Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

TIỂU LUẬN CCCT QUAN điểm của CHỦ NGHĨA mác lê – NIN về sứ MỆNH LỊCH sử của GIAI cấp CÔNG NHÂN và đấu TRANH CHỐNG lại NHỮNG QUAN điểm PHỦ NHẬN sứ MỆNH LỊCH sử của GIAI cấp CÔNG NHÂN TRONG GIAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.14 KB, 18 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

BÀI THU HOẠCH
LỚP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TÊN MƠN HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

TÊN BÀI THU HOẠCH: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊ –

NIN VỀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ
ĐẤU TRANH CHỐNG LẠI NHỮNG QUAN ĐIỂM PHỦ NHẬN SỨ
MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY
ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG
Bằng số

Bằng chữ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU

1

PHẦN II. NỘI DUNG

2

1.



QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊ –NIN VỀ SỨ
MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CƠNG NHÂN

2

1.1.

Khái niệm giai cấp cơng nhân

2

1.2.

Nội dung sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân

5

1.3.

Cơ sở khách quan khoa học quy định sứ mệnh lịch sử thế
giới của giai cấp công nhân

5

ĐẤU TRANH CHỐNG LẠI NHỮNG QUAN ĐIỂM
2.

PHỦ NHẬN SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP


10

CÔNG NHÂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1.

Những quan điểm phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân

10

Một số luận chứng đấu tranh chống lại các quan điểm
2.2.

xuyên tạc, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công

11

nhân hiện nay
PHẦN III. KẾT LUẬN

14

TÀI LIỆU THAM KHẢO

16


1

MỞ ĐẦU

Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga đầu thế kỷ XX đã mở
ra thời đại quá độ của xã hội loài người từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa cộng sản. Tiếp đó là sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa trên
thế giới vào giữa thế kỷ XX. Hệ thống này đã ảnh hưởng tích cực đến đời sống
nhân loại trong nhiều thập niên sau và cho tới ngày nay. Điều đó chứng minh
cho phát hiện đúng đắn của C.Mác về vai trị lịch sử của giai cấp cơng nhân.
Một trong những cống hiến vĩ đại nhất của chủ nghĩa Mác là phát hiện ra
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Vấn đề sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân là phạm trù cơ bản, phạm trù xuất phát của chủ nghĩa xã hội khoa
học. Việc khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là lập trường chính
trị của những người mác - xít chân chính. Đó là hệ tư tưởng dẫn đường và vũ khí
lý luận của giai cấp cơng nhân tồn thế giới trong cuộc đấu tranh giai cấp hiện
đại. Cũng chính vì ý nghĩa to lớn ấy mà vấn đề sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân và bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản luôn là một trong
những tâm điểm của cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng - lý luận giữa những
người cộng sản chân chính với các khuynh hướng cơ hội, xét lại và những kẻ
chống chủ nghĩa xã hội. Trong cuộc đấu tranh này, chủ nghĩa tư bản, các thế lực
thù địch và các phần tử cơ hội chính trị đã thực hiện nhiều thủ đoạn thâm độc
chống phá, xuyên tạc, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân nói
chung và bản chất giai cấp cơng nhân của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hiện nay, trước những biến động hết sức phức tạp của tình hình thế giới,
trước sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, nhiều người đã bộc lộ sự
dao động và hoài nghi về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Vì vậy, việc
nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề xung quanh sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân với thái độ và phương pháp thực sự khách quan khoa học là vấn đề
đang được đặt ra một cách bức thiết cả về phương diện lý luận và phương diện
thực tiễn. Từ đó, giúp mỗi người chúng ta có đầy đủ những chứng cứ, lý luận
sắc bén đấu tranh lại những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch.



