Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Lễ vía bà thiên hậu nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng người hoa thành phố hồ chí minh khóa luận tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.72 MB, 64 trang )

ầor.Per

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA XHH - CTXH - ĐNA

NGUYỄN ĐÌNH TIÉN
MSSV: 0855010097

KHĨA LUẬN TĨT NGHIỆP

LẺ VÍA BÀ THIÊN HẬU - NÉT VĂN HÓA
ĐẶC TRƯNG CỦA CỌNG ĐỒNG NGƯỜI
HOA THÀNH PHỔ HỒ CHÍ MINH

GVHD : Th.s NguyễnThị Kim Yến

Tp.Hị Chí Minh, thánq 07 nâm 2012


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Tp. Hồ Chí Minh ngày tháng

năm 2012


NHẶN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

,
(mÍ ưIcịIií.. ?w.ì. Ậ . q . .4iức . >[<$)' ẩ í. . ¿kíf-.ẠCị<.........................



......vc,3........... :......... L................... .....................
........ c
.

Jbu..ẬẬJUAa .c lu l u c c i K i .^ . c ịu^.-Ịmì [ \: e U ..CA .S.cuT/ntaíỊ J i a í . l í .

.A..«fc) ■

v o .. \w * v p . C m »

..Co. %jk.. dÁVJ ỳ: 2-ỳ.. Ĩĩ tí c(c¿J. (-. 3 ^ ). ......................

Tp. Hồ Chí Minh ngày

tháng

năm 20 ỉ 2


LỜI CẢM ƠN

%

Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Cơ
Th.s Nguyễn Thị Kim Yến đã tận tình hướng dẫn trong suốt q trình viết khóa luận.
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cồ trong Khoa Đông Nam Á Học, Trường Đại
Học Mở thành phố Hồ Chí Minh đã tận tinh truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập.
Với vốn kiến thức được tiếp thu trong q trình học khơng chỉ là nền tảng cho q
trình em viết khóa luận tốt nghiệp, mà cịn là hành trang q báu để em bước vào đời

một cách vững chắc và tự tin.
Em xin gởi lời cảm ơn đến Ban quản trị Tuệ Thành Hội Quán, phòng VHTT
quận 5 đã cung cấp cho em những thơng tin q giá phục vụ cho bài khóa luận.
Cuối cùng em kính chúc q Thầy, Cơ dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cơ Chú, Anh Chị trong Ban quản trị Tuệ Thành
Hội Quán và phòng VHTT quận 5 luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công
tốt đẹp trong công việc và hạnh phúc trong cuộc sống.
Trân trọng !
SVTH: Nguyễn Đình Tiến
Tp.Hồ Chỉ Minh ngày 16 thảng 07 năm 2012


MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................Trang 1
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. Trang 1
3. Đối tưựng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. Trang 2
4. Phưong pháp nghiên cứu............................................................................ Trang 2
5* Lịch sử nghiên cứu đề tài............................................................................ Trang 2
6. Bố cục đề tài................................................................................................. Trang 3

PHÀN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THựC TIỄN
1.1 Quá trình hình thành cộng đồng người Hoa ở Tp. Hồ Chí Minh
1.1.1 Bối cảnh lích sử Trung Quốc dẫn đến việc di cư của người Hoa ( thế kỷ
XVỊXVII, XVIII).............................................................................................. Trang 4
1.1.2 Quá trình di cư của cộng đồng Người Hoa ở Thành phố Hồ Chí
Minh................................................................................................................... Trang 6
1.1.3 Địa bàn cư trú chủ yếu........................................................................ Trang 9
1.1.4 về tên gọi người Hoa.......................................................................... Trang 11
1.1.5 Thế giới quan, nhân sinh quan của Người Hoa qua các cơ sở tín ngưỡng

1.1.4.1 Thế giới quan.................................................................................. Trang13
1.1.4.2 Nhân sinh quan...............................................................................Trang15
1.2 về thuật ngữ................................................................................................... Trang19
1.2.1 Bảo tồn và phát huy di tích lịch sử văn hóa...................................... Trang 19
1.2.2 Du lịch văn hóa..........................................................................................Trang21
Tiểu kết chương 1.................................................................................................. Trang22

CHƯƠNG 2 : LÈ VÍA BÀ THIÊN HẬU TRƠNG TÍN NGƯỞNG
CỘNG ĐỊNG NGƯỜI HOA THÀNH PHỐ HỊ CHÍ MINH


2.1 Vài nét tiểu sử Thiên Hậu Thánh Mau.....................................................Trang23
2.2 Nguồn gốc lễ vía Bà..................................................................................... Trang24
2.3 Miếu Bà, địa điểm tổ chức lễ Vía............................................................... Trang25
2.3.1. Lịch sử hình thành Thiên Hậu miếu.......................................................Trans,25
2.3.2. Đặc điểm kiến trúc................................................................................. Trang26
*

2.3.3 Chùa Bà trong đời sống tín ngưỡng................................................... Trang 28
2.3.3.1 Chùa bà là cơ sơ tín ngưỡng.......................................................... Trang28
2.3.3.2 Chùa bà - trung tâm văn hóa giáo dục của người Hoa.................Trang30
2.4 Công tác chuẩn bị lễ v ía ......................................................................... Trang 31
2.5 Diễn biến lễ vía..........................................................................................Trang 33
2.6 Lễ vía Bà trong tâm thức cộng đồng ngưịi Hoa................................... Trang 31
2.7 Tín ngưỡng Thiên Hậu Thánh Mẩu của người Hoa trong tín ngưỡng thị'
mẫu của ngưịi Việt ở Nam Bộ........................................................................ Trang 32
Tiểu kết chương 2............................................................................................. Trang 35

CHƯƠNG 3 : BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY LỄ VÍA BÀ THIÊN HẬU



3.1 Gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa cộng đồng của người Hoa.......Trang 37
3.2 Khai thác và phát huy tiềm năng du lịch nhân văn............................... Trang 37
3.2.1 Các giá trị du lịch của lễ hội vía Bà Thiên Hậu................................. Trang 38
3.3 Lễ vía Bà Thiên Hậu và lễ vía Bà chúa Xứ núi Sam.................................. Trang39
3.3.1 Vài nét về lễ vía Bà chúa Xứ núi Sam.................................................... Trang39
3.3.2 Tiềm năng du lịch lễ hội của lễ vía Bà Thiên Hậu quận 5..................... Trang40
3.3.3 Một số kiến nghị, đề xuất................................................................... Trang 42
Tiểu kết chưo’ng 3 .............................................................................................Trang 43
Kết luận..............................................................................................................Trang 45

Tài Liêu Tham Khảo
Phu Luc


1

NỘI DƯNG
1.

