Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Giao an ca nam hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.65 KB, 18 trang )

Ngày soạn:

Ngày dạy:
Tiết 51: CHÍ PHÈO
PHẦN I: TÁC GIẢ NAM CAO

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giúp HS hiểu được những nét chính về con người, quan điểm nghệ thuật, các đề tài
chính, sự nghiệp sáng tác và phong cách nghệ thuật của Nam Cao; từ đó tạo điều kiện cho
HS học tốt hơn kiệt tác Chí Phèo.
- Vận dụng hiểu biết về tác giả, sự nghiệp sáng tác để lí giải những quan điểm sáng tác
mới mẻ, sáng tạo của nhà văn;
2. Kĩ năng:
- Tóm lược hệ thống luận điểm của bài về tác giả văn học.
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
3.Thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu thương, trân trọng nhà văn Việt Nam
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực sáng tạo: HS xác định và hiểu được ý đồ nghệ thuật của nhà văn Nam Cao
thông qua nội dung tác phẩm; định hướng được thái độ của mình trước hiện tượng xã hội
đương thời; đọc văn bản dưới sự hướng dẫn của GV và trở thành người đồng sáng tạo với
tác phẩm.
- Năng lực hợp tác: thể hiện qua thảo luận nhóm.
- Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: HS nhận ra được những giá trị thẩm
mỹ được thể hiện trong tp: cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài…từ đó cảm nhận được giá trị
tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật của nhà văn.
II. CHUẨN BỊ.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng
Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập
- Tư liệu tham khảo: Bài viết "Nam Cao - Sự nghiệp và chân dung"; Tuyển tập Nam Cao


2. Chuẩn bị của học sinh:


- SGK, SBT Ngữ văn 11 (tập 1 soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
- Đọc văn bản, trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài trang 142
- Tìm đọc bài viết "Nam Cao - Sự nghiệp và chân dung"
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động)
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
* Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
- Phương pháp, kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút
* Hình thức tổ chức hoạt động:
1- Kể tên một số tác phẩm văn học viết về người nông dân trước Cách mạng
- Trong số các tác phẩm đó, em thích tác phẩm nào nhất? Vì sao?
2. Tở chức cho HS trị chơi: Hiểu ý đồng đợi
Giáo viên chuẩn bị gói từ khóa, hình ảnh… Thị Nở, Chí Phèo, Đơi mắt, lão Hạc, sau
đó mời một học sinh quay lưng lại với bảng, các học sinh khác gợi ý để học sinh này trả
lời. Lời gợi ý không được phép nhắc đến bất kì tiếng nào trong gói từ khóa giáo viên
đưa ra.
b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút)
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu:
+ Giúp HS hiểu được phong cách nghệ thuật của Nam Cao; từ đó tạo điều kiện cho HS
học tốt hơn kiệt tác Chí Phèo.
+ Vận dụng hiểu biết về tác giả, sự nghiệp sáng tác để lí giải những quan điểm sáng tác
mới mẻ, sáng tạo của nhà văn;
- Phương pháp: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Cơng não,
thơng tin - phản hồi, mảnh ghép.

* Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính


1. Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét I. Vài nét về tiểu sử và con người Nam Cao
về tiểu sử và con người Nam Cao

1. Cuộc đời

Cho HS xem video về cuộc đời

- Trần Hữu Tri ( 1917- 1951), quê Hà Nam =>

Nam Cao

vùng chiêm trũng, nông dân xưa nghèo đói, bị ức

Yêu cầu HS theo dõi và tóm tắt

hiếp, đục khoét.

ngắn gọn về tiểu sử và con người

- Sau khi học xong bậc thành chung, ông vào Sài

Nam Cao

Gòn làm báo, thất nghiệp, đi dạy học ở Hà Nội,


Chia HS mỗi nhóm 5 học sinh.

về quê.

Giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 tờ

- 1943 tham gia Hội văn hóa cứu quốc, làm chủ

giấy A4. Giáo viên dán 4 nam

tịch xã (1945), kháng chiến chống Pháp. Hy sinh

châm sẵn lên bảng.

