Chữ viết cũng là một thành tố của văn hóa. Chữ viết xuất hiện ở ĐNA khá sớm,
khoảng đầu công nguyên. Ban đầu, hệ thống chữ viết của các quốc gia ĐNA được
sử dụng dựa vào các chữ viết cổ của Ấn Độ(chữ Phạn, Sanskrit, chữ Pali) và Trung
Quốc (chữ Hán). Tuy nhiên, dù sao chữ Sanskrit hay chữ Pali, chữ Hán khơng chỉ
là văn tự mà cịn là ngoại ngữ, ngôn ngữ bác học cần cho việc viết văn bia hay bày
tỏ ý nguyện với thần thánh, chỉ hợp với một số ít người trong xã hội. Do đó, các
học giả đã cải biên mẫu tự Sanskrit, mẫu tự Hán xây dựng một hệ thống chữ viết
để ghi ngôn ngữ bản địa của mình. Từ thế kỉ IV đến thế kỉ VII, lần lượt ra đời các
chữ viết cổ riêng của các dân tộc ĐNA như: chữ Chăm cổ, Khmer cổ, Môn cổ, Pyu
cổ, Mã Lai cổ, Miến cổ, Nơm của Việt Nam….đến thế kỉ XIII các hình thức cổ
nhất của chữ Thái cũng ra đời. Chữ Ấn Độ cổ hay chữ Hán cổ vẫn được dùng song
hành đến khoảng thế kỉ X trở đi mới được thay thế dần bằng chữ cổ bản địa
Ngày nay, các quốc gia ở ĐNA đều sử dụng các dạng chữ Viết theo mẫu tự Latinh.
1. CHỮ HÁN
1.1 Chữ Hán bắt nguồn từ Trung Quốc từ thời xa xưa dựa trên việc quan sát đồ vật
xung quanh và vẽ thành dạng chữ tượng hình, chữ mang ý nghĩa. Chữ Hán đã trải
qua nhiều thời kỳ phát triển. Cho tới hiện nay, chữ Hán cổ nhất được cho là loại
chữ Giáp Cốt (Giáp Cốt Tự ), chữ viết xuất hiện vào đời nhà Ân vào khoảng thời
1600 -1020 trước Công Nguyên. Chữ Giáp Cốt là chữ Hán cổ viết trên các mảnh
xương thú vật và có hình dạng rất gần với những vật thật quan sát được.
- Chữ Giáp Cốt tiếp tục được phát triển qua các thời:
+ Nhà Chu (1021-256 TCN) có chữ Kim (Kim Văn ), là chữ viết trên các chuông
bằng đồng và kim loại
+ Chiến Quốc (403-221 TCN) và thời nhà Tần (221-206 TCN) có chữ Triện (Đại
Triện và Tiểu Triện) và có chữ Lệ (Lệ Thư )
+ Nhà Hán (Tiền Hán 206 TCN-8 CN, Hậu Hán 25-220) có chữ Khải (Khải Thư )
- Chữ Khải cịn có thể được chia thành chữ Hành (Hành Thư ) và chữ Thảo (Thảo
Thư ). Chữ Khải là loại chữ được dùng bút lông chấm mực tàu viết trên giấy và rất
gần với hình dáng chữ Hán ngày nay vẫn còn được dùng ở Nhật, Đài Loan hay
Hồng Kông. Chữ Thảo là loại chữ được viết bằng bút lơng có lược bớt hoặc ghép
một số nét lại. Sự phát triển chữ Hán trải qua các thời kỳ có thể được minh họa
bằng một số chữ sau:
Chữ Giáp Cốt → Chữ Kim → Chữ Triện → Chữ Lệ → Chữ Khải → Chữ Thư
Ngày nay chữ Hán ở Trung Quốc đã có xu thế được giản lược đơn giản hơn và ở
Trung Quốc còn sử dụng hai loại chữ: chữ Chính thể và chữ Giản thể
1.2 Chữ Hán vào Việt Nam theo con đường giao lưu văn hóa bắt đầu từ thiên niên
kỷ thứ nhất trước cơng nguyên. Hiện nay, ở Việt Nam còn lưu giữ được số hiện vật
như đỉnh cổ có khắc chữ tượng hình (chữ Hán cổ). Điều này là một phần chứng