Lý do chọn đề tài :
Người Hoa là những cư dân có nguồn gốc từ Trung Quốc đã di cư xuống phía Nam

%

từ nhiều thế kỷ trước. Tại Nam Bộ, người Hoa là cộng đồng cư dân đông sau người
Việt về dân

Số


và có nhiều tiềm năng phát triển về văn hố. Văn hố của tộc người này

đã góp phần bồi vào nền văn hoá đa dân tộc Việt Nam ở TP HCM ngày càng đa dạng
và phong phú. Người Hoa đến Việt Nam với nhiều lý do khác nhau, nhưng chủ yếu là
do chiến tranh và tình hình bất ổn ở chính quốc lúc bấy giờ. Họ mong muốn một ngày
nào đó có thể trở lại quê hương nhưng hồn cảnh lịch sử lúc đó đằ đóng sập mọi ngả
đường trởi lại quê hương của họ. Ở vùng đất mới với tài nguyên thiên nhiên phong
phú nhưng đầy rẫy những khó khăn rủi ro. Chính vì thế, tín ngưỡng dân gian là chỗ
dựa tinh thần cho cộng đồng người Hoa .Công cuộc khai phá vùng đất phương Nam
gặp nhiều khó khăn bất trắc, người Hoa phải lao động vất vả và chịu đựng rủi ro. Tín
ngưỡng dân gian đã giúp họ n lịng vượt qua khó khăn trong những ngày đầu lập
nghiệp và mưu sinh nơi đất khách quê người. Việc thờ cúng bà Thiên Hậu là một minh
chứng về điều đó.
Thiên Hậu Thánh Mầu, một trong hai vị thần quan trọng trong tín ngưỡng dân gian
của cộng đồng người Hoa. được xem như là vị thần hộ mệnh cho người Hoa trong
hành trình di cư. Nghiên cứu đề tài về lễ Vía Thiên Hậu Thánh Mầu khơng đơn thuần
là để biết về một lễ hội dân gian mà qua đó cịn góp phần tìm hiểu sự đa dạng trong
tín ngưỡng của người Hoa, góp phần làm rõ nét bức tranh văn hóa đầy màu sắc của
cộng đồng Người Hoa Việt Nam nói chung và tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
2.

Mục đích nghiên cứu:
Đề tài “Lễ vía Bà Thiên Hậu - Nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng người Hoa tại

thành phố Hồ Chí Minh ” tập trung trình bày một tín ngường văn hóa dân gian có ảnh
hưởng sâu rộng đến đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng người Hoa có sự
khác biệt với các cộng dồng xung quanh. Đồng thời dề cập dến van dề bảo tôn và phát
huy các eiá trị văn hoa(ịua ỉễ V ia tía thịng qua các hoạt dộng du lịch hiện nay



3.

Đối tưọng và phạm vi nghiên cứu:
Bên cạnh những giá trị văn hố của người Hoa thì đối tượng nghiên cửu của đê tài

chính là lễ vía Ba^Hứên44ậu. Xừ đó_giúfvngưèi'đợc thấy được tầm quan trọng trong
sinh hoạt hằng ngàv cũng như các hoạt động tín ngưỡng. Tục thờ Thiên Hậu và lễ Vía
của Bà có ở mọi nơi trong cộng đồng người Hoa ví dụ như : miền Bắc có Hưng yên...,
miền Trung có Hội An- Đà Nang..., miền Tây Nam bộ có cần Thơ, Cà Mau..., Đơng
Nam bộ có Bình Dương, Đồng Nai..., Thành pho Hồ Chí Minh ở các quận 5.6.11...
Tuy nhiên trong phạm vị nghiên cứu cua bài báo cáo nàv chúng tôi chỉ giới hạn nghiên
cứu là lễ vía bà Thiên Hậu của cộng đồng người Hoa sinh sống ở quận 5 thành phố
Hồ Chí Minh .
4.

Phương pháp nghiê
Với đề tài này chúng tôi đã sưu tầm. phân tích, so sánh các nguồn tài liệu thu thập

từ sách, báo, tạp chí, internet. Ngồi ra phương pháp nghiên cứu khảo sát thực địa đã
được sử dụng đế phục vụ cho đề tài. Tác giả còn tham khf

"

1~

Ig trình.

những đề tài nghiên cứu khoa học liên quan tới đối tượng ne
5.


Lịch sử nghiên cứu đề tài
Xoav quanh vấn đề người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh, trước đâv đã có nhiều đề

tài được thực hiện. Tuy nhiên, xuất phát từ những mục đích khác nhau, các tác giả đã
quan tâm đến nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau với những gốc độ nghiên cứu khác
nhau. Đa số các tác giả đều thiên về lĩnh vực kinh tế mà ít quan tâm đến các vấn đề
văn hóa xã hội như đặc điểm tâm lý, tổ chức xã hội, bản sắc văn hóa dân tộc...của
cộng đồng người Hoa. Trải qua quá trình hình thành và phát triển khi mà cộng đồng
người Hoa đã trở thành một thực thể không thể tách rời khỏi cộng đồng các dân tộc
Việt Nam thì vấn đề nghiên cứu về văn hóa xã hội người Hoa mới được quan tâm, chú
ý. Liên quan đến đề tài Tín ngưỡng Thờ Thiên Hậu thánh mẫu và lễ vía Bà, trước đây
đã có một vài tác giả có đề cập đến trong các cơng trình nghiên cứu, đương cử có thể
kể đến như: “Người Hoa ở Nam Bộ" của Phan An, NXB khoa học xã hội (2005),
‘Tín ngưỡng dân gian ở thành phố Hồ Chí Minh" của Võ Thanh Bằng, NXB Đại học
quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (2008), “Góp phần tìm hiếu văn hóa người Hoa ở
thành phố Hồ Chí Minh" của Trần Hồng Liên, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội


(2007)...Tuv nhiên nhừng cơng trình nghiên cứu này khá chung chung mang nội dung
tổng hợp nên chưa làm rõ được nhừng nét đặc trưng trong lễ hội. Ngồi ra. cịn có
nhiều cơng trình nghiên cứu về người Hoa và văn hóa của người Hoa tại Tp. Hồ Chí
Minh do sinh viên ngành Đơng Nam Á Học những khóa trước thực h
6.

Bố cục đề tài
Nội dung của khóa luận được chia thành ba chương chính:

cnương nay cnung toi trinn Day mọt cách khái qt và có hệ thống q trình hình
thành và phát triển của cộng đồng người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh, tiếp theo đó là
những đặc điểm về dân cư. cấu trúc xã hội. đặc điếm tâm lý của cộng đông này tạo cơ

sở nghiên cứu cho 2 chương tiếp theo.
Chưig 2: Lễ vía Bà Thiên Hậu trong tín ngưỡng cộng đồng người Hoa thành
phố Hồ Chí Minh
Chương 2 và 3 là phần nội dung trọng tâm của khóa luận. Ở chương 2 này, chúng
tơi đi sâu phân tích và làm rõ nội dung chính của đề tài đó là những nét đặc trưng của
lễ vía Bà một tín ngưỡng dân gian có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của
người Hoa. Bên cạnh đó, việc so sánh lễ hội này với một lễ hội dân gian truyền thống
khác của người Việt ở Nam Bộ mà đương cử là lễ hội Bà chúa xứ núi Sam một mặt
khẳng4ịnh-iính hỗn dung văn hóa trong tín ngưỡng ở Nam Bộ. mặt khác còn đánh giá
tiềm năng du lịch của lễ vía Bà Thiên Hậu bên cạnh đó đề cập đến những hạn chế
trong lễ hội, tạo tiền đề nghiên cứu cho chương 3.
Chưong 3 : Bảo tồn và phát huy lễ vía Bà Thiên Hậu
Chương này chúng tôi tập trung làm rõ những giá trị du lịch văn hóa trong lễ vía
Bà. thực trạng hiện nay của lễ hội dân gian này, qua đó nêu lên được các giải pháp,
kiến nghị và đề xuất nhàm bảo tồn và phát huy lễ hội này thông qua các hoạt động d


