Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

PHÂN TÍCH NỘI DUNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ. VẬN DỤNG QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.06 KB, 20 trang )

BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG – LƯU TRỮ

TÊN ĐỀ TÀI:
VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ
TRONG GIẢ QUYẾT MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỤ THỂ TRONG THỰC
TIỄN VỀ TAI NẠN GIAO THÔNG

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Triết học Mác – Lênin
Mã phách:

Hà Nội – 2021

MỤC LỤC


2

Từ viết tắt
TNGT
ATGT
LGT

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Giải thích
Tai nạn giao thơng
An tồn giao thơng
Luật giao thơng




3

MỞ ĐẦU
1. Lý

do chọ đề tài
Trong những năm vừa qua, đi đôi với sự thăng trưởng Kinh tế, đất nước

ta đã và đang nhập những thiết bị tiên tiến nhằm cũng cố và phát triển.
Phương tiện giao thông cũng là một trong những sản phẩm được ta hội nhập
vào thị trường trong nước để phục phụ cho việc đi lại, làm việc của người
dân,v.v…. Và phương tiện giao thông đã và đang góp một phần khơng nhỏ
cho việc phát triển của nền kinh tế đất nước và đưa đất nước đi lên.
Bên cạnh sự phát triển không ngừng của các phương tiện giao thơng ở
nước thì đi kèm theo đó là những hành vi thiếu ý thức, trách nhiện của một bộ
phận người dân để từ đó đã gây ra những vụ tai nạn thương thâm làm thiệt hại
lẫn người và của khơng chỉ có thể nó cịn gây ra sự đã kích tâm lý lớn với
những người vơ tình gặp phải. Tai nạn giao thông đã trửi thành một vấn nạn
lớn của nước ta hiện nay cần phải được khắc phục một cách triệt để.
Báo Thanh niên cho hay : Theo thống kê của Ủy ban An tồn giao
thơng quốc gia, 12 tháng qua (tính từ ngày 15.12.2019 đến 14.12.2020), tồn
quốc xảy ra 14.510 vụ tai nạn giao thơng, làm chết 6.700 người, bị thương
10.804 người. So với cùng kỳ năm 2019, số vụ tai nạn giao thông giảm 3.111
vụ (giảm 17,6%), số người chết giảm 924 người (giảm 12,1%), số người bị
thương giảm 2.820 người (giảm 20,7%). Tuy số lượng đã giảm đi đáng kể so
với năm 2019 nhưng vẫn còn khá cao.
Theo báo Người lao động : Thống kê của Uỷ ban An tồn giao thơng
quốc gia, trong quý I/2021, trên cả nước đã xảy ra 3.206 vụ tai nạn giao

thông, làm chết 1.672 người, bị thương 2.386 người. So với cùng kỳ năm
2020, giảm 263 vụ (giảm 7,58%), số người bị thương giảm 183 người nhưng
số người chết tăng 33 người (tăng 2,1%). Trong đó, có 30 tỉnh, thành phố có
số người chết giảm so với cùng kỳ năm 2020, 9 địa phương giảm trên 30% số


4

người chết, nhưng vẫn cịn 30 tỉnh có số người chết do tai nạn giao thông tăng
so với cùng kỳ, 16 tỉnh tăng trên 30%. Tuy đã giảm đi rất nhiều nhưng các
tỉnh vẫn còn tăng so với cùng kỳ mọi năm.
Với số liệu trên ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc chấp hành
tốt các quy định trong khi tham gia giap thông của người dân là rất quan
trọng. Nhưng quan trọng nhất vẫn là ý thức và trách nhiệm không chỉ mỗi cái
nhân hay tập thể nào mà đó là tất cả mọi người. Mặc dù nhà nước đã để ra
khơng ít những biện pháp, cũng như áp dụng các chính sách bắt buột và khắc
khe đối vưới người tham gia giao thông về các hành vi vi phạm trật tự, an
tồn giao thơng nhưng số lượng tai nạn giao thông giảm vẫn là không đáng
kể.
Xuất phát từ các thực trạng trên nên tôi đã chọn đề tài “ Vận dụng cặp
phạm trù nguyên nhân và kết quả trong giả quyết một số vấn đề cụ thể trong
thực tiễn về tai nạn giao thông” để thực hiện bài tập lớn triết học của mình.
2. Mục

tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng tai nạn giao thơng, phân tích, đánh giá ý thức,

nhiệm vụ của người dân trong vấn đề tai nạn giao thông và đề xuất một số
giải pháp góp phần cải thiện tỉ lệ tai nạn giao thông ở nước ta.
3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu: người dân và những kiều bào đang sống trên lãnh thổ
Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trong phạm vi nước Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong đó, chú ý một số phương pháp
chính là: Logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, gắn lý luận với thực tiễn để
thực hiện nhiệm vụ đề tài đặt ra.


