Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

ga hoa chu de hidro (47 48 49 50 51)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.97 KB, 11 trang )

Ngày soạn: 26/2/2021
TÊN CHỦ ĐỀ: HIĐRO
Thời gian thực hiện: 05 tiết (Tiết 47, 48, 49, 50, 51)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Học sinh biết được:
+ Tính chất vật lí của hiđro: Trạng thái, màu sắc, tỉ khối, tính tan trong nước.
+ Tính chất hóa học của hiđro: tác dụng với oxi, với oxit kim loại.
+ Ứng dụng của hiđro: Làm nhiên liệu, nguyên liệu trong công nghiệp.
+ Phương pháp điều chế hiđro trong phịng thí nghiệm và trong cơng nghiệp, cách
thu khí hiđro bằng cách đẩy nước và đẩy khơng khí
+ Phản ứng thế là phản ứng trong đó nguyên tử đơn chất thay thế nguyên tử của
nguyên tố khác trong phân tử hợp chất.
- Học sinh có kĩ năng:
+ Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... , làm thí nghiệm rút ra được nhận xét về tính chất
vật lí và tính chất hóa học, phương pháp điều chế và cách thu khí hiđro của hiđro.
+ Viết được phương trình hóa học minh họa được tính khử của hiđro, điều chế hiđro
từ kim loại (Zn, Fe) và dung dịch axit (HCl, H2SO4 lỗng)
+ Tính được thể tích khí hiđro ( đktc) tham gia phản ứng và sản phẩm.
+ Nhận biết phản ứng thế trong các PTHH cụ thể.
2. Về năng lực
* Năng lực chung:
-Năng lực tự học và tự chủ: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ
trợ bạn học trong hoạt động nhóm [TC1.1].
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết
một vấn đề do bản thân và những người khác đề xuất; biết lựa chọn hình thức làm việc
nhóm với quy mơ phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ.
* Năng lực chuyên biệt.
-Trình bày được tính chất hóa học của Hidro bằng các PTHH [KHTN1.2].
-Giải thích được cách thu, ứng dụng của Hidro dựa vào tính chất của Hidro
[KHTN1.6].


-Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để tìm hiểu tính chất hóa học, điều chế, thu
Hidro [KHTN2.4].
- Giải thực được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến Hidro [KHTN3.1].


3. Về phẩm chất.
- Nhân ái: Có ý thức tơn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm.
- Trách nhiệm: Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm để hồn
thành nhiệm vụ.
- Trung thực: Báo cáo đúng kết quả của thí nghiệm.
II. Thiết bị và học liệu
1. Giáo viên :
- Laptop, tivi màn hình lớn, máy chiếu vật thể, tư liệu điện tử, phiếu học tập.
- 4 ống nghiệm chứa Hidro thu sẵn.
- 4 bộ TN gồm :
+ Dụng cụ: Ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp gỗ, ống dẫn khí (ống vuốt nhọn, S
hoặc V) có nút cao su xuyên qua, chậu thủy tinh, cốc thủy tinh.
+ Hóa chất: Zn, Al, dd HCl, H2SO4 lỗng, CuO (bột).
2. Học sinh :
- Sưu tầm hình ảnh, video về ứng dụng của Hidro trên Internet, bảng nhóm, bút dạ,
băng dính, sách giáo khoa.
II. Tiến trình dạy học
TIẾT 1
1 . Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu
Tạo hứng thú học tập, giúp học sinh có nhu cần tìm hiểu về Hidro.
b) Nội dung
Học sinh sưu tầm và chiếu một vài hình ảnh, video về ứng dụng của Hidro đã sưu
tầm được.
c) Sản phẩm

Các hình ảnh, video về ứng dụng của Hidro do HS sưu tầm, viết các ứng dụng của
Hidro đã quan sát
d) Tổ chức thực hiện

HĐ của GV

HĐ của HS

- Nhắc lại nhiệm vụ đã giao cho HS, giới -Cử đại diện lên chiếu video về Hidro đã
thiệu HS lên chiếu hình ảnh, video.
sưu tầm được.
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân viết ra các - Xem một số hình ảnh (video), viết ra các
ứng dụng của Hidro được nhắc đến trong ứng dụng của Hidro được nhắc đến trong
video.
video.


- Gọi một vài HS báo cáo trước lớp.

- HS trình bày trước lớp.

