BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------------
Bộ môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn
kết toàn dân tộc. Liên hệ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
hiện nay.
Giảng viên:
Sinh viên:
Mã sinh viên:
Lớp:
Hà Nội – 2021
1
Mục lục
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn
kết dân tộc.
3
1.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về sức mạnh của nhân dân, của khối đại
đồn kết dân tộc
3
1.2 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh của dân tộc, của
khối đại đoàn kết dân tộc. 3
1.2.1 Truyền thống dân tộc.
3
1.2.2 Giá trị văn hóa phương Đơng và phương Tây 4
1.2.3 Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin.
4
1.2.4 Tổng kết các kinh nghiệm từ những thành công và thất bại của các
phong trào cách mạng ở Việt Nam và thế giới.
5
1.3 Nội dung cơ bản của Hồ Chí Minh về sức mạnh của nhân dân, của đại
đồn kết dân tộc.
5
1.3.1 Đoàn kết là sức mạnh, là thành cơng. 5
1.3.2 Đại đồn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.
6
1.3.3 Đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.
1.3.4 Nền tảng khối đại đoàn kết dân tộc.
6
7
1.3.5 Đại đoàn kết dân tộc trong Mặt trận dân tộc thống nhất.
1.3.6 Vai trò Đảng trong mặt trận đồn kết dân tộc.
2.
7
7
Liên hệ trong cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
8
2.1 Thực trạng và vận sức mạnh dân tộc và đoàn kết dân tộc hiện nay.
8
2.2 Vai trò của sinh viên.
Kết luận.
9
9
Lời nói đầu
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị anh hùng, nhà văn hóa tài ba của dân tộc và nhân
loại. Tư tưởng Người đã trở thành nét đẹp và được kế thừa đến tận ngày nay.
Trong đó phải kể đến tư tưởng về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết
dân tộc là một tư tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt, là chiến lược tập hợp lực
lượng đấu tranh với kẻ thù dân tộc trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của
2
Người, và là một trong những nhân tố quan trọng nhất bảo đảm thắng lợi của cách
mạng Việt Nam . Tư tưởng cho đến tận ngày nay vẫn là tư tưởng đúng đắn, cần
thiết trước những thách thức mới mà đất nước phải đối mặt.
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn
kết dân tộc.
1.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về sức mạnh của nhân dân, của khối
đại đoàn kết dân tộc.
Đoàn kết là một trong các truyền thống quý báu của dân tộc ta đã được hun
đúc trên nền tảng lòng yêu nước nồng nàn của các thế hệ người Việt Nam. Hồ Chí
Minh ln coi nhân dân là nguồn gốc của sức mạnh, Người khẳng định:”Trong
bầu trời khơng gì q bằng nhân dân. Trong thế giới khơng gì mạnh bằng lực
lượng đoàn kết của nhân dân”. Đầu thế kỉ XX, dưới chế độ cai trị hà khắc của
thực dân Pháp khiến dân ta khổ cực , Hồ Chí Minh chỉ ra: “Cách mệnh thì sống,
khơng cách mệnh thì chết...; cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không
phải việc một hai người”.
Hồ Chí Minh hiểu rõ được tầm quan trọng của đoàn kết dân tộc trong cuộc
kháng chiến, Người chỉ rõ nguyên nhân chính dẫn tới thắng lợi của mọi cách
mạng là do tập hợp được nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Điều này đã được
thể hiện khi Hồ Chí Minh nói về thắng lợi của cách mạng tháng 8 : “Nhất là vì lực
lượng của cuộc toàn dân đoàn kết. Tất cả các dân tộc, các giai cấp, các địa
phương, các tôn giáo đều nổi dậy theo lá cờ Việt Minh để tranh lại quyền độc lập
cho Tổ quốc”. Và Người cũng đã từng viết: “Đoàn kết trong Mặt trận Liên Việt,
nhân dân ta đã kháng chiến thắng lợi, lập lại hịa bình ở Đơng Dương, hồn tồn
giải phóng miền Bắc” khi nói về ngun nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Pháp.