2
1. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊ –NIN VỀ SỨ MỆNH LỊCH
SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
1.1. Khái niệm giai cấp công nhân
C.Mác và Ph.Ăngghen đã dùng nhiều thuật ngữ khác nhau như: giai cấp
vô sản, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân
đại công nghiệp… những thuật ngữ này được hiểu như những cụm từ đồng
nghĩa để biểu thị khái niệm giai cấp công nhân - với tư cách là con đẻ của nền
đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên
tiến, cho phương thức sản xuất hiện đại. C.Mác và Ph.Ăngghen cịn dùng những
thuật ngữ có nội dung hẹp hơn để chỉ công nhân trong các ngành, các giai đoạn
phát triển khác nhau của cơng nghiệp, như cơng nhân khai khống, công nhân
công trường thủ công, công nhân công xưởng, công nhân nơng nghiệp…
- Tiêu chí xác định thành phần giai cấp công nhân:
Dù với những tên gọi khác nhau, nhưng theo C.Mác và Ph.Ăngghen giai
cấp cơng nhân có hai thuộc tính cơ bản (đây chính là hai tiêu chí xác định thành
phần giai cấp công nhân).
Một là, về phương thức lao động, phương thức sản xuất (về nghề nghiệp):
Đó là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các cơng cụ sản
xuất có tính chất cơng nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hoá cao. Do sự phát
triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã làm cho cơ cấu
ngành nghề của giai cấp cơng nhân có sự thay đổi với những trình độ khác nhau;
bao gồm cơng nhân của nền cơng nghiệp cơ khí, cơng nhân của nền cơng nghiệp
tự động hoá; những người trực tiếp đứng máy, làm việc bấm nút và theo dõi,
kiểm tra, điều chỉnh hoạt động của hệ thống máy tự động; những người không
trực tiếp đứng máy, không nằm trong dây chuyền sản xuất tự động nhưng hoạt
động của họ nhằm bảo đảm những điều kiện vật chất kỹ thuật cho hệ thống máy
tự động; những người là chuyên gia trực tiếp chăm lo nghiên cứu, sáng chế để
không ngừng cải tiến dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động và
chất lượng sản phẩm; những người hoạt động trong các ngành dịch vụ trực tiếp



3
hoặc gián tiếp phục vụ cho sản xuất như bưu điện, viễn thông, giao thông vận
tải, thương nghiệp, du lịch, thơng tin, tài chính, ngân hàng…; những nhân viên
làm cơng ăn lương phục vụ cho hệ thống quản lý của các cơng ty. Như vậy, nói
đến giai cấp cơng nhân là nói đến những người lao động gắn với nền sản xuất
cơng nghiệp, nhưng họ có thể là người lao động trực tiếp hay gián tiếp trong các
ngành công nghiệp hoặc dịch vụ công nghiệp, phục vụ cho sản xuất cơng
nghiệp. Cịn những người làm cơng ăn lương phục vụ trong các ngành khác như
y tế, giáo dục, văn hoá, dịch vụ… không liên quan trực tiếp đến sản xuất cơng
nghiệp thì khơng phải là cơng nhân.
Hai là, về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: Họ là những
người khơng có hoặc cơ bản khơng có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động
cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư. C.Mác và Ph.Ăngghen
đặc biệt nhấn mạnh tiêu chí này vì chính điều này khiến cho người cơng nhân
trở thành giai cấp đối kháng với giai cấp tư sản, và tiêu chí này nói lên một trong
những đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân dưới chế độ tư bản chủ nghĩa.
Trước đây, khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mới được xác lập và bắt
đầu phát triển, giai cấp công nhân mới xuất hiện thì người cơng nhân hồn tồn
khơng có tư liệu sản xuất, C.Mác - Ph.Ăngghen gọi giai cấp công nhân là giai
cấp vơ sản, họ “chỉ có xiềng xích nơ lệ”, “Những cơng nhân ấy, buộc phải tự
bán mình để kiếm ăn từng bữa một, là một hàng hoá, tức là một món hàng đem
bán như bất cứ món hàng nào khác…” .
Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, sự phát triển của sản
xuất và văn minh, cùng với sự điều chỉnh thích nghi của chủ nghĩa tư bản thì bộ
mặt của giai cấp cơng nhân hiện đại có nhiều thay đổi, diện mạo của giai cấp
cơng nhân hiện đại khơng cịn giống với những mơ tả của C.Mác trong thế kỷ
XIX. Xu hướng “trí thức hố” giai cấp cơng nhân ngày càng tăng, đời sống cơng
nhân ở các nước tư bản phát triển đã có những thay đổi quan trọng, phần đơng

họ khơng cịn là những người vô sản “trần trụi” với hai bàn tay trắng, họ đã có
một số tư liệu sản xuất phụ trong gia đình có thể làm các cơng đoạn phụ cho các