5

5. Ý

nghĩa của việc nghiên cứu

Để đáng giá thực trạng tình hình giao thơng ở nước ta nhằm đưa ra các biện
pháp hợp lý để có thể khắc phục giảm thiểu tối đa số vụ tai nạn giao thông.


6

NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan về cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả
1.1. Khái

niệm của cặp phạm trù nguyên nhân kết quả

Nguyên nhân là phạm trù dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các
mặt trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi

nhất định nào đó.
Kết quả là một phạm trù dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do tác
động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau
gây ra.
Nội hàm của khái niệm nguyên nhân vừa trình bày đưa lại cho chúng ta
nhận thức đầu tiên rất quan trọng, đồ là sự vật hiện tượng khơng bao giờ là
chính bản thân nguyên nhân, chỉ có sự tác động của các sự vật hiện tượng mới
là nguyên nhân. Cho nên, nếu ta ở gần một thằng lưu manh thì bản thân thẳng
lưu manh chưa là tai họa cho ta, chỉ khi nó có những hành động lưu manh
xâm hại đến chính bản thân ta, bấy giờ hành động xâm hại đó mới là nguyên
nhân gây ra tai họa cho chúng ta.
Có rất nhiều ví dụ để cho người ta quán triệt được nhận thức sâu sắc
này. Ví dụ bản thân cái nhân chứa ở trong hạt không phải là nguyên nhân của
cái mẩm, mà những quả trình sinh học và hóa học (q trình sinh học, hóa học
này mới chính là nguyên nhân làm nảy sinh nên mẩm chứ không phải bản
thân cái nhân). Do đó trong trường hợp này có thể liên hệ sang lĩnh vực khác,
một cặp phạm trù khác đó là khả năng và hiện thực. Trong trường hợp này, cái
nhân ở trong hạt mới chỉ là khả năng mà thơi, chỉ bao giờ nó hóa thành hiện
thực là những q trình sinh hóa ở trong cái hạt, bây giờ nó mới là sự tác
động và nó mới làm này sinh mẩm. Tóm lại, cái mầm là kết quả sinh ra từ
những quả trình sinh học, hóa học ở trong cái nhân chứ không phải bản thân
cái nhân là nguyên nhân của nó.


7

Vấn đề thứ hai là trong thế giới luôn luôn có sự tác động qua lại của các
sự vật hiện tượng với nhau. Suy cho cùng, mỗi một sự tác động đều đưa lại
những hệ quả nào đó, một kết quả nào đó, nhưng như vậy mọi tác động của
bản thân nó đều chưa được xem xét như là những nguyên nhân. Nguyên nhân

chỉ là nguyên nhân trong mối quan hệ với kết quả. Nếu khơng có kết quả thì
cũng khơng gọi sự tác động đó là ngun nhân. Hay nói cách khác, nếu khơng
quy kết quả như là hậu quả của một quá trình tác động thì tác động đó cũng
khơng được gọi là ngun nhân.
Cịn bây giờ chúng ta nói đến vấn đề kết quả. Kết quả vốn là sự xuất
hiện của một sự vật hiện tượng nào đó. Như vậy, sự xuất hiện đó chỉ được
xem là kết quả nếu xem xét nó sinh ra từ những nhân tố nào. Các nguyên
nhân là sự tác động thì kết quả có thể là sự vật hiện tượng.
1.2. Tính

chất của nguyên nhân và kết quả

Tính khách quan: điều này thể hiện ở chỗ, mối liên hệ nhân quả là vốn
có của sự vật, khơng phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Dù con
người có biết hay khơng thì giữa các yếu tố trong một sự vật, hoặc giữa các sự
vật vẫn liên hệ, tác động để gây ra những biến đổi nhất định.
Tính phổ biến: thể hiện ở chỗ, mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã
hội, tư duy đều có mối liên hệ nhân quả. Khơng có hiện tượng nào khơng có
ngun nhân của nó.
Tính tất yếu: thể hiện ở chỗ, cùng một ngun nhân như nhau, trong
những điều kiện như nhau thì kết quả gây ra phải như nhau. Nghĩa là nguyên
nhân tác động trong những điều kiện càng ít khác nhau thì kết quả do chúng
gây ra càng giống nhau.
1.3. Mối

quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả
- Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả: Ngun nhân ln có trước kết quả về mặt
thời gian. Tuy nhiên, không phải mọi sự nối tiếp nhau về thời gian đều là quan