- Nhận xét HĐ
- Yêu cầu HS giải thích các ứng dụng đó

- HS suy nghĩ nhưng chưa đủ kiến thức để
Từ những vấn đề HS chưa biết và muốn tìm giải quyết vấn đề đặt ra-> nảy sinh câu hỏi
cần giải quyết vấn đề và nhu cầu tìm hiểu.
hiểu ĐVĐ vào bài.
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về tính chất vật lí của Hidro
a) Mục tiêu

+ HS biết tính chất vật lí của hiđro: Trạng thái, màu sắc, tỉ khối, tính tan trong nước,
so sánh với Oxi.
b) Nội dung
Tổ chức cho HS hoạt động nhóm quan sát lọ chứa Hidro, đọc thơng tin trong phiếu
và hồn thành phiếu học tập 1 qua đó rút ra tính chất vật lí của Hidro.
Phiếu học tập 1. Tính chất vật lí của Hidro
NHĨM: ...............
a. Quan sát lọ chứa Hidro, nhận xét:
Trạng thái:.................., Màu sắc: .....................,
b. Tính tỉ khối của Hidro đối với khơng khí:
d H 2 / kk ...............

- Khi bng tay sợi dây buộc quả bóng chứa đầy khí Hidro, quả bóng sẽ
……………………. vì ……………
c. Đọc thơng tin và nhận xét về tính tan của Hido.
« Ở đktc, 1 lít nước hịa tan được 21,5ml khí Hidro và cũng 1 lít nước hịa tan được
1200 lít khí NH3. »
Nhận xét : Hido là chất ………. trong nước
c) Sản phẩm
- Phiếu học tập đã hoàn thành.
d) Tổ chức thực hiện

HĐ của GV

HĐ của HS

- Chiếu phiếu học tập 1 và giao nhiệm vụ cho - Quan sát, tìm hiểu nội dung phiếu học
các nhóm.
tập.
- Phân cơng nhiệm vụ, cử thành viên

nhận học liệu (mỗi khay gồm 1 lọ Hidro,


- Quan sát

1 phiếu học tập 1)

- Học sinh thảo luận, thực hiện yêu cầu,
- Chọn 1 nhóm báo cáo (chiếu phiếu học tập lên thư kí ghi KQ vào phiếu học tập
màn hình), u cầu các nhóm khác nhận xét, bổ - Đại diện 1 nhóm báo cáo, các nhóm
sung, tự đánh giá nhóm mình.
khác nhận xét, bổ sung, tự đánh giá
- Yêu cầu HS đưa ra kết luận về tính chất vật lí nhóm mình.
của Hidro, so sánh với Oxi -> Chốt
H2 là chất khí, khơng màu, khơng mùi, rất ít tan - HS Kết luận, so sánh.
trong nước, nhẹ hơn kk (nhẹ nhất trong các
chất khí)
TIẾT 2
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về tính chất hóa học của Hidro
a) Mục tiêu
+ Học sinh biết tính chất hóa học của hiđro: tác dụng với oxi, với oxit kim loại.
+ Rèn kĩ năng quan sát thí nghiệm rút ra được nhận xét về tính chất hóa học của
hidro.
+ Viết được phương trình hóa học minh họa được tính khử của hiđro.
b) Nội dung
Tổ chức cho HS quan sát 2 thí nghiệm đốt H 2 trong khơng khí và H2 khử CuO. Hồn
thành phiếu học tập 2 qua đó rút ra kết luận về tính chất hóa học của Hidro.
Phiếu học tập 2. Quan sát thí nghiệm, tìm hiểu tính chất hóa học của Hidro
NHĨM: ...............
Thí nghiệm


Hiện tượng

Dự đốn sản
phẩm

Kết luận

PTHH

Đốt Hidro trong
khơng khí
Tìm hiểu khả
năng tác dụng
của H2 với CuO
c) Sản phẩm
- Phiếu học tập đã hoàn thành của cá nhân, nhóm.
d) Tổ chức thực hiện

HĐ của GV
- Chiếu và phiếu học tập 2.

HĐ của HS
- Quan sát, tìm hiểu nội dung


+ Yêu cầu HS HĐ cá nhân quan sát kĩ cách tiến hành phiếu học tập, nghe GV hướng
và hiện tượng của 2 thí nghiệm GV làm, ghi lại vào vở dẫn.
của mình theo nội dung phiếu học tập.
+ Thảo luận nhóm và hồn thành ND trong phiếu học

tập vào bảng nhóm.
- Tiến hành thí nghiệm biểu diễn.

