Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Giao an theo Tuan Lop 1 Giao an Tuan 5 Lop 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.21 KB, 21 trang )

TUẦN 5
Thứ hai ngày 23 tháng 9 năm 2019
TOAÙN - Tiết 21 - Sgk/ 21
38 + 25
Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 38 + 5.
- Biết giải bài giải bài toán bằng một phép cộng các số với số đo có đơn
vị dm.
- Biết thực hiện phép tính 9 hoặc 8 cộng với một số để so sánh hai số.
- Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1, 2, 3), bài 3, bài 4
B- Đồ dùng dạy học:
GV: Bộ thực hành Toán ( 5 bó que tính và 13 que tính ), bảng cài,
hình vẽ
HS: SGK, bảng con, vở
C- Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1:
Kiểm tra bài: 28 + 5
- Gọi hs làm bài 1 Đặt tính rồi tính; 18+4
,68+5
Bài 2;Giai bài tốn theo tóm tắt:
Trên bãi cỏ;18 con bò 7 con trâu
Trên bãi cỏ cả trâu và bò:….con?


- Nhận xét và tun dương
* Hoạt động 2:
Giới thiệu phép 38 + 25.
Mục tiêu: Biết cách thực hiện phép cộng 38 + 25 cộng có nhớ
dướidạng tính viết.
- Gv nêu đề toán có 28 que tính thêm 25 que tính nữa. Hỏi có bao


nhiêu que tính?
- Gv hướng dẫn: Gộp 8 que tính với 2 que tính rời thành 1 bó que
tính, 3 bó với 2 bó lại là 5 bó, 5 bó thêm 1 bó là 6 bó, 6 bó với 3 que
tính rời là 63 que tính.
- Vậy 38 + 25 = 63
- Gv yêu cầu HS đặt tính và tính. Gv nhận xét.
* Hoạt động 3:
Thực hành
Bài 1: ( cột 1, 2, 3 ) Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi
100, dạng 38 + 5. Nhóm 4
- Nêu yêu cầu đề bài? Cả lớp lần lượt làm bài vào vở. Gọi hs lên
bảng tính, nhận xét
- Gv hướng dẫn uốn nắn sửa chữa. Phân biệt phép cộng có nhớ và
không nhớ.
- Đổi vở chấm chéo
Bài 3: Biết giải bài giải bài tốn bằng một phép cộng các số với số đo có
đơn vị dm.
- Gv Hd tóm tắt bài toán & nắm y/c. Cả lớp giải bài vào vở, gọi hs
lên bảng giải
- Gv nxét sửa sai cho hs
Bài 4: Biết thực hiện phép tính 9 hoặc 8 cộng với một số để so sánh
hai số.
- Gv nêu y/c, cả lớp làm bài. Gọi hs lên bảng điền dấu
- Nhận xét, sửa sai
* Hoạt động 4:
Củng cố
- Tổ chức cho hs trò chơi: Câu cá. Gv nhận xét, tuyên dương.
- Nhận xét – dặn dò:
\D-Phần bổ sung:........................................................................................



===========================
Toán: (BS) Tiết 13
Luyện tập: 38+25

I/ Mục tiêu:
- Củng cố về cách đặt tính và tính dạng không nhớ trong phạm vi
100 dạng 38+25.
- Rèn kó năng giải bài toán có lời văn dạng 38+25.
II/ Hoạt động dạy học:
- GV cho HS làm các bài:
Bài 1: Đặt tính rồi tính
48+27
68+12
38+38
48+33
\Bài 2/21- SGK
Bài 3: Điền dấu >,<,=
18+8…19+9
19+10…10+18
18+9…19+8
18+6…16+8
Bài 54/ 12- Sách nâng cao.
- Nhận xét, sửa sai.
==============================
Buổi chiều
TẬP ĐỌC - Tiết 13 + 14 - Sgk/ 40
CHIẾC BÚT MỰC
Thời gian dự kiến: 70 phút


A-Mục tiêu:
- Đọc đúng và rõ ràng toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật
trong bài.
- Hiểu ND: Cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn (trả lời được
các CH 2, 3, 4, 5).
* - Thể hiện sự cảm thông
- Hợp tác
- Ra quyết định giải quyết vấn đề
B- Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh, baûng phụ: từ, câu, bút dạ.
HS: SGK.
C- Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Trên chiếc bè
- HS đọc bài, trả lời câu hỏi. Nhận xét và tun dương
* Hoạt động 2: Luyện đọc
- Gv đọc mẫu toàn bài lần 1


- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng câu, kết hợp rèn đọc từ khó
- GV yêu cầu học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau, kết hợp giải nghóa từ mới trong SGK
- Gv nxét hướng dẫn học sinh cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp.
+ Thế là trong lớp/ chỉ còn mình em/ viết bút chì/ cô giáo hỏi cả lớp/ ai có bút mực thừa
không/ và không ai có/
+ Nhưng hôm nay/ cô định cho em viết bút mực/ vì em viết khá rồi.
- Đọc từng đoạn trong nhóm - Thi đọc giữa các nhóm
- Đọc đồng thanh cả bài
Tiết 2
*Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
- Gv Hd hs đọc thầm từng đoạn & TLCH sgk
1/ Những từ ngữ chi tiết nào cho thấy Mai rất mong được viết bút mực?(nhóm đơi)

