Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

PHÂN TÍCH hệ THỐNG NGUYÊN tắc tổ CHỨC QUẢN lý TRƯỜNG học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.23 KB, 6 trang )

HỌC PHẦN: QUẢN LÝ TRƯỜNG HỌC VÀ
CƠ SỞ GIÁO DỤC

ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG NGUYÊN
TẮC TỔ CHỨC, QUẢN LÝ TRƯỜNG HỌC

1


Hệ thống là gì?
-

Hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ với nhau, tác động, chi phối lẫn nhau
theo 1 quy luật nhất định

Hệ thống nguyên tắc là gì?
-

Hệ thống nguyên tắc là hệ thống các quan điểm xun suốt q trình thược hiện một
cơng việc trong một lĩnh vực nào đó địi hỏi các nhân viên và cả tổ chức phải tuân
theo.

Hệ thống các nguyên tắc tổ chức, quản lý trường học:
Nguyên tắc 1: Tuân thủ pháp luật và thông lệ xã hội
- Hệ thống pháp luật được xây dựng dựa trên nền tảng của những định hướng chính trị,
nhằm quy định những điều mà các thành viên trong xã hội phải tuân thủ và là cơ sở để chế
tài những hành động vi phạm các mối quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ.
- Pháp luật tạo ra khung pháp lý cho tổ chức và các hoạt động của tổ chức cũng như tạo môi
trường phát triển và bảo vệ các nguyên tắc khác.
- Pháp luật là công cụ chủ yếu để nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội.
=> Sự ổn định chính trị - pháp luật sẽ tạo ra mơi trường thuận lợi cho mọi hoạt động bao


gồm hoạt động sản xuất, kinh doanh và cả hoạt động giáo dục. Vì thế Nhà nước phải nhanh
chóng hồn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh hiện tại của đất
nước để tạo môi trường và định hướng cho các thành phần kinh tế - xã hội phát triển và hoạt
động có hiệu quả. Mặt khác các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế - xã hội phải tuân thủ
pháp luật và các giá trị chung, thông lệ của xã hội, cá tập tục truyền thống, lối sống của dân
cư, các hệ tư tưởng tôn giáo.
=> Hệ thống tổ chức trường học là một thành phần kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy
việc tuân thủ nguyên tắc này chính là việc quản lý, tổ chức trường học phải chịu dưới sự
quản lý của Nhà nước, pháp luật cũng như các thông lệ xã hội khác, các giá trị chung của
2


dân tộc và phải tuân thủ theo đó để mọi hoạt động của nhà trường luôn luôn được đảm bảo
và đạt được những hiệu quả nhất định cũng như những mục tiêu giáo dục được đề ra. Một
khi việc tổ chức, quản lý trường học không tuân thủ đúng theo những quy định mà pháp luật
đề ra thì cán bộ quản lý trường học sẽ bị xử phạt theo pháp luật.
Nguyên tắc 2: Tập trung dân chủ
- Là nguyên tắc cơ bản của quản lý, phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng quản
lý cũng như yêu cầu và mục tiêu quản lý
- Là nguyên tắc bắt nguồn từ bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, là nguyên tắc chỉ đạo
toàn bộ hoạt động quản lý (Điều 6 – Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1992 đã nêu rõ: “Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ
chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ). Đây là cơ sở pháp lý cao nhất, cho
thấy tầm quan trọng của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý giáo dục cũng như các
hoạt động quản lý khác của nhà nước.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý giáo dục có nội dung sau:
* Phải đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chủ.
Dân chủ là điều kiện, tiền đề tập trung
+


Biểu hiện: xác định rõ phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của các cấp; đề cao tính tự
chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở; chấp nhận đấu tranh, chấp nhận liên kết; giáo
dục bồi dưỡng ý tưởng cho quần chúng, tạo cơ hội cho họ được học tập nâng cao
trình độ về mọi mặt; giảm bớt việc họp hành không cần thiết, tiết kiệm thời gian
cho các cấp làm tốt công tác của họ.

Tập trung là cơ sở đảm bảo cho dân chủ thực hiện đúng hướng, đúng mục đích.
+

Biểu hiện: : thông qua hệ thống pháp luật; thông qua công tác kế hoạch hóa (có lề

lối làm viêc hợp lý); thực hiện chế độ một thủ trưởng ở tất cả đơn vị, các cấp.
 Dân chủ phải dựa trên cơ sở tập trung, nếu khơng sẽ dẫn đến tình trạng vơ tổ chức, tự
do, tùy tiện, mất tập trung. Ngược lại, nếu tập trung mà tách rời dân chủ sẽ biến
thành chun quyền độc đốn. Kết quả đem lại khơng phải là đoàn kết mà là chia rẽ,
đến chừng mực cao hơn sẽ dẫn đến dân chủ cực đoan. Vì lẽ đó, tập trung phải dựa
trên tiền đề dân chủ để tránh tính trạng chun quyền độc đốn.
3


