Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Giao an Tuan 8 Lop 52 X Truc NH 20192020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.9 KB, 16 trang )

TUẦN 8
Thứ hai, ngày 14/10/2019
TẬP ĐỌC (Tiết 15)
BÀI: KÌ DIỆU RỪNG XANH
(SGK/75)
Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
- Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của
rừng (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4).
B. Đồ dùng dạy học: - Ảnh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
- Tranh ảnh về vẻ đẹp của rừng; ảnh những cây nấm rừng, những mn thú có tên trong bài: vượn bạc
ma, chồn sóc, hoẵng (mang).
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Hoạt động đầu tiên: - Gọi HS đọc thuộc lòng bài Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà và trả lời
câu hỏi. – Nhận xét.
II. Hoạt động dạy bài mới.
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Gián tiếp qua tranh. (Ảnh minh hoạ bài tập đọc trong SGK)
2. Hoạt động 2: Luyện đọc & Tìm hiểu bài
a. Luyện đọc.
- 1 HS đọc toàn bài. Nêu giọng đọc của bài.
- HS nối tiếp đọc từng đoạn. – GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giảng từ mới. (Kĩ thuật đọc hợp tác)
- HS luyện đọc theo nhóm. Nhóm trưởng nhận xét.
- 1 HS đọc lại bài. Nêu giọng đọc của bài.
- Giáo viên đọc diễn cảm tồn bài.
b. Tìm hiểu bài.
Câu 1: HS đọc thầm đoạn 1 và thảo luận nhóm nêu sự liên tưởng thú vị của tác giả. (M1) (Kĩ thuật
chia sẻ nhóm)
- Các nhóm trình bày. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét chốt ý. – Gọi HS nhắc lại.
Câu 2: HS trả lời cá nhân nêu sự miêu tả của tác giả về muôn thú trong rừng. (M2)
- Nhận xét. – Gọi HS nhắc lại. (Tranh ảnh về vẻ đẹp của rừng; ảnh những cây nấm rừng, những mn


thú có tên trong bài: vượn bạc ma, chồn sóc, hoẵng (mang).)
Câu 3: Lớp đọc thầm đoạn 2, 3 và trao đổi cặp trả lời vì sao rừng khộp được gọi là Giang sơn vàng
rợi.
- Nhận xét. (M3)
* GDBVMT: Rừng Việt nam hiện lên trong chúng ta qua sự miêu tả rất đặc sắc của chính tác giả.
Điều đó cho thấy tác giả quan sát thiên nhiên một cách tinh tế và để làm được điều đó thì tác giả
rất yêu rừng. Và chúng ta cũng vậy, chúng ta cũng cần và nên yêu rừng, bảo vệ rừng để bảo vệ
những vẻ đẹp kì bí, huyền diệu mà thiên nhiên ban tặng cho cuộc sống chúng ta.
Câu 4: Từng HS nêu lên cảm nghĩ của mình. – GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời. (M4)
* Hướng dẫn HS nêu nội dung bài.
4. Hoạt động 4:
Luyện đọc diễn cảm.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2.
- HS luyện đọc mời.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
III.Hoạt động cuối cùng: - Gọi HS nêu lại nội dung của bài.
- Về luyện đọc & trả lời câu hỏi. – Nhận xét tiết học.
D. Phần bổ sung:
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………….

CHIỀU

TOÁN (Tiết 36)
BÀI: SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU (SGK/40)


Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu: Biết:
Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân

của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
B. Đồ dùng dạy học:
Bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: - Gọi HS làm bài tập tiết trước. – Nhận xét.
II. Hoạt động dạy bài mới:
1. Hoạt động1: Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS nhận đặc điểm 2 số thập phân bằng nhau.
- GV hướng dẫn HS phát hiện đặc điểm của số thập phân khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần
thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân đó.
- GV đưa ví dụ, hướng dẫn HS tìm hiểu như SGK.
- Cho HS làm bảng con. – HS tự rút ra nhận xét. (M4)
3. Hoạt động 3 : Thực hành.
Bài 1: Viết số thập phân dưới dạng gọn hơn (theo mẫu). (M1)
- Mục tiêu: - HS biết bỏ các chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số
thập phân khơng thay đổi.
- Tiến hành: - Hs làm bài vào vở, sửa bài bằng cách viết số vào bảng con.
Bài 2: Viết thành số có ba chữ số ở phần thập phân (theo mẫu). (M2)
- Mục tiêu: HS biết viết thêm chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị
của số thập phân khơng thay đổi.
- Tiến hành: - Thực hiện tương tự bài 1.
III. Họat động cuối cùng: HS Nêu lại cách viết số thập phân bằng số thập phân đã cho. (Kĩ thuật
trình bày 1 phút)
- HS tự cho ví dụ, giải thích. (M3)
- Về ôn bài và chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học.
D. Phần bổ sung:
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………….
TIẾNG VIỆT (BS)
ÔN: MỞ RỘNG VỐN TỪ

* Mục tiêu: Hiểu nghĩa từ thiên nhiên (BT1); nắm được một số từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng thiên
nhiên trong một số thành ngữ, tục ngữ (BT2); tìm được từ ngữ tả khơng gian, tả sơng nước và đặt câu
với 1 từ ngữ tìm được ở mỗi ý a, b, c của BT3, BT4.
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………
Thứ ba, ngày 15/10/2019
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (Tiết 15)
BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN (SGK/78)
Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
Hiểu nghĩa từ thiên nhiên (BT1); nắm được một số từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong
một số thành ngữ, tục ngữ (BT2); tìm được từ ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với 1 từ ngữ
tìm được ở mỗi ý a, b, c của BT3, BT4.
B. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi sẵn nội dung BT3.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: - Gọi HS làm lại bài tập 4 của tiết trước. - Nhận xét.
II. Hoạt động dạy bài mới:
1. Hoạt động 1:
Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Hoạt đông 2:
Hướng dẫn làm bài tập.


