Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.97 KB, 6 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM
KHOA KHOA HỌC GIÁO DỤC
Lớp học phần: Quản lý hoạt động dạy học
NHÓM 4
Thành viên:
ĐỀ BÀI: Quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên
1. Khái

niệm bồi dưỡng giáo viên

UNESCO đưa ra quan niệm: Bồi dưỡng có ý nghĩa nâng cao trình độ nghề nghiệp.
Q trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kĩ
năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề
nghiệp.
Nguyễn Minh Đường quan niệm: “Bồi dưỡng có thể coi là q trình cập nhật kiến
thức và kĩ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học và thường được
xác nhận bằng một chứng chỉ”
=>Bồi dưỡng giáo viên là các hoạt động làm tăng thêm trình độ hiện có về kiến
thức, kĩ năng, thái độ nhằm giúp cho giáo viên thực hiện các hoạt động giáo dục đạt
kết quả tốt hơn.
2. Tầm quan trọng của quản lý hoạt động bồi dưỡng của giáo viên
Để phát triển toàn diện học sinh, giáo viên là lực lượng trực tiếp thực hiện chương
trình giáo dục của cấp học. Chất lượng giáo dục của nhà trường phần lớn do đội ngũ
giáo viên quyết định. Do đó việc bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nhà giáo vừa là mục
tiêu, vừa là động lực phát triển nhà trường.
Tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn
diện theo hướng chuẩn hóa là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính
chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục và chấn
hưng đất nước. Chất lượng đội ngũ trong mỗi nhà trường thể hiện ở nhiều mặt: Đủ về
số lượng, hợp lý cơ cấu, đảm bảo về trình độ đào tạo và có phẩm chất đạo đức, năng
lực chun mơn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.


Sự phát triển vũ bão của khoa học-cơng nghệ địi hỏi mỗi giáo viên phải ln bồi
dưỡng, cập nhật thơng tin, tri thức mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Để tất cả các giáo viên thực hiện tốt được nhiệm vụ theo xu hướng đổi mới giáo
dục hiện nay, công tác bồi dưỡng giáo viên có tầm quan trọng đặc biệt và có ý nghĩa
quyết định đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo hướng tới mục tiêu nâng cao
chất lượng giáo dục. Thực hiện việc bồi dưỡng là nhiệm vụ được tiến hành trong suốt
q trình cơng tác của giáo viên, với mục tiêu cập nhật, bổ sung kiến thức, đào tạo tiếp
tục, đào tạo lại về chuyên môn nghiệp vụ cho người giáo viên, giúp người giáo viên
không ngừng nâng cao năng lực và phẩm chất nghề nghiệp, có trình độ chun mơn
sâu, rộng; có kĩ năng sư phạm lành nghề, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất
lượng.
Muốn vậy, GV phải nghiên cứu để hiểu sâu chương trình, SGK, đọc và ghi chép
nhiều tài liệu tham khảo; có thói quen ham đọc các sách báo, tạp chí khác để thu thập


[Type here]

các thơng tin hữu ích. Ngồi ra Hiệu trưởng các trường phải xây dựng kế hoạch bồi
dưỡng cho giáo viên, trên cơ sở đề xuất của cá nhân cũng như tổ chuyên môn cơ sở,
tạo điều kiện tốt nhất có thể để cho đội ngũ giáo viên có thể để thường xuyên cập nhật,
bổ sung những gì cần thiết cho mình nhằm nâng cao năng lực và phẩm chất của người
giáo viên.
2. Các

biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên:

- Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên
Mục đích của biện pháp:
Giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý và mỗi giáo viên thấm nhuần đường lối đổi mới
giáo dục của Đảng, chiến lược phát triển nguồn lực con người Việt Nam trong thời kỳ

cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ trương xây dựng phát triển đội ngũ nhà
giáo của Đảng và nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Giúp cán bộ quản lý nhận thức đúng đắn vai trò, tầm quan trọng của việc nâng cao
năng lực sư phạm.
Giúp cho giáo viên nhận thức được việc tự học, phấn đấu nâng cao năng lực sư
phạm, phẩm chất đạo đức, lối sống.
Đối với giáo viên: Phải nhận thức đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ và trách
nhiệm của mình với sứ mệnh của nhà trường, ý thức được vấn đề học tập để nâng cao
năng lực sư phạm.
Nội dung thực hiện:
Thực hiện việc tuyên truyền giáo dục, triển khai kịp thời các chủ trương, chính
sách của Đảng, nhà nước, địa phương, phương hướng nhiệm vụ của ngành đến mọi
giáo viên.
Xây dựng phong trào thi đua học tập trong nhà trường để động viên giáo viên
quyết tâm học tâm học tập, tạo điều kiện khuyến khích tinh thần giúp đỡ, tương trợ lẫn
nhau trong học tập.
Tạo điều kiện làm việc thoải mái cho giáo viên, giúp học về vật chất và thời gian
để yên tâm khi tham gia các lớp học.
Trao quyền và nâng cao ý thức trách nhiệm để giáo viên tăng thêm khả năng kiểm
sốt cơng việc của họ, tác động đến nhận thức của giáo viên, thúc đẩy họ có những
quyết định đúng đắn.
Cán bộ quản lý bồi dưỡng để nâng cao tư duy ở trình độ thói quen, kinh nghiệm
thực tế lên trình đồ tư duy lý luận, tư duy khoa học, từ đó có khả năng nhạy bén, linh
hoạt, tạo uy tín trong phong cách quản lý. Năng cao ý thức trách nhiệm đối với mối

