Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Luật kinh tế bài tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.89 KB, 6 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BỘ MÔN LUẬT CHUYÊN NGÀNH

BÀI LÀM


PHẦN 1. BÁO CÁO THU HOẠCH
Mở đầu
Thị trường Việt Nam liên tục phát triển với sự hiện diện phong phú, đa dạng của các
loại hàng hóa, dịch vụ cùng với đó là các loại hình kinh tế khác nhau. Điều này không chỉ
tạo ra cơ hội để kinh doanh mà còn đem lại sự cạnh tranh giữa các thương nhân. Muốn
khách hàng lựa chọn hàng hóa, dịch vụ của mình, bên cạnh việc áp dụng những thành tựu
khoa học – kỹ thuật, nâng cao chất lượng hàng hóa dịch vụ, thương nhân phải áp dụng các
biện pháp xúc tiến thương mại.
Trong các biện pháp xúc tiến, khuyến mại là một hình thức sử dụng nhiều và đem lại
hiệu quả cao cho thương nhân. Vì lợi ích đem lại cao nên hoạt động khuyến mãi diễn ra ngày
càng mạnh mẽ. Đồng thời, pháp luật Việt Nam cũng có những quy định để hoạt động khuyến
mại không trở thành hành vi thương mại không lành mạnh, ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của các thương nhân. Trong bài báo cáo này, em xin phân tích quy định về hạn mức
tối đa đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ khuyến mại. Qua đó giải thích tại sao pháp luật lại
đưa ra hạn mức khuyến mại này.
Nội dung
1. Quy định về hạn mức tối đa đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ khuyến mại
Hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại được quy định tại
Điều 6, Nghị định 81/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật thương mại về hoạt động xúc tiến
thương mại. Quy định này bao gồm các hạn mức về giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho
một đơn vị hàng hóa; tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ được dùng để khuyến mại; giá trị
hàng hóa, dịch vụ để khuyến mại; trong các chương trình khuyến mại tập trung
1.1. Giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ:
− Quy định tại Khoản 1, Điều 6, Nghị định 81/2018/NĐ-CP.
− Quy định này áp dụng với các hình thức khuyến mại sau: bán hàng, cung ứng dịch


vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, cung ứng dịch vụ trước đó; bán hàng, cung ứng dịch vụ có
kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ.
− Quy định này khơng áp dụng đối với các hình thức: đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ
mẫu để khách hàng dùng thử khơng phải trả tiền; tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng
dịch vụ không thu tiền, không kèm theo việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; bán
1


hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng
theo thể lệ và giải thưởng đã công bố; bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự
chương trình khuyến mại mang tính may rủi; tổ chức chương trình khách hàng thường
xuyên.
1.2. Tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại:
− Quy định tại Khoản 2, Điều 6, Nghị định 81/2018/NĐ-CP.
− Bởi giá của một đơn vị hàng hóa, dịch vụ khuyến mại khơng được vượt q 50%
nên tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ khuyến mại trong thời gian khuyến mại không được vượt
quá 50% tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại. Do một đơn vị hàng hóa, dịch vụ
khuyến mại đã tính theo phần trăm của giá trị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trước thời
gian khuyến mại nên tổng giá trị hàng hóa khuyến mại cũng được tính theo tổng giá trị hàng
hóa dịch vụ được khuyến mại trước thời gian khuyến mại.
− Quy định này sẽ không áp dụng với hình thức khuyến mại đưa hàng mẫu, cung ứng
dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền.
1.3. Giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại:
− Quy định tại Khoản 3, Điều 6, Nghị định 81/2018/NĐ-CP.
− Giá trị hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại là chi phí mà thương nhân thực hiện
khuyến mại phải bỏ ra để có được hàng hố, dịch vụ dùng để khuyến mại tại thời điểm
khuyến mại, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
● Thương nhân thực hiện khuyến mại không trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hàng hố
hoặc khơng trực tiếp cung ứng dịch vụ dùng để khuyến mại, chi phí này được tính bằng
giá thanh tốn của thương nhân thực hiện khuyến mại để mua hàng hoá, dịch vụ dùng

để khuyến mại.
● Hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hoá của thương nhân đó trực tiếp sản
xuất, nhập khẩu hoặc cung ứng dịch vụ, chi phí này được tính bằng giá thành hoặc giá
nhập khẩu của hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại.
1.4. Trong các trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung:
− Quy định tại Khoản 4 và 5, Điều 6, Nghị định 81/2018/NĐ-CP.
− Hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là 100% sẽ
được áp dụng trong các trường hợp sau:
2


● Chương trình do cơ quan nhà nước (cấp trung ương và cấp tỉnh) chủ trì tổ chức,
trong một khoảng thời gian xác định, theo hình thức giờ, ngày, tuần, tháng, mùa
khuyến mại
● Chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
● Các đợt khuyến mại vào các dịp lễ, tết theo quy định của pháp luật lao động.
2. Nguyên nhân pháp luật đưa ra hạn mức khuyến mại
Trên thực tế, nhiều thương nhân lợi dụng hình thức khuyến mại để bán phá giá hàng
hóa, dịch vụ để loại bỏ đối thủ cạnh tranh, giành thị trường hay tạo những khuyến mại ảo
(tăng giá trước thời điểm khuyến mại, khuyến mại đối với những sản phẩm lỗi). Pháp luật
đưa ra hạn mức khuyến mại để có những tác động đến thương nhân và người tiêu dùng:
− Đối với thương nhân, hạn mức khuyến mại được đưa ra để ngăn chặn các hành vi
cạnh tranh không lành mạnh, lừa dối người tiêu dùng. Đồng thời giúp cho hoạt động thương
mại diễn ra lành mạnh, bảo vệ uy tín của doanh nghiệp.
− Đối với người tiêu dùng, hạn mức khuyến mại sẽ cho họ sẽ phân biệt được khuyến
mại thật và khuyến mại ảo khi so sánh giá trị ban đầu với giá trị sau khuyến mại của hàng
hóa, dịch vụ được khuyến mại.
Kết luận
Khuyến mại là hoạt động thường xuyên diễn ra tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh,
nhằm tăng lượng hàng hóa, dịch vụ cung ứng trên thị trường. Mục đích cuối cùng của