2/ Chuyện gì đã xảy ra với Lan? ( Lan được viết bút mực nhưng lại quên bút. Lan buồn,
gục đầu xuống bàn khóc nức nở )
3/ Vì sao Mai loay hoay mãi với cái hộp bút? Thảo luận nhóm 4 ( Vì nửa muốn cho bạn
mượn bút, nửa lại tiếc ) ? Cuối cùng Mai quyết định ra sao?
* Cuối cùng Mai quyết định lấy bút đưa cho Lan mượn
4/ Khi biết mình cũng được cô giáo cho viết bút mực, Mai nghó và nói thế nào? ( Mai thấy
tiếc nhưng rồi em vẫn nói: Cứ để bạn Lan viết trước )
* Mai đã biết nhường nhịn và giúp đỡ bạn. Đây chính là hành động đúng của em
5/ Vì sao cô giáo khen Mai? ( Vì Mai ngoan, biết giúp đỡ bạnbè....)
* Hoạt động 4:
Luyện đọc lại
- Gv đọc mẫu lần 2
- Tổ chức cho hs thi đọc ( Đọc theo vai ). Nhận xét, tuyên dương
* Hoạt động 5:
Củng cố
- Trong câu chuyện này em thấy Mai là người ntn?
- Nêu những trường hợp em đã giúp bạn?
- Nhận xét – dặn dò
D-Phần bổ sung:.....................................................................................................................
===============================================================
Thứ ba ngày 24 tháng 9 năm 2019
CHÍNH TẢ( Tập chép) – Tiết 9 - Sgk/42
CHIẾC BÚT MỰC
Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu:
- Chép chính xác, trình bày đúng bài CT (SGK). Không mắc quá 5 lỗi trong bài
- Làm được BT2; BT(3) b
B- Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ: đoạn chép chính tả. Bảng cài, bút dạ.
HS: Bảng con, vở, SGK

C- Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Trên chiếc bè


- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: Dạy dỗ – ăn giỗ, dòng sông – ròng rã, dân
làng – dâng lên.
- Nhận xét và tun dương
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tập chép
Ÿ Mục tiêu: Nắm nội dung đoạn chép
- Gv đọc đoạn chép trên bảng. Hướng dẫn nhận xét chính tả:
+ Những chữ nào phải viết hoa? + Đoạn văn có những dấu câu nào?
- Gv hd hs p/tích 1 số từ khó - Đọc cho HS viết 1 số từ khó vào bảng con.
- Gv theo dõi uốn nắn. - Gv đọc cho hs soát bài
- Gv thu vở chấm, nhận xét
* Hoạt động 3: Làm bài tập
Ÿ Mục tiêu: Nắm được qui tắc về nguyên âm đôi ia/ ya, dấu phẩy(.nhóm đơi)
Bài 1: - Gv giúp Hs nắm y/c. Cả lớp làm bài vào vở
- Hs làm bảng phụ, Gv nxét
Bài 2b: Tìm từ chứa tiếng có vần en/ eng
Ÿ Mục tiêu: Biết tìm từ theo gợi ý
- Gv nêu y/c, cả lớp tìm từ. Nêu kết quả, nhận xét
- Gv kết luận
* Hoạt động 4: Củng cố
- Nhóm thi viết lại chữ sai, nhận xét
- Nhận xét – dặn dò:
D-Phần bổ sung:.....................................................................................................................
============================
TOÁN - Tiết 22 - Sgk/ 22
LUYỆN TẬP
Thời gian dự kiến: 35 phút

A-Mục tiêu:
- Thuộc bảng 8 cộng với một số.
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 28 + 5; 38 + 25.
- Biết giải bài tốn theo tóm tắt với một phép cộng.
- Bài 1, bài 2, bài 3
B- Đồ dùng dạy học:
GV: Boä thực hành Toán, bảng phụ
HS: SGK, bảng con.
C- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài: 38 + 25
- Gọi hs làm bài 1 tính:
28
18
+ 45
+59
Bài 2: Điền <,>,=
88+5......18+6
,38+13……81
- Nhận xét, sửa bài và tun dương
* Hoạt động 2: Thực hành


Bài 1: Biết vận dụng bảng cộng 8, thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100
- Nêu yêu cầu đề bài. Cả lớp làm bài, gọi hs nêu kết quả
- Gv nxét, sửa sai
Bài 2: Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 28 + 5; 38 + 25.
- Nêu yêu cầu, cả lớp làm bài. Gv lưu ý cho hs cách đặt tính thẳng hàng, thẳng cột
-Gọi hs lên bảng, gv theo dõi nhắc nhở uốn nắn hs
- Nhận xét chữa bài. Đổi vở chấm chéo
Bài 3: Biết giải bài tốn theo tóm tắt với một phép cộng

- Dựa vào tóm tắt bài toán, Gv hướng dẫn hs nêu bài toán
- Cả lớp giải bài vào vở, gọi hs lên bảng giải. Nhận xét sửa bài
* Hoạt động 3: Củng cố
- Tổ chức cho hs thi đua tính nhanh kết quả
- Nhận xét – dặn dò: Về nhà làm bài tập: bài 4, 5/ 22
D-Phần bổ sung:...............................................................................................................
=========================
KỂ CHUYỆN - Tiết 5 - Sgk/ 41
CHIẾC BÚT MỰC
Thời gian dự kiến: 35 phút

A-Mục tiêu:
Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện Chiếc bút mực (BT1).
* - Thể hiện sự cảm thông - Hợp tác
- Ra quyết định giải quyết vấn đề
B- Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh + Nội dung câu hỏi, Vật dụng sắm vai.
HS: SGK.
C- Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Bím tóc đuôi sam
- HS kể lại chuyện. - Gv nhận xét và tun dương
* Hoạt động 2: Kể từng đoạn
Ÿ Mục tiêu: Quan sát từng tranh kể từng đoạn .Thảo ln nhóm 4
+ Tranh 1: Cô giáo gọi Lan lên bàn cô lấy mực.
- Yêu cầu hs kể - Gv nhận xét.
+ Tranh 2: Lan khóc vì quên bút ở nhà.
- Tương tự như tranh 1. Gv nhận xét
+ Tranh 3: Mai đưa bút của mình cho Lan mượn
- Tương tự hs kể. Gv nhận xét.
+ Tranh 4: Cô giáo cho Mai viết bút mực, cô đưa bút của mình cho Mai.

