Đào Đức Quynh
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
*
LUẬN VĂN THẠC SỸ
ĐÀO ĐỨC QUYNH
*
Ngành: Quản lý đơ thị và cơng trình
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐƠ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH
*
Năm 2020
Hà Nội – 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
ĐÀO ĐỨC QUYNH
KHÓA 2018 – 2020
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành: Quản lý đơ thị và cơng trình
Mã số: 8.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐƠ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN HỮU THỦY
XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
Hà Nội – 2020
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn tôi luôn nhận được
sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu, các thầy giáo, cơ giáo Phịng Quản lý
Đào tạo sau Đại học, khoa Quản lý đô thị và cơng trình trường - Trường Đại
học Kiến Trúc – Hà Nội; Ban Giám đốc, cán bộ Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc
Ninh và nhiều cơ quan đơn vị khác ... Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Thủy.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học
Kiến trúc Hà nội đã tận tình giảng dạy tơi trong suốt q trình học tập tại
trường. Xin cảm ơn gia đình đã là nguồn động lực tinh thần to lớn đối với
tôi. Xin cảm ơn bạn bè, anh chị em đồng nghiệp cùng cơ quan đã cung cấp
số liệu, giúp đỡ tôi có đầy đủ số liệu để hồn thành luận văn.
Đây là cơng trình nghiên cứu, sự làm việc khoa học và nghiêm túc của
bản thân, mặc dù tơi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện đồ án bằng tất cả sự
nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên, khơng thể tránh khỏi những
khiếm khuyết nhất định.
Tôi mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy, cô
giáo và những độc giả quan tâm đến đề tài này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày …. tháng ….. năm 2020
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Đào Đức Quynh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là cơng trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Đào Đức Quynh
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tên đầy đủ
BTN & MT
Bộ Tài Nguyên Môi Trường
BYT
Bộ Y tế
BVMT
Bảo vệ môi trường
CSYT
Cơ sở y tế
CTR
Chất thải rắn
CTL
Chất thải lỏng
CTLN
Chất thải lây nhiễm
CTNH
Chất thải nguy hại
CTRSH
Chất thải rắn sinh hoạt
CTYT
Chất thải y tế
CTRYT
Chất thải rắn y tế
CTSN
Chất thải sắc nhọn
ĐKT
Đa khoa tỉnh
ĐTM
Đánh giá tác động mơi trường
NVYT
Nhân viên y tế
KSNK
Kiểm sốt nhiễm khuẩn
TTLT
Thông tư liên tịch
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TTUB
Trung tâm Ung Bướu
UBND
Ủy Ban Nhân Dân
WHO
Tổ chức Y tế Thế giới
HTXLNT
Hệ thống xử lý nước thải
PTVC
Phương tiện vận chuyển
ICT
Công ty kỹ thuật làm sạch và thương mại
quốc tế.
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu
bảng, biểu
Bảng 1.1.
Bảng 1.2.
Tên bảng, biểu
Giới thiệu các khoa, phòng của Bệnh viện đa
khoa tỉnh
Thống kê hoạt động y tế Bệnh viện năm 2018
và ước cả năm năm 2019
Trang
14
15
Lượng CTR từ năm 2015 đến 9 tháng đầu năm
Bảng 1.3.
2019
17
Lượng CTR bình quân từ năm 2015 đến 9
Bảng 1.4.
tháng đầu năm 2019
18
Các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải Bệnh
Bảng 1.5.
Bảng 1.6.
viện
Bảng giá trị tối đa cho phép của thơng số ơ
nhiễm trong khí thải
20
21
u cầu mầu sắc, túi, thùng đựng và biểu
Bảng 1.7.
tượng chỉ chất thải y tế
22
Phân loại và xác định nguồn phát sinh chất
Bảng 2.1.
thải
46
Bảng 2.2.
Thành phần chất thải rắn y tế
54
Bảng 2.3.
Một số ví dụ về nhiễm khuẩn gây ra do tiếp
xúc với CTRYT
56
Bảng 2.4.
Các phương pháp xử lý CTYT tại Nhật Bản
64
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, …
Số hiệu
hình
Hình 1.1.
