Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Không gian kiến trúc trường học dành cho người khiếm thính và khiếm thị (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHẠM MẠNH THẮNG

KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC TRƯỜNG HỌC
DÀNH CHO NGƯỜI KHIẾM THÍNH VÀ KHIẾM THỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

Hà Nội – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHẠM MẠNH THẮNG
KHĨA: 2018-2020

KHƠNG GIAN KIẾN TRÚC TRƯỜNG HỌC
DÀNH CHO NGƯỜI KHIẾM THÍNH VÀ KHIẾM THỊ
Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số: 8.58.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN TUẤN ANH

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2020


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Kiến
trúc Hà Nội, các thầy cô trong Khoa Sau đại học cùng với các thầy giáo, cô giáo các
Khoa, Bộ môn đã giảng dạy và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành khóa học 20182020.
Đặc biệt, em cảm ơn thầy PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh, người đã trực tiếp
hướng dẫn khoa học luận văn, đã dành nhiều thời gian, nhiệt tình giúp đỡ cũng như
đưa ra những phương pháp, tìm ra những hướng đi để em hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Đồng thời, em cũng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong tiểu ban bảo vệ đề
cương, trong tiểu ban kiểm tra tiến độ luận văn, đã có những ý kiến góp ý quý báu
cho nội dung luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày …. tháng…. năm ….
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

PHẠM MẠNH THẮNG


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là cơng trình nghiên cứu khoa

học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

PHẠM MẠNH THẮNG


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục hình, sơ đồ, đồ thị.
Danh mục bảng, biểu
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3
* Mục đích nghiên cứu .............................................................................................4
* Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................4
* Ý nghĩa của đề tài...................................................................................................5
* Cấu trúc luận văn ..................................................................................................5
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG VỀ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CÁC
TRƯỜNG HỌC DÀNH CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ VÀ KHIẾM THÍNH ...6
1.1. Giới thiệu các mơ hình trường học dành cho người khiếm thị và khiếm
thính ở Việt Nam. ......................................................................................................6
1.1.1. Tình hình về các mơ hình trường học dành cho người khiếm thính ở Việt
Nam. ............................................................................................................................6
1.1.2. Tình hình về các mơ hình trường học dành cho người khiếm thị ở Việt Nam.7
1.1.3. Tình hình về các mơ hình trường học dành cho người khiếm thị và khiếm
thính ở Việt Nam.........................................................................................................9

1.2. Giới thiệu các mơ hình trường học dành cho người khiếm thị và khiếm
thính trên thế giới....................................................................................................11
1.2.1. Tình hình các mơ hình trường học dành cho người khiếm thính trên thế giới
...................................................................................................................................12


1.2.2. Tình hình các mơ hình trường học dành cho người khiếm thị trên thế giới ...18
1.2.3. Tình hình các mơ hình trường học dành cho người khiếm thính và khiếm thị
trên thế giới ...............................................................................................................23
1.3. Thực trạng tổ chức không gian trường học dành cho người khiếm thị và
khiếm thính. .............................................................................................................26
1.3.1. Về Quy hoạch .................................................................................................26
1.3.2. Về Kiến trúc cảnh quan...................................................................................27
1.4. Các vấn đề cần nghiên cứu về tổ chức không gian trường học dành cho
người khiếm thị và khiếm thính trên thế giới. .....................................................31
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
TRƯỜNG HỌC DÀNH CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ VÀ KHIẾM THÍNH ......35
2.1. Cơ sở pháp lý.....................................................................................................35
2.2. Cơ sở lý thuyết...................................................................................................42
2.2.1. Lý thuyết về Không gian ...................................................................................42
2.2.2. Lý thuyết về tổ chức không gian.....................................................................44
2.2.3. Lý thuyết về tổ hợp không gian. .....................................................................45
2.3. Các yếu tố tác động đến việc tổ chức không gian kiến trúc trường học
dành cho người khiếm thị và khiếm thính. ..........................................................49
2.3.1. Điều kiện tự nhiên và khí hậu .........................................................................49
2.3.2. Yếu tố kinh tế ..................................................................................................50
2.3.3. Yếu tố văn hóa, xã hội.....................................................................................50
2.3.4. Tâm lý học, nhân trắc học và đặc điểm thể chất. ............................................53
2.3.5 Công nghệ dạy học và tác động của nó đến kiến trúc trường học ...................54
2.4. Bài học kinh nghiệm ........................................................................................55

