Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn nga sơn, huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (879.88 KB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

ĐÀO VIỆT HƯNG

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT THỊ TRẤN
NGA SƠN, HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HĨA

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐƠ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH

Hà Nội - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

ĐÀO VIỆT HƯNG
KHÓA: 2018 - 2020

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT THỊ TRẤN
NGA SƠN, HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HĨA
Chun ngành: Quản lý đơ thị và cơng trình
Mã số: 8.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐƠ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2020


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa học cũng như luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau đại học, và các
thầy, cô giáo của trường đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo và tạo điều kiện thuận
lợi cho tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo PGS.TS.
Nguyễn Trọng Phượng đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và cung cấp
nhiều thơng tin khoa học có giá trị trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn phịng Tài ngun và mơi trường huyện Nga Sơn,
Ủy ban nhân dân huyện Nga Sơn, các phòng ban chức năng, cũng như gia đình
và đồng nghiệp đã động viên và tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình thực hiện
luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 06 năm 2020
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đào Việt Hưng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là cơng trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, tháng 06 năm 2020
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đào Việt Hưng


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Danh mục các bảng, biểu
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài…………………………………………………………..1
* Mục đích nghiên cứu………………………………………………………2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………...2
* Phương pháp nghiên cứu………………………………………………….3
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài…………………………………4
* Các khái niệm, thuật ngữ………………………………………………….4
* Cấu trúc luận văn………………………………………………………….5
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI
RẮN SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN NGA SƠN, HUYỆN NGA SƠN,
TỈNH THANH HÓA.................................................................................... 6
1.1. Khái quát chung thị trấn Nga Sơn .................................................. 6
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ........................................................... 6

1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................ 8
1.1.3. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật ................................................................... 12
1.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt .................................. 13
1.2.1. Hiện trạng phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt .................. 13
1.2.2. Hiện trạng thu gom, phân loại và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt [16]
......................................................................................................................... 16
1.2.3. Hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt ................................................ 18
1.2.4. Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong QLCTRSH .......................... 20


1.2.5. Thực trạng cơng tác xã hội hóa về quản lý CTRSH tại thị trấn Nga Sơn
......................................................................................................................... 22
1.3. Thực trạng quản lý quản lý chất thải rắn ở thị trấn Nga Sơn ... 23
1.3.1. Thực trạng phân cấp quản lý ................................................................. 23
1.3.2. Nguồn kinh phí và cơ chế chính sách quản lý chất thải rắn sinh hoạt .. 27
1.4. Nhận xét, đánh giá .......................................................................... 27
1.4.1. Công tác quản lý CTRSH tại thị trấn Nga Sơn ..................................... 27
1.4.2. Cơ chế và chính sách quản lý CTRSH .................................................. 29
1.4.3. Sự tham gia của cộng đồng dân cư với quản lý CTRSH ...................... 30
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIẾN NGHIÊN CỨU
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN NGA SƠN, HUYỆN
NGA SƠN,TỈNH THANH HÓA .............................................................. 31
2.1. Cơ sở lý luận trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt.................... 31
2.1.1. Nguồn phát sinh, đặc điểm thành phần, tính chất của chất thải rắn sinh
hoạt .................................................................................................................. 31
2.1.2. Những tác động của chất thải rắn sinh hoạt đối với môi trường, xã hội
......................................................................................................................... 36
2.1.3. Các nguyên tắc cơ bản quản lý chất thải rắn sinh hoạt ......................... 38
2.1.4. Mơ hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt ................................................ 40
2.1.5. Mơ hình xã hội hóa, sự tham gia của cộng đồng .................................. 43

2.2. Cơ sở pháp lý trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt................... 43
2.2.1. Hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh
hoạt do cơ quan Trung ương ban hành ........................................................... 43
2.2.2. Hệ thống các văn bản pháp lý quản lý chất thải rắn sinh hoạt do địa
phương ban hành ............................................................................................. 46
2.2.3. Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 ......... 46
2.2.4. Định hướng quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Nga Sơn
......................................................................................................................... 50
2.3. Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt của một số nước
trên thế giới và đô thị tại Việt Nam...................................................... 52
2.3.1. Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt của một số nước trên thế giới
......................................................................................................................... 52
2.3.2. Kinh nghiệm quản lý CTRSH tại Việt Nam ......................................... 57
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN
LÝ CTRSH THỊ TRẤN NGA SƠN, HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH
HÓA ............................................................................................................ 61
3.1. Đề xuất giải pháp đổi mới công tác thu gom và xử lý CTR........ 61