1951.
2. Con người

Trong vòng 90 giây, tất cả các đội - Bề ngoài lạnh lùng nhưng đời sống nội tâm rất
phải ghi được nhiều nhất tất cả phong phú.
những hiểu biết của mình về cuộc - Ln nghiêm khắc đấu tranh với chính mình để
đời và sự nghiệp sáng tác của tác vươn tới một cuộc sống cao đẹp.
giả Nam Cao, sau đó chạy nhanh - Có một tấm lịng đơn hậu, gắn bó ân tình với q
lên bảng dán câu trả lời của mình.

hương và những người nghèo khổ
bị áp bức trong xã hội cũ.

4 đội dán nhanh nhất được chấp
nhận câu trả lời. Và chỉ 1 đội trả

lời được nhiều đáp án đúng nhất
chiến thắng.
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu sự

II. Sự nghiệp văn học

nghiệp văn học của Nam Cao

1. Quan điểm nghệ thuật:

Thảo luận nhóm: Chia lớp thành 4

- Văn chương phải vì con người, phải trung thực,

nhóm theo STT trong sổ: Số chẵn

khơng nên viết những điều giả dối, phù phiếm.

chia thành 2 nhóm (nhóm 1,2) , số

- Tác phẩm VH phải có ý nghĩa XH rộng lớn sâu

lẻ chia thành 2 nhóm (nhóm 3, 4).

sắc, phải có nội dung nhân đạo sâu sắc.

Nhóm 1: Trình bày quan điểm

- Người viết văn phải khơng ngừng sáng tạo, tìm



nghệ thuật của nhà văn Nam

tòi.

Cao ?

- Nhà văn phải có vốn sống phong phú thì mới

(Thơng qua các nhân vật)

viết được tp có giá trị.

Nhóm 2: Đề tài người trí thức

Nam Cao xứng đáng là một nhà văn hiện thực sâu

nghèo? Tác phẩm , nội dung ?

sắc, có quan điểm nghệ thuật tiến bộ, mới mẻ so

Nhóm 3: Đề tài người nông dân

với nhiều nhà văn đương thời.

nghèo? Tác phẩm , nội dung ?

2. Các đề tài chính

Nhóm 4: Phong cách nghệ thuật


a. Người tri thức nghèo.

của Nam Cao có gì độc đáo?

- Những tác phẩm tiêu biểu: Sống mịn, Đời thừa,

Các nhóm hoạt động, trình bày, Những chuyện khơng muốn viết, Giăng sáng,
các nhóm khác nhận xét, bổ sung

Quên điều độ, Nước mắt...

GV chuẩn xác kiến thức.

- Nội dung:
+ Tấn bi kịch tinh thần của những người tri thức

Nhóm 2, 3 trình bày

tài năng, có hồi bão và nhân phẩm, nhưng lại bị
gánh nặng của cơm áo, gạo tiền đè bẹp, phải sống
mịn như một kẻ vơ ích, một đời thừa…
+ Cuộc đấu tranh kiên trì của những người tri thức
nghèo trước sự cám dỗ của lối sống ích kỉ, để thực
hiện lí tưởng sống, vươn tới một cuộc sống cao
đẹp.
+ Diễn tả hết sức chân thực tình cảnh nghèo khổ,
dở sống, dở chết của những nhà văn nghèo. Ông
đi sâu vào những bi kịch tâm hồn họ để từ đó tố
cáo xã hội trà đạp lên ước mơ con người:

b. Người nông dân nghèo.
- Những tác phẩm tiêu biểu: Chí phèo, Một bữa
no, Tư cách mõ, Lang rận, Lão Hạc, Dì Hảo, Nửa
đêm, Mua danh, Trẻ con khơng biết ăn thịt chó…
- Nội dung.
+ Bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam


trước cách mạng tháng Tám: Nghèo đói, xơ xác,
bần cùng.
+ Kết án đang thép xã hội bất công tàn bạo đã
khiến cho một bộ phận nơng dân nghèo đói bần
cùng, lưu manh hóa. Quan tâm đến số phận hẩm
hiu, bị ức hiếp, bị xô đẩy vào con đường cùng của
tội lỗi. Ông lên tiếng bênh vực quyền sống, và
nhân phẩm của họ
( Chí phèo, Lang rận, Lão Hạc, Dì Hảo…)
+ Chỉ ra những thói hư tật xấu của người nơng
dân, một phần do mơi trường sống, một phần do
chính họ gây ra ( Trẻ con khơng biết ăn thịt chó,
rửa hờn…)
+ Phát hiện và khẳng định được nhân phẩm và
bản chất lương thiện của người nông dân, cho dù
bị xã hội vùi dập, bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân
tính.( Chí Phèo.)
 Dù ở đề tài nào ơng ln day dứt đớn đau trước
tình trạng con người bị bị xói mịn về nhân phẩm,
bị huỷ diệt về nhân tính.
- Sau cách mạng, Nam Cao là cây bút tiêu biểu
của văn học giai đoạn kháng chiến chống Pháp. (

Nhật kí ở rừng, Đơi mắt, tâp kí sự Chuyện biên
giới…). Ơng lao mình vào kháng chiến, tự nguyện
làm anh tuyên truyền vô danh cho cách mạng. Các
tác phẩm của ông luôn luôn là kim chỉ nam cho
các văn nghệ sỹ cùng thời.
3. Phong cách nghệ thuật:
- Sau cách mạng ngòi bút Nam - Là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo:
Cao có gì khác với trước cách + Đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần của


mạng?

con người.
+ Biệt tài phát hiện, miêu tả, phân tích tâm lí nhân
vật.
+ Rất thành cơng trong ngơn ngữ đối thoại và độc
thoại nội tâm.
+ Kết cấu truyện thường theo mạch tâm lí linh

Nhóm 4: Vì sao nói Nam Cao là

hoạt, nhất quán và chặt chẽ.

nhà văn có phong cách nghệ thuật

+ Cốt truyện đơn giản, đời thường nhưng lại đặt ra

độc đáo?

vấn đề quan trọng sâu xa, có ý nghĩa triết lí về

cuộc sống và con người xã hội.
 Ngịi bút của ơng lạnh lùng, tỉnh táo, nặng trĩu ưu
tư và đằm thắm yêu thương. Nam Cao được đánh
giá là nhà văn hàng đầu trong nền vh VN thế kỷ

XX.
c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.
- Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề,
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Khi viết về người nơng dân và trí thức tiểu tư sản nghèo, Nam Cao đặc biệt
quan tâm đến:
A. Khẳng định phẩm chất lương thiện, tốt đẹp của họ.
B. Ước mơ vươn tới cuộc sống cao đẹp hơn, có ý nghĩa hơn ở họ.
C. Tình trạng con người bị huỷ hoại về nhân phẩm vì cuộc sống khốn cùng.
D. Cuộc sống đói nghèo, bế tắc, khốn cùng của họ.
Câu 2: Quan điểm của Nam Cao về vai trò và trách nhiệm của nhà văn được trình
bày rất rõ trong tác phẩm:
A. Đời thừa, Chí phèo,

B. Đơi mắt, Sống mịn

C. Giăng sáng, Đời thừa

D. Đơi mắt, Chí phèo, Đời thừa

Câu 3: Trong lĩnh vực truyện ngắn và tiểu thuyết, Nam Cao được coi là người có sở



trường đặc biệt về điều gì?
A. Sở trường diễn tả, phân tích tâm lí con người.
B. Sở trường sử dụng thủ pháp nghệ thuật đối lập.
C. Sở trường xây dựng kết cấu tác phẩm.
D. Sở trường xây dựng hình tượng người kể chuyện.
d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của
bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức
- Phương pháp: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học.
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau:
+ Vẽ sơ đồ tư duy bài Nam Cao
+ Tìm đọc các bài viết về nhà văn Nam Cao
(1) Truyện Chí Phèo viết cùng đề tài với tác phẩm nào đã học của Nam Cao? Nhắc lại
một vài nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó?
(2) Truyện có tên là “Chí Phèo”. Đó là tên của nhân vật chính trong truyện. Cái tên đó
gợi cho em những suy nghĩ gì? Hãy nêu dự đoán của em về nội dung của truyện.
3) Tìm và nêu vài nét khái qt về hồn cảnh sáng tác của tác phẩm.
(4) Đọc lướt tác phẩm và cho biết: theo em, mục đích của tác giả khi viết tác phẩm này
là gì?
(5) Em đã đọc nhiều truyện ngắn. Theo em, những yếu tố nào của truyện ngắn cần khai
thác trong quá trình đọc truyện?
3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút )
- Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap
- Chuẩn bị: Chí Phèo

