa;
xây dựng nền công nghiệp, nông nghiệp, khoa học và kỹ thuật
hiện đại, tiên tiến, được tạo lập trên cơ sở sở hữu công cộng về
tư liệu sản xuất. Nhưng ở thời kỳ quá độ vẫn tồn tại nhiều hình
thức sở hữu. Từ nơng nghiệp đi lên chủ nghĩa xã hội thì tất yếu
phải thực hiện cơng nghiệp hóa.
- Về văn hóa: Phát triển văn hóa là mục tiêu quan trọng
của chủ nghĩa xã hội, thậm chí cần đi trước để dọn đường cho
cách mạng công nghiệp. Bởi vậy cán bộ phải có văn hóa làm
gốc, cơng nhân và nơng dân phải biết văn hóa.
- Về quan hệ xã hội: mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là xây
dựng cho được mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Hồ Chí
Minh căn dặn: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần
có những con người xã hội chủ nghĩa”
Để mục tiêu chủ nghĩa xã hội thành hiện thực đòi hỏi phải
xác định và phát huy được các động lực của chủ nghĩa xã hội.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về hệ thống động lực của chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam, trong đó:


5

Động lực con người - cộng đồng và cá nhân là quan trọng
nhất. Để phát huy động lực con người, cần phát huy sức mạnh
đoàn kết của cả cộng đồng dân tộc, động lực chủ yếu để xây
dựng, phát triển đất nước.
Đồng thời phải phát triển động lực con người với tư cách là
cá nhân người lao động. Muốn vậy, cần tác động vào nhu cầu và
lợi ích của con người, đi liền với tác động các động lực chính trị tinh thần; cần phải phát huy quyền làm chủ và ý thức làm chủ
của người lao động.

Thực hiện công bằng xã hội là tạo ra động lực cho chủ nghĩa
xã hội. Và, để tạo động lực cho chủ nghĩa xã hội, còn cần phải
sử dụng vai trò điều chỉnh của các nhân tố về chính trị, văn hóa,
đạo đức, pháp luật. Để phát huy cao độ động lực của chủ nghĩa
xã hội, cần phải thường xuyên khắc phục những trở lực kìm hãm
sự phát triển của chủ nghĩa xã hội. Đó là phải thường xuyên đấu
tranh chống chủ nghĩa cá nhân, nhất là chống tham ơ, lãng phí,
quan liêu. Phải thường xuyên chống chia rẽ, bè phái, mất đoàn
kết, vô kỷ luật. Phải luôn luôn cảnh giác và chiến thắng bệnh
chủ quan, giáo điều, bảo thủ, lười biếng, không chịu học tập... vì
đây cũng là những trở lực đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội.
2.1.2. Độc lập dân tộc là tiền đề đi lên chủ nghĩa xã
hội
Độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước hết trong cách
mạng dân tộc dân chủ, nó cũng là khởi điểm của con đường
cách mạng Việt Nam. Bởi vậy, độc lập dân tộc không phải là
mục tiêu cuối cùng của cách mạng Việt Nam, mà thực hiện độc
lập dân tộc cịn là q trình tạo tiền đề đi lên chủ nghĩa xã hội cụ thể là:
Trước hết, về chính trị: Xác lập và phát triển các thành tố
của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đó
là sự ra đời và nắm quyền lãnh đạo cách mạng của Đảng; sự


6

thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất và thực hiện đoàn kết
toàn dân trong Mặt trận; là việc giành chính quyền và xây dựng
một nhà nước cách mạng thật sự của dân, do dân và vì dân.
Có tiền đề chính trị này, khi cách mạng Việt Nam bước sang

giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa như là sự phát triển tự
nhiên, tất yếu của giai đoạn trước, không bắt đầu bằng một
cuộc cách mạng xã hội.
Hai là, về kinh tế: Bước đầu hình thành đường lối kinh tế,
từng bước xây dựng các cơ sở kinh tế có tính chất xã hội chủ
nghĩa. Mục đích xây dựng phát triển kinh tế là từng bước cải
thiện đời sống nhân dân, bồi bổ các lực lượng cách mạng.
Những yếu tố kinh tế này khi đi vào cách mạng xã hội chủ nghĩa
được tiếp nối và phát triển toàn diện trong điều kiện mới.
Ba là, về văn hóa - xã hội: Ngay trong cách mạng dân tộc
dân chủ, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản do Người sáng lập đã
đưa ra đường lối xây dựng nền văn hóa mới, nền văn hóa cách
mạng, và giải quyết những vấn đề xã hội trên nền tảng của chủ
nghĩa Mác - Lênin. Đường lối xây dựng và phát triển văn hóa xã hội này được tiếp nối và phát triển trong cách mạng xã hội
chủ nghĩa.
Những tiền đề được tạo ra từ trong cách mạng dân tộc dân
chủ là những nhân tố bên trong, quy định tính định hướng đi lên
chủ nghĩa xã hội, xây dựng chế độ mới - chế độ xã hội chủ
nghĩa.
2.1.3. Chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu của
độc lập dân tộc
Cách mạng Tháng Mười Nga mở ra thời đại mới, các nước
đấu tranh giành độc lập dân tộc thắng lợi có thể tiến thẳng lên
chủ nghĩa xã hội. Đó cũng là con đường cách mạng triệt để
nhất, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.


7

Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Cách mạng giải phóng dân tộc

phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành
được thắng lợi hồn tồn"
Theo Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam có hai mục tiêu cơ
bản là giành độc lập dân tộc và tự do hạnh phúc cho nhân dân.
Giành được độc lập dân tộc chỉ là mục tiêu trước hết và tạo ra
điều kiện để đi tới mục tiêu cuối cùng, là tự do hạnh phúc cho
nhân dân. Người nói: “Nếu nước độc lập mà dân khơng hưởng
hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Chủ
nghĩa xã hội với mục tiêu, lý tưởng cao đẹp, là con đường duy
nhất giải phóng triệt để dân tộc khỏi thân phận nơ lệ, bất cơng
xã hội, bất bình đẳng giai cấp, đói nghèo và ngu dốt, giải phóng
triệt để con người, đem lại tự do hạnh phúc cho tồn dân. Hồ
Chí Minh đã khẳng định: "Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa
cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những
người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ".
Như vậy, con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội là quy luật phát triển khách quan, là đòi hỏi tự thân của
nhân dân lao động.
2.1.4. Chủ nghĩa xã hội tạo cơ sở củng cố, giữ vững
độc lập dân tộc, phát triển dân tộc
Chủ nghĩa xã hội tạo ra cơ sở bảo đảm chắc chắn và bền
vững nhất cho độc lập thật sự và phát triển dân tộc. Những cơ
sở đó là: Chủ nghĩa xã hội sẽ xóa bỏ nguyên nhân kinh tế sâu
xa của tình trạng người bóc lột người do chế độ chiếm hữu tư
nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất sinh ra. Tạo ra cơ sở
cơ bản này, chủ nghĩa xã hội sẽ triệt để giải phóng con người,
phát triển lực lượng sản xuất, tạo bước phát triển chưa từng có
cho dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn chỉ rõ, chủ nghĩa xã hội là thực
hiện cách mạng về kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật. Kết