2.4.1.Kinh nghiệm trong tổ chức không gian trường học dành cho người khiếm thị
và khiếm thính...........................................................................................................55


2.4.2. Kinh nghiệm trong bố cục không gian trường học dành cho người khiếm thị
và khiếm thính...........................................................................................................61
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC TRƯỜNG
HỌC DÀNH CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ VÀ KHIẾM THÍNH.........................66
3.1. Các quan điểm, nguyên tắc và mục tiêu tổ chức không gian trường học
dành cho người khiếm thị và khiếm thính ...........................................................66
3.1.1. Quan điểm .......................................................................................................66
3.1.2. Nguyên tắc ......................................................................................................67
3.1.3. Mục tiêu ..........................................................................................................68
3.2. Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc trường học dành cho người khiếm
thị và khiếm thính ...................................................................................................68
3.2.1. Giải pháp quy hoạch tổng thể .........................................................................68
3.2.2. Giải pháp cho các khu chức năng ...................................................................76
3.2.3. Giải pháp cho các không gian mở...................................................................84
3.2.4. Giải pháp cho không gian cây xanh ................................................................85
3.3. Giải pháp thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu về thiết kế
kiến trúc cảnh quan ................................................................................................88
3.3.1. Giải pháp thiết kế hệ thống giao thông ...........................................................88
3.3.2. Giải pháp thiết kế về các phòng chức năng và trang thiết bị trong trường học
...................................................................................................................................91
3.3.3. Giải pháp thiết kế chiếu sáng, thơng gió .........................................................92
3.3.4. Giải pháp thiết kế màu sắc ..............................................................................95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận ....................................................................................................................99
Kiến nghị ..................................................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ …
Số hiệu

Tên hình

hình

Số trang

Tổng mặt bằng một thiết kế về trường học dành
Hình 1.1

cho người khiếm thị và khiếm thính tại 21 Lạc

9

Trung.
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6
Hình 1.7
Hình 1.8
Hình 1.9

Phối cảnh minh họa trường học.

Một vài trường học điển hình về người khiếm thị
và khiếm thính trên thế giới
Tổng mặt bằng trường Ikuno Osaka
Tổng mặt bằng trường học dành cho người
khiếm thính Nam Dakota.
Tổng mặt bằng trường học dành cho người
khiếm thính Ohio
Tổng mặt bằng trường học dành cho người
khiếm thính Hoa Kỳ
Tổng mặt bằng tầng 1 và tầng 2 của trường
Deyang
Tổng mặt bằng trường dành cho người khiếm
thị Kagoshima

10
11
12
14
16
17
18
19

Hình 1.10

Tổng mặt bằng trường New Mexico

20

Hình 1.11


Tổng mặt bằng trường học W.Ross.MacDonald

21

Hình 1.12
Hình 1.13

Tổng mặt bằng tầng 1 trường dành cho người
khiếm thị Nam Dakota.
Tổng mặt bằng tầng 2 trường dành cho người
khiếm thị Nam Dakota

22
22


Hình 1.14
Hình 1.15
Hình 1.16
Hình 1.17
Hình 1.18
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 3.1

Tổng mặt bằng trường học dành cho người
khiếm thị và khiếm thính West Virginia
Tổng mặt bằng trường học Hazelwood

Tổng mặt bằng của trường học dành cho người
khiếm thị và khiếm thính Utah
Cổng vào trường phổ thơng cơ sở Nguyễn Đình
Chiểu
Khu vực sân trường trong trường chuyên biệt
Thảo Điền, Q.2
Sử dụng tổ chức khơng gian để phân tích các kết
nối trong tịa nhà
Sự phân tách các khu chức năng cho từng khu
vực
Bản vẽ cấu trúc trường học dành cho người
khiếm thị và khiếm thính
Các khu vực chức năng trong trường học

