Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

BÀI 5 - PHÉP TÍNH LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN ( TIẾT 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.09 KB, 7 trang )

Trường:THCS Kim Sơn
Tổ: Khoa học tự nhiên

Họ và tên giáo viên:
Cao Thị Ánh

§5. PHÉP TÍNH LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN
Mơn học/Hoạt động giáo dục: Tốn lớp 6
Thời gian thực hiện: 03 tiết
Tiết 1 nội dung1; tiết 2 nội dung 2 và 3; tiết 3 Luyện tập
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Hs nắm được định nghĩa luỹ thừa, phân biệt được cơ số và số mũ. Nắm được
công thức nhân, chia hai luỹ thừa cùng cơ số.
2. Năng lực:Góp phần hình thành và phát triển một số năng lực Tốn như:
- Năng lực chung: NL tự học; NL tính tốn; NL hợp tác, giao tiếp (Nl sử dụng
ngơn ngữ tốn học: kí hiệu. NL thực hiện các phép tính: tính toán. NL tư duy:
logic, khả năng suy diễn, lập luận toán học. NL vận dụng toán học: suy luận)
- Năng lực chuyên biệt: Hs viết gọn một tích nhiều thừa số bằng nhau bằng cách
dùng luỹ thừa, tính được giá trị của các luỹ thừa, thực hiện được nhân, chia hai
luỹ thừa cùng cơ số.
-Giải quyết được những vấn đề thực tiễn gắn với thực hiện phép tính lũy thừa
với số mũ tự nhiên.
3. Phẩm chất:
Có ý thức tích cực, tự giác, chăm chỉ đọc sách giáo khoa, tài liệu, phẩm
chất trách nhiệm qua hoạt động nhóm, nhận nhiệm vụ trong nhóm.
Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tịi, khám
phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ,HỌC LIỆU:
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, bảng thông minh
2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách bài tập


III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG1: MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu:
+Giúp HS có hứng thú với nội dung bài học.
+ Giải quyết được một số bài toán cụ thể liên quan đến tình huống mở đầu này (
Vận dụng 1)


b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và hoàn thành yêu cầu.
c) Sản phẩm: Nhận biết được kiến thức tìm hiểu trong bài.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV giới thiệu ngắn gọn về vi khuẩn E.
+ GV trình chiếu một video clip ngắn ( khoảng 1p) giới thiệu về vi khuẩn E.
+ GV đặt vấn đề:
 Lúc đầucó 1 vi khuẩn.
 Sau 20 phút có 2 vi khuẩn.
 Sau 40 phút có 4 vi khuẩn.
 Sau 60 phút có 8 vi khuẩn.
 Sau 80 phút có 16 vi khuẩn.
 Sau 100 phút có 32 vi khuẩn.
 Sau 120 phút có 64 vi khuẩn.
 ...
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý quan sát và lắng nghe , thảo luận
nhóm hồn thành yêu cầu.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ
sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó
dẫn dắt HS vào bài học mới: “Lũy thừa với số mũ tự nhiên là gì? Cách tính như
thế nào? Các tính chất? ” => Bài mới.

2. HOẠT ĐỘNG 2:HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Nội dung 1: I. PHÉP NÂNG LÊN LŨY THỪA
a)Mục tiêu:


- Nhằm làm cho HS thấy có nhu cầu phải tính những tích của nhiều thừa số
bằng nhau.
- Nhận biết được biểu thức lũy thừa,cơ số, số mũ từ đó biết cách tính lũy thừa
bậc n.
b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu và SGK, chú ý lắng nghe và
tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm:
+ HS vận dụng được trực tiếp khái niệm vừa học và củng cố được kiến thức qua
các ví dụ.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV cho HS quan sát trên màn chiếu hoặc SGK bảng ( tính số hạt thóc ở các ô
trong bàn cờ vua) và thực hiện HĐ1.
+ GV yêu cầu một HS chữa bài tập chuẩn bị (về cách viết một tổng nhiều số
hạng bằng nhau nhờ phép nhân) đã giao trước tiết học.
+ GV dẫn dắt, trình bày và phân tích nội dung kiến thức: Khái niệm lũy thừa, cơ
số, số mũ.
+ GV lấy ví dụ cho HS. VD: Tính số vi khuẩn sau 120 phút = 2.2.2.2.2.2 = 26
+ GV cho HS tự lấy VD vào vở.
+ GV lưu ý phần chú ý bằng cách phân tích hoặc cho HS đọc.
+ GV gợi ý cho HS áp dụng làm Ví dụ 1,2,3,4.
+GV: Cho HS làm LUYỆN TẬP 1,2
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu và hoàn thành các yêu cầu.
+ GV: quan sát và trợ giúp HS.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+HS: Theo dõi, lắng nghe, phát biểu, lên bảng, hồn thành vở.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và
gọi 1 học sinh nhắc lại.
Nội dung 2:
a)Mục tiêu:

