Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện côn đảo tỉnh bà rịa vũng tàu thích ứng với biến đổi khí hậu (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (922.44 KB, 26 trang )

NGUYỄN NGỌC TRÌU– KHĨA 2017-2019 – CHUN NGÀNH KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN NGỌC TRÌU

CƠNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
HUYỆN CÔN ĐẢO TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU THÍCH
ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG

Hà Nội – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO --

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
--------------------------NGUYỄN NGỌC TRÌU
KHĨA 2017 – 2019

CƠNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
HUYỆN CÔN ĐẢO TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU THÍCH ỨNG
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ sở hạ tầng


Mã số: 8.58.02.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. VŨ THỊ VINH

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
PGS.TS. TRẦN THANH SƠN

Hà Nội – 2020


LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Côn Đảo,
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thích ứng với biến đổi khí hậu” được hồn thành theo
trương trình đào tạo cao học chuyên ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng khóa học
CH17Đ của Trường Đại học kiến trúc Hà Nội.
Trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ của ban giám hiệu, khoa đào tạo sau đại học và các
thầy cô Trường Đại học kiến trúc Hà Nội.
Đồng thời, tác giả xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới cô giáo PGS.TS Vũ
Thị Vinh đã hết sức tâm huyết và dành thời gian chia sẻ các kinh nghiệm
thực tiễn cũng như cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, giúp tác giả hoàn thành
nghiên cứu thành công.
Cuối cùng, tác giả cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới gia đình
đã ln ủng hộ và chia sẻ trong suốt thời gian tác giả tham gia học và
nghiên cứu.
Chân thành cảm ơn!



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được ai cơng bố
trong bất kỳ một cơng trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Ngọc Trìu


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................. i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ............................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ....................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ .................................................... viii
MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
* Lý do chọn đề tài .............................................................................. 1
* Mục đích nghiên cứu ........................................................................ 2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................... 2
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................... 2
* Các khái niệm (thuật ngữ) [14] .......................................................... 3
* Cấu trúc luận văn .............................................................................. 6
NỘI DUNG .......................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CTRSH TẠI HUYỆN ĐẢO
CƠN ĐẢO TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU............................................................................................................... 8
1.1. Giới thiệu chung về huyện đảo Côn Đảo ................................... 8
1.1.1. Điều kiện tự nhiên [27] ....................................................... 8

1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................. 10
1.1.3. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật ................................................. 14
1.2. Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện đảo
Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ............................................................... 16
1.2.1. Thực trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại huyện đảo
Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ........................................................... 16


1.2.2. Thực trạng công tác thu gom và phân loại chất thải rắn tại
nguồn ................................................................................................... 20
1.2.3. Hiện trạng công tác vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại
huyện đảo Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu .......................................... 25
1.2.4. Thực trạng công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện
đảo Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu .................................................... 26
1.3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới cơng tác quản lý chất thải
rắn sinh hoạt tại huyện đảo Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu .................... 30
1.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ .................................................... 30
1.3.2. Ảnh hưởng của nước biển dâng ........................................ 31
1.3.3. Ảnh hưởng của một số hiện tượng thời tiết cực đoan ........ 31
1.4. Đánh giá chung về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại
huyện đảo Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu .............................................. 32
1.4.1. Những ưu điểm ................................................................. 32
1.4.2. Những hạn chế .................................................................. 32
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CTRSH TẠI
HUYỆN ĐẢO CƠN ĐẢO TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU THÍCH ỨNG VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU. .................................................................................. 37
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................... 37
2.1.1. Nguồn gốc phát sinh, thành phần CTRSH trong đô thị [17]
............................................................................................................. 37
2.1.2. Những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản trong quản lý chất thải

rắn sinh hoạt ......................................................................................... 39
2.1.3. Nguyên tắc lồng ghép quy hoạch quản lý CTR nhằm thích
ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) ........................................................ 53
2.1.4. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý CTRSH ............ 55
2.2. Cơ sở pháp lý........................................................................... 57