Tên hình
Trang
Bản đồ Thành phố Bắc Ninh và Bệnh viện
8
Hình 1.2.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh
10
Hình 1.3.
Sơ đồ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh
13
Hình 1.4.
17
Hình 1.8.
Lị đốt rác Bệnh viện
Biểu đổ thể hiện lượng CTR tại Bệnh viện từ 2015 đến
9 tháng đầu năm 2019
Khu xử lý nước thải Bệnh viện
Phân loại CTRYT phát sinh trực tiếp tại nguồn trong
quá trình khám chữa bệnh
Vật liệu sử dụng cho quá trình thu gom
25
Hình 1.9.
Hình ảnh hiện tượng xả rác, vị trí gom
26
Hình 1.10.
Nhà lưu chứa rác tại Bệnh viện
27
Hình 1.11.
Lối vận chuyển CTRYT
28
Hình 1.12.
Quy trình quản lý CTRYT tại Bệnh viện
32
Hình 1.13.
Khoa kiểm sốt nhiễm khuẩn
34
Hình 1.14.
Thùng đựng chất thải tái chế
35
Hình 1.15.
Một số hình ảnh tăng cường vệ sinh trong nhà và
ngoại cảnh
37
Hình 1.16.
Nhiệm vụ, nội quy trong Bệnh viện
38
Hình 1.17.
Hình ảnh đảm bảo an tồn trong quản lý CTYT
41
Hình 1.18.
Hình ảnh để rác tồn động qua đêm tại Bệnh viện
42
Hình 1.19.
Hình ảnh về việc kết hợp xe tiêm làm xe thu gom
CTRYT
43
Hình 1.20.
Xe chở rác quá tải
45
Hình 2.1.
Sơ đồ các nguồn phát sinh chất thải y tế từ Bệnh viện
50
Hình 2.2.
Trạm hút chân khơng tự động thu gom và vận chuyển
66
Hình 1.5.
Hình 1.6.
Hình 1.7.
18
21
22
Hình 2.3.
Ơ tơ chun dụng có lắp hệ thống hút chân khơng tự
động thu gom và vận chuyển
66
Hình 3.1.
Bộ phận quản lý bảo vệ mơi trường
77
Hình 3.2.
Quy trình phân loại, thu gom và xử lý CTRYT
85
Hình 3.3.
Xe đẩy tiêm 3 tầng
87
Hình 3.4.
Sơ đồ quản lý mạng lưới nước thải
88
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU
* Lý do lựa chọn đề tài. ............................................................................ 1
* Mục tiêu nghiên cứu. ............................................................................. 3
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3
* Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài. ................................................... 4
* Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến luận văn. ......................... 4
* Cấu trúc của luận văn. .......................................................................... 7
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH ..................................................................... 8
1.1. Giới thiệu khái quát về Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. ............. 8
1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên....................................................... 8
1.1.2 Cơ sở pháp lý và chức năng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh ......... 9
1.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Bệnh viện. ............................................ 11
1.1.4 Tình hình hoạt động hoạt động y tế tại Bệnh viện. ........................... 15
1.2 Thực trạng phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất
thải y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. ......................................... 16
1.2.1. Tình hình thu gom và xử lý chất thải phát sinh tại nguồn. ............... 16
1.2.2 Công tác quản lý CTRYT tại Bệnh viện. ......................................... 22
1.3 Thực trạng công tác quản lý CTYT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. . 29
1.3.1 Cơng tác kiểm sốt nhiễm khuẩn tại Bệnh viện. .............................. 29
1.3.2 Công tác vệ sinh tại Bệnh viện........................................................ 30
1.3.3 Cơ cấu tổ chức quản lý CTYT tại Bệnh viện. .................................. 32
1.3.4 Nguồn nhân lực thực hiện quy trình quản lý về chất thải của Bệnh
viện Đa khoa tỉnh. ........................................................................................ 33
1.3.5 Tình hình tái sử dụng một số chất thải trong Bệnh viện. .................. 35
1.4. Đánh giá chung. ............................................................................... 36
1.4.1. Đánh giá cơng tác kiểm sốt chất thải y tế tại Bệnh viện. ............... 37
1.4.2 Đánh giá công tác quản lý hành chính đối với CTRYT. .................. 39
1.4.3 Những tồn tại, khó khăn trong việc quản lý chât thải rắn y tế. ......... 42
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG QUẢN LÝ
CHẤT THẢI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH.............. 46
2.1. Cơ sở lý luận trong quản lý chất thải y tế. ..................................... 46
2.1.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải tại Bệnh viện. .................................. 46
2.1.2. Phân loại chất thải. ......................................................................... 48
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng của chất thải y tế đến con người và môi
