Ngày soạn:
Ngày dạy:
Khối lớp 11
Số tiết:03
Chủ đề: AXIT CACBOXYLIC
I. Vấn đề cần giải quyết
Tiết 1: Tìm hiểu Tìm hiểu định nghĩa, phân loại, danh pháp, tính chất vật lý đặc điểm cấu
tạo axit cacboxylic
Tiết 2:Tìm hiểu tính chất hóa học, ứng dụng , điều chế axit cacboxylic
Tiết 3: Luyện tập
II. Nội dung – chủ đề bài học
Chủ đề axit cacboxylic gồm các nội dung chủ yếu sau: Khái niệm, phân loại, danh
pháp; đặc điểm cấu tạo; tính chất vật lí; tính chất hóa học; ứng dụng, điều chế.
Chủ đề được thiết kế thành chuỗi các hoạt động cho HS theo các phương pháp, kĩ thuật dạy
học tích cực, giúp HS giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập, phù hợp với mục tiêu phát
triển năng lực của HS. GV chỉ là người tổ chức, định hướng còn HS là người trực tiếp thực
hiện các nhiệm vụ do GV giao một cách tích cực, chủ động, sáng tạo.
III. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Nêu được:
- Định nghĩa, phân loại, đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp.
- Tính chất vật lí: Nhiệt độ sơi, độ tan trong nước ; Liên kết hiđro.
- Tính chất hố học: Tính axit yếu (phân li thuận nghịch trong dung dịch, tác dụng với
bazơ, oxit bazơ, muối của axit yếu hơn, kim loại hoạt động mạnh), tác dụng với ancol tạo
thành este. Khái niệm phản ứng este hoá.
- Phương pháp điều chế, ứng dụng của axit cacboxylic.
2. Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, mơ hình, rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất. Dự đốn được
tính chất hố học của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Viết các phương trình hố
học minh hoạ tính chất hố học.
- Phân biệt axit cụ thể với ancol, phenol bằng phương pháp hố học.
- Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch axit trong phản ứng.
3 Thái độ
- Say mê, hứng thú học tập, trung thực, yêu khoa học.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học về axit cacboxylic vào thực tiễn cuộc sống, phục vụ
đời sống con người.
5. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực tự học; năng lực hợp tác;
- Năng lực sử dụng ngơn ngữ hố học;
- Năng lực thực hành hố học;
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua mơn hố học;
- Năng lực tính tốn hóa học;
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
IV. Bảng mô tả
Mức độ nhận biết
Mức độ thơng hiểu
- Xác định nhóm chức của
axit
- Xác định CTTQ của axit
- Gọi tên 1 số axit
- So sánh nhiệt độ sôi của
axit với chất khác
- Xác định tính chất hóa học
của axit,
- Nêu hiện tượng phản ứng
ứng
- Xác định số đồng phân
của axit
- Xác định cấu tạo axit
dựa vào tính chất hóa học
- Nhận biết axit
- vận dụng kiến thức vào
giải thích hiện tượng thực
tế
- Xác định các phương
pháp điều chế axit
Mức độ vận dụng
và vận dụng cao
- xác định tính chất của
axit
- xác định cơng thức , tên
gọi axit dựa vào tính chất
hóa học( phản ứng cháy,
phản ứng với muối, với
dung dịch kiềm, phan ứng
tráng gương....)
- Áp dụng định luật bảo
toàn khối lượng, bảo toàn
nguyên tố, tăng giảm khối
lượng để giải quyết các bài
toán định lượng
V. Câu hỏi/bài tập cụ thể( phiếu học tập 2)
Mức độ nhận biết
Câu 1. Trong các nhóm chức sau, nhóm chức nào là của axit cacboxylic :
A. COOH
B. R COO
C. CO
D. COOR.
Câu 2: Công thức chung của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2nO2.
B. CnH2n+2O2.
C. CnH2n+1O2.
D. CnH2n-1O2.
Câu 3: Dung dịch axit axetic không phản ứng được với
A. Mg.
B. NaOH.
C. NaHCO3.
D. NaNO3.
Câu 4. Công thức cấu tạo của axit propionic là
A. CH3-COOH.
B. CH3 CH(CH3 )-COOH.
C. CH3 -CH2 -COOH.
D. CH3 -CH2 -CH2 -COOH.
Câu 5. Hợp chất HOOC-CH2 -COOH có tên gọi là
A. axit oxalic.
B. axit malonic.
C.axit propanoic. D. axit ađipic.