4

CHƯƠNG 1 : CO SỎ LÝ LUẬN VÀ THỤC TIỄN
1.1

Quá trình hình thành cộng đồng ngưịĩ Hoa ỏ’ thành phố Hồ Chí
Minh
1.1.1

t

Bối cánh lịch sử Trung Quốc dẫn đến việc di cư của ngưịi Hoa ( t


XVI,XVII,XVIII)
Có thể nói Trung Hoa là một quốc gia có lịch sử biến động không ngừng. Chiến
tranh giữa các thế lực phong kiến xảy ra liên miên, các cuộc khởi nghĩa nông dân kéo
dài hàng chục năm gây nhiều đau thương tan tóc cho những người dân vô tội. Việc
thành lập triều Minh chỉ là một bước tiếp theo đi vào quì đạo của chế độ phong kiến.
Tuy nhiên khi lên ngôi Minh Thái Tổ đã có một số chính sách nhất định nên trong
vịng 30 năm đầu. đất nước có sự chuyển biến mọi mặt. Sau khi Minh Thái Tơ qua đời
thì người con thứ sáu, sau một quá trình đấu tranh giành ngôi đã lên kế vị với danh thứ
Minh Thành Tổ, có thể nói thời kì trị vì của Minh Thành tổ là thời kì cực thịnh nhưng
ngan ngủi của triều Minh.
Từ thế kỷ XVI về sau, triều Minh ngày càng suy yếu. trong khi đó kinh tế hàng hóa
phát triển nên sự bóc lột của giai cấp phong kiến đối với các tầng lớp nhân dân rất
nặng nề. Chính sự áp bức bóc lột này làm cho đời sống nhân dân đói khổ triền miên,
gây nhiều căm phẫn. Mâu thuẫn giữa giai cấp phong kiến và nhân dân ngày càng gay
gắt đã dẫn đến các cuộc đấu tranh tự phát của các tầng lớp nhân dân. Nen thống trị đen
tối của nhà Minh từ lâu đã dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân. đầu thế kỷ
XVII. các cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân diễn ra liên tục như phong trào
khởi nghĩa của Bạch Liên Giáo, những cuộc đấu tranh của binh lính đào ngũ, của tá



điền, nơ tì,...những cuộc đấu tranh ấy mới chỉ là dấu hiệu của phịng trào khởi nghĩa
nơng dân rầm rộ sắp bùng nổ.
Lúc bấy giờ, nhân dân trong cả nước đều khốn khổ nhưng có lẽ nghiêm trọng nhất
là vùng Thiểm Tây. Đây là vùng sản xuất yếu, kém phát triển lại bị hạn hán mất mùa,
lụt lội nhiều năm liền. Đã thế nhà nước và giai cấp địa chủ vẫn thu tô cao. thuế nặng
như thường lệ, nhân dân đói đến nỗi phải ăn rễ cỏ, thậm chí ăn cả đất bột đá. Phong
trào đấu tranh của các tầng lóp nhân dân phát trien mạnh nhưng cuối cùng cũng đi đến
thất bại và dẫn theo sự sụp đổ cơ đồ nhà Minh.



5

Sau khi chinh phục được Trung Quốc, để duy trì nền thống trị của mình, nhà Thanh
ra sức củng cố (bộ máy chính quyền nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền, thi
hành chính sách áp bức dân tộc. bắt nhân dân Trung Quốc phải theo một số phong tục
của nsười Mãn Châu như trước tiên phải cắt tóc theo kiểu người Mãn. người Hán cũng
được làm quan nhưng mọi quyền hành đều do người Mãn nam giữ...
Có thể nói từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, xã hội Trung Quốc đầy sự biến động
mẫu thuẫn giữa giai cấp và mẫu thuẫn dân tộc tồn tại song song với nhau. Tuy không
gav gắt bằng thời Nguyên nhưng đã gây ra cho nhân dân vơ vàn khó khăn đói khổ. biết
bao người Hoa vô tội đã phải rời bỏ quê hương tìm nơi khác sinh sống với mong muốn
được yên ổn làm ăn. Sự sụp đổ của nhà Minh và sự thống trị của nhà Thanh đã là
nguyên nhân không nhỏ dẫn đến sự ra đi của nhiều cận thần và thuộc hạ Minh triều vì
khơng chấp nhận một triều đại mới. Một cuộc di cư của người Hoa ở nước ngoải với
số lượng không nhỏ: tiêu biểu là tổng binh trấn thủ đất Long Môn ( Quảng tây) tên là
Dương Ngạn Địch cùng phó tướng Hồng Tiến và tổng binh các châu CãõTLơi, Liêm
(Quảng Đơng) cùng phó tướng Trần An Bình đem 3000 quân và gia đình trên 50 chiến
thuyền sang xin chúa Nguvễn làm dân Việt Nam. lập nên làng Minh Hương, hiện này
vẫn cịn một di tích là nhà hương hỏa Minh Hương Gia Thạnh.
1.1.2 Quá trình di cư của cộng đồng Ngưòi Hoa ỏ’ Thành phố Hồ Chí Minh
Vào năm 1679 chúa Nguyễn cho phép Trần Thượng Xuyên. Dương Ngạc Địch dẫn
người “Phản Thanh phục Minh" vào sinh sống ở Đồng Nai - Gia Định. Đây là mốc
thời gian đánh dấu sự có mặt của người Hoa ở miền Nam Việt Nam nói chung và
thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Vào thời điểm này, trong suy nghĩ của người Hoa
thì đây chỉ là trạm dừng chân của họ, sau đó sẽ chuyển đi nơi khác. Đây là điểm khác
biệt so với sự có mặt của người Hoa ở phía Bắc. Do hai nước có đường biên giới sát kề
nhau và do nhu cầu giao thương buôn bán nên cộng đồng Việt và cộng đông Hoa ở
khu vực này có sự qua lại và định cư lâu dài với nhau. Trong hơn một ngàn năm bắc
thuộc với chính sách đồng hố khốc liệt của phong kiến phương Bắc, đã có nhiều cuộc

di dân từ Trung Hoa sang Việt Nam với nhiều hình thức. Ngồi ra cịn có một số
nguyên nhân khác dẫn đến sự di dân của người Hoa đến Việt Nam như: hạn hán, mất
mùa. những trận dịch, các thế lực phone kiến tranh giành quyền lực dẫn đến chiến
tranh liên miên làm đời sống nhân dân khốn khổ... Cuối cùng do nhu cầu giao thương,


buôn bán giữa các vùng là nguyên nhân dẫn đến các đồn người di dân đến Đơng Nam
Á trong đó có Việt Nam.
Nửa sau thế kỉ XVII đầu thế kỷ XVIII khi triều đình nhà Minh-Trung Quốc sụp đổ,
nhà Thanh lên cầm quyền với chính sách đàn áp, tàn sát các cận thần cũ của triều đình
nhà Minh và những người tham gia phong trào “Phản Thanh phục Minh" đã tạo ra làn
sóng di cư của người Hoa đến các nước. Thơng qua làn sóng di cư này người Hoa đã