trường........................................................................................................... 54
2.1.4 Ảnh hưởng của CTYT tới sức khỏe. ............................................... 55
2.2. Cơ sở pháp lý trong quản lý chất thải. ........................................... 58
2.2.1 Các văn bản do Nhà nước ban hành ................................................ 58
2.2.2. Chiến lược phát triển ngành y tế và quản lý CTYT trong Bệnh viện
đa khoa tỉnh Bắc Ninh ................................................................................. 59
2.3 Kinh nghiệm quản lý CTRYT tại Việt Nam và trên Thế giới. ....... 63
2.3.1 Kinh nghiệm quản lý chất thải trên Thế giới. ................................... 63
2.3.2 Kinh nghiệm quản lý chất thải tại Việt Nam. ................................... 69
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ...... 76
3.1 Hoàn thiện cơ cấu và tổ chức trong lĩnh vực quản lý chất thải y tế
tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh. ....................................................... 76
3.1.1 Thành lập bộ phận quản lý môi trường tại Bệnh viện....................... 76
3.1.2 Hồn thiện cơng tác khen thưởng, xử phạt. ...................................... 79
3.2 Cơ cấu tổ chức quản lý. .................................................................... 80
3.2.1 Đề xuất các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho hội
đồng kiểm soát nhiễm khuẩn. ....................................................................... 80
3.2.2 Nâng cao hoạt động bảo vệ môi trường tại Bệnh viện. ..................... 81
3.2.3 Hồn thiện cơng tác quản lý hành chính đối với chất thải. ............... 82
3.2.4 Đề xuất xây dựng quy trình phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn
y tế. .............................................................................................................. 84
3.3 Các giải pháp kỹ thuật. .................................................................... 86
3.3.1 Yếu tố về trang thiết bị phục vụ công tác quản lý CTR y tế. ............ 86
3.3.2 Các giải pháp cụ thể để kiểm soát ô nhiễm do chất thải. .................. 87
3.3.3 Giải pháp nâng cao công tác thu gom và thu gom để tái chế nhằm
giảm thiểu CTRYT. ...................................................................................... 93
3.4 Sự tham gia của cộng đồng và kêu gọi đầu tư. ................................ 94
3.4.1 Giải pháp áp dụng công nghệ điện tử, hệ thống thông tin GIS. ........ 94
3.4.2 Giải pháp tài chính. .......................................................................... 96
3.4.3 Giải pháp kêu gọi đầu tư. ................................................................. 96
3.5 Giải pháp khác. ................................................................................. 97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận .................................................................................................... 99
Kiến nghị................................................................................................ 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
* Lý do lựa chọn đề tài.
Bắc Ninh là một thành phố trẻ có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, tốc
độ đơ thị hóa nhanh và mật độ dân cư đang tăng lên một cách chóng mặt. Sau
hơn 20 năm tái lập, từ một tỉnh nông nghiệp thuần túy, đến nay Bắc Ninh đã
cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, với nhiều chỉ tiêu kinh
tế - xã hội đứng trong tốp đầu cả nước. Kinh tế trong năm 2018 phát triển toàn
diện, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) tăng 10,6% so với năm 2017,
giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.136.000 tỷ đồng, hoạt động ngoại thương
phát triển mạnh, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu ước 66,12 tỷ USD, trong đó
xuất siêu 3,58 tỷ USD, thu ngân sách nhà nước 27.912 tỷ đồng. Theo thống
kê, thu nhập bình quân 1 nhân khẩu/tháng tính chung cho tồn tỉnh là
4.957.000 đồng. Cùng với đó là nhu cầu được khám chữa bệnh của người dân
ngày một lớn hơn.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh là Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh
hạng I trực thuộc Sở Y tế Bắc Ninh được xây dựng vừa đưa vào hoạt động tại
cơ sở mới năm 2002 và là Bệnh viện chính của Thành phố. Chính vì lẽ đó, áp
lực về dân số cũng ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh viện, với 1200 giường kế
hoạch, 38 khoa, phòng (8 phòng chức năng, 7 khoa cận lâm sàng, 18 khoa
lâm sàng, 05 Trung tâm (Trung tâm Ung bướu, Trung tâm Đào tạo – Chỉ đạo
tuyến, Trung tâm tim mạch, Trung tâm giám định Y khoa, Trung tâm CC
&VC 115); số lượng bệnh nhân đến khám, điều trị ngoại trú là hơn 1000
lượt/ngày.