Câu 6. Dãy số gồm các chất có nhiệt độ sơi tăng dần từ trái qua phải là:
A. C2H6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.
B. C2H6, CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH.
C. CH3CHO, C2H6, C2H5OH, CH3COOH.
D. C2H6, CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH.
Câu 7. Axit acrylic (CH2=CH-COOH) khơng có khả năng phản ứng với dung dịch
A. Na2CO3.
B. Br2.
C. NaCl.
D. Ca(HCO3)2
Câu 8. Cho dãy các chất: etan, etanol, etanal, axit etanoic. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất trong dãy là
A. axit etanoic.
B. etanol.
C. etanal.
D. etan.
Mức độ thông hiểu
Câu 9. Để làm sạch lớp cặn trong các dụng cụ đun và chứa nước nóng, người ta dùng
A. nước vôi trong. B. dung dịch NaOH.
C. giấm ăn.
D. dung dịch muối ăn
Câu 10. Số đồng phân cấu tạo của các axit cacboxylic có cùng cơng thức phân tử C 4 H8O2 là
A. 2.
B 4.
C. 5.
D. 3.
Câu 11: Cho các phản ứng sau ở điều kiện thích hợp:
(1) Lên men giấm ancol etylic.
(2) Oxi hóa khơng hồn tồn anđehit axetic.
(3) Oxi hóa khơng hồn tồn butan.
(4) Cho metanol tác dụng với cacbon oxit.
Trong những phản ứng trên, số phản ứng tạo axit axetic là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 12. Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y thu được 2a mol CO 2. Mặt khác, để trung
hoà a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. CTCT thu gọn của Y là
A. CH3COOH.
B. CH2(COOH)2.
C. HOOC-COOH. D. HCOOH.
Câu 13. Điều không đúng khi nói về một axit cacboxylic ứng với CTPT CnH2n-2O2 là
trong CTCT:
A. Có thể mạch hở, 2 liên kết đơi
B. Chỉ có một nhóm –COOH
C. Có thể chứa một vịng
D. Chỉ chứa môt liên kết đôi
Câu 14: Cho sơ đồ phản ứng: C2H2 → X → CH3COOH.
Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phản ứng. X là chất nào sau đây?
A. CH3COONa.
B. HCOOCH3.
C. CH3CHO.
D. C2H5OH.
Câu 15. Dung dịch axit axetic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. NaOH, Cu, NaCl.
B. Na, NaCl, CuO.
C. Na, CuO, HCl.
D. NaOH, Na, CaCO3.
Câu 16. Sắp xếp các hợp chất: CH3COOH, C2H5OH và C6H5OH theo thứ tự tăng axit.
Trường hợp nào sau đây đúng:
A. C2H5OH < CH3COOH < C6H5OH
B. C6H5OH < CH3COOH < C2H5OH
C. CH3COOH < C6H5OH < C2H5OH
D. C2H5OH < C6H5OH < CH3COOH
Câu 17.Chất nào sau đây có nhiệt độ sơi cao nhất ?
A. Propanol-1.
B. Anđehit propionic.
C. Axeton.
D. Axit propionic.
Mức độ vận dụng
Câu 18. Phát biểu khơng đúng là
A.
dung dịch natri phenolat phản ứng với khí CO 2, lấy kết tủa vừa tạo ra cho tác dụng
với dd NaOH lại thu được natri phenolat.
B.
phenol pư với dd NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dd HCl lại thu được
phenol.
C.
axit axetic pư với dd NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với khí CO 2 lại thu
được axit axetic.
D.
ancol etylic pư với Na, lấy sản phẩm rắn sinh ra cho tác dụng với H 2O lại thu được
ancol etylic.
Câu 19. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức, cần vừa đủ V lít O 2 (ở
đktc), thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là
A. 8,96.
B. 6,72.
C. 11,2.
D. 4,48.
Câu 20. Cho dung dịch HCl và dung dịch CH 3COOH có cùng nồng độ mol/l, pH của 2
dung dịch tương ứng là x và y. Quan hệ giữa x và y là (biết độ điện li của CH 3COOH ở
nồng độ đã cho là 1%)
A. y = x + 2.
B. y = 100x.
C. y = x - 2.
D. y = 2x.
Câu 21. Đốt cháy hoàn toàn x mol axit cacboxylic E, thu được y mol CO 2 và z mol H2O
(với z = y – x). Cho x mol E tác dụng với NaHCO 3 (dư) thu được y mol CO2. Tên gọi của E
