B GI O D C V Đ O T O
B XÂY D NG
TRƯ NG ĐẠI H C KI N TR C HÀ N I
ĐẶNG XUÂN VINH
QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT
KHU ĐÔ THỊ DỆT MAY NAM ĐỊNH,
THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH
LU N VĂN TH C S QU N L ĐÔ TH VÀ CƠNG TRÌNH
Hà Nội - 2020
B GI O D C V Đ O T O
B XÂY D NG
TRƯ NG ĐẠI H C KI N TR C HÀ N I
ĐẶNG XUÂN VINH
KHOÁ: 2018-2020
QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT
KHU ĐÔ THỊ DỆT MAY NAM ĐỊNH,
THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH
Chun ngành: Quản lý đơ thị và cơng trình
Mã số
: 8.58.01.06
LU N VĂN TH C S QU N L ĐÔ TH VÀ CƠNG TRÌNH
NGƯ I HƯ NG D N KHOA H C:
TS. VŨ ANH
X C NH N
CỦA CHỦ T CH H I ĐỒNG CHẤM LU N VĂN
Hà Nội - 2020
LỜI CẢM ƠN
Trước hết Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu nhà
trường, quý Thầy, Cô Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, đặc biệt là các Thầy,
Cơ Khoa Sau đại học đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tạo điều kiện trong quá
trình học tập để tơi hồn thành tốt khóa học.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng, biết ơn sâu sắc đến TS. Vũ Anh đã dành
nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Đồng thời, Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan Sở Xây dựng tỉnh
Nam Định, Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định đã giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi để thu thập những thông tin, tài liệu trong suốt thời gian nghiên
cứu cũng như thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, các đơn vị
chức năng, các Thầy giáo, Cô giáo và Cán bộ của Trường Đại học Kiến trúc
Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bản thân hoàn thành khóa học và
luận văn này.
Trân trọng cảm ơn!.
Nam Định, tháng 7 năm 2020
Học viên
Đặng Xuân Vinh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là cơng trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Luận văn có sự kế thừa của các cơng
trình trước đây. Những kết quả của luận văn chưa công bố trong bất cứ cơng
trình nào khác./.
Học viên
Đặng Xn Vinh
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài .................................................................................. 1
* Mục đích nghiên cứu............................................................................ 2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 2
* Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 3
* Ý nghĩa khoa học của đề tài ................................................................ 3
* Các khái niệm ....................................................................................... 3
* Cấu trúc luận văn................................................................................. 6
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HTKT KHU ĐÔ
THỊ DỆT MAY NAM ĐỊNH.......................................................................... 7
1.1. Giới thiệu chung về khu đô thị Dệt may Nam Định ..................... 7
1.1.1. Khái quát chung về thành phố Nam Định....................................... 7
1.1.2. Khái quát chung Quy hoạch thành phố Nam Định đến năm 2025 . 8
1.1.3. Khái quát Khu đô thị Dệt may Nam Định .................................... 10
1.2. Hiện trạng HTKT khu đô thị Dệt may Nam Định...................... 14
1.2.1. Hiện trạng giao thông.................................................................... 14
1.2.2. Hiện trạng cấp nước ...................................................................... 18
1.2.3. Hiện trạng thoát nước.................................................................... 20
1.2.4. Hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt .............. 25
1.3. Thực trạng công tác quản lý HTKT của khu đô thị Dệt may
Nam Định ....................................................................................................... 26
1.3.1. Thực trạng quản lý kỹ thuật.......................................................... 26
1.3.2. Thực trạng tổ chức quản lý HTKT................................................ 31
1.3.3. Thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý.... 35
