Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

van 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.67 KB, 15 trang )

Đề bài 1: Hãy phân tích Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện Kiều và một số bài thơ
của Hồ Xuân Hương nhằm làm nổi bật hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong văn học trung
đại.
Bài làm
Trong vô số những nạn nhân của xã hội phong kiến có một tầng lớp mà hết thảy các nhà văn
nhân đạo đều đau xót, trân trọng và tập trung viết về họ, đó là người phụ nữ. Họ là Hình tượng tiêu
biểu cho những số kiếp bi đát, cho những con người trong cuộc đời bế tắc. Họ là những con người
có đủ tài năng, có đức hạnh thanh cao nhưng lại bị cuộc đời vùi dập xô đẩy. Trong số những tác
phẩm viết về đề tài này, nổi bật nhất phải kể đến sáng tác thuộc trào lưu nhân đạo thể kỉ XVII –
XVIII, những tác phẩm của những tác giả nổi tiếng như Nguyễn Dữ với Chuyện người con gái Nam
Xương, Nguyễn du với Truyện Kiều, Hồ Xuân Hương với Làm lẽ, Bánh trơi nước vv ... Đó là những
tác phẩn mà đến nay như vẫn còn vang vọng tiếng kêu cứu não nùng đau đớn của những con
người quằn quại trong vũng lầy xã hội cũ.
" Hồng nhan đa truân " – câu ấy có lẽ lại là một lời nhận xét rút ra từ hiện thực cuộc sống của
người xưa. Có lẽ lời nhận xét ấy cũng phần nào đúng với thực tế vì trong hầu hết các tác phẩm,
những người phụ nữ bất hạnh lại thường là những người phụ nữ đẹp. Đấy là những người có vẻ
đẹp trung hậu, dịu dàng của người phụ nữ nông thôn như nàng Vũ Nương trong Chuyện người
con gái Nam Xương, có " tư dung tốt đẹp " hay vẻ đẹp khỏe mạnh tràn đầy sức sống của cô gái
đương độ nhan sắc với nước da trắng và thân hình khỏe mạnh.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Đến những người con gái có sắc đẹp khuynh nước khuynh thành như nàng Kiều trong Truyện
Kiều của Nguyễn Du.
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen đua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành ...
Vẻ đẹp của nàng làm lu mờ tất cả những gì được gọi là thanh cao nhất, đẹp nhất của thiên
nhiên, đôi mắt trong thăm thẳm như làn nước mùa thu, nét mày thanh tú mơn mởn như rặng núi
mùa xuân. Và vẻ tươi thắm của hoa, dáng vẻ yêu kiều mềm mại của liễu cũng phải " hờn " phải "
ghen " với người con gái tuyệt sắc đó.
Khơng chỉ đẹp ở tư dung bên ngồi, họ cịn có đủ tài năng đức hạnh. Đó là Vũ Nương tính thùy
mỵ, nết na, giữ gìn khn phép. Chồng đi lính xã nhà, nàng ở nhà ni con, phụng giưỡng mẹ già


và chung thủy đợi chồng. Đó là nàng Kiều với lòng hiếu thảo cao cả. Nàng sẵn sang hi sinh thân
mình cứu lấy gia đình khỏi cơn nguy biến, chấp nhận mọi sóng gió cuộc đời.
Với nhan sắc và phẩm hạnh cao quý như thế, đáng lẽ họ phải được sống cuộc đời êm đềm, hạnh
phúc. Nhưng trớ trêu thay, bất hạnh lại ập đến với họ. Nỗi đau đớn nhất của người phụ nữ là gia
đình tan vỡ và họ phải chịu nỗi giày vị cả thể xác lẫn tinh thần. Nỗi oan nghiệt đã đổ ập xuống đầu
Vũ Nương. Khi chồng nàng trở về, chỉ vì lịng ghen tng mù qng, nghi vợ con tư tình, bèn đuổi
nàng đi, để nàng nhục nhã đến nỗi phải tìm tới cái chết. Đến khi chồng nàng hiểu ra thì đã quá
muộn màng. Ước mơ lớn nhất của nàng là được sống bình dị, nhưng hạnh phúc mãi mãi không
bao giờ trở thành hiện thực đối với nàng.
Với Kiều, Người con gái " sắc đành đòi một, tài đành họa hai ", cuộc đời nàng con gian truân lận
đận hơn nữa. Mối tình tuyệt đẹp giữa nàng và Kim Trọng, một văn nhân hào hoa, phong nhã, vừa
mới chớm nở cũng là lúc nàng đau đớn dứt bỏ với tiếng gọi xé lịng :
Ơi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây


Chỉ sau một cơn gia biến, vì sự vu oan trắng trợn của thằng bán tơ, vì "ba trăm lạng bạc việc này
mới xong", mà nàng trở thành một món hàng để cho bọn bn thịt bán người cị kè ngã giá:
Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vàng ngồi bốn trăm
Người đọc đã khơng nén được xúc động trước nỗi đâu khổ dằn vặt của người con gái liễu yếu
đào tơ ấy "Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng". Nhưng đó chỉ mới mở đầu cho cả những chuỗi
ngày đau khổ nhất cuộc đời nàng. Trong những chuỗi ngày ấy, nàng đã khóc khơng biết bao nhiêu
lần. Từ tay Mã Giám Sinh, Kiều rơi vào tay Tú Bà, vốn nổi tiếng là mụ chủ của làng thanh lâu. Là
con gái của gia đình Vương viên ngoại "Gia tư nghi cũng thường thường bậc trung", vốn có dịng
dõi cao q, là một cơ gái con nhà gia giáo. Thúy Kiều không thể chấp nhận trở thành gái thanh
lâu. Nàng đã chịu bao trận đòn tàn khốc của Tú Bà, sau cùng Tú Bà lại bày mưu thuê Sở Khanh
lừa nàng để buộc nàng trở thành một cô gái lầu xanh thực thụ. Bắt đầu những ngày ảm đạm nhất
trong cuộc đời của nàng Kiều. Từ một cô gái trinh trắng, đức hạnh, nàng trở thành món đồ cho bọn
khách làng chơi. Nàng xót xa thay cho số phận mình.

Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân
Khơng phải khơng có lúc dịp may đến với nàng. Nhưng đó là một chút ánh sáng lóe lên rồi chợt
tắt ngấm khiến cho cuộc đời tooist tăm của nàng tưởng hửng sáng nhưng rồi lại càng tối tăm mịt
mù hơn. Ấy là nàng được Thúc Sinh một khách làng chơi hào phóng, ái mộ tài sắc của nàng chuộc
nàng ra khỏi lầu xanh và cưới nàng làm vợ. Nhưng nàng lại rơi vào tay vợ cả của Thúc Sinh là
Hoạn Thư, một tiểu thư con nhà quan, lại có thừa mưu mơ xảo quyệt. Nàng đã bị tra tấn thật tàn
nhẫn :
Làm cho cho mệt cho mê
Làm cho đau đớn ê chề cho coi
Hoạn Thư bày ra một cách thật ngang trái. "Ngay trong đêm hàn huyên của hai vợ chồng mụ,
nàng đã phải đánh đàn, hầu rượu mua vui cho cả hai vợ chồng, để cho nàng đau đớn cả cõi lịng",
"Người ngồi cười nụ" mà "người trong khóc thầm".
Đau khổ đến cùng cự, nàng đã định nương nhờ cửa Phật nhưng món nợ trần gian còn mãi đeo
đẳng nàng. Nàng lại rơi vào lẫu xanh lần thứ hai và lại được Từ Hải – vị anh hùng của cuộc khỏi
nghĩa chống lại triều đình cứu ra khỏi lầu xanh. Cuộc hôn nhân của hai con người "trai anh hùng,
gái thuyền quyên" đó đã tưởng được bền lâu. Cho đến khi công thành danh toại "Triều đình riêng
một góc trời", đã báo ân báo ốn, nàng lại rơi vào cái bấy hiểm độc của Hồ Tơn Hiến khiến cho
nàng vơ tình tiếp tay cho kẻ giết chồng mình. Lúc đó Từ Hải chết cũng là lúc Kiều tắt hết niềm hi
vọng. "Sống thừa tôi đã nên liều mình tơi". Ngay sau cái chết của chồng, nàng bị ép gảy đàn mua
vui cho chiến thắng của chúng. Tên tổng đốc Hồ Tôn Hiến bỉ ổi làm nhục nàng, và khi chợt tỉnh hẳn
đã không ngại gả nàng cho một viên thổ quan. Lần này nàng tự tử và lại được cứu thoát. Nàng
may mắn trở về gặp gia đình, gặp lại người tình xưa nhưng đối với nàng, cuộc sống lứa đơi khơng
cịn ý nghãi. Đó là niềm an ủi cuối cùng của nàng Kiều như một lời nhận xét của nhà phê bình văn
học. Đối với những người phụ nữ bình dân, thân phận của họ cũng không hạnh phúc. Bao người
con gái đã chịu cảnh sống mà như chết trên cõi đời. Trẻ trung, có chồng nhưng sống như những
góa phụ, thực chất họ chỉ là những đầy tớ không công, không hơn không kém. Hồ Xuân Hương có
lần chua xót thốt lên:
Kẻ đặp chăn bông kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung



Người con gái trong xã hội phong kiến không được quyền định đoạt bất kì một vấn đề gì. Thơng
qua hình tượng chiếc bánh trơi bập bềnh, trơi nổi. Hồ Xuân Hương đã nói đến cuộc sống cũng như
đức hạnh của người phụ nữ :
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lịng son.
Như chiếc bánh trơi nước, thân phận người phụ nữu tùy thuộc vào bàn tay của người khác, họ
đành cam chịu số phận đã sắp đặt sẵn và cố giữ lấy cho mình một phẩm chất tốt đẹp đó là tấm
lịng kiên định trong sáng.
Phản ánh những bi thảm của người phụ nữ, các nhà văn nhân đạo khơng thể giấu nổi tình cảm
xót xa, đau đớn của mình. Nhiều khi tác giả đóng vai trị người ngồi cuộc nhưng cũng khơng thể
khơng bộc lộ những cảm xúc :
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mênh cũng là lời chung
Với nàng Kiều người con gái được coi là biểu tượng của một nỗi đau khổ. Nguyễn Du dành cho
tình cảm đặc biệt. Ơng cũng nức nở như nàng khi mối tình đầu của nàng tan vỡ, cũng đau đớn khi
những lằn roi quất lên làn da thịt nàng, cũng bao đêm cùng nàng thao thức : "Đĩa dầu vơi, nước
mắt đầy, năm canh" Tình yêu thương con người đã khiến nàng vượt lên chính bản thân mình. Sinh
trưởng trong một gia đình đại q tộc ở một chừng mực nào đó, ơng cũng là đại diện cho từng lớp
quý tộc phong kiến, nhưng ông đã thẳng thừng lên án bọn quan lại, những kẻ gây lên cuộc đời đau
khổ cho nàng Kiều. Đối với những phường buộn thịt, bán người ông chủ trương trừng trị đích đáng
tội ác của chúng ngay tại kiếp này, chứ không cho đến kiếp sau.
Hồ Xuân Hương và một số nhà thơ khác cũng có thái độ tương tự. Chưa bao giờ cuộc sống gia
đình và hạnh phúc riêng tư được đề cập đến nhiều như giai đoạn này. Thơng qua hình ảnh một
người phụ nữ chịu kiếp làm lẽ hẩm hiu, khao khát hạnh phúc. Hồ Xuân Hương đã nói lên tiếng nói
địi quyền được hưởng hạnh phúc, được sống trong mái ấm gia đình của người phụ nữ. Mặt khác
bà cũng lột trần bộ mặt của những kẻ được gọi là văn nhân, tài tử trong xã hội phong kiến, chúng
mang bộ mặt đạo đức giả luôn tỏ ra cao đạo nhưng thực chất là những kẻ dâm ơ nhất. Lên tiếng
địi quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc của người phụ nữ, đồng thời các nhà văn, nhà thơ

cũng lên tiếng đả phá chế độ đa thê đã từng chộn vùi cuộc sống của nhiều cơ gái trẻ. Đó là dấu
hiệu của sự rạn nứt ý thức hệ phong kiến nặng nề đã tồn tại từ bao đời nay.
Viết về người phụ nữ là một sự tiến bộ vượt bậc của các tá giả văn học cổ Việt Nam. Khi phản
ánh số phận của những người phụ nữ bất hạnh, các nhà văn đã không khỏi băn khoăn và tìm đến
cách lý giải những nối khổ của người phụ nữ không tránh khỏi những sai lệch. Nguyễn Du đã lý
giải nỗi đau khổ của nàng Kiều là bởi "tài mệnh tương đồ", vì "trời xanh quen thói má hồng đánh
ghen" "Ơng trời một thế lực tối cao vơ hình vốn ghen ghét đối với những người đàn bà đẹp. Nhưng
bằng hiện thực tác phẩm, Nguyễn Du đã lý giải hẳm, những kẻ dê tiện, bỉ ổi từng hãm hãi cuộc đời
nàng Kiều đã hiện lên rất thực rất sinh động. Từ tên bán tơ xảo quyệt, mụ Tú Bà buôn thịt bán
người hay tên quan xử vụ kiện họ Vương ăn đút lót "Có ba trăm lạng việc này mới xong", tới tên
tổng đốc trọng thần dâm ô, bỉ ổi Hồ Tôn Hiến ... cả xã hội hỗn loạn đó đã vùi dập cuộc đời nàng
Kiều chứ không phải ai khác. Một thế lực tuy vo hình nhưng vơ cùng tàn bạo cũng là ngun nhân
dẫn đến khổ đau của người phụ nữ. Đó là thế lực của đồng tiền. Đồng tiền làm đảo lộn mọi người
phụ nữ. Đó là thế lực của đồng tiền. Đồng tiền làm đảo lộn mọi sinh hoạt của xã hội. Chẳng thế mà
đã bao lần nhà thơ dau đớn thốt lên :
- Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền
- Tiền lưng đã có việc gì chẳng xong


Những hủ tục phong kiến như nam quyền, chế đọ đa thê cũng tạo nên đau khổ cho người phụ
nữ. Đứng trước nối đau đớn ấy, nhiều nhà văn không thể né tránh trách nhiệm và nghãi vụ của
mình. Văn học thời kỳ này đa góp cho nền văn học VIệt Nam một trào lưu văn học nhân đạo cao
cả với nhiều tác phẩm có giá trị. Đó cũng là khởi đầu cho mọi trào lưu nhân đạo sau này.
Nhưng tác phẩm văn học đó cho ta thấy lại cả một quãng đời đau thương, tủi nhục của cả một
tầng lớp người xưa trong xã hội và nỗi cảm thương sâu sắc với họ, của những nhà văn nhân đạo.
Đó là những tác phẩm nghệ thuật chân chính cần được gìn giữ và lưu truyền.

Đề số 2: Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng
Bài làm
Kim Lân là nhà văn rất am hiểu cuộc sống của người nông dân ở nông thôn miền Bắc. Tất