8

hệ nhân quả. Ví dụ, ngày và đêm khơng phải là nguyên nhân của nhau. Sấm
và chớp không phải nguyên nhân của nhau.
Muốn phân biệt nguyên nhân và kết quả thì phải tìm ở quan hệ sản
sinh, tức là cái nào sinh ra cái nào. Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết
quả khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể.
ví dụ: gạo và nước đun sơi có thể thành cơm, cháo, v.v phụ thuộc vào nhiệt
độ, mức nước, v.v.
Ngược lại, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.
ví dụ: sức khoẻ của chúng ta tốt do luyện tập thể dục, do ăn uống điều độ, do
chăm sóc y tế tốt v.v…. chứ khơng chỉ một nguyên nhân nào.
- Trong

những điều kiện nhất định, nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hố lẫn

nhau: Nghĩa là cái trong quan hệ này được coi là nguyên nhân thì trong quan
hệ khác có thể là kết quả. Ví dụ, chăm chỉ làm việc là nguyên nhân của thu
nhập cao. Thu nhập cao lại là nguyên nhân để nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần cho bản thân.
Kết quả, sau khi xuất hiện lại tác động trở lại nguyên nhân (hoặc thúc
đẩy nguyên nhân tác động theo hướng tích cực, hoặc ngược lại).
ví dụ: nghèo đói, thất học làm gia tăng dân số, đến lượt nó, gia tăng dân số lại
làm tăng nghèo đói, thất học, v.v….
1.4. Ý

nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả
Thứ nhất, nếu bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có nguyên nhân của

nó và do nguyên nhân quyết định, thì để nhận thức được sự vật, hiện tượng ấy

nhất thiết phải tìm ra nguyên nhân xuất hiện của nó; muốn loại bỏ một sự vật,
hiện tượng nào đó khơng cần thiết, thì phải loại bỏ ngun nhân sinh ra nó.
Thứ hai, xét về mặt thời gian, nguyên nhân có trước kết quả nên khi tìm
ngun nhân của một sự vật, hiện tượng cần tìm ở các sự vật, sự kiện, mối
liên hệ đã xảy ra trước khi sự vật, hiện tượng xuất hiện. Trong thời gian hoặc


9

trong mối quan hệ nào đó, vì ngun nhân và kết quả có thể đổi chỗ cho nhau,
chuyển hóa lẫn nhau nên để nhận thức được tác dụng của một sự vật, hiện
tượng và để xác định phương hướng đúng cho hoạt động thực tiễn, cần nghiên
cứu sự vật, hiện tượng đó trong mối quan hệ mà nó giữ vai trò là kết quả,
cũng như trong mối quan hệ mà nó giữ vai trị là ngun nhân, sản sinh ra
những kết quả nhất định.
Thứ ba, một sự vật, hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và
quyết định, nên khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó khơng vội kết luận về
nguyên nhân nào đã sinh ra nó; khi muốn gây ra một sự vật, hiện tượng có ích
trong thực tiễn cần phải lựa chọn phương pháp thích hợp nhất với điều kiện,
hồn cảnh cụ thể chứ khơng nên rập khuôn theo phương pháp cũ. Trong số
các nguyên nhân sinh ra một sự vật, hiện tượng có nguyên nhân chủ yếu và
nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài, nên
trong nhận thức và hành động cần dựa vào nguyên nhân chủ yếu và nguyên
nhân bên trong.


10

Chương 2: Vận dụng cơ sở lý luận và ý trên như sự khẳng định về sự
đúng đắn của phương pháp luận “ Nguyên nhân – Kết quả” vào vấn đề