8

quả của cuộc cách mạng này là tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật
cao, văn hóa phát triển của chủ nghĩa xã hội.
Kết quả này là một cơ sở - một nhân tố cơ bản để thực hiện
củng cố, giữ vững độc lập và phát triển dân tộc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh cho thấy, bản chất của chủ nghĩa xã
hội là xây dựng một xã hội dân chủ xã hội chủ nghĩa, trong đó
người dân là chủ và biết làm chủ. Theo Người, đây là chiếc chìa
khóa vạn năng để nhân dân Việt Nam xây dựng xã hội mới - xã
hội xã hội chủ nghĩa với sức mạnh kỳ diệu của nhân dân là chủ
và biết làm chủ xã hội. Sức mạnh kỳ diệu này là cơ sở để nhân
dân Việt Nam củng cố, giữ vững độc lập dân tộc, biết cách tự
bảo vệ và phát triển.
Với những ưu việt nội tại trên tất cả các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội và con người của chủ nghĩa xã hội, nó
hồn tồn có khả năng bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, đưa
dân tộc vào quỹ đạo phát triển mạnh mẽ nhất.
2.2. Sự vận dụng của Đảng ta về độc lập dân tộc, là
cơ sở để củng cố, giữ vững độc lập dân tộc, phát triển
đất nước trong công cuộc đổi mới
Quan điểm của Hồ Chí Minh về con đường giải phóng và
phát triển của dân tộc đúng quy luật, hợp lòng dân, thuận theo
sự tiến hóa của nhân loại là cống hiến lý luận sáng tạo và là di
sản tư tưởng có giá trị vĩnh hằng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối
với cách mạng nước ta. Trên cơ sở về độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, thành quả
cách mạng mà Người cùng toàn Đảng, toàn dân đã kiến tạo, di

sản tư tưởng mà Người để lại tiếp tục soi đường, dẫn lối, là cơ sở
để củng cố, giữ vững độc lập dân tộc, phát triển đất nước của
cách mạng Việt Nam; trong đó, có những thành tựu to lớn,
mang tầm vóc lịch sử của sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng
Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo.
2.2.1. Những kết quả được


9

Kế thừa quan điểm Hồ Chí Minh, Đảng lãnh đạo là nhân tố
hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng
ta nhận định và tiếp tục đề cao vai trò lãnh đạo, cầm quyền duy
nhất của Đảng trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển
đất nước. Trong tầm nhìn và định hướng phát triển, quan điểm
chỉ đạo thứ năm chỉ rõ: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng,
phát huy bản chất giai cấp công nhân của Đảng, nâng cao năng
lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng;
xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh
tồn diện… nhân tố có ý nghĩa quyết định thành cơng của sự
nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốcPhát biểu
khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Tổng
Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp tục khẳng định: “Tư
tưởng chỉ đạo xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân và toàn
quân ta là phải kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của
Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng; bảo đảm cao
nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản
của luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi, để xây

dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đây là vấn đề mang tính ngun tắc, có ý nghĩa sống còn đối
với chế độ ta, là nền tảng vững chắc của Đảng ta, không cho
phép ai được ngả nghiêng, dao động.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, đặc biệt là sau 35
năm đổi mới, dù trong hồn cảnh khó khăn, thử thách thế nào,
Đảng ta vẫn luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội. Ðó là con đường hợp quy luật phát triển
của lịch sử Việt Nam, của cách mạng Việt Nam để có một nước
Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh,
con đường hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn
vinh, nhân dân hạnh phúc. Qua 35 năm đổi mới, nhờ vận dụng


10

sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của Ðảng, sự nỗ lực phấn đấu,
chung sức đồng lòng của toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân và sự
giúp đỡ, hợp tác của cộng đồng quốc tế, nhân dân ta đã đạt
được “những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển
mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới”, tạo ra
thế và lực mới để đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp.
Những thành tựu về đổi mới cho chúng ta niềm tin về sự lựa
chọn đúng đắn của mơ hình chủ nghĩa xã hội và con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: “Quy mô GDP không ngừng
được mở rộng, năm 2020, đạt 342,7 tỷ đô la Mỹ (USD), trở
thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN. Thu nhập bình quân
đầu người tăng khoảng 17 lần, lên mức 3.512 USD. Việt Nam đã
ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008, tổng kim

ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, năm 2020, đạt trên 540 tỷ
USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 280 tỷ USD. Dự trữ
ngoại hối tăng mạnh, đạt 100 tỷ USD vào năm 2020. Đầu tư
nước ngoài tăng nhanh, đăng ký đạt gần 395 tỷ USD vào cuối
năm 2020… Ðảng nhận định: “lý luận về đường lối đổi mới, về
chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt
Nam ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa.
Ðất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy
tín quốc tế như ngày nay".
2.2.2. Những hạn chế
Bên cạnh những thành tựu, mặt tích cực là cơ bản. Tất
nhiên trong suốt hành trình cách mạng sáng tạo nhưng cũng
gặp phải rất nhiều trở ngại, gian nan, khơng phải chúng ta
khơng có một số hạn chế, yếu kém khi thực hiện một số nhiệm
vụ cụ thể của việc xây dựng nền độc lập dân tộc và hướng tới
chủ nghĩa xã hội và chúng ta đang phải đối mặt với những
thách thức mới trong quá trình phát triển đất nước. Cơ bản như
sau:


11

Thứ nhất, về các các quan điểm sai trái, xuyên tạc quy kết
sự sụp đổ của Liên xô và chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu đồng
nghĩa với “chủ nghĩa xã hội đã cáo chung”, “lịch sử đã kết thúc”
thời đại đã thay đổi với sự tồn tại vĩnh hằng của chủ nghĩa tư
bản và sự chấm dứt của thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên
chủ nghĩa xã hội. Do vậy các thế lực chống phá bên trong và
bên ngoài đất nước đang phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội của nước ta là một tất yếu khách quan.

Thứ hai, các thế lực xấu, thù địch lại ln tìm mọi thủ đoạn
để can thiệp, chống phá, gây mất ổn định, thực hiện âm mưu
"diễn biến hịa bình" nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Chúng thường lợi dụng các vấn đề về dân tộc, tôn giáo và các
vấn đề “nổi cộm” mà chưa được giải quyết để kích động, xúi
giục để chống phá nhằm âm mưu xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản Việt Nam.
Thứ ba, về kinh tế, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh
còn thấp, thiếu bền vững; kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ; hiệu
quả và năng lực của nhiều doanh nghiệp, trong đó có doanh
nghiệp nhà nước cịn hạn chế; môi trường bị ô nhiễm tại nhiều
nơi; công tác quản lý, điều tiết thị trường còn nhiều bất cập.
Trong khi đó, sự cạnh tranh đang diễn ra ngày càng quyết liệt
trong q trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Thứ tư, về xã hội, khoảng cách giàu nghèo gia tăng; chất
lượng giáo dục, chăm sóc y tế và nhiều dịch vụ cơng ích khác
cịn khơng ít hạn chế; văn hóa, đạo đức xã hội có mặt xuống
cấp; tội phạm và các tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp.
Thứ năm, tình trạng tham nhũng, lãng phí, suy thối về tư
tưởng chính trị và đạo đức, lối sống vẫn diễn ra trong một bộ
phận cán bộ, đảng viên đã dẫn tới lòng tin của quần chúng
nhân dân đối với Đảng bị giảm sút
2.3. Một số giải pháp


12

Đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một q trình
khơng ngừng củng cố, tăng cường, phát huy các nhân tố xã hội
chủ nghĩa để các nhân tố đó ngày càng chi phối, áp đảo và

chiến thắng. Thành công hay thất bại là phụ thuộc trước hết vào
sự đúng đắn của đường lối, bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của Đảng. Để thực hiện thành công mục tiêu “độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội” trong tình hình hiện nay, Đại hội đại biểu toàn quốc
của Đảng lần thứ XIII đã chỉ rõ:
Một là: Phải tiếp tục nâng cao nhận thức và hoàn thiện nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa: “Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị
quốc gia, xây dựng và thực thi pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch”;
“Tiếp tục hoàn thiện thể chế, phát triển đầy đủ, đồng bộ các yếu tố thị trường,
các loại thị trường”; “Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; nâng cao hiệu quả
hội nhập kinh tế quốc tế”.
Hai là: Phải tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh: “Kết hợp chặt chẽ
phát triển kinh tế - xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh. Tiếp tục
xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ, từng bước hiện đại”. Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
đối ngoại, hội nhập quốc tế.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, phát huy sức mạnh dân tộc, kết hợp với
sức mạnh thời đại, tạo nên sức mạnh đủ khả năng bảo vệ chủ quyền, độc lập dân
tộc và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia: “Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến
tranh, xung đột từ sớm, từ xa; kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo đảm an ninh quốc gia,
trật tự, an toàn xã hội; thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương
hóa, đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế tồn diện, sâu rộng, có
hiệu quả”49. Đó là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo giữ vững độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững mơi trường hồ bình, ổn
định để phát triển đất nước.
Ba là: Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh và bảo vệ vững chắc độc lập
dân tộc, phải khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của
tất cả các tầng lớp nhân dân. Phát huy mọi tiềm năng, sức mạnh của các nguồn