là
A. axit oxalic.
B. axit acrylic.
C. axit ađipic.
D. axit fomic.
Câu 22.Cho 14,8 gam hỗn hợp 2 axit hữu cơ đơn chức tác dụng với một lượng vừa đủ
Na2CO3 sinh ra 2,24 lít khí CO2 ở đktc. Khối lượng muối thu được là:
A. 17,6
B. 19,2
C. 21,2
D. 29,1
Câu 23. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol một axit cacboxylic đơn chức, cần vừa đủ V lít O2 (đktc),
thu được 0,45 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là:
A. 8,96
B. 11,2
C. 6,72
D.13,44
Câu 24. Hỗn hợp X gồm 2 axit hữu cơ đơn chúc, đồng đẳng kế tiếp. Lấy m gam X đem tác dụng
hết với 12g Na thì thu được 14,27g chất rắn và 0,336 lít H2 (đktc). Cũng m gam X tác dụng vừa đủ
với 600ml nước Br2 0,05M. Công thức phân tử của hai axit là:
A. C3H2O2 và C4H4O2.
B. C3H4O2 và C4H6O2.
C. C4H6O2 và C5H8O2
D. C3H6O2 và C4H8O2.
Câu 25. Hỗn hợp X gồm 2 axit hữu cơ no, đơn chức. Trung hoà hết 6,7g X bằng dung dịch NaOH
rồi cô cạn dung dịch thu được 8,9g muối khan. Còn khi cho 6,7g X tác dụng với lượng dư dung dịch
AgNO3/NH3 thì thu được 10,8g Ag. Cơng thức của 2 axit là:
A. HCOOH và CH3COOH
B. HCOOH và C3H7COOH
C. HCOOH và C2H5COOH
D. HCOOCH3 và CH3COOH
Câu 26. Trung hòa 3,88 gam hỗn hợp X gồm hai axit cacbocylic no, đơn chức, mạch hở bằng
dung dịch NaOH, cơ cạn tồn bộ dung dịch sau phản ứng thu được 5,2 gam muối khan. Nếu đốt
cháy hồn tồn 3,88 gam X thì thể tích oxi (đktc) cần dùng là
A. 2,24 lít. B. 4,48 lít.
C. 1,12 lít. D. 3,36 lít.
Câu 27. Cho 16,4 gam hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp nhau phản ứng
hoàn toàn với 200 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch
Y, thu được 31,1 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức của 2 axit trong X là:
A. C2H4O2 và C3H4O2
B. C2H4O2 và C3H6O2
C. C3H4O2 và C4H6O2
D. C3H6O2 và C4H8O2
Câu 28. Cho 20g hỗn hợp hai axit no, đơn chức tác dụng vừa đủ với dung dịch Na2CO3 thì thu
được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch muối. Cô cạn dung dịch thu được 28,8g muối khan. Giá trị
của V là:
A. 2,24
B. 5,6
C. 4,48
D. 1,12
Câu 29. Cho 2,64g hỗn hợp gồm HCOOH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với 40ml dung
dịch NaOH 1M. Tổng khối lượng của muối thu được sau phản ứng là:
A. 3,52g
B. 6,45g
C. 8,42g
D. 4,24g
Câu 30. Cho 2 chất hữu cơ X, Y đồng đẳng kế tiếp với % oxi trong X, Y lần lượt là 53,33% và
43.24%. Biết rằng X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:1. CTCT thu gọn của X, Y lần lượt là:
A. CH3COOH và C2H5COOH
B. CH3CH(OH)COOH và C2H5CH(OH)COOH
C. C2H5COOH và C3H7COOH
D. HCOOH và CH3COOH
Câu 31.Để trung hoà hoàn toàn 4,8g hỗn hợp X gồm 2 axit hữu cơ A, B cần a mol
NaOH thu được 6,78g muối khan. Giá trị của a là:
A. 0,05
B. 0,07
C. 0,09
D. 1,1
Câu 32. Hỗn hợp X gồm 2 axit no A, B. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần 2,24lít O2 (đktc). CTCT
thu gọn của 2 axit A, B là:
A. HCOOH và CH3COOH
B. HCOOH và HOOC-COOH
C. CH3COOH và HOOC-COOH
D. CH3COOH và HOOC-CH2-COOH
Câu 33. Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X gồm 2 muối natri của 2 axit no, đơn chức là đồng
đẳng kế tiếp nhau cần 9,52 lít O2 (ở O0C, 2atm), phần chất rắn còn lại sau khi đốt cân nặng 10,6g.