* Các em đã kể được từng đoạn câu chuyện theo tranh
* Hoạt động 3: Kể lại toàn bộ câu chuyện
Ÿ Mục tiêu: Kể bằng lời của mình + giọng nói thích hợp với lời nhân vật.
- Gv nêu yêu cầu, hs thảo luận nhóm, nhóm xung phong kể toàn bộ câu chuyện. Gv nhận
xét, tuyên dương
* Trong quá trình kể, các em đã thể hiện lời của nhân vật


* Hoạt động 4: Củng cố
- Qua câu chuyện này em rút ra được bài học gì?
- Nhận xét – dặn dò: Tập kể lại chuyện
D-Phần bổ sung:......hs thi kể chuyện.............................................................................
=====================================.
TẬP VIẾT - Tiết 5 - VTV / 11
CHỮ HOA D
Thời gian dự kiến: 35 phút
I. Mục tiêu
Viết đúng chữ hoa D (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ), chữ và câu ứng dụng: Dân (1 dòng cỡ vừa, 1
dòng cỡ nhỏ), Dân giàu nước mạnh (3 lần).
II. Phương tiện dạy học:
GV: Chữ mẫu D. Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ.
-HS: Bảng, vở
III Tiến trình dạy học
A.HĐ đầu tiên:
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ (3’)
B. HĐ dạy bài mới:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa
Mục tiêu: Nắm được cấu tạo nét của chữ D
1.Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.

* Gắn mẫu chữ D
- Chữ D cao mấy li?
- Gồm mấy đường kẻ ngang?
- Viết bởi mấy nét? Gv nxét
- GV chỉ vào chữ D và miêu tả:
+ Gồm 1 nét là kết hợp của 2 nét cơ bản. Nét lượn 2 đầu (dọc) và nét cong phải nối liền
nhau tạo 1 vòng xoắn nhỏ ở chân chữ.
- GV viết bảng lớp.
- GV hướng dẫn cách viết.
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
2.HS viết bảng con.
- GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
- GV nhận xét uốn nắn.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
Ÿ Mục tiêu: Nắm được cách viết câu ứng dụng, mở rộng vốn từ.
1.Giới thiệu câu: Dân giàu nước mạnh
2Quan sát và nhận xét:
- Nêu độ cao các chữ cái.
- Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
- Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
- GV viết mẫu chữ: Dân lưu ý nối nét D và ân
3.HS viết bảng con


* Viết: Dân
- GV nhận xét và uốn nắn.
* Hoạt động 3: Viết vở (Tăng 5’)
Mục tiêu: Viết đúng mẫu cỡ chữ, trình bày cẩn thận.
- GV nêu yêu cầu viết.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.

- Chấm, chữa bài. GV nhận xét chung.
C/Củng cố:
- Thi viết chữ đẹp
Nhận xét – dặn dò:
D. Phần bổ sung:………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Thứ tư, ngày 25 tháng 9 năm 2019
TẬP ĐỌC - Tiết 15 - Sgk/43
MỤC LỤC SÁCH
Thời gian dự kiến: 35 phút

A-Mục tiêu:
- Đọc đúng và rõ ràng toàn bài. Đọc rành mạch văn bản có tính chất liệt kê.
- Bước đầu biết dùng mục lục sách để tra cứu (trả lời được các CH 1, 2, 3, 4).
B- Đồ dùng dạy học:
GV: SGK, bảng phụ, phiếu thảo luận.
HS: SGK
C- Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Chiếc bút mực
- Gọi HS đọc bài + TLCH trong SGK
- GV nhận xét và tun dương
* Hoạt động 2: Luyện đọc
- Gv đọc toàn bài lần 1
- Đọc từng dòng nối tiếp nhau, kết hợp rèn đọc từ khó
- Đọc nối tiếp từng mục, kết hợp giải nghóa từ mới trong SGK
- Đọc trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm ( Từng mục của bài )
* Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
- Hd hs đọc thầm từng mục trả lời câu hỏi SGK
1/ Tuyển tập này có những truyện nào? ( Hs nêu tên từng truyện )

2/ Truyện người học trò cũ ở trang nào? ( Hs tìm nhanh tên bài theo mục lục trang 52 )
3/ Truyện mùa quả cọ của nhà văn nào? ( Quang Dũng )
4/ Mục lục sách dùng để làm gì? ( Cho ta biết cuốn sách viết về cái gì, có những phần
nào, trang bắt đầu của mỗi phần là trang nào. Từ đó, ta nhanh chóng tìm được những mục
cần đọc )
* Hoạt động 4: Luyện đọc lại
- Tổ chức cho hs thi đọc - Gv nxeùt


* Hoạt động 5: Củng cố
- Khi mở 1 cuốn sách mới em phải xem trước phần nào?
- Nhận xét – dặn dò:
D-Phần bổ sung:.......:
...............................................................................................................
==================================
TOÁN - Tiết 23 - Sgk/23
HÌNH CHỮ NHẬT - HÌNH TỨ GIÁC
Thời gian dự kiến: 35 phút

A-Mục tiêu:
- Nhận dạng được và gọi đúng tên hình chữ nhật, hình tứ giác.
- Biết nối các điểm để có hình chữ nhật, hình tứ giác.
- Bài tập cần laøm: Bài 1, bài 2 (a, b)
B- Đồ dùng dạy học:
GV: 1 số miếng bìa tứ giác, hình chữ nhật. Bảng phụ.
HS: SGK
C- Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Luyện tập
- Gọi hs làm bài 4, 5/ 22
- Gv nhận xét và tun dương

* Hoạt động 2: Giới thiệu hình chữ nhật & hình tứ giác
Ÿ Mục tiêu: Hs nhận dạng được hình tứ giác & HCN
- Gv cho HS quan sát và giới thiệu: Đây là hình chữ nhật

+ Hình chữ nhật có mấy cạnh? Có mấy đỉnh?
- Gv vẽ hình lên bảng
- Gv đọc tên hình: Hình chữ nhật ABCD, hình chữ nhật MNQP, hình chữ nhật EGHI.
- Gv chỉ hình: Có 4 đỉnh A, B, C, D. Có 4 cạnh AB, BC, CD, DA.
* Giới thiệu hình tứ giác

- Gv cho HS quan sát hình và cho biết có mấy cạnh, mấy đỉnh? Các cạnh ntn với nhau?
- Tìm các đồ vật có hình chữ nhật.
- Gv cho HS quan sát hình và đọc tên.
- Hình tứ giác và hình chữ nhật có điểm nào giống nhau?
* Hoạt động 3: Thực hành


Bài 1: Biết nối các điểm để có hình chữ nhật, hình tứ giác.Thảo luận nhóm 4
- Nêu đề bài? cả lớp tiến hành vẽ hình. Gv quan sát giúp đỡ.
- Gọi hs vẽ trên bảng, Gv nxét
Bài 2: ( a, b ) Nhận dạng được và gọi dúng tên hình chữ nhật, hình tứ giác.
- Nêu đề bài? Hs nêu miệng. Nhận xét, Gv giúp đỡ, uốn nắn.
* Hoạt động 4: Củng cố
- Tổ chức cho các nhóm thi nhận dạng hình
- Nhận xét – dặn dò:
D-Phần bổ sung:.....................................................................................................................