1.2 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh của dân tộc,
của khối đại đoàn kết dân tộc.
1.2.1 Truyền thống dân tộc.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, với nhiều kẻ thù
mạnh khi có âm mưu thơn tính nước ta, nhưng chúng ta vẫn đứng vững để đánh
đuổi mọi kẻ thù. Cũng vì vậy mà, tinh thần đoàn kết dân tộc cũng như truyền
thống yêu nước, nhân nghĩa của cộng đồng dân tộc là kinh nghiệm, tư tưởng tập
hợp lực lượng dân tộc để cứu nước, dựng nước của các thế hệ yêu nước. Đối với
mỗi người dân Việt Nam, truyền thống đó đã trở thành tình cảm tự nhiên, là triết
lý nhân sinh, phép ứng xử, tư duy chính trị. Những giá trị sâu sắc, quý giá đó
được thể hiện qua kho tàng văn học dân gian và còn được những vị anh hùng dân
tộc đúc kết, nâng lên thành nâng lên thành kinh nghiệm, thành phép trị nước và
đánh giặc.
3
Hồ Chí Minh sinh ra trong thời kỳ đất nước chịu cảnh xâm lược, đặc biệt là
Nghệ Tĩnh-quê hương của Người lại là vùng quê chịu nhiều đau thương nhưng
vẫn bất khuất, kiên cường. Ở đó, hội tụ và kết tinh đầy đủ, điển hình các truyền
thống u nước, đồn kết, nhân nghĩa của dân tộc. Hơn nữa, Hồ Chí Minh lớn lên
trong gia đình có truyền thống u nước, lại có điều kiện để tìm hiểu và học hỏi từ
các nhà yêu nước và đồng bào địa phương. Do vậy, Người đã tiếp thu được những
giá trị, truyền thống đồn kết, u nước nhân nghĩa. Hồ Chí Minh đã khẳng định:
“Từ xưa để nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy (u nước) lại sơi
nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn (đồn kết), nó lướt qua
mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”
1.2.2 Giá trị văn hóa phương Đơng và phương Tây
Phương Đơng: Sinh trưởng trong gia đình nhà Nho, Hồ Chí Minh sớm đã bị
ảnh hưởng bởi những giá trị văn hóa phương Đơng, đặc biệt là giá trị của Nho
giáo và Phật giáo. Đối với Nho giáo, Hồ Chí Minh đã có sự tiếp thu một cách
chọn lọc các yếu tố tích cực trong tư tưởng đạo đức của Nho giáo và cải biến
thêm để tạo nên các yếu tố xây dựng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Tư tưởng
của Nho giáo về nhân ái, về lý luận yêu thương được ứng dụng trong quá trình
xây dựng chiến lược đoàn kết của Người.
Đối với Phật giáo, có thể thấy mối quan hệ của Phật giáo và tư tưởng của Hồ
Chí Minh có nét gần gũi. Trong các vấn đề của phật giáo, “lục hòa”-là sau phương
pháp cư xử nhằm tạo ra sự hòa hợp từ vật chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc
làm nhằm đạt tới mục đích cao đẹp, liên quan trực tiếp đến tư tưởng đồn kết dân
tộc. Hồ Chí Minh đã tiếp thu hạt nhân và hợp lý trong tư tưởng “lục hịa” để hình
thành nên quy tắc, phương pháp đồn kết dân một cách khoa học.
Phương Tây: Là một con người Phương Đơng, nhưng Người có một thời
gian dài cuộc đời hoạt động gắn với phương Tây. Vì vậy, các giá trị văn hóa
phương hóa phương Tây đã có ảnh hưởng đến q trình xây dựng đường lối cứu
nước nói chung và tư tưởng về sức mạnh dân tộc của khối đại đồn kết dân tộc
nói riêng. Hơn nữa với tinh thần ham học hỏi, Hồ Chí Minh đã tích cực nghiên
cứu tham khảo các chủ thuyết, các tư tưởng của các nhà cách mạng lớn trên thế
giới và khu vực như Tôn Dật Tiên, Mahatma Gandhi,… để tiếp thu một cách chọn
lọc các phần tích cực và bổ sung những khuyết điểm của họ, sáng tạo ra tư tưởng
về đồn kết của mình.