an tồn giao thơng
2.1.Thực trạng và nhận thức thực trạng hiện tại về tình hình giao thơng
nước ta
2.1.1. Thực trạng hiện tại về vấn đề an tồn giao thơng hiện nay ở
nước ta
Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an cho biết, 6 tháng
đầu năm 2021 (tính từ ngày 15/12/2020 đến ngày 14/6/2021), tồn quốc xảy
ra 6.340 vụ tai nạn giao thông, làm chết 3.192 người, bị thương 4.475 người.
So với cùng kỳ năm 2020, tai nạn giao thông giảm 580 vụ (8,38%), giảm 90
người chết (2,74%) và giảm 570 người bị thương (11,29%).
Trong số này, trên lĩnh vực đường bộ xảy ra 6.278 vụ tai nạn giao
thông, làm chết 3.147 người, bị thương 4.465 người. So với cùng kỳ năm
2020, giảm 550 vụ (8,05%), giảm 63 người chết (1,96%), giảm 564 người bị
thương (11,21%). Trong đó, có 11 vụ đặc biệt nghiêm trọng, làm chết 34
người, bị thương 17 người. Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông chủ yếu là
chạy quá tốc độ quy định, tránh vượt sai quy định, không đi đúng phần
đường, làn đường…
Trên lĩnh vực đường sắt, cả nước xảy ra 38 vụ, làm chết 30 người, bị
thương 9 người. So với cùng kỳ năm 2020, giảm 10 vụ (20,83%), giảm 7
người chết (18,91%), giảm 3 người bị thương (25%).
Đường thủy nội địa xảy ra 24 vụ tai nạn giao thông, làm chết 15 người,
bị thương 1 người. So với cùng kỳ năm 2020, giảm 20 vụ (45,45%), giảm 20
người chết (57,14%), giảm 3 người bị thương (75%).
Trong 6 tháng 2021, lực lượng Cảnh sát giao thông cả nước đã xử lý
trên 1,73 triệu trường hợp vi phạm trật tự, an tồn giao thơng đường bộ,


11

đường sắt và đường thủy nội địa, phạt tiền trên 1.717 tỷ đồng, tước 167.761

giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn, tạm giữ 298.008 phương tiện
các loại. So với cùng kỳ năm 2020, xử lý giảm 102.280 trường hợp (5,57%),
tiền phạt tăng gần 99,8 tỷ đồng (6,16%).
Đáng chú ý trên lĩnh vực đường bộ, lực lượng Cảnh sát giao thông đã
xử lý trên 1,66 triệu trường hợp, phạt tiền 1.653 tỷ đồng. Trong đó, có
123.160 trường hợp vi phạm nồng độ cồn (chiếm 7,38%); 1.144 trường hợp
lái xe dương tính với chất ma túy (chiếm 0,06%); 17.778 trường hợp chở
hàng quá tải (chiếm 1,06%); 5.676 trường hợp vi phạm quy định về đóng mới,
hốn cải, sửa chữa phương tiện (chiếm 0,34%); 58.470 trường hợp vi phạm
làn đường, phần đường (chiếm 3,5%); 175.872 trường hợp chạy quá tốc độ
quy định (chiếm 10,54%)...
Lĩnh vực đường sắt xử lý 5.371 trường hợp, phạt tiền 2,8 tỷ đồng.
Đường thủy xử lý 59.849 trường hợp, phạt tiền 61,6 tỷ đồng.
Toàn quốc đã xảy ra 48 vụ ùn tắc giao thông trong thời gian 6 tháng
đầu năm; so với cùng kỳ năm 2020 số vụ không tăng không giảm. Nguyên
nhân của các vụ ùn tắc này chủ yếu là do tai nạn giao thông: 45 vụ (93,75%),
do sự cố phương tiện là 3 vụ (6,25%).
2.1.2. Nhận thức thực trạng của người dân về tai nạn giao thơng
Trước đây, có người bảo do hệ thống đường xá nước ta yếu kém chính
là một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông. Song, một khi cơ
sở hạ tầng được nâng cấp thì dường như số vụ TNGT lại khơng giảm mà cịn
gia tăng mạnh mẽ. Nhiều người vẫn xem việc bản thân bị TNGT là bởi “số
trời”, “trời kêu ai nấy dạ”. Một tư tưởng cổ hũ cần được chấm dứt, xoá bỏ. Ai
cũng thừa nhận rằng, nguyên nhân tiên quyết của tình trạng TNGT ở nước ta
khơng được cải thiện là mấy chính ở bởi ý thức của người dân nước ta khi
tham gia giao thông. Dù chúng ta đã gia tăng các hình phạt người vi phạm