Bên cạnh các lợi ích về chăm sóc sức khỏe cho người dân trong và
ngồi tỉnh thì Bệnh viện cũng phát sinh một vấn đề nhức nhối: đó là lượng rác
thải y tế lớn, đặc biệt là CTYT. Xu thế sử dụng các sản phẩm dùng một lần
trong ngành y tế càng khiến lượng CTYT phát sinh nhiều hơn, trong đó có
2
nhiều nhóm chất thải cực nguy hiểm với mơi trường và con người. Các loại
CTYT nếu không được quản lý và xử lý tốt sẽ trở thành nguồn gây ô nhiễm
cho môi trường xung quanh khu dân cư, gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất
lượng sức khỏe của người dân, gây bức xúc dư luận trong cộng đồng.
Để xử lý chất thải rắn y tế một phần Bệnh viện cho vào đốt, một phần
Bệnh viện ký hợp đồng với Công ty Cổ phần môi trường Thuận Thành để xử
lý. Đối với rác thải sinh hoạt công tác thu gom, vận chuyển do Công ty kỹ
thuật làm sạch và thương mại quốc tế (ICT) thực hiện. Trong những năm qua,
Bệnh viện được đầu tư phát triển về cơ sở hạ tầng, trong đó có hệ thống xử lý
chất thải, tuy nhiên còn thiếu về trang thiết bị, năng lực quản lý chất thải cũng
còn nhiều hạn chế. Bệnh viện đang triển khai quản lý chất thải y tế theo thông
tư liên tịch số 58/2015-TTLT-BYT-BTNMT, tỷ lệ này đạt khoảng 70% năm
2018, xong chưa có nghiên cứu tồn diện nào mơ tả thực trạng và xác định
những yếu tố ảnh hưởng.
Xuất phát từ những mối nguy hại trực tiếp hoặc tiềm ẩn của chất thải y
tế gây ra đối với môi trường và con người, cần có những biện pháp hữu hiệu
để nâng cao nhận thức của cộng đồng nói chung và nhân viên y tế nói riêng
về những nguy cơ đó, nâng cao năng lực tổ chức, trách nhiệm và từng bước
hoàn thiện hệ thống quản lý chất thải cũng như nâng cao chất lượng cảnh
quan vệ sinh cho bệnh viện.
Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả quản lý cụ thể hơn là chất thải y tế tại
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh, kết hợp với quá trình giám sát thực tế giúp
tìm hiểu những thiếu sót cịn tồn tại trong cơng tác quản lý hiện nay của Bệnh
viện, góp phần làm tăng hiểu biết và nâng cao ý thức cũng như chất lượng
điều trị, giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn và giảm rủi ro bệnh nghề nghiệp cho nhân
viên y tế. Từ đó, nâng cao chất lượng quản lý rác thải y tế tại bệnh viện nói
riêng nói riêng mà còn cho các cơ sở y tế khác trên địa bàn cả nước nói
3
chung, góp phần giảm tải ơ nhiễm, đảm bảo sức khỏe và chất lượng đời sống
của người dân.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài nghiên cứu: “Đề xuất nâng cao hiệu
quả công tác quản lý chất thải y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh” là rất
cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
* Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu chính của luận văn là bước đầu tìm hiểu mức độ ô nhiễm môi
trường chung và hiện trạng quản lý CTYT của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc
Ninh, kết hợp với việc nhận xét, đánh giá những mặt thuận lợi và tồn tại trong
công tác quản lý hiện tại của Bệnh viện, nhằm đưa ra những biện pháp để góp
phần cải thiện và hạn chế ơ nhiễm mơi trường của Bệnh viện. Cụ thể luận văn
sẽ tập trung giải quyết các mục tiêu sau:
- Đánh giá tổng hợp mức độ ô nhiễm môi trường chung và công tác
quản lý CTRYT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả, quản lý phù hợp trong hoạt
động bảo vệ môi trường bệnh viện.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Quản lý CTYT trong Bệnh viện.