Bài tập 1: - HS đọc đề bài & tự làm bài nêu nghĩa của từ Thiên nhiên. (M1)
- Vài HS đọc kết quả. – Nhận xét. – GV chốt ý đúng.
GDBVMT: Thiên nhiên là những gì khơng do con người tạo ra vì thế nó khơng là vơ tận. Do vậy, con
người chúng ta cần có ý thức bảo vệ và khai thác một cách hợp lý để tài nguyên mà thiên nhiên tặng
cho con người chúng ta không cạn kiệt cũng như tiệt chủng bằng những việc làm phù hợp và thiết
thực.

Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu & làm bài theo cặp tìm các sự vật hiên tượng thiên nhiên. (M2)
- Đại diện nhóm trình bày. – Nhận xét. (Lớp trưởng điều khiển)
- GV chốt ý đúng & giải thích nghĩa các câu thành ngữ để HS nắm.
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng.
Bài tập 3: - HS thảo luận nhóm 4 tìm từ miên tả không gian & làm bài vào phiếu. (M3) (Bảng phụ ghi
sẵn nội dung BT3.) (Kĩ thuật hoàn tất 1 nhiệm vụ)
- Các nhóm đính bài làm & trình bày. (Chuyển trạm xe buýt sửa bài)
- Các nhóm nối tiếp đặt câu với từ tìm được. – Lớp & GV cùng nhận xét.
Bài tập 4: - HS tìm từ miên tả sóng nước. (M4)
- Thực hiện như bài tập 3.
III. Hoạt động cuối cùng: - Gọi HS Thực hành nói, viết những từ ngữ ở bài tập 3, 4.
- Về ôn lại bài và chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học.
D. Phần bổ sung:
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
TOÁN (Tiết 37)
BÀI: SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN (SGK/41)
Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu: Biết:
- So sánh hai số thập phân.
- Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
B. Đồ dùng dạy học:
Bảng con.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: - Gọi HS làm bài tập tiết trước. – Nhận xét.
II. Hoạt động dạy hoc:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn so sánh hai số thập phân.
- Hướng dẫn HS tìm cách so sánh hai số thập phân có phần nguyên khác nhau.

- GV đưa ví dụ như SGK.
- HS thực hành chuyển đổi về số tự nhiên rồi so sánh và rút ra nhận xét. (M13)
- Hướng dẫn so sánh hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau, phần thập phân khác nhau.
- Hướng dẫn HS tự nêu cách so sánh hai số thập phân và thống nhất cách nêu như SGK. (M4)
3. Hoạt động 3: Thực hành.
Bài 1: Điền dấu
(M1)
Mục tiêu: HS biết so sánh hai số thập phân.
Tiến hành: - HS đọc yêu cầu & làm bài.
- HS đọc kết quả. - Nhận xét. - Đổi vở kiểm tra.
Bài 2: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn. (M2)
Mục tiêu: HS biết sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn.
Tiến hành: - HS làm bài vào vở, sủa bài bằng cách viết số vào bảng con
- Nhận xét, tự đối chiếu bài của mình.
III. Họat động cuối cùng: - HS nêu cách so sánh hai số thập phân. (Kĩ thuật trình bày 1 phút)
- Về ôn bài và làm thêm các bài tập. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học.
D. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………….
CHÍNH TẢ (Nghe -Viết) (Tiết 8)


BÀI: KÌ DIỆU RỪNG XANH (SGK/76)
Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức đoạn văn xi.
- Tìm được các tiếng chứa , ya trong đoạn văn (BT2); tìm được tiếng có vần un thích hợp để điền
vào ơ trống (BT3).
B. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi nội dung bài tập 3.
C. Các hoạt động dạy - học:

I. Hoạt động đầu tiên: - HS nêu qui tắc đặt dấu thanh ở các tiếng có chứa ia/ iê trong câu: Sớm thăm
tối viếng. -Trọng nghĩa khinh tài. -Làm điều phi pháp, việc ác đến ngay. -Liệu cơm gắp mắm.
- Nhận xét.
II. Hoạt động dạy bài mới:
1. Hoạt động 1:
Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Hoạt động 2:
Hướng dẫn nghe viết.
- GV đọc đoạn viết chính tả. – Gọi 2 HS đọc lại bài.
- HS viết lại bằng bảng con những từ hay viết chưa đúng. (M1)
- GV đọc chậm cho HS viết vào vở. (M4) (Kĩ thuật viết tích cực)
- Gv đọc lại bài cho HS soát lỗi. – Đổi vở kiểm tra.
- Thu 5 – 7 vở chấm. - Nhận xét, rút kinh nghiệm.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2: GV nêu yêu cầu bài tập. (M2)
- HS tự viết các tiếng có chứa yê, ya và thảo luận nhận xét cách đặt dấu thanh.
- GV gọi HS đọc kết quả bằng miệng. - Lớp nhận xét cách đánh dấu thanh. (Lớp trưởng điều khiển
lớp)
Bài 3: HS quan sát tranh và làm bài tập. (M3) (Bảng phụ ghi nội dung bài tập 3.)
- Thi đua đọc lại câu thơ, khổ thơ có chứa vần uyên.
III. Hoạt động cuối cùng: - HS nhắc lại qui tắc ghi dấu thanh.
- Về ôn bài và tập viết chính tả thêm. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học.
D. Phần bổ sung:
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………….
KỂ CHUYỆN (Tiết 8)
BÀI: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC (SGK/79)
Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.

