Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Đánh giá hiện trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 10, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.06 MB, 176 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
-----------------------

NGÔ PHƯƠNG THANH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 10,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã ngành: 60520320

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
-----------------------

NGÔ PHƯƠNG THANH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 10,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường


Mã ngành: 60520320
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRỊNH XUÂN NGỌ

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Xuân Ngọ
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 24 tháng 9 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

GS.TS. Hoàng Hưng

Chủ tịch

2


TS. Nguyễn Xuân Trường

Phản biện 1

3

PGS.TS. Phạm Hồng Nhật

Phản biện 2

4

PGS.TS. Huỳnh Phú

Ủy viên

5

TS. Nguyễn Thị Hai

Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận sau khi luận văn đã được
sửa chữa.
Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn

GS.TS. Hoàng Hưng


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 30 tháng 8 năm 2016

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Ngô Phương Thanh

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 09/7/1984

Nơi sinh: Tp. Hồ Chí Minh

Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường

MSHV: 1441810007

I- Tên đề tài:
Đánh giá hiện trạng, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản
lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
i. Đánh giá sơ lược tình hình cơ bản của Quận 10
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Quận 10
- Điều tra hiện trạng rác thải sinh hoạt tại Quận 10.
+ Khối lượng rác thải
+ Thành phần rác thải

ii. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 10
- Điều tra công tác quản lý, thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 10
+ Hình thức quản lý, hình thức thu gom và vận chuyển
+ Tỷ lệ thu gom và phân loại rác thải
+ Đánh giá của người dân về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt
iii. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn Quận 10
III- Ngày giao nhiệm vụ: 30/8/2016
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 25/8/2017
V- Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Trịnh Xuân Ngọ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

PGS.TS. Trịnh Xuân Ngọ


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ
(Nhận xét của CB hướng dẫn)
Họ và tên học viên: Ngô Phương Thanh

Đề tài luận văn: Đánh giá hiện trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Người nhận xét: PGS.TS. Trịnh Xuân Ngọ
Cơ quan công tác: Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Ý KIẾN NHẬN XÉT
1-Về nội dung và đánh giá thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Đề tài đặt ra 03 nội dung nghiên cứu. Cả 03 nội dung này đã được giải quyết và
được trình bày chi tiết trong luận văn.
Như vậy nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đặt ra đa được học viên hoàn thành.
2-Về phương pháp nghiên cứu, độ tin cậy của các số liệu:
Để giải quyết các nội dung nghiên cứu đã đặt ra, tác giả đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu; kế thừa các số liệu và tài liệu thứ cấp; phương pháp chuyên gia,
phương pháp điều tra, khảo sát thực địa và dùng các phần mềm Excel, Word để
đánh giá và sử dụng số liệu bảo đảm độ tin cậy của số liệu nghiên cứu.
3-Về kết quả khoa học của luận văn:
Cung cấp một số cơ sở khoa học phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển, quản
lý rác thải sinh hoạt rắn trê địa bàn của một quận, huyện (trong đề tài là Quận 10,
Thành phố Hồ Chí Minh).
4-Về kết quả thực tiễn của luận văn:
Nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH hàng ngày, tiến hành phân loại rác thải tại
nguồn cũng như hiệu quả thu gom triệt để lượng rác thải tại địa phương, góp phần
cải thiện môi trường và sức khỏe cộng đồng; nâng cao được ý thức của người dân


và trách nhiệm của các cấp trong việc quản lý CTRSH; đề xuất việc hợp lý hóa quá
trình thu gom, vận chuyển CTRSH, tăng mỹ quan đô thị.
5-Những thiếu sót và vấn đề cần làm rõ:
Cần phân tích sâu hơn đối với các số liệu thu được qua khảo sát, điều tra thực tế
thông qua các phiếu điều tra và tiến hành so sánh đối chiếu với các số liệu tương tự