II. NHÂN HAI LŨY THỪA CÙNG CƠ SỐ.


+HS củng cố và vận dụng quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số.
+ Khám phá và vận dụng quy tắc chia hai lũy thừa cùng cơ số.
b) Nội dung:
HS quan sátSGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ học tập.
Gv hướng dẫn cho Hs nghiên cứu sgk từ đó đưa ra cơng thức nhân hai lũy thừa
cùng cơ số và áp dụng làm bài tập.
GV Gợi ý: Áp dụng định nghĩa lũy thừa để làm bài tập.
Hỏi: Qua ví dụ trên em có thể cho biết muốn nhân hai lũy thừa cùng cơ số ta
làm thế nào?
GV: Hướng dẫn HS làm ví dụ 5:
GV: Gọi HS lên bảng trình bày:
GV: Đánh giá, chốt:
+ Cùng cơ số.
+ Số mũ cộng chứ không nhân.
Hỏi: Muốn nhân hai lũy thừa cùng cơ số thì ta làm ntn?
GV: Cho HS làm LUYỆN TẬP 3

GV:
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
GV chốt lại kiến thức
Nội dung 3: III. CHIA HAI LŨY THỪA CÙNG CƠ SỐ.
a) Mụctiêu
- Học sinh biết cách chia hai lũy thừa cùng cơ số khác 0.
0
- Nhớ được quy ước a 1(a 0)
b) Nội dung
- HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sảnphẩm
- Học sinh thực hiện được hoạt động 3 để dự đoán được công thức chia hai lũy
thừa cùng cơ số.
- Học sinh nêu được cách chia hai lũythừa cùng cơ số khác 0.
- Học sinh làm đúng được luyện tập 4.
d) Tổchứcthựchiện


- Giáo viên cho học sinh hoạt động theo nhóm bàn thực hiện hoạt động 3:
5
3
2
So sánh: 2 : 2 và 2
m
n
- Từ kết quả của hoạt động 3, học sinh dự đốn cơng thức a : a .....
- Cho nhóm học sinh khác tham gia bổ sung, nhận xét, sau đó giáo viên chốt
kiến thức.
- Học sinh nhắc lại quy tắc chia hai lũy thừa cùng cơ số.

- Giáo viên nhấn mạnh:
+ Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và trừ (Chứ không chia)
các số mũ.
0
+ Quyước a 1(a 0) vì: Theo cơng thức chia hai lũy thừa cùng cơ số, ta có:
a m : a m a m m a 0 . Mặt khác, khi số bị chia vàsố chia bằng nhau thì thương bằng
m
m
0
1 nên a : a 1. Vậy a 1 . Điều kiện a 0 vì khi thực hiện phép chia phải có
điều kiện số chia khác 0.
- Cho học sinh hoạt động cá nhân tự đọc ví dụ 6 và nêu cách làm của từng phần
a, b.
+) Phần a: Áp dụng trực tiếp công thức chia hai lũy thừa cùng cơ số khác 0.
+) Phần b: Viết số chia về lũy thừa cùng cơ số với cơ số của số bị chia rồi mới
áp dụng công thức chia hai lũy thừa cùng cơsố.
- Cho học sinh hoạt động nhóm bàn thực hiện luyện tập 4, sau đó gọi 3 đại diện
3 nhóm lên bảng trình bày bài. Các nhóm khác quan sát, nhận xét và bổ sung,
chỉnh sửa. Giáo viên chốt bài làm.
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP:
a) Mụctiêu
+ Viết được các tích của những thừa số bằng nhau dưới dạng lũy thừa, viết được
các số dưới dạng lũy thừa với cơ số cho trước.
+ Tính được giá trị của các luỹ thừa, nhân, chia hai luỹ thừa cùng cơ số.
b) Nội dung
HS giải bài tập 1a, d – SGK/24
HS giải bài tập 2 – SGK/25
HS giải bài tập 3a, c – SGK/25
HS giải bài tập 4 – SGK/25
HS giải bài tập 5 – SGK/25