* Kết hợp quản lý theo ngành và theo địa phương: mỗi đơn vi, tổ chức của một ngành
kinh tế - văn hóa – xã hội… đều nằm trên lãnh thổ địa phương nhất định. Ở một địa bàn
lãnh thổ nhất định, do có sự khác nhau về tự nhiên, văn hóa, xã hội .. Cho nên , yêu cầu
đặt ra cho hoạt động của ngành trên địa bàn cùng lãnh thổ cũng mang nét đặc thù riêng.
Chính vì vậy, kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương mới nắm bắt được
tính đặc thù đó, từ đó có chính sách quản lý đúng
=> Tóm lại, bản chất của nguyên tắc tâp trung dân chủ là sự kết hợp tối ưu giữa hai mặt
tập trung và dân chủ trong sinh hoạt và tổ chức các hoạt động quản lý giáo dục, phản ánh
quan hệ giữa chủ thể và đối tượng quản lý cũng như yêu cầu và mục tiêu quản lý quyết
định đến chất lượng quản lý nhà trường.


Nguyên tắc 3: Kết hợp hài hòa các lợi ích
- Quản lý thực chất là quản lý con người, tổ chức có hiệu quả lao động của con người. Con
người có những nhu cầu và lợi ích nhất định. Lợi ích vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc
đẩy mọi hoạt động của con người. Do đó, trong quản lý phải chú ý đến lợi ích của con người
để khuyến khích có hiệu quả tính tích cực và sáng tạo của họ.
- Nội dung của nguyên tắc: phải kết hợp hài hịa các lợi ích có liên quan đến hoạt động của
tổ chức trên cơ sở đòi hỏi các quy luật khách quan để tạo ra động lực thúc đẩy hoạt động
của con người nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Giải quyết tốt các mối quan hệ lợi ích
trong quản lý tổ chức sẽ đảm bảo cho tổ chức hoạt động có hiệu quả.
* Thực hiện nguyên tắc này cần chú ý một số vấn đề sau:
-

Các quyết định quản lý phải quan tâm trước hết đến lợi ích của giáo viên và học

-

sinh ;
Phải đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân, bởi vì lợi ích cá nhân khơng thể bền
vững và ngày càng được thỏa mãn cao hơn nếu không chăm lo đến lợi ích tập thể và

-

lợi ích xã hội;
Phải coi trọng và có những biện pháp thích hợp đối với cả lợi ích vật chất và lợi ích
tinh thần, cả của tập thể và cá nhân.

* Yêu cầu thực hiện nguyên tắc: Nhà quản lý phải
4



-

Nhận thức được hệ thống lợi ích và quan hệ lợi ích
Cơng khai, minh bạch trong phân bổ và thực hiện các lợi ích
Đưa ra chính sách thực hiện lợi ích công bằng và hợp lý

+> Điều cần chú ý nếu khơng kết hợp hài hịa được các lợi ích thì khơng thể có sự nhất trí
về mục đích tinh thần hành động. Lợi ích có hai mặt: lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần.
Giáo dục là hoạt động được tiến hành bởi những trí thức. Do đó khơng phải bao giờ họ cũng
coi trọng lợi ích vật chất, ngược lại những giá trị (kết quả hoạt động của họ được tổ chức và
tập thể nhìn nhận, đánh giá công bằng; học sinh của họ trưởng thành trong cuộc sống…) lại
là phần thưởng tinh thần quý báu, nguồn động viên mạnh mẽ đối với họ.
Nguyên tắc 4: Tiết kiệm và hiệu quả
- Khái niệm: là nguyên tắc bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả về xã hội.
Nội dung :
+ Tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề mang tính quy luật của mọi tổ chức kinh tế - xã hội.
+ Tiết kiệm và hiệu quả là hai mặt của một vấn đề làm thế nào để với một nguồn lực nhất
định có thể tạo ra khối lượng sản phẩm dịch vụ nhiều nhất để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
+ Tiết kiêm là sử dụng các nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác thấp hơn định mức,
tiêu chuẩn chế độ quy định nhưng vẫn đạt được mục tiêu đề ra.
+ Hiệu quả là khái niệm để biểu thị thành tích hoạt động của con người trong mối quan hệ
so sánh giưa kết quả thu được với chi phí bỏ ra phù hợp với mục tiêu đã lựa chọn.
Hiệu quả được xác đinh bằng kết quả so với chi phí :
H=K–C

H=%
H : Hiệu quả
K : Kết quả
C : Chi phí


Để thực hiện nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý nhà trường cần chú ý
một số giải pháp sau:
+ Tiết kiệm nguồn ngân sách, cơ sở vật chất nhà trường bằng cách áp dụng các quy trình
cơng nghệ cao tiên tiến, xây dựng các định mức kỹ thuật hợp lý.

5


+ Nâng cao hiệu suất sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc, giảng dạy và học tập hiện có
của nhà trường
+ Tiết kiệm nguồn nhân sự sống bằng cách điều phối, chỉ đạo, phân công nhân sự hợp lý,
đúng chuyên môn, tổ chức lao động khoa học.
+ Nâng cao kêu gọi nhiều nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức kinh tế - xã hội, từ quý phụ
huynh học sinh cũng như tham mưu ngân sách với úy ban nhân dân, nhà nước.
+ Sử dụng tiết kiệm và đạt hiệu quả cao các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

6



×