Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

On tap Van 8 phan 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.06 KB, 3 trang )

NỘI DUNG ÔN TẬP KHỐI LỚP 8
TỪ 2/3 – 6/3/2020
PHẦN I: ĐỌC –HIỂU
Câu 1: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ Nhà thơ phản ánh rất thành cơng nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của
chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần
diệu. Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống
hầm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng khơng thể thốt khỏi xích xiềng nơ lệ vị
chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng
ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá
khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật
thốt lên tiếng than ai oán: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Câu a: Lời nhận xét viết về bài thơ nào? Tác giả là ai?
Câu b: Em hãy chép nguyên văn bốn câu thơ mà em thích trong bài thơ ấy?
Câu c: Vì sao nói bài thơ trên thể hiện được lịng u nước thầm kín của người dân mất nước thuở
ấy? Theo em, thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện lịng u nước của mình?
Câu 2: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
“Khi sinh con hươu mẹ không nằm mà lại đứng và hươu con chào đời bằng một cú rơi hơn 3 mét
xuống đất và nằm ngay đơ. Rồi hươu mẹ làm một việc kỳ lạ: đá hươu con cho đến khi nào chú ta
chịu đứng dậy mới thôi. Khi hươu con mỏi chân và nằm, hươu mẹ lại thúc chú đứng lên. Đến lúc
hươu con đã thực sự đứng được, hươu mẹ lại đẩy chú ngã xuống để chú phải nỗ lực tự mình đứng
dậy lần nữa.”
a. Theo em, hươu mẹ muốn dạy cho hươu con đức tính gì?
b.Hãy viết 3-5 câu văn trình bày suy nghĩ về đức tính ấy.
Câu 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Tế Hanh là một người tinh lắm, Tế Hanh đã ghi được đơi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn
quê hương. Người nghe thấy được cả những điều khơng hình sắc, khơng thanh âm như mảnh hồn
làng, trên cánh buồm giương, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ, con đường quê nho nhỏ. Thơ
Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi”...
(Trích Thi nhân Việt Nam- Hoài Thanh, Hoài Chân)
a. Kể tên bài thơ đã học của tác giả Tế Hanh, chép hai câu thơ có hình ảnh mảnh hồn làng, cánh


buồm trong bài thơ ấy?


b. Em có cảm nhận gì về cách nhà thơ Tế Hanh giới thiệu về làng chài quê hương mình khi rời
quê đi học lúc mới vừa 18 tuổi?
PHẦN II. TIẾNG VIỆT
Câu 1:
“…Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến
tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân
tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ
tới lịng người. Xin chớ bỏ qua.
Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh
trị…
( Bàn luận về phép học- La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp )
Tìm câu cầu khiến trong đoạn trích ? Cho biết chức năng của kiểu câu trên?
Câu 2:
“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức
chưa xã thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngồi nội cỏ, nghìn
xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lịng.”
( Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn)
- Tìm và ghi lại một câu trần thuật trong đoạn trích ? Nêu chức năng của câu trần thuật vừa tìm?
Câu 3:
Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng
rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước
nhờ thế mà vững yên. Đó mới thật sự là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lịng người. …(Bàn luận
về phép học – Nguyễn Thiếp)
Xác định một kiểu câu có trong đoạn văn ? . Đặt một câu theo kiểu câu mà em vừa xác định?
PHẦN III. ĐOẠN VĂN
Câu 1:



“Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ
thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”( ( Bàn luận về phép
học- La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp )
Từ đoạn trích hãy viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa học và
hành.
Hướng dẫn:
-Mở đoạn : (Bám sát vào ngữ liệu và yêu cầu đề bài)
-Dẫn dắt : Mối quan hệ giữa học và hành ..
- Nêu nội dung nghị luận..
- Trích dẫn nhận định: “Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.
Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà
làm.”( Bàn luận về phép học- La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp )
Phát triển đoạn :
- Giải thích :
+ Thế nào là học, thế nào là hành?
+ Vì sao học và hành có mối quan hệ khơng thể tách rời?
- Chứng minh: (lí lẽ + dẫn chứng)
+ Lợi ích của việc học kết hợp với hành..
+ Học đi đôi với hành là một phương pháp học hiệu quả ..
Kết đoạn :
-Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
-Rút ra bài học cho bản thân …

Nhóm giáo viên Ngữ văn 8



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×