- Biết trao đổi về trách nhiệm của con người với thiên nhiên; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
B. Đồ dùng dạy học: - Một số truyện nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: - Gọi HS kể 2 đoạn của câu chuyện tiết trước. - Nhận xét.
II. Hoat động dạy bài mới:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện.
- Hướng dẫn HS nắm yêu cầu của đề: Gạch dưới những từ quan trọng (nghe, đã đọc, quan hệ giữa con
người với thiên nhiên). (M1)
- HS đọc gợi ý trong SGK. – HS nêu tên câu chuyện sẽ kể. (Một số truyện nói về quan hệ giữa con
người với thiên nhiên) (M2)
* THĐĐHCM: Bác Hồ là con người vĩ đại, không những rất yêu thương thiếu nhi mà Bác còn rất
yêu thiên nhiên. Bác cũng ra sức mình để bảo vệ thiên nhiên, khuyên dân ta trồng rừng, khai thác
hiệu quả tài nguyên thiên nhiên phục vụ cuộc sống. Bác sống hịa mình vào thiên nhiên.Chúng ta
có thể thấy dược tình u thiên nhiên của Bác qua các tác phẩm của Bác trong tập thơ Nhật kí
trong tù hay các câu chuyện kể về Bác như “Chiếc rẽ đa tròn”, …
- HS thực hành kể chuyện, trao đổi nội dung câu chuyện, trả lời câu hỏi: (M3)
(?) Con người cần làm gì để thiên nhiên mãi tươi đẹp?”


GDBVMT: Để thiên nhiên mãi tươi đẹp, làm đẹp cho cuộc sống, chúng ta cần phải nâng cao ý thức
bảo vệ môi trường. Không khai thác rừng, săn bắn thú rừng bừa bãi, cùng chung sức giữ vệ sinh môi
trường nước, khai thác khống sản hợp lí, … để nguồn tài nguyên không cạn kiệt.
- HS kể theo cặp. – Trao đổi tên nhân vật, chi tiết, ý nghĩa chuyện. (M4) (Kĩ thuật lắng nghe và phản
hồi tích cực)
- Thi kể trước lớp. Các nhóm cử đại diện thi kể. – Kể xong trao đổi nội dung ý nghĩa.
- Lớp và GV cùng nhận xét, chọn bạn kể hay, hiểu chuyện nhất.
III. Hoạt động cuối cùng: - Tập kể chuyện thêm. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học.
D. Phần bổ sung:
……………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
CHIỀU
LỊCH SỬ (Tiết 8)
BÀI: XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH
(SGK/17)
Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 ở Nghệ An: Ngày 12/9/1930, hàng vạn nông dân các
huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn với cờ đỏ búa liềm và các khẩu hiệu cách mạng kéo về thành phố
Vinh. Thực dân Pháp cho binh lính đàn áp, chúng cho máy bay ném bom đoàn biểu tình. Phong trào
đấu tranh tiếp tục lan rộng ở Nghệ-Tĩnh.
- Biết một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã:
+ Trong những năm 1930-1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ-Tĩnh, nhân dân giành được quyền làm
chủ, xây dựng cuộc sống mới.
+ Ruộng đất của địa chủ bị tịch thu để chia cho nông dân; các thứ thuế vơ lí bị xố bỏ.
+ Các phong tục lạc hậu bị xoá bỏ.
B. Đồ dùng dạy học: - Tư liệu liên quan tới thời kì 1930-1931 ở Nghệ-Tĩnh.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Hoạt động đầu tiên: - Gọi HS trả lời câu hỏi nội dung bài tiết trước. - Nhận xét.
II. Hoạt động day bài mới:
1. Họat động 1:
Giới thiệu bài: Gián tiếp bằng lược đo.
2. Hoạt động 2:
Làm việc cả lớp.
* GV nêu nhiệm vụ học tập:
+ Tinh thần cách mạng của nhân dân Nghệ-Tĩnh những năm 1930-1931. (Tiêu biểu sự kiện 12/
9/1930) (Tư liệu liên quan tới thời kì 1930 – 1931 ở Nghệ – Tĩnh.) (M1)
+ Những chuyển biến mới ở những nơi mà nhân dân Nghệ – Tĩnh giành được chính quyền cách mạng.
(M2)

+ Ý nghĩa của phong trào Xô Viết Nghệ – Tĩnh. (M3)
3. Họat động 3: Làm việc theo nhóm 4.
Thảo luận: Những năm 1930 – 1931, trong các thôn xã ở Nghệ – Tĩnh có chính quyền Xơ viết đã diễn
ra điều gì mới?
- Các nhóm trình bày. – GV chốt ý đúng & kết luận.
4. Họat động 4:
Làm việc cả lớp.
(?) Phong trào Xơ viết Nghệ – Tĩnh có ý nghĩa gì? (M4)
- Tổ chức cho HS thảo luận để đi đến kết luận. (Kĩ thuật chia sẻ nhóm)
- GV chốt nội dung bài học.
III. Hoạt động cuối cùng: - Gọi HS đọc nội dung bài học SGK.
- HS nhắc lại ý nghĩa & nêu nội dung bài học. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học.
D. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………….
Thứ tư, ngày 16/10/2019
TẬP ĐỌC (Tiết 16)
BÀI: TRƯỚC CỔNG TRỜI (SGK/80)
Thời gian dự kiến: 35 phút


A. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước ta.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong
lao động của đồng bào các dân tộc (trả lời được các câu hỏi 1, 3, 4; thuộc lịng những câu thơ em
thích).
B. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài tập đọc.
- Tranh ảnh về khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống của con người vùng cao.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: - Gọi HS đọc & trả lời câu hỏi bài Kì diệu rừng xanh.
- Nhân xét.

II. Hoạt động dạy bài mới:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Gián tiếp bằng tranh. (Tranh minh hoạ bài tập đọc.)
2. Hoạt động 2: Luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc.
- 1 HS đọc toàn bài. Nêu giọng đọc của bài.
- HS nối tiếp đọc từng khổ thơ (từ 2 đến 3 lượt). - GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS.
- HS luyện đọc theo nhóm. Nhóm nhận xét
(Kĩ thuật đọc hợp tác)
-1 HS đọc lại toàn bài. Nêu giọng đọc của bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b.Tìm hiểu bài.
Câu 1: HS đọc thầm khổ 1 và từng cá nhân nguyên nhân gọi là “Cổng trời”. – GV chốt ý. (M1)
Câu 2: - HS dựa vào khổ thơ 2 & 3 trao đổi nhóm tả lại bức tranh thiên nhiên trong bài. (M2) (Tranh
ảnh về khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống của con người vùng cao.)
- Lớp trưởng điều hành lớp. - Đại diện nhóm trả lời. – Nhận xét.
Câu 3: - HS chia sẻ trong nhóm sau đó tự nêu cảnh mình thích. (M3) - GV bổ sung thêm & giúp HS
hoàn thiện ý của mình.
Câu 4: - HS thảo luận nhóm 4 trả lời điều khiến cho cánh rừng sương giá như ấm lên. (M4)
- Các nhóm cử dại diện trả lời, bổ sung. – GV chốt ý đúng & giảng.
Câu 5: HS chọn câu thơ học thuộc lòng.
- GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài.
3. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm khổ thơ 2.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- HS nhẩm thuộc lòng các câu thơ mình thích. – Thi đọc thuộc lịng.
III. Hoạt đơng cuối cùng:
- Tiếp tục học thuộc lịngvà trả lời câu hỏi. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học.
D. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..
TOÁN (Tiết 38)