2


[Type here]


quan hệ trong cơng việc, ln tìm cách thấu hiểu giáo viên để đưa ra quyết định quản
lý phù hợp.
Cách thức thực hiện:
Dựa vào các văn bản pháp quy của Đảng, ngành, trường. Phối hợp chặt chẽ các lực
lượng giáo dục trong nhà trường. Tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất và tinh thần cho
giáo viên trong các hoạt động.
- Biện pháp 2. Lập kế hoạch cho hoạt động bồi dưỡng
Mục đích của biện pháp
Đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng được thực hiện đúng tiến độ, ứng phó kịp thời
với sự thay đổi, tập trung tối đa vào việc mục tiêu đã đề ra và giúp cho việc quản lí đạt
hiệu quả cao.
Nội dung của biện pháp:
Thực hiện việc phân tích đặc điểm, tình hình của hoạt động bồi dưỡng;
Xác định trọng tâm mục tiêu, nội dung và biện pháp của hoạt động bồi dưỡng;
Xác định các điều kiện cần thiết hỗ trợ và dự kiến những khó khăn, phương án
khắc phục;
Xây dựng các kế hoạch cụ thể và hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch để nâng
cao tay nghề, trình độ chun mơn;
Kiểm tra đánh giá và duyệt bản kế hoạch cuối cùng.
- Biện pháp 3. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng
Mục đích của biện pháp
Đảm bảo sự thống nhất về mục tiêu, phương pháp thực hiện hoạt động bồi dưỡng
đạt hiệu quả cao nhất.
Nội dung của biện pháp:
Thực hiện việc tiếp nhận, phân bổ các nguồn lực cho hoạt động bồi dưỡng;
Phân bổ nội dung kế hoạch và phân công giao nhiệm vụ cho bộ phận, cá nhân thực
hiện;
Triển khai, tạo điều kiện thuận lợi và xây dựng các mối quan hệ phối hợp với nhau
cho hoạt động bồi dưỡng;
Giám sát q trình bồi dưỡng, động viên kích thích giáo viên chủ động, sáng tạo;

Tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực thường xuyên cho giáo viên; Rút kinh
nghiệm và khen thưởng cho những cá nhân có thành tích tốt.
- Biện pháp 4. Đánh giá kế hoạch bồi dưỡng
3


[Type here]

Mục đích của biện pháp
Tạo điều kiện cho cán bộ quản lí nhận định được thực trạng của hoạt động bồi
dưỡng từ đó có hướng điều chỉnh cho phù hợp. Ngồi ra cịn giúp mỗi cá nhân tự nhận
thức được năng lực, phẩm chất của mình để phấn đấu, nỗ lực hơn.
Nội dung của biện pháp:
Xác định nội dung, mục tiêu của hoạt động đánh giá kế hoạch bồi dưỡng;
Xây dựng nội dung và tiêu chí đánh giá cụ thể cho kế hoạch bồi dưỡng;
Xác định hình thức, phương pháp cho quá trình đánh giá;
Tiến trình của hoạt động đánh giá kế hoạch bồi dưỡng;
Phân tích và kết luận về kết quả của hoạt động bồi dưỡng thông qua quá trình đánh
giá kế hoạch bồi dưỡng và rút ra bài học kinh nghiệm.
- Biện pháp 5. Tạo môi trường thuận lợi và tạo động lực thúc đẩy giáo:
Mục đích của biện pháp
Đảm bảo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các hoạt động giáo dục, tạo điều
kiện thuận lợi cho giáo viên tiếp cận được với đổi mới phương pháp, hình thức dạy
học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh , nâng cao tay nghề phát huy sự
sáng tạo ở mỗi giáo viên. Bảo quản và sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất
trong công tác giáo dục. Giúp cho hiệu trưởng luôn xây dựng kế hoạch bổ sung nguồn
cơ sở vật chất và các trang thiết bị trước mắt và có hướng phát triển.
Nội dung của biện pháp:
Xây dựng mục tiêu và lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
trên cơ sở nguồn kinh phí hiện cố, nhiệm vụ trọng tâm của năm học, nhu cầu cần thiết

cho dạy và học.
Phối hợp các bộ phận, tổ nghiên cứu chương trình và kế hoạch giảng dạy của khối,
lớp, kiểm tra thường xuyên việc bảo quản, sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên qua
dự giờ thăm lớp, kiểm kê tài sản.
Khuyến khích, động viên giáo viên sử dụng thiết bị dạy học, sáng tạo làm đồ dùng
qua các hội thi. Đưa việc sử dụng đồ dùng, phương tiện công nghệ tin học vào tiêu
chuẩn bắt buộc thực hiện đối với giáo viên.
Thực hiện chế độ kiểm kê tài sản mỗi năm học 2 lần theo quy định và kiểm kê bất
thường, có khen thưởng và có kỷ luật rõ ràng trong việc sử dụng và bảo quản trang
thiết bị, đồ dùng dạy học.