13

lực (nội lực và ngoại lực); tranh thủ các nguồn lực bên ngoài (ngoại lực), tận
dụng thời cơ, điều kiện quốc tế thuận lợi, làm gia tăng sức mạnh dân tộc.
Đảng ta nêu rõ “Động lực và nguồn lực phát triển quan trọng của đất nước
là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nền văn hoá, con người
Việt Nam; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công
nghệ, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.
Bốn là: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới, phải có nhận
thức đúng về tình hình thế giới và trong nước, trên cơ sở đó, nghiên cứu, hoạch
định đường lối, nhiệm vụ chiến lược cách mạng cho phù hợp với điều kiện thực
tiễn. Phải tiếp tục làm rõ mục tiêu, đặc trưng và động lực của chủ nghĩa xã hội
trong giai đoạn cách mạng hiện nay, để xây dựng và phát triển đúng hướng,
đúng mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Quan điểm chỉ đạo của Đảng là: “Tiếp tục nắm
vững và xử lý tốt các quan hệ lớn: Quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển;
giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa tuân theo các quy luật thị trường
và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và
xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa Nhà
nước, thị trường và xã hội; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực
hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; giữa xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế;
giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ; giữa thực hành dân
chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội. Trong nhận thức và giải
quyết các quan hệ lớn, cần chú trọng hơn đến bảo đảm định hướng xã hội chủ
nghĩa; xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp; phát triển văn
hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; bảo vệ Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa; giữ vững độc lập, tự chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân

dân”.
3. KẾT LUẬN
Với khát vọng hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát
triển và tiến bộ xã hội, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia - dân
tộc trên thế giới, trong khi từ chối con đường đau khổ của chủ


14

nghĩa tư bản bởi tính “khơng triệt để” của nó trong sự nghiệp
giải phóng con người khỏi mọi sự áp bức và nơ dịch, đã tìm thấy
trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trong khát vọng độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội của Chủ tịch Hồ Chí Minh một đường hướng
phát triển phù hợp cho sự lựa chọn của dân tộc mình, một tương
lai xán lạn vươn tới “vương quốc” của tự do, phồn vinh và hạnh
phúc. Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh:
“Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì
con người, chứ khơng phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp
lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi
đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng
khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần
một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các
giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công,
“cá lớn nuốt cá bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các
phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hòa với
thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế
hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm
đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và hủy hoại môi
trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực
thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của

nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải
chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích
thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con
đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa
chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi”.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là “cuộc gặp
có ý nghĩa thời đại giữa những gì quý báu nhất của dân tộc với
những gì cao đẹp nhất của loài người”. Mặc dù ngày nay, quan
niệm của chúng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường, phương
pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội đã có những đổi thay, nhưng
vẫn có những điều cơ bản, quan trọng khơng hề đổi thay - “Đó


15

là lý tưởng xã hội chủ nghĩa, các tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa,
tự do, dân chủ và công bằng xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh,
nhà yêu nước vĩ đại, người theo chủ nghĩa quốc tế, đã cống hiến
trọn đời mình cho lý tưởng đó”.


16

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình tư tưởng Hồ Chí
Minh (hệ TCLL), Nxb LLCT, H, 2021.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, Nxb. CTQG, H, 2021
3. />4. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ mơn
khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí

Minh, Nxb. CTQG, H, 2003.
5. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh
- Tiểu sử, Nxb. Lý luận Chính trị, H, 2006.
6. Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 6,7, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H,
2021.



×