cả các truyện của ông đều xoay quanh cảnh ngộ và sinh hoạt của người nông dân. Truyện "Làng"
được Kim Lân sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng trên tạp chí
Văn nghệ năm 1948. Nhân vật chính là ông Hai người làng chợ Dầu. Tác giả đã miêu tả khá thành
công diễn biến tâm trạng của ông khi nghe tin đồn làng ơng theo giặc. Qua đó, tác giả muốn ca
ngợi tinh thần yêu nước của ông nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung.
Ơng Hai là người rất tự hào về cái làng chợ Dầu của mình. Khi phải di tản cư ơng cứ nhắc đi
nhắc lại với những người chung quanh cái không khí cách mạng của làng ơng: "Cả giới phụ lão có
cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập một hai...". Cứ như vậy, suốt cả buổi tối, ông lão ngồi vén
quần lên tận bẹn mà nói liên miên về cái làng của ơng. Ơng nói cho sướng miệng và để cho đỡ
nhớ làng chứ không chú ý người khác có nghe khơng ? Sau những giây phút làm việc mệt nhọc,
nằm gác tay lên trán, ông lại nghĩ về làng. Ông cứ muốn về làng, muốn được "cùng mọi người đào
đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá...". Vì quá yêu, quá tự hào về cái làng của ông mà ông "nghẹn
đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân", "chết lặng đi tưởng như không thở được" khi nghe tin cả làng
mình theo Việt gian ! Lúc đầu ơng không thể tin, ông hỏi đi, hỏi lại "giọng ông như lạc hẳn": "Liệu có
thật khơng hở bác. Khi có người quả quyết vì ra ở dưới ấy lên và nói chắc như đinh đóng cột ở
làng ơng "Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi"..., thì ơng Hai khơng thể nghe thêm được nữa. Ông
đánh trống lảng rồi đi thẳng. Văng vẳng bên tai ông tiếng người đàn bà cho con bú: "Cha mẹ tiên
sư chúng nó ! Đói khổ ăn cắp, ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cịn giống Việt gian bán
nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát !". Những lời nói ấy như những nhát dao chém vào ông, tim ông
se thắt lại. Bao nhiêu câu hỏi giằng xé trong ông. Tức quá, ông nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
"Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục
nhã thể này !"... Rồi ông nghĩ lại "chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được, ông kiểm điểm từng
người trong óc. Khơng mà, họ tồn là những người có tinh thần cả. Trong ông đang diễn ra sự
giằng xé. Nửa tin, nửa ngờ.
Đêm đó, ơng Hai khơng sao ngủ được, "ơng hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài".
Khi mụ chủ nhà nói xa nói gần không chứa chấp người làng làm Việt gian, ông lão ngồi lặng đi.
Bao nhiêu ý nghĩ đen tối, ghê rợn nối tiếp bời bời trong đầu ông, ông định quay về làng. Vừa chớm
nghĩ như vậy, lập tức ống phản đối ngay: "Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó Theo Tây cá rồi, về
làng tức từ bỏ kháng chiến". Nghĩ vậy nước mắt ông giàn dụa. Nhớ lại thuở xưa - thuở cuộc đời
đen tối, lầm than, ông "rợn cả người"... Chỉ chừng ấy chi tiết. Kim Lân đã cho người đọc hiểu tình

cảm của ơng Hai đối với Cách mạng, đối với đất nước như thế nào. Nếu không yêu nước, không
tin tưởng vào Cách mạng làm sao ông uất nghẹn, đau khổ đến như thế. Và cũng chính điều đó mà
ơng đã mừng rơn lên khi biết đích xác những lời kia chỉ là sự đồn đại láo tt. Ơng đi tìm bác Thứ
để thanh minh: "Chính cái tin làng chợ Dầu chúng tơi đi Việt gian ấy mà. Láo ! Láo hết! Toàn là sai
sự mục đích cả " Ơng cứ lặp đi lặp lại câu "láo hết, tồn là sai sự mục đích cả", ơng Hai cịn múa
tay lên mà khoe tin ấy với mọi nguời... Và tối hôm ấy, ông lại sang bên nhà bác Thứ, lại ngồi trồn


chiếc chõng tre, vén quần lên tận bẹn mà nói chuvẹn về cái làng của ông... Kim Lân đã chọn được
một tình huống khá độc đáo. Cách thể hiện lịng u nước của nhà văn cũng có nét riêng khơng
giống với bất cứ nhà văn nào cùng thời.
Có thể nói "Làng" là một truyện ngắn khá hay. Thành công lớn nhất về mặt nghệ thuật là khả
năng miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. Đoạn ơng Hai nghe tin đồn làng ông làm Việt gian đã thể
hiện tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của Kim Lân. Thơng qua nhân vật ơng Hai, tác giả muốn ca
ngợi tình yêu quê hương, tình yêu đất nước, sự giác ngộ cách mạng của những người nông dân
hiền lành, chất phác. Chính tình u q hương đất nước, ý thức giác ngộ cách mạng ấy mà họ
một lòng theo Đảng, theo Cách mạng, đứng lên giành quyền sống, giữ vững nền dộc lập tự chủ
của dân tộc trước mọi gian nan, thử thách.
Đề số 3: Phân tích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
Bài làm
Nguyễn Quang Sáng là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mĩ. Các sáng tác của ông tập trung chủ yếu về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc
chiến cũng như sau hịa bình. Chiếc lược ngà là một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông được
sáng tác năm 1966. Tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc trong lịng người đọc về tình cảm cha con
sâu nặng trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt.
Tác phẩm xoay quanh tình huống truyện éo le: Ơng Sáu sau tám năm xa nhà đi kháng chiến,
ông được nghỉ ba ngày phép về thăm nhà, thăm con. Trước nỗi xúc động và tình cảm u mến của
ơng, bé Thu – đứa con gái ông yêu quý, mong nhớ suốt tám năm trời đã không nhận ra ông là ba.
Ngày ông phải trả phép về đơn vị cũng chính là ngày con bé nhận ông là ba. Ở đơn vị, ông Sáu
dồn tất cả tình yêu, nỗi nhớ, nỗi ân hận vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con. Nhưng chưa kịp

trao cây lược cho con thì ơng đã hi sinh trong một trận càn lớn của Mỹ. Từ tình huống truyện, tác
phẩm đề cao, ngợi ca tình ca tình cha con sâu nặng, đồng thời tố cáo tội ác chiến tranh.
Truyện xoay quanh hai nhân vật chính là bé Thu và ông Sáu, thông qua tình huống truyện éo
le, mỗi nhân vật bộc lộ tính cách, phẩm chất của mình.
Trước hết về bé Thu, em là con của ông Sáu nhưng từ nhỏ đã phải xa cha do ba vào chiến
trường. Sau tám năm xa cách, Thu được gặp lại ba, những tưởng đó sẽ là cuộc đồn viên đầy
hạnh phúc, nhưng trái ngược với ông Sáu mừng rỡ lao về phía em thì Thu dửng dưng, thậm chí
hốt hoảng gọi Má. Má . Những ngày sau đó, dù ơng Sáu hết lịng chăm sóc nhưng bé Thu vẫn lạnh
nhạt, thậm chí xa lánh, ngang ngạnh cự tuyệt ơng Sáu. Dù ông đã làm hết cách nhưng bé Thu vẫn
không gọi ông là ba. Những lúc gặp khó khăn, nguy cấp Thu chỉ gọi trống không, không nhận được
sự trợ giúp của ơng Sáu, nó cũng loay hoay tự làm một mình. Trong bữa cơm, ơng Sáu gắp cho nó
cái trứng cá, Thu gạt ra, bị ông Sáu đánh, cô bé lập tức bỏ về nhà bà ngoại. Nguyễn Quang Sáng
đã miêu tả thật chính xác thái độ, hành động khác thường của bé Thu. Bởi trong hoàn cảnh chiến
tranh khốc liệt em không hiểu những éo le mà chiến tranh gây ra, nên chỉ vì một vết thẹo trên mặt
ơng Sáu em kiên quyết khơng nhận ba. Điều đó cũng cho thấy Thu là đứa trẻ bướng bỉnh, cá tính
nhưng đằng sau sự từ chối đến cứng đầu đó là tình yêu thương thắm thiết Thu dành cho ba mình.
Bé Thu cứng đầu chối từ sự ân cần của cha bao nhiêu thì giây phút nhận ra cha lại mãnh liệt,
xúc động bấy nhiêu. Sau khi nghe bà ngoại giải thích, bé Thu đã trở về nhà trong sáng ngày ông
Sáu lên đường về đơn vị. Con bé đã thay đổi hoàn toàn thái độ trong sự ngỡ ngàng của ông Sáu
và mọi người, tiếng gọi ba của Thu là tiếng gọi kìm nén suốt tám năm, tám năm yêu thương, đợi
chờ ngày ba về. Không chỉ gọi, con bé con lao tới, nhảy lên người ba và hôn khắp cùng, hôn mặt,
hôn má, và hôn cả vết thẹo dài trên mặt ba, vết thẹo đã khiến con bé bướng bỉnh không nhận ba.
Thu ôm chặt anh, quàng cả chân vào người anh Sáu, bởi nó sợ bng lơi anh Sáu sẽ đi mất, cái
ơm cái hơn ấy cịn như muốn bày tỏ tất cả tình cảm Thu dành cho ba. Trong khoảnh khắc đó, ai
cũng như lặng người đi vì xúc động. Với lối miêu tả chân thực, giàu cảm xúc tác giả đã cho thấy