ở những đề tài khác hoặc số liệu thứ cấp, để có những bình luận, nhằm khẳng định
và nâng cao giá trị các số liệu nghiên cứu của tác giả trong đề tài này.
6-Ý kiến kết luận (mức độ đáp ứng yêu cầu đối với LVThS):
Sau thời gian hướng dẫn học viên thực hiện đề tài, tôi nhận thấy nội dung
luận văn của học viên đã đáp ứng các yêu cầu của một Luận văn Thạc sĩ. Do đó tôi
đồng ý cho học viên Ngô Phương Thanh bảo vệ trước Hội đồng đánh giá Luận văn.
TP. HCM, ngày 25tháng 8 năm 2017
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

PGS.TS. Trịnh Xuân Ngọ


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện

Ngô Phương Thanh


ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành theo chương trình đào tạo Thạc sĩ
chuyên ngành Kỹ thuật môi trường tại Trường Đại học Công nghệ Thành phố
Hồ Chí Minh. Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, tác giả xin chân thành cảm
ơn:

Ban Giám hiệu trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng
Đào tạo sau đại học và các Thầy Cô đã tận tình giảng dạy trong suốt chương trình
đào tạo Thạc sĩ.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS. TS.
Trịnh Xuân Ngọ - Giảng viên khoa Công nghệ Sinh học thực phẩm và Môi trường Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt
và giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý báu trong suốt quá trình triển
khai nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộ, chuyên viên các phòng
ban trực thuộc Quận ủy - Ủy ban nhân dân Quận 10 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
và nhiệt tình giúp đỡ cho tác giả trong quá trình thu thập số liệu ngoài hiện trường
và thực hiện đề tài. Tác giả cũng bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến
lãnh đạo Công ty Dịch vụ công ích Quận 10 và các Phường trực thuộc Quận 10 đã
tạo điều kiện và cho phép tác giả thu thập, kế thừa nhiều kết quả nghiên cứu.
Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Cha, Mẹ đã sinh thành
cũng như vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống để có được sự thành công của con
ngày hôm nay; cảm ơn toàn thể gia đình và các Anh, Chị, Em, bạn bè xa gần đã
động viên cũng như sát cánh cùng tác giả trong những ngày ở giảng đường đầy kỷ
niệm những lời thân thương nhất.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2017

Tác giả: Ngô Phương Thanh


iii
TÓM TẮT

Quận 10, là một trong những quận trung tâm của thành phố, với mật độ dân số
khá đông (khoảng 250.000 người) cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng
cao nên đòi sống người dân từng bước cải thiện, do vậy nhu cầu tiêu dùng, tiện nghi
trong sinh hoạt cũng tăng lên một cách đáng kể. Điều đó đồng nghĩa với việc khối

lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ngày càng lớn.
Mặc dù đã được tăng cường mọi mặt về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật
và con người, thế nhưng công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn quận vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế, nên đã ảnh hưởng trực
tiếp đến đời sống người dân và môi trường, mỹ quan của đô thị. Đồng thời bên cạnh
đó, trên địa bàn quận cùng tồn tại song song hai lực lượng thu gom công lập và dân
lập nên đã ảnh hưởng không ít đến công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn quận.
Do đó việc nghiên cứu, tìm ra các giải pháp sát với tình hình thực tiễn của địa
phương góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thu gom chất thải rắn (sinh
hoạt) trên địa bàn quận là nhiệm vụ chính của đề tài.
Đề tài tập trung điều tra, khảo sát đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn quận; công tác quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn
quận; những suy nghĩ, đánh giá của người dân về việc thu gom, quản lý chất thải
rắn trên địa bàn hiện nay. Qua đó nghiên cứu, tham khảo các nghiên cứu đã triển
khai thực hiện nhưng gắn với tình hình thực tế của địa phương để đế xuất áp dụng
triển khai thực hiện:
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền địa phương trong công
tác bảo vệ môi trường.
- Triển khai thực hiện việc phân loại rác tại nguồn trên địa bàn 15 phường và
các đơn vị trực thuộc.
- Đầu tư, nâng cao chất lượng các phương tiện thu gom và thống nhất việc
quản lý hai lực lượng thu gom CTRSH (chất thải rắn sinh hoạt) trên địa bàn quận.
- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội từ quận
xuống phường và các khu dân cư trong việc tham gia trong công tác tuyên truyền,


iv
vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về việc quản lý chất thải
rắn sinh hoạt.