23
24
25
26
26
45
61
62
71

Minh họa việc sử dụng các vật liệu tiên tiến kết
Hình 3.2

hợp các mảng diện lớn tạo nên một hình thức

74


hiện đại cho trường học
Minh họa việc sử dụng cây xanh kết hợp các
Hình 3.3

mảng khơng gian tạo thành khơng gian đệm

76

trong cơng trình
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6

Minh họa đường dốc tại khu vực lối vào
Minh họa không gian học tập và các hướng tiếp
cận
Minh họa bố cục bàn ghế trong phòng học

77
79
80


Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9
Hình 3.10
Hình 3.11
Hình 3.12

Hình 3.13
Hình 3.14

Minh họa hệ thống giao thơng xung quanh lớp
học
Minh họa phịng tập thể dục trong nhà
Minh họa sân chơi cho học sinh trong trường
học
Hình ảnh minh họa các loại gạch nổi dẫn
đường
Các cách tiếp cận và giải pháp thiết kế không
gian mở
Minh họa cho các cách bố trí khơng gian mở
trong trường học
Minh họa ảnh hưởng của không gian xanh trong
việc cải tạo vi khí hậu
Minh họa giải pháp tổ chức khơng gian cây
xanh trong trường học

80
82
83
84
84
85
85
86

Hình 3.15


Các loại gạch Tenji

89

Hình 3.16

Hình ảnh minh họa tay vịn hành lang

90

Hình 3.17

Một số loại biển báo sử dụng trong trường học

90

Xây dựng các góc vát, bo trịn trong trường học
Hình 3.18

sẽ hỗ trợ tăng cường tầm nhìn của người khiếm

90

thính trong việc di chuyển.
Sử dụng gương cầu lồi ở các lối giao nhau giúp
Hình 3.19

tăng cường khả năng quan sát của người khiếm

91


thính
Hình 3.20

Minh họa chiếu sáng trong phòng học

93


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu

Tên bảng, biểu

bảng biểu
Bảng 1.1
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5

So sánh giữa mơ hình trường học dành cho người
khiếm thị, khiếm thính và người bình thường.
Bảng thống kê tần suất các khu chức năng hiện có
trong Khu vực giáo dục
Bảng thống kê tần suất các khu chức năng hiện có
trong Khu vực tuyển sinh
Bảng thống kê tần suất các khu chức năng hiện có
trong Khu vực Trị liệu/bệnh xá

Bảng thống kê tần suất các khu chức năng hiện có
trong Khu vực Hành chính
Bảng thống kê tần suất các khu chức năng hiện có
trong Khu vực Tập trung

Số
trang
29
55
57
58
59
60

Tổng hợp Tỷ lệ phần trăm các khu vực trong
Biểu đồ 2.6 trường học dành cho người khiếm thị và khiếm

62

thính theo dịng thời gian
Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 3.1
Bảng 3.1
Bảng 3.2

Bảng phân loại các loại bố cục trong các trường
học
Bảng thống kê các loại bố cục trong các trường
học

Một số loại cây trồng và đặc điểm cây
Các loại đèn thường được sử dụng trong trường
học
Một số đề xuất về màu sắc trường học

63
64
86
93
95


1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, phát huy truyền
thống nhân ái của dân tộc, Đảng, Nhà nước và xã hội ln quan tâm chăm sóc và
giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội, trong đó có người khuyết tật. Cương lĩnh
xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (6/1991) đã chỉ rõ: “Không
ngừng nâng cao đời sống vật chất của mọi thành viên trong xã hội. Chăm lo đời
sống những người già cả, neo đơn, tàn tật, mất sức lao động và trẻ mồ côi”. Hiến
pháp nước Việt Nam (1992) quy định: “Người già, người tàn tật, trẻ em mồ côi
không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ" và “Nhà nước và xã hội
tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật được học văn hóa và học nghề phù hợp”. Đồng
thời khẳng định mọi thành viên, bao gồm cả người khuyết tật đều được Nhà nước
bảo đảm quyền công dân như nhau và đều được hưởng các thành quả chung của sự
phát triển xã hội. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) tiếp tục
nhấn mạnh: “Thực hiện các chính sách bảo trợ trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ,
người già neo đơn, nạn nhân chiến tranh, người tàn tật” và “tiến tới xây dựng luật