1.4. Đánh giá công tác quản lý HTKT khu đô thị Dệt may Nam
Định................................................................................................................. 36
1.4.1. Thuận lợi ....................................................................................... 36
1.4.2. Khó khăn, tồn tại ........................................................................... 37
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HTKT
KHU ĐÔ THỊ DỆT MAY NAM ĐỊNH ...................................................... 40
2.1. Cơ sở lý luận quản lý HTKT đô thị.............................................. 40
2.1.1. Vai trò và đặc điểm của hệ thống HTKT đô thị............................ 40
2.1.2. Các yêu cầu cơ bản về kỹ thuật trong quản lý HTKT đô thị........ 43
2.1.3. Các nguyên tắc, hình thức và phương pháp cơ bản trong tổ chức
quản lý HTKT ................................................................................................. 53
2.1.4. Vai trò tham gia của cộng đồng trong quản lý HTKT đô thị........ 58
2.2. Cơ sở pháp lý trong quản lý hệ thống HTKT đô thị .................. 61
2.2.1. Hệ thống Luật và các văn bản pháp lý.......................................... 61
2.2.2. Hệ thống các văn bản của UBND tỉnh Nam Định về quản lý hệ
thống HTKT đô thị.......................................................................................... 63
2.2.3. Định hướng phát triển phát triển thành phố Nam Định ................ 64
2.2.4. Định hướng phát triển khu đô thị Dệt may Nam Định ................. 65
2.3. Kinh nghiệm quản lý hệ thống HTKT đô thị trên thế giới và Việt
Nam................................................................................................................. 66
2.3.1. Kinh nghiệm quản lý hệ thống HTKT trên thế giới ..................... 66
2.3.2. Kinh nghiệm quản lý hệ thống HTKT đô thị ở Việt Nam............ 71
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HTKT KHU
ĐÔ THỊ DỆT MAY NAM ĐỊNH................................................................. 75
3.1. Đề xuất giải pháp quản lý kỹ thuật HTKT khu đô thị Dệt may
Nam Định ....................................................................................................... 75
3.1.1. Khớp nối hệ thống HTKT bên trong với bên ngoài hàng rào....... 75
3.1.2. Tổ chức đường dây, đường ống trong hào kỹ thuật...................... 81
3.1.3. Quản lý xây dựng các cơng trình HTKT tn thủ đồ án quy hoạch
xây dựng.......................................................................................................... 85
3.2. Đề xuất giải pháp tổ chức quản lý HTKT khu đô thị Dệt may . 88
3.2.1. Đề xuất bổ sung cơ chế, chính sách quản lý HTKT đô thị ........... 88
3.2.2. Đề xuất đổi mới nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý HTKT
đô thị................................................................................................................ 91
3.2.3. Đề xuất cơ chế phối hợp giữa ba chủ thể: Chính quyền đơ thị - Chủ
đầu tư - Người dân đô thị ................................................................................ 95
3.3. Sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý hiệu quả hệ thống
HTKT khu đô thị Dệt may ........................................................................... 98
3.3.1. Lập dự án (các dự án về đường giao thơng, thốt nước, cấp điện...)
......................................................................................................................... 98
3.3.2. Chuẩn bị kế hoạch......................................................................... 98
3.3.3. Thực hiện quản lý đầu tư xây dựng dự án .................................... 99
3.3.4. Quản lý khai thác sử dụng hệ thống HTKT.................................. 99
Kết luận ................................................................................................. 101
Kiến nghị............................................................................................... 102
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tên đầy đủ
BQLDA
Ban Quản lý dự án
CTR
Chất thải rắn
CTRSH
Chất thải rắn sinh hoạt
CTXD