1.2.3 Ngun lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Trong bối cảnh đó, chủ nghĩa Mác-Lênin là học thuyết khoa học tiên tiến của
thời đại, khi đã đứng về phía giai cấp vơ sản, lãnh đạo giai cấp vô sản đứng lên
đấu tranh, xây dựng nên thế giới mới bình đẳng, bác ái. Trong chủ nghĩa MácLênin có nói: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân là người sáng tạo
ra lịch sử, giai cấp vô sản muốn thực hiện được vai trò lãnh đạo cách mạng phải
4
trở thành dân tộc; liên minh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của
cách mạng.
Khi đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã nhận thấy nhiều ưu điểm
của chủ nghĩa Mác-Lênin như đề cập đến sự cần thiết và con đường tập hợp đoàn
kết các lực lượng cách mạng toàn thế giới, lực lượng cách mạng từng nước vào
cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Vì vậy, chính nhờ ngun lý của chủ
nghĩa Mác-Lênin mà Hồ Chí Minh có cơ sở khoa học để đánh giá chính xác
những yếu tố tích cực và những hạn chế của các truyền thống tư tưởng đoàn kết
dân tộc của các nhà yêu nước Việt Nam trước đó cũng như các nhà cách mạng lớn
trên thế giới để từ đó Người có điều kiện xây dựng một chiến lược đại đoàn kết
hoàn chỉnh. Mặt khác, với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác-Lênin dù vơ cùng quan
trọng có thể coi là “kim chỉ nang” nhưng không phải là một giáo điều. Người có
nhiều sáng tạo rất riêng, rất độc đáo, hiệu quả và phù hợp với tình hình đất nước
ta nên khi nhắc đến tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh của nhân dân, của khối
đại đoàn kết dân tộc luôn mang sắc thái riêng.
1.2.4 Tổng kết các kinh nghiệm từ những thành công và thất bại của các
phong trào cách mạng ở Việt Nam và thế giới.
Trước thực tiễn đất nước năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các cuộc chiến
tranh nổ ra liên miên nhưng đều thất bại. Hồ Chí Minh chưa thể giải thích được
nguyên nhân dẫn đến thất bại của các nhà yêu nước đi trước. Do vậy, Người đã ra
đi tìm đường cứu nước. Trong quá trình này, Người đã tìm tịi, nghiên cứu và tổng
hợp lại các kinh nghiệm quý báu từ những thất bại của người đi trước trong cuộc
chiến tranh chống giặc ngoại xâm ở Việt Nam cũng như cuộc đấu tranh khác trên
thế giới, nhất là các nước thuộc địa giống như Việt Nam. Thành công của cuộc
cách mạng tháng 10 Nga, cách mạng Trung Quốc, Ấn Độ đã đem lại cho Hồ Chí
Minh nhiều bài học quý giá, những bài học về tập hợp lực lượng dân tộc, quần
chúng nhân dân để giành và giữ lại chính quyền đã giúp cho Hồ Chí Minh hiểu
được tầm quan trọng của đoàn kết dân tộc, đây cũng chính là cơ sở thực tiễn cần
thiết cho việc hình thành tư tưởng đại đồn kết của Hồ Chí Minh.
1.3 Nội dung cơ bản của Hồ Chí Minh về sức mạnh của nhân dân, của
đại đoàn kết dân tộc.
1.3.1 Đoàn kết là sức mạnh, là thành công.