Việc triển khai thực hiện đề tài sẽ đem lại một số kết quả như sau:
- Giúp cho cấp ủy, chính quyền địa phương có những quan tâm hơn về công
tác bảo vệ môi trường nói chung và kịp thời triển khai thực hiện đề án phân loại rác
tại nguồn theo chỉ đạo của Thành phố.
- Phát huy được vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội từ
quận đến phường và khu dân cư.
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong việc thu gom
CTRSH.
- Thu gom hiệu quả, triệt để lượng CTRSH phát sinh hàng ngày, đồng thời
phân loại CTR tại nguồn.
- Nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH tại địa phương, góp phần cải thiện môi
trường và sức khoẻ cộng đồng.


v
ABSTRACT
District 10, which is one of the central districts of the city, has a high
population density (about 250,000) of people. There is a high economic growth rate,
and consumer demand for living comfort has increased significantly. This also
means that the volume of daily waste is increasing.
Although all aspects of physical facilities, technical facilities and people
have been strengthened, the collection and transportation of solid waste in the
district has not met the actual demand. Therefore, it has directly affected people's
life, the environment and the beauty of the city. At the same time, there are two
public and private waste collectors in the district, which have also affected the
management of solid waste.
Therefore, research and finding solutions that contribute to improving the
efficiency of solid waste management and collection in the District is the main task
of the topic.
The main focus is on investigation, survey, and assessment of the current

status of solid waste in the district. This includes management, collection,
transportation of the solid waste in the district, and also the people's thoughts and
opinions on the collection and management of solid waste in the area. Thereby, the
studies and references to the research to a practical solution have been carried out
and attached for implementation:
- Strengthen the leadership, direction of the Party Committees, and local
authorities in environmental protection.
- Implement the classification of waste in the 15 wards and subordinate units.
- Invest in, improve the quality of collection facilities, and unify the
management of the two waste collection forces in the district.
- To bring into play the role of the Fatherland Front the socio-political
organizations from the district wards, and population quarters into participating in
distributing propaganda, and campaign to raise people's awareness and
responsibility on the management of domestic solid waste.


vi
Implementation of the project will bring some results as follows:
- Help the Party Committee and local authorities to have more concerns
about environmental protection in general, and timely implement the project to sort
waste at the source under the direction of the City.
- To promote the role of the Fatherland Front and socio-political
organizations from districts to wards and residential areas.
- Raise people's awareness and responsibility in collecting solid waste.
- Efficiently collecting solid waste daily, and at the same time sorting solid
waste at source.
- Improve the efficiency of local solid waste management, and contributing
to environmental improvement and community health.



vii


viii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
TÓM TẮT ............................................................................................................. iii
ABSTRACT ......................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .................................................................................. ix
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ ................................................................................ x
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
2. Mục đích, ý nghĩa của luận văn ........................................................................ 2
3. Mục tiêu ............................................................................................................ 2
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận văn ....................................................... 3
5. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 6
1.1. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt ......................................................... 6
1.1.1. Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt ............................................................. 6
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ........................................... 6
1.1.3. Thành phần chất thải rắn .......................................................................... 7
1.1.4. Tính chất ...................................................................................................... 8
1.1.4.1. Tính chất vật lý của chất thải rắn sinh hoạt ............................................ 8
1.1.4.2. Tính chất vật lý của chất thải rắn sinh hoạt .......................................... 10
1.1.5. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường ........................................ 11
1.1.5.1. Ảnh hưởng đến môi trường nước ........................................................... 11