Buổi chiều:

==================================

LUYỆN TỪ VÀ CÂU - Tiết 5 - Sgk/ 44
TÊN RIÊNG. CÂU KIỂU: “ AI LÀ GÌ?”
Thời gian dự kiến: 35 phút

A-Mục tiêu:
- Phân biệt được các từ chỉ sự vật nói chung với tên riêng của từng sự vật và nắm được quy
tắc viết hoa tên riêng Việt Nam (BT1); bước đầu biết viết hoa tên riêng Việt Nam (BT2).
- Biết đặt câu theo mẫu Ai là gì? (BT3).
B- Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ, giấy khổ to, bút dạ
HS: SGK.
C- Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài
- Nêu 3 danh từ chỉ người, đồ vật, loài vật, cây cối.
- Gv nhận xét
* Hoạt động 2: HS làm bài tập
Bài 1: Nêu yêu cầu bài?
Ÿ Mục tiêu: Phân biệt danh từ chung và danh từ riêng .Nhóm đơi
- Gv Hd hs hiểu y/c của bài – Hs nêu
- Gv nxét & chốt: Các từ ở cột 1 là tên chung, không viết hoa. Các từ ở cột 2 là tên riêng
của một dòng sông, một ngọn núi, một thành phố hay 1 người. Những tên đó phải viết
hoa.
Bài 2: Gv giúp hs nắm y/c, cả lớp làm bài vở bài tập
-Bốc thăm viết bài bảng phụ, nhận xét sửa sai
- Gv nxét & chốt ý đúng
* Hoạt động 3: Đặt câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) là gì?
Ÿ Mục tiêu: Biết giới thiệu trường, môn học, làng xóm của em.
Bài 3: Nêu yêu cầu đề bài. - Gv Hd hs nắm y/c bài
- Gv cho HS đọc câu mẫu: a) Đặt câu giới thiệu về trường em?
b) Giới thiệu môn học em yêu thích? c) Giới thiệu làng xóm?

- Gv nhận xét, chốt ý đúng
* Tích hợp BVMT: Hs biết đặt câu giới thiệu về trường lớp, làng xóm. Luôn có ý thức
giữ gìn vệ sinh môi trường
* Hoạt động 4: Củng cố


- Gv cho HS thi đua viết tên riêng cho đúng:
(hồ) Ba Bể
(sông) Bạch Đằng
(núi) Bà Đen
(cầu) Bông
- Nhận xét – dặn dò
D-Phần bổ sung:.....................................................................................................................
===============================

Tiếng Việt:(BS) Tiết 13
Luyện tập: Đặt câu theo kiểu Ai là gì?
I/ Mục tiêu:
- Rèn kó năng đặt câu theo kiểu Ai là gì dạng câu hỏi.
II/ Hoạt động dạy học:
- GV cho HS làm các bài:
Bài 1: Hãy đặt câu theo mẫu Ai là gì với nội dung như sau:
a/ Giới thiệu trường em.
b/ Giới thiệu một môn học mà em yêu thích.
c/ Giới thiệu nơi em đang ở.
Bài 2: Hãy gạch chân các từ chỉ tên riêng và viết lại cho đúng chính tả
Ba vì, học sinh, chí công, nam, thầy giáo, hồng ngọc
- GV nhận xét, sửa sai.
==========================
Toán:(BS) Tiết 14

Luyện tập: Hình chữ nhật- Hình tứ giác

I/ Mục tiêu:
- Xác định được hình chữ nhật, hình tứ giác.
- Rèn kó năng giải toán có lời văn.
II/ Hoạt động dạy học:
- GV cho HS làm các bài:
Bài 4,5/22- SGK,bài 3/23- SGK, bài 60a/13- Sách nâng cao.
- Nhận xét, sửa sai.
==================================================================
Thứ năm, ngày 27 tháng 9 năm 2018
TẬP LÀM VĂN - Tiết 5 - Sgk/ 47
TRẢ LỜI CÂU HỎI - ĐẶT TÊN CHO BÀI.
LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC DANH SÁCH
Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tieâu:
- Dựa vào tranh vẽ, trả lời được câu hỏi rõ ràng, đúng ý (BT1); bước đầu biết tổ chức
các câu thành bài và đặt tên cho bài (BT2).
- Biết đọc mục lục một tuần học, ghi (hoặc nói) được tên các bài tập đọc trong tuần
đó(BT3).


