Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

De va dap an thi thu THPTQG nam 2019 mon Hoa hoc de so 3 truong NTBH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.38 KB, 5 trang )

TRƯỜNG PTDTNT THCS&THPT
HUYỆN BẮC HÀ
(Đề thi có 04 trang, 40 câu)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019
Bài thi KHTN; Mơn thi: Hóa học
Thời gian làm bài: 50 phút
(khơng kể thời gian phát đề)

Họ và tên học sinh :..................................................... Lớp: ...................
Cho biết KLNT (theo đvC) của các nguyên tố: C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27;
S=32; Cl=35,5; Ca=40; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Br=80; Ag=108; Ba=137.
I. BIẾT
Câu 1. Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch NaOH là
A. etanol, fructozơ, metylamin.
B. metyl axetat, alanin, axit axetic.
C. glixerol, glyxin, anilin.
D. metyl axetat, glucozơ, etanol.
Câu 2. Cho hình vẽ mơ tả q trình xác định C và H trong hợp chất hữu cơ.

Hãy cho biết vai trò của CuSO4 (khan) và sự biến đổi của nó trong thí nghiệm.
A. Xác định H và màu CuSO4 từ màu xanh sang màu trắng.
B. Xác định H và màu CuSO4 từ màu trắng sang màu xanh.
C. Xác định C và màu CuSO4 từ màu trắng sang màu xanh.
D. Xác định C và màu CuSO4 từ màu xanh sang màu trắng.
Câu 3. Giấm ăn là một chất lỏng có vị chua và có thành phần chính là dung dịch
axit axetic nồng độ khoảng 5%. Công thức cấu tạo tủa axit axetic là:
A. CH3CH2COOH.
B. HCOOH.
C. CH3CH2OH.
D. CH3COOH.


Câu 4. Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?
A. Amilopectin.
B. Polietilen.
C. Cao su thiên nhiên.
D. Xenlulozơ.
Câu 5:Chất có khả năng tạo phức màu xanh lam với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là
A. etanol.
B. phenol.
C. etyl axetat.
D. saccarozơ.
Câu 6. Thủy phân peptit Gly–Ala–Phe–Gly–Ala–Val thu được bao nhiêu đipeptit
chứa Gly?
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Câu 7. Phương trình hóa học nào sau đây sai?
t0
A. 2Fe + 3Cl2   2FeCl3
B. Fe(OH)3 + 3HNO3  Fe(NO3)3 + 3H2O.
C. 2Fe + 6HCl  2FeCl3 +H2.
D. Fe2O3 + 3H2SO4  Fe2(SO4)3 + 3H2O.
Câu 8. Trong khí thải cơng nghiệp thường có chứa các khí SO 2 và NO2. Có thể
dùng chất nào sau đây để loại bỏ các chất khí đó trong hệ thống xử lý khí thải?
A. Ca(OH)2.
B. HCl.
C. NH3.
D. H2O.
Câu 9. Metylfomat có công thức là
A. HCOOCH3.

B. CH3COOCH3.
C. HCOOC2H5.
D.CH3COOC2H5


Câu 10. Kim loại chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy là
A. Cu.
B. Ag.
C. K.
D. Ni.
Câu 11. Quặng boxit là nguyên liệu sản xuất nhôm. Công thức của quặng boxit

A. CaCO3.
B. Al2O3.2H2O.
C. FeS2.
D.
Fe2O3.nH2O.
Câu 12. Dãy gồm các chất đều tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường là
A. Na2O, K, Ba.
B. Be, Na, CaO.
C. BeO, Na, Ba.
D. MgO, K,
Ca.
Câu 13. Kim loại Fe không tác dụng với dung dịch nào
A. NaOH.
B. HNO3 loãng.
C. CuSO4.
D. HCl.
Câu 14. Trong y học, hợp chất nào của Na sau đây được dùng làm thuốc chữa
đau dạ dày

A. NaOH.
B. NaHCO3.
C. Na2SO4.
D. NaI.
II. HIỂU
Câu 15: Khi thủy phân HCOOC6H5 trong môi trường kiềm dư thì thu được sản phẩm gồm:
A. 1 muối và 1 anđehit
B. 2 muối và nước
C. 1 muối và 1 ancol
D. 2 ancol và nước
Câu 16. Thủy phân hoàn toàn đisaccarit A thu được hai monosaccarit X và Y.
Hiđro hóa X hoặc Y đều thu được chất hữu cơ Z. A và Z lần lượt là
A. glucozơ và axit gluconic.
B. saccarozơ và sobitol.
C. saccarozơ và glucozơ.
D. tinh bột và glucozơ.
Câu 17. Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH,
HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là
A. 4.
B. 3.
C. 5
D. 2.
Câu 18. Thủy phân este X (C4H8O2) thu được sản phẩm có phản ứng tráng gương.
Số cơng thức cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
HCOOCH2CH2CH3; HCOOCH(CH3)2
Câu 19. Phenol (C6H5OH) không phản ứng với chất nào sau đây?