4
xí nghiệp; một số cơng nhân có cổ phần ở xí nghiệp và tựa hồ phần nào họ cũng
là người làm chủ xí nghiệp. Tuy nhiên, sự thật là tồn bộ tư liệu sản xuất cơ bản
nhất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn nằm trong tay giai cấp tư sản, và giai
cấp công nhân về cơ bản vẫn khơng có tư liệu sản xuất cho nên phải bán sức lao
động cho giai cấp tư sản để kiếm sống, và vẫn bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị
thặng dư với những hình thức tinh vi, xảo quyệt hơn.
Sau khi cách mạng vô sản thành công, giai cấp công nhân trở thành giai
cấp cầm quyền, lãnh đạo cuộc đấu tranh cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới,
đại biểu cho toàn thể nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất cơ bản
đã được cơng hữu hố, làm chủ xã hội. Tuy nhiên, trong điều kiện còn tồn tại
nhiều thành phần kinh tế, có một bộ phận cơng nhân làm th trong các doanh
nghiệp tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi, xét
về phương diện giai cấp những người này vẫn tham gia làm chủ cùng tồn bộ
giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu,
đối với xã hội; nhưng xét về phương diện cá nhân trong quá trình sản xuất thì họ
vẫn là người làm thuê, và ở mức độ nhất định họ vẫn bị những chủ sở hữu tư
nhân bóc lột giá trị thặng dư.
Những quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về hai tiêu chí cơ bản của
giai cấp cơng nhân cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị, vẫn là cơ sở phương
pháp luận để chúng ta nghiên cứu và làm sáng tỏ về giai cấp công nhân hiện đại
và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại hiện nay.
Giai cấp cơng nhân: là một tập đồn xã hội ổn định, hình thành và phát
triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, bao gồm những
người lao động trong các ngành sản xuất công nghiệp hoặc dịch vụ cơng nghiệp
thuộc các trình độ kỹ thuật khác nhau. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp

cơng nhân là những người khơng có hoặc về cơ bản khơng có tư liệu sản xuất
phải làm th cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; ở
các nước xã hội chủ nghĩa, họ là người cùng nhân dân lao động làm chủ những


5
tư liệu sản xuất chủ yếu, làm chủ xã hội, là giai cấp lãnh đạo xã hội trong quá
trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xét về phương diện tồn bộ
giai cấp thì giai cấp cơng nhân là người làm chủ, do vậy họ có đặc trưng chủ yếu
bằng tiêu chí thứ nhất. Với điều kiện nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một
nước thuộc địa nửa phong kiến bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa,
trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, Đảng
Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực
lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và
trí óc, làm cơng hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ
công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất cơng nghiệp” [3,
tr.43].

1.2. Nội dung sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định giai cấp công
nhân hiện đại là giai cấp có khả năng tổ chức và lãnh đạo toàn thể nhân dân lao
động tiến hành cuộc cải biến cách mạng, từ hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ
nghĩa lên hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, giải phóng nhân loại
khỏi ách áp bức, bất cơng và mọi hình thức bóc lột. Về vấn đề này, Ph.Ăngghen
viết: “Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy - đó là sứ mệnh lịch sử của
giai cấp vô sản hiện đại”[2, tr.393]. V.I.Lênin cũng chỉ rõ: “Điểm chủ yếu trong
học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng rõ vai trị lịch sử thế giới của giai cấp
vơ sản là người xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa” [3, tr.23].
Vậy, nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân được khái qt là:

Xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng
sản trên phạm vi toàn thế giới.
Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản là một bước tiến bộ quan
trọng trong sự phát triển của lịch sử nhân loại, song theo C.Mác: “Giai cấp tư
sản đã đem sự bóc lột cơng nhân, vơ sỉ, trực tiếp, tàn nhẫn thay cho sự bóc lột
được che đậy bằng những ảo tưởng tơn giáo và chính trị” [2, tr.600]. Như vậy


6
chủ nghĩa tư bản cũng là một chế độ xã hội áp bức bóc lột, chế độ xã hội này
khơng cịn phù hợp với nguyện vọng chân chính của nhân dân lao động; bản
chất bóc lột đó do quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa qui định. Việc xoá bỏ chủ
nghĩa tư bản là xoá bỏ một chế độ xã hội, một phương thức sản xuất đã lỗi thời
trong tiến trình phát triển của lịch sử. Muốn xố bỏ được chế độ tư bản chủ
nghĩa thì điều cốt lõi, cơ bản và quyết định nhất là xoá bỏ chế độ chiếm hữu tư
nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất - đây là mầm mống, là nguyên nhân
gây ra nhiều tội lỗi khổ đau cho nhân loại.
Do mục tiêu cuối cùng của giai cấp công nhân là giải phóng tồn thể nhân
loại khỏi áp bức bóc lột, đem lại cuộc sống ấm no, tự do, bình đẳng, hạnh phúc
cho nhân loại, cho nên sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân khơng phải là
xố bỏ chế độ sở hữu nói chung, khơng phải thay thế chế độ tư hữu này bằng
chế độ tư hữu khác, mà là xoá bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về
tư liệu sản xuất - với tư cách là chế độ tư hữu cuối cùng trong lịch sử. Trong tác
phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” C.Mác – Ph.Ăngghen đã viết: “Những
người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành một luận điểm duy nhất
này là: xóa chế độ tư hữu” [2, tr.616]. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xoá bỏ
chủ nghĩa tư bản cần phải có một q trình lâu dài, phải tiến hành từng bước.
Q trình xố bỏ phải ln qn triệt quan điểm biện chứng duy vật, phải kế
thừa tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hố nhân loại, đặc biệt là khoa học
kỹ thuật và công nghệ để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, tạo điều kiện