về bảo trợ người tàn tật".
Sự quan tâm, chăm sóc đó được thể hiện qua việc ban hành mới và điều
chỉnh nhiều chính sách về người khuyết tật phù hợp với thực tế, cũng như
việc ưu tiên bố trí nguồn lực cho việc thực hiện các chính sách, chương trình,
đề án hỗ trợ người khuyết tật. Trong năm 2018, cơng tác về người khuyết tật đạt
nhiều kết quả tích cực như: Ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo hỗ trợ
người khuyết tật; trợ giúp đời sống, cải thiện sinh hoạt; truyền thơng; giáo dục; y tế,
chăm sóc sức khỏe; giáo dục nghề nghiệp và tạo việc làm; giao thơng tiếp cận; văn
hóa, thể thao và du lịch; tiếp cận CNTT và truyền thông; trợ giúp pháp lý; trợ giúp
người khuyết tật; thực hiện các cam kết quốc tế và hợp tác quốc tế,... Các tổ chức


2

của người khuyết tật ngày càng được mở rộng ở các tỉnh, thành phố như: Hội
Người mù, Hội Người điếc, Hội Người khuyết tật, Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ
em mồ côi, Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật, Hiệp hội sản xuất, kinh doanh của người tàn
tật... Từ đó, nhận thức của xã hội về người khuyết tật ngày càng được nâng cao và
chuyển biến rõ rệt theo hướng thực hiện bảo đảm quyền của người khuyết tật.
Chính vì vậy, việc bảo đảm quyền lao động của người khuyết tật ở Việt Nam ngày
càng hoàn thiện và chặt chẽ hơn.
Tuy nhiên, đời sống vật chất, tinh thần của người khuyết tật vẫn cịn nhiều
khó khăn. Theo số liệu khảo sát, hiện cả nước có khoảng 6,7 triệu người khuyết tật,
chiếm khoảng 6,34% dân số (trong đó có 1,1 triệu khuyết tật nặng, chiếm 21,5%
tổng số người khuyết tật). Có tới 37% người khuyết tật đang sống trong hộ nghèo
(cao gấp 3 lần so với tỷ lệ nghèo chung cùng thời điểm); 24% ở nhà tạm, 34,4% từ
6 tuổi chưa biết chữ và 21,24% chưa tốt nghiệp tiểu học; 79,13% trong độ tuổi lao
động khơng có khả năng tham gia lao động; 88,94% từ 16 tuổi chưa được đào tạo
chun mơn (trong đó chỉ có 2% đang học nghề); 79,13% sống dựa vào gia đình,
người thân... Khơng chỉ vậy, người khuyết tật vẫn còn bị đối xử bất công trong sử

dụng lao động ( thu nhập thấp hơn người lao động bình đường, thời gian làm
việc kéo dài, khơng được hưởng những chế độ chính sách từ doanh nghiệp…)
Những khó khăn này cản trở người khuyết tật, nhất là ở khu vực nông thôn, tiếp cận
dịch vụ y tế, giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm, tham gia giao thông, số lượng
người khuyết tật sử dụng Internet hiện cịn ở mức thấp. Điều này dẫn đến khó khăn
trong cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.
Hiện nay, Việt nam có khoảng 2,5 triệu người khiếm thính và 2 triệu
người khiếm thị. Do khơng tận dụng hiệu quả nhóm người này trong thị
trường lao động, điều này khiến Việt Nam mất khoảng 3% GDP mỗi năm.