minh được rằng chữ Hán cổ xuất hiện ở Việt Nam khá sớm và thực sự trở thành
phương tiện ghi chép và truyền thông trong người Việt kể từ những thế kỷ đầu
Công nguyên trở đi. Đến thế ký VII - XI chữ Hán và tiếng Hán được sử dụng ngày
càng rộng rãi ở Việt Nam. Thời kỳ này tiếng Hán được sử dụng như một phương
tiện giao tiếp, giao lưu kinh tế thương mại với Trung Quốc. Do Việt Nam bị ách đô
hộ của phong kiến phương Bắc Trung Quốc trong khoảng thời gian hơn một ngàn
năm, vì vậy hầu hết các bài văn khắc trên tấm bia đều bằng chữ Hán. Qua đó,
chúng ta có thể thấy rằng chữ Hán có ảnh hưởng to lớn như thế nào đối với nền
văn hóa của nước Việt Nam xưa. Từ sau thế kỷ thứ X, tuy Việt Nam giành được
độc lập tự chủ, thoát khỏi ách thống trị của phong kiến phương Bắc, nhưng chữ
Hán và tiếng Hán vẫn tiếp tục là một phương tiện quan trọng để phát triển văn hóa
dân tộc Việt Nam.
- Trước khi chữ Hán du nhập vào Việt Nam, một số học giả cho rằng người Việt có
chữ viết kiểu nút còn gọi là "chữ khoa đẩu". Theo các nhà nghiên cứu thì khơng
phải người Việt dùng kiểu thắt nút để trị quốc như các sách sử của Trung Quốc mà
người Việt có văn tự riêng của mình; bằng chứng là các văn tự được tìm thấy ở các
văn bia miền núi phía Bắc có chữ viết ngoằn nghèo như lửa (nên còn gọi là Hỏa
tự). Tiếng Việt cổ đại cũng là một ngôn ngữ thuộc họ Mường-Khmer của hệ Nam
Á, khác hẳn với hệ ngôn ngữ của tiếng Hán.
+ Theo giáo sư Hà Văn Tấn, ngay từ thời vua Hùng đã có một hệ thống chữ Việt
cổ. Chữ này được nghi lại trên lưỡi cày Đông Sơn và trên những chiếc qua đồng ở
Thanh Hóa và ở vùng Hồ Nam. Đây là loại vhữ vừa ghi hình, vừa biểu ý, bởi vì,
ngồi hình mặt trời, cịn có các hình vẽ biểu hiện các khái niệm trừu tượng, ví dụ,
khái niệm về sự sơi, nấu chín ( qua hình vẽ một chiếc nồi bốc hơi ).
2. CHỮ NÔM
Dù chữ Hán có sức sống mạnh mẽ đến đâu chăng nữa, một văn tự ngoại lai không
thể nào đáp ứng, thậm chí bất lực trước địi hỏi, u cầu của việc trực tiếp ghi chép
hoặc diễn đạt lời ăn tiếng nói cùng tâm tư, suy nghĩ và tình cảm của bản thân người
Việt. Chính vì vậy chữ Nơm đã ra đời để bù đắp vào chỗ mà chữ Hán không đáp
ứng nổi.
- Chữ Nôm là một loại văn tự xây dựng trên cơ sở đường nét, thành tố và phương
thức cấu tạo của chữ Hán để ghi chép từ Việt và tiếng Việt. Q trình hình thành
chữ Nơm có thể chia thành hai giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu, tạm gọi là giai đoạn "đồng hóa chữ Hán", tức là dùng chữ Hán để
phiên âm các từ Việt thường là tên người, tên vật, tên đất, cây cỏ chim muông, đồ
vật... xuất hiện lẻ tẻ trong văn bản Hán. Những từ chữ Nôm này xuất hiện vào thế
kỷ đầu sau Công nguyên (đặc biệt rõ nét nhất vào thế kỷ thứ VI).