CTCT thu gọn của hai muối là:
A. HCOONa và CH3COONa
B. CH3COONa và C2H5COONa
C. C3H7COONa và C4H9COONa
D. C2H5COONa và C3H7COONa
Câu 34. Cho hỗn hợp X gồm ancol etylic và hỗn hợp 2 axit no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy
đồng đẳng, tác dụng hết với Na giải phóng ra 4,48 lít H2 (đktc). Mặt khác nếu đun nóng hỗn hợp X
(xt: H2SO4đặc) thì các chất trong hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với nhau tạo thành 16,2g hỗn hợp
este. CTCT thu gọn của 2 axit là:
A. HCOOH và CH3COOH
B. C3H7COOH và C4H9COOH
C. CH3COOH và C2H5COOH
D. C6H13COOH và C7H15COOH
Câu 35. Hỗn hợp X gồm hai axit cacbocylic no, mạch hở Y và Z (phân tử khối của Y nhỏ
hơn Z). Đốt cháy hoàn toàn a mol X, sau phản ứng thu được a mol H 2O. Mặt khác, nếu cho
a mol X tác dụng với lượng dư dung dịch NaHCO 3, thì thu được 1,6a mol CO2. Thành phần
phần trăm theo khối lượng của Y trong Z là
A. 46,67%. B. 40,00%.
C. 25,41%. D. 74,59%.
Câu 36. Hỗn hợp Z gồm hai axit cacbocylic đơn chức X và Y (MX > MY) có tổng khối
lượng là 8,2 gam. Cho Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chưa
11,5 gam muối. Mặt khác, nếu cho Z tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO 3 trong
NH3, thu được 21,6 gam Ag. Công thức và phần trăm khối lượng của X trong Z là
A. C2H3COOH và 43,90%. B. C3H5COOH và 54,88%.
C. C2H5COOH và 56,10%. D. HCOOH và 45,12%.
Câu 37. Cho hỗn hợp X gồm hai axit cacbocylic no, mạch khơng phân nhánh. Đốt chày
hồn tồn 0,3 mol hỗn hợp X, thu được 11,2 lít khí CO 2 (đktc). Nếu trung hịa 0,3 mol X thì
cần dùng 500ml dung dịch NaOH 1M. Hai axit đó
A. HCOOH, HOOC-COOH. B. HCOOH, HOOC-CH2- COOH.
C. HCOOH, C2H5COOH. D. HCOOH, CH3COOH.
Câu 38. Hỗn hợp X chứa ba axit cacbocylic đều đơn chức, mạch hở, gồm một axit no và hai
axit không no đều có một liên kết đơi (C=C). Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 150 ml
dung dịch NaOH 2M, thu được 25,56 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, hấp
thụ toàn bộ sản phẩm cháy bằng dung dịch NaOH dư, khối lượng dung dịch tăng thêm
40,08 gam. Tổng khối lượng của hai axit cacbocylic không no trong m gam X là
A. 9,96 gam. B. 15,36 gam.
C. 12,06 gam. D. 18,96 gam.
VI. Tiến trình bài học
1.
Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
2.
Kiểm tra bài cũ : không kiểm tra
3.
Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Hoat động 1: Khởi động (…5 phút)
- Mục tiêu:Tạo hứng thú HS nghiên cứu bài mới
Nội dung, yêu cầu cần đạt
B1: Chuyn giao nhim v hc tp
GV yêu cầu HS nhắc lại vai trò của axit axetic, các
nguồn axit cacboxylic có trong trái cây, vai trò dinh dỡng của các axit cacboxylic,...đã sưu tầm được
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
-Đại diện 1 nhóm lên báo cáo
- Nhóm khác nghe, nhận xét chéo
- GV nhận xét, tổng kết
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Hs nhắc lại vai trò axit axetic, các nguồn axit
cacboxylic trong trái cây
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Gv nhận xét về sự chuẩn bị của từng nhóm
- Gv bổ sung:
+ axit axetic có rất nhiều ứng dụng : Ứng dụng trong
chế biến mủ cao su, trong công nghệ thực phẩm, được
sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác
như công nghiệp chất màu, dung môi hữu cơ, tổng hợp
chất dẻo tơ sợi.
+ Vị chua của các trái cây là do các axit hữu cơ
Trong nó gây nên: Trong quả nho có chứa axit 2,3đihiđroxibutanđioic (axit tactric). cam, quýt ,chanh,
bưởi chứa axit citric. Bài hôm nay chúng ta cùng
nghiên cứu về axit cacboxylic
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Hoạt động 2. 1 (15 phút): Tìm hiểu định nghĩa, phân
loại, danh pháp axit cacboxylic
Mục tiêu hoạt động:
Nêu được định nghĩa, cách phân loại, danh pháp
của axit cacboxylic.
Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử
dụng ngôn ngữ hoá học
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
(Đã được GV cho HS chuẩn bị trước ở nhà)
Đọc thông tin:
Cho các axit cacboxylic sau: H-COOH; CH 3 COOH;
I ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI,
DANH PHÁP
1. Định nghĩa:
a) Định nghĩa chung về axit cacboxylic
(SGK)
Công thức chung: R(COOH)n; n > 1,
nguyên; R là nguyên tử H hoặc gốc
hiđrocacbon, trừ trường hợp HOOCCOOH, R là nhóm -COOH khác.
b) Axit cacboxylic no, đơn chức, mạch
hở: là những hợp chất hữu cơ có chứa
một nhóm chức cacboxyl liên kết với
CH2 =CH-COOH;
C6 H5 -COOH;
HOOC-COOH;
HOOC-CH2 -COOH,...
(nhóm cacboxyl (-COOH) được gọi là nhóm chức của
axit cacboxylic).
Trả lời các câu hỏi sau:
1. a) Nêu định nghĩa và viết công thức chung của axit
cacboxylic.
b) Thế nào là axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở?
Viết công thức chung của axit cacboxylic no, đơn
chức, mạch hở.
2. Theo em, axit cacboxylic được chia thành các loại
nào? Mỗi loại lấy một ví dụ minh họa.
Cách gọi tên axit cacboxylic như thế nào?gọi tên các
axit cacboxylic sau theo danh pháp thay thế:
CH3-CH-CH2-COOH;
CH2=CH-CH2-COOH
│
CH3
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV cho HS HĐ cá nhân: Nghiên cứu sách giáo khoa
(SGK) để tiếp tục hoàn thành phiếu học tập
HĐ chung cả lớp: GV mời một số nhóm trình
bày kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung (lưu ý mời
các nhóm có kết quả khác nhau trình bày để khi thảo
luận chung cả lớp được phong phú, đa dạng và HS sẽ
được rút kinh nghiệm thơng qua sai lầm của mình).
Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải
pháp hỗ trợ:
+ HS có thể gặp khó khăn khi trả lời câu hỏi về cách
gọi tên axit cacboxylic, khi đó GV nên lưu ý HS là: tên
thơng thường của một số axit cacboxylic liên quan đến
nguồn gốc tìm ra chúng; trong danh pháp thay thế,
mạch cacbon chính là mạch dài nhất và có chứa
nguyên tử cacbon của nhóm -COOH, việc đánh số bắt
đầu từ nguyên tử C của nhóm -COOH là nguyên tử
cacbon số 1
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Sản phẩm: HS ghi câu trả lời vào vở để hoàn thành các
câu hỏi trong phiếu học tập số 1
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Thơng qua quan sát: Trong q trình HS HĐ cá
nhân/nhóm, GV chú ý quan sát để kịp thời phát hiện
những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp
hỗ trợ hợp lí.
+ Thơng qua báo cáo của các nhóm và sự góp ý, bổ
sung của các nhóm khác, GV hướng dẫn HS chốt được
các kiến thức về định nghĩa, phân loại, cách gọi tên
axit cacboxylic; viết được công thức chung của axit
cacboxylic và công thức chung của axit cacboxylic no,
gốc ankyl (trừ H-COOH).
Công thức chung: CnH2n+1COOH (n >
0, nguyên), hoặc CmH2mO2 (m > 1,
nguyên).
2. Phân loại (SGK)
3. Danh pháp:
a) Danh pháp thông thường: Liên quan
đến nguồn gốc tìm ra chúng.
GV lưu ý HS nhớ tên thơng thường của
một số axit như: H-COOH (axit fomic);
CH3 COOH (axit axetic); C2 H5 COOH
(axit propionic);
CH2=CH-COOH
(axit
acrylic);
HOOC-COOH (axit oxalic); HOOC[CH2]4COOH
(axit
ađipic);
C6 H5 COOH (axit benzoic)...
b) Danh thay thế, GV lưu ý HS cách
chọn mạch cacbon chính và cách đánh
số nguyên tử C ở mạch chính, bắt đầu
từ ngun tử C của nhóm chức -COOH
là nguyên tử C số 1.
CH 3 CH CH 2 COOH ;
Ví dụ:
Axit 3-metylbutanoic
│
CH3
CH2 =CH-CH2 -COOH: Axit but-3enoic
đơn chức, mạch hở.
Hoạt động 2. 2 (10 phút): Nghiên cứu đặc điểm cấu
tạo của axit cacboxylic
Mục tiêu hoạt động:
Nêu được đặc điểm cấu tạo của nhóm -COOH: liên kết
O - H và liên kết C – OH của nhóm –COOH trong
phân tử axit cacboxylic phân cực mạnh hơn liên kết O
– H và liên kết C – OH trong phân tử ancol, phenol.