tình yêu thương sâu nặng Thu dành cho ba, dù có những lúc gan góc, bướng bỉnh nhưng em rất
giàu tình cảm và dễ xúc động.
Về phía ơng Sáu, trong ba ngày về nghỉ phép, ông dành trọn yêu thương cho đứa con gái bé

bỏng. Thuyền chưa cập bến ông đã vội vàng nhảy lên bờ, chạy về phía con, đôi bàn tay sẵn sàng
dang ra chờ đợi đứa con sà vào lịng. Nhưng trái ngược với điều ơng tưởng tượng, bé Thu cự
tuyệt, lảng tránh, điều đó làm ơng hết sức đau lịng, hai tay ơng bng thõng như bị gãy. Khuôn
mặt ấy thật đáng thương biết bao, ông khơng biết làm thế nào để có thể xóa nhịa khoảng cách
thời gian và không gian ấy. Để bù đắp cho con, ba ngày nghỉ phép ông không đi đâu, chỉ quanh
quẩn bên con, yêu thương, ân cần bên con mong Thu sẽ thay đổi. Trước sự cứng đầu của Thu,
ông chỉ khẽ lắc đầu, chứ không hề trách mắng con. Chỉ đến khi ơng gắp thức ăn cho nó bị Thu bỏ
ra, bao nhiều buồn đau dồn nén bấy lâu ông đã đánh Thu, điều ấy đã làm ông ân hận mãi về sau.
Khoảnh khắc hạnh phúc nhất mà cũng đau lịng nhất của ơng chính là được nghe tiếng gọi ba
thiêng liêng, nhưng đó cũng là lúc ơng phải chia tay con trở về đơn vị. Một người lính từng trải, gan
góc trên chiến trường lại khóc bởi tiếng gọi đầy thân thương. Những giọt nước mắt không thể kiềm
chế, cứ thế trào ra. Trong những ngày ở chiến trường ơng ân hận vì đánh con, khơng qn lời hứa,
ông dồn tâm huyết vào làm chiếc lược ngà. Ông chi chút, tỉ mẩn mài từng chiếc răng lược cho
nhẵn bóng. Thậm chí, cái chết cũng khơng cướp đi được tình u thương con của ơng Sáu. Vết
thương nặng trong một trận càn khiến ông kiệt sức, không trăng trối được điều gì nhưng ơng vẫn
dồn hết tàn lực móc cây lược trao cho đồng đội và gửi gắm đồng đội mình qua ánh mắt đây yêu
thương. Cây lược ấy đã được người đồng đội trao lại cho bé Thu. Tình cha con đã khơng chết,
nâng đỡ cơ bé trưởng thành, vượt lên mọi đau thương mất mát. Ông Sáu là biểu tượng cho tình
yêu thương, sự ân cần và che chở của người cha dành cho con mình. Qua đó ta thấy được sự bất
tử của tình cảm cha con trong hoàn cảnh chiến tranh.
Tác phẩm đã xây dựng được tình huống truyện độc đáo, bất ngờ qua đó thể hiện chủ đề của
tác phẩm. Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc, phù hợp với lứa tuổi. Lối kể chuyện
chân thực, tự nhiên, giàu cảm xúc. Hình ảnh giản dị, mà giàu giá trị, ý nghĩa biểu tượng, kết tinh
trong hình tượng chiếc lược ngà. Ngôn ngữ đậm giản dị, đậm chất Nam Bộ.
Câu chuyện đã tái hiện thành cơng tình cha con sâu nặng của bé Thu và ơng Sáu. Từ đó, tác
giả cho thấy sự tàn bạo của chiến tranh; những bi kịch cùng tình cảm gia đình đẹp đẽ trong thời
chiến. Đồng thời tác phẩm cũng ca ngợi tình cảm phụ tử thiêng liêng trong hoàn cảnh chiến tranh
khốc liệt.
Đề số 4: Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" của Lê
Minh Khuê.

Bài làm
"Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đấu của tổ trinh sát mặt
đường trên con đường chiến lược Trường Sơn thời đánh Mỹ.
Tổ trinh sát mặt đường gồm có ba cơ thanh niên xung phong: Nho, Phương Định, và chị Thao.
Họ ở trong một hang dưới chân cao điểm. Ở đó, máy bay giặc Mĩ đánh phá dữ dội. Đường bị đánh
"lở lóet, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn". Tưởng như sự sống bị hủy diệt: "khơng có lá xanh" hai bên
đường, "thân cây bị tước khơ cháy". Có biết bao thương tích vì bom đạn giặc: những cây rễ nằm
lăn lóc, ngổn ngang những hòn đá to, một vài cái thùng xăng hoặc thành ơ tơ méo mó, han gỉ nằm
trong đất.
Cơng việc của họ vô cùng nguy hiểm và gian khổ. Khi có bom nổ thì chạy đo khối lượng đất lấp
vào hố bom, đếm bom chưa nổ, phá bom. Họ bị bom vùi luôn. Thần chết "lẩn trong ruột những quả
bom". Thần kinh căng như chão. Trong lúc đơn vị thanh niên xung phong thường "ra đường vào
lúc mặt trời lặn, và làm việc có khi suốt đêm" thì tổ trinh sát lại "chạy trên cao điểm cả ban ngày"


dưới cái nóng trên 30 độ. Từ cao điểm trở về hang, cô nào cũng chỉ thấy "hai con mắt lấp lánh,
"hàm răng lóa lên" khi cười, khn mặt thì "lem luốc".
Cả ba cô, cô nào cũng đáng mến, đáng cảm phục. Nhưng Phương Định là cô gái để lại nhiều ấn
tượng sâu sắc trong lòng ta. Phương Định, con gái Hà Nội "hai bím tóc dày, tương đối mềm, một
cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn". Đôi mắt Định được các anh lái xe bảo là "có cái nhìn
sao mà xa xăm". Nhiều pháo thủ và lái xe hay "hỏi thăm" hoặc "viết những bức thư dài gửi đường
dây" cho Định. Cơ có vẻ kiêu kì, làm "điệu" khi tiếp xúc với một anh bộ đội "tài giỏi" nào đấy, nhưng
trong suy nghĩ của cơ thì "những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thương nhất là
những người mặc qn phục, có ngơi sao trên mũ".
Phương Định là một cô gái rất hồn nhiên yêu đời, giàu cá tính. Thuở nhỏ đã hay hát. Cơ có thể
ngồi lên thành cửa sổ căn phịng nhỏ bé nhà mình "hát say sưa ầm ĩ". Bàn học lúc nào cũng "bày
bừa bãi lên", để đến nỗi bà mẹ phải "nguyền rủa": "Con gái gì cái của mày. Lấy chồng rồi mà no
địn... No địn...!". Vì thế ngay từ lúc cịn ở nhà, cơ đã thề là "khơng lấy chồng".
Song trong cảnh bom đạn ác liệt, cái chết kề bên, Định lại càng hay hát. Những bài hành khúc,
những điệu dân ca Quan hộ, bài ca Ca-chiu-sa của Hồng qn Liên Xơ, bài dân ca ý... Định cịn

