Ngày soạn: 01/11/2018
Tiết 35
Ngày giảng: 10/11/2018
LUYỆN TẬP CHƯƠNG 3 (tiết1)
I. MỤC TIÊU
1. Củng cố kiến thức
Hệ thống kiến thức trong chương về:
+ Bản chất của LK HH
+ Phân biệt được các kiểu LK HH
- Mối liên hệ giữa hiệu độ âm điện của 2 nguyên tố và bản chất liên kết hố học giữa 2
ngun tố đó trong hợp chất.
+ Phân biệt được hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion và hợp chất cộng hóa trị
2. Rèn kĩ năng
+ Vận dụng khái niệm về độ âm điện để đánh giá tính chất của liên kết.
+ Dựa vào đặc điểm của các loại liên kết để giải thích và dự đốn tính chất của một số
chất có cấu trúc tinh thể nguyên tử, phân tử.
+ Vận dụng các quy tắc xác định số oxi hóa để xác định số oxi hóa của các nguyên tố
trong hợp chất ion
+ Vận dụng các giá trị độ âm điện để giải thích, dự đốn tính chất của một số chất.
+ Dự đốn được kiểu liên kết hố học có thể có trong phân tử gồm 2 nguyên tử khi
biết hiệu độ âm điện của chúng
3. Thái độ, phẩm chất
- Nghiêm túc, tích cực, say mê học tập, yêu khoa học.
- Sống yêu thương, sống trách nhiệm, sống tự chủ
4. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, tự sáng tạo, năng lực tính tốn, năng lực giải quyết
vấn đề, năng lực thể chất, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng
lực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực riêng: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực nghiên cứu và thực hành
hóa học, năng lực tính tốn, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề thơng qua bộ
mơn hóa học, năng lực vận dụng kiến thức mơn hóa học vào thực tế cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.Giáo viên
-Phân cơng nhiệm vụ các nhóm chuẩn bị ở nhà : xem lại kiến thức phần liên kết
- SGK, các tư liệu học tập, bài tập.
- Phiếu học tập
- Bản hướng dẫn các hoạt động học ở mỗi nhóm
2.Học sinh:
- Các nhóm hồn thành tóm tắt về kiến thức bài Liên kết ion
- Các dạng bài tập thường gặp trong phần Liên kết ion
III. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1.Giới thiệu chung
Trong các tiết trước các em đã học về lý thuyết và giải một số bài tập về các loại
liên kết hoá học.Trong tiết học này giúp HS hệ thống lại kiến thức đã học và vận dụng
kiến thức để định hướng cách giải một số dạng bài tập với 4 cấp độ : Nhận biết , Thông
hiểu , vận dụng thấp và vận dụng cao
- Hoạt động khởi động :Ô chữ huy động kiến thức đã học ; đồng thời tạo hứng thú học
tập cho học sinh
- Hoạt động hình thành kiến thức: PPDH chủ yếu : PP dạy học hợp tác theo nhóm,
trực quan, với kỹ thuật BĐTD, nêu và giải quyết vấn đề .Thông qua hoạt động nhóm ,
HS hệ thống lại các kiến thức đã học .
- Hoạt động luyện tập củng cố: được thiết kế bằng các câu hỏi, bài tập để củng cố
khắc sâu kiến thức trọng tâm
- Hoạt động tìm tịi mở rộng: được thiết kế cho học sinh về nhà nhằm mục đích giúp
cho học sinh vận dụng kiến thức đã học trong bài giải quyết các câu hỏi thực tiễn .
2.Tổ chức các hoạt động học cho học sinh .
2.1 Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...(1p)
2.2 Hoạt động 1. Khởi động : ô chữ
Mục tiêu: Tái hiện kiến thức
Thời gian: 8p
ĐDDH: máy tính, máy chiếu.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
GV chia lớp thành 04 nhóm, Các tổ-nhóm lần lượt chọn ngẫu nhiên các câu hỏi
trong 8 câu cho sẵn để trả lời. Mỗi câu trả lời đúng 5 điểm
Trả lời được từ khoá trước 4 lượt chọn được 20 điểm. Sau 4 lượt chọn được 15
điểm Nếu trả lời sau khi có câu gợi ý được 10đ. Trả lời sai mất lượt trả lời
(10 giây cho mỗi câu trả lời)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập .
Các nhóm trưởng chọn câu hỏi, theo dõi màng hình, đưa ra câu trả lời và theo dõi
câu hỏi của nhóm khác để trả lời từ khóa.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận .
Bước 4: Đánh giá và nhận xét
GV nhận xét, tổng kết điểm của các nhóm, xếp thứ tự 1,2,3,4…
2. 3. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
Nội dung 1: Hệ thống kiến thức cần nắm .( 12 phút ).
* Mục tiêu: HS vẽ được BĐTD hệ thống lại kiến thức về các loại liên kết.
* Phương pháp, phương tiện HT: Hoạt động nhóm, Kỹ thuật BĐTD.
* Cách tiến hành:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ .
Chia lớp thành 04 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị bảng phụ. Dựa vào BĐTD đã vẽ ở
nhà, trong 5 phút mỗi nhóm vẽ BĐTD hệ thống phần kiến thức cần nắm vững : So sánh
liên kết ion, liên kết CHT và liên kết kim loại.. Sau khi vẽ xong mỗi bạn thuyết trình một
lược cho các bạn khác nghe.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập.
HS thảo luận thực hiện nhiệm vụ, hết 7 phút chuyển sang phần thuyết trình 3 phút.
Các nhóm dán kết quả lên bảng; GV cho các nhóm quan sát, nhận xét kết quả.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận.
GV điều khiển cho HS nhận xét bài làm của các nhóm, tiến hành tổng hợp vẽ một
sơ đồ tư duy chung trên bảng về Kiến thức cơ bản cần nắm về phần I So sánh liên kết ion,
liên kết CHT và liên kết kim loại, HS dưới lớp trình bày vào vở.
Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
Bước 4: Đánh giá và nhận xét.
GV nhận xét bài làm của HS, các em vẽ BĐTD vào vở
+ Thơng qua quan sát: trong q trình hoạt động của nhóm, giáo viên cần quan sát kĩ
tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có biện
pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Thơng qua báo cáo của các nhóm và sự chia sẻ của các nhóm khác, giáo viên chốt
lại kiến thức cần mắm .
Nội dung 2. Bài tập lý thuyết
* Mục tiêu: Củng cố, vận dụng, khắc sâu lí thuyết.
*Phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân
- Hoạt động cá nhân: Thực hiện các bài tập với mức độ nhận biết , thông hiểu và
vận dụng thấp
- Hoạt động nhóm: Thảo luận, hồn thành các bài tập vận dụng cao
- Hoạt động cả lớp: Đại diện nhóm trình bày kết quả , các nhóm khác chia sẻ thêm
thông tin.
* Thời gian: 10p
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập (1 phút).
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1. Bài 1/95: Viết phương trình biểu diễn sự hình thành các ion từ các nguyên
tử:a, Na Na 1e
2
b, Mg Mg 2e
2
3
c, Al Al 3e
2
e, S 2e S
f, O 2e O
d, Cl 1e Cl
Câu 2. Bài 3/95: Xác định kiểu liên kết trong các hợp chất dựa vào độ âm điện:
Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7.
Câu 3. Quan sát mơ phỏng hình thành các phân tử H2O và NaCl trên màng hình
máy chiếu.Hãy viết sơ đồ hình thành liên kết trong các phân tử H2O và NaCl ?
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là
A. H2O.
B. HCl.
C. NH4Cl. D. NH3.
2
32
Câu 2: Số electron trong các ion 1 H+ và 16 S2- lần lượt là:
A.1 và 16
B. 2 và 18
C. 1 và 18
D. 0 và 18
Câu 3: Liên kết trong hợp chất nào dưới đây thuộc loại liên kết ion (biết độ âm
điện của Cl(3,16), Al(1,61), Ca(1), S (2,58)
A. AlCl3
B. CaCl2
C. CaS
D. Al2S3
Câu 4: Dãy gồm các chất có liên kết CHT phân cực là :
A. HCl, KCl
B. NH3, SO2. C. N2, CO2.
D. CH4 , BaO.
Câu 5: Trong tinh thể NaCl, nguyên tố Na và Cl ở dạng ion và có sơ electron lần
lượt là A. 10 và 18 B. 12 và 16
C. 10 và 10
D. 11 và 17
Câu 6: Cho các chất sau : NH4NO3 , KCl , K2SO4 , NH4Cl , Ca(OH)2 . Số lượng
chất chứa ion đa nguyên tử là
A. 3.
B. 4.
C.5.