2.2.1. Văn bản pháp quy liên quan đến công tác quản lý CTRSH
của nhà nước ........................................................................................ 57
2.2.2 . Các văn bản về quản lý CTRSH của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
............................................................................................................. 59
2.3. Kịch bản biến đổi khí hậu tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ................ 60
2.3.1. Kịch bản BĐKH với lượng mưa ....................................... 60
2.3.2. Kịch bản nước biển dâng .................................................. 60
2.3.3. Kịch bản BĐKH với một số hiện tượng thời tiết cực đoan 62
2.4. Kinh nghiệm quy hoạch quản lý CTRSH thích ứng với BĐKH
trong và ngồi nước. ................................................................................. 64
2.4.1.Kinh nghiệm trên thế giới [1, 6] ......................................... 64
2.4.2. Kinh nghiệm trong nước ................................................... 68
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN CÔN ĐẢO TỈNH BÀ RỊA VŨNG
TÀU THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU. ......................................... 71
3.1. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc quản lý CTRSH tại huyện Côn
Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thích ứng với biến đổi khí hậu. ..................... 71
3.1.1. Quan điểm ........................................................................ 71
3.1.2. Mục tiêu ........................................................................... 72
3.1.3. Nguyên tắc........................................................................ 73
3.2. Đề xuất mơ hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên huyện đảo
Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ............................................................... 74
3.2.1. Đề xuất mơ hình phân loại CTRSH tại nguồn ................... 74

3.2.2. Mơ hình thu gom, vận chuyển CTR .................................. 76
3.2.3. Nhận dạng tác động của BĐKH đối với hệ thống cơng trình
xử lý CTR huyện Cơn Đảo ................................................................... 79
3.3. Đề xuất mơ hình xử lý CTR..................................................... 85


3.3.1. Vị trí khu xử lý CTRSH .................................................... 85
3.3.2. Đề xuất công nghệ xử lý ................................................... 88
3.4. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý CTR.......... 95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 98


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH

Biến đổi khí hậu

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

HĐND

Hội đồng nhân dân


NBD

Nước biển dâng

QLCTDTCĐ

Quản lý chất thải dựa trên cộng
đồng

UBND

Uỷ ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Số hiệu

Tên bảng, biểu

Trang

bảng,
biểu
Bảng 1.1.

Tỷ lệ thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại Côn Đảo
(Nguồn: Nhóm khảo sát thực tế)

Bảng 2.1.


Cách phân loại rác sinh hoạt tại nguồn [17]

Bảng 2.2.

Bảng 2.2: Loại và quy mô trạm trung chuyển chất thải
rắn sinh hoạt [17]

Bảng 2.3.

Tiêu chí lựa chọn vị trí bãi chơn lấp CTRSH ĐT

Bảng 2.4.

Xác định các giải pháp thích ứng BĐKH của hệ thống
QHQLCTR [3]

Bảng 2.5.

Bảng 2.5. Biến đổi của lượng mưa trung bình (%) so
với thời kỳ kỳ 1985-2005 của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Bảng 2.6

Mực NBD tại bở biển Vũng Tàu theo kịch bản RCP4.5

Bảng 2.7.

Bảng 2.7. Nguy cơ ngập vì NBD do BĐKH với tỉnh tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu


Bảng 3.1.

Mối liên hệ giữa các yếu tố BĐKH và các đối tượng
trong quy hoạch xử lý CTR

Bảng 3.2.

Đánh giá khả năng xảy ra các yếu tố BĐKH huyện Côn

17
40
47
52
54

60
61
61

70
80

Đảo
Bảng 3.3.

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố BĐKH đến

81


công tác quy hoạch xử lý CTR
Bảng 3.4.

Mối liên hệ mức độ rủi ro BĐKH với công tác quy
hoạch xử lý CTRSH huyện Côn Đảo

83


Bảng 3.5.