1.1.5.2. Ảnh hưởng đến môi trường không khí ................................................... 12
1.1.5.3. Ảnh hưởng đến môi trường đất .............................................................. 13
1.1.5.4. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người ....................................................... 13


ix
1.1.5.5. Ảnh hưởng đến cảnh quan ..................................................................... 14
1.2. Các văn bản pháp luật liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn
sinh hoạt ............................................................................................................. 14
1.2.1. Luật ........................................................................................................... 14
1.2.2. Các văn bản dưới luật .............................................................................. 15
1.2.3. Các đề tài nghiên cứu đã thực hiện có liên quan .................................... 17
1.3. Tình hình phát sinh, thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn trên thế
giới và Việt Nam ................................................................................................ 20
1.3.1. Trên thế giới ............................................................................................. 20
1.3.1.1. Nguồn phát sinh, khối lượng và thành phần CTR trên thế giới ............. 20
1.3.1.2. Hệ thống thu gom và vận chuyển rác .................................................... 21
1.3.1.3. Công nghệ xử lý chất thải rắn trên thế giới ........................................... 22
1.3.2. Tại Việt Nam ............................................................................................. 25
1.3.2.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam ...................................... 25
1.3.2.2. Phân loại chất thải rắn và tình hình thu gom, vận chuyển .................... 26
1.3.2.3. Tái sử dụng và tái chế chất thải rắn ...................................................... 30
1.3.2.4. Xử lý và tiêu hủy Chất thải rắn .............................................................. 32
1.3.2.5. Hệ thống quản lý Chất thải rắn ............................................................. 32
1.3.3. Tại Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................... 33
1.3.1.1. Hệ thống thu gom và vận chuyển ........................................................... 33
1.3.1.2. Thùng chứa thu gom rác ........................................................................ 34
1.3.1.3. Xe đẩy tay và lao động ........................................................................... 34
1.3.1.4. Hệ thống trung chuyển và điểm hẹn ....................................................... 36
1.3.1.5. Hệ thống vận chuyển ............................................................................. 40

1.3.1.6. Thu hồi và tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt và chôn lấp .................. 42
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI QUẬN 10 .. 46
2.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 46
2.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 46
2.1.2. Địa hình, địa chất, thủy văn .................................................................... 47
2.1.3. Khí hậu ..................................................................................................... 47


x
2.2. Điều kiện kinh tế ......................................................................................... 48
2.3. Điều kiện xã hội .......................................................................................... 48
2.3.1. Dân số ....................................................................................................... 48
2.3.2. Giáo dục .................................................................................................... 49
2.3.3. Y tế ............................................................................................................. 49
2.3.4. Văn hoá thông tin - thể dục thể thao ....................................................... 50
2.4. Cơ sở hạ tầng .............................................................................................. 52
2.4.1. Giao thông ................................................................................................ 52
2.4.2. Hệ thống Cấp điện - nước ........................................................................ 52
2.4.3. Thông tin lin lạc ....................................................................................... 52
2.5. Hiện trạng môi trường ............................................................................... 53
2.5.1. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh .......................................................... 53
2.5.2. Trong lĩnh vực xây dựng ........................................................................... 54
2.5.3. Trong cộng đồng dân cư ........................................................................... 54
2.5.4. Trong giao thông ....................................................................................... 55
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 56
3.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn ...................... 56
3.1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ................................................ 56
3.1.2. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Quận 10 .................................... 56
3.1.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ....................................................... 57
3.1.3.1. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình ............................. 58

3.1.3.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của trường học ............................ 59
3.1.3.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ công sở .................... 59
3.1.3.4. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ chợ ........................... 60
3.2. Tình hình thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
Quận 10 .............................................................................................................. 62
3.2.1. Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ......... 62
3.2.1.1. Lưu trữ tại nguồn ................................................................................... 62
3.2.1.2. Công tác thu gom ................................................................................... 64
3.2.1.3. Phương thức quét - thu gom ................................................................... 66


xi
3.2.1.4. Phương tiện thu gom ........................................................................... 69
3.2.2. Công tác trung chuyển ............................................................................. 70
3.2.2.1. Điểm hẹn ............................................................................................... 70
3.2.2.2. Trạm ép kín Trần Bình Trọng ................................................................ 76
3.2.3. Công tác vận chuyển ................................................................................ 77
3.3. Hệ thống quản lý hành chính về chất thải rắn tại Quận 10 .................. 80
3.3.1. Đơn vị quản lý .......................................................................................... 80
3.3.2. Nhân lực ................................................................................................... 81
3.4. Kết quả thăm dò ý kiến người dân về tình hình thu gom, vận chuyển
rác sinh hoạt trên địa bàn Quận 10 ................................................................. 81
3.4.1. Đặc điểm mẫu điều tra ............................................................................. 81
3.4.1.1. Giới tính ................................................................................................. 81
3.4.1.2. Độ tuổi .................................................................................................... 82
3.4.1.3. Trình độ học vấn .................................................................................... 82
3.4.2. Hiện trạng rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình ................................... 83
3.4.2.1. Khối lượng rác thải tại các hộ ............................................................... 83
3.4.2.2. Chi phí thu gom ................................................................................... 83
3.4.2.3. Việc phân loại rác tại nguồn ............................................................... 84