* - Giao tiếp - Hợp tác
- Tư duy sáng tạo: độc lập suy nghĩ
- Tìm kiếm thơng tin
B- Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh, SGK.
HS: SGK
C-Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Cám ơn, xin lỗi

- Gv mời 2 cặp lên bảng, 2 em đóng vai Tuấn – Hà( Tuấn nói 1 vài câu xin lỗi bạn Hà )
- 2 bạn đóng vai bạn Lan và Mai ( Lan nói 1 vài câu cám ơn bạn Mai )
- Gv nhận xét và tun dương
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: ( miệng)
Mục tiêu: Dựa vào tranh và câu hỏi kể lại 1 sự việc
- Gv cho HS quan sát tranh và thảo luận.
+ Bạn trai đang làm gì? + Bạn trai đang nói gì với bạn gái?
+ Bạn gái nhận xét thế nào? + 2 bạn làm gì?
- Dựa vào tranh liên kết các câu trên thành 1 câu chuyện. Gv nhận xét.
* Hs lần lượt phát biểu ý kiến, cả lớp lắng nghe. Nhận xét, bổ sung để tìm ra vấn đề
chung
Bài 2: - Đặt lại tên cho câu chuyện mà tranh diễn tả. Thảo luận nhóm 4
- Nêu yêu cầu? Gv cho HS thảo luận và đặt tên. Gv nxét & kết luận tên hợp lí
Bài 3: (Viết )
Mục tiêu: Biết đọc mục lục một tuần học, ghi được tên các bài tập đọc trong tuần đó
- Gv nêu yêu cầu, cả lớp làm bài vào vở. Gọi hs đọc kết quả, nhận xét
- Gv chấm điểm, nxét bài của 1 vài em.
* Các em biết suy nghó tìm tòi những thông tin về mục lục sách để viết vào vở bài tập
* Hoạt động 3: Củng cố
- Qua câu chuyện trên ta rút ra được bài học gì?
- Nhận xét – dặn dò
D-Phần bổ sung:...........................................................................................
===========================================
TOÁN -Tiết 24 - Sgk/ 24
BÀI TOÁN VỀ NHIỀU HƠN
Thời gian dự kiến: 35 phút

A-Mục tiêu:
- Biết giải và trình bày bài giải bài tốn về nhiều hơn.

- Bài tập cần làm: Bài 1 (khơng u cầu học sinh tóm tắt), bài 3
B- Đồ dùng dạy học:
- GV: bảng nam châm, hình mấy quả cam
- HS: SGK, bảng con
C- Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Hình tứ giác, hình chữ nhật.


- Gọi hs làm bài 2c; bài 3/ 23
- Gv nhận xét
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài toán về nhiều hơn
Ÿ Mục tiêu: Nắm được khái niệm “nhiều hơn”
- Gv đính trên bảng: Cành trên có 5 quả cam. Cành dưới có 5 quả cam và nhiều hơn 2 quả
nữa. Ta nói số cam ở cành dưới “nhiều hơn” số cam ở cành trên là 2 quả.
- Gv đặt bài toán cành trên có 5 quả cam. Cành dưới có nhiều hơn cành trên 2 quả. Hỏi
cành dưới có mấy quả cam?

/--------------------------------/

/---------------------------------------------/

? quả cam
- Để biết số cam ở cành dưới có bao nhiêu ta làm sao?
- Nêu phép tính?
- Hd hs trình bày bài giải( lời giải, phép tính , đáp số)
* Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1:(khơng u cầu học sinh tóm tắt)Biết giải và trình bày bài giải bài tốn về nhiều
hơn.
- Gv hướng dẫn : Đề bài hỏi gì? Để tìm số bông hoa Bình có ta làm sao?
- Cả lớp giải bài vào vở. Gọi hs lên bảng giải

- Gv nxét , chữa bài
Bài 3: Biết giải và trình bày bài giải bài tốn về nhiều hơn.
- Gv giúp HS phân tích bài toán , nắm y/c bài toán
- Để biết Đào cao bao nhiêu cm ta làm ntn?
- Lưu ý: Từ “cao hơn” ở bài toán được hiểu như là “nhiều hơn”.
- Tương tự như bài 1
* Hoạt động 4: Củng cố
- Gv viết tóm tắt, dựa tóm tắt thi đua giải toán nhanh
+ Nhà Hoa có: 5 người
+ Nhà Hồng hơn nhà Hoa: 2 người
+ Nhà Hồng . . . . . người?
- Nhận xét – dặn dò
D-Phần bổ sung:.....................................................................................................................
========================

ĐẠO ĐỨC - Tiết 5 - VBT/ 8
GỌN GÀNG, NGĂN NẮP ( T1 )
Thời gian dự kiến: 35 phút


A-Mục tiêu:
- Biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào.
- Nêu được lợi ích của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
- Thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
* - Kĩ năng giải quyết vấn đề để thực hiện gọn gàng, ngăn nắp.
- Kĩ năng quản lí thời gian để thực hiện gọn gàng, ngăn nắp.
B- Đồ dùng dạy học: GV: Phiếu thảo luận
HS: Dụng cụ để hoạt cảnh, SGK.
C- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Biết nhận lỗi và sửa lỗi

- Yêu cầu hs xử lí một vài tình huống
- Nhận xét và đánh giá
v Hoạt động 2: Hoạt cảnh Đồ dùng để ở đâu?
Ÿ Mục tiêu: Giúp HS biết lọi ích của việc sống gọn gàng , ngăn nắp.
- Gv chia nhóm, giao kịch bản. Các nhóm tiến hành thảo luận, trình bày ý
kiến
- GV tổng kết lại các ý kiến của các nhóm thảo luận. Đại diện nhóm hoạt
cảnh, nhận xét
* Kết luận: Tính bừa bãi của Dương khiến nhà cửa lộn xộn, làm bạn mất
nhiều thời gian tím kiếm sách, vở, đồ dùng khi cần đến
* Do đó, các em nên rèn luyện thói quen gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt
v Hoạt động 3: Thảo luận nhận xét Nd tranh
Ÿ Mục tiêu: Giúp hs biết p/biệt gọn gàng, ngăn nắp & chưa gọn gàng, ngăn
nắp
- Gv chia nhóm giao việc, hs làm việc theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày - Tổng kết lại các ý kiến của các nhóm.
* Kết luận: Nơi học và sinh hoạt của các em phải gọn gàng, ngăn nắp
* Tích hợp TTHCM: Bác Hồ là một tấm gương về sự gọn gàng, ngăn nắp. Đồ dùng
của Bác bao giờ cũng được sắp xếp gọn gàng, trật tự. Qua bài học, giáo dục cho học
sinh đức tính gọn gàng, ngăn nắp.
v Hoạt động 4:
Bày tỏ ý kiến
Ÿ Mục tiêu: HS biết đề nghị, bày tỏ ý kiến của mình với người khác .
- Gv nêu tình huống
- Gọi từng nhóm trình bày ý kiến. Sau mỗi lần các nhóm trình bày, cả lớp
cùng nhận xét và kết luận về cách xử lí đúng.
* Kết luận chung: Sống gọn gàng, ngăn nắp làm cho nhà cửa thêm sạch, đẹp
và khi cần sử dụng thì không phải mất công tìm kiếm. Người sống gọn gàng,
ngăn nắp luôn được mọi người yêu mến