xoá bỏ dần chế độ tư hữu.
Đồng thời với q trình xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân phải
tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế
giới. Đây là chế độ xã hội tốt đẹp nhất, cao nhất trong lịch sử phát triển của xã
hội loài người từ trước tới nay - một xã hội khơng có áp bức bóc lột, tất cả vì
con người, do nhân dân lao động làm chủ, ở đó con người hồn tồn được giải
phóng và có điều kiện phát triển tồn diện. Để xây dựng thành công chủ nghĩa
xã hội và chủ nghĩa cộng sản, điều cốt lõi và cơ bản đầu tiên là phải xây dựng


7
chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu. Tuy nhiên, đây là chế độ xã
hội chưa có trong lịch sử, việc xây dựng nó là một việc làm hết sức mới mẻ, do
vậy quá trình xây dựng phải được tiến hành với những bước đi thận trọng, vừa
làm vừa rút kinh nghiệm để kịp thời khắc phục những sai lầm khuyết điểm, đồng
thời phải liên minh với đông đảo quần chúng nhân dân lao động để tạo nên sức
mạnh tổng hợp.
Thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân là một q trình lâu
dài, diễn ra gay go, quyết liệt, phức tạp, đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ và
thống nhất, phải tiến hành đồng thời cả hai nhiệm vụ, trong đó nhiệm vụ xây
dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là quan trọng nhất, quyết định nhất.
Đồng thời đây là sự nghiệp vừa mang tính dân tộc, vừa mang tính quốc tế, và nó
chỉ được hồn thành khi xây dựng xong chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản ở
phạm vi mỗi nước và trên toàn thế giới.
Ở những nước như nước ta, giai cấp cơng nhân có sứ mệnh lịch sử là lãnh
đạo quần chúng nhân dân làm cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giành
chính quyền, thiết lập nền chuyên chính dân chủ nhân dân, “phải tự vươn lên
thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc” [2, tr.624], sau đó chuyển
sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây
dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

1.3. Cơ sở khách quan khoa học quy định sứ mệnh lịch sử thế giới của giai
cấp công nhân
* Xuất phát từ địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân
Chủ nghĩa Mác – Lê nin khẳng định: “cùng với sự phát triển của đại cơng
nghiệp, chính cái nền tảng trên đó giai cấp tư sản đã sản xuất và chiếm hữu sản
phẩm của nó, đã bị phá sập dưới chân giai cấp tư sản. Trước hết, giai cấp tư sản
sản sinh ra những người đào huyệt chơn chính nó. Sự sụp đổ của giai cấp tư sản
và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau” [2, tr.600. Như vậy, địa
vị kinh tế - xã hội của giai cấp cơng nhân chính là điều kiện khách quan qui định


8
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công
nhân được thể hiện ở nhưng vấn đề sau:
Thứ nhất, giai cấp công nhân là sản phẩm của nền đại công nghiệp. Bằng
việc phát minh ra những máy móc và áp dụng vào sản xuất đã làm cho nền đại
công nghiệp ra đời và phát triển. Chính sự ra đời của nền đại công nghiệp đã làm
xuất hiện một lực lượng xã hội mới - đó chính là giai cấp cơng nhân hiện đại; và
khi nền đại công nghiệp càng phát triển thì giai cấp cơng nhân càng lớn lên cả về
số lượng và chất lượng, trở thành giai cấp trung tâm của xã hội, đại biểu cho trí
tuệ của xã hội.
Thứ hai, giai cấp công nhân đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến,
phương thức sản xuất tiên tiến. Sự phát triển của nền đại công nghiệp dưới chủ
nghĩa tư bản, một mặt đã tạo ra sự phát triển không ngừng của lực lượng sản
xuất, mà giai cấp công nhân là lực lượng xã hội đại diện cho lực lượng sản xuất
ấy, mặt khác làm cho mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
trong xã hội tư bản phát triển ngày càng gay gắt. Theo qui luật, quan hệ sản xuất
ln phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, cho nên giai cấp
công nhân sẽ là lực lượng quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa,
xoá bỏ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, thiết lập một phương thức sản

xuất mới cao hơn - phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, dưới chủ nghĩa tư bản giai cấp cơng nhân khơng có hoặc cơ bản
khơng có tư liệu sản xuất, để kiếm sống giai cấp công nhân phải đi làm thuê cho
giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư. Việc phát hiện ra qui
luật giá trị thặng dư dưới chủ nghĩa tư bản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã vạch trần
bản chất bóc lột, nguồn gốc tồn tại và sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản,
đồng thời càng chỉ rõ cơ sở khách quan khoa học qui định sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân.
Thứ tư, giai cấp cơng nhân có lợi ích cơ bản phù hợp và thống nhất với lợi
ích của quần chúng nhân dân lao động. Mặc dù trong xã hội tư bản họ đều là
người bị áp bức bóc lột, nhưng với địa vị kinh tế - xã hội khác nhau, chỉ có giai