3.4.2.4. Việc tuyên truyền thực hiện vệ sinh môi trường .................................. 85
3.4.2.5. Nhận thức về dịch vụ thu gom rác trên địa bàn ..................................... 86
3.5. Đánh giá hiện trạng quản lý CTRSH tại Quận 10 .................................. 87
3.5.1. Lưu trữ, phân loại CTRSH tại nguồn ..................................................... 87
3.5.2. Hệ thống thu gom ..................................................................................... 88
3.5.3. Hệ thống vận chuyển ............................................................................... 88
3.5.4. Những hạn chế về việc thu gom rác .................................................... 89
3.6. Đề xuất một số giải pháp quản lý CTRSH tại Quận 10 .......................... 90

3.6.1. Giải pháp tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính
quyền địa phương ..................................................................................... 90
3.6.1.1. Đối với cấp Quận ................................................................................ 90
3.6.1.2. Đối với cấp Phường ............................................................................ 91
3.6.2. Giải pháp phân loại chất thải rắn tại nguồn .......................................... 91


xii
3.6.3. Giải pháp đầu tư nâng cao chất lượng các phương tiện thu gom ....... 95
3.6.4. Giải pháp tuyên truyền, vận động ......................................................... 96
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .............................................................................. 99
1. Kết luận .......................................................................................................... 99
2. Kiến nghị ...................................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 102
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 104


xiii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTR


:

Chất thải rắn

CTNH

:

Chất thải nguy hại

RTSH

:

Rác thải sinh hoạt

CTRSH

:

Chất thải rắn sinh hoạt

KH – XH

:

Kinh tế - Xã hội

VSMT


:

Vệ sinh môi trường

BVMT

:

Bảo vệ môi trường

UBND

:

Ủy ban nhân dân

GTCC

:

Giao thông công chính

TNMT

:

Tài nguyên môi trường

CHLB


:

Cộng hòa liên bang



:

Quyết định

CLB

:

Câu lạc bộ


xiv
DANH SÁCH CÁC BẢNG
trang
Bảng 1.1: Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn

6

Bảng 1.2: Thành phần chất thải rắn

7

Bảng 1.3: Tỷ trọng của các thành phần trong rác thải sinh hoạt


8

Bảng 1.4: Tỷ trọng rác thải theo các nguồn phát sinh

9

Bảng 1.5: Số liệu tiêu biểu về thành phẩm tính chất nước rác của bãi
chôn lấp mới và lâu năm
Bảng 1.6: Số lượng trạm/bô trung chuyển do Công ty TNHH MTV Môi
trường đô thị Thành phố quản lý

12

38

Bảng 1.7: Số lượng bô trung chuyển do Quận/Huyện quản lý

39

Bảng 1.8: Phương tiện cơ giới của Công ty xử lý chất thải thành phố

44

Bảng 1.9: Thành phần rác thải tại Mỹ

20

Bảng 1.10: Hoạt động thu gom CT ở một số thành phố ở Chấu Á


21

Bảng 1.11: Các phương pháp xử lý CTR ở Châu Á

22

Bảng 1.12: Lượng chất thải phát sinh năm 2003 và năm 2008

25

Bảng 1.13: Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt ở một số đô thị năm 2013

29

Bảng 2.1: Kết quả thống kế số lượng các chợ, siêu thị/khu thương mại,
nhà hàng, khách sạn, hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất … trên địa bản quận