12


luật ATGT, dù có nhiều bài báo đã chỉ ra ý thức yếu kém, cách hành xử văn
hoá thấp khi tham gia giao thông của người dân; dù các cấp đẩy mạnh hình
thức tuyên truyền nhưng xem ra TNGT vẫn không thuyên giảm.Song, chúng
ta chỉ mới nêu ra ý thức yếu kém của mọi người khi tham giao thông nhưng
lại khơng có cách nào để nâng cao ý thức này.
2.2. Một

số ngun nhân chính dẫn đến tai nạn giao thơng
+ Tai nạn giao thông xảy ra chủ yếu do người điều khiển phương tiện

khơng có ý thức chấp hành luật lệ giao thông, uống rượu bia khi tham gia giao
thông và chạy xe quá tốc độ trên các tuyến đường. Điển hình, ở lứa tuổi thanh
thiếu niên vì muốn thể hiện bản thân mà bất chấp mọi quy tắc tốc độ, vượt ẩu
và còn rất nhiều nguyên nhân khác ... Tất nhiên, mọi vụ tai nạn đều do người
điều khiển phương tiện gây ra, nhưng tai nạn không chỉ do chủ quan mà còn
do nguyên nhân khách quan, và yếu tố khách quan mới là yếu tố chủ yếu gây
ra tai nạn.
+ Trong các phương tiện giao thông phổ biến như: máy bay, tàu hỏa,
tàu điện, ô tô, mô tô, xe gắn máy,… Hai phương thức đi lại là ô tơ và xe máy
được người dân nước ta ưa thích nhất. Dễ sử dụng. Nhưng cũng vì thế mà loại
hình vận tải này kém an toàn nhất. Xã hội ngày nay ưa chuộng loại hình này
và có hàng nghìn chuyến đi mỗi ngày. Xe máy, ô tô lưu thông trên mọi nẻo
đường từ trong thành thị đến nông thôn.
+Nước ta thuộc vào nhóm nước có tỉ lệ người sử dụng xe máy cao
trong khu vực. Sai lầm trong việc lựa chọn hình thức di chuyển là ngun
nhân chính dẫn đến tai nạn xảy ra nhiều, nhất là trong bối cảnh hệ thống giao
thông của ta đang phát triển hỗn độn, dễ mất an tồn, cơ sở hạ tầng khơng
đảm bảo.
- Ngồi


ngun nhân gây bởi loại hình di chuyển, các vụ tai nạn còn bị chi phối

bởi các nguyên nhân khách quan khác như:


13

+ +Đường phố chật hẹp, chỉ thích hợp cho các loại xe chạy chậm, mật
độ thấp. Các tuyến đường đang được cải tạo, sửa chữa nên dễ xảy ra những sự
cố trên đường.
+ Số lượng phương tiện tham gia giao thơng q lớn, mật độ q lớn;
trong đó phần lớn là ô tô, xe máy. Đặc biệt trong thời gian gần đây: Mật độ
phương tiện tăng nhanh kéo theo sự gián đoạn làm giảm độ an toàn và ổn định
của hệ thống giao thông.
+Đội ngũ điều hành, quản lý giao thơng có trình độ nghiệp vụ yếu, hoạt
động kém hiệu quả...
- Tất

cả các nguyên nhân chủ quan, khách quan tạo nên bức tranh giao thông hỗn

loạn. Kết quả là, hàng trăm vụ tai nạn xảy ra. Mỗi ngày đó là nỗi đau mà
chúng ta phải chịu đựng trong thời bình.
- Điều đặc biệt thích thú đối với các bạn trẻ khi được lái một chiếc xe với quá
nhiều chức năng tuyệt vời. Tuy vậy, sự thú vị chỉ đến khi người điều khiển
làm chủ được tay lái, còn khi nguy cấp, sự sợ hãi làm tê cứng mọi cử động thì
chiếc xe như một con ngựa bất trị, hung hãn và vơ cùng nguy hiểm. Biết được
điều nầy thì tai nạn đã đến và mọi chuyện đã quá muộn...!
- Với đường sá nhỏ hẹp ở các thành phố ta, theo quy định các môtô phải di
chuyển với tốc độ nhỏ hơn 40km/giờ. Vậy, cho lưu hành phổ biến loại môtô
phân khối cỡ trên 110cm3 là không phù hợp thực tế, vơ hình chung chúng ta

trang bị một khả năng chở nhiều, phóng nhanh, vượt ẩu và tai nạn xảy ra thì
thường là hậu quả rất nặng nề. Điều kiện đường xá thậm chí cịn tồi tệ hơn ở
các vùng nơng thôn và hầu hết người sử dụng mới làm quen với môtô-xe máy
nên tai nạn càng dễ xãy ra hơn...
- Ngồi ra, việc mua bán dưới lịng đường khơng chỉ gây tai nạn giao thơng mà
cịn ảnh hưởng đến sức khỏe cho người điều khiển phương tiện lẫn người
tham gia lưu thông trên đường. Việc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể con người
là điều không thể tránh khỏi và dẫn đến tình trạng mất an tồn vệ sinh thực