- Phạm vi nghiên cứu: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, phương pháp kế thừa tài liệu, kết quả đã
nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát thực địa: khảo sát, thu thập các hình ảnh, số
liệu ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
- Phương pháp phân tích đánh giá.
4
- Phương pháp chuyên gia.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài.
- Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý chất thải,
đề xuất các mơ hình nhằm quản lý chất thải tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc
Ninh được hiệu quả hơn.
- Ý nghĩa thực tiễn: qua việc khảo sát, phân tích và đánh giá hiện trạng,
tìm ra các tồn tại và khó khăn trong công tác quản lý, thu gom và xử lý CTYT
tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Trên cơ sở đó, kết hợp với những kinh
nghiệm quản lý chất thải rắn y tế trong và ngoài nước để đề xuất các giải pháp
quản lý phù hợp với điều kiện riêng của địa phương và bệnh viện, nâng cao
hiệu quả quản lý chất thải rắn y tế của bệnh viện, phịng chống ơ nhiễm mơi
trường, nâng cao chất lượng mơi trường bệnh viện. Từ đó có thể áp dụng cho
các bệnh viện khác có điều kiện tương đồng.
* Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến luận văn.
- Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác [14].
- Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ
sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường [6].
- Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức
khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ
cháy, dễ nổ, dễ ăn mịn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải
này khơng được tiêu hủy an tồn [6].
- Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban
đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu
hủy chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện [6].
- Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát
thải chất thải y tế, bao gồm: giảm lượng chất thải y tế tại nguồn, sử dụng các
5
sản phẩm có thể tái chế, tái sử dụng, quản lý tốt, kiểm sốt chặt chẽ q trình
thực hành và phân loại chất thải chính xác [6].
- Tái sử dụng là việc sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi
thọ sản phẩm hoặc sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới, mục đích mới.
- Tái chế là việc tái sản xuất các vật liệu thải bỏ thành những sản phẩm mới.
[6].
- Thu gom chất thải tại nơi phát sinh là q trình phân loại, tập hợp,
đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ
sở y tế [6].
- Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát
sinh, tới nơi xử lý ban đầu, lưu giữ, tiêu hủy [6].
- Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có
nguy cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi
lưu giữ hoặc tiêu hủy [6].
- Xử lý và tiêu hủy chất thải là q trình sử dụng các cơng nghệ nhằm
làm mất khả năng gây nguy hại của chất thải đối với sức khỏe con người và
mơi trường [6].
* Các nhóm chất thải y tế [6].
Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy
hại, chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 nhóm sau:
- Chất thải lây nhiễm
- Chất thải hóa học nguy hại
- Chất thải phóng xạ
- Bình chứa áp suất
- Chất thải thông thường
* Các loại chất thải y tế [6].
- Chất thải lây nhiễm:
6
+ Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt
hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn
của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ
và các vật sắc nhọn khác trong các hoạt động y tế.
+ Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm
máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh
cách ly.
+ Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh
trong các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh
phẩm.
+ Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ
thể người: rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.
- Chất thải hóa học nguy hại:
+ Dược phẩm q hạn, kém phẩm chất khơng cịn khả năng sử dụng.
+ Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế
+ Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ
dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng
hóa trị liệu.
+ Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế
thủy ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc
quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ
từ các khoa chẩn đốn hình ảnh, xạ trị).
- Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát
sinh từ các hoạt động chẩn đốn, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.
- Bình chứa áp suất: Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí
dung. Các bình này dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt.
7
- Chất thải thông thường: Chất thải thông thường là chất thải khơng
chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:
+ Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh
cách ly).
+ Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ
thủy tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương
kín. Những chất thải này khơng dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học
nguy hại.
+ Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu,
vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim.
+ Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.
- Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải phát sinh trong sinh hoạt thường
ngày của con người và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế
* Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo,
nội dung chính của luận văn có ba chương:
- Chương 1: Thực trạng quản lý chất thải tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Bắc Ninh.
- Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn trong quản lý chất thải Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh
- Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh.
THƠNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lịng liên hệ với Trung Tâm Thơng tin Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.1 - Nhà F - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 - Nguyễn Trãi - Thanh Xuân Hà Nội.
Email: ĐT: 0243.8545.649
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Thông qua thời gian làm luận văn, tác giả rút ra các kết luận sau:
1/ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh là một trong những Bệnh viện lớn
có nhiều cố gắng trong việc đầu tư, xây dựng và vận hành hệ thống quản lý
CTYT. Tuy nhiên, trên thực tế, dưới áp lực của dân số, lượng người dân đến
khám chữa bệnh ngày một tăng, cùng với xu thế sử dụng các sản phẩm dùng
một lần trong ngành y tế đã khiến lượng CTYT phát sinh nhiều hơn khiến bộ
máy quản lý xử lý CTYT trở nên quá tải, công tác tổ chức quản lý vẫn còn
một số tồn tại trong các khâu phân loại, thu gom, vận chuyển đến lưu giữ và
xử lý CTYT. Vì vậy cần thiết phải có những nghiên cứu, đề xuất giải pháp
giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTYT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Bắc Ninh được tốt hơn.
2/ Công tác quản lý CTYT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh hiện
có nhiều ưu điểm như đã chú trọng phân công, thực hiện theo đúng quy chế
của Bộ Y tế, tiếp cận áp dụng các công nghệ xử lý CTYT mới có xu hướng
thân thiện với mơi trường.
Bên cạnh đó vẫn cịn những tồn tại như cơ cấu tổ chức quản lý hoạt
động thiếu hiệu quả, cơ sở hạ tầng (nhà chứa, đường xe đẩy...) ít được quan
tâm nâng cấp, trang thiết bị (đồ bảo hộ lao động, xe đẩy, xe gom ...) không đủ
đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng, chưa chú trọng công tác đào tạo
và thiếu các quy định thưởng phạt cần thiết, các bước quản lý xử lý CTYT
làm chưa tốt, vẫn cịn tình trạng phân loại nhầm, vương vãi CTYT hoặc thất
thốt CTYT ra ngồi cơ sở.
3/ Luận văn đã xây dựng cơ sở khoa học bao gồm:
Cơ sở lý thuyết (nguồn phát sinh, đặc điểm, thành phần và tính chất
CTYT, tác động của CTYT đối với mơi trường và sức khỏe cộng đồng, các
yêu cầu và nguyên tắc quản lý CTYT, các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý
CTYT).
100
Cơ sở pháp lý (gồm các văn bản pháp lý do Nhà nước và địa phương
ban hành, các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến quản lý CTYT, chiến lược
phát triển ngành y tế và quản lý CTYT tại TP Bắc Ninh).
Bài học kinh nghiệm quản lý CTYT trong nước (Bệnh viện Bạch Mai,
Bệnh viện đa khoa Đông triều) và trên thế giới (Malaysia, Nhật Bản, Thái
Lan).
4/ Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTYT tại Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Bắc Ninh, tác giả đề xuất các giải pháp:
- Hồn thiện mơ hình xử lý CTYT.
- Tăng cường công tác quản lý trong các khâu phân loại, thu gom, vận
chuyển, lưu giữ và xử lý CTYT.
- Đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý CTRT tại Bệnh viện
- Hồn thiện cơ chế chính sách cho Bệnh viện
- Kiểm sốt và phịng ngừa ơ nhiễm mơi trường
Và một số giải pháp khác như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chủ
động tài chính kết hợp với kêu gọi đầu tư, áp dụng công nghệ điện tử, hệ
thống thông tin GIS ...
Kiến nghị.
Từ kết quả nghiên cứu trên tác giả kiến nghị:
* Đối với UBND tỉnh Bắc Ninh kết hợp với Sở y tế tỉnh:
1/ Sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế của Bộ Y
Tế.