- Quan sát thí nghiệm, ghi các
ND trong PHT vào vở
- Thảo luận nhóm, thư kí ghi vào
bảng nhóm

- Chọn 1 nhóm báo cáo (các nhóm khác treo bảng - Đại diện 1 nhóm báo cáo (các
nhóm ở khu vực nhóm mình), u cầu các nhóm khác nhóm khác treo bảng nhóm ở
nhận xét, bổ sung, tự đánh giá nhóm mình.
khu vực nhóm mình
- Chốt tính chất hóa học của Hidro
Ở nhiệt độ thích hợp khí hiđro khơng những tác dụng
với đơn chất Oxi mà nó cịn kết hợp với oxi có trong
một số oxit kim loại (CuO, PbO, các oxit sắt). Hiđro
có tính khử và phản ứng toả nhiều nhiệt.
Hiđro tác dụng với oxi thu được nước, hỗn hợp khí
hiđro và khí oxi là hỗn hợp nổ

2H2 + O2
2H2O
to

- Nhận xét, bổ sung, tự đánh giá
nhóm mình.
- Ghi vở

o


t
H2 + CuO   Cu + H2O

Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về ứng dụng của Hidro
a) Mục tiêu
- Học sinh biết được ứng dụng của hiđro: Làm nhiên liệu, nguyên liệu trong công
nghiệp.
b) Nội dung
Tổ chức cho HS quan sát các hình ảnh, hồn thành PHT 3 qua đó rút ra kết luận về
ứng dụng của Hidro.
Phiếu học tập 3. Ứng dụng của Hidro
Ghép một trong các nội dung ở cột A với nội dung ở cột B cho phù hợp

A (Tính chất của H2)
1. Là khí nhẹ nhất
2. Khi cháy tỏa nhiều nhiệt
3. Khử một số oxit kim loại ở nhiệt độ

B (Ứng dụng)
a. Bơm kinh khí cầu, bóng thám
khơng
b. Hàn cắt kim loại.

Kết
quả


cao

c. làm nhiên liệu cho động cơ tên

lửa.
d. Sản xuất amoniac, phân đạm,
HCl....
e. Điều chế kim loại.

c) Sản phẩm
Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của GV

HĐ của HS

- Chiếu một số hình ảnh ứng dụng của hidro. - Quan sát hình ảnh, PHT, ghi câu trả lời
vào vở
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân quan sát
hình ảnh hoàn thành PHT 3 bằng cách ghi
KQ vào vở
- Lắng nghe, ghi vở.
- Chọn 1 vài HS báo cáo
- 1 vài HS báo cáo
- Gv đánh giá, chốt ứng dụng của hidro.
-Bơm kinh khí cầu
-Sản xuất nhiên liệu.
-Hàn cắt kim loại.
- Điều chế kim loại
-Sản xuất amoniac, phân đạm....
TIẾT 3
Hoạt động 2.4. Tìm hiểu về điều chế của Hidro
a) Mục tiêu
- HS biết cách điều chế và thu khí H2 trong phịng thí nghiệm.

- Rèn kĩ năng tiến hành, quan sát thí nghiệm, kĩ năng viết PTHH.
b) Nội dung
Tổ chức cho HS làm thí nghiệm điều chế và thu khí hidro từ Zn, Al và axit HCl,
H2SO4 lỗng qua đó nêu phương pháp điều chế và thu khí hidro trong phịng thí nghiệm, viết
PTHH.
HS nêu cách điều chế H2 trong công nghiệp qua nhớ lại kiến thức của chủ đề Oxi
c) Sản phẩm
Kết quả thí nghiệm của HS, Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện


HĐ của GV

HĐ của HS

- Yêu cầu HS quan sát hình ảnh mơ tả thí
nghiệm và trả lời cho biết có thể thu H 2 bằng
những cách nào, vì sao?
- Đánh giá câu trả lời của HS, chốt 2 cách
thu
- Tổ chức cho HS HĐ nhóm tiến hành thí
nghiệm, quan sát, ghi lại hiện tượng, viết
PTHH
(GV đã chuẩn bị 4 khay dụng cụ hóa chất, 2
khay điều chế từ Zn, HCl, thu bằng cách đẩy
nước, 2 khay điều chế từ Al, H 2SO4 loãng,
thu bằng cách đẩy KK)
- Quan sát HS làm thí nghiệm.
- Chọn đại 2 nhóm báo cáo.
- GV và HS cùng đánh giá để rút kinh

nghiệm.
- Yêu cầu HS tự nêu nhận xét về điều chế H 2
trong PTN, GV lưu ý cách thử độ tinh khiết
của H2)