BÀI: LUYỆN TẬP
(SGK/43)
Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu: Biết:
- So sánh hai số thập phân.
- Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn.
B. Đồ dùng dạy học:
Bảng con.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: - Gọi HS làm bài tập tiết trước. – Nhận xét.
II. Hoạt động dạy bài mới:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Hoạt động 2: Ôn lý thuyết.
- Gọi HS nhắc lại cách so sánh hai số thập phân. (M1)
- HS làm bảng con vài ví dụ.
3. Hoạt động 3:
Thực hành.


Bài 1: Điền dấu. (M1)
Mục tiêu: - HS biết so sánh hai số thập phân.
Tiến hành: - HS làm bài vào vở, (sửa bài chuyển trạm xe buýt trong nhóm).
– Nhận xét.
Bài 2: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn. (M2)
Mục tiêu: - HS biết sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn.
Tiến hành: - HS đọc yêu cầu bài & làm bài.
- 1 HS làm bảng lớp. – Nhận xét. – Đổi vở kiểm tra.
Bài 3: Tìm chữ số x, biết. (M3)
Mục tiêu: HS biết so sánh hai số thập phân để tìm được chữ số chưa biết.
Tiến hành: - GV giúp HS nắm yêu cầu bài.

- HS thảo luận nhóm 4 làm bài. - Vài nhóm nêu kết quả.
- Lớp & GV nhận xét, chốt kết quả đúng. – HS hồn thiện bài làm của mình.
Bài 4: Tìm số tự nhiên x, biết. (M4)
Mục tiêu: HS biết so sánh hai số thập phân để tìm được chữ số chưa biết.
Tiến hành: - Thực hiện tương tự bài 3.
III. Họat độngcuối cùng:
Nêu cách so sánh hai số thập phân. (Kĩ thuật trình bày 1 phút)
- Về làm thêmcác bài tập. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học.
D. Phần bổ sung:
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………….
KHOA HỌC (Tiết 15)
BÀI: PHÒNG BỆNH VIÊM GAN A (SGK/32)
Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Biết cách phòng tránh bệnh viêm gan A.
KNS: - Kĩ năng phân tích, đối chiếu các thơng tin về bệnh viêm gan A.
- Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm thực hiện vệ sinh ăn uống để phòng bệnh viêm gan A.
B. Phương tiện dạy - học: - Hình SGK/32, 33.
C. Tiến trình dạy - học:
I. Hoạt động đầu tiên: - HS đọc ghi nhớ và trả lời câu hỏi.
- Nêu tác nhân và đường lây truyền bệnh viêm não? Nêu cách đề phòng bệnh?
- Nhận xét.
II. Họat động dạy bài mới:
1. Hoạt động 1: Khám phá.
(?) Trước khi ăn hoặc sau khi đi đại tiện các em có vệ sinh tay, chân mình khơng? (M1) (Kĩ thuật
động não)
=> GV liên hệ giới thiệu bài.
2. Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
* Mục tiêu: - HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A

GDKNS: - Kĩ năng phân tích, đối chiếu các thơng tin về bệnh viêm gan A.
* Cách tiến hành:
- HS đọc lời thoại & quan sát hình 1- SGK / 32 & thảo luận. (Hình SGK/32, 33.) (M2)
Nêu dấu hiệu, tác nhân gây bệnh, đường lây truyền bệnh viêm gan A.
- Đại diện các nhóm trình bày. - Nhóm khác bổ sung. - GV kết luận. (Lớp trưởng điều khiển)
3. Hoạt động 3:
Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: Giúp HS:
- Nêu được cách phịng bệnh viêm gan A. (M3)
- Có ý thức thực hiện phòng bệnh viêm gan A. (M4)
GDKNS: - Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm thực hiện vệ sinh ăn uống để phòng bệnh
viêm gan A.
* Cách tiến hành:
- HS quan sát các hình SGK / 33 & trả lời câu hỏi:
Chỉ & nêu nội dung từng hình . Nêu tác dụng của các việc làm trong các hình.


- Thảo luận cả lớp về: Cách phòng bệnh, những điều cần lưu ý khi mắc bệnh viêm gan A & biện pháp
phòng bệnh viêm gan A.
GDBVMT: Các em chú ý giữ vệ sinh cá nhân và đặc biệt là vệ sinh nơi cơng cộng. Ví dụ như ở
trường mình, chúng ta cần phải chú ý đi vệ sinh đúng nơi quy định và phải dội nước khi tiêu, tiểu
xong. Làm được điều đó khơng những mình phịng bệnh cho bản thân mà còn phòng bệnh cho mọi
người.
- GV kết luận như SGK/ 33.
III. Hoạt động cuối cùng: - HS đọc mục cần biết SGK/ 33.
- Về ôn lại nội dung bài và vận dụng tốt. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học.
D. Phần bổ sung:
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………….
ĐẠO ĐỨC (Tiết 8)