Đánh giá năng lực thích ứng của hệ thống thu gom,
vận chuyển và xử lý CTRSH tại huyện Côn Đảo với

84

BĐKH
Bảng 3.6.

Đánh giá tổng hợp mức độ tác động của BĐKH đến
quy hoạch xử lý CTRSH tại huyện Côn Đảo

Bảng 3.7.

Đề xuất các khu vực xử lý CTRSH tại huyện Côn Đảo

85
87



DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ

Số hiệu

Tên bảng, biểu

Trang

hình
Hình 1.1.

Bãi trước Cơn Đảo

11

Hình 1.2.

Hình ảnh Cơn Đảo [theo Wikipedia]

11

Hình 1.3.

CTR sinh hoạt được người dân lưu giữ trong thùng
xốp

18

Hình 1.4.


Dầu vón cục trơi dạt từ đại dương

19

Hình 1.5.

Chất thải rắn đại dương tại bãi tắm An Hải

20

Hình 1.6.

Chất thải rắn tập kết tại góc đường, cạnh chợ Cơn
Đảo

21

Hình 1.7.

Xe thu gom rác các hộ gia đình ở huyện đảo Cơn Đảo

22

Hình 1.8.

Thùng rác đặt trên đường phố

23

Hình 1.9.


Xe ép rác vận hành trên Huyện đảo Cơn Đảo

26

Hình 1.10. Bãi chơn lấp Bãi Nhát đã q tải

27

Hình 1.11. Lị đốt rác Sankyo đã lạc hậu

28

Hình 1.12

Rác đóng kiện rác tại bãi Nhất để chở về đất liền

30


Hình 1.13. Các hồ tạm chứa rác

34

Hình 1.14. Thùng chứa tạm rác khơng nắp đậy

35

Hình 2.1.


Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

38

Hình 2.2.

Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt

39

Hình 2.3.

Phân loại CTRSH tại nguồn

43

Hình 2.4.

Bãi chơn lấp CTRSH hợp vệ sinh

49

Hình 2.5.

Quy trình xử lý CTRSH thành phân hữu cơ

50

Hình 2.6.


Nhà máy đốt rác ở Cộng hịa LB Đức

52

Hình 2.7.

TP Du lịch Pattaya – Thái Lan - Rác thải trên đảo
Pattaya

Hình 2.8.

đảo Langkawi

Hình 2.9.

Bãi rác ở xã Cẩm Hà đang được cơng nhân thu gom
và phân loại

Hình 2.10. Nhà máy xử lý rác thải trên đảo Lý Sơn
Hình 3.1.

Sơ đồ phân loại CTRSH tại nguồn huyện Côn Đảo
phương án 1

Hình 3.2.

Sơ đồ phân loại CTRSH tại nguồn huyện Cơn Đảo
phương án 2

66

68
69
70
74

75

Hình 3.3.

Thùng có màu lưu chứa rác thải có bánh xe

77

Hình 3.4.

Thùng đặt cách xa nhau tại các khu vực cơng cộng

78

Hình 3.5.

Đề xuất vị trí khu vực xử lý CTRSH huyện Cơn Đảo

87

Hình 3.6.

Sơ đồ ngun lý cơng nghệ RRS

91


Hình 3.7.

Xưởng xử lý thủy nhiệt CTR

91

Hình 3.8.

Ngun liệu

91

Hình 3.9.