2/ Bổ sung các văn bản quy chế riêng về quản lý CTYT phù hợp với
điều kiện địa phương nhằm hoàn thành lộ trình chuyển đổi mơ hình xử lý từ
các cụm CSYT sang mơ hình xử lý tập trung.
3/ Lập quy hoạch chiến lược và quy hoạch hành động đến năm 2050
cho q trình chuyển đổi mơ hình này.
* Đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh:
101
1/ Đổi mới cơ cấu tổ chức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của bộ
máy tổ chức quản lý và xử lý CTYT trong Bệnh viện.
2/ Tổ chức hoặc cử người tham dự các lớp tập huấn, hội thảo về quản
lý CTYT để bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho các nhân viên trực tiếp tham
gia vào công tác quản lý CTYT.
3/ Thực hiện tốt các quy định trong Quy chế quản lý chất thải y tế theo
quyết định số 43/2007/QĐ-BYT.
4/ Phối hợp với Sở Y tế tỉnh và các ban ngành chức năng trong việc
thống nhất lộ trình chuyển đổi mơ hình xử lý CTYT.
5/ Cần xây dựng ngay “Quy định nội bộ” về quản lý CTYT và vệ sinh
môi trường cho Bệnh viện, phân công trách nhiệm cụ thể từ Giám đốc bệnh
viện tới các Trưởng khoa/ phòng, nhân viên phân loại, thu gom, vận chuyển,
vận hành khu xử lý CTYT.
6/ Có chế độ thưởng phạt nghiêm minh về các vấn đề liên quan đến
quản lý, xử lý CTYT để khuyến khích người lao động.
7/ Lựa chọn nhà thầu có đủ tư cách pháp lý, có năng lực trình độ để
thuê làm vệ sinh Bệnh viện và xử lý chất thải y tế.
8/ Xây dựng bảng tiêu chí đánh giá nghiệm thu vệ sinh đảm bảo bệnh
viện luôn “Xanh - Sạch - Đẹp”; Giao cho khoa Kiểm sốt nhiễm khuẩn làm
đầu mối, chịu trách nhiệm đơn đốc kiểm tra giám sát công tác vệ sinh và quản
lý xử lý chất thải y tế.
9/ Thành lập các tổ đi kiểm tra giám sát thường xuyên tại các khoa
phòng, đánh giá việc tuân thủ về quản lý chất thải y tế cũng như công tác vệ
sinh bệnh viện, lập biên bản và xử phạt những tồn tại thực hiện không đúng
theo hợp đồng đã ký.
10/ Tiếp tục đầu tư thêm phương tiện quản lý chất thải y tế (túi, thùng
đựng rác, xe vận chuyển rác…theo mẫu quy định); duy tu bảo dưỡng thường
xuyên hệ thống xử lý chất thải y tế, hàng năm định kỳ thực hiện Quan trắc khí
thải, nước thải, mơi trường lao động theo đúng qui định của pháp luật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bắc Ninh (2012, 2013, 2014, 2015, 2016,
2017, 2018, 2019), Báo cáo quản lý chất thải rắn tại Bệnh viện. Bắc Ninh
2. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh (2012, 2013, 2014, 2015, 2016,
2017, 2018, 2019), Báo cáo số liệu hoạt động khám chữa bệnh tại Bệnh viện.
Bắc Ninh.
3. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2011), Quy định về Quản lý chất thải
nguy hại, Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT.
4. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2014), Dự thảo Thông tư quy định về
quản lý chất thải nguy hại 2015.
5. Bộ Y Tế (2007), Quyết định về việc ban hành Quy chế quản lý chất
thải y tế, Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Thông tư về quản lý chất thải
số 36/2015/TT-BTNMT.
7. Bộ Y Tế - Bộ tài nguyên và môi trường (2015), Thông tư liên tịch
quy định về chất thải y tế Bộ y tế - Bộ tài nguyên môi trường số
58/2015/TTLT-BYT-BTNMT
8. Bùi Thị Quỳnh Chang (2012), Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại
Bệnh viện đa khoa Đông Triều – Quảng Ninh, luận văn thạc sĩ ngành kỹ thuật
mơi trường, Trường Đại học Dân Lập Hải Phịng.