BÀI: NHỚ ƠN TỔ TIÊN (SGK/13) (Tiết 2)
Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Biết được: Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
- Biết làm những việc cụ thể tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
B. Đồ dùng dạy học: - Các tranh ảnh, bài báo nói về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
- Các câu ca dao, tục ngữ, truyện thơ … nói về lịng biết ơn tổ tiên.
C. Hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: - Nêu việc làm thể hiện lịng biết ơn & khơng biết ơn tổ tiên?
- Nhận xét.
II. Hoạt động dạy bài mới:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Hoạt động 2: Làm bài tập 4 / SGK
* Mục tiêu: Giáo dục HS ý thức hướng về cội nguồn.
* Cách tiến hành:
- Các nhóm trưng bày & giới thiệu các hình ảnh về ngày Giỗ tổ Hùng Vương. (Các tranh ảnh, bài báo
nói về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương) (Kĩ thuật phòng tranh)
- Thảo luận cả lớp: (?) Em có suy nghĩ gì khi đọc các thông tin trên? Giỗ tổ Hùng Vương hằng năm
vào ngày mồng mười tháng ba thể hiện điều gì ? (M1) (Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực)
- GV kết luận về ý nghĩa của ngày Giỗ tổ Hùng Vương.
3. Họat động 3: Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình dịng họ.( BT 2/ SGK )
* Mục tiêu: HS biết tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dịng họ mình.
* Cách tiến hành:
-Vài HS giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình dịng họ mình.
(?) Em có tự hào về truyền thống đó khơng? (M2) Em làm gì để xứng đáng truyền thống tốt đẹp đó?
(M3) (Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực)
* Kết luận: Mỗi gia đình dịng họ đều có truyền thống tốt đep riêng ủa mình. Chúng ta cần có ý thức
giữ gìn và phát huy các truyền thống đó.
4. Hoạt động 4: Đọc ca dao, tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ … về chủ đề Biết ơn tổ tiên (BT3/ SGK)

* Mục tiêu: Giúp HS củng cố bài học.
* Cách tiến hành:
- Một số HS trình bày, trao đổi, nhận xét. (M4) – Tuyên dương các em có sự chuẩn bị tốt. (Các câu ca
dao, tục ngữ, truyện thơ … nói về lịng biết ơn tổ tiên.)
- 2 HS đọc ghi nhớ trong SGK.
III. Họat động cuối cùng: - Gọi HS nhắc lại ghi nhớ.
- Về nhà xem lại bài và vận dụng tốt. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học.
D. Phần bổ sung:
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………….


CHIỀU

ĐỊA LÍ (Tiết 8)
BÀI: DÂN SỐ NƯỚC TA (SGK/83)
Thời gian dự kiến: 35 phút

A. Mục tiêu:
- Biết sơ lược về dân số, sự gia tăng dân số của Việt Nam:
+ Việt Nam thuộc hàng các nước đông dân trên thế giới.
+ Dân số nước ta tăng nhanh.
- Biết tác động của dân số đơng và tăng nhanh: gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu
học hành, chăm sóc y tế của người dân về ăn, mặc, ở, học hành, chăm sóc y tế.
- Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân số và sự gia tăng dân số.
B. Đồ dùng dạy học: - Thông tin & bảng số liệu ở SGK.
- Biểu đồ tăng dân số ở nước ta.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Hoạt động đầu tiên: - Gọi HS trả lời câu hỏi nội dung bài tiết trước. - Nhận xét.
II. Hoạt động dạy bài mới:

1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về dân số nước ta.
* HS làm việc theo cặp. (Thời gian 2’)
- Quan sát bảng số liệu dân số các nước Đông Nam Á năm 2004 và trả lời câu hỏi mục 1 trong SGK.
(Thông tin & bảng số liệu ở SGK.) (M1)
- Gọi từng nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. (Lớp trưởng điều khiển)
- GV kết luận ý chính về dân số nước ta/ 83
3. Hoạt động 3: - Tìm hiểu về sự gia tăng dân số.
- HS quan sát biểu đồ dân số qua các năm, trả lời câu hỏi ở mục 2 trong SGK. (Biểu đồ tăng dân số ở
nước ta.) (M2)
- Gọi HS trình bày kết quả. - GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời & kết luận như SGK / 83. (M3)
- GV liên hệ dân số ở địa phương giáo dục HS về tình hình dân số.
4. Họat động 4: Hậu quả của sự tăng nhanh dân số. (M4)
- HS dựa vào tranh, ảnh & vốn hiểu biết của mình thảo luận cặp trả lời. (Kĩ thuật chia sẻ nhóm)
- GV tổng hợp & kết luận.
* GDBVMT: Tình trạng dân số tăng quá nhanh sẽ gây khó khăn cho việc tăng trưởng kinh tế của
đất nước. Đặc biệt, ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề môi trường như khai hoang đất bừa bãi để có đất
ở, hay khai thác tài nguyên khác để tăng thu nhập, … Do vậy, chúng ta cần có ý thức và thực hiện
tốt kế hoạch hóa gia đình.
III. Hoạt động cuối cùng: - HS đọc mục cần biết.
- Về ôn bài. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học.
D. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………….
TIẾNG VIỆT (BS)
RÈN ĐỌC + CHÍNH TẢ
* Mục tiêu:
- Đọc diễn cảm bài văn và trả lời câu hỏi theo bài đọc.
- Viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức đoạn văn xi.


TỐN (BS)
ÔN SỐ THẬP PHÂN
* Mục tiêu: Biết:
- Chuyển phân số thập phân thành hỗn số.
- Chuyển phân số thập phân thành số thập phân.


……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………
Thứ năm, ngày 17/10/2019
TẬP LÀM VĂN (Tiết 15)
BÀI: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH (SGK/81)
Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Lập được dàn ý bài văn tả một cảnh đẹp ở địa phương đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Dựa vào dàn ý (thân bài), viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương.
* Tích hợp TNMTB, Đ: (Tồn phần)
B. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh minh hoạ cảnh đẹp ở các miền đất nước.
- Bảng phụ ghi những gợi ý giúp HS lập dàn ý bài văn.
Tích hợp TNMTB, Đ: Tranh, ảnh về cảnh đẹp của địa phương.
C.Các hoạt động dạy - học:
I. Hoạt động đầu tiên: - GV nhận xét bài văn tiết trước.
II. Hoạt động dạy bài mới:
1. Hoạt động 1:
Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Hoạt động 2:
Hướng dẫn luyện tập.
Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu bài.
* Tích hợp TNMTB,Đ: Gợi ý học sinh tả cảnh biển, đảo theo chủ đề: Cảnh đẹp ở địa phương.