3

Việc xây dựng, thiết kế trường học dành riêng cho nhóm người khiếm
thị và khiếm thính cịn chưa được chú ý. Điều này trở thành một trong những
lý do quan trọng trong việc không sử dụng lao động khuyết tật như mù chữ,
trình độ lao động thấp… Chính vì vậy việc xây dựng trường học dành cho
người khiếm thị và khiếm thính là cần thiết để cải thiện tình trạng về trình độ
và kỹ năng của lao động kỹ thuật.
Đề tài về trường học dành cho người khiếm thị và khiếm thính đề xuất
một khơng gian phù hợp và hiệu quả cho người khiếm thị và khiếm thính theo
các tiêu chuẩn hiện hành. Các tiêu chí về nghiên cứu thiết kế khác sẽ được lấy
từ các nghiên cứu và kinh nghiệm của một số trường học dành cho người
khiếm thị và khiếm thính đã và đang hoạt động tại Hà Nội và một số nước
phát triển. Việc thảo luận về các chính sách khác nhau trong việc giáo dục trẻ
em khuyết tật – giáo dục nhu cầu đặc biệt cũng là một trong những tiền đề để
đưa ra các vấn đề quan trọng trong việc thiết kế các trường học dành cho
người khiếm thị và khiếm thính.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là “Không gian kiến trúc trường

học dành cho người khiếm thị và khiếm thính”
Người khuyết tật có thể hịa nhập với người bình thường nhờ thiết bị và
các thiết kế tiếp cận, nhưng đối với người khiếm thính và khiếm thị thì cần
phải có những thiết kế khơng gian riêng phù hợp.
Việc kết nối các đối tượng khiếm thị và khiếm thính trong một trường
học sẽ giúp giải quyết các bài tốn khó trong việc vận hành trường học ví dụ
như quỹ đất xây dựng, số lượng học sinh (do số lượng người khiếm thị và
khiếm thính thường phân bố rộng rãi, không đồng đều trong từng khu vực dẫn
đến việc đảm bảo số lượng học sinh của trường học dành riêng cho học sinh


4

khiếm thị hay học sinh khiếm thính là khơng đủ)… Khơng chỉ vậy, điều này
cịn khai thác hiệu quả và triệt để các không gian công cộng chung như nhà
thể chất, khu thể dục ngoài trời, khu nhà cộng đồng, bệnh xá bên cạnh các
không gian học tập, hành lang cần được thiết kế riêng dành cho từng nhóm
người. Các chính sách đặc thù dành cho các đối tượng này cũng được thực
hiện tập trung và dễ dàng hơn.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là “trường học dành cho người khiếm
thị và khiếm thính ở Việt Nam, tập trung ở miền Bắc, cụ thể là Hà Nội”.
* Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng trường học dành cho người khiếm thị và khiếm
thính.
Nghiên cứu cơ sở khoa học về lý luận, thực tiễn và các yếu tố tác động
đến kiến trúc cảnh quan để đề xuất giải pháp tổ chức không gian kiến trúc
cảnh quanh trường học dành cho người khiếm thị và khiếm thính nhằm đảm
bảo một mơi trường giáo dục thân thiện đối với học sinh cũng như môi trường
và phát triển bền vững.
* Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập thông tin : Tiến hành thu thập thơng tin, tài liệu
tiếp cận với tình hình quy hoạch tổ chức không gian trường học dành cho
người khiếm thị và khiếm thính trên cả nước và thế giới.
- Phương pháp phân tích tổng hợp : Phân chia cái toàn thể của đối tượng
nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản
đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu
tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch
lạc hơn, hiểu được cái chung, cái phức tạp từ những yếu tố ấy, sau đó tổng


5

hợp là quá trình ngược lại, nhưng lại hỗ trợ cho q trình phân tích để tìm ra
cái chung, cái khái quát.
* Ý nghĩa của đề tài
Góp phần xây dựng, hoàn thiện các cơ sở khoa học cho việc đưa ra các
giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan trường học dành cho người khiếm thị và
khiếm thính.
Đề tài là cơ sở tham khảo cho việc nghiên cứu, tư vấn thiết kế và quản
lý không gian kiến trúc cảnh quan trường học có điều kiện tương tự.
* Cấu trúc luận văn
Cấu trúc luận văn gồm các chương chính :
Phần mở đầu
Phần nội dung
CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG VỀ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CÁC
TRƯỜNG HỌC DÀNH CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ VÀ KHIẾM THÍNH
CHƯƠNG II : CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
TRƯỜNG HỌC DÀNH CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ VÀ KHIẾM THÍNH
CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHƠNG GIAN KIẾN TRÚC
TRƯỜNG HỌC DÀNH NGƯỜI KHIẾM THỊ VÀ KHIẾM THÍNH.