biết bịa ra những lời hát, thế mà chị Thao vẫn "say mê" chép vào sổ tay. Định hát trong những
khoảnh khắc "yên lặng" khi máy bay trinh sát bay rè rè, cơn bão lửa sắp ụp xuống cao điểm. Định
hát để động viên Nho. chị Thao và động viên mình. Hát khi "máy bay rít, bom nổ; nổ trên cao điểm,
cách cái hang này khoảng 300m". Hát trong khơng khí ngột ngạt: "Khói lên và cửa hang bị che lấp".
Đúng là "tiếng hát át tiếng bom" của những người con gái trong tổ trinh sát mặt đường, những con
người "khao khát làm nên những sự tích anh hùng".
Trong kháng chiến chống Mĩ. Ở hai miền Nam, Bắc của Tổ quốc đã có hàng vạn, hàng triệu
chàng trai lên đường ra trận với dũng khí và quyết tâm "đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào" để
giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tiền tuyến vẫy gọi, hàng ngàn hàng vạn cơ gái mang
chí khí Bà Trưng, Bà Triệu xung phong ra tiền tuyến. Con đường chiến lược Trường Sơn huyền
thoại được làm nên bằng xương máu, mồ hôi và bao sự tích phi thường của những người con gái
Việt Nam anh hùng.
"Những ngôi sao xa xôi" đã ghi lại một cách chân thực những chiến tích thầrn lặng của tổ trinh
sát mặt đường. Trọng điểm đang chìm trong mưa bom bão lửa. Tiếng Định lại cất lên: "Tôi, một
quả bom trên đồi. Nho, cậu quả dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e
cũ". Cảnh tượng chiến trường trở nên "vắng lặng đến phát sợ". Cảnh vật bị hủy diệt: cây xơ xác,
đất nóng, khói đen vật vờ từng cụm trong không trung: Phương Định dũng cảm và bình tĩnh tiến
đến gần q bom, "đàng hồng mà bước tới". Quả bom có hai vịng trịn màu vàng nằm lạnh lùng
trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Thần chết đang đợi chờ, vỏ quả bom nóng. Định dùng
lưỡi xẻng đào đất, có lúc lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Có lúc Định cảm thấy tại sao mình làm quá
chậm thế! Hai mươi phút đã trơi qua. Tiếng cịi chị Thao rúc lên. Định cẩn thận bỏ gói thuốc mìn
xuống cái lỗ đã đào, châm ngịi vào dây mìn. Có khỏa đất rồi chạy nhanh về chỗ nấp... Tiếng còi
của chị Thao lại thổi lên. Quả bom nổ. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Mảnh bom xé khơng khí. Đất rơi
lộp bộp. Bom nó váng óc, ngực đau nhói, đôi mắt cay mãi mới mở ra được. Mồ hôi thấm vào môi,
cát lạo xạo trong miệng. Nguy hiểm, căng thẳng không thể nào kể xiết. Chị Thao vấp ngã, vết sẹo
bóng lên, mảnh dù bay trên lưng, chị cười, "răng trắng, đôi mắt mở to...". Nho bị thương. Bom nổ,
hầm sập. Chị Thao và Định phải moi đất, bế Nho lên. Máu túa ra, ngấm vào đất. Chị Thao nghẹn
ngào. Định rửa vết thương cho Nho, tiêm thuốc cho Nho, pha sữa cho Nho... Rồi chị Thao lại giục:
"Hát đi, Phương Định, mày thích bài gì nhất, hát đi!". Đó là cuộc sống chiến đấu thường nhật của
họ.

Mỗi ngày, tổ trinh sát mặt đường phá bom đến năm lần: ngày nào ít: ba lần. Phương Định cho
biết: "Tơi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể...".


Đoạn văn tả cảnh phá bom trên cao điểm là đoạn văn xuất sắc nhất trong truyện "Những ngôi
sao xa xôi". Lê Minh Khuê đã sử dụng bút pháp hiện thực nghiêm ngặt tái hiện lại cảnh phá bom vô
cùng nguy hiểm, dựng nên một tượng đài về khí phách anh hùng của tổ trinh sát mặt đường. Chị
Thao, Nho và Phương Định đã sáng ngời lên trong khói lửa bom đạn. Chiến công thầm lặng của
họ bất tử với năm tháng và lòng người. Tổ quốc và nhân dân có bao giờ quên những nữ anh hùng
Đồng Lộc, những nữ anh hùng trên con đường chiến lược Trường Sơn:
... "Đất nước mình nhân hậu
Có nước trời xoa dịu vết thương đau
Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất
Đêm đêm, tâm hồn em tỏa sáng
Những vì sao ngời chói, lung linh..."
("Khoảng trời hố bom" - Lâm Thị Mỹ Dạ)
Định, cô gái Hà Nội xinh đẹp, dũng cảm trong lửa đạn, giàu tình yêu thương đồng đội. Cơ cũng
thích làm dun như cơ thơn nữ ngày xưa soi mình xuống giếng làng vừa mỉm cười vừa vuốt tóc.
Định "thích ngắm" đơi mắt mình trong gương. Cơ tự hào về cặp mát mình "nó dài dài, màu nâu,
hay nheo lại như chói nắng". Tâm hồn của Định rất trong sáng mộng mơ, cơ đã gửi lịng mình theo
tiếng hát; hát trong bom đạn. Định, trái tim dào dạt thương yêu. Cứ sau mỗi trận chiến đấu ác liệt,
chị Thao cất tiếng hát, Nho vừa tắm dưới suối lên đã địi ăn kẹo. Cịn Định thì "niềm vui con trẻ...
nở tung ra, say sưa, tràn đầy" khi nhặt được những hạt mưa đá trên cao điểm. Và hình bóng mẹ,
cái cửa sổ, những ngôi sao to trên bầu trời thành phố, chiếc xe chở đầy thùng kem, con đường
nhựa ban đêm, cái vòm tròn nhà hát... tất cả những cái đó "xốy mạnh như sóng" trong lịng cơ gái
một thời đạn bom. Đôi mắt của Định, của Nho, của Thao, của hàng vạn cô thanh niên xung phong
trên những cao điểm, những trọng điểm của con đường chiến lược Trường Sơn, và trái tim rực đỏ
của họ, của những người con gái Việt Nam anh hùng là "Những ngôi sao xa xôi" mãi mãi lung linh,
tỏa sáng.

Truyện "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê đã làm sống lại trong lịng ta hình ảnh tuyệt
đẹp và những chiến công phi thường của tổ trinh sát mặt đường, của Định, Nho, của chị Thao, của
hàng ngàn, hàng vạn cô thanh niên xung phong thời chống Mĩ. Chiến công thầm lặng của Phương
Định và đồng đội là bài ca anh hùng.
Chiến tranh đã đi qua. Sau ba thập kỉ, đọc truyện "Những ngôi sao xa xôi", ta như được sống lại
những năm tháng hào hùng của đất nước. Những Phương Định gần xa vẫn tỏa sáng hồn ta với
bao ngưỡng mộ.
Đề bài: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành
Long.
Bài làm
I. Mở bài
Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa
Dẫn dắt vấn đề nghị luận: phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn để thấy được
phong cách sống đáng quý, cũng như tinh thần cống hiến lặng lẽ âm thầm
II. Thân bài
1. Tình huống truyện
Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên làm việc ở một mình trên trạm khí tượng với bác lái xe, ông kĩ sư
và cô họa sĩ trên chuyến xe lên Sa Pa.
Tình huống truyện đặc sắc, tạo điều kiện bộc lộ tư tưởng, quan điểm của tác giả khi ngợi ca con
người lao động


2. Phân tích nhân vật anh thanh niên
a, Hồn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên
+ Làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm sống
với hoa cỏ
+ Cơng việc của anh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào cơng
việc dự báo trước hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu
+ Cơng việc địi hỏi tỉ mỉ, chính xác cũng như tinh thần trách nhiệm cao ( nửa đêm đi ốp dù trời
mưa tuyết, giá lạnh )