- Quan sát, trả lời

- Nhận đồ dùng thí nghiệm, thảo luận cách
làm, phân cơng nhiệm vụ

- Tiến hành thí nghiệm, quan sát, ghi hiện
tượng, viết PTHH
- Cử đại diện báo cáo
- Nêu nhận xét:
Trong PTN, H2 được điều chế bằng cách cho
dd axit HCl (H2SO4) loãng tác dụng với một
số kim loại (Zn, Al,...):
Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2
- HS trình bày

- Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học trong
chủ đề oxi, nêu cách thu H2 trong cơng
nghiệp
Hoạt động 2.5. Tìm hiểu về Phản ứng thế
a) Mục tiêu
+ Hs biết được phản ứng thế là phản ứng trong đó nguyên tử đơn chất thay thế
nguyên tử của nguyên tố khác trong phân tử hợp chất.
b) Nội dung
Tổ chức cho hs quan sát các, nhận xét các PTHH hồn thành PHT 4 từ đó rút ra thế
nào là phản ứng thế

Phiếu học tập 4.
Quan sát 2 hai phản ứng thế sau:
(1) Fe + HCl - - -> FeCl2 + H2
(2) H2 + PbO - - -> H2O + Pb
a. Hồn thành thơng tin trong bảng sau:

PƯHH

Chất tham gia

Nguyên tử đơn chất A thay thế cho


Đơn chất A

Hợp chất B

nguyên tử nào của hợp chất B

(1)
(2)
b. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống
Phản ứng thế là PƯHH giữa (1) ........................ và (2) ............................ trong đó
nguyên tử của (3)......................(4).............. cho nguyên tử của một nguyên tố khác
trong (5)...............
c) Sản phẩm
Câu trả lời của HS trong PHT 4
d) Tổ chức thực hiện

HĐ của GV

- Chiếu PHT 4, yêu cầu HS hoạt động cá
nhân làm vào vở.
- Gọi 1 số HS báo cáo KQ, nhận xét bổ sung
- Chốt khái niệm PƯ thế, yêu cầu HS lấy
thêm ví dụ.

HĐ của HS
- HS quan sát
- Ghi câu trả lời vào vở.
- Báo cáo KQ, nhận xét, bổ sung
- Ghi nhớ khái niệm, lấy VD

TIẾT 4,5
3 . Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu
- HS vận dụng kiến thức đã học làm bài tập, rèn kĩ năng phân biệt được các loại phản
ứng, viết được các phương trình phản ứng, tính tốn theo phương trình.
b) Nội dung
- u cầu HS hoạt động cá nhân làm từng dạng bài tập
Phần 1. TNKQ. Chọn đáp án đúng


Phần 2. Tự luận


c) Sản phẩm
Bài làm của HS
d) Tổ chức thực hiện

HĐ của GV


HĐ của HS

*Chiếu Bài tập phần 1. TNKQ, yêu cầu HS
hoạt động cá nhân làm bài, ghi KQ vào vở

- HĐ cá nhân làm BT

-Chiếu bảng thống kê KQ và tổ chức cho HS - Lựa chọn đáp án
báo cáo KQ bằng hình thức giơ tay từng đáp
án
A

B

C

D

1
2

- Gọi 1 số HS giải thích lựa chọn.

- Giải thích
- Rút kinh nghiệm

- Cùng HS phân tích rút kinh nghiệm
- Đánh giá, nhận xét
*Chiếu lần lượt từng dạng Bài tập phần 2.

yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm bài, tổ
chức chữa bài trước lớp.
- Chốt PP với từng dạng bài
- GV đưa biểu điểm từng bài phần LT, yêu

- HĐ cá nhân làm BT
- Đại diện cá nhân lên bảng chữa
bài,
- nhận xét


cầu HS tự chấm, tự đánh giá mức độ hoàn
thành của bản thân (không yêu cầu báo cáo
trước lớp)

- HS tự chấm, tự đánh giá mức độ hoàn
thành của bản thân

4 . Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu
- Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học để giải thích các hiện tượng trong thực tế
và cuộc sống.
b) Nội dung
Giải thích vì sao H2 được ví là nguồn nhiên liệu xanh trong tương lai?
c) Sản phẩm
Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện
HS trả lời tại lớp, tìm hiểu thêm ở nhà qua sách báo, Internet để có câu trả lời hoạn
thiện.
Kiểm tra 15 phút:

Câu 1: Lấy 8,4 lít (đktc) khí hiđro tác dụng với 2,8 lít (đktc) khí oxi.
a) Chất nào cịn dư sau khi phản ứng xong.
b) Tính khối lượng nước tạo thành
Câu 2: Viết phương trình hóa học Hiđro khử các oxit sau: Fe2O3, Fe3O4, PbO.



×