Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

QUẢN lí CÔNG tác PHỐI hợp các lực LƯỢNG GIÁO dục TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO dục môi TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.44 KB, 100 trang )

VJE Tạp chí Giáo dục, Số 427 (Kì 1 - 4/2018), tr 5-8; 39


QUẢN LÍ CƠNG TÁC PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG GIÁO
DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG


CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Trần Thị Thúy Hà - Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hải Châu, TP. Đà
Nẵng


Ngày nhận bài: 28/12/2017; ngày sửa chữa: 22/01/2018; ngày duyệt đăng: 28/02/2018.
Abstract: The degradation of natural environment has been paid much attention of the society,
thus environmental education for sustainable development is an urgent matter today. The article
analyzes the role and significance of coordination among schools, families and the society in
education of environmental protection for primary school students in Da Nang city. Also, the
article suggests some recommendations to manage the coordination of educational organizations
in environmental education for primary school students in the city.


Keywords: Management, environmental education, students, education organization.


1. Mở đầu


Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành
Trung ương khóa XI nêu rõ mục tiêu tổng quát của
GD-ĐT là giáo dục (GD) con người Việt Nam phát
triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả


năng sáng tạo của mỗi cá nhân, “GD nhà trường phải
kết hợp với GD gia đình và xã hội”. Muốn thực hiện
được mục tiêu GD toàn diện học sinh (HS), cần phải
coi trọng cả GD nhà trường, GD gia đình và GD xã
hội.


Nói đến GD là nói đến nhà trường - nơi mà các hoạt
động GD diễn ra thường xuyên, hàng ngày. Chất lượng
của một đơn vị nhà trường thể hiện ở chất lượng các
hoạt động dạy học và hoạt động GD. Đối với trường
tiểu học, chất lượng GD là chất lượng hoạt động dạy
học các mơn văn hóa, chất lượng hoạt động GD về
môi trường, tiết kiệm năng lượng điện, về an tồn giao
thơng, vệ sinh thực phẩm, chất lượng hoạt động GD
ngoài giờ lên lớp...


Giáo dục môi trường (GDMT) ở tiểu học không
phải là mơn học chính thức. Hoạt động GDMT đã
được Bộ GD-ĐT triển khai dưới nhiều hình thức tích
hợp, lồng ghép vào các mơn học, hoặc đưa vào hoạt
động GD ngồi giờ lên lớp. Song, vấn đề quản lí (QL)
hoạt động GDMT ở các trường học nói chung và QL
cơng tác phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng
giáo dục (LLGD) ngồi nhà trường nói riêng vẫn chưa
được quan tâm đúng mức, chưa thực hiện thường
xuyên và chưa có tác động mang tính bền vững trong
việc hình thành văn hóa mơi trường cho HS.



2. Nội dung nghiên cứu


2.1. Một số khái niệm về vấn đề quản lí hoạt
động giáo dục môi trường


2.1.1. Khái niệm “Giáo dục môi trường”


Hội nghị quốc tế về GDMT trong Chương trình đào


tạo của trường học do IUCN/UNESCO tổ chức tại
Nevada (Mĩ) năm 1970 đã định nghĩa về GDMT như
sau: “GDMT là quá trình nhận ra các giá trị và làm rõ
khái niệm để xây dựng những kĩ năng và thái độ cần
thiết, giúp hiểu biết và đánh giá đúng mối tương quan
giữa con người với nền văn hóa và mơi trường vật lí
xung quanh. GDMT cũng tạo cơ hội cho việc thực
hành để ra quyết định và tự hình thành quy tắc ứng xử
trước những vấn đề liên quan đến chất lượng môi
trường” [1; tr 18].


Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu khoa học GD quan
niệm GDMT là quá trình nâng cao nhận thức, kĩ năng,
tình cảm và đạo đức cho HS về vấn đề mơi trường.
Trên cơ sở đó, GDMT là “sự hình thành có mục đích

phong cách, tư duy sinh thái, văn hóa và đạo đức sinh
thái, những quan điểm sinh thái, luân lí, pháp luật cần
thiết đối với thiên nhiên và nơi ở của con người, hình
thành những hành vi đúng đắn và lập trường tích cực
đối với mơi trường xung quanh” [1; tr 19].


2.1.2. Khái niệm “Quản lí hoạt động giáo dục mơi
trường”


QL là những tác động của chủ thể QL trong việc
huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, phối
hợp các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và
ngoài tổ chức (ngoài nhà trường) một cách tối ưu
nhằm đạt được mục đích của tổ chức với hiệu quả cao
nhất.


Theo tác giả Trần Thị Hương [2; tr 29], hoạt động
GD là hoạt động, trong đó, dưới tác động chủ đạo của
nhà GD, người được GD chủ động tự GD nhằm hình
thành và phát triển những phẩm chất nhân cách phù
hợp với yêu cầu của xã hội. Từ đó, có thể định nghĩa

hoạt động GD môi trường cho HS là một hoạt động,
trong đó, dưới tác động chủ đạo của nhà GD, người
HS chủ động tự GD nhằm hình thành và phát triển
nhận thức, tình



5


VJE Tạp chí Giáo dục, Số 427 (Kì 1 - 4/2018), tr 5-8; 39


cảm, thái độ, hành vi ứng xử đúng đắn với các vấn đề
về môi trường.


QL hoạt động GDMT là tác động của chủ thể QL
GD (Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT và hiệu
trưởng) đến hoạt động GDMT trong nhà trường nhằm
giúp hoạt động GDMT đạt được kết quả mong muốn.
Thông qua tác động của nhà QL làm cho các LLGD
trong và ngoài nhà trường, tùy theo vị trí cơng tác có
nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và phát huy
được trách nhiệm trong việc GDMT cho HS; nhằm
trang bị cho HS những nhận thức cơ bản về mơi
trường, hình thành kĩ năng, thái độ và hành vi đúng
đắn đối với các vấn đề môi trường và sự phát triển bền
vững của trái đất.


2.1.3. Quan niệm về “Lực lượng giáo dục ngoài nhà
trường”


LLGD là những người tham gia trực tiếp hoặc gián

tiếp đến việc GD HS. LLGD gồm có LLGD trong nhà
trường (Ban Giám hiệu, giáo viên, nhân viên, Tổng phụ
trách Đội, Bí thư chi đồn) và LLGD ngồi nhà trường
(gia đình và xã hội). Các LLGD này tạo nên 3 môi
trường GD lớn, có ảnh hưởng đến việc GD HS, đó là
Nhà trường - Gia đình - Xã hội.


2.2. Vai trị của giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội
trong cơng tác quản lí hoạt động giáo dục mơi trường
2.2.1. Vai trị của giáo dục nhà trường


×