- Điều gian khổ nhất chính là vượt qua nỗi cơ đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ sống trên
đỉnh núi một mình
b, Những nét đẹp trong cách sống, suy nghĩ, hành động và quan hệ tình cảm với mọi người
- Vượt lên hồn cảnh sống khắc nghiệt, anh có suy nghĩ rất đẹp:
+ Với công việc khắc nghiệt gian khổ, anh luôn yêu và mong muốn được làm việc ở điều kiện lý
tưởng ( đỉnh cao 3000 m)
+ Anh có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với
công việc là một, sao lại gọi là một mình được”
+ Anh thấu hiểu nỗi vất vả của đồng nghiệp
+ Quan niệm về hạnh phúc của anh thật đơn giản và tốt đẹp
- Hành động, việc làm đẹp
+ Mặc dù chỉ có một mình khơng ai giám sát nhưng anh ln tự giác hồn thành nhiệm vụ với
tinh thần trách nhiệm cao ( nửa đêm đúng giờ ốp dù mưa gió thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài
trời làm việc một cách đều đặn và chính xác 4 lần trong một ngày)
- Anh thanh niên có phong cách sống cao đẹp
+ Anh có nếp sống đẹp khi tự sắp xếp công việc, cuộc sống của mình ở trạm một cách ngăn
nắp: có vườn rau xanh, có đàn gà đẻ trứng, có vườn hoa rực
+ Đó là sự cởi mở chân thành với khách, q trọng tình cảm của mọi người
+ Anh cịn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc của mình có những đóng góp chỉ
là nhỏ bé
→ Chỉ bằng những chi tiết và chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc của truyện, tác giả phác họa
dược chân dung nhân vật chính với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống, và những suy nghĩ về
cuộc sống, về ý nghĩa cơng việc
III. Kết bài
- Hình tượng nhân vật anh thanh niên miệt mài, hăng say lao động vì lợi ích đất nước, có sức lan
tỏa tới những người xung quanh.
- Tác giả rất thành cơng khi xây dựng hình tượng nhân vật anh thanh niên cùng những người đồng
nghiệp thầm lặng cống hiến sức trẻ, thanh xuân cho đất nước, dân tộc
- Nhắc nhở thế hệ trẻ lòng biết ơn, trách nhiệm với vận mệnh quốc gia


Đề bài: Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.
Bài làm
I. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả tác phẩm Sang thu của Hữu Thỉnh
Bài thơ chính là cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ
sang đầu thu
Bài thơ được sáng tác 1977 , in lần đầu trên báo Văn nghệ, sau đó được in lại nhiều lần trong các
tập thơ
II. Thân bài


1. Phân tích cảm nhận tinh tế của nhà thơ trong gió se về tín hiệu sang thu
- Cảm nhận tín hiệu thu về ở khơng gian gần bằng nhiều giác quan và sự rung cảm tinh tế
+ Hương ổi chín lan vào khơng gian, phả vào gió se
+ Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thơn ngõ xóm
+ Từ “bỗng” diễn tả sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của nhà thơ trước những phát hiện thú vị báo thu
về
+ Động từ “phả” gợi lên hương thơm của ổi chín như sánh lại, luồn vào trong gió gợi lên cho
người đọc hình dung được khơng gian và thời gian của tiết sang thu
+ Gợi ra hình dung của hương ổi chín lan trong khơng gian, phả vào gió se
+ Chùng chình – nghệ thuật nhân hóa: sương như có ý chậm lại, quấn quýt, điều đó cũng gợi
hình ảnh về bước đi của thời gian, nhẹ nhàng
2. Cảm nhận những chuyển biến tinh tế của đất trời lúc thu sang
- Khoảnh khắc giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” – nghệ
thuật nhân hóa diễn tả sự nuối tiếc, sự lưỡng lự trước khi chuyển mùa
- Hình ảnh dịng sống trơi thanh thản, êm dịu chính là sự lắng đọng, “dềnh dàng” đặc trưng của
mùa thu
- Chim “vội vã”: nghệ thuật nhân hóa, dường như chim muông cũng cảm nhận được sự chuyển
giao của mùa mới nên tìm cho mình hướng đi
→ Các hình ảnh, chi tiết đặc sắc giàu sức gợi hình tái hiện chân thật góc nhìn cũng như cảm xúc

say sưa, hịa nhịp của tác giả trong khoảnh khắc thiêng liêng của đất trời
3. Phân tích những tâm tư, suy ngẫm của tác giả
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
- Các tính từ chỉ mức độ “vẫn cịn”, “vơi dần” bớt từ chỉ mức độ rằng hạ nhạt dần, thu đậm nét hơn
- Quan sát tinh tế, nhạy cảm của tác giả: Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi
+ Hình ảnh thực của tự nhiên sang thu sấm thưa thớt, khơng cịn dữ dội làm lay động hàng cây
nữa
+ Nghệ thuật nhân hóa: “bớt bất ngờ”- trạng thái của con người
+ Hàm ý: con người khi cứng cáp, trưởng thành sẽ khơng cịn sợ, hay cảm thấy bất ngờ trước
những thử thách, sóng gió của cuộc đời. Con người từng trải sẽ vững vàng, kiên định hơn trước
những tác động bất thường từ ngoại cảnh.
III. Kết bài
Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
+ Sang thu là bài thơ đẹp thể hiện những rung động tinh tế của tác giả trước khoảnh khắc
chuyển mùa hạ sang thu. Qua đó nêu bật lên chiêm nghiệm của tác giả về cuộc đời, con người
Nghệ thuật: sử dụng nhiều từ láy, tính từ gợi trạng thái, hình ảnh chân thực
Nghệt thuật nhân hóa mang lại cái hồn cho bài thơ, nghệ thuật ẩn dụ tạo chiều sâu về cảm xúc và
suy nghĩ.

Đề bài: Phân tích bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương.
Bài làm
"Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha."
Nỗi mong chờ và ao ước của đồng bào miền Nam được Bác vào thăm khơng cịn nữa! Người đã
ra đi mãi mãi để lại bao niềm nuối tiếc trong lòng mỗi người dân Nam Bộ, Viễn Phương - nhà thơ
trẻ miền Nam - được vinh dự ra thăm lăng Bác. Tác giả đã thay mặt nhân dân miền Nam bày tỏ


tình cảm của mình khi đứng trước người cha già dân tộc. Xúc dộng tận đáy lòng, Viễn Phương viết

bài "Viếng lăng Bác". Đây là bài thơ gợi cho em niềm cảm xúc sâu xa nhất.
Cảm xúc đầu tiên mà em cảm nhận được từ bài thơ có lẽ vì bài thơ thể hiện được tình cảm chân
thành và giản dị của đồng bào Nam bộ muốn nhắn gửi, nhờ Viền Phương nói hộ cùng Bác nỗi
mong chờ và mong đợi Bác vào thăm.
Xúc động dạt dào, mở đầu bài thơ, tác giả viết:
"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre! Xanh xanh Việt Nam"
Tình cảm của nhà thơ rất chân thành và cũng rất gần gũi. Đối với người chiến sĩ miền Nam được
ra thăm lăng Bác là một điều rất vinh dự. Nhưng khơng vì thế mà giảm mất tình yêu thương của tác
giả đối với Bác. Câu thơ ấm áp tình người với cách xưng hơ thân mật "con". Bởi tất cả mọi người
đều là những người con trung hiếu của Bác, xem Bác như 'là cha, là bác, là anh". Tình người bao
la, giản dị, tình dân tộc đằm thắm mến yêu. Đoạn thơ đã tạo nên một khơng khí ấm áp, gần gũi.
Tác giả khéo léo chọn hình ảnh cây tre, hình ảnh thân thuộc của đất nước để mờ bài thơ rộng hơn.
xa hơn nhưng cũng gần gũi hơn bao giờ hết. Nhắc đến hình ảnh cây tre, ta lại nghĩ tới dất nước,
tới dân tộc Việt Nam với bao đức tính cao quí. Tre anh dũng trong chiến đấu, tre yêu thương giúp
đỡ dân tộc, tre hi sinh cho thế hệ mai sau và tre cũng rất anh hùng bất khuất:
"Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường"
Tre đã vất vả, chịu nhiều nắng mưa nhưng vần hiên ngang đứng giữa trời xanh, như dân tộc ta
không bao giờ khuất phục bọn giặc cướp nước "Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng".
Theo đoàn người, tác giả vào thăm lăng Bác, nhà thơ nhìn thấy:
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ."
"Mặt trời" ngày ngày đi qua trên lăng là mặt trời của đất, nguồn sáng lớn nhất, rực rỡ và vĩnh viễn
trên thế gian. Nhưng mặt trời ấy còn thấy và nhận ra một mặt trời khác, một "'mặt trời trong lăng"
rất đỏ. Mặt trời trên cao được nhân hóa, nhìn mặt trời trong lăng bằng đơi mắt của mặt trời. Một
hình ảnh chứa chan bao tơn kính đối với Bác Hồ vĩ đại. Bàng hình ảnh ẩn dụ, nhà thơ đã ví Bác là
mặt trời. Người là mặt trời đỏ rực màu cách mạng sẽ mãi mãi chiếu sáng đường chúng ta đi bằng
sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Đây là nét nghệ thuật sáng tạo cùa tác giả. Độc đáo hơn,