48

Bảng 3.1: Thống kế số lượng CTRSH thu gom trên địa bàn Quận 10

57

Bảng 3.2: Tỷ lệ phát sinh CTRSH trên địa bàn Quận 10

57

Bảng 3.3: Khối lượng riêng và thành phần CTRSH trên địa bàn Quận 10

58


Bảng 3.4 : Thành phần và khối lượng riêng CTRSH phát sinh từ trường
học
Bảng 3.5 : Thành phần và khối lượng riêng CTRSH phát sinh từ công sở
Bảng 3.6: Thành phần và khối lượng riêng CTRSH của chợ Nguyễn Tri
Phương, Quận 10
Bảng 3.7 : Thành phần và khối lượng riêng CTRSH của chợ Nhật Tảo
(khu chợ thực phẩm)
Bảng 3.8: Thống kê số hộ thu gom và diện tích quét dọn CTR tại Quận

59
60
60

61
65


xv
10 do Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích thực hiện
Bảng 3.9: Số lượng xe đẩy tay và lao động thu gom rác tại Quận

70

Bảng 3.10: Hệ thống điểm hẹn trên địa bàn Quận 10

71

Bảng 3.11. Số điểm hẹn và khối lượng chất thải thu gom từ các tổ vệ sinh


76

Bảng 3.12: Xe cơ giới tại Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công
ích Quận

78

Bảng 3.13. Vận tốc của xe chạy trong quá trình thu gom CTR

79

Bảng 3.14. Thống Kê Giới Tính điều tra các hộ

81

Bảng 3.15. Thống kê độ tuổi các hộ

82

Bảng 3.16. thống kê trình độ học vấn các hộ

82


xvi
DANH SÁCH CÁC HÌNH
trang
Hình 1.1: Thực trạng sử dụng các thùng rác tại các tuyến đường

34


Hình 1.2: Thực trạng thu gom rác bằng phương thức đẩy tay

35

Hình 1.3: Các điểm hẹn thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

37

Hình 1.4: Thực trạng thu gom, vận chuyển tại các điểm hẹn

39

Hình 1.5. Các nguồn phát thải CTR toàn quốc năm 2008 và dự báo cho
năm 2015 (Báo cáo MT Quốc gia năm 2007 - Môi trường làng nghề)
Hình 2.6: Bản đồ địa giới hành chính Quận 10

26

Hình 2.7 : Một số trường học trên địa bàn Quận 10

49

Hình 2.8 : Một số cơ sở y tế trên địa bàn Quận 10

50

Hình 2.9 : Các trung tâm văn hoá trên địa bàn Quận 10

51


Hình 3.1: Biến thiên khối lượng CTRSH thu gom trên địa bàn Quận 10

57

Hình 3.2: Hiện trạng lưu trữ CTRSH tại hộ gia đình

62

Hình 3.3: Hiện trạng lưu trữ CTRSH tại các chợ

63

Hình 3.4: Hiện trạng lưu trữ CTRSH tại khu công cộng

64

Hình 3.5: Sơ đồ tổng hợp thu gom, vận chuyển CTRSH tại Quận

66

Hình 3.6: Phương tiện thu gom CTR của lực lượng thu gom công lập

69

Hình 3.7: Phương tiện thu gom CTR của lực lượng dân lập

70

Hình 3.8. Các điểm hẹn trên địa bàn Quận


75

Hình 3.9: Phương tiện vận chuyển CTR được sử dụng tại Quận

78

Hình 3.10. Khối lượng rác thải trong một ngày của hộ gia đình

83

Hình 3.11. Kết quả khảo sát chi phí thu gom rác của hộ gia đình

84

Hình 3.12. Kết quả khảo sát phân loại rác của hộ gia đình

84

Hình 3.13. Kết quả khảo sát thu gom phế liệu của hộ gia đình

85

Hình 3.14. Kết quả khảo sát về vấn đề tuyên truyền vệ sinh môi trường

85

Hình 3.15. Kết quả khảo sát thu gom rác của hộ gia đình

86


Hình 3.16. Kết quả khảo sát thời gian thu gom rác của các hộ gia đình

87

Hình 3.17 : Mẫu túi chứa CTRSH đã phân loại cho chương trình phân
loại rác tại nguồn
Hình 3.18. Minh họa cho các loại chất thải được in trên nắp thùng chứa rác