khuyến mại là lợi nhuận. Vì vậy, để bảo vệ môi trường thương mại lành mạnh đối với
thương nhân và người tiêu dùng, pháp luật đặt ra quy định hạn mức tối đa giá trị hàng hóa,
dịch vụ khuyến mại.
PHẦN 2 BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Câu 1:
❖ Giá trị giải thưởng của chương trình khuyến mại này là hợp pháp. Giải thích:
− Khoản 1, Điều 6, Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định: “Giá trị vật chất dùng để
khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại khơng được vượt quá 50%
giá của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại, trừ
trường hợp khuyến mại bằng các hình thức quy định tại Khoản 8 Điều 92 Luật thương mại,
Điều 8, Khoản 2 Điều 9, Điều 12, Điều 13, Điều 14 Nghị định này.” Theo đó, hạn mức này
3


sẽ khơng áp dụng đối với hình thức khuyến mại bán hàng kèm theo việc tham dự chương
trình khuyến mại mang tính may rủi.
− Chương trình bốc thăm trúng thưởng của Vingroup là chương trình khuyến mại
mang tính may rủi nên giá trị giải thưởng không cần phải tuân theo hạn mức tối đa về giá trị
hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, tức là giá trị của giải thưởng có thể vượt quá 50%
giá tri của hàng hóa khuyến mại. Như vậy giá trị của chương trình khuyến mại – voucher
mua xe Vinfast Fadil trị giá 250 triệu đồng là hợp pháp.
❖ Vingroup cần phải thực hiện thủ tục đăng ký chương trình khuyến mại.
− Căn cứ theo Khoản 1, Điều 17 và Khoản 1, Điều 19 Nghị đinh 81/2018/NĐ-CP ,
chương trình khuyến mại của Vingroup thuộc đối tượng phải đăng ký chương trình khuyến
mại.
− Căn cứ theo Điều 19 Nghị đinh 81/2018/NĐ-CP, thủ tục đăng ký chương trình bốc
thăm trúng tưởng cho Vingroup – chương trình khuyến mại mang tính may rủi bao gồm:
● Thương nhân gửi hồ sơ đăng ký hoạt động khuyến mại qua đường bưu điện, nộp
trực tiếp tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc sử dụng hệ thống
dịch vụ công trực tuyến. (Căn cứ theo Khoản 3, Điều 19, Nghị đinh 81/2018/NĐ-CP)

● Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ. Xem xét, kiểm tra hồ
sơ. Xác nhận cho phép thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại. Trường hợp
khơng xác nhận phải trả lời bằng văn bản. Việc xác nhận cho phép sẽ được thực hiện
theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 81/2018/NĐ-CP. Việc không xác
nhận sẽ được thực hiện theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định
81/2018/NĐ-CP. (Căn cứ theo Khoản 6, Điều 19, Nghị đinh 81/2018/NĐ-CP)
● Cơ quan có thẩm quyền cấp: Sở Cơng thương do chương trình khuyến mại được
thực hiện trên địa bàn Hà Nội (căn cứ theo Điểm a, Khoản 2, Điều 19, Nghị đinh
81/2018/NĐ-CP)
● Hồ sơ đăng ký bao gồm: (theo Khoản 4, Điều 19, Nghị đinh 81/2018/NĐ-CP)
o 01 Đơn đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại theo Mẫu số 02 Phụ lục ban
hành kèm Nghị định 81/2018/NĐ-CP;
o 01 Thể lệ chương trình khuyến mại theo Mẫu số 03 ban hành kèm Nghị định
81/2018/NĐ-CP
4


o Mẫu bằng chứng xác định trúng thưởng hoặc mô tả về bằng chứng xác định trúng
thưởng
o 01 Bản sao giấy tờ về chất lượng của hàng hóa khuyến mại theo quy định
o 01 Bản sao (có chứng thực) giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh
nghiệp.
Câu 2: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa chị Vượng và tập đồn
Vingroup là Tịa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Trọng tài thương mại
− Căn cứ theo Khoản 3, Điều 317, Luật thương mại 2005, tranh chấp thương mại được
giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án.
“Điều 317. Hình thức giải quyết tranh chấp
3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.
Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo
các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Tồ án do pháp luật quy định.”

− Tịa án nhân dân thành phố Hà Nội có thẩm quyền giải quyết căn cứ theo Điểm a,
Khoản 1, Điều 37, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
“1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc
sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định
tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật
này;”
− Trọng tài thương mại cũng có thẩm quyền giải quyết căn cứ theo Khoản 1 và 2, Điều
2, Luật trọng tài thương mại 2010:
“Điều 2. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài
1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.”
− Tuy nhiên, Trọng tài thương mại chỉ có thẩm quyền tranh chấp khi các bên có thỏa
thuận giải quyết bằng Trọng tài (căn cứ thoe Khoản 1, Điều 5, Luật Trọng tài 2010).

5



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×