14

phẩm. Tuy nhiên, ý thức của người dân chưa cao nên việc cảnh giác này vẫn
còn hạn chế. Một mặt khác, mua bán ở lịng lề đường khơng phải chịu những
phần thuế và không tốn tiền thuê mặt bằng nên bớt gánh nặng về chi phí cho
người bán nhưng đổi lại những thứ đấy là sức khỏe của người tiêu dùng và
cũng chính sự an tồn của người bán.
- Quan trọng nhất cũng là ý thức tham gia của người dân ta còn quá kèm cũng
như thiếu chuẩn mực giống như việc đơn giản nhất là việc không nhường
đường tuy chiếm tỉ lệ không cao nhưng cũng không nhỏ về các vụ tai nạn giao
thơng. Ta có thể thấy rõ xuất phát từ việc không muốn nhường đường cho
người khác đi, từ đó xảy ra tình trạng chiếm đường bằng tốc độ, cố gắng chạy
nhanh hơn để có thể giành vị trí ưu tiên điển hình nhất là các tuyến xe bus chở
công nhân từ các khu công nghiệp luôn phóng nhanh kèm theo phượt ẩu gây
sự nguy hiểm đến tính mạng, hoang mang cho người tham gia lưu thơng đã có
khơng ít các trường hợp gây ra tai nạn thương tâm. Ngồi ra do họ nhường
đường khơng đúng cách, và dẫn đến việc họ chiếm đường và gây tai nạn. Đi
kèm theo đó trong q trình tham gia giao thơng các phương tiện có chiều
hướng vượt lên trên trước. Nhưng trong q trình vượt xe họ khơng chú ý đến
xung quanh.

- Khơng chỉ dừng lại ở đấy khơng ít xe máy, nhất là các đối là học sinh chưa đến
tuổi để sử dụng xe máy trên 97 cm 3, tuy nhiên phụ huynh vì lý do cơng việc
hoặc do thương con mà cho các em chạy xe đến trường. Cũng như cho các em
sử dụng phương tiện trước tuổi mà chưa được cấp bằng lái xe. Mặt khác, học
sinh vẫn đang trong độ tuổi thanh thiếu niên và dễ bị cám dỗ bởi các loại xe
mạnh nên việc khám phá, thử nghiệm, lái xe hoặc lạm dụng phương tiện cũng
là một phần nguyên nhân.
- Việc sử dụng rượu bia cũng là một vấn đề đáng phải quan tâm ở nước ta. Đằng
sau việc sử dụng rượu bia mang một hệ lụy khơng đáng có. Rượu bia có thể
làm cho khả năng điều khiển hành vi, ý thức suy giảm một cách tuyệt đối. Đa


15

phần người sau khi dùng rượu bia, sẽ có trạng thái căng thẳng, nhức đầu, tay
chân bủn rủn, không kiểm sốt được hành vi của bản thân. Từ đó tham gia
giao thông trở nên nguy hiểm hơn. Đặc biệt, sau khi đã có hơi men, các đối
tượng thường sẽ chạy xe vói tốc độ rất cao do khơng kiểm sốt được bản thân
nữa.
- Ngoài say rượu khi cầm lái mà thì phân tâm khi lái xe cũng là một nguyên nhân
lớn gây tai nạn. Người lái xe bị phân tâm khi không tập trung sự chú ý vào
con đường trước mặt và cơng việc lái xe, thay vào đó là nói điện thoại, gởi tin
nhắn, ăn vặt, trang điểm,…Lái xe mất tập trung đặc biệt nguy hiểm vì nó có
thể xảy ra bất cứ lúc nào. Các nhà nghiên cứu Virginia Tech cảnh báo sử dụng
tai nghe hay Bluetooth để nói chuyện qua điện thoại di động khơng an tồn
khi cầm tay. Tuyệt đối không sử dụng điện thoại di động trong khi lái xe là an
tồn hơn và có ý nghĩa thực tế đối với mọi người tham gia giao thông.
2.3. Hậu quả của tai nạn giao thông
Tai nạn giao thông không chỉ gây nguy hại về người, tài sản mà còn
khiến người dân khiếp sợ khi ra đường, đã trở thành vấn đề bức xúc của toàn