Nhóm Dương Ngạc Địch theo sơng Mekong đến cư trú tại vùng đất Mỹ Tho. Nhóm
Trần Thượng Xun thì theo sông Đồng Nai đến định cư tại vùng Bàn Lân (Biên Hồ)
và Đơng Phố (Gia Định). Tuy nhiên ban đầu nhóm người Hoa đầu tiên này di cư sang
vùng đất này chủ yếu tìm nơi cư trú tạm thời và gây dựng lực lượng, tìm cơ hội quay
trở lại Trung Quốc “Phản Thanh phục Minh'’. Nhưng năm tháng trôi đi, nhà Thanh
không những không suy yếu mà ngày càng lớn mạnh, xác lập một địa vị thông trị vững
chắc. Khi đã hết hy vọng khôi phục lại vương triều cù họ đành ở lại vùng đất xa xôi
này”.
Năm 1698 khi Nguyễn Hữu Cảnh dựng hai dinh Trấn Biên và Phiên Trấn chế độ
phong kiến nhà Nguyễn đã thi hành chính sách đồng hoá dân tộc đối với người Hoa.
Người Hoa ở Phiên Trấn họp thành xã Minh Hương. Người Hoa ở Trấn Biên họp
thành xã Thanh Hà. Như vậv những người ở xã Thanh Hà và xã Minh Hương là những
người Hoa đã nhập tịch Việt. Năm 1771 vua Xiêm đem quân đánh Hà Tiên một số
người Hoa ở đây đã phải chạy về cư trú ở vùng Chợ Lớn đến năm 1778 người Hoa ở
xã Thanh Hà đã bỏ hẳn Nông Nại Đại Phố (Cù lao phố) về cư trú và nhập tịch ở xã
Minh Hương.


1 Vương Hồng sển (1990), “Sài Gịn năm xưa”, NXB thành phố Hồ Chí Minh, trang 5


7

Làne Minh Hương ở khu vực Chợ Lớn được thành lập vào khoảng cuối thể kỷ
XVII 2, là một trong những cộng đồng dân cư người Hoa đầu tiên ở Sài Gịn. Làng
Minh Hương nằm trong cơ cấu hành chính chung của nhà nước phong kiến Việt Nam
Xứ Đàng trong và nhà Nguyễn về sau. Dấu vết của làng Minh Hương xưa. nay là đình
Minh Hương Gia Thạnh nằm trên đường Trần Hưng Đạo quận 5. Trong đình hiện cịn
lưu giừ bức hồnh phi có chữ: 44 Thiện tục khả phong" là sự khen ngợi nêp sống tốt
đẹp của làng Minh Hương. Làng Minh Hương là một dẫn liệu về sự hội nhập_của
X
X -1
^
ì
người Hoa vào cộng đơng các dân tộc Việt Nam. Sự hội nhập có nhiêu lý do.nhưng
chủ yêu là do bản thân cộng đông người Hoa cô găng tìm cách ơn định và phát triển
trên vùng đất miền Nam Việt Nam.
Sau những làn sóng di cư của người Hoa vào cuối thế kỷ XVII, người Hoa vẫn tiếp
tục đến cư trú ở vùng Sài Gòn Chợ Lớn trong những thế kỷ XVIII, XIX, và nhất là
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Sau khi trở thuộc địa của Pháp, Việt Nam là một thị trường tiêu thụ hàng hóa ế thừa
và cung cấp nhân cơng rẻ mạt. Lúc bấy giờ Sài Gòn - Chợ Lớn là một trung tâm sản
xuất lúa gạo của khu vực Đông Nam Á. Điều kiện lịch sử đã thu hút người Hoa đến cư
trú tại Sài Gòn - Chợ Lớn. Nếu quá trình di cư của người Hoa cuối thế kỉ XVII là lý
do chính trị, thì trong giai đoạn đầu thế kỉ XIX đa số người Hoa đến đây là vì lý do
kinh tế. Thành phần di dân chủ yếu trong giai đoạn này là những thương gia làm ăn,
nông dân. thợ thủ công bị tước mất tư liệu sản xuất đi tìm cơng ăn việc làm.
Đặc biệt, sau khi thực dân Pháp và chính quyền Trung Quốc ký hịa ước tháng 6

năm 1885 và thương ước tháng 4 năm 1886. với những điều khoản ưu đãi Hoa kiều,
cho đối xử ngang hàng và hưởng quyền lợi như người Việt thì người Hoa nhập cư
ngày càng nhiều. Từ đầu thế kỷ XX cho đến những năm sau cuộc cách mạng Tân Hợi
ở Trung Quốc (1911). do ảnh hưởng của trào lưu dân chủ thế giới và do điều kiện lịch
sử của các nước khu vực Đông Nam châu Á lúc bấy giờ, số lượng người Hoa đến cư
trú tại Sài Gòn Chợ Lớn ngàv càng gia tăng.

2 Phan An(2005), "'Người Hoa ơN am Bộ ”, NXB Khoa học xã hội, trang 11


8

Nhìn lại quá trình lịch sử di cư của người Hoa và quá trình hình thành nên cộng
đồng người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh, có thể rút ra một số điểm cơ bản như sau :
1.

Quá trình di cư của người Hoa đến vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn diễn ra liên tục

trone nhiều thế kỉ.
2.

Người Hoa đến cư trú tại Sài Gòn - Chợ Lớn từ nhiều địa phương khác nhau.

3.

Làn sóng di cư của người Hoa ở nửa sau thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII là

xuất phát từ lý do chính trị. Các làn sóne di cư đều gắn chặt với tình hình chính trị xã
hội Trung Quốc thời bấy giờ.
4.


Từ cuối thế kỷ XVIII trở đi, các làn sóng di cư của người Hoa đều mang đậm

màu sẳc kinh tế. Các làn sóng di cư đó chịu sự tác động mạnh mẽ bởi sự hấp dẫn của
thị trường Sài Gòn - Chợ Lớn buổi đương thời.
Trong quá trình hội nhập, cộng đồng người Hoa không sống tách biệt với các cộng
đồng cư dân khác mà hịa đồng vào các cộng đồng đó. Yếu tố này đã tạo cho cộng
đồng người Hoa trở nên bền vững trong cơ cấu xã hội của thành phố Hồ Chí Minh.
Nếu chia theo ngơn ngừ thì người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh có thể chia thành 5
nhóm chính:
Số thứ tự
1
2
3
4
5

Nhóm ngơn ngữ
Quảng Đơng
Triều Châu
Phúc Kiến
Hải Nam
Hẹ (Khách Gia)

Tỷ lệ
56.5%
34.0%
6,0%
2.0%
2.0%


Bảng 1 : Bảng số liệu các nhóm người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh '
Theo bảng số liệu thống kê trên thấy ràng nhóm người Hoa Quảng Đông và Triều
Châu là đông nhất chiếm 90% dân số tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh.3

3Ngơ Văn Lệ - Nguyền Duy Bính (2000), “Người Hoa Nam 2?ợ” NXB Đại Học Quốc Gia
Thành Phố Hồ Chí Minh, trang 92.