Trong thời gian hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã cho rằng cuộc đấu
tranh cứu nước của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX thất bại nguyên
nhân sâu xa là do nhân dân ta chưa đoàn kết thành một khối thống nhất. Các cuộc
đấu tranh nổ ra lẻ tẻ, rời rạc. Muốn cách mạng được thành cơng thì thiếu yếu là
cần có lực lượng để thực hiện cách mạng giành lại chủ quyền và lực lượng để xây
dựng chính quyền sau cách mạng gìn giữ chủ quyền. Muốn xây dựng được lực
lượng này cần phải quy tụ các lực lượng cách mạng thành một khối vững chắc,
5
tập hợp mọi người dân Việt Nam cùng nhau thực hiện mục tiêu của dân tộc. Từ đó
mà đồn kết là chiến lược lâu dài, đảm bảo thành công, thắng lợi của cách mạng,
là yếu tố sống còn. Trong từng giai đoạn cách mạng, thời kì phát triển đồn kết
dân tộc lại luôn được Người đặt lên hàng đầu để vượt qua khó khăn, thử thách của
đất nước. Người đã đưa ra nhiều luận điểm để chứng minh về tư tưởng của mình
như “Đồn kết” là điểm mẹ. “Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều
tốt, Tồn dân Việt Nam chỉ có một lịng: Quyết khơng làm nơ lệ.
1.3.2 Đại đồn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết là sợi chỉ đỏ xun suốt có đường lối chủ
trương của đảng ta.” Đồn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”. Trong
thực tiễn của cuộc đấu tranh cứu nước; mục tiêu, nhiệm vụ chung là đánh đuổi
quân thù, giành lại độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân. Để thực hiện mục
tiêu chung này, cần nhiều yếu tố như kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn, thiên
thời địa lợi. Nhưng yếu tố quyết định và hàng đầu là sự đoàn kết dân tộc. Lịch sử
đã chứng minh để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ trên thì khơng thể thực hiện theo
nhóm, theo một vài người riêng lẻ. Vì vậy mà, mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của
cách mạng là xây dựng khối đại đoàn kết sao cho phù hợp với hồn cảnh của cách
mạng Việt Nam. Để có thể thu hút được quần chúng nhân dân phát huy hết sức
mạnh của nhân dân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, trong mọi giai đoạn đấu
tranh Người luôn xây dựng đường lối chiến lược phù hợp đáp ứng nguyện vọng
của đại đa số nhân dân.
Không chỉ là mục tiêu hàng đầu của cách mạng, nó cịn là mục tiêu, mục
đích nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Bởi vì, nó chỉ có được khi nó lại địi hỏi
khách quan của bản thân quần chúng nhân dân. Chỉ khi mỗi người dân đều ý thức
muốn giải phóng dân tộc, hồn thành cách mạng, mỗi người tự giác mang một
phần sức lực của mình, đồng lịng thì khối đại đồn kết dân tộc mới trở thành hiện
thực.
1.3.3 Đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.
Nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh vừa là một tập hợp đơng đảo quần
chúng, vừa là mỗi con người Việt Nam cụ thể, cả hai đều là chủ thể của đại đoàn
kết dân tộc. Đó là “Mọi con dân nước Việt”, “Mỗi một con Rồng cháu Tiên”,
không phân biệt dân tộc; tôn giáo; tín ngưỡng; già, trẻ; gái trai; giàu nghèo, miễn
là người Việt Nam là một phần quan trọng của khối đại đoàn kết.
Đại đoàn kết dân tộc là đoàn kết các cá nhân, tập thể, giai cấp hay các chính
đảng cùng đấu tranh. Người nói : “Ta đồn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc
lập của Tổ quốc; ta cịn phải đồn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có
sức, có lịng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đồn kết với họ”. Hơn
nữa, để xây dựng khối đại đoàn kết biết kế thừa truyền thống yêu nước-nhân
nghĩa-đoàn kết của dân tộc. Tức là phải biết khoan dung, tha thứ cho các lỗi lầm,
6
khuyết điểm của người khác đặt mục tiêu chung lên trên hiềm khích cá nhân, phát
huy các điểm mạnh của từng cá nhân, khắc phục các thiếu sót. Người từng viết :
Cần xóa bỏ hết thành kiến, cần phải đồn kết với nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
để phục vụ nhân dân, hơn nữa phải biết tạo điều kiện cho những người có khuyết
điểm nhưng biết hối cải hướng thiện để họ có thể thể hiện được vai trị của mình
trong việc xây dựng khối đại đồn kết dân tộc.