(Tranh, ảnh về cảnh đẹp của địa phương)
- GV nhắc HS vài điều cần lưu ý khi lập dàn ý. (M1) – HS tự lập vào vở. (M3) (Một số tranh ảnh
minh hoạ cảnh đẹp ở các miền đất nước.)
- 1 HS làm vào bảng phụ. - Vài HS trình bày. - Lớp sửa sai. (Bảng phụ ghi những gợi ý giúp HS lập
dàn ý bài văn.)
- Một số HS đọc dàn ý đã làm. – Nhận xét.
- HS đối chiếu & hồn thiện dàn ý của mình. (M2)
Bài tập 2: - GV giúp HS nắm yêu cầu bài.
- HS tiến hành viết bài. (M4) (Kĩ thuật viết tích cực)
- HS nối tiếp đọc đoạn văn của mình. - Lớp & GV cùng nhận xét, bổ sung.
- GV thu một số vở chấm.
III. Hoạt động cuối cùng: - Tiếp tục hoàn chỉnh đoạn văn. - Nhận xét tiết học.
D.
Phần
bổ
sung:
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………….
TOÁN (Tiết 39)
BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG (SGK/43)
Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu: Biết:
- Đọc, viết và sắp thứ tự các số thập phân.
B. Đồ dùng dạy học: Bảng con
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Hoạt động đầu tiêu: - Nêu cách so sánh 2 số thập phân & làm bài tập. – Nhận xét.
II. Hoạt động dạy bài mới:
1. Hoạt động 1:
Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Hoạt động 2:

Thực hành
Bài 1: Đọc các số thập phân sau đây. (M1)
Mục tiêu: HS biết đọc số thập phân.
Tiến hành: HS tự làm bài và đọc số vào vở. Sửa bài miệng. – Nhận xét.
Bài 2: Viết số thập phân có. (M2)
Mục tiêu: HS biết viết số thập phân.
Tiến hành: - HS viết số vào vở. Sửa bài bảng con. (Kĩ thuật viết tích cực) - Nhận xét.


Bài 3: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn. (M3)
Mục tiêu: Biết so sánh và sắp số theo thứ tự từ bé đến lớn.
Tiến hành: - HS đọc yêu cầu & tự làm. – 1 HS làm bảng lớp.
- Lớp và GV cùng nhận xét. – Đổi vở kiểm tra chéo.
Bài 4: Tính bằng cách thuận tiện nhất. (M4)
Mục tiêu: Biết tính nhân phân số bằng cách thuận tiện nhất.
Tiến hành: - HS đọc yêu cầu & tự làm. – 2 HS làm bảng lớp.
- Lớp và GV cùng nhận xét. – Đổi vở kiểm tra chéo
III. Họat động cuối cùng:
- Về làm thêm các bài tập. - Nhận xét tiết học.
D.
Phần
bổ
sung:
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (Tiết 16)
BÀI : LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA (SGK/82)
Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Phân biệt được những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong số các từ nêu ở BT1.

- Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của 1 từ nhiều nghĩa (BT3).
B. Đồ dùng dạy học:
C. Các hoạt động dạy – học:
I. Hoạt động đầu tiên: - Gọi HS làm bài tập tiết trước. - Nhận xét.
II. Hoạt động dạy bài mới:
1. Hoạt động 1:
Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2.Hoạt động 2: Thực hành.
Bài tập 1: HS đọc u cầu và trao đổi nhóm đơi. (M1)
- Tổ chức thi sửa bài tiếp sức. (M2) – Nhận xét. – Đổi vở kiểm tra.
* Tích hợp ĐĐHCM: Bác Hồ là con người lạc quan, yêu đời. Mặc dù Bác sống trong cảnh tù tội dưới
chế độ khắc nghiệt của nhà tù Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc, … nhưng Bác luôn yêu đời, tin yêu
cuộc sống và thể hiện niềm tin vào chiến thắng tương lai của Cách mạng Việt Nam. Chúng ta học tập
được tinh thần lạc quan ở Bác là chúng ta làm cho cuộc sống của mình trở nên tươi đẹp hơn.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu và làm bài cá nhân. (M3)
- Gọi HS sửa bài nối tiếp. – Nhận xét. – Đổi vở kiểm tra.
Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu & tự đặt câu với từ cao và từ nặng, ngọt để phân biệt từ nhiều nghĩa. (M4)
(Kĩ thuật viết tích cực)
- Gọi HS đặt câu trước lớp. – Nhận xét & sửa cách đặt câu cho HS
III. Hoạt động cuối cùng: - Làm thêm các bài tập. Chuẩn bị bài sau. – Nhận xét tiết học.
D. Phần bổ sung: ......................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
TOÁN (BS)
ÔN SỐ THẬP PHÂN
* Mục tiêu: Biết:
- Chuyển phân số thập phân thành hỗn số.
- Chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………

CHIỀU
A. Mục tiêu:

KĨ THUẬT (Tiết 8)
BÀI: NẤU CƠM (T2 )


- Biết cách nấu cơm.
- Biết liên hệ với việc nấu cơm ở gia đình.
B. Đồ dùng dạy học: Vật liệu và dụng cụ.
C. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: HS thực hành
- HS nhắc lại cách nấu cơm
- HS tiếp tục thực hành, nhận xét.
* Tích hợp ngoài giờ lên lớp: HĐ tuyên truyền giới thiệu truyền thống văn hóa.
A. Nội dung: Xem ảnh các hội thi thổi cơm.
B. Cách thể hiện: Hoạt động riêng giữa tiết.
- GV giới thiệu các hội thi thổi cơm.
- HS xem ảnh về hội thi thổi cơm của GV sưu tầm.
- GDHS biết giữ gìn truyền thống văn hóa.
2. Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm
- HS trưng bày sản phẩm, nhận xét.
- Đánh giá sản phẩm.
* Học sinh nêu được cách nấu cơm giúp gia đình và một số dụng cấn thiết khi nấu cơm
3. Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành.
- Dặn dò
D. Phần bổ sung: ………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………..