Sản phẩm sau xử lý bằng RRS

92

Hình 3.10

Lị đốt loại NFi-05

93


1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài

Biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã và đang tác động trực tiếp đến
Việt Nam, nó gây ảnh hưởng đến mọi mặt của nền kinh tế cũng như đời sống
của con người. Nhiệt độ có xu hướng tăng nhanh trong những thập kỷ gần
đây, nhiệt độ trung bình năm cả nước tăng khoảng 0,62 °C – 0,42 °C (giai
đoạn từ 1958- 2014), hạn hán thường xuyên, số lượng cơn bão mạnh tăng,
xuất hiện những đợt rét dị thường, các ảnh hưởng của hiện tưởng El Nino và
La Nina có xu thế tăng.[2]
Trong khi biến đổi khí hậu và nước biển dâng làm mất đi một phần diện
tích đất đai thì lượng chất thải rắn lại ngày một tăng theo sự phát triển của dân
số. Các cơn bão mạnh hoạt động phức tạp khó dự đốn, tần suất xuất hiện các
trận mưa lịch sử ngày một dày đặc hay triều cường xâm nhập sâu chính là
những tác động rõ ràng nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Bên
cạnh những giải pháp cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân
chủ yếu của biến đổi khí hậu và nước biển dâng thì con người cũng cần phải
có các giải pháp để thích ứng đối phó nhằm giảm thiểu hoặc phòng chống đến
mức thấp nhất các thiệt hại do biến đổi khí hậu và nước biển dâng gây ra.
Huyện Côn Đảo sẽ là một trong những tỉnh của cả nước chịu tác động nặng nề
của hiện tượng nước biển dâng do tác động của BĐKH toàn cầu.
Đối với huyện Côn Đảo công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt vấn
cịn một số vấn đề ảnh hưởng tới mơi trường của một địa danh lịch sử. Quy
hoạch hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn nếu khơng có sự
tính đến việc phịng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng có
thể sẽ gây ơ nhiễm mơi trường đất, nước, khơng khí một cách nghiêm trọng.
Đây là vấn đề mà hiện nay không chỉ ở Côn Đảo mà của nhiều địa phương
khác cịn chưa được quan tâm thích đáng .


2

Vì vậy, em lựa chọn đề tài: “Cơng tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt

huyện Côn Đảo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thích ứng với biến đổi khí hậu”.
* Mục đích nghiên cứu
Quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Cơn Đảo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
thích ứng với biến đổi khí hậu
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thích ứng với
biến đổi khí hậu.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Tập trung vào đảo lớn Côn Đảo, huyện Côn Đảo – tỉnh
Bà Rịa Vũng Tàu
- Phạm vi nghiên cứu thời gian: theo điều chỉnh quy hoạch quản lý
CTR tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa có chọn lọc các tài liệu, các kết quả nghiên cứu
của các cơng trình, dự án của các tác giả có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp các tài liệu:
- Phương pháp thống kê,
- Phương pháp dự báo
- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia.
- Phương pháp khảo sát điều tra
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa cơ sở khoa học về cơng tác quản lý
CTRSH từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp trong quản lý CTR sinh hoạt như
công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của huyện Cơn
Đảo thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
- Ý nghĩa thực tiễn: Các giải pháp mà luận văn đề xuất góp phần quản lý


3


hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH của huyện Cơn Đảo bảo đảm
khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời có thể áp dụng cho những
đơ thị có điều kiện tương đồng.
* Các khái niệm (thuật ngữ) [14]
- Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được
thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
- Chất thải thông thường là chất thải không thuộc danh mục chất thải nguy
hại hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới
ngưỡng chất thải nguy hại.
- Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh
trong sinh hoạt thường ngày của con người.
- Phân loại chất thải là hoạt động phân tách chất thải (đã được phân định)
trên thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy trình quản
lý khác nhau.
- Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh
đến nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm thời,
trung chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển.
- Tái sử dụng chất thải là việc sử dụng lại chất thải một cách trực tiếp hoặc
sau khi sơ chế mà không làm thay đổi tính chất của chất thải.
- Sơ chế chất thải là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật cơ - lý đơn thuần
nhằm thay đổi tính chất vật lý như kích thước, độ ẩm, nhiệt độ để tạo điều
kiện thuận lợi cho việc phân loại, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, đồng
xử lý, xử lý nhằm phối trộn hoặc tách riêng các thành phần của chất thải cho phù
hợp với các quy trình quản lý khác nhau.
- Tái chế chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để
thu lại các thành phần có giá trị từ chất thải.