4


[Type here]

Tạo bầu khơng khí thân thiện, cởi mở, gắn bó, nhân ái trong đơn vị. Thực hiện chế
độ cơng khai, công bằng dân chủ trong việc thực thi các chính sách đối với giáo viên là
địn bẩy tạo động lực cho giáo viên yên tâm công tác, tâm huyết với nghề.
Cách thức thực hiện:
Quy định cụ thể cho từng giáo viên khối, lớp, tạo nề nếp tự giác, nghiêm túc
thường xuyên. Chú ý đến vấn đề bồi dưỡng cho giáo viên phương pháp sử dụng thiết
bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin và công tác chăm sóc giáo dục.
Cung cấp đầy đủ thiết bị dạy học, sách giáo khoa, sách tham khảo cho giáo viên,
đòi hỏi giáo viên phải toàn tâm, toàn ý trong việc bảo quản và sử dụng các thiết bị đồ
dùng hiện có.
Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội phát huy tính dân chủ
và trách nhiệm của các tổ chức trong q trình hoạt động chun mơn của nhà trường.
3. Thực


trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở trường THPT Trung

Lập
Hiện nay, chủ yếu thực hiện hình thức bồi dưỡng tập trung ngắn hạn, tổ chức cho
tồn thể GV của tỉnh và dụng hình thức bồi dưỡng này để Bồi dưỡng chính trị, Bồi
dưỡng thay SGK và bồi dưỡng thường xuyên trong hè. Nhà trường thì chưa chủ động
xác định cho mình các hình thức bồi dưỡng giáo viên phù hợp với điều kiện của nhà
trường. Chỉ thực hiện hình thức bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch của Sở GD và ĐT
và tự tổ chức bồi dưỡng tại đơn vị thông qua công tác sinh hoạt chuyên môn, dự giờ
rút kinh nghiệm, tổ chức chuyên đề, hội thảo, ngoại khoá.
Hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở trường THPT Trung Lập được thực hiện thông
qua thực tiễn sư phạm và các hình thức tập huấn giáo viên. Nhà trường định kỳ tổ chức
tốt việc đánh giá, phân loại giáo viên, có hình thức tổ chức tư vấn cho lãnh đạo, quản
lý trong chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng giáo viên, thúc đẩy tự bồi dưỡng, thực hiện chức
năng kiểm tra đánh giá trong công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên.
Những năm qua trường đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý ngày
càng đơng đảo, phần lớn có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Đội ngũ này cơ bản đáp ứng được nhu cầu
nâng cao dâng trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Cơng tác quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT Trung Lập
trong những năm qua cũng đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy
và học. Việc đánh giá phân loại giáo viên, lập kế hoạch bồi dưỡng, tổ chức, chỉ đạo
thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá đã được Hiệu trưởng các trường có quan tâm
thực hiện và đã đạt được một số kết quả nhất định
Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kì cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý có những hạn chế, bất

5



[Type here]

cập. Chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được yêu
cầu dạy học, phương pháp dạy học chưa được đổi mới, một bộ phận nhà giáo thiếu
gương mẫu trong đạo đức, lối sống, nhân cách, chưa làm gương tốt cho học sinh. Một
trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do hoạt động quản lý bồi dưỡng
giáo viên chưa tương xứng, kém hiệu quả.
Hiệu trưởng đang gặp khó khăn về quản lý bồi dưỡng giáo viên,chưa có giải pháp
phù hợp để nâng cao nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của công tác bồi
dưỡng, việc xác định nội dung, hình thức bồi dưỡng chưa phù hợp, cơng tác kiểm tra
đánh gía kết quả bồi dưỡng chưa hiệu quả. cơng tác quản lý hoạt động bồi dưỡng GV
còn nhiều hạn chế thể hiện ở các hoạt động:
• Một số cán bộ quản lý và giáo viên xem nhẹ công tác bồi dưỡng GV.
• Cơng tác quản lý tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng giáo viên có đạt mức độ
thường xuyên và hiệu quả nhất định nhưng cũng còn nhiều mặt hạn chế.
• Cơng tác quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên chưa được
thường xun và chưa có kết quả cao.
• Những hạn chế ở phần thực trạng có nhiều nguyên nhân, trong đó có ngun nhân
từ phía các trường THPT: Do nhận nhức của một bộ phận cán bộ quản lý và giáo
viên chưa đúng và đầy đủ về vai trò của hoạt động bồi dưỡng giáo viên, từ đó cịn
xem nhẹ cơng tác này,do cán bộ quản lý chưa lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, và
kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch, cũng như tham mưu xây dựng kế hoạch bồi
dưỡng giáo viên dài hạn.
• Chưa xác định đúng nhu cầu bồi dưỡng giáo viên,chưa tập trung tốt các nguồn lực
cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên.

6




×