Thứ sáu , ngày 18/9/2019
TẬP LÀM VĂN (Tiết 16)
BÀI: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
(SGK/83)
(DỰNG ĐOẠN MỞ BÀI, KẾT ĐOẠN)
Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Lập được dàn ý bài văn tả một cảnh đẹp ở địa phương đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Dựa vào dàn ý (thân bài), viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương.
B. Đồ dùng dạy học:
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Hoạt động đầu tiên: - Gọi HS đọc bài văn đã hoàn chỉnh tiết trước. - Nhận xét.
II. Hoạt động dạy bài mới:
1. Hoạt động 1:
Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Hoạt động 2:
Hướng dẫn luyện tập.
Bài tập 1: HS đọc nội dung bài 1 và nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu mở bài. (M1)
- Đọc thầm 2 đoạn văn; thảo luận bàn & nêu nhận xét. (M2)
- Đại diện trình bày, bổ sung. – GV chốt.
Bài tập 2: - HS đọc đề bài.
- Gọi HS nhắc lại kiến thức về hai kiểu kết bài (mở rộng, không mở rộng).
- HS đọc thầm và nêu nhận xét về hai kiểu kết bài. – GV chốt ý đúng. (M3)
+ Giống nhau: Đêu nói về tình cảm u q, gắn bó thân thiết của bạn HS đối với con đường.
+ Khác nhau: * Không mở rộng: Khẳng định con đường rất thân thiết với bạn HS.


* Mở rộng: Vừa nói về tình cảm u q con đường, vừa ca ngợi công ơn của các cô
bác công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đường, đồng thời thể hiện ý thức giữ cho con đường luôn sạch,
đẹp.

Bài tập 3: - GV giúp HS nắm yêu cầu bài & nhắc HS một số điều cần lưu ý. (M4)
- HS tự viết bài theo yêu cầu. (Kĩ thuật viết tích cực) – Gọi HS đọc bài văn.
- Lớp và GV cùng nhận xét, giúp HS hoàn chỉnh câu văn, đoạn văn.
III. Hoạt động cuối cùng: - Ghi nhớ 2 kiểu mở bài & kết bài. - Nhận xét tiết học.
D. Phần bổ sung:
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………….
TOÁN (Tiết 40)
BÀI: VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN (SGK/44)
Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân (trường hợp đơn giản).
B. Đồ dùng dạy học: - Bảng đơn vị đo độ dài kẻ sẵn, có để trống một số ơ.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Hoạt động đầu tiên: - Gọi HS làm bài tập tiết trước. – Nhận xét.
II. Hoạt động dạy bài mới:
1. Hoạt động 1:
Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Hoạt động 2:
Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài.
- HS đọc bảng đơn vị đo và nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề. (M1) (Bảng đơn vị đo độ
dài kẻ sẵn, có để trống một số ơ.)
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài (km, m, dm, cm, mm) ngược, xuôi. (M1)
3. Hoạt động 3:
Thực hành với các ví dụ.
- GV nêu ví dụ và yêu cầu HS thực hiện như SGK.
4. Hoạt động 4:
Thực hành.
Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm (M2)
Mục tiêu: Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân (trường hợp đơn giản).

Tiến hành: - GV hướng dẫn HS thực hiện
- HS viết số vào vở, sửa bài bảng con. (Kĩ thuật viết tích cực) – Nhận xét.
Bài 2: Viết số các số đo sau dưới dạng số thập phân. (M3)
Mục tiêu: Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân (trường hợp đơn giản).
Tiến hành - HS tự làm bài tập. – HS nối tiếp đọc kết quả.
- Nhận xét. - Đổi vở kiểm tra chéo.
Bài 3: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm. (M4)
Mục tiêu: Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân (trường hợp đơn giản).
Tiến hành: - Thực hiện tương tự bài 2. - Tổ chức cho HS thi sửa bài nhanh.
III. Họat động cuối cùng: - Về ôn lại bảng đơn vị đo & làm toán. - Nhận xét tiết học.
D. Phần bổ sung: .....................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
KHOA HỌC (Tiết 16)
BÀI: PHÒNG TRÁNH HIV/AIDS (SGK/34)
Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Biết nguyên nhân và cách phịng trách tránh HIV/ AIDS.
* KNS: - Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thơng tin, trình bày hiểu biết về bệnh HIV/AIDS và cách phòng
tránh bệnh HIV/AIDS.
- Kĩ năng hợp tác giữa các thành viên trong nhóm để tổ chức, hồn thành cơng việc liên
quan đến triển lãm.
B. Phương tiện dạy học:
- Thơng tin & hình ảnh SGK. - Phiếu học tập (PHT) có nội dung như SGK.


- Sưu tầm các tranh ảnh, tờ rơi, tranh cổ động và các thơng tin về HIV/ AIDS.
C. Tiến trình dạy - học:
I. Hoạt động đầu tiên: - HS trả lời câu hỏi nội dung bài tiết trước. - Nhận xét.
II. Hoạt động dạy bài mới:
1. Hoạt động 1:

Khám phá.
(?) Các em đã nghe nói đến người bị bệnh HIV/AIDS chưa? (Kĩ thuật động não)
=> GV liên hệ giới thiệu bài.
2. Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, Ai đúng?”
* Mục tiêu: Giúp HS:
- Giải thích được một cách đơn giản HIV là gì? AIDS là gì? (M1)
- Nêu được các đường lây truyền HIV. (M2)
* GDKNS: - Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thơng tin, trình bày hiểu biết về bệnh HIV/AIDS và cách
phòng tránh bệnh HIV/ AIDS.
* Cách tiến hành:
- HS thảo luận nhóm & làm vào PHT: Sắp xếp câu hỏi tương ứng câu trả lời. (Phiếu học tập (PHT) có
nội dung như SGK.)
- Các nhóm trình bày vào bảng phụ khổ lớn.
- Mỗi nhóm cử một giám khảo & một bạn thuyết trình. (Thơng tin & hình ảnh SGK) (Lớp trưởng điều
khiển)
- Lớp & GV nhận xét. – Tun dương nhóm có kết quả đúng, trình bày đẹp.
- GV chốt nội dung hoạt động và giảng.
3. Hoạt động 3:
Sưu tầm thông tin hoặc tranh ảnh triển lãm.
* Mục tiêu: Giúp HS:
- Nêu được cách phòng tránh HIV/ AIDS. (M3)
- Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng phòng tránh HIV/ AIDS. (M4)
* GDKNS: - Kĩ năng hợp tác giữa các thành viên trong nhóm để tổ chức, hồn thành cơng việc
liên quan đến triển lãm.
* Cách tiến hành:
- u cầu các nhóm: trình bày, sắp xếp các thông tin, tranh ảnh, tờ rơi, tranh ảnh cổ động, các bài báo,
… đã sưu tầm được và trình bày trong nhóm. (Các tranh ảnh, tờ rơi, tranh cổ động và các thơng tin về
HIV/ AIDS.)
- Trình bày triển lãm và thuyết trình trước lớp. (Kĩ thuật phịng tranh)
(Nếu HS khơng sưu tầm được thơng tin và tranh ảnh có thể đọc thơng tin và quan sát hình SGK/ 35

thảo luận).
(?) Tìm xem thơng tin nào nói về cách phịng tránh HIV/ AIDS, thơng tin nào nói về cách phát hiện
một người có nhiễm HIV hay khơng?
(?) Theo bạn, có những cách nào để khơng bị lây nhiễm HIV qua đường máu?
- GV chốt nội dung bài học.
* GDBVMT: Sử dụng Ma túy cũng là một con đường dễ mắc bệnh HIV/ AIDS. Do đó các em phải
tránh xa và ý thức về sự dụ dỗ của kẻ xấu. Phải ý thức về tác hại của chúng với bản thân và cộng
đồng và tránh xa, không sử dụng ma túy cũng như các chất gây nghiện khác. Chúng ta cần chú ý
không sử dụng chung kim tiêm cũng như không bỏ kim tiêm bừa bãi.
III. Hoạt động cuối cùng: - Gọi HS đọc nội dung bài học SGK.
- Về học bài & vận dụng tốt vào thực tế. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học.
D. Phần bổ sung:
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………….

SINH HOẠT TẬP THỂ (Tiết 8)
Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- HS nhận ra được ưu khuyết điểm của bản thân.
- Có hướng phấn đấu, rèn luyện tốt


B. Chuẩn bị: Phương hướng hoạt động tuần sau.
C. Các hoạt động:
1. Hoạt động 1: Khởi động.
- GV tổ chức cho HS hát một bài hát để khởi động.
- GV giới thiệu mục tiêu của tiết sinh hoạt tập thể.
2. Hoạt động 2: Sinh hoạt lớp.
- Cho các nhóm kiểm tra tác phong.
- Từng tổ báo cáo các họat động trong tổ tuần vừa qua.

- Lớp trưởng báo cáo tình hình chung cả lớp.
- Giáo viên tổng kết phân tích ưu, khuyết điểm, tuyên dương …
- HS có khuyết điểm nhận khuyết điểm và nêu hướng khắc phục.
- Cho học sinh sinh hoạt ngày kỉ niệm 20/10.
- Dặn dò HS thực hiện tốt các nề nếp và đề ra phương hướng chung cho tuần tới.
- Bầu chọn HS ngồi ghế danh dự
* Dặn dò: Thực hiện tốt ở tuần sau.
D. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..
* KNS: Bài 3: TINH THẦN ĐOÀN KẾT (T1)
I. Mục tiêu:
- Thấy được lợi ích của việc hợp tác với người khác trong công việc.
- Tạo lập được thói quen hợp tác với những người xung quanh.
II. Chuẩn bị: Sách Thực hành năng sống- lớp 5. NXB Giáo dục VN
III. Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt động của GV
1. Ổn định
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung
- Chủ đề: Giao tiếp, hợp tác
- Bài học: Tinh thần hợp tác
+ HĐ1: Chuẩn bị tâm thế: Cá nhân Câu
chuyện: Chuyện của minh
+ HĐ2: Trải nghiệm
+ Bài tập 1: Thảo luận nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT
- Yc thảo luận nhóm 4
- Gọi HS đọc tình huống (Sách thực hành – Tr.12) và trả
lời:

+ Vì sao nhóm của Minh khơng hồn thành bài tập?
+ Nếu em là Minh, em sẽ làm gì để nhóm mình hoàn thành
bài tập?.
- Gọi HS nêu.
- Chốt ý đúng.
+ Bài tập 2: Cá nhân
Đánh dấu X vào... ở hình ảnh thể hiện tinh thần hợp tác với
những người xung quanh.
- Cho HS làm cá nhân.
- Nhận xét, tuyên dương

Các hoạt động của HS
Hát

- Đọc đầu bài – ghi vở.
1HS đọc câu chuyện.
-

HS đọc yêu cầu BT1
Thảo luận nhóm
Đại diện nhóm trả lời câu hỏi.
Các nhóm khác nhận xét.

- HS đọc yêu cầu BT2
- HS làm bài
HS đó tâu
bầu cử 6
HS đó tâu
bầu cu6



+ Bài tập 3: Trò chơi: Gỡ rối Gọi
HS đọc yêu cầu của BT
- HD HS chơi theo SGK
- Tổ chức chơi trị chơi
- Trình bày ý kiến
* Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị nội dung cho tiết học sau.

HS đọ
yêu cầu
của BT
- HD HS chơi theo SGK
- Tổ chức chơi trị chơi
- Trình bày ý kiến



×