xã hội. Nó khơng chỉ là nỗi đau thể xác của người bị nạn mà nó cịn ảnh
hưởng đến người dân và người thân xung quanh cả về tinh thần, trí lực, gây
tổn thất cho xã hội về vật chất,.... Những người may mắn sống sót chỉ bị
thương nhẹ thì khơng kể đến, nhưng người chết sẽ ảnh hưởng không chỉ cá
nhân mà ảnh hưởng cả một tập thể trong đó có gia đình. Những người bị
thương nặng phải đối mặt với những thương tật phải mang trong mình suốt
đời mà khơng thể chữa lành được.
Quan trọng hơn, tai nạn giao thông có thể kết liễu cuộc đời của những
người trụ cột trong gia đình. Kết quả là, họ khơng chỉ phải trải qua những nỗi
đau về thể xác và tình cảm mà còn mất đi sự ủng hộ của những người thân
yêu và khiến họ đau khổ. Những người con phải chịu cảnh mồ côi cha hoặc


16

mẹ, những người vợ phải chịu cảnh mất chồng và những người đàn ông phải
chịu cảnh gà trống nuôi con.
Hậu quả của tai nạn giao thông là không kể hết khi nó tác động và gây
tổn thương đến tồn xã hội và gia đình người bị nạn. Từ đấy những câu khẩu
hiệu: “Phía trước tay lái là sự sống”; “Hãy lái xe bằng cả trái tim”; “Nói
khơng với rượu bia trước khi lái xe”; “Hãy đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe
mơ tơ, gắn máy”; “An tồn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”… đều là những lời
kêu gọi tha thiết, gần gũi và rất dễ thực hiện với tất cả mọi người.
Những lời kêu gọi ấy không ở đâu xa, mà ở ngay trong mỗi trái tim, có
trách nhiệm trước an tồn tính mạng của chính mình và người khác. Lời kêu
gọi ấy muốn nhắn nhủ với tất cả mọi người trước khi tham gia giao thông một
điều: Hãy nghĩ đến sự an tồn của mình, nghĩ đến sự mong đợi của người thân
trong gia đình, anh em, bè bạn và sự an toàn của những người đồng hành
khác.
2.4. Một


số biện pháp khắc phục
Tai nạn giao thông không phải cịn là vấn đề đơn giản, mà đó đã và

đang là vấn đề nóng cho tồn xã hội và đất nước, là trách nhiệm chung của
toàn xã hội. Chúng ta cần thực hiện các giải pháp một cách nhanh chóng và
đồng bộ như sau:
Cần mạnh dạn đấu tranh với những hành vi vi phạm LGT đường bộ
như sẵn sàng tố giác khi phát hiện thanh niên đua xe trái phép, bọn “đinh
tặc”… Khi thấy cảnh sát giao thơng đối phó với đối tượng vi phạm chống lại
người thi hành công vụ thì mọi người cần hỗ trợ, làm như vậy để răn đe người
vi phạm sẽ không tái phạm.
Cha mẹ phải tuân thủ các quy định về giao thông đường bộ để làm
gương cho con cái. Nếu cha mẹ vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông hoặc
không đội mũ bảo hiểm, con cái họ sẽ tuân thủ những quy định này như thế


17

nào? Cha mẹ cần quản lý con em mình, khơng để con em quá nhỏ tuổi tự đi
học, các em học sinh lớn hơn nhưng chưa đủ tuổi, chưa được cấp giấy phép
lái xe thì khơng được cho lái xe gắn máy.
hà trường phải thường xuyên phổ biến LGT và có các biện pháp ngăn
chặn tình trạng học sinh vi phạm LGT. Để có thể giảm bớt hành vi khi học
sinh vi phạm các quy định, an tồn giao thơng.
Nâng cao trách nhiệm của cán bộ quản lý các cấp trong việc điều động,
hướng dẫn, huy động các nguồn lực bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng, từng
bước hồn thiện kết cấu hạ tầng giao thông. Hãy áp dụng nó một cách nghiêm
túc. Việc lập lại hành lang an tồn đường bộ; Khơng cấp đất, khơng cho kinh
doanh, bn bán, để xe vi phạm hành lang an toàn giao thông, chiếm dụng vỉa