nhà thơ cịn sáng tạo một hình ảnh khác nữa để ca ngợi Bác:
"Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xn."
Hình ảnh những dịng người đi trong thương nhớ kết thành những tràng hoa khơng chỉ là hình
ảnh tả thực so sánh những dòng người xếp thành hàng dài vào lãng Bác trơng như những tràng
hoa vơ tận. Nó cịn có nghĩa tượng trưng: Cuộc dời của họ đã nở hoa dưới ánh sáng của Bác.
Những bông hoa tươi thắm đó đang đến dâng lên Người những gì tốt đẹp nhất. "Dâng bẩy mươi
chín mùa xn". Đây là hình ảnh hoán dụ mang ý nghĩa tượng trưng. Con người bảy mươi chín
mùa xuân ấy đã sống một cuộc đời đẹp như những mùa xuân và đã làm ra những mùa xuân cho
đất nước, cho con người. Nhà thơ vào lăng, được nhìn thấy Bác nằm trong giấc ngủ bình yên giữa
một vùng ánh sáng nhè nhẹ dịu hiền. Ánh sáng ấy nơi Bác nẳm được nhà thơ miêu tả như ánh
sáng một vầng trăng hiền dịu:
"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền


Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!"
Ánh sáng của những ngọn đèn mờ ảo trong lăng gợi nhà thơ sự liên tưởng thật là thú vị "ánh
trăng". Tác giả đã thế hiện sự am hiểu của mình về Bác qua sự liên tường kì lạ đó. Bởi trăng với
Bác từng là đơi bạn tri âm tri kỉ. Ánh trăng bát ngát ngoài trời đã từng vào thơ Bác trong nhà lao,
trên chiến trận, giờ đây trăng cũng đến để ru giấc ngủ ngàn thu cho Người. Với hình ảnh "vầng
trăng sáng dịu hiền" dụng ý nhà thơ còn muốn tạo ra một hệ thống hình ảnh vũ trụ để ví với Bác.
Người có lúc như mặt trời ấm áp, có lúc dịu hiền như ánh trăng rằm. Bác của chúng là là vậy. "Mặt
trời", "vầng trăng", "trời xanh" đó là những cái mênh mơng bao la của vũ trụ được nhà thơ ví như
cái bao la rộng lớn trong tình thương của Bác. Đó cũng là biểu hiện sự vĩ đại, rực rỡ. cao siêu của
con người và sự nghiệp cùa Bác. Biết rằng Bác vẫn sống mãi trong sự nghiệp cách mạng và tâm
trí nhân dân như bầu trời xanh vĩnh viễn trên cao. Nhưng nhà thơ vẫn khơng khỏi thấy nhói đau
trong lòng khi đứng trước thi thể của Người: "Mà sao nghe nhói ở trong tim". Nỗi đau như hàng
ngàn mũi kim dâm vào trái tim thổn thức của tác giả. Đó là sự rung cảm chân thành của nhà thơ.

Cịn đứng trong lãng Bác, nhưng khi nghĩ đến lúc phải xa Bác, Viễn Phương thấy bịn rịn khơng
muốn dứt. Tình cảm của nhà thơ trong suốt thời gian trên luôn sâu lắng, đau lặng lẽ nhưng đến
giây phút này, Viễn Phương khơng thể nào ngăn được nữa. để cho tình cảm theo dịng nước mắt
tn trào, dâng lên cao và tha thiết nhất "mơ về miền Nam thương trào nước mắt". Chỉ nghĩ đến
việc về miền Nam, tác giả cũng đã "trào nước mắt", luyến tiếc khi chia tay, bịn rịn không muốn xa
nơi Bác nghỉ, ở câu thơ này, tác giả khơng sử dụng một nghệ thuật gì cả, chỉ là lời nói giản dị, là
tình thương sâu lắng tự tấm lòng nhưng lại làm cho ta xúc động, bài thơ thêm giàu cảm xúc. Một
cách nói khơng hoa mĩ, chân thành như người dân Nam bộ, nhưng lại lắng trong đó nỗi thương
u đau đớn khơng có gì có thể nói và tả được Tác giả thay mặt cho nhân dân miền Nam .bày tỏ
niểm thương tiếc vô hạn đối với vị cha già dân tộc. Câu nói giản dị ấy làm người đọc thêm hiểu và
đồng cảm với cảm xúc của Viễn Phương, bởi lời nói đó đều xuất phát từ muôn triệu trái tim bé nhỏ
cùng chung nỗi đau khơng khác gì tác giả. Được gần Bác dù chỉ trong giây phút nhưng không bao
giờ ta muốn xa Bác bởi Người ấm áp quá, rộng lớn quá. Ước nguyện thành kính của Viễn Phương
cũng là mong ước chung của những người đã hoặc chưa một lần nào gặp Bác:
"Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này."
Từ ngữ "muốn làm" được lặp di lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ thể hiện được ước muốn, sự tự
nguyện của tác giả. Hình ảnh cây tre lại xuất hiện khép bài thơ lại một cách khéo léo. Một mong
ước chân thành của nhà thơ. Tác giả muốn làm con chim hằng ngày ca hót cho Bác yên ngủ, làm
đóa hoa tỏa hương thơm ngào ngạt, cùng mn đóa hoa khác làm đẹp nơi Bác nghỉ. Và vui sướng
nhất khi được làm cây tre trung hiếu đứng mãi bên Bác canh từng giấc ngú của Người. Cánh hoa
ấy, tiếng chim hót và cây tre trung hiếu ấy giữ mãi cho Người giấc ngủ bình yên. Viễn Phương nói
lên mong ước của mình cũng như là ước nguyện của tất cả chúng ta muốn được gần Bác để được
lớn lên một chút:
"Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta
Ta bỗng lớn ở bên người một chút."
Bác của chúng ta là vậy. Người giàu tình thương yêu, giàu đức hi sinh và đời Người thì vơ cùng
giản dị. Đất nước ta mất Bác như mất người cha vĩ đại, người cha ln ln dành cho nhân loại
tình thương vơ bờ bến.

Bài thơ "Viếng lăng Bác" thật giàu hình ảnh, giàu cảm xúc. mấy ai đọc bài thơ mà khơng thấy
rung động trong lịng. Bằng cách sử dụng điêu luyện những biện pháp tu từ một cách sáng tạo, tác


giả đã thể hiện tình cảm ngọt ngào đằm thắm lại rất giản dị chân thành đối với Bác. Nhà thơ đã
truyền dược cảm xúc của mình đến với người đọc chính bởi cảm xúc của cả đồng bào Nam bộ nói
riêng cùa dân tộc nói chung. Chúng ta những cháu ngoan của Bác Hồ cũng xin nguyện như Viễn
Phương làm cây tre trung hiếu, làm bông hoa đẹp, làm tiếng chim hay và làm muôn ngàn công việc
tốt để dâng lên Người.
Đề bài: Phân tích bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải.
Bài làm
Khi nàng xuân nhẹ lướt trở về, trên trái đất như phủ lên một sức sống rạo rực kỳ diệu; Hương
uân quyện vào thiên nhiên, sơng núi đất trời, tình xn thấm vào tâm hồn mỗi con người với bao
niềm hạnh phúc. Cả mùa xuân bừng nở giữa khaongr không gian tươi xanh ấy. Một thống bang
khng, ta chợt nhận ra hình nhưu hương xn, sắc xn, tình xn và cả mùa xn đang hịa và
trong bản xô-nát mùa xuân của nhà thơ Thanh Hải: Mùa xn nho nhỏ.
Mọc giữa dịng sơng xanh
Nhịp phách tiền xứ Huế
Đọc kỹ bài thơ, ngẫm nghĩ, ta sẽ nghe được nhịp đập rạo rực mùa xuân đầy sức sống. Qua đó,
chúng ta càng hiểu bản hợp tấu kỳ diệu của mùa xuân, của tâm hồn, của cuộc sống ...
Mùa xuân nho nhỏ - Tên của bài thơ đã tạo cho người đọc một cảm giác dễ chịu thoải mái. Mùa
xuân nho nhỏ Vâng mùa xuân của Thanh Hải thật đơn swo và giản dị ở mức "nho nhỏ" mà thơi.
Mở đầu, tác giả viết:
"Mọc giữa dịng sơng xanh
Một bơng hoa tím biếc ...
Tơi đưa tay tơi hứng ...
Một bức tranh xuân thật đơn sơ và giản dị! Tác giả đã lựa chọn những gam màu thật dịu, thật
tươi để phác họa bức tranh xn của mình, "dịng sơng xanh – Hoa tím biếc". Vài nét lướt nhẹ
nhàng, nhưng tác giả đã cho người đọc thưởng thức mùa xuân đầy sức sống, trẻ trung, tươi và
xanh. Mùa xuân của dòng sông, của bông hoa hay của đất trời quê hương xứ Huế? Những mảng