+ Giai đoạn sau: Ở giai đoạn này, bên cạnh việc tiếp tục dùng chữ Hán để phiên
âm từ tiếng Việt, đã xuất hiện những chữ Nôm tự tạo theo một số nguyên tắc nhất
định. Loại chữ Nôm tự tạo này, sau phát triển theo hướng ghi âm, nhằm ghi chép
ngày một sát hơn, đúng hơn với tiếng Việt. Từ thời Lý thế kỷ thứ XI đến đời Trần
thế kỷ XIV thì hệ thống chữ Nơm mới thực sự hồn chỉnh. Theo sử sách đến nay
còn ghi lại được một số tác phẩm đã được viết bằng chữ Nơm như đời Trần có
cuốn "Thiền Tông Bản Hạnh". Đến thế kỷ XVIII - XIX chữ Nôm đã phát triển tới
mức cao, át cả địa vị chữ Hán. Các tác phẩm như hịch Tây Sơn, Khoa thi hương
dưới thời Quang Trung (1789) đã có bài thi làm bằng chữ Nôm. Truyện Kiều của
Nguyễn Du cũng được viết bằng chữ Nơm là những ví dụ.
Chữ Hán và chữ Nơm có những khác nhau cơ bản về lịch sử ra đời, mục đích sử
dụng và mỗi chữ có bản sắc riêng về văn hóa...
3. CHỮ QUỐC NGỮ
- Việc chế tác chữ Quốc ngữ Việt Nam là một công việc tập thể của nhiều linh mục
dòng Tên người Châu Âu, trong đó nổi bật lên vai trị của Francesco de Pina,
Gaspar d'Amaral, Antonio Barbosa và Alexandre De Rhodes. Trong cơng việc này
có sự hợp tác tích cực và hiệu quả của nhiều người Việt Nam, trước hết là các thầy
giảng Việt Nam (giúp việc cho các linh mục người Âu). Alexandre De Rhodes đã
có cơng lớn trong việc góp phần sửa sang và hoàn chỉnh bộ chữ Quốc Ngữ. Đặc
biệt là ông đã dùng bộ chữ ấy để biên soạn và tổ chức in ấn lần đầu tiên cuốn từ
điển Việt - Bồ Đào Nha - Latin (trong đó có phần về ngữ pháp tiếng Việt) và cuốn
Phép giảng tám ngày. Xét về góc độ ngơn ngữ thì cuốn diễn giảng vắn tắt về tiếng
An Nam hay tiếng đàng ngồi (in chung trong từ điển) có thể được xem như cơng
trình đầu tiên khảo cứu về ngữ pháp. Cịn cuốn Phép giảng tám ngày có thể được
coi như tác phẩm văn xuôi đầu tiên viết bằng chữ Quốc Ngữ, sử dụng lời văn tiếng
nói bình dân hàng ngày của người Việt Nam thế kỷ 17.
Tuy chữ Quốc ngữ của Alexandre De Rhodes năm 1651 trong cuốn từ điển Việt Bồ - La đã khá hoàn chỉnh nhưng cũng phải chờ đến từ điển Việt - Bồ - La (1772),
tức là 121 năm sau, với những cải cách quan trọng của Pigneau de Behaine thì chữ
Quốc ngữ mới có diện mạo giống như hệ thống mà chúng ta đang dùng hiện nay.
- Tiếng Việt hiện nay có 6 thanh điệu ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng. Tiếng Việt
tương đối khó phát âm cho người nước ngồi. Ngày nay do sử dụng ký tự Latin (a,
b, c,...) của chữ Quốc ngữ, việc giao tiếp ngôn ngữ trên Internet trở nên dễ dàng
hơn
4. CHỮ PALI- SANSKRIT
4.1 Nói về chữ viết ở Đông Nam Á, ta không thể bỏ qua vai trò rất to lớn của chữ
Pali- Sanskrit, còn được gọi là chữ Devanagari ( chữ thánh thần ), ở khu vực này.