Công trình xây dựng
DA
Dự án
HĐND
Hội đồng Nhân dân
HTKT
Hạ tầng kỹ thuật
KĐT
Khu đơ thị
NĐ
Nghị định
PCCC
Phịng cháy chữa cháy
QLĐT
Quản lý đơ thị
QCXD
Quy chuẩn xây dựng
TCXDVN
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
UBND
Ủy ban Nhân dân
VSMT
Vệ sinh môi trường
DANH MỤC HÌNH
Số hiệu
Tên hình
hình
Trang
Hình 1.1
Ranh giới quy hoạch thành phố Nam Định
7
Hình 1.2
Ranh giới hành chính thành phố Nam Định
9
Hình 1.3
Hình ảnh Nhà máy Dệt Nam Định trong bưu ảnh thời
thuộc địa
11
Hình 1.4
Vị trí khu đơ thị Dệt may Nam Định
12
Hình 1.5
Phối cảnh tổng thể khu đơ thị Dệt may Nam Định
14
Hình 1.6
Bản đồ hiện trạng giao thơng
16
Hình 1.7
Bản đồ hiện trạng cấp nước
19
Hình 1.8
Bản đồ hiện trạng thốt nước thải
21
Hình 1.9
Bản đồ hiện trạng thốt nước mưa
22
Hình 1.10
Hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh
hoạt
25
Hình 1.11
Hình ảnh rác thải xây dựng
26
Hình 1.12
Hình ảnh ngập úng cục bộ
28
Hình 2.1
Kết quả giảm thất thốt nước từ năm 1993-2006
68
Hình 2.2
Mặt cắt ngang đường hầm SMART
69
Hình 2.3
Khu đơ thị Phú Mỹ Hưng – TP Hồ Chí Minh
72
Hình 2.4
Khu đơ thị mới Hồ Linh Đàm
73
Hình 3.1
Bản đồ tổng hợp đưởng ống đường dây
82
Hình 3.2
Mặt cắt ngang hào kỹ thuật
84
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu
Tên bảng, biểu
bảng, biểu
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng thống kê các khu đô thị, thành phố Nam
Định
Bảng thống kê đường giao thơng chính liên khu
vực
Trang
10
17
Bảng 1.3
Bảng thống kê đường giao thông nội bộ
17
Bảng 1.4
Bảng tổng hợp khối lượng và khải toán
29
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu sơ
Tên sơ đồ
đồ
Sơ đồ 1.1
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần phát triển
Đô thị Dệt may Nam Định
Trang
33
Sơ đồ 2.1
Sơ đồ cơ cấu trực tuyến
56
Sơ đồ 2.2
Sơ đồ cơ cấu chức năng
57
Sơ đồ 2.3
Sơ đồ cơ cấu trực tuyến - chức năng
57
Sơ đồ 3.1
Sơ đồ 3.2
Sơ đồ 3.3
Các nội dung của quản lý thi cơng xây dựng các
cơng trình hạ tầng kỹ thuật khu đơ thị Dệt may
Các hạng mục cơng trình hạ tầng kỹ thuật khu đô
thị Dệt may
Đề xuất sơ đồ phối hợp giữa 3 chủ thể trong quản
lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Dệt may
86
86
97
1
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Thành phố Nam Định là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội của vùng Nam
đồng bằng sông Hồng và là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nam Định. Những năm
qua thành phố Nam Định luôn tập trung đầu tư phát triển các khu vực đô thị,
khu vực ngoại thành kết hợp với việc chỉnh trang, nâng cấp cải tạo các khu vực
đô thị cũ trong khu vực nội thành góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của
thành phố. Điều đó đã và đang cho thấy những bước đi cơ bản để tiến tới một
đô thị văn minh hiện đại, phát triển bền vững. Thành phố có chủ trương và thực
hiện đầu tư xây dựng nhiều khu đơ thị mới có quy mô lớn, hiện đại nhằm nâng
cao chất lượng cuộc sống người dân đô thị và khẳng định được vai trò, vị thế
của thành phố Nam Định với hệ thống đơ thị quốc gia. Tuy nhiên, trong q
trình đầu tư xây dựng, hệ thống HTKT thực tế vẫn còn nhiều bất cập, nhiều khu
vực được đầu tư xây dựng chưa đảm bảo đồng bộ, chưa thực hiện theo quy
hoạch được duyệt và quy định của Nhà nước về quản lý hệ thống HTKT do
nhiều nguyên nhân khác nhau.
Khu đô thị Dệt may Nam Định có vị trí tại trung tâm thành phố Nam
Định, kế cận trung tâm hành chính của thành phố, tỉnh. Có nhiều lợi thế về giao
thơng, cảnh quan sinh thái và môi trường cũng như về hạ tầng nên có nhiều
tiềm năng để trở thành một khu đô thị kiểu mẫu của tỉnh. Khuôn viên khu đất
lưu giữ một số cơng trình có giá trị văn hóa lịch sử kiến trúc và cảnh quan, có
giá trị văn hóa. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong cơng tác quản lý quản lý hệ
thống HTKT nhưng thực tế khu đô thị Dệt may cũng đang phải đối mặt với tình
trạng vi phạm và nẩy sinh một số vấn đề bất cập nổi bật như:
- Vai trò quản lý nhà nước chưa thực sự theo kịp với sự phát triển, nhiều
đơn vị cịn bng lỏng quản lý đặc biệt là cấp phường, dẫn đến tình trạng xây
dựng sai quy hoạch, sai phép, lấn chiếm đất công diễn ra khá phổ biến.