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết đặc
điểm của liên kết O - H và liên kết C - OH của nhóm
-COOH trong phân tử axit cacboxylic.
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HĐ cá nhân: Hs nghiên cứu SGK nêu đặc điểm cấu
tạo phân tử axit cacboxylic
- HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS báo cáo,
các HS khác góp ý, bổ sung, GV hướng dẫn để HS
chốt được các kiến thức về đặc điểm cấu tạo của nhóm
-COOH
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Hs nêu đặc điểm cấu tạo phân tử axit cacboxylic
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi HS HĐ
cá nhân, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng
mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Thông qua HĐ chung cả lớp, GV hướng dẫn HS chốt
được kiến thức về đặc điểm cấu tạo của nhóm -COOH
trong phân tử axit cacboxylic.
II. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO
Nhóm cacboxyl (-COOH) là sự kết
hợp bởi nhóm cacbonyl(>C=O) và
nhóm hydroxyl (-OH).
Nhóm –OH và nhóm >C=O lại có
ảnh hưởng qua lại lẫn nhau:
O
R
O
H
Liên kết giữa H và O trong nhóm –
OH phân cực mạnh, nguyên tử H
linh động hơn trong ancol, anđehit
và xeton có cùng số nguyên tử C.
- Sự tạo liên kết hiđro ở trạng thái
hơi:
CH3- C
O...H-O
O-H...O
C- CH3
- Sự tạo liên kết hiđro ở trạng thái
lỏng
...O
H
H3C
C=O...H -O
CH3
C = O...H - O
C = O...
CH3
- Sự tạo liên kết hiđro với phân tử
H2O
H
H
Hoạt động 2.3 (45 phút): Tìm hiểu tính chất vật lí,
tính chất hóa học
Mục tiêu hoạt động:
Nêu được một số tính chất vật lí của axit
cacboxylic (trạng thái, nhiệt độ sơi, khả năng tan trong
nước); so sánh nhiệt độ sôi của axit cacboxylic với
nhiệt độ sơi của ancol có cùng phân tử khối; tính chất
hóa học của axit cacboxylic.
Rèn năng lực hợp tác, năng lực thực hành hóa
học.
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Tìm hiểu tính chất vật lí (10phút):
GV u cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Giữa các phân tử axit cacboxylic có khả năng tạo
liên kết hiđro khơng? Tại sao?
C
H3C
O...H -O
C = O...H
O...
H
III. TÍNH CHẤT VẬT LÍ.
+ Ở ĐK thường các axit cacboxylic
đều là những chất lỏng hoặc rắn.
+ Độ tan giảm khi M tăng.
+ Nhiệt độ sôi tăng theo chiều tăng M
+ So sánh nhiệt độ sôi của axit cacboxylic với nhiệt độ
sơi của ancol có cùng phân tử khối. Giải thích
Tìm hiểu tính chất hóa học (35phút):
Từ đặc điểm cấu tạo của axit cacboxylic, kết
hợp với các kiến thức đã học ở các bài ancol (lớp 11),
axit axetic (lớp 9), GV u cầu các nhóm dự đốn tính
chất hóa học chung của các axit cacboxylic (khả năng
phân li trong nước, khả năng làm đổi màu quỳ tím, tác
dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ...).
- Nêu cách tiến hành, kết quả thí nghiệm theo bảng sau
(các TN HS có thể làm: Nghiên cứu khả năng dẫn điện
hoặc đo pH của dd CH3 COOH; tác dụng với chất chỉ thị;
tác dụng với bazơ, oxit bazơ; tác dụng với muối; tác dụng
với kim loại; tác dụng với ancol (phản ứng este hóa)):
TT Tên
TN
Cách
hành
tiến Hiện
tượng
Giải
thích,
viết
1
2
3
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Tìm hiểu tính chất vật lí
HĐ cá nhân: Từ đặc điểm cấu tạo của phân tử axit
cacboxylic, kết hợp với nghiên cứu SGK,
HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS báo cáo, các HS
khác góp ý, bổ sung, GV lưu ý HS một số ý: Giữa các
phân tử axit cacboxylic có khả năng tạo liên kết hiđro,
liên kết hiđro giữa các phân tử axit bền hơn liên kết
hiđro giữa các phân tử ancol. Nhiệt độ sôi của axit tăng
theo chiều tăng của phân tử khối và cao hơn nhiệt độ
sôi của các ancol có cùng phân tử khối
Tìm hiểu tính chất hóa học
-GV cho Hs hoạt động nhóm: dự đốn tính chất hóa
học chung của các axit cacboxylic (khả năng phân li
trong nước, khả năng làm đổi màu quỳ tím, tác dụng
với kim loại, bazơ, oxit bazơ...).