9. Chính phủ Việt Nam (2007), Nghị địnhvề quản lý chất thải rắn;
Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007.
10. Cù Huy Đấu - Trần Thị Hường (2009), Quản lý chất thải rắn đô thị,
NXB Xây Dựng.
11. Cù Huy Đấu (2004), Thực trạng và giải pháp quản lý chất thải rắn
y tế, Tạp chí xây dựng, (số 11/2004), tr. 31-33.
12. Cù Huy Đấu (2005), Quản lý chất thải và Quy hoạch môi trường
bệnh viện ở Việt Nam, Luận văn tiến sĩ khoa học kỹ thuật, Trường Đại học
Kiến Trúc Hà Nội.
13. Châu Thụy Diễm Thúy (2015), Thực trạng và kiến thức của nhân
viên y tế về công tác phân loại, thu gom chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa
khoa Đồng Tháp, tỉnh Đồng Tháp, Luận văn thạc sĩ Quản lý bệnh viện, Đại
học Y tế công cộng, Hà Nội.
14. Đào Nguyễn Minh (2003), Đánh giá thực trạng quản lý chất thải y
tế tại hai bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi, Luận văn Thạc
sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học y Hà Nội.
15. Đào Ngọc Phong (2009), Vệ sinh bệnh viện và chất thải y tế, Vệ
sinh mô trường và dịch tễ, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 154- 158.
16. Đồng Trung Kiên và Dương Thị Hương (2004), Thực trạng tình
hình vệ sinh mơi trường ngành Y tế thành phố Hải Phịng, Báo cáo khoa học
toàn văn, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 714.
17. Nguyễn Minh Đức (2011), Quản lý chất thải rắn y tế Bệnh viện Đa
Khoa tỉnh Yên Bái, luận văn thạc sỹ Quản lý đô thị và cơng trình, Trường Đại
học Kiến Trúc Hà Nội.
18. Lương Ngọc Khuê (2010), Báo cáo thực trạng công tác quản lý
chất thải rắn y tế tại các bệnh viện, Báo cáo một số chuyên đề về bảo vệ môi
trƣờng ngành Y tế giai đoạn 2006 – 2010, Cục Quản lý môi trường Bộ Y tế,
Hà Nội.
19. Lương Ngọc Khuê (2014), Đánh giá 5 năm thực hiện Thông tư
18/2009/TTBYT Hướng dẫn thực hiện cơng tác Kiểm sốt nhiễm khuẩn trong
các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Hà Nội.
20. Nguyễn Kim Thái (2011), Quản lý chất thải rắn. Tập 2: Chất thải
rắn nguy hại, NXB Khoa học và kỹ thuật, tr. 154-172
21. Vương Thanh Thủy (2013), Quy trình quản lý chất thải rắn y tế Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội.
22. Lâm Minh Triết - Lê Thanh Hải (2011), Giáo trình quản lý chất
thải nguy hại, NXB Xây dựng, tr. 113-124, tr. 150-158
23. Quốc Hội (2014), Luật bảo vệ môi trường, Số 55/2014/QH13
24. Trần Duy Tạo (2002), Đánh giá thực trạng, quản lý và ảnh hưởng
của chất thải y tế bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ lên môi trường xung quanh,
Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
25. Nguyễn Sơn Tùng (2015), Quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện
Việt Nam- Thụy Điển, Luận văn thạc sĩ Quản lý đơ thị và cơng trình, Trường
Đại học Kiến Trúc Hà Nội.
26. Lê Thị Anh Thư (2011), Giáo trình Kiểm sốt nhiễm khuẩn bệnh
viện, Nhà xuất bản Y học chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.
27. Thủ tướng Chính phủ (2011), Phê duyệt Đề án tổng thể xử lý chất
thải y tế giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020. Quyết định số
2038/2011/QĐ-TTg.
28. Thủ tướng Chính phủ (2012), Phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ
thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025, Quyết định số 170/QĐTTg.
29. Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường (1994), Quản lý chất
thải ở các nước đang phát triển (tài liệu dịch), Hà Nội, tr 7-8.