2
- Trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống HTKT
và các cơng trình chưa đảm bảo theo quy định dẫn đến thiếu đồng bộ, ảnh hưởng
đến chất lượng cơng trình, mơi trường bị ơ nhiễm, cảnh quan đô thị bị phá vỡ,…
ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của khu đô thị và thành phố Nam Định.
Thành phố đã có nhiều giải pháp, nhưng chưa khắc phục được những tồn
tại vì vậy đề tài nghiên cứu “Quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Dệt may
Nam Định, thành phố Nam Định” là cần thiết, cấp bách, đáp ứng nhu cầu
thực tế và góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hệ thống HTKT
của thành phố Nam Định.
* Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng quản lý HTKT khu đô thị Dệt may Nam Định.
- Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất một số giải pháp quản
lý HTKT khu đô thị Dệt may Nam Định.
- Góp phần giúp các cơ quan liên quan trong cơng tác quản lý hệ thống
HTKT tại thành phố Nam Định, giải quyết các vấn đề thực trạng của khu đô thị
Dệt may Nam Định và khu đô thị tương tự tại thành phố Nam Định.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, tập trung vào
các lĩnh vực giao thơng, cấp nước, thốt nước và thu gom, vận chuyển chất thải
rắn sinh hoạt.
- Phạm vi nghiên cứu: Khu đô thị Dệt may Nam Định, thành phố Nam
Định.
- Thời gian nghiên cứu: Theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây
dựngthành phố Nam Định đến năm 2025 (Quyết định số 2084/QĐ-TTg ngày
22/11/2011 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch
chung xây dựng thành phố Nam Định đến năm 2025).
3
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát đánh giá hiện trạng, xử lý thông tin.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh.
- Phương pháp dự báo.
- Phương pháp chuyên gia.
* Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu hệ thống hóa được những cơ sở lý luận
và thực tiễn nhằm đề xuất các giải pháp quản lý HTKT khu đô thị Dệt may
thành phố Nam Định gồm: quản lý đầu tư xây dựng HTKT; đề xuất mơ hình
quản lý HTKT; đề xuất đổi mới cơ chế, chính sách quản lý HTKT nhằm quản
lý HTKT khu đô thị Dệt may Nam Định được hiệu quả.
- Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp quản lý HTKT khu đơ thị
Dệt may Nam Định giúp cho chính quyền địa phương cũng như đơn vị chủ đầu
tư khu đơ thị có thêm cơ sở khoa học để quản lý hiệu quả HTKT đơ thị; góp
phần xây dựng một khu đơ thị mới thân thiện, hài hịa với thiên nhiên và môi
trường, HTKT đồng bộ và hiện đại, mang đặc thù riêng cho khu vực, đem lại
cho cư dân đô thị cuộc sống tiện nghi và thoải mái, tạo ảnh hưởng tích cực tới
cuộc sống của dân cư khu vực lân cận. Những giải pháp quản lý HTKT khu đơ
thị Dệt may Nam Định có thể là bài học kinh nghiệm cho các khu đô thị tương
đồng khác tại TP Nam Định.
* Các khái niệm
- Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nơng nghiệp, là trung tâm chính trị, hành
chính, kinh tế, văn hóa hoặc chun ngành, có vai trị thúc đẩy sự phát triển
KTXH của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội
thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn [19].
4
- Khu đô thị là khu vực xây dựng một hay nhiều khu chức năng của đô
thị, được giới hạn bởi các ranh giới tự nhiên, ranh giới nhân tạo hoặc các đường
chính đơ thị. Khu đơ thị bao gồm: các đơn vị ở; các cơng trình dịch vụ cho bản
thân khu đơ thị đó; có thể có các cơng trình dịch vụ chung của tồn đơ thị hoặc
cấp vùng [5].
- Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đơ
thị, hệ thống cơng trình HTKT, cơng trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập
mơi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông
qua đồ án quy hoạch đô thị [19].
- Quy hoạch chi tiết là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất
quy hoạch đô thị, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lơ đất; bố trí
cơng trình HTKT, cơng trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hóa nội dung của quy
hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung [19].
- Hệ thống cơng trình HTKT gồm cơng trình giao thông, thông tin liên
lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thu gom và xử lý
nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang và cơng trình khác [20].
Các cơng trình giao thơng đơ thị chủ yếu gồm: Mạng lưới đường phố,
cầu, hầm, quảng trường, bến bãi, sơng ngịi, cảng, sân bay, nhà ga; các cơng
trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật giao thông (cảng hàng không, nhà ga, bến xe,
cảng thủy).
Các cơng trình cấp nước đơ thị chủ yếu gồm: Nguồn nước, các cơng trình
sản xuất nước, thu nước mặt, nước ngầm; các cơng trình xử lý nước; hệ thống
phân phối nước (đường ống, tăng áp, điều hòa).
Các cơng trình thốt nước đơ thị chủ yếu gồm: Các sơng, hồ điều hịa,
đê, đập; các cống, rãnh, kênh, mương, máng thoát nước; các trạm bơm cố định
hoặc lưu động; các trạm xử lý nước thải; cửa xả vào sông hồ.
5
Các cơng trình quản lý và xử lý các chất thải rắn chủ yếu gồm: Trạm
trung chuyển chất thải rắn; khu xử lý chất thải rắn.
- Quản lý hệ thống HTKT đơ thị có nội dung rộng lớn bao qt từ quy
hoạch phát triển, kế hoạch hóa việc đầu tư, thiết kế, xây dựng đến vận hành,
duy tu sửa chữa, cải tạo nâng cấp và theo dõi thu thấp số liệu để thống kê, đánh
giá kết quả hoạt động của hệ thống HTKT đô thị.
Hệ thống quản lý HTKT đô thị là tồn bộ phương thức điều hành
(phương pháp, trình tự, dữ liệu, chính sách, quyết định,…) nhằm kết nối và đảm
bảo sự tiến hành tất cả các hoạt động có liên quan đến quản lý cơ sở hạ tầng kỹ
thuật đô thị, phải xem xét vấn đề từ mọi khía cạnh kỹ thuật, kinh tế, chính trị
và xã hội.
Theo một cách tiếp cận khác thì quản lý hệ thống HTKT đơ thị bao gồm
hai nhóm: Thứ nhất là quản lý kinh tế và kỹ thuật, là việc quản lý thông qua sử
dụng các định mức, đơn giá, quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật, quy
trình kỹ thuật... để quản lý các hoạt động trong hệ thống HTKT; thứ hai là quản
lý tổ chức, là việc quản lý thông qua thiết kế, vận hành bộ máy tổ chức và nhân
lực trong hệ thống HTKT. Hai nhóm chức năng này có quan hệ mật thiết với
nhau trong mọi hoạt động của hệ thống HTKT đô thị. Các chủ sử dụng cơng
trình HTKT phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định sử dụng và sự hướng
dẫn của các cơ quan quản lý Nhà nước ở đô thị.
Nội dung cơ bản của cơng tác quản lý và khai thác các cơng trình cơ sở
HTKT đô thị bao gồm: Lập và lưu trữ hồ sơ hồn cơng sau khi cải tạo và xây
dựng cơng trình; phát hiện các hư hỏng, các sự cố kỹ thuật và có biện pháp sửa
chữa kịp thời; thực hiện các chế độ duy tu, bảo dưỡng, cải tạo,nâng cấp để duy
trì chức năng sử dụng các cơng trình theo định kỳ kế hoạch; Hợp đồng cung
cấp các dịch vụ công cộng (điện, nước, thông tin) với các đối tượng cần sử dụng
và hướng dẫn họ thực hiện các quy định về hành chính cũng như các quy định
6
về kỹ thuật; phát hiện và xử lý các vi phạm về chế độ sử dụng và khai thác các
công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đơ thị.