9

1.1.3 Địa bàn cư trú chủ yếu
Người Hoa đến sinh sống tại khu vực Sài Gòn- Chợ Lớn cũ đã rất lâu đời và họ di
cư sang đây theo từng giai đoạn lịch sử. Do người Hoa di cư đến Việt Nam theo nhiều
đợt và cường độ khác nhau nên có hai hình thức cư trú chủ yếu một là sống xen kẽ với
các tộc người bản địa. hai là sống tập trung thành khu vực nhỏ. Bảng thống kê về số
lượng người Hoa và người Việt tại 24 quận huyện do tổng cục thống kê thực hiện năm
2009. Từ đó cho thấy một cái nhìn tồng qt về tình hình cư trú của người Hoa trên địa
bàn thành phố và sự phân bố dân cư của họ
Quận - Huyện
Quận 1
Quận 2
Quận 3
Quận 4
Quận 5
Quận 6
Quận 7
Quận 8
Quận 9
Quận 10

Quận 11
Quận 12
Quận Gị Vấp
Quận Tân Bình
Quận Tân Phú
Quận Bình Thạnh
Quận Phú Nhuận
Quận Thủ Đức
Quận Bình Tân
Huyện Củ Chi
Huyện Hóc Mơn
Huyện Bình Chánh
Huyện Nhà Bè
Huyện Cần Giờ

Người Kinh
90.69
99.14
95.87
96.37
64.75
72.63
98.74
90.20
99.16
89.97
56.79
99.28
98.28
97.10

91.75
98.61
97.16
98.69
91.52
99.59
98.65
97.71
99.43
99.39

Ngưịi Hoa
876
0.52
3.77
3.40
34.70
26.94
0.95
9.16
0.30
9.74
43.66
0.69
1.27
2.62
7.91
1.15
2.31
0.85

7.88
0.29
1.27
1.64
0.48
0.35

Bảng 2: Thống kê số lượng người Hoa và người Việt tại 24 quận huyện, thành phồ
Hồ Chí Minh4

4Nguồn Tồng Cục thống kê năm 2009.


10

Ở thành phố Hồ Chí Minh, phân bố cư trú của người Hoa theo hai dạne. một là cư
trú xen kẽ giữa naười hoa với các cộng đồng dân cư khác, hai là cư trủ tập trung thành
từns khu vực nhở. Hình thức cư trú thứ nhất là phổ biến đối với cộng đồng người Hoa
trên địa bàn toàn thành phố.
Ngay những khu vực tập trung nhất của người Hoa ở quận 5 hoặc quận 11. Trong
các khu phố. các chung cư đều có sự xen kẽ giữa người Hoa với người Việt và với các
dân tộc anh em khác. Cịn về dạng cư trú tập trung đơns người Hoa, phần nhiều là
trong phạm vi một số khu phố, tổ dân phố các quận 5.6.11...Ở một số phường của
quận 5. 11 có tỉ lệ dân số neười Hoa khá cao. khoảng trên 70% người Hoa tập trung.
Khu vực Chợ Lớn có 5 con đường lớn có tầm quan trọng cho sự phát triển của
toàn vùng là đường Lý Thường Kiệt, Lê Đại Hành. Hải Thượng Lãng ông, Hậu Giang
và đường 3 tháng 2. Con đường đặc biệt quan trọng đối với khu vực Chợ Lớn là đường
Trần Hưng Đạo, nối liền trung tâm thành phố với trung tâm thương mại của vùng Chợ
Lớn. Giáp với quận 5 về phía Tây là quận 6, có hai đại lộ chính: đại lộ Hồng Bàng (nối
tiếp quận 5) và đại lộ Hùng Vương cùng với 39 con đường lớn nhỏ. Giáp về phía Bắc

với quận 5 là quận 10 có các đường 3 tháng 2, Lê Hồng Phong, Lý Thái Tổ, Nguyễn
Chí Thanh, Ngô Gia Tự cùng với hai mươi năm con đường khác. Giáp ở phía Tây Bắc
là quận ĩ 1 có các con đường 3 tháng 2, Hùng Vương, Lý Thường Kiệt, cùng với 33
con đường lớn nhỏ. Đó là những khu vực có mật độ dân số người Hoa cao nhất trong
khu vực thành phố Hồ Chí Minh .
1.1.4 về tên gọi “ngưòi Hoa”
Người Trung Hoa là thuật ngữ được sử dụng một cách rộng rãi để chỉ những người
có nguồn gốc, tổ tiên từ Trung Hoa đang sống ở khắp các quốc gia và các vùng lãnh
thổ trên thế giới. Theo quan điểm của Đặng Nghiêm Vạn: “Người Hoa không phải là
một tộc người, mà là một cộng đồng người gốc từ Trung Quốc bao gồm người Hán và
các tộc người thiểu so khác, là công dân một nước ngoài Trung Quốc ’°

Đặng Nghiêm Vạn (1988; "Tộc danh các tộc người ơ Việt Nam một phan ánh xã hội ”, tạp chi Ngôn
ngữ, số 1, tr.41-4


11

Theo chỉ thị số 62-CT/TW ngày 08 tháng 11 năm 1995 của ban chấp hành trung
ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khảng định “Người Hoa bao gằm những người goc
Hán và những người thuộc dân tộc ít người ở Trung Quoc...đã nhập qc tịch Việt
Nam nhưng vân cịn giữ những đặc trưng văn hoả, chủ yêu là ngôn ngữ, phong tục tập
quán của dân tộc Hán và tự nhận mình là người Hoa ”
v ề vấn đề tên gọi người Hoa, có nhiều tên gọi khác nhau: Khách. Hán. Tàu, người

Việt gốc Hoa, Hoa kiều hải ngoại,... Trong thư tịch cô Trung Quốc và Việt Nam,
người Trung Quốc sinh sống ở nước ngoài, thường gọi theo tên các triều đại được
ngưởi bản xứ biết đến như người Thanh, người Tàu. người Đường,... hay gọi tên theo
quê quán của họ bên Trung Quốc: như người Hoa Quảng Đông, Hoa Hải
Nam,...Người Việt cịn gọi người Hoa là người Ngơ xuất phát từ thời Xn Thu bên

Trung Quốc có nước Ngơ và nước Việt, hay theo Nguyễn Trãi trong tác phâm Bình
Ngơ Đại Cáo thế kỉ XV. Người Hoa cịn có tên gọi là Ba Tàu hay người Tàu, xuất xứ
từ của những tên gọi nàv do từ xa xưa khi người Trung Hoa mở rộng giao thương
buôn bán với những nước trong khu vực chu yếu bằng đường biển. Tên gọi người Tàu,
Ba Tàu xuất hiện từ đó.
Hiện nay các tên gọi này khơng cịn phổ biến nữa. Thuật ngữ thường dùng hiện nay
là người Hoa là tên gọi được thống nhất trong các văn kiện nhà nước từ năm 1946.
“Người Hoa" là thuật ngữ được người Việt Nam dùng để gọi những người có nguồn
gốc từ Trung Hoa đang sống ở Việt Nam và đã nhập quốc tịch Việt Nam. Hầu hết
người Hoa ở Việt Nam nói chung và vùng Nam bộ nói riêng đều tự gọi mình là người
Hoa. Tên gọi này đã trở thành tộc danh tự chọn và là niềm tự hào dân tộc của người
Hoa ở Việt Nam.
1.1.5 Thế giói quan, nhân sinh quan của Người Hoa qua các CO’ sỏ’ tín ngưõng
Cùng với q trình di dân và định cư tại thành phố Hồ Chí Minh hơn ba thế kỷ, các
cơ sở tín ngưỡng ra đời để đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng người Hoa. Các
cơ sở tín ngưỡng khơng chỉ cho chúng ta thông tin về kiêu thức kiến trúc, hoa văn
trang trí, hệ thống thờ tự, tế lễ, mà thơng qua dó giúp ta hiểu rõ hơn dặc trưng văn hóa
cua tọc ngươi trong đo có quan niệm về thế giới xung quanh, quan niệm về cuộc dời,
đạo đức, lối sống của con người. Đó là những yếu tố giúp cộng đồng người Hoa bảo