3.1.1. Giải pháp bổ sung hoàn thiện đồ án quy hoạch xây dựng khu xứ lý CTR
......................................................................................................................... 61
3.1.2. Quy hoạch điểm thu gom chất thải cho thị trấn Nga Sơn ..................... 63
3.1.3. Vạch tuyến đường thu gom cho thị trấn Nga Sơn ................................ 66
3.2. Đề xuất sự tham gia của cộng đồng trong quản lý CTRSH tại thị
trấn Nga Sơn .......................................................................................... 69
3.2.1. Công tác tuyên truyền giáo dục và sự tham gia của cộng đồng............ 69
3.2.2. Xã hội hóa cơng tác quản lý chất thải rắn tại thị trấn Nga Sơn ............ 73
3.2.3. Quản lý CTRSH gắn với phát triển cộng đồng tại thị trấn Nga Sơn .... 77
3.3. Đề xuât giải pháp tổ chức quản lý CTR cho thị trấn Nga Sơn .. 79
3.3.1. Đề xuất giải pháp giảm thiểu CTRSH .................................................. 79

3.3.2. Biện pháp phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn. ................. 80
3.3.3. Đề xuất mơ hình quản lý CTRSH cho thị trấn Nga Sơn ....................... 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 89
KẾT LUẬN................................................................................................. 89
KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

CTR

Chất thải rắn

CTRHC

Chất thải rắn hữu cơ

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

CTRVC

Chất thải rắn vô cơ

HĐND


Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Sơ đồ vị trí thị trấn Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa


6

Hình 1.2

Xe cơng nơng vận chuyển CTR

18

Hình 1.3

Xe đẩy tay thu gom CTR

18

Hình 1.4

Bãi rác xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn

20

Hình 1.5

Hình 2.1

Hình 2.2

Hình 2.3

Hình 2.4


Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 2.8

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Môi trường đô thị
các cấp
Xe rác màu vàng nhanh chóng xuất hiện sau khi
nhạc phát lên
CTRSH là thực phẩm chưa nấu được cho vào
thùng màu xanh
Sau khi vứt rác, người dân được cung cấp nước
sạch để rửa tay
CTRSH không thể tái chế sẽ được xếp vào những
chiếc túi ni lon xanh
Chai nhựa được tách rời thành nhiều phần sau
đó phân loại theo màu sắc
Phân loại giấy báo cũ
Tiêu chuẩn phát thải và tỷ lệ thu gom CTRSH
theo từng giai đoạn của khu vưc thị trấn Nga Sơn
Phun hóa chất tại trạm trung chuyển

26

54

54

55


55

56
56
57
58


Hình 2.9
Hình 3.1
Hình 3.2

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân phân loại
rác thải
Các loại thùng chứa phân loại rác
Đề xuất các loại thùng chứa dùng để lưu trữ và
thu gom CTR

59
64
65

Hình 3.3

Quy hoạch địa điểm thu gom rác trên địa bàn

65

Hình 3.4


Một số loại xe thu gom rác

67

Hình 3.5

Các thiết bị thu gom bụi đường

68

Hình 3.6

Sơ đồ phân loại CTRSH tại nguồn

80

Hình 3.7
Hình 3.8

Thùng chứa 3 loại CTR được phân biệt bằng màu
sắc khác nhau
Sơ đồ đề xuất cơ cấu tổ chức quản lý

81
84


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng

Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4
Bảng 1.5

Tên bảng
Hiện trạng tổng hợp diện tích, số dân thị trấn
Nga Sơn
Số liệu kinh tế cơ bản
Khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn thị
trấn Nga Sơn qua các năm
Khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn thị
trấn Nga Sơn năm 2016
Thành phần CTRSH trên địa bàn thị trấn Nga
Sơn

Trang
9
10
14

14

15

Bảng 2.1

Nguồn gốc phát sinh các loại chất thải rắn


31

Bảng 2.2

Tổng hợp thành phần CTRSH

33

Bảng 2.3

Tổng hợp thành phần hóa học CTRSH

35

Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8

Chỉ tiêu CTR sinh hoạt đô thị ( Thị trấn Nga Sơn
là đô thị loại V)
Định hướng các phương pháp xử lý chất thải rắn
tại Việt Nam
Quy hoạch vị trí các KXL CTR sinh hoạt quy mơ
lớn
Tổng hợp thành phần hóa học CTRSH
Dự báo khối lượng CTR phát sinh và thu gom
của thị trấn Nga Sơn đến năm 2020


