Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

DHTHCK6Ho Thi HienKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.34 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI


BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC

Giáo viên: ThS.Trần Dương Quốc Hòa
Sinh viên: Hồ Thị Hiền
Lớp: Đại học Tiểu học C – khóa 6


 Yêu cầu 1:
Trong thời gian bốn tuần thực tập tại trường Tiểu học Phan Chu Trinh, em đã nhận
được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình từ phía Ban giám hiệu cũng như thầy cô trong
trường. Em được nhà trường phân vào chủ nhiệm lớp 4. Trong suốt quá trình thực tập
ở lớp cũng như những tiết dự giờ của khối lớp khác, em nhận thấy giáo viên đã sử
dụng được 3 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học: Nguyên tắc phát triển tư duy;
nguyên tắc giao tiếp; nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ tiếng việt vốn có của
HSTH.

 Về ngun tắc phát triển tư duy:
- Trong tất cả các tiết dạy Tiếng việt, hầu hết GV đã chú ý rèn các thao tác tư duy
cho HS như: phân tích, so sánh, khái quát, tổng hợp…cũng như rèn thao tác tư
duy nhanh, chính xác và tích cực thơng qua một số hoạt động:
 GV luôn đặt câu hỏi cho HS trước khi muốn giới thiệu hay triển khai một
nội dung gì đó, chứ khơng giải thích ngay vì để cho HS tự tư duy và suy
nghĩ về vấn đề đó như thế nào.
Vd: Trong phân môn Tập đọc, trước khi giới thiệu bài GV ln hỏi HS tranh vẽ
gì? Hoặc có cảm nhận gì sau khi xem bức tranh. Để từ đó, các em có một chút
mường tượng về nội dung của bài học. Hay trong phần tìm hiểu bài GV chỉ hỏi


và HS trả lời rồi sau đó GV mới phân tích thêm cho HS hiểu hơn. Và qua tìm
hiểu từng đoạn thì HS sẽ tự rút ra ý chính và nội dung của bài học rồi GV là
người đưa ra kết luận.
 GV luôn để cho HS tự giải nghĩa các từ khó theo những hiểu biết của các
em, hay việc yêu cầu các em gạch chân các từ khó hay sai lỗi để các em
tự phát hiện ra những lỗi chính tả hay mắc phải giúp các em nhớ lâu hơn.

 Về nguyên tắc giao tiếp:
- GV đã hướng các em hình thành được các kỹ năng giao tiếp như nghe, nói, đọc,
viết; giúp các em mạnh dạn hơn trong giao tiếp với bố mẹ, thầy cô, bạn bè, …
thơng qua các hoạt động như:
 GV ln khuyến khích các em mạnh dạn giơ tay phát biểu ý kiến của
mình trước lớp. Sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của HS.
 Tổ chức cho HS làm việc theo từng nhóm lớn nhỏ để trao đổi chia sẻ ý
kiến với nhau, giúp nhau cùng thăng tiến. Hay, GV luôn đặt câu hỏi, học
sinh trả lời và yêu cầu học sinh khác nhận xét giúp các em có kỹ năng
lắng nghe người khác.
VD: Trong bài “Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi”, có phần luyện đọc theo cặp, GV yêu
cầu 2 HS ngồi cùng bàn đọc cho nhau nghe và GV mời từng nhóm đứng lên nhận xét
bạn mình ( bạn này nhận xét bạn kia và ngược lại).


 Tổ chức các hoạt động đóng vai nhân vật.
VD: Trong phần KTBC bài “Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân”( Tập làm vănlớp 4), GV yêu cầu 2 HS lên đóng vai bố và con trao đổi ý kiến với nhau về người có
nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.

 Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng việt vốn có của HSTH:
 Qua việc hiểu tâm lí của HS, GV đã biết lồng ghép các trò chơi vào trong các
bài học tạo cho các em hứng thú hơn trong học tập.
VD: Trong phân môn Luyện từ và câu: bài MRVT: ý chí – nghị lực, GV cho HS

chơi trị “ Kết bạn” để giúp các em tìm ra nghĩa của từ.
 GV chỉ sử dụng những câu lệnh ngắn gọn, dễ hiểu để các em dễ tiếp thu.
 GV chỉnh sửa các lỗi sai các em thường gặp khi các em viết chính tả
VD: Ở phân mơn chính tả( Nghe- viết): Người chiến sĩ giàu nghị lực, Gv đưa ra
các từ: giải phóng, quệt, xúc động và hỏi HS các em thường hay sai âm hay vần.
 Sử dụng các câu hỏi từ dễ đến khó để mọi HS đều được tham gia.
 Yêu cầu 2:
Sau đây, em xin trình bày một số thắc mắc, băn khoăn khi tiếp cận thực tế với các tiết
dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu học:
-

-

-

Khi cho học sinh giơ bảng lên, em thấy đa số các GV luôn lấy bảng của HS làm đúng
để chỉ cho HS đây là bài đúng nhưng lại ít khi hoặc có khi khơng lấy bảng HS làm sai
để chỉ rõ và phân tích lỗi sai cho các em mà chỉ yêu cầu bạn nào làm chưa đúng thì
sửa bài giống bạn, như vậy thì bất cơng cho các em chưa hiểu bài. Và thường thì GV
chỉ để ý tới các em ngồi ở trên nhiều hơn.
 GV nên lấy cả bảng đúng và sai để so sánh, phân biệt cho HS biết.
Ở những tiết học bình thường GV chẳng bao giờ dạy tới 35 phút vậy mà các em vẫn
hiểu bài, vẫn làm được bài. Trong khi một tiết học như vậy quy định là phải 35 phút,
dạy đầy đủ quy trình.
Trong các tiết hội giảng, mặc dù GV đã gà trước cho HS rồi nhưng em thấy đa số các
GV đều bị quá giờ quy định( từ 5 – 10 phút). Như vậy thì có được khơng?

Trên đây là phần trình bày của em về việc nhận xét, đánh giá các tiết học Tiếng việt ở trường
Tiểu học qua chuyến đi thực tế kiến tập lần 1 cũng như những thắc mắc, bất cập.Vì là lần đầu
đi thực tập nên kiến thức vẫn chưa sâu và chưa hiểu biết nhiều. Kính mong Thầy xem xét và

chỉnh sửa những sai sót trong phần trình bày của em. Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Hồ Thị Hiền




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×