9
cấp cơng nhân là giai cấp duy nhất có sứ mệnh lịch sử, các giai tầng khác không
thể được giải phóng nếu như khơng đi theo giai cấp cơng nhân.
* Xuất phát từ đặc điểm của giai cấp công nhân.
Địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân đã qui định một cách khách
quan những đặc điểm bản chất của giai cấp công nhân.
Một là, giai cấp cơng nhân là giai cấp tiên tiến nhất. Đặc tính tiên tiến của
giai cấp công nhân hiện đại xuất phát từ chỗ nó là lực lượng xã hội đại diện cho
lực lượng sản xuất tiên tiến, cho một phương thức sản xuất mới cao hơn phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Mặt khác, môi trường sống và cuộc đấu tranh
của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản đã rèn luyện và giác ngộ họ.
Khi có chủ nghĩa Mác - Lênin soi đường, giai cấp công nhân bước lên vũ đài
chính trị trở thành giai cấp trung tâm của xã hội, là một lực lượng xã hội tiên
tiến nhất.
Hai là, giai cấp cơng nhân có tinh thần cách mạng triệt để. Dưới chủ
nghĩa tư bản, giai cấp cơng nhân bị áp bức bóc lột nặng nề. Sự đối lập trực tiếp
về lợi ích giữa giai cấp cơng nhân và giai cấp tư sản là không thể điều hồ, do

vậy giai cấp cơng nhân muốn được giải phóng thì phải lật đổ sự thống trị của
giai cấp tư sản, xố bỏ chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa, xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Giai cấp cơng nhân khơng chỉ có lợi ích riêng
của mình, mà cịn đại biểu lợi ích chung của nhân dân lao động và của cả dân
tộc. Sự nghiệp đấu tranh giải phóng của giai cấp cơng nhân chỉ có thể hồn
thành khi giải phóng tồn thể nhân loại khỏi áp bức bóc lột, bất cơng.
Ba là, giai cấp cơng nhân có tính tổ chức kỷ luật cao. Bởi giai cấp công
nhân là sản phẩm của nền đại cơng nghiệp; chính điều kiện và tính chất của sản
xuất đại công nghiệp là yếu tố khách quan đã rèn luyện tính tổ chức kỷ luật cao
cho giai cấp cơng nhân. Mặt khác, trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản
với một bộ máy bạo lực khổng lồ, với những thủ đoạn tinh vi thâm độc, địi hỏi
tính tổ chức kỷ luật của giai cấp công nhân phải ngày càng được nâng lên. Đây
là điều kiện để giai cấp công nhân thành lập ra các tổ chức của mình như các


10
hiệp hội, cơng đồn, chính đảng để tập hợp lực lượng, lãnh đạo cuộc đấu tranh
chống lại giai cấp tư sản.
Bốn là, giai cấp cơng nhân có bản chất quốc tế. Bản chất quốc tế của giai
cấp công nhân không những được qui định bởi họ là lực lượng xã hội đại biểu
cho lực lượng sản xuất mang tính quốc tế ngày càng cao, mà cịn được qui định
ở chính ngay sứ mệnh lịch sử “giải phóng thế giới” của giai cấp mình. Giai cấp
cơng nhân ở mỗi nước là một bộ phận của giai cấp công nhân quốc tế, trước hết
họ phải hồn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, đất nước mình, và đồng thời
giúp đỡ cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước khác cho đến khi
hoàn thành sứ mệnh lịch sử thế giới. Chủ nghĩa Mác đã khẳng định: “giai cấp tư
sản không những đã rèn ra vũ khí giết mình mà nó cịn tạo ra những người biết
sử dụng vũ khí ấy” [2, tr.605].
Như vậy, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được qui định một cách
khách quan bởi địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân, và bản thân giai