46

47

49
50
51


Bảng 2.9
Bảng 2.10

Dự báo khối lượng CTR phát sinh và thu gom
của thị trấn Nga Sơn đến năm 2025
Dự báo khối lượng CTR phát sinh và thu gom
của thị trấn Nga Sơn đến năm 2030

51

51


1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Thanh Hóa là đơ thị loại I trung tâm cấp quốc gia, có vị trí quan trọng về kinh
tế xã hội và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước.
Huyện Nga Sơn nằm ở phía đơng bắc tỉnh Thanh Hóa, là cửa ngõ của Bắc
Trung Bộ, là một trong các vùng phát triển kinh tế, phát triển đô thị quan trọng của

tỉnh, trong đó thị trấn Nga Sơn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của
huyện.
Thị trấn Nga Sơn đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, tỷ lệ đơ thị hóa
cao, trong vịng 10 năm trở lại đây tốc độ tăng trưởng của thị trấn mang tính đột phá.
Với vị trí địa lý tốt, giao thơng thuận lợi thị trấn đang phát triển nhanh với sự xuất
hiện của các khu, cụm công nghiệp, điểm du lịch, di tích, văn hóa,... bởi vậy nguồn
phát thải ngày một lớn và đa dạng.
Tại quyết định số 3407/QĐ-UBND ngày 8 tháng 9 năm 2016 của UBND tỉnh
Thanh Hóa về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh
Hóa đến năm 2025. Trong đó tập trung quy hoạch nguồn phát sinh và khối lượng
CTR từ sinh hoạt, xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp và y tế trên địa bàn tỉnh đến
năm 2025. Quy hoạch các khu xử lý CTR cấp thành phố, cấp huyện; thị xã; các bãi
xử lý CTR xây dựng; các trạm trung chuyển CTR cho các khu vực.
Hiện tại, trên địa bàn thị trấn xử lý chất thải rắn bằng phương pháp thiêu đốt,
chôn lấp xong việc tập kết rác và đốt không đảm bảo khoảng cách an tồn vệ sinh
mơi trường, do khói trong q trình đốt và nước rỉ ra từ bãi tập kết khơng dược kiểm
sốt, đặc biệt nhiều điểm ở gần khu dân cư, gần đất nông nghiệp, gần sông nguồn
nước gây nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng.


2

Công tác quản lý chất thải rắn chưa được quan tâm đúng mức, các lò đốt hoạt
động chưa đúng kỹ thuật, hậu quả sau xử lý rác bằng lò đốt chưa có biện pháp khắc
phục. Do vậy, rất cần thiết phương án phối hợp để điều phối công tác quản lý chất
thải rắn trên địa bàn.
Thực tế cho thấy, công tác quản lý CTRSH tại thị trấn còn tồn tại nhiều vấn đề,
từ công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải; những bất cập trong cơ chế,
chính sách, bộ máy quản lý; thiếu sự tham gia của cộng đồng…. gây ô nhiễm môi
trường, ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nga Sơn nói riêng và tỉnh

Thanh Hóa nói chung.
Do vậy, đề tài “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Nga Sơn, huyện Nga
Sơn, tỉnh Thanh Hóa” là cần thiết, đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường và phát
triển kinh tế - xã hội của huyện.
Mục đích nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị
trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn kết hợp với những kinh nghiệm về
quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở các đô thị trên thế giới và ở Việt Nam. Từ đó, đề
xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn cho thị trấn Nga Sơn
đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển đô thị bền vững.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị.
- Phạm vi nghiên cứu: thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Thời gian nghiên cứu: Đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu;


3

- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thơng tin;
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống;
- Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Qua nghiên cứu, tổng hợp tài liệu chuyên ngành về quản lý CTRSH, tác giả
nhận thấy:
• Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả công tác quản lý CTRSH tại đô thị phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của đô

thị loại 3, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo các quy định pháp lý hiện
hành. Đồng thời nâng cao hơn nữa vai trò của cộng đồng trong cơng tác quản lý
CTRSH đơ thị.
• Ý nghĩa thực tiễn
+ Góp phần thực hiện Luật Bảo vệ mơi trường 2014 của Việt Nam và các yêu
cầu trong điều chỉnh chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn đến năm 2030 tầm
nhìn đến năm 2050 (QĐ 491/QĐ TTG năm 2018).
+ Góp phần triển khai hiện thực hóa Điều chỉnh Quy hoạch quản lý Chất thải
rắn của tỉnh Thanh Hóa, huyện Nga Sơn.
+ Góp phần cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, nâng cao chất lượng cuộc
sống, thu hút sự đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội tại thị trấn Nga Sơn.
+ Kết quả nghiên cứu của Luận văn về quản lý CTRSH tại thị xã trấn Nga Sơn,
huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa có thể được các địa phương khác trên cả nước có
điều kiện tương tự học tập, trao đổi kinh nghiệm để áp dụng cho địa phương mình
trong cơng tác quản lý CTRSH.
Các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn
• Chất thải rắn [11]