Như vậy, lực lượng chính của cách mạng chính là khối đại đoàn kết dân tộc
và lực lượng quan trọng của khối đại đồn kết dân tộc khơng phải lực lượng nào
xa lạ mà chính là quần chúng nhân dân, là chủ thể chính để xây dựng khối đại
đồn kết dân tộc. Chính khao khát nền độc lập tổ quốc, tự do nhân dân và hạnh
phúc của mỗi người đã quy tụ mọi người lại với nhau.
1.3.4 Nền tảng khối đại đoàn kết dân tộc.
Khối đại đoàn kết dân tộc được xây dựng trên lực lượng chính là tất cả mọi
thành phần trong xã hội. Tuy nhiên, khối đại đoàn kết cần có nền tảng là chỗ dựa
vững chắc cho sự phát triển của khối đại đoàn kết. Người cho rằng, nền tảng của
khối đại đoàn kết là liên minh công-nông-tri thức. Đặc biệt là giai cấp công nhân,
nông dân chiếm số lượng lớn trong nhân dân, bị áp bức nặng nề nên có tính tinh
thần cách mạng triệt để nhất. Lực lượng này như cái nền của nhà, như gốc của
cây. Chỉ khi nào nền, gốc vững chắc thì thì khối đại đồn kết mới vững chắc để
đấu tranh chống kẻ thù và thu hút quy tụ thêm nhiều lực lượng khác.
1.3.5 Đại đoàn kết dân tộc trong Mặt trận dân tộc thống nhất.
Hồ Chí Minh cho rằng, đồn kết dân tộc không chỉ là chiến lược, kế hoạch
cần đưa vào hành động một cách tích cực, xây dựng trên thực tế. Tập hợp được
tồn dân có trăm triệu người thì cũng chỉ là một con số đơng nếu như lực lượng
này không được hướng dẫn, hành động theo một mục tiêu cụ thể. Vì vậy cần phải
biến đồn kết dân tộc thành sức mạnh vật chất, lực lượng vật chất có tổ chức. Hơn
nữa, đồn kết dân tộc ở đây khơng phải là đồn kết một cách lỏng lẻo, tự phát mà
cần phải tuân theo đường lối chính sách, mục tiêu rõ ràng, cụ thể. Minh chứng
cho điều này ở thất bại của cuộc đấu tranh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Từ sự
cần thiết của thời đại, tổ chức thể hiện sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc
được ra đời là mặt trận dân tộc thống nhất quy tụ các tổ chức cá nhân yêu nước
phấn đấu vì sự nghiệp cách mạng chung. Thông qua mặt trận thống nhất mỗi cá
nhân đều được phát huy điểm mạnh cống hiến cơng sức của mình cho tổ quốc.
Người đưa ra nguyên tắc hoạt động cho mặt trận đại đoàn kết dân tộc:
Được xây dựng trên nền tảng liên minh công nhân - nông dân – trí
thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
7
Xây dựng theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, trên cơ sở thống nhất
lợi ích tối cao của dân tộc với lợi ích của các tầng lớp nhân dân để củng cố và
không ngừng mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.
Đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp
đỡ nhau cùng tiến bộ.