+ Xem lại kiến thức đọc hiểu văn bản


+ Kiểu bài nghị luận xã hội

Lớp 11B2:

Tởng số:

Vắng:
Tiết 52

CHÍ PHÈO - PHẦN II TÁC PHẨM
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
+ Hình tượng nhân vật Chí Phèo (những biến đổi về nhân hình, nhân tính sau khi ra tù;
nhất là tâm trạng và hành động của Chí sau khi gặp Thị Nở cho đến lúc tự sát).
+ Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của t/p.
+ Những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn NC như điển hình hố nhân vật, miêu
tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật, ngơn ngữ nghệ thuật, ...
+ Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Môi trường sống của con người (mối quan hệ
giữa người với người).
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
3.Thái độ: Cảm thông, trân trọng khát vọng sống của người dân nghèo khổ bị đẩy vào
bước đường cùng trước Cách mạng tháng Tám
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Nam Cao
- Năng lực đọc – hiểu truyện ngắn Chí Phèo.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả, tác phẩm;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành cơng, hạn chế, những đóng góp nổi
bật của nhà văn
- Năng lực phân tích, so sánh các đề tài trong sáng tác của Nam Cao
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.

II. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Chuẩn bị của GV:


- SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 1); Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn
11; Định hướng tìm hiểu nội dung bài học qua hệ thống câu hỏi bài tập; Tài liệu tham
khảo; Sưu tầm tranh, ảnh về Nam Cao, phim Làng Vũ Đại ngày ấy.
2. Chuẩn bị của HS:
- Tìm đọc tồn bộ tác phẩm Chí Phèo
- Trả lời các câu hỏi phần hươgs dẫn học bài
III. Tiến trình giờ học.
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu ở nông thơn đồng bằng Bắc bộ; tình u thiên nhiên, đất
nước và tâm trạng của tác giả.
- Sự tinh tế, tài hoa trong nghệ thuật tả cảnh và trong cách sử dụng ngôn từ của Nguyễn
Khuyến.
2. Về kĩ năng:
- Kỹ năng đọc hiểu: đọc hiểu văn bản thơ trữ tình
- Kỹ năng trình bày vấn đề: trình bày kiến thức về một tác giả, tác phẩm văn học.
3. Về thái độ:
- Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản về tác giả văn học
- Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về tác gia, tác phẩm văn học
- Hình thành nhân cách bồi dưỡng tình cảm: Giáo dục tình u thiên nhiên, đất nước từ
đó có ý thức gìn giữ bảo vệ thiên nhiên, mơi trường sống.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
- Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm thơ trữ tình trung đại
Việt Nam.

- Năng lực hợp tác, giao tiếp khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc
điểm cơ bản, giá trị của những tác phẩm thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của các tác phẩm thơ trữ tình trung đại Việt
Nam.


- Năng lực tự học, tạo lập văn bản nghị luận.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng
Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập
- Tư liệu tham khảo: Văn học trung đại Việt Nam (NXB Giáo dục 2002)
2. Chuẩn bị của học sinh:
- SGK, SBT Ngữ văn 11 (tập 1) soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở
ghi.
+ Đọc văn bản, trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài.
+ Sưu tầm những câu thơ,bài hát về mùa thu.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động)
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp
cận kiến thức mới.
- Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan
* Hình thức tổ chức hoạt động:
- GV cho Hs nghe một đoạn đọc ráp (Chí Phèo- Tiến Đạt), yêu cầu học sinh trong thời
gian 2 phút thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Ghi lại các từ khái quát về cuộc đời nhân vật Tơi: lầm lỗi, bơn ba, khơng cha, cái lị
gạch, mồ cơi….