93

46

94


xvii

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổng hợp thu gom, vận chuyển rác Thành phố Hồ Chí Minh

33


1
MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Hiện nay, công tác chỉnh trang đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị,

nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân luôn được các cấp lãnh đạo quan tâm, lãnh
đạo, chỉ đạo thực hiện xuyên suốt. Trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ
Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã đưa nội dung “… bảo đảm sạch
rác đường phố, kênh rạch và các khu vực công cộng, kiên quyết tổ chức phân loại
rác từ nguồn, đến vận chuyển, tái chế, xử lý rác thải” là một trong những nhiệm vụ
cần phải triển khai thực hiện. Trước tình hình đó, Thành ủy Thành phố Hồ Chí
Minh đã xây dựng 7 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
thành phố lần thứ X, giai đoạn 2016 – 2020, trong đó Chương trình giảm thiểu ô
nhiễm môi trường là chương trình được đưa lên hàng đầu trong triển khai thực hiện.
Trước những yêu cầu cấp bách đó, đặt ra cho Quận phải nghiên cứu các giải
pháp để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình hành
động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X gắn với thực hiện
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận nhiệm kỳ 2015-2020.
Quận 10 là Quận nội thành và là một trong những Quận trung tâm của
Thành phố Hồ Chí Minh có cơ sở hạ tầng, hệ thống cấp thoát nước và mạng lưới
giao thông đô thị khá hoàn chỉnh. Quận không có kênh rạch, có nhiều chợ nhỏ nằm
xen kẻ trong khu dân cư, cư xá. Với mật độ dân số khá đông (khoảng 250.000
người) cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao nên đời sống người dân
từng bước cải thiện, do vậy nhu cầu tiêu dùng, tiện nghi trong sinh hoạt cũng tăng
lên một cách đáng kể. Điều đó đồng nghĩa với việc khối lượng chất thải rắn sinh
hoạt phát sinh ngày càng lớn.
Mặc dù đã được tăng cường mọi mặt về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật
và con người, thế nhưng công tác thu gom, xử lý rác thải rắn (sinh hoạt) trên địa bàn
Quận vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế, nó đã và đang tạo ra những
ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân và môi trường, mỹ quan của đô thị.
Điều này giúp chúng ta nhận thấy những hạn chế trong công tác quản lý chất thải
rắn (sinh hoạt) của Quận. Do đó cần phải có những nghiên cứu, tìm ra các giải pháp


2

hữu hiệu, sát với tình hình thực tiễn của địa phương, … góp phần nâng cao hiệu quả
công tác quản lý, thu gom chất thải rắn (sinh hoạt) trên địa bàn Quận. Góp một phần
trong thực hiện chương trình hành động giảm thiểu ô nhiễm môi trường của Thành
phố nói chung và của Quận 10 nói riêng, tác giả đề xuất đề tài: “Đánh giá hiện
trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn Quận 10”, qua đó mong muốn sẽ góp một phần trong việc tìm ra
các giải pháp thích hợp cho công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
Quận.
2. Mục đích, ý nghĩa của luận văn
2.1. Mục đích của luận văn
Đánh giá được hiện trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công
tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 10
2.2. Ý nghĩa của luận văn
- Ý nghĩa khoa học: đề tài cung cấp một số cơ sở khoa học phục vụ cho công
tác thu gom, vận chuyển CTRSH Quận 10 trong giai đoạn 2015 - 2030.
- Ý nghĩa thực tiễn: đề tài đưa ra những giải pháp nhằm:
+ Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong việc thu gom
CTRSH.
+ Thu gom hiệu quả, triệt để lượng CTRSH phát sinh hàng ngày, đồng thời
phân loại CTR tại nguồn.
+ Nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH tại địa phương, góp phần cải thiện môi
trường và sức khoẻ cộng đồng.
+ Góp phần tạo thêm công ăn việc làm, nguồn thu nhập cho người dân lao
động tại địa bàn Quận 10.
+ Hợp lý hóa quá trình thu gom, vận chuyển CTRSH, tăng mỹ quan đô thị
cho Quận 10.
3. Mục tiêu
- Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn (sinh hoạt) trên địa
bàn Quận 10.



×