Hoạt động chung cả lớp:
+ GV mời một số nhóm báo cáo kết quả dự đốn tính
chất hóa học của axit cacboxylic, các nhóm khác góp
ý, bổ sung.
+ GV thơng báo các dụng cụ, hóa chất thí nghiệm có
thể có, trên cơ sở đó các nhóm lựa chọn và đề xuất
cách thực hiện các thí nghiệm để kiểm chứng các tính
và cao hơn các ancol có cùng M
nguyên nhân là do giữa các phân tử
axit cacboxylic có liên kết hiđro
( dưới dạng đime hoặc polime) bền
hơn giữa các phân tử ancol.
+ Mỗi loại axit có mùi vị riêng.
IV. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
1. Tính axit.
a) Trong dung dịch, axit cacboxylic
phân li thuận nghịch.
Thí dụ:
CH3COOH
CH3COO-+ H+
b) Tác dụng với bazơ, oxit bazơ tạo
thành muối và nước.
Thí dụ:
CH3COOH + NaOH
CH3COOH + Ca(OH)2
CH3COOH + Na2O
CH3COOH + MgO
c) Tác dụng với muối.
2CH3COOH + CaCO3
d) Tác dụng với kim loại ( đứng trước
H2…)
2CH3COOH + Zn
2. Phản ứng thế nhóm -OH ( Còn
gọi phản ứng este hoá)
Tổng quát:
RC OOH + H O-R'
t0, xt
RCOOR' + H2O
Thí dụ:
CH3 - C - OH + H - O -C2H5 H2SO4 đặc
O
t0
CH3 -C -O-C2H5 + H2O
O
etyl axetat
Phản ứng thuận nghịch, xúc tác H2SO4
đặc.
chất hóa học đã dự đốn của axit cacboxylic.
Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm, sau đó GV mời
đại diện một số nhóm báo cáo q trình thí nghiệm,
nêu hiện tượng, giải thích, viết PTHH xảy ra, từ đó nêu
các tính chất hóa học chung của axit cacboxylic, các
nhóm khác góp ý, bổ sung. GV hướng dẫn HS chuẩn
hóa kiến thức về các tính chất hóa học của axit
cacboxylic.
-- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải
pháp hỗ trợ:
+ Thí nghiệm về phản ứng este hóa cần nhiều thời
gian, vì vậy GV hướng dẫn HS làm TN này trước (có
thể thay dụng cụ trong SGK bằng dụng cụ theo hình 1
phía dưới để thu lấy este tạo thành, cho thêm một
lượng nước vào sản phẩm tạo thành ở bình B để quan
sát. Bình A: hỗn hợp CH3 COOH, C2 H5 OH, xúc tác
H2 SO4 đặc). Việc lắp đặt dụng cụ thí nghiệm phản ứng
este hóa tương đối khó đối với HS, vì vậy GV cần
hướng dẫn HS lắp cẩn thận hoặc lắp đặt trước dụng cụ
Hình 1. Thí nghiệm phản ứng este hóa
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Hs dự đoán TCHH của axit cacboxylic
- Hs tiến hành thí nghiệm, hồn thành vào bảng
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi các
nhóm tiến hành thí nghiệm, kịp thời phát hiện những
thao tác, khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp
hỗ trợ hợp lí.
+ Thơng qua HĐ chung cả lớp: Đánh giá bằng nhận
xét: GV cho các nhóm tự đánh giá q trình thí nghiệm
của mình và cho các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau.
GV nhận xét, đánh giá chung.
Hoạt động 2.4 (10 phút): Tìm hiểu ứng dụng, điều
chế axit cacboxylic
Mục tiêu hoạt động:
Nêu được các phương pháp chung chủ yếu để
điều chế axit cacboxylic và một số phương pháp riêng
để điều chế axit axetic.
Nêu được một số ứng dụng chủ yếu của axit
cacboxylic.
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv yêu cầu Hs
+ Nêu các phương pháp điều chế axit cacboxylic mà
em đã biết
+ Nghiên cứu SGK và bổ sung thêm các phương pháp
mà mình cịn thiếu; viết phương trình hóa học của các
phản ứng điều chế.
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV cho HS HĐ nhóm:
+ Nêu các phương pháp điều chế axit cacboxylic mà
em đã biết
+ Nghiên cứu SGK và bổ sung thêm các phương pháp
mà mình cịn thiếu; viết phương trình hóa học của các
phản ứng điều chế.
