Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

On tap Van 8 phan 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.96 KB, 3 trang )

NỘI DUNG ÔN TẬP
KHỐI LỚP 8 TỪ 9/3 – 13/3/2020
PHẦN I: ĐỌC –HIỂU
Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
(…)
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
(…)
a. Hình ảnh người dân chài và cuộc sống làng chài được thể hiện trong khổ thơ
a có nét gì nổi bật đáng chú ý?
b. Viết chính xác khổ thơ thể hiện nỗi nhớ tha thiết về quê hương miền biển
của tác giả. Nêu thể thơ.
Câu 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Khi ở nhà hay đi học, ba mẹ Nhật Bản đều chú ý đến việc dạy con tự lập và
ln khuyến khích con tự làm những việc cá nhân của mình.
Trẻ con Nhật được dạy phải tự mình mặc quần áo, mang giày và xách đồ của
mình bởi vì các em phải thay đồ rất nhiều lần khi ở trường. Khi mới đến lớp, trẻ
phải tháo giày ra và thay bằng dép đi trong nhà. Nếu có giờ học thể dục, trẻ cũng
phải thay đồ và giày. Sau giờ học, trẻ em Nhật phải thu dọn bàn ghế và phịng học
của mình. Lau bảng, giặt khăn lau, quét lớp… những công việc như vậy được các
em chia đều và cùng nhau làm, vừa giúp được lẫn nhau. Tất cả những việc đấy các
em đều phải tự làm.
(Trích Bí mật dạy con tự lập của người Nhật)



a. Trong đoạn trích, ba mẹ Nhật Bản dạy con mình điều gì?
b. Theo người viết, trẻ em ở Nhật phải làm gì để tạo cho mình tính tự lập?
PHẦN II: TIẾNG VIỆT
Câu 1:
“ ... Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm của
trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngơi nam bắc đơng tây; lại tiện
hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư
khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem
khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn
phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chổ ở. Các khanh nghĩ thế
nào?”
( Chiếu dời đơ - Lí Cơng Uẩn)
-Tìm một câu nghi vấn có trong đoạn trích trên? Cho biết chức năng của kiểu câu
trên?
Câu 2:
“…Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian
nan.Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ
mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà
đòi ngọc lụa, để thỏa mãn lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu
bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao
cho khỏi để tai vạ về sau !...”
( Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn)
-Tìm câu cảm thán trong đoạn trích ? Cho biết chức năng của kiểu câu trên?
PHẦN III. ĐOẠN VĂN
Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một đoạn văn
ngắn để thuyết phục các bạn: Nếu khi cịn trẻ ta khơng chịu khó học tập thì lớn lên
sẽ chẳng làm được việc gì có ích!
Hướng dẫn:
-Mở đoạn : (Bám sát vào ngữ liệu và yêu cầu đề bài)



+ Dẫn dắt : Vai trò của việc học đối với cuộc sống của con người, đặc biệt đối với
người trẻ tuổi...
+ Nêu nội dung nghị luận: Nếu khi còn trẻ ta khơng chịu khó học tập thì lớn lên sẽ
chẳng làm được việc gì có ích!
-Phát triển đoạn :
- Giải thích :
+ Học là gì?
+ Vì sao khi cịn trẻ ta khơng chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc
gì có ích?
- Chứng minh: (lí lẽ + dẫn chứng)
+ Hiện nay các bạn học sinh bây giờ đang lơ là việc học tập (dẫn đến những hậu
quả… - dẫn chứng)
+ Nên tu dưỡng ý chí, bắt đầu tạo thói quen tự học, đặt ra những mục tiêu…. Đặc
biệt thay đổi phương pháp học tập hiệu quả để có được kết quả tốt.
Kết đoạn :
-Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
-Rút ra bài học cho bản thân …

Nhóm giáo viên Ngữ văn 8



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×