Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH TẠI TRUNG TÂM CẤP CỨU THÚ Y ANU – 911, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢPHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓ DO MYCOPLASMA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 54 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA THÚ Y
-------  -------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH TẠI TRUNG TÂM
CẤP CỨU THÚ Y ANU – 911, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐƯỜNG HƠ HẤP
Ở CHĨ DO MYCOPLASMA

BÙI THỊ TUYẾT MAI
LỚP : K58 - TYG

HÀ NỘI - 2017


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA THÚ Y
-------  -------

BÁO CÁO TĨM TẮT
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH TẠI TRUNG TÂM
CẤP CỨU THÚ Y ANU – 911, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP
Ở CHÓ DO MYCOPLASMA


Người thực hiện

: BÙI THỊ TUYẾT MAI

Lớp

: K58 – TYG

Mã SV

: 585692

Người hướng dẫn

: TS. HOÀNG MINH SƠN

Bộ môn

: GIẢI PHẪU – TỔ CHỨC

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực
của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các
q thầy giáo, cơ giáo, sự động viên khích lệ của gia đình, người thân và bạn bè.
Nhân dịp hồn thành khóa luận tốt nghiệp, cho phép tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến Ban giám hiệu nhà trường, khoa Thú y, quý thầy, cô giáo Bộ
môn Giải phẫu tổ chức, trực tiếp hướng dẫn là thầy Hồng Minh Sơn giảng viên

bộ mơn Giải phẫu tổ chức đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q
trình học tập cũng như đi đến báo cáo khóa luận tốt nghiệp.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Bs. Lê Việt Cường – giám đốc Trung tâm
cấp cứu Thú y ANU - 911 cùng tồn thể đội ngũ y bác sỹ của phịng khám đã tận
tình giúp đỡ cũng như tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật để tơi có thể hoàn
thành đề tài được giao.
Nhân dịp này, xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người
thân, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần, giúp
đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn trong suốt q trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng, xin cảm ơn sâu sắc đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện
giúp tơi hồn thành chương trình học tập.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Sinh viên

Bùi Thị Tuyết Mai

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................i
MỤC LỤC.............................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.......................................................................................vi

DANH MỤC HÌNH............................................................................................vii
PHẦN I: MỞ ĐẦU ..............................................................................................1
1.1.

Đặt vấn đề...................................................................................................1

1.2.

Mục đích....................................................................................................2

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................3
2.1.

Một số tư liệu về lồi chó............................................................................3

2.1.1. Nguồn gốc lồi chó.....................................................................................3
2.1.2. Một số giống chó chính trên thế giới..........................................................3
2.1.3. Một số giống chó ni ở Việt Nam.............................................................4
2.2.

Một số đặc điểm sinh lý của chó.................................................................9

2.2.1. Thân nhiệt (ºC)............................................................................................9
2.2.2. Tần số hô hấp (số lần thở/phút).................................................................10
2.2.3. Tần số tim mạch (lần/phút).......................................................................11
2.3.

Cấu tạo và chức năng hệ hô hấp của chó..................................................12

2.3.1. Mũi............................................................................................................13

2.3.2. Yết hầu......................................................................................................13
2.3.3. Thanh quản................................................................................................13
2.3.4. Khí quản....................................................................................................13
2.3.5. Phế quản....................................................................................................13
2.3.6. Phổi...........................................................................................................14
2.4.

Một số bệnh thường gặp trên chó..............................................................15

ii


2.4.1. Bệnh do giun đũa......................................................................................15
2.4.2. Bệnh do sán dây........................................................................................16
2.4.3. Bệnh Care..................................................................................................18
2.4.4. Bệnh viêm gan truyền nhiễm ở chó..........................................................20
2.5.

Một số bệnh ở đường hô hấp.....................................................................21

2.5.1. Bệnh viêm phổi.........................................................................................22
2.5.2. Bệnh viêm phế quản..................................................................................23
2.6.

Vi khuẩn Mycoplasma...............................................................................25

2.6.1. Đặc điểm...................................................................................................25
2.6.2. Chẩn đoán lâm sàng..................................................................................25
2.6.3. Điều trị......................................................................................................26
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU.......................................................................................27
3.1.

Đối tượng nghiên cứu...............................................................................27

3.2.

Nội dung nghiên cứu.................................................................................27

3.3.

Phương pháp nghiên cứu...........................................................................27

3.3.1. Quan sát tổng thể.......................................................................................27
3.3.2. Phương pháp chẩn đoán lâm sàng.............................................................27
3.3.3. Phương pháp điều tra cắt ngang................................................................28
3.3.4. Phương pháp phân tích số liệu..................................................................29
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................30
4.1.

Vài nét về Trung tâm cấp cứu thú y ANU - 911.......................................30

4.2.