c) Sản phẩm
HS trình bày lời giải đúng các bài tập ở trên
Bài 1:
a) 5 .5 .5 . 5 = 54
d) a .a .a .a .a .a .a . a = a8
Bài 2:
25: cơsố 2, sốmũ 5 và 25 = 2 .2 .2 .2 . 2 = 32
52: cơsố 5, sốmũ 2 và 52 = 5 . 5 = 25


92: cơsố 9, sốmũ 2 và 92 = 9 . 9 = 81
110: cơsố 1, sốmũ 10 và 110 = 1
101: cơsố 10, sốmũ 1 và 101 = 10
Bài 3:
a) 81 = 3 . 3. 3 . 3 = 34
c) 64 = 2 .2 .2 .2 .2 . 2 = 26
Bài 4:
a) 34. 35 = 34+5 = 39
16. 29= 24. 29= 24+9=213
16.32 = 24. 25=24+5=29
b) 128:12=128: 121=128-1=127
243: 34=35: 34=35-4=31=3
109:10000=109: 104=109-4=105
c) 4. 86.2. 83=4.2. 86.83=8.86.83=81 .86.83=81+6+3=810
122.2. 123.6=122.123.2.6=122.123.12=122+3+1=126
63.2. 64.3=63.64.2.3=63.64.6=63+4+1=68
Bài 5:
a) 32 và 3.2;
32 = 3 . 3 = 9 và3 . 2 = 6
Vì 9 > 6 => 32 > 3.2

b) 23 và 32;
23= 2 . 2 . 2 = 8 và 32 = 3 . 3 = 9;
Vì 8 < 9 => 23 <32
c) 33 và 34
33 = 3 . 3 . 3 = 27 và 34 = 3 .3 .3 . 3 = 81
Vì 27 < 81 => 33 <34
d) Tổ chức thực hiện
Cho HS hoạt động cá nhân, trình bày lời giải các bài tập trên.
Với mỗi bài tập, GV chủ động các câu hỏi: Bài cho biết gì ?Yêu cầu gì ? Vận
dụng kiến thức gì để giải ?Cịn cách giải nào khác khơng ?
Với mỗi bài giải, GV cho HS nhận xét, bổ sung về lời giải (Nếu cần), sau đó
chốt lại vấn đề.
Chú ý bài 5 phần c, HS có thể làm cách khác
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG:
a) Mục tiêu
Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để củng cố kiến thức và áp dụng kiến
thức vào thực tế đời sống.
b) Nội dung
HS giải bài tập 6 – SGK/25
Quan sát hình vẽ, đọc thơng tin sáchgiáo khoa phần “Cóthể em chưa biết” về
Vi khuẩn lị E.Coli và trả lời câu hỏi đầu bài.
Tìm hiểu dấu hiệu và cách phòng tránh khuẩn E.Coli ?
c) Sản phẩm


Trả lời được câu hỏi đầu bài.
Làm được bài tập 6
Tìm hiểu được dấu hiệu và cách phịng tránh khuẩn E.Coli
d) Tổ chức thực hiện
Giao cho HS thực hiện ngoài giờ học trên lớp: đọc nội dung phần “Có thể em

chưa biết” trả lời câu hỏi đầu bài , làm bài tập 6, lên mạng hoặc sách báo tìm
hiểu dấu hiệu và cách phòng tránh khuẩn E.Coli.
Củng cố, dặn dò:
Trong tiết học hôm nay chúng ta đãvận dụng những nội dung kiến thức gì ?
Về nhà xem lại nội dung các bài tập đã giải, làm tiếp các phần còn lại của bài 1,
3 và bài 6, 7. Xem trước bài “Thứ tự thực hiện các phép tính”.



×