Phần kết luận và kiến nghị.
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục


THƠNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lịng liên hệ với Trung Tâm Thơng tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


99

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Ngày nay, trong quá trình hội nhập và phát triển, xã hội đã có dần quan
tâm hơn đến cộng đồng người khuyết tật trong đó bao gồm cả người khiếm thị
và khiếm thính. Đảng và nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ
người khiếm thị và khiếm thính trong q trình học tập cũng như ngày càng
hoàn thiện bộ luật về người khuyết tật, bảo vệ quyền lợi của họ trong lao động
và cuộc sống hàng ngày. Việc nghiên cứu, tổ chức không gian kiến trúc
trường học dành cho người khiếm thị và khiếm thính là một trong những hành
động nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của xã hội trong việc giúp đỡ
nhóm người này được học tập, và hịa nhập với mơi trường xung quanh.
Việc tổ chức khơng gian trường học dành cho người khiếm thính và

khiếm thị phải dựa trên các cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, và các đồ án, thiết
kế hiện có làm tiền đề nghiên cứu và phân tích. Ngồi ra cịn có những ảnh
hưởng khơng nhỏ của các yếu đố điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu
vực tác động đến việc tổ chức không gian.
Không chỉ vậy, việc tổ chức không gian trường học dành cho người
khiếm thị và khiếm thính cần đảm bảo đáp ứng được những nhu cầu cần thiết
(bao gồm cả nhu cầu về tâm sinh lý, nhân trắc học và nhu cầu hỗ trợ đặc biệt)
của từng nhóm người trong q trình học tập cũng như dung hịa những nhu
cầu đó trong cùng một khơng gian. Bên cạnh đó, cũng cần đáp ứng được các
tiêu chí về kiến trúc, hạ tầng xã hội của một trường học, hướng tới một trường
học xanh, gần gũi với thiên nhiên và cảnh quan xung quanh.
Kiến nghị
Việc tổ chức không gian trường học dành cho người khiếm thị và
khiếm thính cịn cần được xem xét thêm và có phương án khắc phục các vấn


100

đề có liên quan đến đáp ứng các nhu cầu của học sinh trong trường học cũng
như việc nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất trong trường.
Kiến nghị các cơ quan có chun ngành hồn thiện và bổ sung các
tiêu chuẩn thiết kế trường học (bao gồm cả trường học hịa nhập, trường học
dành riêng có nhu cầu đặc biệt) làm cơ sở để nâng cao chất lượng kiến trúc
cũng như chất lượng giảng dạy trong trường học.
Cần đẩy mạnh áp dụng các công nghệ tiên tiến mới trong việc thiết kế
kiến trúc cơng trình cũng như trong quản lý, vận hành trường học, hướng tới
mơ hình trường học bền vững, đạt chất lượng cao.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo trong nước
1. Đặng Thị Mỹ Phương (2015) “Nghiên cứu về bạo lực học đường ở
các trường chuyên biệt khiếm thính tại thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn
Tiến sĩ.
2. Đỗ Ngọc Quang (2000) “Một số giải pháp kiến trúc các cơng trình
giáo dục phù hợp với điều kiện khí hậu”, Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc.
3. Bùi Ngọc Trang (2010) “Tổ chức không gian kiến trúc xanh trong
trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc.

Tài liệu tham khảo ngoài nước
4. ArchDaily (2019), “Deyang School for Deaf & Intellectually Disabled
Children / China Southwest Architectural Design and Research Institute Corp”.
5. Dekker/Perich/Sabatini (2017), “New Mexico school for the blind &
visually impaired 5-year facilities master plan”, FMP 2012-2017.
6. Dickinson, Partners (2018), “American School for the Deaf”.
7. Francis D.K. Ching (2015) “ARCHITECTURE: FORM, SPACE &
ORDER”.
8. Jordan Sangalang (2011), “What is Privacy in Deaf Space?”.
9. Julie Walleisa (2016), “New Mexico School for the Blind and Visually
Impaired” , NMSBVI. Educational Facility Planner , Volume 44.
10. Jun Ueno (2012), “A Collection of Exemplary Design of School Facilities
for Special Needs Education”.
11. Pirouz Nourian (2016), “Configraphics: Graph Theoretical Methods for
Design and Analysis of Spatial Configurations”.