12

tơn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong q trình cộne cư, giao lưu. tiếp biến
văn hóa với các tộc người “bản địa” tại quê hương thứ hai.
1.1.5.1 v ề thế giới quan:
Từ điền tiếng Việt định nehĩa “Thế giới quan là cách nhìn nhận và giải thích các
hiện tượng tự nhiên, xã hội thành hệ thống quan điểm thống nhất”.6
Thế giới quan của người Trung Quốc được học giả phương Tây tóm tắt trong từ
điển Bách khoa toàn thư rằng: thế giới là một vũ trụ - theo nghĩa đen. hài hòa giữa

con người và vũ trụ một cách có trật tự. Những triết gia phương đơng khẳng định
khơng có đấng tạo hóa. mọi sự vật. hiện tượng được sinh ra bởi hai yếu tố “yin yang”7 (âm - dương)... vũ trụ luôn vận động biến đổi từ cực thịnh đến suy yếu, từ thu
hẹp đến mở rộng và ngược lại. Thế giới được tạo nên bởi năm yếu tố : Kim, Mộc,
Thủy, Hỏa. Thổ. Quan niệm về thế giới của người Trung Quốc cổ đại vẫrHhèrữện rồ
„é, „ong lif e 4 *

« n g .ri, tu . w và é lễ 41 CSC co sõ ,í„ ,g„Ong cu, ngồi Ho, í

Thành phố Hồ Chí Minh.
_ ^ K h i xây dựng các cơng trình kiến trúc nói chung, cơ sở tín ngưỡng nói riêng, người
Hoa luôn chú ý thuật phong thủy bởi họ cảm nhận “không gian nhà ở là một tiêu vũ trụ
trong trật tự của vũ trụ lớn”8.
\
Tại thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các cơ sở tín ngưỡng (Tuệ Thành, Nghĩa An, Hà
Chương, Quỳnh Phủ, Phước An. Phú Nghĩa, Nghĩa Nhuận, Quảng Triệu hội quán)
xây theo trục Nam - Bắc, ứng với âm - dương, cửa quay về hướng Nam đón gió nồm
mát mẽ. tránh gió Tây nóng nực, hài hịa với vũ trụ “đón lấy cảnh sắc và ánh nắng mặt
trời” và “phương Nam thuần dương, tượng trưng cho sự trong sáng, đẹp đẽ, cho sự
minh triết vô biên, là miền Bát nhã, tức trí tuệ...”9.

ỵ^> ^T rích Đại từ điển tiếng Việt (1999), Nxb Văn hóa Thơng tin, trang 1557

Trần Huỳnh Minh Phương (2012,) ‘áPể Thế giới quan và nhân sinh quan của người Hoa
qua các cơ sơ tín ngưỡng Hoa thành p h ổ Hồ C hí M inh ”, bảo tàng thành phổ Hồ Chí Minh.
Theodore M.Lugvvig (2000), "Những con

/

LỈU ỏ ng t ù m


linhphuơng Dỏng , Nxb Văn hóa, trang 214

9 Phạm Đức Dương( 1998), “Bước đầu tìm hiếu sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt - Hoa trong lịch
s ư ”, Nxb Thế giới, Hà Nội trang 15


13

Khi xây dựng các cơ sở tín ngưỡng được thiết kế “theo phong thủy học có chú ý đến
u tơ “minh đường thủy tụ”, đồi cao. suối sâu. có địa thế âm dương, vì nơi ấy sẽ có
vượng khí sinh sơi” .
Trong khơng gian thành thị chật hẹp. khơng có sông suối, đồi núi, người Hoa vẫn
+

cố gắng tạo sự hài hịa giữa cơng trình kiến trúc và mơi trường bằng những cơng trình
phụ như : xây hồ nước trước cơng trình kiến trúc - tượng trưng cho dịng ẴỘngrTĩorrnon bộ là ngọn núi thu nhỏ và hai phù điêu tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ tại sân “
thiên tĩnh” tượng trưng cho thế đất “ rồng thu. hổ phục”. Người Hoa đặc biệHtuanTârm
đến sự hài hòa giữa con người và VŨ trụ. nhận thức con người là một thành tố trong vũ
trụ. Neu hoạt động của con người không phù hợp với tự nhiên thì trật tự vũ trụ sẽ bị
phá vỡ. Thế cân bàng của vũ trụ quyết định sự tồn tại của nó.
Hai dãv “Đơng sương”, “Tây sương“ của các miếu đối xứng nhau là biến thế của
âm - dương, hai mặt đối lập nhau, không thể thiếu một trong hai mặt, chúng bổ sung
cho nhau tạo thế cân bàng trong vũ trụ.
Hầu hết trên bờ nóc của miếu Hoa đều có tượng “ơng Nhật”, “bà Nguyệt” ở hai
hướng Đông - Tây tượng trưng cho yếu tố “âm” và “dương”. Âm - dương hòa hợp sẽ
sinh ra mn lồi, biểu hiện sự thịnh vượng của vạn vật.
Nguồn gốc vũ trụ cịn được thể hiện qua hình “bát quái“ ( trước và sau mỗi bên 3
quẻ, trái, phải mỗi bên 2 quẻ) được vẽ bao quanh thân trên của lư thờ ở bàn hương án,
đặt tại trung điện, Ọuảng Triệu Hội quán (Quận 1). Thời cổ đại, sức sản xuất thấp kém,


o-

con người sợ hãi trước các hiện tượng thiên nhiên, đi đến việc sùng bái và nhân cách
hóa thành thần Mặt trời. Mặt trăng, thần Mây. thần Mưa... những tàn dư ấy còn lưu lại

-

trong của bao lam, hoành phi, câu đối với các đề tài trang trí quen thuộc như “lưỡng
long chầu nhật”, “lưỡng long chầu nguyệt”, “long ẩn vân”....
Quan niệm “vạn vật hữu linh” của thời cồ đại vẫn tồn tại trong các cơ sở tín ngưỡng
người Hoa. Đó là việc thờ Hồ ở một góc của chính điện tại miếu Thiên Hậu của người
Phúc Kiến: (Tam Sơn Hội auán) thò gian bên tại miếu Thiên Hậu (auận 3), Quảng
Triệu, Hả Chương Hội quán: thò Rồng ở Tam Son. Hà Chương, thò câv Dung “Dung
thọ tướng quân tọa trấn” (sân bên hông của Quảng Triệu Hội qn, sân sau điện Ngọc
Hồng), thờ bia Ơng Mộc (Bình An Hội quán), thờ gốc cây cổ thụ (miếu Thiên Hậu -