- Cộng đồng là một nhóm người đặc trưng, sống ở một khu vực địa lý
được chỉ rõ, có văn hố và lối sống chung, có sự thống nhất hành động chung
để cùng theo đuổi một mục đích.
Sự tham gia của cộng đồng là một q trình mà cả chính quyền và cộng
đồng có trách nhiệm cụ thể và thực hiện các hoạt động để tạo ra dịch vụ cho tất
cả mọi người.
* Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị nội dung chính của Luận
văn gồm ba chương:
- Chương 1: Thực trạng công tác quản lý HTKT khu đô thị Dệt may Nam
Định.
- Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý HTKT khu đô thị Dệt
may Nam Định.
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp quản lý HTKT khu đô thị Dệt May
Nam Định.
- Kết luận và kiến nghị.
- Tài liệu tham khảo.
THƠNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lịng liên hệ với Trung Tâm Thơng tin Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.1 - Nhà F - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 - Nguyễn Trãi - Thanh Xuân Hà Nội.
Email: ĐT: 0243.8545.649
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Thành phố Nam Định là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội của vùng Nam
đồng bằng sông Hồng và là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nam Định. Những năm
qua thành phố Nam Định luôn tập trung đầu tư phát triển các khu vực đô thị,
khu vực ngoại thành kết hợp với việc chỉnh trang, nâng cấp cải tạo các khu vực
đô thị cũ trong khu vực nội thành góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của
thành phố. Đề tài nghiên cứu của luận văn đề cập đến nội dung “Quản lý hạ
tầng kỹ thuật khu đô thị Dệt may Nam Định, thành phố Nam Định” là rất
thiết thực nhằm quản lý hiệu quả hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Dệt may Nam
Định sau khi mở rộng ngay từ đầu, góp phần xây dựng một đơ thị hiện đại, bền
vững và phát triển.
Luận văn đã nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan đến
cơng tác quản lý hạ tầng kỹ thuật như: Các chỉ tiêu kỹ thuật, các văn bản hướng
dẫn thi hành của Chính phủ và địa phương và một số kinh nghiệm tốt trong
công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật ở trong nước cũng như nước ngồi để vận
dụng vào cơng tác quản lý tại khu đô thị Dệt may Nam Định. Đề xuất các giải
pháp mang tính kinh tế và khả thi nhằm quản lý tốt hạ tầng kỹ thuật tại khu đô
thị Dệt may Nam Định.
Các đề xuất đưa ra ở Chương III như: Khớp nối hệ thống HTKT bên
trong với bên ngoài hàng rào; tổ chức đường dây, đường ống trong hào kỹ thuật;
quản lý xây dựng tuân thủ đồ án quy hoạch;… Đề xuất bổ sung cơ chế, chính
sách quản lý HTKT đơ thị; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý HTKT
đô thị; sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý hiệu quả hệ thống HTKT
khu đô thị Dệt Nam Định. Những đề xuất này xuất phát từ yêu cầu thực tế tại
địa phương và phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật và năng lực quản lý.
102
Kiến nghị
Hiện nay khu đô thị Dệt may Nam Định, thành phố Nam Định chưa có
quy chế quản lý riêng, đây là một nội dung cần được bổ sung hoàn thiện. Với
lý do nêu trên, luận văn xin đề xuất cần có quy chế quản lý riêng khu đơ thị Dệt
may Nam Định,cũng như quan tâm tới đổi mới tổ chức ban quản lý dự án khu
đô thị Dệt may.
Tăng cường hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức của
cộng đồng về trật tự, kỷ cương trong xây dựng và quản lý HTKT đô thị. Công
tác tuyên truyền có hiệu quả sẽ góp phần hạn chế việc phát sinh các hành vi vi
phạm cơng trình HTKT, giảm áp lực giải quyết cho các cơ quan chức năng và
giảm thiệt hại về vật chất cho xã hội.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kịp thời phát hiện các vi phạm
cơng trình HTKT ngay từ khi mới phát sinh, có biện pháp ngăn chặn hiệu quả
và kiên quyết xử lý dứt điểm các hành vi vi phạm trên.