4


- Thu hồi năng lượng từ chất thải là quá trình thu lại năng lượng từ việc
chuyển hóa chất thải.
- Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
(khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chơn
lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải.
- Đồng xử lý chất thải là việc kết hợp một q trình sản xuất sẵn có để tái
chế, xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải trong đó chất thải được sử dụng làm
nguyên vật liệu, nhiên liệu thay thế hoặc được xử lý.
- Cơ sở phát sinh chất thải là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có
phát sinh chất thải.
- Chủ nguồn thải là các tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở phát
sinh chất thải.
- Cơ sở xử lý chất thải là cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải (kể cả hoạt
động tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải).
- Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt là tổ chức, cá nhân thực
hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.
- Chủ xử lý chất thải là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở xử lý
chất thải.
Quản lý chất thải rắn: Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt
động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt
động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất
thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và
sức khoẻ con người. [17]
- Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đống gói và lưu giữ
tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ
quan nnước có thẩm quyền chấp thuận.


5


- Vận chuyển chất thải rắn là qua trình chuyên chở CTR từ nơi phát sinh,
thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn
lấp cuối cùng.
- Xử lý chất thải rắn là q trình sử dụng các giải pháp cơng nghệ, kỹ thuật
làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc khơng có ích trong CTR,
thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong CTR.
Biến đổi khí hậu: Sự thay đổi của khí hậu (định nghĩa của Cơng ước khí
hậu) được quy trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay
đổi thành phần của khí quyển tồn cầu và đóng góp thêm vào sự biến động
khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được. Biến đổi khí hậu xác
định sự khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của một tham số hay
thống kê khí hậu. Trong đó, trung bình được thực hiện trong một khoảng thời
gian xác định, thường là vài thập kỷ. [2]
- Kịch bản khí hậu - Climate Change: Là sự thay đổi của khí hậu trong
một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động
của con người. Biến đổi khí hậu hiện nay biểu hiện bởi sự nóng lên tồn cầu,
mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan.
[2]
- Kịch bản biến đổi khí hậu - Climate Change Scenario: Là giả định có
cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự tiến triển trong tương lai của các mối
quan hệ giữa kinh tế - xã hội, GDP, phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và
mực nước biển dâng. Lưu ý rằng, kịch bản biến đổi khí hậu khác với dự báo
thời tiết và dự báo khí hậu là nó đưa ra quan điểm về mối ràng buộc giữa phát
triển và hành động. [2]
- Nước biển dâng - Sea Level Rise: Là sự dâng lên của mực nước của
đại dương trên toàn cầu, trong đó khơng bao gồm triều, nước dâng do bão...
Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với


6


trung bình tồn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu
tố khác. [2]
Thích ứng với BĐKH: là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con
người đối với hoàn cảnh hoặc mooit trường thay đổi nhằm mục đích giảm khả
năng bị tổn thương do dao động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm năng và tận
dụng các cơ hội do nó mang lại.
- Quy hoạch xử lý CTR (thuật ngữ này được nêu trong Luật quy hoạch
để nói đến nội dung quy hoạch hạ tầng kỹ thuật về CTR) đồng thời tại nghị
định 37/2010/NĐ-CP quy định nội dung quy hoạch xử lý CTR bao gồm:
+ Đánh giá hiện trạng nguồn phát sinh, khối lượng, thành phần, tính
chất của CTR thơng thường, nguy hại.
+ Đánh giá khả năng phân loại tại nguồn, khả năng tái chế, tái sử dụng
CTR.
+ Xác định vị trí, quy mơ các điểm thu gom, trạm trung chuyển, khu
liên hiệp, cơ sở xử lý CTR.
+ Xác định dự án ưu tiên, dự kiến nguồn vốn, kế hoạch thực hiện.
+ Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC)
Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu quản lý
CTRSH tại huyện Cơn Đảo thích ứng với BĐKH.
* Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và
Phụ luc, nội dung chính của luận văn gồm ba chương:
Chương 1. Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Côn
Đảo – tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Chương 2. Cơ sở khoa học về quản lý chất thải rắn sinh hoạt thích ứng
với biến đổi khí hậu tại huyện Cơn Đảo – tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu


7


Chương 3. Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Côn
Đảo – tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thích ứng với biến đổi khí hậu.


THƠNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lịng liên hệ với Trung Tâm Thơng tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


96

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận
Đi cùng với sự phát triển kinh tế, vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường
cũng ngày càng được quan tâm. Do đặc thù của huyện đảo, nơi đặt trung tâm
huyện đảo, có mật độ dân cư rất cao, hàng ngày phát sinh ra một lượng chất
thải sinh hoạt rất lớn. Rác thải không được tập trung và xử lý nên tất cả đều xả
thải ra biển, gây ô nhiễm môi trường khu vực đảo và biển xung quanh. Qua
nghiên cứu cho thấy công tác quản lý CTRSH tại huyện Cơn Đảo vẫn cịn
nhiều bất cập. Một số khó khăn, tồn tại trong cơng tác quản lý như sau:
- Vấn đề thu gom, vận chuyển: Cơng cụ, phương tiện, nhân lực, phương
thức thu gom cịn hạn chế về số lượng, chưa đáp ứng với khối lượng chất thải

ngày càng tăng, dẫn đến tình trạng chất thải rắn tồn đọng tại các khu tập kết,
trung chuyển cũng như các điểm tự phát đã gây ô nhiễm môi trường.
- Vấn đề xử lý chất thải: Do vẫn chưa có khu xử lý chất thải rắn của
huyện, việc xử lý chất thải vẫn phải phụ thuộc vào khu xử lý chất thải do tỉnh
chỉ định cho huyện và phụ thuộc vào đơn vị cung ứng dịch vụ đô thị.
Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt của huyện Côn Đảo đã phát
huy hiệu quả tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như: Thiếu các quy định về
phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, công tác kiểm tra, đơn đốc cịn hạn
chế.
- Ý thức tham gia giữ gìn vệ sinh của cộng đồng chưa tốt, vẫn cịn tình
trạng đổ rác thải bừa bãi ảnh hưởng đến mơi trường, gây khó khăn cho cơng
tác thu gom.
- Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng quản lý CTRSH của huyện
Côn Đảo, đúc kết các kinh nghiệm quản lý CTR của các nước trên thế giới và


97

của các tỉnh tại Việt Nam. Luận văn đã đề xuất mơ hình quản lý CTRSH cho
huyện Cơn Đảo như:
Mơ hình phân loại CTRSH tại nguồn,
Mơ hình thu gom,
Vận chuyển CTRSH,
Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn phù hợp với tình hình của địa
phương
Kiến nghị
* Với UBND và các cấp, các ngành huyện Côn Đảo:
- Cần tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, để nâng
cao sự hiểu biết, ý thức của nhân dân về công tác bảo vệ giữ gìn mơi trường
và đặc biệt là làm tốt công tác phân loại rác thải tại nguồn.

- Có quy chế giám sát, xử phạt thật nghiêm với tình trạng vứt rác thải
bừa bãi, ảnh hưởng đến mơi trường.
- UBND huyện Cơn Đảo cần có chính sách, cơ chế để tăng cường
nguồn lực cho công tác quản lý CTRSH nói riêng và quản lý mơi trường nói
chung.
- Phịng Tài chính huyện Cơn Đảo cần đảm bảo việc phân bổ ngân sách
cho các chương trình BVMT.
* Đối với UBND và các ban, ngành tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
- Cần sớm ban hành bổ sung các văn bản quy định hướng dẫn cụ thể về
phân loại CTRSH tại nguồn.
- Có giải pháp và kế hoạch để bổ sung kinh phí cho huyện đảo Côn Đảo
sớm xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo công nghệ đốt
- Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cần nâng cao
trách nhiệm trong công tác quản lý CTRSH. Thường xuyên thanh tra, kiểm
tra, giám sát công tác quản lý CTRSH theo đúng văn bản hiện hành.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1.