14

quận 3), thờ đá ở phía sau điện Ngọc Hồng, sân sau của miếu Thiên Hậu (Quận 3),
gian bên của Hà Chương. Quảng Triệu Hội quán, hay thờ Thần Hỏa ở miếu Hỏa Đức
Nương Nương (quận 6).
1.1.5.2 Nhân sinh quan của người Hoa:
Nhân sinh quan là “quan niệm về cuộc đời. thành hệ thống bao gồm lý tưởng, lẽ
Sõng.» . 10
Theo học giả phương Tây", nhân sinh quan của người Trung Quốc đề cao tổ tiên,
các tín ngưỡng suy cho cùng đều bắt nguồn từ việc thờ tổ tiên trong gia đình, họ tộc
hay cộng đồng. Tổ tiên ban phúc hay giáng họa tuv thuộc vào thái độ ứng xử của con
cháu.
Quan niệm về phạm trù đạo đức của người Trung Quốc được cơ đọng trong “nhân”,

“lễ”, “trí”, “dũng”, “trung”, “khiêm” “kiệm” tồn tại theo thời gian, trở thành những
chuẩn mực ứng xử giữa người và người trong xã hội người Hoa ở Trung Quốc và trở
thành hành trang quý báu của họ ở q hương thứ hai.Trong đó “tín ngưỡng và tôn
giáo là môi trường chủ yếu để tạo nên xu thế định hướng nhân cách và tâm lý cộng
đồng trong người Hoa" .
Trong cơ sở tín ngưỡng, các khí tự, hệ thống tượng thờ là những thành tố người
Hoa gởi gắm quan niệm về chuẩn mực đạo đức của con người trong xã hội. về các mối
quan hệ giữa người và người rõ nét nhất.
Bộ "ngũ sự" gồm đỉnh trầm ở giữa, hai bên là hai chân nến và hai bình hoa trên
bàn thờ tại các cơ sở tín ngưỡng khơng chĩ là vật trung gian để con người giao tiếp với
trời đất mà còn chuyển tải về nhân sinh quan của người Hoa. Theo triết học Trung
Quốc cổ đại "ngũ sự" là:10

10Trích Đại từ điển tiếng Việt (1999), Nxb Văn hóa Thơng tin, trang 764
11 Theodore M.Lugwig (2000), Những con đường tâm linh phương Đông, Nxb Văn hóa.trang 424


15

“Nhát viẽt mạo. Nhị viết ngôn. Tam viết thị. Tứ viết thính. Ngũ viết tư. Mạo viết cung.
Ngơn viêt tịng. Thị viêt minh. Thính viêt thơng. Tư viết duệ. Cung tác túc. Tịng tác
nghệ. Minh tác triết. Thơng tác mưu. Duệ tác thành’'( Một là diện mạo. Hai là lời nói.
Ba là trơng nhìn. Bơn là lãng nyhe. Năm là diện mạo nên kính cân. Lời nói nên thuần
theo. Nhìn ngắm nên sáng suốt. Nghe ngóng nên rõ ràng. Suy tư nên thấu suốt. Kỉnh
cản sinh nghiêm chỉnh. Thuận theo sinh gioi giang. Sáng suôt sinh tỉnh khôn. Rõ ràng
sinh mưu kế. Thấu suốt sinh thành tỉn"n và Sự là phụng sự. Bộ "ngũ sự" tuy đơn giản
nhưng chuyển tải về triết lý sống, tư tưởng đạo đức của người Trung Hoa cổ đại và
vẫn còn nguyên giá trị trong xã hội hiện đại của cộng đồng người Hoa tại thành phố
Hồ Chí Minh.
Khái niệm tổ tiên khơng bó hẹp trong phạm vi huyết thống, gia đình, họ tộc mà mở

rộng ra cộng đồng, xã hội. Thờ cúng tổ tiên trong cộng đồng là thờ tổ nghề mang tính
chất cầu phị hộ và nhờ ơn, thờ nhân thần có cơng giúp đỡ người Hoa đến Việt Nam.
Đó là trường hợp thờ tổ thợ mộc - Lỗ Ban ở miếu An Hòa (quận 8), thờ tổ ngành y Hoa Đà ở Khánh Vân Nam Viện (quận 11). Mặt khác “tổ tiên” theo nghĩa rộng còn là
những "Nhân thần" giúp đỡ cộng đồng trên bước đường di dân như Thiên Hậu Thánh
che chở họ vượt qua sóng gió, đưa thuyền đến nơi an toàn. Ở thành phố
h, miếu thờ Thiên Hậu Thánh Mầu của người Quảng Đông là Tuệ Thành
Hội quán (Q5), Quảng Triệu Hội quán (Ql), miếu Thiên Hậu (Q3), miếu Thiên Hậu
Thánh Mầu của người Phúc Kiến: Tam Sơn Hội Quán, của người Hẹ: Quần Tân Hội
Quán. Ghi nhớ công lao của vị quan truyền bá văn hóa Trung Quốc ra miền hải ngoại
cũng như việc tổ chức di dân Trung Hoa đến Việt Nam, người Hoa lập miếu thờ ông
với tên thường gọi “Ông Bổn” ở Nhị Phủ miếu. Tưởng nhớ công lao người đưa cộng
đồng di cư sang Việt Nam tránh loạn lạc ở chính quốc, người Hoa thờ Trần Thượng
Xuyên (đình Minh Hương Gia Thạnh , Phú Nghĩa Hội quán - quận 5, đình Phú Lạc Bình Chánh).12

12 Nguyền Đăng Thục (1997), Lịch sư triết học phương Đỏng, Nxb thành phố Hồ Chí Minh,
trang 150-151


16

Với quan niệm người chết không được con cháu thờ củng tử tế sẽ trở thành hồn ma
đi quấy nhiễu người sống nên xuất hiện bàn thờ “cô hồn" với bài vị khẳc dịng chữ
“Tiên kiều huynh đệ cơng liệt vị” ở Trung điện của Quỳnh Phủ Hội quán. Bỏ qua khía
cạnh mê tín, tập tục này mang tính nhân văn cao, đó là tư duy truyền thống phương
Đơng “thương người như thể thương thân". Con người không chỉ thờ những người
thân của mình mà cịn nghĩ đến những linh hồn không “nơi nương tựa”.
Cách thờ các bài vị những vị tiền bối (các khám thờ ở hậu điện) có cơng đóng góp
cho việc xây dựng, trùng tu cơ sở tín ngưỡng như Quỳnh Phủ Hội quán. Phú Nghĩa
Hội quán, đình Phong Phú. đình Minh Hương Gia Thạnh. Phước An Hội qn cũng là
hình thức ghi cơng những tiền nhân trên các bia trùng tu. thể hiện truyền thống “uống

nước nhớ nguồn”.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, Quan Thánh Đế Quân ( Quan Công) được xem là “đệ
nhất Thần” của người Hoa. được thờ trong hầu hết các cơ sở tín ngưỡng. Bởi ở Quan
Cơng người ta thấy rõ nhân cách cao thượng của người quân tử, lòng tự trọng cao cả vì
danh dự cá nhân, tính rộng lượng và thương người, tình thương và lịng chung thủy đối
với người thân và bạn bè, sự chính trực, cơng minh, tinh thần trách nhiệm và hy sinh vì
nghĩa lớn. Nói chung. Quan Công là một chuẩn mực nhân cách và đạo đức của con
người mà người Hoa tự xem như là một mục tiêu định hướng của giáo dục đạo đức
làm người. Những đức tính tốt của Quan Thánh Đe Quân chiếm vị trí quan trọng trong
đời sống tinh thần của người Hoa thể hiện khao khát hướng tới chân thiện mỹ của con
người nói chung và của cộng đồng người Hoa nói riêng.
Người Hoa thờ Thiên Hậu Thánh Mầu ngồi ý nghĩa ghi nhớ công ơn bà phù hộ
trên bước đường bơn ba đầy sóng gió đến nơi an tồn còn “muốn định hướng nhân
cách và giáo dục cho mọi người mà trước nhất là phụ nữ Hoa lòng hiếu thảo với cha
mẹ, đức hạnh với anh em trong gia đình, sẵn sàng xả thân hy sinh vì mọi người, nhân
cách vị tha và tình thương chân thành...”13.