v Hoạt động 5:
Củng cố
- Yêu cầu hs đọc phần bài học
* Tích hợp BVMT: Sống gọn gàng, ngăn nắp làm cho khuôn viên nhà cửa
thêm khang trang, sạch sẽ, góp phần làm sạch, đẹp môi trường, bảo vệ môi
trường
- Nhận xét – dặn dò
D-Phần bổ sung:........................................................................................
=========================
Thực hành KNS , tg: 35p
Bài 3: EM LÀ NGƯỜI LỊCH SỰ ( tiết 1)
A.Mục tiêu :
- Luôn lịch sự trong giao tiếp
- Thực hành được những việc làm của người lịch sự
B.PTDH: tranh ảnh, tài liệu THKNS/ 12- 14 ,biểu tượng ngôi sao
C.Tiến trình dạy học
HĐ 1: kể chuyện
- GV kể cho hs nghe câu chuyện “ ứng xử nơi công cộng ”
- Gv kể từ 2- 3 lần câu chuyện- HS lắng nghe ( gv vừa kể vừa dùng hình ảnh
minh họa cho hs dễ hình dung và hiểu được câu chuyện
- Hs xung phong kể lại câu chuyện CN trước lớp- Bình chọn những bạn kề hay
nhất
- GV chốt
HĐ 2: Trải nghiệm
- GV tổ chức hs học nhóm hồn thành các BT trong SKN/ 13,14 ( bài 1)
- HS làm việc theo nhóm TTLCH dựa vào ND câu chuyện - HS thể hiện sự đánh giá
bằng cách TL nhóm , nhóm trưởng HD các thành viên trong nhóm TL, thống nhất ý
kiến và bày tỏ- Đại diện trình bày- Các nhóm NX, bổ sung- GV chốt
* Bài 2: GV tổ chức cho hs học thuộc lời bài hát “ chim vành khuyên”

* Bài 3: HS thực hành đóng vai theo các nhân vật trong lời bài hát thể hiện phép lịch
sự
- Biểu diễn trước lớp- NX, tuyên dương
*Bài 4: viết ra những câu giao tiếp thể hiện phép lịch sự
- HS TL nhóm 4 trao đổi và thực hiện theo yêu cầu BT 4/ 14
- GV theo dõi và gợi ý chỉnh sửa- HS trình bày- NX- Gv chốt


*Bổ
sung ....................................................................................................................
........
===============================
Buổi chiều:
Tiếng Việt:(BS) Tiết 14
Luyện tập về mục lục sách(tt)
I/ Mục tiêu:
- Biết cách tra mục lục sách một cách nhanh nhẹn.
II/ Hoạt động dạy học:
- Gv yêu cầu HS thực hành tra mục lục sach các bài trong tuần 7, tuần 8.
- Tổ chức chơi trò chơi đố bạn về nội dung liên quan đến việc tra mục lục
sách.
- GV nhận xét, sửa sai.
=========================
Toán:(BS) Tiết 15
Luyện tập : Bài toán về nhiều hơn
I/ Mục tiêu:
- Củng cố kó năng làm làm thành thạo các bài toán về nhiếu hơn
II/ Hoạt động dạy học:
- GV cho HS làm các bài:
Bài 2/24- SGK, bài 60b/13- sách nâng cao.

- Nhận xét, sửa sai.
======================================================
Thứ sáu ngày 27 tháng 9 năm 2019
CHÍNH TẢ ( Nghe viết ) –Tiết 10 - Sgk/46
CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM.
Thời gian dự kiến: 35 phút

A-Mục tiêu:
- Nghe - viết chính xác; trình bày đúng 2 khổ thơ đầu bài Cái trống trường em. Không mắc
quá 5 lỗi trong bài
- Làm được BT(2) b, hoặc BT(3) b, c
B- Đồ dùng dạy học:
GV: SGK, bảng phụ
HS: Vở, bảng con, SGK
C- Các hoạt động dạy học:
*Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Chiếc bút mực


- Gọi hs lên bảng, cả lớp viết bảng con: Đêm khuya, tia nắng, cây mía.
- Nxét , tun dương
* Hoạt động 2: Hướng dẫn nghe viết chính tả.
Ÿ Mục tiêu: Nghe, viết chính xác hai khổ thơ đầu của bài. Trình bày đúng 1 bài thơ
- Gv đọc mẫu bài, hdẫn hs tìm hiểu nội dung: Hai khổ thơ này nói gì?
* Hướng dẫn HS nhận xét chính tả: Đếm các dấu câu có trong bài chính tả. Có bao nhiêu
chữ hoa? Vì sao phải viết hoa
- Gv nêu từ khó , Hd hs p/tích viết bảng con. Gv quan sát hướng dẫn.
- Gv đọc cho HS viết. Gv theo dõi uốn nắn sửa chữa.
- Gv đọc cho hs soát lỗi. Gv thu vở chấm
* Hoạt động 3: Luyện tập
Ÿ Mục tiêu: Nắm được viết từ có en/ eng, im/ iêm.