12. Pirouz Nourian and Samaneh Rezvani (2013) “SYNTACTIC”.
13. Shaykett Appraisal Company (2017), “Appraisal report of the South
Dakota School for the Deaf property located at 2001 East 8Th Street Sious
Falls, South Dakota”.

14. Tim Fish-Hodgson and Silomo Khumalo (2015) “LEFT IN THE DARK
Failure to Provide Access to Quality Education to Blind and Partially Sighted
Learners in South Africa”.


PHỤ LỤC

Bảng 1. Bảng thống kê chi tiết sử dụng đất của trường Ikuno Osaka
STT

LOẠI ĐẤT

DIỆN TÍCH

TỶ LỆ

M2

%

1

Gym area

Nhà thể chất

3015.31

34.49


2

Corridor area

Khu vực hành lang

2033.70

23.26

3

Playroom area

Khu vui chơi giải trí

766.95

8.77

4

Classroom area

Phịng học

476.04

5.44


5

Store area

Khu vực lưu trữ hồ sơ

379.18

4.34

6

Laboratory area

Phịng thí nghiệm

238.10

2.72

7

Office area

Nhà hiệu bộ

236.85

2.71


8

Art area

Phòng mỹ thuật

230.29

2.63

9

Subsidiary area

Khu vực phụ trợ

216.38

2.47

10

Flexible area

Không gian linh hoạt

212.32

2.43


11

WC area

Nhà vệ sinh

167.95

1.92

12

Staff area

Khu vực dành cho nhân viên

148.58

1.70

13

Changing room area

Phòng thay đồ

143.58

1.64


14

Library

Thư viện

143.42

1.64

15

Kitchen area

Phòng bếp

118.58

1.36

16

Lobby area

Sảnh

72.49

0.83


17

Nurse room area

Phòng y tế

70.77

0.81

TỔNG

8743.00

100.00

Bảng 2. Bảng thống kê sử dụng đất của trường khiếm thính Nam Dakota
STT

LOẠI ĐẤT

DIỆN TÍCH

TỶ LỆ

M2

%

1


Gym area

Phịng thể chất

737.56

20.46

2

Classroom area

Phịng học

625.25

17.34

3

Corridor area

Khu vực hành lang

568.67

15.77

4


Changing room area

Phòng thay đồ

243.48

6.75

5

Hydrotherapy pool area

Hồ bơi

211.00

5.85

6

Library area

Thư viện

157.78

4.38



7

Office area

Khu hiệu bộ

141.85

3.93

8

Flexible area

Khơng gian linh hoạt

139.34

3.86

9

Mechanical area

Phịng cơng nghệ

126.77

3.52


10

kitchen area

Căng tin

111.26

3.09

11

Workroom

Phòng họp

95.34

2.64

12

Art area

Phòng mỹ thuật

90.73

2.52


13

WC area

Khu vệ sinh

80.88

2.24

14

Subsidiary area

Khu phụ trợ

71.24

1.98

15

Lobby area

Sảnh

53.22

1.48


16

Staff area

Khu vực dành cho nhân viên

47.35

1.31

17

Music room area

Phịng âm nhạc

40.65

1.13

18

Conference area

Phịng hội nghị

31.64

0.88


19

Computer area

Phịng máy tính

16.97

0.47

20

planting area

Phòng kế hoạch

7.05

0.40

3612.00

100.00

TỔNG

Bảng 3.Bảng thống kế sử dụng đất trường dành cho người khiếm thính Ohio
STT

LOẠI ĐẤT


DIỆN TÍCH

TỶ LỆ

M2

%

1

Classroom area

Phịng học

1591.87

21.43

2

Corridor area

Khu vực hành lang

1495.88

20.14

3


Gym area

Phòng thể chất

1119.06

15.06

4

Subsidiary area

Khu phụ trợ

627.34

8.45

5

Flexible area

Khu vực linh hoạt

463.59

6.24

6


Audio area

Phòng âm thanh

424.69

5.72

7

WC area

Nhà vệ sinh

334.92