Ở Ấn Độ, trên cơ sở cải biên mẫu tự Devanagari để ghi chép ngôn ngữ Ấn- Âu,
chữ Sanskrit ( chữ Phạn ) đã ra đời từ thế kỉ thứ VII. Tuy nhiên, sau đó , ở các
vùng Bắc Ấn Độ, người ta đã cải biên và sáng tạo ra một hệ thống mẫu tự mới với
tên gọi Pali để ghi lại tiếng nói của cư dân ở đây. So với chữ Sanskrit, chữ Pali đơn
giản hơn. Chữ Pali được dùng để viết kinh phật. Sanskrit là ngôn ngữ văn học, phổ
biến trong giới trí thức và học giả. Pali là ngôn ngữ phổ thông mà đông đảo quần
chúng thường dùng. Vì muốn tư tưởng của mình thấm sâu vào quần chúng nhân
dân nên Đức Phật đã sử dụng chữ Pali để truyền bá. Chữ Pali không phải là một hệ
thống hồn tồn mới và khác với Sanskrit, do đó người ta thường dùng cả cụm từ
Pali- Sanskrit để nói về hệ thống chữ viết này.
4.2 Nói chung chữ Pali- Sanskrit vào các nước Đông Nam Á từ đầu công nguyên.
Trên tấm bia Đông Yên Châu được khắc vào thế kỉ IV- V, người ta cũng thấy xuất
hiện một loại chữ Chăm cổ mà hình nét giống như chữ Devanagari. Dĩ nhiên, chữ
Pali- Sanskrit vào Chăm đã được cải biến đi nhiều để phù hợp với ngôn ngữ Chăm.
Những thế kỉ sau đó, người Chăm đã dùng chữ viết của mình ( tức là chữ PaliSanskrit đã được cải biến ) để ghi chép kinh thánh và trao đổi thư từ.
- Chữ viết Chăm là hệ thống chữ viết để thể hiện tiếng Chăm, một ngôn ngữ thuộc
hệ ngôn ngữ Nam Đảo. Cộng đồng người nói tiếng Chăm phân bố chủ yếu ở Việt
Nam và Campuchia với 230.000 người.
Chữ Chăm là một trong những hệ thống chữ viết đầu tiên bắt nguồn từ chữ viết
Brahmi ở Nam Ấn Độ khoảng năm 200. Giống như tất cả các chữ viết thuộc nhóm
ngơn ngữ Brahmi, chữ Chăm ghi lại âm tiết (có chữ cái chỉ nguyên âm, nhưng các
chữ cái ghi lại phụ âm có ngun âm đi kèm ln trong đó). Chữ này viết hàng
ngang, từ trái sang phải như chữ Latinh.
Cộng đồng người Chăm ngày nay có hai nhóm cách biệt nhau, người Tây Chăm ở
Campuchia và người Đông Chăm ở Việt Nam. Chữ viết Chăm trong mỗi cộng
đồng khác biệt nhau khá xa. Người Tây Chăm phần lớn theo đạo Hồi và ngày nay
ưu chuộng dùng chữ Ả Rập. Người Đông Chăm ở Việt Nam chủ yếu theo đạo
Hindu và vẫn sử dụng chữ viết riêng của họ. Trong thời gian Đông Dương là thuộc
địa của Pháp, cả hai nhóm người Chăm đều bị buộc phải chuyển sang dùng ký tự
Latin.
- Hệ thống chữ viết Campuchia, hay còn gọi là chữ Khơ-me, có nguồn gốc từ
những dạng chữ khác nhau của chữ Brabmi cổ, thuộc vùng Nam Ấn Độ. Tuy
nhiên, nếu theo truyền thuyết thì chữ viết Ấn Độ được đưa vào đây sớm hơn nhiều,
khoảng thế kỉ thứ II. Hệ thống chữ viết Campuchia bao gồm 33 phụ âm, 22 nguyên
âm độc lập, 12 nguyên âm phụ và một số các ký hiệu dấu khác. Hầu hêt các phụ
âm đều có dạng giản lược khi chúng là thành phần thứ hai trong cụm phụ âm.