D. 2.
Câu 7: Theo qui tắc bát tử thì CTCT của phân tử SO2 là :
A. O = S O.
B. O - S - O. C. O = S = O.
D. O S O.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập.
-
HS làm việc theo nhóm , thực hiện phiếu học tập số 1.
- GV gọi HS nhận xét và bổ sung.HS thực hiện
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
1 nhóm báo cáo kết quả , các nhóm khác nhận xét , chỉnh sửa nếu có.
Bước 4: Đánh giá và nhận xét.
- GV nhận xét bài làm của HS, GV bổ sung, sửa chữa và chốt kiến thức.
các em trình bày lại bài làm vào vở.
Nội dung 3. Bài tập toán
a. Mục tiêu hoạt động:
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học
- Rèn luyện kĩ năng kĩ năng tính toán, kĩ năng giải nhanh các bài tập trắc nghiệm.
b. thời gian thực hiện : 12 phút
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ
HS giải quyết các câu hỏi và bài tập ở phiếu học tập số 2
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Nguyên tử nguyên tố A có tổng số e trong các phân lớp p là 11. Nguyên tử của
ngun tố B có tổng số hạt mang điện ít hơn hạt mang điện trong A là 10.
a/ Xác định tên A, B.
b/ A có thể hóa hợp với B tạo hợp chât X. Viết sơ đồ tạo thành liên kết trong X. Xác định
hóa trị của A, B trong hợp chất X ?
Câu 2 : Một hợp chất ion Y được cấu tạo từ ion M + và ion X-. Tổng số hạt electron trong
Y bằng 36. Số hạt proton trong M+ nhiều hơn trong X - là 2. Vị trí của nguyên tố M và X
trong bảng HTTH các ngun tố hóa học là
A. M: chu kì 3, nhóm IA; X: chu kì 3, nhóm VIIA.
B. M: chu kì 3, nhóm IB; X: chu kì 3, nhóm VIIA.
C. M: chu kì 4, nhóm IA; X: chu kì 4, nhóm VIIA.
D. M: chu kì 4, nhóm IA; X: chu kì 3, nhóm VIIA.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập.
HS làm việc theo nhóm , 1 nhóm báo cáo kết quả , các nhóm khác nhận xét , chỉnh sửa
nếu có.( Nếu khơng kịp giờ cho HS về nhà làm tiếp .
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS thực hiện và ghi vào vở
Bước 4: Đánh giá và nhận xét.
GV kiểm tra , đánh giá hoạt động của HS thông qua việc quan sát HS làm bài tập , ghi
vào vở và tổ chức cho HS báo cáo thảo luận .
2. 4. HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG VÀ TÌM TỊI MỞ RỘNG ( 2 phút)
a. Mục tiêu hoạt động:
Thông qua các câu hỏi bài tập về nhà nhằm mục đích:
- Giúp cho học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu
hỏi, bài tập nâng cao và mở rộng kiến thức cho học sinh.
- Khuyến khích, động viên học sinh tham gia để chia sẻ kết quả học tập qua đó học
sinh khá, giỏi có điều kiện giúp đỡ học sinh yếu kém.
b. Phương thức tổ chức hoạt động
- Giao bài tập cho cá nhân hoặc nhóm học sinh thực hiện các bài tập câu hỏi về nhà.
- Học sinh đọc sách giáo khoa, liên hệ thực tế cuộc sống, tìm kiếm tư liệu trên mạng
internet để trả lời các bài tập câu hỏi được giao.
- Giáo viên có thể mời một số học sinh lên trình bày kết quả trong các tiết học tiếp
theo.
- Học sinh góp ý bổ sung, giáo viên hoàn thiện câu trả lời.
+ Kĩ thuật hoạt động
- Sử dụng câu hỏi gắn liền với cuộc sống.
- Hệ thống câu hỏi, bài tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh…
IV. RÚT KINH NGHIỆM