+ Trả lời các câu hỏi:
? Nhân vật chính tâm sự về nỗi khở nào trong cuộc đời mình?
? Các em có nhận ra điểm tương đồng giữa số phận nhân vật tôi với một nhân vật
trong tác phẩm của nhà văn Nam Cao?
- Gv yêu cầu 2 HS trình bày, các HS khác bổ sung.
- Gv đặt vấn đề:


? Các em đã biết Nam Cao qua truyện ngắn Lão Hạc, sau khi đọc tác phẩm điều gì đọng
lại nhất trong em?- Tình thương con, khốn khổ vì đói…
- Gv dẫn dắt về tình thương con và nỗi khổ của Lão Hạc Thà chọn cái chết mà giữ
được nhân phẩm, tự trọng -> dẫn ý kiến của Nguyễn Tuân: “kể từ khi Chí Phèo ngật
ngưỡng bước ra từ trang sách của Nam Cao người ta mới thấu hiểu một cách đầy đủ về
nỗi thống khổ của người nông dân trong xã hội cũ”
? Tại sao vậy. Mời học sinh cùng tìm hiểu tác phẩm Chí Phèo.
b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút)
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Tìm hiểu chung về tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, để tài, nhan đề, giá trị tác
phẩm). Hình ảnh làng Vũ Đại, nhân vật Chí Phèo. (Người nông dân lương thiện).
- Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm,
Cơng não, thơng tin - phản hồi, mảnh ghép, đóng vai.
* Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
1. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung

Nội dung chính
I. Tìm hiểu chung:

Học sinh làm việc theo nhóm đơi, 1. Thể loại: Truyện ngắn.
thời gian 5 phút


2. Đề tài và nhan đề:

- Từ những hiểu biết về Nam Cao

- Số phận người nơng dân nghèo trước Cách

và tác phẩm (Hồn cảnh xuất

mạng tháng Tám.

thân, những yếu tố liên quan đến

- Chí Phèo lúc đầu có tên là “Cái lị gạch cũ”, sau

tác phẩm…) hãy tạo một tình

đó nhà xuất bản Đời Mới đổi lại thành “Đôi lứa

huống giả định về cuộc trị chuyện

xứng đơi” (1941), sau này tác giả tự sửa lại là

giữa một nhà văn trẻ và Nam Cao,

“Chí Phèo”. Được in trong tập Luống Cày

qua đó vừa giới thiệu được hồn

(1946).


cảnh sáng tác, nhan đề tác phẩm

3. Tóm tắt tác phẩm:

vừa chỉ ra được mối quan hệ giữa
nhà văn và thế giới nghệ thuật của
ông


- Gv mời 02 Hs bất kỳ lên đóng
vai.
- Gv yêu cầu các học sinh khác
đánh giá việc nhập vai của các bạn
và bày tỏ ý kiến của bản thân.
- GV chốt kiến thức bằng sơ đồ
trên máy chiếu cho học sinh ghi
bài.
HS tóm tắt theo sơ đồ (slide 4)

4. Giá trị của tác phẩm:
- Một kiệt tác trong văn xi VN hiện đại
- Có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ
-> Trình độ nghệ thuật bậc thầy của một nhà văn

2. Hướng dẫn tìm hiểu hình ảnh

lớn.
II. Đọc hiểu văn bản


làng Vũ Đại

1. Hình ảnh làng Vũ Đại:

Tồn bộ truyện Chí Phèo diễn ra ở * Làng Vũ Đại: là bức tranh thu nhỏ của làng Đại
làng Vũ Đại. Đây chính là khơng Hồng, q hương Nam Cao.
gian nghệ thuật của tác phẩm

- Là làng điển hình cho nơng thơn Việt Nam trước

- Làng Vũ Đại được miêu tả ntn?