Bài 2b: - Làm bài cá nhân, gọi hs làm bảng phu. Gv nxét, chữa bài
Bài 3b, c: - Tương tự như bài 2
- Gv nxét , sửa sai
* Hoạt động 4: Củng cố
- Yêu cầu hs viết lại những chữ sai
- Nhận xét – dặn dò:
D-Phần bổ sung:.....................................................................................................................
======================================
TOÁN - Tiết 25 - Sgk/25
LUYỆN TẬP
Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu:
- Biết giải và trình bày bài giải bài tốn về nhiều hơn trong các tình huống khác nhau.
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 4
B- Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ, thước, que tính.
HS: SGK
C- Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Bài toán về nhiều hơn
- Gọi hs giải bài 2/ 24. Gv nhận xét và tun dương
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Biết giải và trình bày bài giải bài tốn về nhiều hơn trong các tình huống khác
nhau.
- Gv phân tích đề toán giúp hs nắm y/c. Cả lớp giải bìa vào vở
- Gọi hs lên bảng giả - Gv nhận xét
Bài 2: Biết giải và trình bày bài giải bài tốn về nhiều hơn trong các tình huống khác
nhau.( thảo luận nhóm 4)
- P/tích bài toán , nắm y/c. Tương tự như bài 1
- Gv nhận xét, chữa bài
Bài 4: Giải toán tính độ dài đoạn thẳng, thực hành vẽ đoạn thẳng.

- Gv giúp hs nắm y/c: - Để vẽ được đoạn CD trước tiên ta phải làm gì?
- Dựa vào đâu để tìm đoạn CD? Làm cách nào để tìm đoạn CD?


- Gv cho HS tính và vẽ. Gv nhận xét
* Hoạt động 3: Củng cố
- Gv cho 2 đội thi đua giải toán dựa vào tóm tắt:
Huệ
: 9 tuổi
Mẹ hơn Huệ
: 20 tuổi
Mẹ
:………………tuổi?
- Gv nhận xét
- Nhận xét – dặn dò:
D-Phần bổ sung:....................................................................................................................
=================================
THỦ CƠNG - Tiết 5 - Sgv/ 198
GẤP MÁY BAY ĐUÔI RỜI ( T1 )
Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu:
Gấp được máy bay đi rời hoặc một dồ chơi tự chọn đơn giản, phù hợp. Các nếp gấp
tươngđối thẳng, phẳng.
* Nghe nói chuyện về trận đánh sân bay Tân Sơn nhất của Anh hùng Nguyễn Thành Trung
B- Đồ dùng dạy học:
GV: -vật mẫu
HS: - Giấy màu
C- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:
-Kiểm tra bài làm HS. Nhận xét

Hoạt động 2: HD HS quan sát ,nhận xét
* Mục tiêu: Hs biết mẫu & đặc điểm của mẫu
- GV cho HS quan sát mẫu máy bay đuôi rời. ? Máy bay đuôi rời gồm những bộ phận nào?
- GV mở dần máy bay đuôi rời sau đó gấp lần lợt lại từng bớc một.
? Để gấp đợc máy bay đuôi rời ta phải chuẩn bị tờ giấy hình gì?
- GV: Tờ giấy hình chữ nhật đợc gấp thành hình vuông để gấp đầu và cánh máy bay ,
phần hình chữ nhật còn lại để làm thân và đuôi m¸y bay.
Hoạt động 3: HD mÉu
* Mục tiêu: Hs biết caựch gaỏp
- Bớc 1: Cắt tờ giấy hình chữ nhật thành một hình vuông và một hình chữ nhật:
? Nêu cách gấp hình vuông?
+ GV gấp mẫu.
Bớc 2: Gấp đầu và cánh máy bay
- Bớc 3: Làm thân và đuôi máy bay
- Bớc 4 : Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng ( SGV/ 202)
- Gọi 2 HS lên bảng thao tác các bớc gấp máy bay đuôi rời.
- Y/C HS tập gấp máy bay đuôi rời.
Hoaùt ủoọng 4: Củng cố
- Tổ chức cho hs thi gấp nhanh
* Lồng ghép HDNGLL:Nghe nói chuyện về trận đánh sân bay Tân Sơn nhất của Anh hùng
Nguyễn Thành Trung


16 giờ 15 phút ngày 28/4/1975, sỹ quan trực chỉ huy trên đài chỉ huy sân bay Thành Sơn
bắnhai phát pháo hiệu cho phép phi đội cất cánh. Giây phút mong đợi của toàn phi đội đã đến.
Tấtcả lần lượt mở máy cho máy bay lăn ra đường băng, 5 chiếc máy bay A-37 lao lên bầu
trời.Lên đến độ cao quy định 5.500 Foot, phi đội tập hợp đội hình: Nguyễn Thành Trung
bay(số 1), Từ Đễ (số 2), Nguyễn Văn Lục (số 3), Mai Xuân Vượng (số 4). Cùng bay với Mai
Xuân Vượng có Nguyễn Văn On và Hán Văn Quảng ( số 5) . Tất cả phi đội bay vút về phía
Nam. Qua Phan Thiết, do trời nhiều mây, phi đội hạ độ cao , tốc độ 230 dặm một giờ. đến