Đặng Thị An (2013), Xây dựng mơ hình xử lý rác thải sinh hoạt bằng

một số biện pháp sinh học. Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội,
2.

Bộ tài nguyên và môi trường (2016), Kịch bản biến đổi khí hậu và nước

biển dâng cho Việt Nam, NXB Tài nguyên môi trường và bản đồ Việt Nam,
Hà Nội.

3.

Bộ xây dựng (2008), QCVN 01:2008/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về quy hoạch xây dựng của Bộ xây dựng.
4.

Bộ xây dựng (2016), QCVN 07-9:2016/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc

gia về các cơng trình hạ tầng kỹ thuật, cơng trình quản lý chất thải rắn và nhà
vệ sinh công công.
5.

Bộ Xây dựng (2019) QCVN 01:2019/BXD thay thế QCXDVN 01:2008

đã quy định các yêu cầu đối với trạm Trung chuyển CTRSH .
6.

Hoàng Kim Chi (2016), Quản lý chất thải rắn một số đảo trên thế giới.

7.

Chính phủ (2015), Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của

Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
8.

Chính phủ (2013), Nghị định 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của

Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ cơng ích.

9.

Chính phủ (2015), Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của

Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
10.

Cù Huy Đấu, Trần Thị Hường (2009), Quản lý chất thải rắn đô thị,

NXB Xây Dựng, Hà Nội.
11.

Nguyễn Thị Loan (2010), Nghiên cứu mơ hình xử lý chất thải rắn sinh

hoạt bằng phương pháp ủ phân vi sinh tại thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai,
Hà Nội . Khóa luận tốt nghiệp năm 2010,


12.

Trần Hiếu Nhuệ (2001), Quản lý chất thải rắn tập 1 – Chất thải rắn đô

thị, NXB Xây Dựng, Hà Nội.
13.

Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 2017.

14.

Nghị định 38 /2015/NĐ-CP về Quản lý chất thải và phế liệu


15.

Thủ tướng chính phủ (2009), Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày

17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về quản
lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
16.

Thủ tướng chính phủ (2009), Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày

25/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình đầu tư xử lý
CTR giai đoạn 2011-2020.
17.

Thủ tướng chính phủ (2011), Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày

25/12/2011 về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.
18.

Thủ tướng chính phủ (2013), Quyết định số 2623/QĐ-TTgngày

31/12/2013 về việc Phê duyệt Đề án "Phát triển các đơ thị Việt Nam ứng phó
với biến đổi khí hậu giai đoạn 2013 - 2020".
19.

Viện quy hoạch đô thị - nông thôn quốc gia, Bộ xây dựng – với sự hỗ

trợ của chương trình “Các thành phố Châu Á chống chịu với BĐKH” , viện
chuyển đổi xã hội và môi trường (ISET) của Hoa Kỳ và Viện chiến lược và

chính sách khoa học cơng nghệ (NISTPASS) của Bộ KHCN Việt Nam
(2013), Hướng dẫn lồng ghép ứng phó tác động BĐKH trong quy hoạch đô
thị ở Việt Nam.
20.

Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường - Bộ Xây dựng, Hướng dẫn

lồng ghép ứng phó tác động biến đổi khí hậu trong quy hoạch xây dựng và
quy hoạch đô thị ở Việt Nam thông qua đánh giá môi trường chiến lược.
21.

Nguyễn Trung Việt, TS Trần Thị Mỹ Diệu (2007), Giáo trình Quản lý

Chất thải rắn sinh hoạt .
22.

Nguyễn Trung Việt (2015), Tài liệu Quản lý chất thải răn sinh hoạt .


×