Cách mạng Tháng Tám với những mâu thuẫn điển
hình:
+ Nơng dân >< địa chủ
+ Địa chủ >< địa chủ
- Đó là một làng quê “xa phủ, xa tỉnh”, khép kín
trong “một cái ao đời” tù đọng, “dân khơng q
hai nghìn” người.
=> Trở thành một miếng mồi béo bở cho bọn
cường hào, địa chủ.
* Cư dân:
- Trong làng có nhiều thành phần:
+ Loại vai vế: Bá Kiến, Đội Tảo, Bát Tùng, Cánh
Tư Đam


=> Nhiều bè cánh, hiện tượng phổ biến ở nông
thôn Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám.
+ Loại cùng đinh:

- Dựng lên bức tranh về nông thôn ~ Những người nơng dân nghèo khổ, tha hóa
VN trước cách mạng tháng Tám (Năm thọ, Binh Chức, Chí Phèo)
Nam Cao muốn nói gì với bạn ~ Đám đơng vơ danh (sợ sệt, nhu nhược, ghét lôi
đọc?

thôi)
- Mâu thuẫn giai cấp gay gắt, âm thầm mà quyết
liệt, khơng khí tăm tối, ngột ngạt.

Thảo ḷn cặp đơi:

-> hình ảnh thu nhỏ của nơng thơn VN trước CM
2. Hình tượng nhân vật Chí Phèo

Cuộc đời của Chí Phèo có thể chia
làm mấy giai đoạn?
- Từ lúc ra đời cho đến khi bị đẩy
vào tù: Con người lương thiện
- Khi ra tù và đến khi gặp Thị Nở:
- Khi bị TN từ chối đến khi tự sát
GV mời 01 HS đọc đoạn văn từ

a. Sự xuất hiện của nhân vật:

“Hắn vừa đi…….không ai biết”

- Cấu trúc: Trời -> đời -> Làng Vũ Đại -> đứa

GV giao nhiệm vụ học sinh hoạt


nào không chửi nhau -> đứa nào đẻ ra hắn => đối

động nhóm theo bàn: Xác

tượng thu hẹp dần nhưng giai điệu tiếng chửi căng

định: điểm nhìn trần thuật, vai kể,

dần

ngơi kể, giọng kể và nhận xét về

- Ngôn ngữ: nửa trực tiếp, vừa kể vừa tả một cách

cách giới thiệu nhân vật?

khách quan, vừa như nhập vào Chí Phèo kể và

- Cách vào truyện của Nam Cao nghĩ -> biến hóa linh hoạt
có gì độc đáo?

- Ý nghĩa của tiếng chửi:

- Nhận xét của em về ngôn ngữ kể, + Sự tức giận, phẫn uất bị dồn nén lâu ngày, bật ra
tả của tác giả trong đoạn này?

thành tiếng chửi
+ Thể hiện khát khao được giao tiếp với mọi

- Theo em Chí Phèo chửi bới lung người, là sự phản kháng, là nỗi đau, bi kịch bị từ



tung như vậy là vì say rượu hay vì chối của con người bị XH cự tuyệt.
lí do nào khác?

+ Sự bất lực, bế tắc, cơ đơn của Chí giữa cuộc đời
=> Ấn tượng sâu sắc về sự cô đơn, đáng thương,
khát khao được giao tiếp với đồng loại

- Qua tiếng chửi của Chí Phèo cho => Sự vật vã của một tâm hồn đau khổ tuyệt vọng
ta một ấn tượng về con người CP => Sự bi phẫn cùng cực với cái xã hội đã sinh ra
như thế nào?

kiếp sống CP
b. Chí Phèo trước khi đi tù

- Trước khi đi tù CP là người
-

- Hoàn cảnh xuất thân:

như thế nào?

+ Khơng cha, khơng mẹ, bị bỏ rơi ở lị gạch.

Lai lịch, nguồn gốc

+ Được người làng chuyền tay nhau nuôi.

- Phẩm chất, ý thức


+ Năm 20 tuổi đi làm canh điền cho nhà Bá Kiến

- Khát vọng, ước mơ

- Tính cách, phẩm chất
+ Là anh canh điền “hiền lành như đất”, làm việc
quần quật.