4

Theo mục 12, điều 3 của Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đã giải
thích chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt
hoặc hoạt động khác.
Như vậy, thuật ngữ chất thải rắn bao gồm tất cả các chất rắn hỗn hợp thải ra
từ cộng đồng dân cư, cũng như các chất thải rắn đặc thù từ các ngành sản xuất nông
nghiệp, cơng nghiệp, khai khống và các ngành dịch vụ khác.
• Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt (viêt tắt là: CTRSH), còn gọi là rác thải sinh hoạt, là các
chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt của con người và động vật nuôi.

Chất thải dạng rắn phát sinh từ khu vực đô thị - gọi là chất thải rắn đô thị bao gồm
các loại chất thải rắn phát sinh từ các hộ gia đình, khu cơng cộng, khu thương mại,
các cơng trình xây dựng, khu xử lý chất thải. Trong đó, CTRSH chiếm tỷ lệ lớn nhất.
• Quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Quản lý chất thải là các hoạt động kiểm soát chất thải trong suốt quá trình từ
phát sinh đến thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý, thải bỏ, tiêu hủy chất thải. Do vậy,
quản lý CTRSH cũng bao gồm toàn bộ các hoạt động quản lý chất thải đã nêu trên.
Mục đích của quản lý CTRSH là bảo vệ sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường,
giảm thiểu CTRSH, tận dụng tối đa vật liệu, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng, tái
chế và sử dụng tối đa các thành phần cịn hữu ích (hữu cơ, vơ cơ có thể tái chế) nhằm
bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ mơi trường.
• Các khái niệm về cơng tác thực hiện trong quá trình quản lý CTRSH
[6],[8],[10]
Thu gom CTR: là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu trữ tạm thời
CTR tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền chấp nhận.
Lưu giữ tạm thời CTR: là việc giữ CTR trong một khoảng thời gian nhất định
ở nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển xử lý.


5

Vận chuyển CTR: là quá trình vận tải CTR từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ,
trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp CTR.
Xử lý CTR: là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm,
loại bỏ, tiêu hùy các thành phần có hại hoặc khơng có ích trong CTR; thu hồi, tái
chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong CTR.
Chơn lấp CTR hợp vệ sinh: là hoạt động chôn lấp phù hợp với yêu cầu của tiêu
chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh.
Xã hội hóa cơng tác quản lý CTRSH là sự tham gia của các thành phần kinh tế,

các tổ chức quần chúng, các hiệp hội nghề nghiệp… vào các hoạt động quản lý
CTRSH như phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý.
Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận kiến nghị và tài liệu tham khảo nội dung chính
của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Nga
Sơn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Chương 2: Cơ sở khoa học và thực tiễn trong nghiên cứu quản lý chất thải rắn
sinh hoạt thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Chương 3: Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Nga
Sơn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.


THƠNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lịng liên hệ với Trung Tâm Thơng tin Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.1 - Nhà F - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 - Nguyễn Trãi - Thanh Xuân Hà Nội.
Email: ĐT: 0243.8545.649

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


89

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Đô thị càng lớn, sự tập trung dân số càng đơng thì cấu trúc các thành phần
trong đô thị cũng biến đổi theo cả về số lượng lẫn quy mô. Sự phát triển của đô thị
đã đáp ứng, cung cấp các dịch vụ, nhu cầu thiết yếu của người dân, nhưng đồng thời