cấp cơng nhân cũng có đủ điều kiện, lực lượng để thực hiện thắng lợi sứ mệnh
lịch sử đó. Các đặc điểm của giai cấp cơng nhân có mối quan hệ biện chứng thể
hiện bản chất cách mạng của giai cấp công nhân. Các đặc điểm đó ln được
củng cố, phát triển cùng với sự phát triển của trình độ xã hội hố lực lượng sản
xuất và những tiến bộ xã hội; mặt khác nó cũng địi hỏi giai cấp cơng nhân phải
ln ln rèn luyện, giữ gìn bản chất cách mạng, chống lại sự tác động của kẻ
thù.
2. ĐẤU TRANH CHỐNG LẠI NHỮNG QUAN ĐIỂM PHỦ NHẬN SỨ
MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN TRONG GIA ĐOẠN
HIỆN NAY
2.1. Những quan điểm phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Ngày nay, kẻ thù của chủ nghĩa xã hội và một số phần tử cơ hội, xét lại
đang đưa ra nhiều luận điệu nhằm phủ nhận học thuyết Mác - Lênin về sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân. Theo họ, giai cấp công nhân ngày nay đã “teo
đi”, đã “tan biến” vào các giai tầng xã hội khác; địa vị kinh tế - xã hội của giai


11
cấp công nhân đã thay đổi nhiều, phần đông trong giai cấp này đã “trung lưu
hố”… do đó giai cấp cơng nhân khơng cịn sứ mệnh lịch sử nữa. Trước sự phát
triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại, khi khoa học đang trở thành
lực lượng sản xuất trực tiếp, họ cho rằng thời đại hiện nay là thời đại của nền
“văn minh trí tuệ”, của “kinh tế tri thức”, do đó trí thức mới là lực lượng tiền
phong, có vai trị lãnh đạo cách mạng. Đây là những luận điệu hồn tồn mang
tính chất ngụy biện, xuyên tạc trắng trợn những nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lênin.
Với luận điểm: khoa học phi giai cấp, phi chính trị, các thế lực thù địch
cho rằng khoa học đứng ngồi chính trị và đã nói đến cách mạng tức là khơng
cịn khoa học, vì vậy sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không gắn liền với
học thuyết Mác – Lên nin, Nhìn nhận những vấn đề lịch sử, các thế lực thù địch
đòi trả lịch sử sự chân thực nhưng thực tế chúng ln bới móc, xuyên tạc lịch

sử. Lịch sử diễn ra vô cùng phức tạp với vô vàn tư liệu và nhân chứng, nếu
không có quan điểm giai cấp để nhìn nhận lịch sử sẽ khơng thể có cách nhìn
khoa học. Luận điệu xun tạc lịch sử của các thế lực thù địch thực chất là sự
phơi bầy "đống rác cũ" của lịch sử, coi lịch sử như cái gì khơng cần thiết nhưng
lại thực sự cần thiết đối với chúng để xuyên tạc phục vụ âm mưu diễn biến hồ
bình. Đây là thủ đoạn cực kỳ thâm độc và xảo quyệt. Bởi vì nó tuyên truyền cho
tư tưởng về một "khoa học thuần t", phát hiện và lợi dụng sự tìm tịi khám phá
khoa học để phục vụ mưu đồ chính trị, hịng chống Đảng, chống nhân dân.
Mưu đồ của các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội là ra sức tấn công vào
nền tảng tư tưởng của các đảng cộng sản, nhằm thay thế bằng tư tưởng của giai
cấp tư sản trên phạm vi toàn thế giới. Những luận điệu trên là hết sức phản động,
phục vụ cho ý đồ đen tối đó.
2. Một số luận chứng đấu tranh chống lại các quan điểm xuyên tạc, phủ
nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện nay
Hiện nay bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản vẫn khơng hề thay đổi, mâu
thuẫn cơ bản trong lòng xã hội tư bản đang diễn ra hết sức gay gắt; phong trào


12
đấu tranh của giai cấp công nhân tuy đang đứng trước những thử thách hết sức
nặng nề, nhưng bức tranh toàn cảnh của sự phát triển lực lượng sản xuất thế giới
vẫn đang chuẩn bị những tiền đề khách quan cho giai cấp công nhân thực hiện
sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp cơng nhân đã, đang và sẽ vươn lên nắm
quyền lực nhà nước bằng nhiều con đường khác nhau, họ vẫn là giai cấp duy
nhất đại diện cho lực lượng sản xuất hiện đại, cho phương thức sản xuất tiên
tiến, đại diện cho lợi ích và quyền lực của nhân dân, của nhân loại tiến bộ.
Còn đối với trí thức, họ là một tầng lớp đặc biệt và có vai trị quan trọng
trong mọi thời đại, trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới vai trò của trí thức ngày
càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng; song tầng lớp trí thức khơng thể đóng vai
trị lãnh đạo cách mạng thay thế giai cấp công nhân. Bởi lẽ:

Trong xã hội, trí thức khơng đại biểu cho một phương thức sản xuất độc
lập; họ không phải là một lực lượng kinh tế, chính trị độc lập trước các giai tầng
khác trong xã hội; trí thức khơng có hệ tư tưởng riêng, họ chịu ảnh hưởng hệ tư
tưởng của giai cấp mà họ phục vụ.
Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, trí thức cũng là người làm thuê và bị bóc lột,
nhưng là tầng lớp làm thuê đặc biệt được giai cấp tư sản đào tạo và sử dụng với
sự ưu đãi, cho nên trí thức khơng có lợi ích đối kháng trực tiếp với giai cấp tư
sản, không phải là tầng lớp xã hội có tinh thần cách mạng triệt để như giai cấp
công nhân trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản. Thực tế lịch sử cho thấy
chưa bao giờ có một tầng lớp trí thức nào có thể thay thế một giai cấp để lãnh
đạo thành cơng một cuộc cách mạng xã hội; trí thức bao giờ cũng là trí thức của
một giai cấp nhất định và thường là của giai cấp thống trị xã hội.


13
Như vậy, trong thời đại hiện nay sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
không những không mất đi mà ngày càng tăng lên, học thuyết về sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân vẫn là kim chỉ nam cho phong trào cách mạng thế
giới, cho giai cấp cơng nhân đấu tranh tự giải phóng.
Những mâu thuẫn trong lịng xã hội tư bản khơng hề giảm đi, mà ngày càng
trầm trọng, gay gắt thêm. Trong xã hội tư bản, số người giàu “chỉ là 1% dân số,
nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm sốt tới ¾ nguồn tài
chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối
tồn xã hội”. Điển hình là phong trào chiếm phố Wall ở Mỹ năm 2017; biểu tình
chống phân biệt chủng tộc cuối tháng 5, đầu tháng 6-2020 ở Mỹ… Những điều
đó là hệ quả của sự phân cực giàu nghèo, phân biệt đối xử… do sự thống trị của
chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Như vậy, mâu thuẫn giữa giai cấp
tư sản và giai cấp công nhân vẫn là mâu thuẫn chủ đạo của thời đại ngày nay,
dẫu cho giai cấp tư sản có tìm mọi cách xoa dịu mâu thuẫn đó bằng việc thực
hiện cổ phần hóa, an sinh xã hội..... Sự điều chỉnh, thích nghi đã làm cho chủ

nghĩa tư bản tạm thời chiếm ưu thế; giai cấp công nhân ở các nước tư bản đã có
mức sống tốt hơn do năng suất lao động ngày càng cao và bởi sự đấu tranh của
tổ chức cơng đồn những nơi này đã mang lại lợi ích cho người lao động. Tuy
nhiên, đây chỉ là sự phản ánh mức sống của họ trong điều kiện mới, hồn tồn
khơng phải là sự thay đổi bản chất của chủ nghĩa tư bản và càng không làm thay
đổi bản chất cách mạng của giai cấp công nhân.
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX cùng với chính sách khai thác thuộc địa của chủ nghĩa thực dân Pháp
ở Việt Nam. Do giai cấp công nhân Việt Nam là một bộ phận của giai cấp công
nhân quốc tế, cho nên giai cấp công nhân Việt Nam mang đầy đủ bản chất cách
mạng của giai cấp công nhân hiện đại. Mặt khác, giai cấp công nhân Việt Nam
sinh ra trong lịng một dân tộc có truyền thống đấu tranh bất khuất chống giặc
ngoại xâm, do nỗi nhục mất nước cộng với nỗi khổ vì ách áp bức bóc lột của


14
giai cấp tư sản đế quốc làm cho lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc kết hợp làm
một, khiến động cơ cách mạng, nghị lực cách mạng và tính triệt để cách mạng
của giai cấp cơng nhân được nhân lên gấp bội; giai cấp công nhân Việt Nam ra
đời trước tư sản dân tộc, ít chịu ảnh hưởng tư tưởng tư sản và tiểu tư sản, ít bị
ảnh hưởng của chủ nghĩa cơ hội, xét lại; giai cấp công nhân Việt Nam mà tuyệt
đại bộ phận đều xuất thân từ nông dân lao động và những tầng lớp lao động
khác, nên có mối liên hệ tự nhiên với đông đảo nhân dân lao động bị mất nước đây là điều kiện thuận lợi để giai cấp công nhân xây dựng khối liên minh công
nông vững chắc và khối đoàn kết dân tộc rộng rãi tạo lên sức mạnh tổng hợp;
giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong điều kiện một nước thuộc địa nửa
phong kiến, phải chịu ba tầng áp bức, bóc lột nên có tinh thần cách mạng triệt
để; giai cấp công nhân Việt Nam sớm có một chính Đảng Cộng sản lãnh đạo,
cho nên có đường lối cách mạng đúng đắn. Đây là những điều kiện khách quan
qui định giai cấp công nhân Việt Nam là lực lượng xã hội duy nhất lãnh đạo
cách mạng Việt Nam đi tới thắng lợi cuối cùng và góp phần thực hiện thắng lợi

sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thế giới. Lịch sử cách mạng nước ta từ
khi có Đảng lãnh đạo là bằng chứng chỉ rõ năng lực lãnh đạo của giai cấp công
nhân Việt Nam.
Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, yếu tố quyết định thành công
thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam. Đảng Cộng sản
Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân và mang tính nhân dân, tính dân tộc
sâu sắc; Đảng ta nguyện phấn đấu suốt đời cho lợi ích khơng phải chỉ riêng giai
cấp cơng nhân mà cịn là tồn thể nhân dân lao động và cả dân tộc. Những người
đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là những thành viên ưu tú thuộc các giai
cấp, tầng lớp thơng qua q trình giác ngộ, rèn luyện và tự nguyện vì lý tưởng
cao đẹp là: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh
và khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất cầm quyền hồn tồn
khơng phải là một sự sắp đặt chủ quan của một giai cấp, một lực lượng chính trị


15
nào mà trước hết là vì Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân
Việt Nam, của dân tộc Việt Nam, đã đáp ứng được yêu cầu khách quan của
phong trào cách mạng Việt Nam.
Qua hơn 35 năm đổi mới, sự biến đổi của giai cấp công nhân là do tác
động từ nhiều yếu tố, nhất là các cuộc cách mạng cơng nghiệp có chu kỳ ngày
càng ngắn, yêu cầu phát triển ngày càng cao. Công nghiệp hóa diễn ra theo kiểu
rút ngắn, nhảy vọt, dựa trên cơ sở tận dụng lợi thế so sánh của quốc gia gắn với
việc ứng dụng công nghệ, đổi mới, sáng tạo, phát triển kinh tế tri thức và kinh tế
số nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững về: xã hội, môi trường,
nguồn nhân lực, hội nhập quốc tế nhanh hơn. Cho dù sự biến đổi kinh tế, xã hội
đến đâu, khoa học, cơng nghệ có phát triển tới mức nào, thì một thực tế khơng
thể phủ nhận đó là: giai cấp cơng nhân Việt Nam vẫn giữ nguyên sứ mệnh lịch
sử lãnh đạo xã hội, lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo hệ thống chính trị thơng qua

Đảng Cộng sản Việt Nam.
KẾT LUẬN
Trong thời đại hiện nay giai cấp cơng nhân là giai cấp duy nhất có sứ
mệnh lịch sử xoá bỏ chủ nghĩa tư bản xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới. Sứ mệnh lịch sử đó là hồn tồn
khách quan do địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân quy định. Để hồn
thành sứ mệnh lịch sử đó tất yếu giai cấp cơng nhân phải tổ chức ra chính đảng
của mình - đây chính là nhân tố quyết định thắng lợi sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân. Mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên học tập, tu dưỡng rèn
luyện bản chất, lập trường giai cấp công nhân; trên cương vị cơng tác phải hồn
thành tốt chức trách nhiệm vụ của mình, góp phần bảo vệ và xây dựng Đảng,
thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng đưa đất nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã
hội.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân cả về lý luận lẫn thực tiễn cho ta
thấy một điều không thể phủ nhận rằng: giai cấp công nhân là một giai cấp tiên
tiến, có vai trị to lớn trong lịch sử phát triển của thế giới, là một lực lượng xã


16
hội tiên phong trong công cuộc cải tạo khoa học công nghệ vào sản xuất của xã
hội. Hiểu được rõ về giai cấp công nhân, đặc biệt là hiểu được sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân là một vấn đề hết sức quan trọng trong nhận thức của
mỗi chúng ta, giúp ta có những nhận thức đúng đắn đối với các giai cấp trong xã
hội nói chung và giai cấp cơng nhân nói riêng. Qua đó, mỗi cá nhân trong xã hội
cần không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm về giai cấp, về nhận thức xã hội
để nâng cao tri thức văn hóa của mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác (1858 - 1859), “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị”,
C.Mác
và Ph.ăngghen, tồn tập, tập 13, Nxb CTQG, Hà Nội

-1993
2. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội, 1994
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 BCH TƯ khoá
X, Nxb CTQG. H. 2008
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 10, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002
6. V.I.Lênin: Toàn tập,Tập 23 Nxb Tiến bộ, Mát xcơva, 1980



×