hè trái phép. Các trường hợp vi phạm cần phải sử phạt hết sức nghiêm túc để
làm gương. Cơng tác bảo trì đường bộ trên địa bàn cần có trách nhiệm xác
định các yếu tố mất an tồn giao thơng, cụ thể là các “điểm đen” tai nạn giao
thơng để kiến nghị, đề xuất với cấp có thẩm quyền giải quyết kịp thời. Đặc
biệt, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật ATGT
bằng nhiều hình thức phù hợp với mọi đối tượng. Tích hợp "Văn hóa giao
thơng" vào nội dung chiến dịch của bạn. Toàn dân chung sức xây dựng đời
sống văn hóa và tổ chức thực hiện ở cơ sở, đơn vị ngày càng đi vào chiều sâu.
Phát huy vai trò của lực lượng Công an đô thị và địa phương tuần tra, kiểm
sốt, ngăn chặn, khơng để xảy ra tai nạn giao thông đường bộ liên quan đến
mô tô, xe gắn máy.
Tuyên truyền sâu rộng để người dân thấy được những mặt thương tâm
nhất của tai nạn giao thông đường bộ đồng thời giải thích cho mọi người hiểu
rõ tầm quan trọng của ý thức, trách nhiệm đối với bản thân và gia đình trong
việc tham gia.


18

Đối với hành vi lấn chiếm lòng lề đường, các cơ quan chức năng cần
thường xuyên kiểm tra, xử lý vi phạm, kiến nghị mức phạt về hành vi lấn
chiếm lòng lề đường với mức phạt cao hơn để tăng tính răng đe. Ngồi ra, cần
cân nhắc, tính tốn chi phí thuê mặt bằng khu chợ tập trung sao cho hợp lý
nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người bán hàng yên tâm kinh doanh tại
chợ tập trung.
Tăng cường công tác trật tự tuần tra, phân luồng, định tuyến đối với
từng loại phương tiện lưu thông trên đường một cách khoa học, phù hợp, bên
cạnh đó thường xuyên kiểm tra, phát hiện những khiếm khuyết mới trong tổ
chức giao thông và kịp thời thực hiện các biện pháp khắc phục.



19

KẾT LUẬN
Tai nạn giao thông đã và đang cướp đi rất nhiều sinh mạng của biết bao
người. Nó đã để lại khơng chỉ nổi đau thương mà cịn có sự mất mát gáng
nặng về mọi mặt cho gia đình và xã hội. Tai nạn giao thơng có thể nói khơng
hề thua các thảm họa thiên nhiên nào thậm chí gay cả đến chiến tranh hay
bệnh dịch cũng không thể nào so sánh được.
Dựa trên những phân tích nguyên nhân và kết quả của tai nạn giao
thơng, chúng ta có thể kết luận rằng, tai nạn giao thông xảy ra do hai nguyên
nhân chính là thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm của người tham gia giao thông
và do những hạn chế của công tác điều hành, quản lý của các cơ quan chức
năng. Trong đó, sự “thiếu văn hóa”, “thiếu đạo đức” trong khi tham giao
thông của người dân là nguyên nhân chính.
Vì vậy, chúng ta hãy “lái xe bằng cả trái tim” để cùng nhau chung tay
khắc phục tai nạn giao thơng và cũng để bảo vệ chính bản thân mình. Vấn đề
khắc phục tai nạn giao thơng ln ln là một vấn đề cấp bách mà đảng và
nước ta luôn hướng đến nhằm giảm thiểu đi sự mất mát mà nó đã gây ra cho
mỗi gia đình và xã hội. Trong mỗi người chúng ta đều phải xem xét lại chính
bản thân mình về các hành vi khi tham gia giao thơng vì chỉ khi tất cả chúng
ta có thể chấp hành tốt thì vấn nạn giao thơng mới có thể giải quyết được.
Ngồi ra ta cần phải nghiêm trị các hành vi vi phạm an tồn giao thơng
chỉ có thể ta mới có thể đẩy lùi được vấn nạn này.


20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm


Văn Đức (2019), Giáo trình Triêt học Mác – Lênin, Nhà xuất bản

Giáo dục, Hà Nội.
2. Nguyễn

Ngọc Long – Nguyễn Hữu Vui, giáo trình Triết học Mác –

Lênin (chỉnh sửa, bổ sung), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
3. Mai Hà, 6.700 người tử vong vì tai nạn giao thơng trong năm 2020,
Thanh

Niên,

htps://thanhnien.vn/thoi-su/6700-nguoi-tu-vong-vi-tai-

nan-giao-thong-trong-nam-2020-1320867.html, 06:32 - 24/12/2020.
4. Minh Hạnh, Quý I/2021, trên 1.670 người chết vì tai nạn giao thơng,
Lao động, 13:18 - 09/04/2021.
5. Vân Thanh, 3.192 người chết vì tai nạn giao thơng trong 6 tháng đầu
năm 2021, Trang thông tin điện tự Đảng Bộ thành phố Hồ Chí Minh,
14:18 – 03/07/2021.



×