cũng phát sinh nhiều yếu tố bất cập, gây bức xúc trong đô thị. Đặc biệt là vấn đề
quản lý chất thải rắn, đảm bảo các điều kiện về vệ sinh môi trường và cảnh quan đô
thị. Với những điều tra khảo sát, những phân tích đánh giá tại các khu vực thị trấn
Nga Sơn nói chung, tác giả luận văn đưa ra một số kết luận sau đây:
Dựa trên cơ sở khoa học, thực trạng quản lý CTRSH của thị trấn Nga Sơn và
các bài học kinh nghiệm liên quan trong nước cũng như quốc tế, tác giả đã đưa ra
một số đề xuất sau:
- Phân chia khu vực quản lý CTRSH;
- Đề xuất mơ hình phân loại CTRSH tại nguồn;
- Đề xuất mơ hình thu gom, vận chuyển CTRSH cho từng khu vực;
- Đề xuất huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý CTR;
- Một số đề xuất về cơ cấu tổ chức và cơ chế chính sách quản lý CTRSH như:
hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức và
cá nhân trong công tác quản lý CTRSH, điều chỉnh mức phí vệ sinh mơi trường và
xây dựng chính sách thu hút nguồn vốn xã hội hóa vào cơng tác quản lý CTRSH.
Với các đề xuất trên và hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên
địa bàn thị trấn Nga Sơn, tác giả đề xuất ưu tiên thực hiện giải pháp phân loại CTRSH
tại nguồn và đẩy mạnh công tác thu gom, vận chuyển về khu xử lý chất thải rắn tập
trung theo quy hoạch Quản lý chất thải rắn của tỉnh.


90

KIẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu, tác giả đề tài luận văn có một số kiến nghị sau đây:
- Các cơ quan quản lý trực tiếp của thị trấn Nga Sơn cần có kế hoạch từng
bước đưa việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt của thị trấn đi vào ổn định từ khâu tổ
chức đến việc thu gom, vận chuyển và xử lý.
- Cần ban hành các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích các thành phần
kinh tế đầu tư vào việc xử lý chất thải rắn tại thị trấn.

- Cần có cơ chế giám sát việc thực hiện Quy chế bảo vệ môi trường đối với
các hộ kinh doanh trong thị trấn cũng như khách hàng đến giao dịch mua bán.
- Tăng cường tuyên truyền giáo dục người dân nâng cao ý thức bảo vệ mơi
trường nói chung và mơi trường thị trấn nói riêng.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ Xây dựng (2008), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng
QCXDVN 01:2008/BXD.

2.

Bộ Xây dựng (2016), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình Hạ tầng kỹ
thuật đơ thị QCVN 07:2016/BXD.

3.

Chính phủ (2015), Nghị định số18/2015/NĐ-CP ngày 09/04/2007của Chính
phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ mơi trường.

4.

Chính phủ (2015), Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày24/04/2007của Chính
phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu.

5.


Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (2017), Niên giám thống kê năm 2016.

6.

Cù Huy Đấu, Trần Thị Hường (2009), Quản lý chất thải rắn đô thị, NXB Xây
dựng, Hà Nội.

7.

HĐND tỉnh Thanh Hóa (2010), Nghị quyết số 09/NQ-HĐND về nhiệm vụ, giải
pháp thu gom, xử lý chất thải rắn ở nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010
– 2020.

8.

Nguyễn Đức Khiển (2009), Quản lý môi trường đô thị, NXB Nông nghiệp Hà
Nội.

9.

Trần Quang Ninh (2007), Tổng luận về Công nghệ xử lý chất thải rắn của một
số nước và Việt Nam, Trung tâm thông tin KH&CN Quốc gia.

10. Nguyễn Văn Phước (2008), Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn, NXB
Xây dựng.
11. Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13.
12. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa (2017), Báo cáo kết quả thực
hiện xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn toàn tỉnh.



13. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 84/QĐ-TTg ngày 16/01/2009 về
việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Thanh Hóa đến
năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035.
14. UBND tỉnh Thanh Hóa (2016), Quyết định số 3407/QĐ-UBND ngày
08/09/2016 về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh
Thanh Hóa đến năm 2025.
15. UBND tỉnh Thanh Hóa (2013), Quyết định số 3975/QĐ-UBND ngày
18/11/2014 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn
Nga Sơn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn sau năm
2030.
16. UBND huyện Nga Sơn (2016), Cung cấp số liệu phục vụ lập Điều chỉnh quy
hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025.
17. UBND thị trấn Nga Sơn (2017), Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2017.
18. Viện Quy hoạch Kiến trúc Thanh Hóa (2016), thuyết minh tổng hợp + bản vẽ
quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025.
19. Viện Quy hoạch Kiến trúc Thanh Hóa (2013), thuyết minh tổng hợp + bản vẽ
quy hoạch chung huyện Nga Sơn đến năm 2030, tầm nhìn đến sau năm 2030.
20. Nguyễn Trung Việt, Trần Thị Mỹ Diệu (2007), Quản lý Chất thải rắn sinh hoạt,
Cơng ty mơi trường Tầm nhìn xanh.
21. />22. />23. />24. />


×