điểm cao 2.858 ( Bắc Hàm Tân 17 km) sở chỉ huy cho phi đội điều chính hướng bay, tăng độ
cao để tiếp cận mục tiêu. Qua sông Nhà Bè khoảng 30 giây, các phi cơng đã nhìn rõ sân bay
Tân Sơn Nhất. Nguyễn Văn Lục phát hiện hai máy bay AH-1H (AD-6) bay về hướng Biên
Hoà nhưng chúng khơng phát hiện được phi đội vì máy bay A-37 bay cao hơn nên phi đội
vẫngiữ nguyên đội hình. Nguyễn Thành Trung nhắc: “ Mục tiêu bên trái phía trước, kiểm tra
côngtác cảnh giới”. lên độ cao , phi đội kéo dài đội hình, chiếc sau cách chiếc trước 1.5002.000mét, chuẩn bị cơng kích.. Các phi cơng cịn nghe rõ tiếng hỏi dồn dập của địch ở Sở chỉ
huysân bay Tân Sơn Nhất “A-37 của khơng đồn nào? A-37 của phi đoàn nào?".
Từ độ cao 5.500 foot, Nguyễn Thành Trung và Từ Đễ bổ nhào xuống mục tiêu, đến độ cao
1.500 foot thì cắt bom. Từ Đễ vừa ấn nút phóng bom vừa trả lời “ Máy bay của Mỹ đây”.
Đúng là máy bay của Mỹ thật nhưng quân nguỵ nào có ngờ được quân giải phóng vừa mới
thu được làm sao có thể dội bão lửa xuống đầu chúng nhanh thế được. Sau loạt bom, khói lửa
trùm lên khu vực máy bay địch đang đỗ. Nguyễn Văn Lục, Mai Xuân Vượng, Nguyễn Văn
On và Hán Văn Quảng cũng lần lượt vào cơng kích, cắt hết bom họ quay ra yểm hộ cho nhau.
Lửa khói bốc lên dữ dội. Tiếng bom nổ rung chuyển cả thành phố Sài Gòn. Lúc này tất cả các
phi công đều nghe tiếng la hét, hoảng loạn của quân nguỵ ở Sở chỉ huy sân bay : “ Chết
charồiViệt cộng pháo kích, Việt cộng oanh kích”.
Do hệ thống điều khiển cắt bom bị hỏng, máy bay của Nguyễn Thành Trung và Nguyễn Văn
Lục vẫn còn bom nên phải vòng lại oanh tạc lần thứ ha. Mai Xuân Vượng và Hán Văn Quảng
lượn vòng lên trên yểm hộ. Qn địch kinh hồng vì bất ngờ, không quân và pháo cao xạ sân
bay không kịp phản ứng gì. Sau khi hồn thành nhiệm vụ oanh tạc mục tiêu, phi đội tập hợp
đội hình bay về hướng đơng, lúc đó họ mới thấy những chớp lửa hốt hoảng và tuyệt vọng
củađịch từ sân bay bắn lên. Nguyễn Thành Trung bay cuối cùng sẵn sàng chặn đánh máy bay
tiêm kích của địch, yểm hộ cho đồng đội
Tại đài chỉ huy, đồng chí tư lệnh và các đồng chí Trần Hanh, Nguyễn Hồng Nhị đi đi, lại
lại,đứng ngồi không yên, cầm ống nhòm quan sát và lắng nghe tiếng máy bay. Sân bay đã
chuẩnbị sẵn sàng cho phi đội hạ cánh. Đồng chí trợ lý tác chiến cách mấy chục giây lại gọi
một lần:“ Sao băng đâu? Sao băng đâu? Bắc đẩu gọi nghe rõ trả lời...".
Trời đã sẩm tối phi đội còn cách sân bay 20 km, Từ Đễ, Nguyễn Thành Trung báo cáo sắp
hết\dầu, phải tắt một động cơ để đủ dầu hạ cánh. Sở chỉ huy lệnh cho Nguyễn Văn Lục
baythêm\một vòng nữa để yểm hộ, rồi cho bật đèn đường băng, cho phép phi công bật đèn

máybay. TừĐễ và Nguyễn Thành Trung hạ cánh trước, tiếp đó là Mai Xuân
VượngHVăn\Quảngvà\Nguyễn Văn Lục. Tất cả hạ cánh an tồn.
Trận đánh có ý nghĩa lớn khơng những tiêu diệt máy bay chiến đấu của địch mà còn có ý
nghĩa chiến lược. Khơng những một số lớn máy bay của địch cùng với hàng trăm sỹ quan,
binh lính nguỵ bị tiêu diệt mà buộc Mỹ phải tổ chức chiến dịch di tản vào ngày 29/4. Sáng
ngày 30/4/1975, 5 cánh quân của ta đồng loạt tiến vào giải phóng Sài Gịn. Vào lúc 11 giờ
30]phút lá cờ Giải phóng đã tung bay trên nóc dinh Độc lập báo hiệu chiến dịch Hồ Chí
Minh\tồn thắng.
\- Nhận xét – dặn dò
D-Phần boå sung:.....................................................................................................................
=================================


Tiếng Việt:(BS) Tiết 5
Luyên tập viết
I/ Mục tiêu:
- Rèn kó năng viết chữ đẹp, đúng mẫu cho HS.
II/ Hoạt động dạy học:
- GV tổ chức cho HS luyện viết trang 2 chữ hoa D.
- Chú ý uốn nắn, giúp đỡ HS, đặc biệt là các em yếu.……………………………………………………..
================================
Buổi chiều
Tiếng Việt:(BS) Tiết 15
Luyện viết chính tả
I/ Mục tiêu:
-HS viết đúng bài “cái trống trường em”, trình bày sạch sẽ, chữ viết đều đúng cỡ chữ quy
định.
II/ Hoạt động dạy học:
- GV đọc cho HS viết khổ thơ 3 và 4 trong bài ‘Cái trống trường em”.
- Nhận xét, sửa sai.

- Tổ chức cho HS yếu đọc lại bài.
========================================
SINH HOẠT LỚP TUẦN 5
I .N.xét tình hình tuần qua:
- Tổ trưởng nhận xét chung trong tổ
- Lớp trưởng nhận xét chung
- Gv bổ sung:
- Đi học chuyên cần và đúng giờ.
- Vệ sinh lớp sạch sẽ.
- Học còn rất chậm (đọc, viết )
II.Phương hướng tuần tới:
- Tiếp tục ổn định nề nếp & thu các khoản tiền
- Rèn đọc cho những em đọc yếu
- Tăng cường công tác hỗ trợ hs có hoàn cảnh khó khăn.
- Phân công Hs K, G kèm hs yếu ở lớp
- Rèn chữ viết cho hs
===================================
AN TOÀN GIAO THÔNG - Tiết 4 - STL/ 15
ĐI BỘ VÀ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN
Thời gian dự kiến: 35 phút

A-Mục tiêu:
- Ôn lại kiến thức về đi bộ và qua đường đã học ở lớp 1
- Hs biết cách đi bộ, biết qua đường trên những đoạn đường có tình huống khác nhau ( vỉa
hè có nhiều vật cản, không có vỉa hè, đường ngõ...)
- Hs biết quan sát phía trước khi đi đường
- Hs biết chọn nơi qua đường an toàn
- Ở những đoạn đường nhiều xe qua lại tìm người lớn đề nghị giúp đỡ khi qua đường




×