Dạng giản lược này được gọi là phụ âm phụ. Cịn ngun âm có thể được viết
trước, sau, trên hoặc dưới phụ âm. Tấm bia cổ nhất ghi lại chữ Khmer cổ có niên
đại năm 611.
- Chữ Pali- Sanskrit cũng được đưa vào các quốc gia hải đảo khá sớm. Những bi kí
cổ tìm được ở Indonesia xác nhận rằng chữ viết ở khu vực này xuất hiện vào
khoảng thế kỉ thứ IV. Bảng chữ cái cổ nhất ở Jawa là thứ chữ cái theo dạng vùng
nam Ấn Độ vốn có tên gọi Brahmi ( chữ của Brahma, do Brahma tạo ra ). Chữ
Jawa, chữ Madura đều bắt nguồn từ chữ Brahmi.
- Với chữ Thái cổ, các nhà khoa học thường coi năm 1283 là cái mốc đánh dấu sự
ra đời của nó. Sở dĩ như vậy là vì họ đã căn cứ vào một tấm bia được lập dưới thời
vua Thái Ram Khăm Hẻng, trong đó có ghi : “Ngày xưa chữ Thái này khơng có.
Năm 1205 Xaka ( 1283 ), tức năm con dê, vua Ram Khăm Hẻng có mời một ơng
thầy đến. Ông này đã sáng tạo ra chữ Thái này. Đó là người mà ngày nay chúng ta
phải biết ơn”. Thực ra, “chữ Thái này”, theo các nhà nghiên cứu, là do những
người Shan từ Miến Điện mang đến. Song công lao của Ram Khăm Hẻng là ở chỗ
đã đưa chữ Thái của một bộ phận người Shan ( xuống định cư ở Thái Lan ) lên
thành một thứ chữ chính thức của quốc gia Thái Lan. Như vậy, xét về gốc gác, chữ
Thái cũng bắt nguồn từ chữ viết nam Ấn Độ như chữ Khmer, chữ Madura cổ.
Nhân đây cũng cần nói thêm rằng chữ của người Shan ở bắc Miến Điện chính là
Pegu cổ xuất hiện vào đầu cơng nguyên, trên cơ sở của chữ cổ Ấn Độ.
- Chữ Miến Điện cổ xuất hiện vào khoảng thế kỉ XI. Nó bắt nguồn từ chữ Mơn cổ
vốn có từ thế kỉ thứ IV và cững có nguồn gốc từ chữ cổ Ấn Độ.
- So với các quốc gia khác, nước Lào ( với tên gọi Langsang ) xuất hiện muộn hơn.
Trong mối tương quan như thế, chữ Lào xuất hiện muộn hơn các thứ chữ Đông
Nam Á khác cũng là điều dễ hiểu. Theo các nhà khoa học, chữ Lào có từ năm 1353
với dấu vết cịn lại là lời huấn thị của Pha Nguồn. Chữ Lào được xây dựng trên cơ
sở của chữ Thái cổ, tuy nhiên, so với chữ Thái, nó đơn giản hơn nhiều.
-> Như vậy là, nói chung, các quốc gia Đơng Nam Á đều xây dựng chữ viết riêng
cho dân tộc mình từ một trong hai nguồn: từ chữ Pali- Sanskrit ( như các thứ chữ
Khmer, Chăm, Thái, Lào, Miến Điện, Jawa, Madura cổ ) và từ chữ Hán ( như chữ
Nôm của Việt Nam ). Các chữ viết dân tộc này, nói chung được sử dụng cho tới
hết thời kì trung cổ.
- Từ thế kỉ XIII, các quốc gia hải đảo Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của đạo Hồi.
Từ đó văn hóa Arập thâm nhập mạnh mẽ vào khu vực này cùng với đạo Hồi. Chừ
viết Arập chuyển tải nội dung Hồi giáo đã được mang vào Malaysia, Indonesia, và
có ảnh hưởng đáng kể ở đây vào các thế kỉ XIV- XV.