-HĐ chung cả lớp: GV u cầu một số nhóm trình bày
các phương pháp chung để điều chế axit cacboxylic và
một số phương pháp riêng thường dùng để
axit axetic, viết các PTHH xảy ra; các nhóm khác góp
ý, bổ sung; GV hướng dẫn HS chuẩn hóa kiến thức.
-GV yêu cầu HS về nhà nghiên cứu SGK và cho biết
các ứng dụng chủ yếu của axit cacboxylic (HS ghi các
ứng dụng đó vào vở, buổi sau GV có thể kiểm tra hoặc
cho các nhóm kiểm tra chéo và bổ sung lẫn nhau).
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
nêu phương pháp điều chế axit cacboxylic , viết phản
ứng
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi các
nhóm tìm hiểu về các phương pháp điều chế axit
cacboxylic để kịp thời phát hiện những khó khăn,
vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Thơng qua sản phẩm học tập: Báo cáo của các nhóm
về các phương pháp điều chế axit cacboxylic, GV giúp
HS tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến
thức.
Hoạt động 3: Luyện tập (45 phút)
Mục tiêu hoạt động:
Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài
về khái niệm, danh pháp, tính chất vật lí, tính chất hóa
học, điều chế axit cacboxylic.
Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng
ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề
thơng qua mơn học.
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
V. ĐIỀU CHẾ
1. Phương pháp lên men giấm
( phương pháp cổ truyền)
Men giấm
C2H5OH CH3COOH+H2O
2. Oxi hoá anđehit axetic
xt
2CH3CHO + O2 2CH3COOH
3. Oxi hoá ankan
Tổng quát:
xt, t 0
2R –CH2-CH2-R1 + 5O2
1
2R-COOH + 2R -COOH + 2H2O
4. Từ metan ( hoặc metanol pp hiện
đại)
[O]
CH4 CH3OH
CH3COOH
VI. ỨNG DỤNG
CO
+
t, xt
LUYỆN TẬP
Câu1A Câu2A Câu3D Câu4C Câu5B
Câu6B Câu7C Câu8A Câu 9C Câu10A
Câu11D Câu12C Câu13D Câu14C
Câu15D Câu16D Câu17D Câu18C
Câu19B Câu20A Câu21A Câu22B
Câu23A Câu24B Câu25B Câu26D
Câu27B Câu28C Câu29A Câu30A
Câu31C Câu32B Câu33D Câu34A
Hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số
2.
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
-Ở HĐ này GV cho HS HĐ cá nhân là chủ yếu, bên
cạnh đó có thể cho HS HĐ cặp đơi hoặc trao đổi nhóm
nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi/bài tập
trong phiếu học tập số 2.
- HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày
kết quả/lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung. GV giúp
HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn
hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập.
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập
số 2
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Thông qua quan sát: Khi HS HĐ cá nhân, GV chú ý
quan sát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng
mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Thơng qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/lời giải
của HS về các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2,
GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai
cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức.
Hoạt động 4: Vận dụng ,Tìm tịi, mở rộng (2 phút)
Mục tiêu hoạt động:
HĐ vận dụng và tìm tịi mở rộng được thiết kế cho HS
về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến
thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu
hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của
HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên
GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là
các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và
chia sẻ kết quả với lớp.
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Em hãy tìm hiểu qua tài liệu, internet... và cho biết lớp
men răng của chúng ta có tác dụng gì? Nó được tạo ra
như thế nào? Làm thế nào để bảo vệ được lớp men
răng này, cũng như làm cho răng chắc, khỏe?
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn HS về nhà làm và hướng dẫn HS tìm
nguồn tài liệu tham khảo (internet, thư viện, góc học
tập của lớp...).
Gợi ý: Ở những nơi khó khăn, khơng có internet hoặc
tài liệu tham khảo, GV có thể sưu tầm sẵn tài liệu và
để ở thư viện nhà trường/góc học tập của lớp và hướng
dẫn HS đọc. Như vậy, vừa giúp HS có tài liệu tham
khảo, vừa góp phần tạo văn hóa đọc trong nhà trường.
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Câu35C Câu36A Câu37A Câu38C
Bài viết/báo cáo hoặc bài trình bày powerpoint của HS
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV cho HS báo cáo kết quả HĐ vận dụng và tìm tịi
mở rộng vào đầu giờ của buổi học kế tiếp, GV cần kịp
thời động viên, khích lệ HS.
4.
Dặn dị, giao nhiệm vụ:
Ôn bài, làm bài tập
Chuẩn bị bài mới
5.
Rút kinh nghiệm bài học:
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………
Ninh Bình, ngày tháng năm
NGƯỜI DUYỆT
NGƯỜI SOẠN
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)