4.51

8

Workroom area

Phòng làm việc

314.57

4.23

9


Office area

Khu hiệu bộ

257.23

3.46

10

Library

Thư viện

239.28

3.22

11

Lobby area

Sảnh

188.29

2.53

12


Life skills room

Phòng kĩ năng sống

112.76

1.52

13

Changing room area

Phòng thay đồ

105.81

1.42

14

Storage area

Khu vực lưu trữ hồ sơ

67.39

0.91



15

Staff area

Khu dành cho nhân viên

59.85

0.81

16

Music room area

Phòng âm nhạc

25.77

0.35

7428.30

100.00

TỔNG

Bảng 4. Bảng thống kê sử dụng đất trường khiếm thính Hoa Kỳ
STT

LOẠI ĐẤT


1

Gym area

Nhà thể chất

2

Hydrotherapy pool area

3

DIỆN TÍCH

TỶ LỆ

M2

%

1727.48

30.15

Bể bơi

784.85

13.70


Corridor area

Hành lang

546.61

9.54

4

Office area

Nhà hiệu bộ

470.79

8.22

5

Classroom area

Phòng học

359.22

6.27

6


Dining area

Khu vực ăn uống

258.02

4.50

7

Library area

Thư viện

254.32

4.44

8

Subsidiary area

Khu phụ trợ

177.02

3.09

9


Lobby area

Sảnh

153.97

2.69

10

Store area

Khu vực lưu trữ hồ sơ

152.49

2.66

11

Kitchen area

Nhà bếp

149.63

2.61

12


Family area

Khu vực gia đình

130.91

2.28

13

WC area

Nhà vệ sinh

120.76

2.11

14

Workroom area

Phòng làm việc

117.27

2.05

15


Music room area

Phòng thanh nhạc

90.94

1.59

16

Flexible area

Khu vực linh hoạt

90.63

1.58

17

Play area

Khu vực vui chơi giải trí

87.56

1.53

18


Conference area

Phịng hội nghị

33.10

0.58

19

Laboratory area

Phịng thí nghiệm

19.56

0.34

20

Changing area

Khu vực thay đồ

4.86

0.08

5730.00


100.00

TỔNG

Bảng 5. Bảng thống kê sử dụng đất của trường Deyang


STT

LOẠI ĐẤT

DIỆN TÍCH

TỶ LỆ

M2

%

1

Classroom area

Phịng học

4739.28

18.62


2

Corridor area

Hành lang

4326.38

17.00

3

Gym area

Phịng thể chất

2948.40

11.58

4

Dining area

Khu vực ăn uống

2250.78

8.84


5

Lobby area

Sảnh

1713.77

6.73

6

WC area

Nhà vệ sinh

1382.17

5.43

7

Office area

Nhà hiệu bộ

1361.32

5.35


8

Subsidiary area

Khu phụ trợ

1133.84

4.45

9

Life skill area

Phòng kĩ năng sống

1037.74

4.08

10

Storage area

Khu vực lưu trữ hồ sơ

994.56

3.91


11

Meeting hall area

Phòng hội trường

941.02

3.70

12

Library area

Thư viện

564.39

2.22

13

Changing area

Phòng thay đồ

462.49

1.82


14

Kitchen area

Phòng bếp

447.19

1.76

15

Workroom area

Phòng làm việc

398.84

1.57

16

Music room area

Phịng thanh nhạc

273.62

1.08


17

Nurse area

Phịng Y tế

254.38

1.00

18

Laboratory area

Phịng thí nghiệm

222.43

0.87

25452.60

100.00

TỔNG

Bảng 6. Bảng thống kê sử dụng đất của trường Kagoshima
STT

LOẠI ĐẤT


DIỆN TÍCH

TỶ LỆ

M2

%

1

Corridor area

Khu vực hành lang

2187.83

22.53

2

Gym area

Phịng thể chất

1015.92

10.46

3


Classroom area

Phòng học

994.19

10.24

4

Staff area

Khu vực dành cho nhân viên

968.37

9.97

Phòng bơi

881.88

9.08

5

Hydrotherapy pool
area



×