1.3.6 Vai trị Đảng trong mặt trận đồn kết dân tộc.
Trong tổ chức này, Đảng là thành viên, là lực lượng lãnh đạo tổ chức. Với tư
cách là một thành viên của mặt trận đoàn kết dân tộc, Đảng trước hết thể hiện
mình là thành viên tích cực nhất, trung thành, tuân theo nguyên tắc quy chế của tổ
chức phải biết làm gương cho nhân dân,… Với tư cách là lực lượng lãnh đạo,
trong mỗi giai đoạn cách mạng đều gặp phải những khó khăn thử thách, tùy từng
giai đoạn mà đảng cần đưa ra các đường lối chính sách cụ thể đúng đắn, nêu cao
phương pháp giáo dục thuyết phục.
2. Liên hệ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
2.1 Thực trạng và vận sức mạnh dân tộc và đoàn kết dân tộc hiện nay.
Ngày nay, chiến tranh đã đi qua, đất nước bước vào thời kỳ mới là thời kỳ
hội nhập quốc tế, nhiệm vụ bây giờ không phải là đánh đuổi kẻ thù mà là xây
dựng phát triển đất nước do đó đặt ra thách thức mới cho dân tộc ta. Đó là phát
triển kinh tế, văn hóa, chính trị, khắc phục tụt hậu của đất nước do chiến tranh gây
ra về khoa học kỹ thuật và công nghệ để theo kịp với thời đại và các quốc gia trên
thế giới, đồng thời xây dựng xã hội Việt Nam hịa bình, dân chủ, văn minh và
công bằng, đảm bảo được cuộc sống thiết yếu cho toàn thể nhân dân, xây dựng
đất nước Việt Nam giàu mạnh sánh vai với các cường quốc năm châu như chủ
tịch Hồ Chí Minh mong đợi . Đây chính là nhiệm vụ hàng đầu hiện nay của đất
nước ta hiện nay. Tất cả vấn đề trên đều là vấn đề khó khăn của cả dân tộc nó
khơng phải chỉ một, hai người có thể giải quyết mà cần ứng dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về đồn kết dân tộc cùng tập hợp nhân dân hợp lực giải quyết các khó khăn
này tích cực hơn nữa phát huy sức mạnh to lớn của toàn dân tộc trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam.
Với xu hướng mở cửa hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam khơng
thể ngồi ngồi cuộc. Khi mà đối tượng, đối tác hợp tác của đất nước ta đã mở
rộng rất nhiều, thì việc vận dụng sáng tạo và phát huy tư tưởng đại đồn kết của
Chủ tịch Hồ Chí Minh càng cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong quá trình hợp tác,
hội nhập phải luôn tỉnh táo, sáng suốt, không vì lợi ích trước mắt, hay lợi ích kinh
tế mà bỏ qua lợi ích lâu dài của quốc gia, dân tộc; phải đảm bảo độc lập chủ
quyền, không xâm phạm về lãnh thổ, kinh tế, chính trị, nội trị của nhau, ln ln
giương cao ngọn cờ hịa bình, độc lập, hợp tác và phát triển mãi mãi là cẩm nang
trong việc thực thi chính sách đồn kết, hợp tác của Đảng và Nhà nước ta.
8
Trong tình hình dịch bệnh Covid: Đại dịch Covid vẫn đang vơ cùng căng
thẳng khó lường, thiệt hại do Covid gây ra là rất lớn cả sức khỏe của con người
và kinh tế thế giới. Mặc dù được nhận định là nước chịu ảnh hưởng lớn từ Covid
do giáp với Trung Quốc và kinh tế, y tế chưa phát triển mạnh; vậy mà cho đến nay
Việt Nam có thể tự hào trước tồn thế giới về cơng tác phịng chống dịch. Nhờ sự
huy động kịp thời, sự vào cuộc quyết liệt, khơng một phút chần chừ của cả hệ
thống chính trị, sự đồng lòng, đồng thuận, chung sức của nhân dân, việc thực hiện
cơng tác phịng, chống dịch bệnh đã diễn ra ở quy mơ chưa có tiền lệ và đạt được
những kết quả thắng lợi bước đầu. Chiến thắng bước đầu này là chiến thắng của
cả một quốc gia đoàn kết...
Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Đảng, Chính phủ Việt Nam đã
sớm kêu gọi nhân dân quyết liệt, đồn kết một lịng, tạo nên sức mạnh tập thể,
cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh. Mỗi khi có địa phương có trường hợp nhiễm Covid
thì cả nước lại đồng lịng hướng về địa phương đó, ủng hộ về mặt tinh thần và vật
chất. Mỗi người dân đều cố gắng đóng góp cơng sức của mình, người có tiền góp
tiền, người có của góp của, người có sức góp sức, … Với truyền thống đoàn kết,
tương thân, tương ái của dân tộc, nhiều tổ chức, cá nhân đã tự nguyện vận động,
ủng hộ một số địa phương, cơ sở, cá nhân và những trường hợp phải cách ly, điều
trị. Nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước,
đồng bào ta ở nước ngoài đã tích cực tham gia ủng hộ phịng, chống dịch Covid.
Trong khó khăn, thử thách, những phẩm chất tốt đẹp của người Việt càng tỏa
sáng, nhiều câu chuyện sâu sắc và ý nghĩa về tinh thần đoàn kết đã được lan tỏa
như nấu cơm tình nguyện cho bệnh nhân, nhân viên y tế trong khu cách ly, giải
cứu nông sản không xuất khẩu do dịch bệnh, lao vào vùng dịch để phòng chống
dịch,… Còn biết bao hành động nhỏ mang ý nghĩa lớn của những cá nhân, tập thể
đã trở thành biểu tượng sinh động cho tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái
đang lan tỏa rộng khắp trong toàn xã hội; là nhân tố quan trọng, góp phần vào
thắng lợi chung của cả nước trong “cuộc chiến” chống đại dịch Covid.
2.2 Vai trị của sinh viên.
Đồn kết dân tộc là sự nghiệp chung của cả dân tộc, với vai trò là chủ nhân
tương lai của đất nước thì điều này càng quan trọng hơn với sinh viên Việt Nam.
Mỗi sinh viên đều phải thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc, chung tay góp phần
nhỏ sức lực của mình vào sự nghiệp dân tộc, tích cực học tập, tham gia các hoạt
động tập thể, tình nguyện giúp đỡ những hồn cảnh khó khăn, … Một thực trạng
đáng buồn, khi mạng xã hội phát triển thì lối sống cá nhân của sinh viên ngày
càng trở nên phổ biến, nhiều sinh viên sống thu mình, khơng hịa nhập với cộng
đồng, tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên
quyền, họ xa rời quần chúng, xa rời thực tế từ đó dẫn đến lối sống ích kỷ, vơ cảm,
khơng có tinh thần cố gắng vươn lên, khơng chịu học tập để tiến bộ. Nghiêm trọng
9
hơn sau này, dễ trở nên ngại gian khổ, khó khăn, tham danh trục lợi, thích địa vị
quyền hành. Đây là vấn nạn cần lên án hiện nay.
Kết luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh nhân dân và đại đoàn kết toàn
dân là một trong các tư tưởng đặc sắc, có giá trị lý luận và thực tiễn hết sức quan
trọng, được ứng dụng trong xuất quá trình đấu tranh bảo vệ đất nước và phát triển
đất nước ngày nay. Mỗi một sinh viên cần có nghĩa vụ bảo vệ giá trị đạo đức này,
lên án mọi hành vi xun tạc về đồn kết, có nghĩa kế vụ thừa, phát huy hơn nữa tư
tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh – Bộ giáo dục và đào tạo Hà Nội
2018 (Tr 94 – Tr 101)
2. Chiến lược đại đoàn Hồ Chí Minh – PGS Phùng Hữu Phú (chủ biên).
(Tr 15 – Tr 38) .
3. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
4. Báo nhân dân – Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc
5. Cổng TT-ĐT Bắc Kạn – Quan điểm chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn
kết dân tộc.
10