- Với sự can thiệp của phương Tây váo Đông Nam Á, chữ viết của nột số quốc gia
Đông Nam Á đã được chuyển đổi theo hướng Latinh hóa. Các loại chữ viết này
đều là chữ ghi âm, dùng con chữ Latinh nên dễ đọc, dễ nhớ. Chữ viết Malaysia,
Brunei, Indonesia, Philippines và Việt Nam hiện nay đều thuộc dạng này. Trong số
các chữ viết Latinh hóa này, chữ Quốc Ngữ của Việt Nam ra đời sớm nhất –
khoảng đầu thế kỉ XVII, các chữ Latinh khác ở hải đảo xuất hiện vào khoảng đầu
thế kỉ XIX- XX
Ngày 22 tháng 5 năm 1958, các nước Đông Nam Á tham dự Đại hội Thể thao châu
Á lần thứ III ở Tokyo, Nhật Bản, Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Thái Lan khi đó là
Laung Sukhumnaipradit đã đề xuất và được các nước Đơng Nam Á nhất trí thành
lập một tổ chức thể thao của Đông Nam Á với tên gọi ban đầu là Liên đoàn Thể
thao Bán đảo Đông Nam Á (The South East Asian Peninsular Games Federation
hay SEAP Games Federation). Liên đồn Thể thao Đơng Nam Á sẽ tổ chức hai
năm một lần vào năm lẻ một đại hội thể thao khu vực nhằm mục đích:
Tăng cường tình hữu nghị, tình đồn kết và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước
trong khu vực ASEAN.
Nâng cao không ngừng thành tích, kỹ thuật, chiến thuật các mơn thể thao cho vận
động viên để có cơ sở tham gia Đại hội Thể thao châu Á và Olympic.
Truyền thuyết kể rằng Angkor Wat được xây dựng theo lệnh của Indra để làm cung
điện cho con trai Precha Ket Mealea.[7] Theo nhà ngoại giao Chu Đạt Quan (thế
kỷ XIII), một số người tin rằng ngôi đền được xây dựng chỉ trong một đêm bởi một
kiến trúc sư nhà Trời.[8]
Việc thiết kế và xây dựng được tiến hành vào nửa đầu thế kỷ XII dưới thời vua
Suryavarman II (trị vì từ năm 1113 - 1150). Thờ thần Vishnu, ngôi đền được coi
như thủ đô và đền thờ của nhà vua. Do không tìm thấy tấm bia nền móng cũng như
bất kỳ bản khắc nào nhắc đến ngôi đền vào thời đó, tên ban đầu của nó vẫn là một
dấu hỏi, nhưng nó có thể đã được gọi là "Varah Vishnu-lok", theo tên của vị thần
được thờ. Cơng việc có vẻ như đã kết thúc sau khi nhà vua băng hà không lâu, dựa
vào một số bức điêu khắc vẫn còn dang dở.[9]
Năm 1177, 27 năm sau cái chết của Suryavarman II, Angkor bị tàn phá bởi người
Chăm Pa ngkor Wat là sự kết hợp của hai nét cơ bản của kiến trúc Khmer: kiến
trúc đền-núi cùng với những dãy hành lang dài và nhỏ hẹp. Kiến trúc này tượng
trưng cho Núi Meru, quê hương của các vị thần trong truyền thuyết Ấn Độ giáo:
nằm giữa một con hào và lớp tường bao dài 3.6 km (2.2 dặm) là khu chính điện ba
tầng với kiến trúc hình chữ nhật, kết nối với nhau bởi những dãy hành lang sâu
thẳm. Trung tâm của ngôi đền là tổ hợp 5 tháp với một tháp trung tâm và bốn tháp
tại bốn góc hình vuông. Không giống những ngôi đền theo phong cách Angkor
khác, Angkor quay mặt về phía Tây và vẫn chưa có cách giải thích thống nhất về ý
nghĩa của điều này. Ngôi đền được ngưỡng mộ bởi vẻ hùng vĩ và hài hòa của kiến
trúc, sự phong phú của nghệ thuật điêu khắc và số lượng lớn các vị thần được trang
hoàng trên những bức tường đá.