Em có nhận xét gì về CP trong 20

+ Mơ ước bình dị: “có một gia đình nho nhỏ,

năm đầu của cuộc đời?

chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải…”
+ Bị bà ba gọi lên bóp chân: “chỉ thấy nhục chứ
u đương gì”
=> Chí Phèo là người nơng dân lương thiện,
chăm chỉ có ước mơ bình dị, dù trong hoàn

cảnh nào vẫn giữ được lương tâm trong sáng.
c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.
- Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề,
* Hình thức tổ chức hoạt đợng: HS thảo ḷn nhóm theo bàn
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới
"Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Có hề gì? Trời có
của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng



là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ:
“chắc nó trừ mình ra!”. Khơng ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức
chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng
cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu khơng? Thế thì có khở hắn không?
Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha!
Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái
thằng Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa chết mẹ nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết!
Hắn khơng biết, cả làng Vũ Đại cũng khơng ai biết…
(Trích “Chí Phèo” – Nam Cao)
1.Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính?
2.Văn bản trên nói về điều gì?
3.Tác giả đã sử dụng những kiểu câu nào?
4.Trong văn bản trên, Chí Phèo đã chửi những ai? Tiếng chửi của Chí có ý nghĩa gì?
5. Nêu 2 thành phần nghĩa trong câu sau:…hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết
mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo
6. Từ văn bản trên, em hãy chứng minh từ tiếng việt khơng biến đổi hình thái
7.Đặt tiêu đề cho văn bản trên.
Định hướng trả lời
1. Phương thức tự sự
2.Văn bản trên nói về tiếng chửi của Chí Phèo, một thằng say rượu
3. Tác giả đã sử dụng rất nhiều kiểu câu khác nhau: Câu trần thuật (câu kể, câu miêu
tả), câu hỏi (câu nghi vấn), câu cảm thán.
4.Chí Phèo chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhau
với hắn, chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn. Tiếng chửi của Chí Phèo đã tạo ra một
màn ra mắt độc đáo cho nhân vật, gợi sự chú ý đặc biệt của người đọc về nhân vật.
Tiếng chửi ấy vừa gợi ra một con người tha hóa đến độ lại vừa hé lộ bi kịch lớn nhất
trong cuộc đời nhân vật này. Chí dường như đã bị đẩy ra khỏi xã hội lồi người. Khơng
ai thèm quan tâm, khơng ai thèm ra điều. Chí khao khát được giao hịa với đồng loại, dù

là bằng cách tồi tệ nhất là mong được ai đó chửi vào mặt mình, nhưng cũng không
được.


5. Nghĩa sự việc: nói về hành động của Chí :hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết
mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo
Nghĩa tình thái: thể hiện thái độ của Nam Cao khi miêu tả nhân vật: bề ngồi thì dửng
dưng lạnh lùng nhưng trong sâu thẳm là sự cảm thông thương xót
6. Từ hắn được lặp lại nhiều lần, giữ nhiều chức vụ khác nhau nhưng không thay đổi về
âm đọc và chữ viết
7.Học sinh đặt tiêu đề ngắn gọn, khái quát nội dung và chủ đề đoạn trích
d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của
bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức
- Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học.
* Hình thức tở chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau:
Tình trạng sử dụng bia rượu ở địa phương và hậu quả của thực trạng này.
3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút )
- Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap
- Chuẩn bị Tiết 2 Chí Phèo
- Trả lời các câu hỏi:
+ Tóm tắt những sự việc chính xảy ra đối với nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích. Theo
em, sự việc nào là quan trọng nhất để đưa đến kết thúc của truyện?
Vì sao?
+ Nêu những diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở. Tác giả đã sử dụng
những hình thức ngơn ngữ nào để diễn tả tâm trạng đó của nhân vật?
+ Liệt kê những chi tiết liên quan đến sự quan tâm, chăm sóc của thị Nở đối với Chí
Phèo. Sự quan tâm, chăm sóc ấy đã làm thay đởi con người Chí Phèo như thế nào? Em
đánh giá gì về nhân vật thị Nở?



Q thày cơ liên hệ số 0989.832560 (có zalo)
để có đủ cả năm bộ giáo án trên nhé






Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×