màu sắc hình ảnh giản dị mộc mạc nhưng hài hòa và nên thơ. Đoạn thwo gây ấn tượng và cảm
xúc trong lòng người đọc. Như con tằm, tác giả đã rút những sợi tơ của lòng mình dệt nên bài thơ
về quê hương bằng tất cả tình yêu của trái tim mình. Câu thơ với âm điệu nhẹ nhàng mà duyên
dáng, say sưa. Tiếng chim chiền chiện vút cao phải chăng là nốt thăng rộn ràng, tươi vui của bản
nhạc mùa xuân. Tiếng chim ngân vang, kéo dài một âm sắc thánh thót, tiếng chim ấy như lan tỏa,
hòa quyền vào bầu trời xuân ấy. Giữa bức tranh xuân đầy mắc sắc, Thanh Hải nhưu đón nhận,
như lắng nghe âm thanh của sự sống, của thiên nhiên đang trào dâng, ngân nga. Từng giọt long
lanh rơi "giọt sương ban mai" – Hay giọt âm thanh? "Giọt long lanh rơi" – Giọt tình yêu hay hạnh
phúc? Ồ phải rồi, đó là giọt mùa xuân êm đềm, thiết tha, giọt mùa xuân tiếng chim, của giọt sương
hanh phúc được Thanh Hải trân trọng, nâng niu – áp vào trái tim mình. Mùa xuân, mùa xuân trong
Thanh Hải là bức tranh đơn sơ mộc mạc nhưng đầy màu sắc. Cả tiếng chim chiền chiện vút cao, là
giọt sương ban mai – mùa xuân là tất cả.
Trong bản xô-nát của Thanh Hải, ta còn bắt gặp một mùa xuân trẻ trung, xơn xao đầy sức sống,
đó là mùa xn của "người cầm súng" của "người ra đồng".
Mùa xuân người cầm súng
Tất cả như xôn xao
Các thế hệ trươc đã ngã xuống để bảo vệ mầm hạnh phúc của dân tộc; và giờ đây, mầm hạnh
phúc ấy đã bừng nở thành hoa hạnh phúc – bừng nở thành niềm tin và hy vọng. Mùa xuân "người
cầm súng", với trách nhiệm tiếp nối cha anh bảo vệ đất nước bảo vệ mùa xuân của dân tộc. Hình
ảnh người ra đồng, là người tô điểm cho mùa xuân là họa sĩ vẽ những mảng xanh lên mùa xuân;


và tất cả như hối hả. Tất cả như xôn xao – sức xuân đang tưng bừng lên. Với nhịp độ khẩn trương,
dồn dập tưng bừng hoạt động trên quê hương, đất nước sau ngày giải phóng.
Hình ảnh thơ giúp ta hiểu được, trên mảnh đất vừa thoát khỏi đau thương, tất cả như rạo rực,
như đang nảy nở, sinh sôi trong cái men say của mùa xuân trong cuộc sống hịa bình. "Hối há",
"xơn xao" hai từu láy vừa gợi âm, gợi hình, gợi cảm xúc và gợi cả suy tư. Ôi! Một thanh âm từ rất
xa vẳng lại, nhanh nhiều, thanh âm "xôn xao" của mùa xuân, của đất trời Việt Nam quê hương ta
đấy.
Câu thơ nhịp nhàng với những vần bằng tha thiết, vần trắc khỏe mạnh, bỗng trầm hẳn, lặng đi

trong thoáng suy tưởng của nhà thơ.
"Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước"
Tương lai Tổ quốc hiện lên rực rỡ huy hoàng, nhưng Thanh Hải lại nhớ về lịch sử dân tộc – nhớ
về quá khứ bốn nghìn năm oai hùng "Vất vả và thương đau". Qua đó, ta càng hiểu thêm về Thanh
Hải – một tâm hồn nồng nhiệt, gắn bó với mùa xuân với đất nước và sự hi vọng. "Đát nước như vì
sao" của tác giả về một ngày mai đẹp đẽ thật đáng quý, đáng yêu!
Say sưa trong khúc nhạc mùa xuân, tơ lòng tác giả cứ ngân lên như cây đàn muôn điệu. Đọc
đoạn thơ cuối, ta cảm nhận được ý nguyện của tác giả: muốn cống hiến cả cuộc đời mình cho sự
nghiệp Cách mạng, cho Tổ quốc "bay lên bát ngát mùa xuân"
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Điệp từ "Ta làm" láy đi láy lại thật tha thiết chân thành càng làm ta xúc động bởi thái độ sống của
nhà thơ. Sống phải làm nên "cái gì đó" cho đời, dù rất nhỏ ...
Bản hịa ca mùa xuân ngân lên với những nốt thăng rộn rã, tươi vui và với bè trầm tĩnh lặng, du
dương. Nhà thơ lặng lẽ "nhập vào hòa ca" nhập vào bản xơ-nát cuộc đời một chút xíu gì lặng lẽ,
một chút xíu gì dễ thương làm sao. Nốt trầm xao xuyến, một nốt trầm lặng lẽ đơn sơ nhưng không
thể thiếu trong bản giao hưởng mùa xuân. Nốt nhạc trầm ngân nga lặng lẽ sau âm hưởng cao
nhưng thường để lại trong lòng người ẩn tượng xao xuyến, bâng khuâng, sâu lắng, suy tư.
Xuân về đúng vào thời gian mà nhà thơ trọng bệnh, nhưng sức sống mãnh liệt đến diệu kì của
mùa xuân đã bừng nở trong tâm hồn nhà thơ. Sức trẻ thôi thúc, rộn rã cùng nhịp đập trái tim nằm
trên giường bênh, nahf thơ nhìn cuộc sống bằng đơi mắt thiết tha, tràn đầy tình u thương lạc
quan và hi vọng :
Một mùa xuân nho nhỏ ...
Lặng lẽ dâng cho đời ...
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Âm điệu thơ lắng dần ở khổ thứ tư, ồi chìm hẳn ở các khổ sau. Đọc thơ, ta như nghe được tiếng

thì thầm, miên man của mùa xuân, của lòng người. Một lần nữa, tác giả lại nhắc tên bài thơ Mùa
xuân nho nhỏ. Một tiếng chim một nhành hoa, một nốt trầm xao xuyến tạo nên một mùa xuân nho
nhỏ. Nếu mỗi con người là "mùa xuân nho nhỏ" thì đất nước sẽ là cả một mùa xuân vĩnh viễn với
bầu trời đầy chim, đất đầy hoa và lòng người đầy tiếng hát. Ước muốn tha thiết của Thanh Hải là
được cống hiến cho cuộc đời tất cả tuổi thanh xuân, tất cả cuộc sống của mình. Ơng nguyện hát
cho đất nước cho q hương bản Nam Ai Nam Bình ; bản xơ-nát của mùa xn, bản xơ-nát của
lịng người cùng hịa âm thành bản hịa ca bất tử của dân tộc.


Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là một bức tranh thiên nhiên đơn sơ mộc mạc một bản nhạc dịu dàng
tha thiết. Một tâm hồn chân thành tự nguyện. Mùa xuân nho nhỏ - Đi giữa bầu trơi xuân – hình như
tơi nghe đâu đây hi vọng về bản hịa ca mùa xuân bất tử.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×