A. Dung dịch Br2.
B. Na.
C. Dung dịch HCl.
D. NaOH.
Câu 20. Trong các kim loại sau đây, kim loại có tính khử mạnh nhất là
A. Ag.
B. Mg.
C. Fe.
D. Cu.
Câu 21. Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. Al(OH)3.
B. KOH.
C. Cu(OH)2.
D. HF.
III. VẬN DỤNG
Câu 22. Cho a mol chất béo (C17H35COO)3C3H5 tác dụng với dung dịch NaOH dư.
Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 46 gam glixerol. Giá trị của a là:
A. 0,4 mol.
B. 0,3 mol.
C. 0,6 mol.
D. 0,5 mol.
Câu 23. Thủy phân m gam saccarozơ với hiệu suất 80% thu được 7,2 gam
glucozơ. Giá trị của m là
A. 10,40.
B. 11,4.
C. 13,68.
D. 17,10.
Câu 24. Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm axit glutamic và lysin vào 400 ml dung dịch
HCl 1M thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng vừa đủ với 800ml dung dịch
NaOH 1M. Số mol lysin trong hỗn hợp X là

A. 0,1.
B. 0,15.
C. 0,2.
D. 0,25.
Câu 25. Cho các phát biểu sau:
(a) Để dây thép ngoài khơng khí ẩm thì có xảy ra ăn mịn điện hóa.
(b) Phèn chua được dùng để làm trong nước đục.
(c) Kim loại Na khử được ion Cu2+ trong dung dịch thành Cu.
(đ) Ở trạng thái cơ bản, Al (Z = 13) có cấu hình electron là 1s22s22p63p3.
(e) Kim loại Al là chất lưỡng tính, tan được trong dung dịch axit và kiềm.
(g) Dung dịch NaOH có thể làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời.
Số phát biểu đúng là


A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 5.
Câu 26. Cho 5,4 gam Al tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 1M đến khi phản
ứng xảy ra hồn tồn, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 4,48.
B. 3,36.
C. 6,72.
D. 2,24.
Câu 27. Cho các phát biểu sau:
(a) Sau khi mổ cá, có thể dùng giấm ăn để giảm mùi tanh.
(b) Dầu thực vật và dầu nhớt bôi trơn máy đều có thành phần chính là chất
béo.
(c) Cao su sau khi được lưu hóa có tính đàn hồi và chịu nhiệt tốt hơn.
(d) Khi làm trứng muối (ngâm trứng trong dung dịch NaCl bão hịa) xảy ra hiện

tượng đơng tụ protein.
(e) Thành phần chính của bơng nõn là xenlulozo.
(g) Để giảm đau nhức khi bị kiến đốt, có thể bơi vôi tôi vào vết đốt.
Số phát biểu đúng là:
A. 5.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Câu 28. Hấp thụ hoàn toàn một lượng anken X vào bình đựng nước brom thì thấy
khối lượng bình tăng 5,6 gam và có 16 gam Br 2 tham gia phản ứng. Số đồng
phân cấu tạo của X là
A. 5.
B. 6.
C. 2.
D. 3.
Câu 29. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Nung AgNO3 rắn.
(2) Đun nóng C với H2SO4 đặc.
(3) Cho (NH4)2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2 đun nóng.
(4) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3.
(5) Hòa tan NaHCO3 trong dung dịch NaOH.
(6) Cho Fe2O3 vào dung dịch HNO3.
Số thí nghiệm tạo ra chất khí là:
A. 6.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
Câu 30. Cho 1,68 gam bột Fe vào 100 ml dung dịch X gồm AgNO 3 0,1M và
Cu(NO3)2 xM. Khuấy nhẹ cho tới khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và
2,58 gam chất rắn Z. Giá trị của x là:

A. 0,23M.
B. 0,25M.
C. 0,125M.
D. 0,1M.
Câu 31. Tiến hành thí nghiệm trộn lẫn các cặp dung dịch sau đây:
(a) HCl với Ca(HCO3)2;
(b) AlCl3 dư với NaOH;
(c) Ca(OH)2 với NaHCO3;
(d) Ba(OH)2 dư với Al2(SO4)3;
(e) NaHSO4 với BaCl2;
(g) AgNO3 với Fe(NO3)2.
Các phản ứng xảy ra hồn tồn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 2.
B. 5.
C. 3.
D. 4.
Câu 32. Cho dãy các chất: metyl axetat, vinyl axetat, anlyl axetat, phenyl axetat,
etyl fomat, metyl acrylat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong
dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là:
A. 6.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
Câu 33. Sục 8,96 lit khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,25 mol Ca(OH) 2. Khối
lượng kết tủa thu được là
A. 25 gam.
B. 40 gam.
C. 10 gam.
D. 12 gam.
IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 34. Hỗn hợp X gồm FeO và Fe3O4 có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 3. Cho một luồng CO đi qua
ống sứ đựng m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được 6,96 gam hỗn hợp Y gồm Fe, FeO và
Fe3O4. Hịa tan hồn Y trong dung dịch HNO3 dư thu được 2,24 lít (đkc) hỗn hợp Z gồm NO và
NO2 (khơng có sản phẩm khử khác của N+5), tỉ khối của Z so với metan là 2,725. Giá trị của m là
A. 10,34.
B. 6,82.
C. 7,68.
D. 30,40.
Câu 35: Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm hai este đơn chức tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch
KOH 2M, thu được chất hữu cơ Y (no, đơn chức, mạch hở có tham gia phản ứng tráng bạc) và 53


gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ Y cần vừa đủ 5,6 lít khí O2 (đktc). Khối lượng của 0,3 mol X
là:
A. 29,4 gam.
B. 31,0 gam.
C. 33,0 gam.
D. 41,0 gam.
Câu 36: Đun nóng 12,44 gam hỗn hợp E gồm chất X (C 2H8O2N2) và đipeptit Y (C5H10N2O3) cần
dùng 160ml dung dịch NaOH 1M, thu được một khí Z duy nhất (có khả năng làm quỳ tím ẩm hóa
xanh) và hỗn hợp T gồm hai muối. Nếu lấy 24,88 gam E tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu
được dung dịch chứa x gam muối. Giá trị của x là?
A.41,64 gam.
B.42,76 gam.
C.37,36 gam.
D.36,56 gam.
Câu 37. Cho từ từ dung dịch NaOH 0,5M vào 100 ml dung dịch FeCl 3 aM và AlCl3 bM, thấy xuất
hiện kết tủa, khi kết tủa cực đại thì sau đó kết tủa bị hịa tan một phần. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ
giữa số mol kết tủa và số mol NaOH cho vào như hình vẽ:


Giá trị của a và b lần lượt là
A. 0,10 và 0,30.
B. 0,10 và 0,05.
C. 0,20 và 0,02.
D. 0,30 và 0,10.
Câu 38. Hịa tan hồn tồn hỗn hợp X gồm CuSO4 và KCl vào H2O, thu được dung dịch Y. Điện
phân Y (có màng ngăng, điện cực trơ) đến khi H 2O bắt đầu điện phân ở cả hai điện cực thì dừng
điện phân. Số mol khí thốt ra ở anot bằng 4 lần số mol khí thốt ra từ catot. Phần trăm khối lượng
của CuSO4 trong X là
A. 61,70%.
B. 34,93%.
C. 50,63%.
D. 44,61%.
Câu 39. Cho 14,58 gam hỗn hợp X gồm chất béo Y và axit béo Z (trong đó Y được tạo từ glixerol
và axit Z) tác dụng vừa đủ với 0,05 mol NaOH, thu được 0,92 mol glixerol. Khối lượng phân tử của
axit Z (g/mol) là:
A. 239
B. 284
C. 256
D. 282
Câu 40. Hỗn hợp X gồm etyl axetat, vinyl axetat, anđehit acrylic và ancol metylic (trong đó anđehit
acrylic và ancol metylic có cùng số mol). Đốt cháy hoàn toàn 19,16 gam X cần dùng 1,05 mol O 2,
sản phẩm cháy gồm CO2, H2O được dẫn qua nước vôi trong lấy dư, sau khi phản ứng xảy ra hồn
tồn, thu được dung dịch có khối lượng giảm m gam so với ban đầu. Giá trị m là
A. 37,24.
B. 33,24.
C. 35,24.
D. 29,24.
------ HẾT ------



ĐÁP ÁN
1B
11B
21B
31B

2B
12A
22D
32B

3D
13A
23D
33C

4A
14B
24C
34C

5D
15B
25C
35C

6D
16B
26B

36A

7C
17B
27A
37A

8A
18D
28D
38D

9A
19C
29B
39B

10C
20B
30C
40C



×