Sự tham gia của cộng đồng dân cư cần được thực hiện ngay từ giai đoạn
đầu tiên và đặc biệt trong quá trình khai thác sử dụng. Vì vậy cần thiết hình
thành các tổ tự quản của các khu nhà và đồng thời hình thành một ban giám sát
cộng đồng có đại diện của người dân để phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý
làm tốt công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu Tiếng Việt
1. Vũ Anh (2014), Bài giảng Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, Bài giảng
cao học quản lý đô thị, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
2. Bộ Giao thông vận tải (2015), Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày
23/9/2015 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và
bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
3. Bộ Xây dựng (2006), Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình Tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 33:2006.
4. Bộ Xây dựng (2007), Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế TCXDVN
104:2007.
5. Bộ Xây dựng (2008), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây
dựng QCXDVN 01:2008/BXD.
6. Bộ Xây dựng (2008), Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008
về hướng dẫn quản lý đường đô thị.
7. Bộ Xây dựng (2012), Thông tư số 08/2012/TT-BXD ngày 21/11/2012
về hướng dẫn thực hiện bảo đảm an toàn cấp nước.
8. Bộ Xây dựng (2016), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các cơng trình hạ
tầng kỹ thuật QCVN 07:2016/BXD.
9. Bộ Xây dựng (2018), Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BXD ngày
13/9/2018 hợp nhất Nghị định về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước
sạch.
10. Cấn Văn Hải (2014) Một số giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật khu nhà
ở Trung Văn, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, tr.70-
74, Luận văn Thạc sỹ Quản lý đô thị và cơng trình, trường ĐH Kiến
trúc Hà Nội.
11. Chính phủ (2010), Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 Quy
định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
12. Chính phủ (2010), Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về
quản lý khơng gian xây dựng ngầm đơ thị.
13. Chính phủ (2011), Quyết định số 2084/QĐ-TTg ngày 22/11/2011 của
Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung
xây dựng thành phố Nam Định đến năm 2025.
14. Chính phủ (2014), Nghị định số 80/NĐ-CP ngày 6/8/2014 về thoát
nước và xử lý nước thải.
15. Hồng Xn Hịa (2010), Kinh nghiệm phát triển kết cấu hạ tầng của
một số quốc gia trong khu vực, NXB Thống kê, Hà Nội.
16. Lê Hồng Kế (2009), Quy hoạch môi trường đô thị và phát triển đô thị
bền vững, NXB Xây dựng, Hà Nội.
17. Nguyễn Tố Lăng (2016), Quản lý đô thị ở các nước đang phát triển,
NXB Xây dựng, Hà Nội.
18. Phạm Trọng Mạnh (2006), Quản lý hạ tầng kỹ thuật, NXB xây dựng,
Hà Nội.
19. Quốc hội (2009), Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12.
20. Quốc hội (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.
21. Nguyễn Hồng Tiến (2011), Quy hoạch và hạ tầng kỹ thuật đô thị, NXB
Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
22. Nguyễn Hồng Tiến (2012), Cơ sở xây dựng chính sách quản lý và phát
triển đô thị, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
23. UBND thành phố Nam Định (2019), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2020.
24. UBND tỉnh Nam Định (2013), Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tỷ lệ
1/500 khu đô thị tại khu đất của Công ty Dệt Nam Định, thành phố
Nam Định.
25. UBND tỉnh Nam Định (2015), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã
hội thành phố Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
26. Vũ Thị Vinh (2001), Quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị, NXB
Xây dựng.
27. Vũ Thị Vinh (2001), Hạ tầng kỹ thuật đơ thị trong phát triển bền vững
đơ thị, Tạp chí Xây dựng (12), Hà Nội.
B. Tài liệu WEBSITE
28. Chính phủ:
www.chinhphu.vn
29. Sở Xây dựng tỉnh Nam Định:
www.xaydung.namdinh.gov.vn
30. UBND tỉnh Nam Định:
www.namdinh.gov.vn
31. UBND TP. Nam Định:
www.thanhpho.namdinh.gov.vn
32. Và một số website khác.