13 Mạc Đường (19991. Xã hội người Hoa ở thcmh nhố Hồ Chỉ Minh sau 1975, Nxb Khoa học
Xã hội, trang 106.


17

Tín neường thờ Bổn Đầu Cơng (Ỏns Bổn) ngồi ý nghĩa như đề cập ở trên còn là
“biểu tượng cho đức tính chịu đựng gian khồ vượt qua nhừns phong ba bão táp... định
hướng nhân cách nhàm rèn luyện tinh thần chịu đựns khó khăn nơi đất khách.
Thiên Hậu Thánh Mầu, Quan Thánh Đế Quân là hai vị thần được th ph bin nht
ôã

trong cỏc c s tớn ngne Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh, góp phần định hướng lối

sống cho cộng đồng. Đó là một trone những nguyên nhân lý giải về sự thành công của

*

cộng đồng neười Hoa tại quê hương thứ hai trên khắp thế giới.
Qua các cơ sở tín ngưỡne của người Hoa chúng ta hiểu được phần nào về “Thế giới
quan'’, “Nhân sinh quan" của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh. Những quan niệm
về thế giới, con người hình thành từ thời cổ đại tại quê hương Trung Quốc vẫn là hành
trang của họ đến quê hương thứ hai. cho thấy sức sống bền bỉ của văn hóa Trung Hoa
cổ đai. Tri thức về vũ trụ, con người đã vượt ra ngoài những học thuyết triết học cao
siêu đi vào tầng lớp bình dân thơng qua kiến trúc, trang trí, thờ tự và tế lễ ở các cơ sở
tín ngưỡng, trong đó rõ nét nhất là hệ thống thờ tự. Qua đó cho thấy chính cơ sở tín
ngưỡng là nơi bảo tồn và phát huy văn hóa của một cộng địng tốt nhất.
Các cơ sở tín ngưỡng khơng chỉ đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của cộng đồng, mà
qua đó con người còn muốn gởi gắm quan niệm về thế giới về con người, trong đó
những chuẩn mực đạo đức thể hiện qua đối tượng thờ tự giúp định hướng cho nhân
cách con người.
Nếu như “thế giới quan’>thể hiện rõ nét trong kiến trúc của cơng trình vì chịu tác
động trực tiếp của mơi trường thì “nhân sinh quan" của người Hoa phần lớn thể hiện
qua hệ thống thờ tự .
1.2

v ề thuật ngữ
1.2.1

Bảo tồn , phát huy, di tích lịch sử văn hóa:
^—
'—-X
Di tích kiến trúc được xem như là một tài sản văn hóa. nó chứa đựng những giá


trị cơ động của một gia đoạn lịch sử nhất định của dân tộc và của những gia đoạn lịch
sử nối tiếp nhau, tài sản đó biếu hiện sự kết tinh qua những giá trị lịctr sử, điêu khắc,
kiến trúc.


18

Trong tiên trình lịch sử, hoạt độne bảo tồn di sản văn hóa xuất hiện ngav từ khi
con người ý thức được eiá trị của di sản văn hóa trong đời sống, đồns thời hiểu được
mối nguy hại do tác động của thiên nhiên và chính con người gây ra. Vì vậy trong vài
thập kỷ ên đây bảo tơn di sản văn hóa trở thành mối quan tâm của nhiều giới khoa
học và là điểm nóns chú ý của xã hội.
Vậy ‘‘bảo tồn” là gì? Theo định nghĩa của Liên minh bảo tồn thiên nhiên thế giới
( IUCN.1991): “Bảo tôn là sự quản lý, sử dụng của con người về sinh quyên nhằm thu
được lợi nhuận bển vững cho thế hệ hiện tại trong khỉ vẫn duv trí tiềm năng để đáp
ứng những vêu câu và nguvện vọng của thế hệ tương lai".
Còn theo Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử -văn hóa. danh lam
thắng cảnh năm 2003, bảo tồn di tích được giải thích là '"những hoạt động nhằm bảo
đảm sự tơn tại lâu dài, ơn định của di tích đê sử dụng và phát huy giá trị của di tích
đó”
Như vậy, bảo tồn là tất cả những nỗ lực hiểu biết về lịch sử hình thành, ý nghĩa
của di sản văn hóa nhàm bảo đảm sự an toàn, phát triển lâu dài về vật chất cho di sản
văn hóa và khi cần đến phải đảm bảo việc giới thiệu, trưng bày, khôi phục và tôn tạo
lại đê khai thác khả năng phục vụ cho hoạt động tiên bộ của xã hội.
Công tác bảo tồn di sản văn hóa có nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm các hoạt
động như14*
■ Bảo tồn nguyên trạng (Authentic conservation);
■ Trùng tu (Restoration);
■ Gia cố (Consolidation);
■ Tái định vị (Anastilose);

■ Phục hồi (Restore);
■ Tái tạo - làm lại (Reconstruction);
■ Qui hoạch bảo tồn (Preservation planning)

14Nguyễn Việt Anh, vắn đề bao tồn và phát huy giá trị di sàn văn hỏa. Nguồn:
lmp:/Avv\ ũ .\ ¡etiems.com


19

Phát huy được hiêu "là những tác động làm cho cái hay, cải đẹp, cải tôt toa tác
dụng và tiếp tục nảy nở từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ cao đến thấp, từ đơn giản
đến phức tạp"15
Nói một cách đơn giản phát huy chính là việc khai thác, sử dụng sản phẩm một
*

cách có hiệu quả. Cơne việc này xuất phát từ nhu cầu thực tế. con người mone muốn
sản phâm của họ tạo ra phải được nhiều người cùng biết đến hoặc đem về những lợi
ích kinh tế. Phát huy eiá trị di sản văn hóa là một hoạt động có tính liên ngành, có tiêu
chí chuns. mục đích là phục vụ cho sự tiến bộ của xã hội. cho việc phát triển du lịch
bền vững và góp phần quan trọng trone việc giáo dục truyền thống u nước, giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc.
1.2.2

Du lịch văn hóa:

“ Là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng
đồng nhàm bảo tồn và phát huy các eiá trị văn hóa truyền thống"16
Thời gian gần đây du lịch văn hóa được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước
đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào

những sản phẩm văn hóa. những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục
tín nsườna... để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ kháp nơi trên thế giới.
Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu. khám phá văn hóa và phong tục tập
qn bản địa, thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ.

15 Nguyễn Việt Anh, vẩn để báo tồn và phát huy giá trị di san văn hỏa. Nguồn:
http://vv\v\v.\ iettcms.com

16Điều 4 - chương 1 - Luật du lịch Việt Nam . Luật số 44/2005/QH11.


×