Tình hình dịch bệnh tại trung tâm cấp cứu thú y ANU.............................33

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc các bệnh đường hô hấp ở chó tại
trung tâm cấp cứu......................................................................................35


4.3.1. Độ tuổi ảnh hưởng tới tỷ lệ mắc các bệnh đường hô hấp trên chó...........35
4.3.2. Tính biệt ảnh hưởng tới tỷ lệ mắc bệnh đường hơ hấp trên chó...............37

iii


4.3.3. Giống chó có ảnh hưởng tới tỷ lệ mắc bệnh đường hơ hấp trên chó........38
4.3.4. Chủng ngừa vaccine có ảnh hưởng tới tỷ lệ mắc các bệnh đường hô
hấp ở chó...................................................................................................38
4.3.5. Cấu trúc giải phẫu có ảnh hưởng tới tỷ lệ mắc bệnh đường hơ hấp ở chó.
...................................................................................................................39
4.4.

Tỷ lệ chó nhiễm Mycoplasma...................................................................40

4.5.

Đánh giá hiệu quả phác đồ điều trị bệnh đường hơ hấp do
Mycoplasma ở chó....................................................................................40

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................42
5.1.

Kết luận.....................................................................................................42

5.2.

Kiến nghị...................................................................................................42


TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................43

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Hai phác đồ điều trị chó nhiễm Mycoplasma...............................26

Bảng 4.1.

Quy trình phịng bệnh cho chó.....................................................31

Bảng 4.2.

Quy trình phịng bệnh cho mèo....................................................32

Bảng 4.3.

Kết quả điều tra tình hình dịch bệnh tại Trung tâm cấp cứu
Thú y ANU - 911 (từ 20/8/2017 - 30/11/2017)............................33

Bảng 4.4.

Tỷ lệ mắc bệnh trên từng lồi động vật theo nhóm bệnh.............34

Bảng 4.5.

Tỷ lệ chó mắc bệnh đường hơ hấp theo nhóm tuổi......................36


Bảng 4.6.

Tỷ lệ mắc bệnh đường hơ hấp trên chó theo tính biệt..................37

Bảng 4.7.

Tỷ lệ mắc bệnh đường hơ hấp theo giống chó.............................38

Bảng 4.8.

Tỷ lệ tiêm phịng vaccine trên chó...............................................39

Bảng 4.9.

Tỷ lệ mắc bệnh đường hơ hấp ở chó theo cấu trúc giải phẫu
......................................................................................................39

Bảng 4.10.

So sánh tỷ lệ khỏi bệnh của 2 phác đồ.........................................40

v


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ (%) số ca bệnh trên từng loài động vật..............................33
Biểu đồ 4.2. Biểu đồ tỷ lệ mắc bệnh trên từng loài động vật...........................35
Biểu đồ 4.3. Biểu đồ tỷ lệ chó mắc bệnh đường hơ hấp theo nhóm tuổi..........36
Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ mắc bệnh đường hơ hấp trên chó theo tính biệt..................37

Biểu đồ 4.5. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp theo giống chó.............................38
Biểu đồ 4.6. Tỷ lệ chó nhiễm Mycoplasma......................................................40
Biểu đồ 4.7. So sánh tỷ lệ khỏi bệnh của 2 phác đồ.........................................41

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.

Các thành phần của hệ thống hơ hấp ở chó....................................12

Hình 2.2.

Phế nang..........................................................................................14

Hình 3.1.

Vùng nghe phổi bên phải................................................................28

Hình 3.2.

Vùng nghe phổi bên trái..................................................................28

vii


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Chó là lồi động vật gần gũi, thân thiện, giàu tình cảm và rất trung thành
nên chó ln là người bạn đồng hành thân thiết của con người. Với bản năng
nhanh nhẹn, mắt tinh, tai thính, khứu giác phát triển, tầm vóc lớn nhỏ thích hợp,
khơn ngoan, dũng cảm…. Chó được con người sử dụng vào nhiều công việc
thuộc các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Chúng có thể thực hiện từ những
cơng việc bình thường nhưng coi nhà, chăn dắt gia súc, kéo xe, làm cảnh… đến
những cơng việc phức tạp, khó khăn, nguy hiểm trong các lĩnh vực như an ninh
quốc phòng, y học, thể thao.v.v.
Thành phố Hà Nội là nơi đông dân cư, nhu cầu ni chó cảnh ngày càng
tăng cả về số lượng và chủng loại. Nhiều giống chó quý được du nhập vào Việt
Nam. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển về số lượng và đa dạng các giống chó là
những khó khăn trong việc quản lí chăm sóc và kiểm sốt dịch bệnh. Hơn nữa,
những chú chó cịn được coi như là thành viên trong gia đình mà chăm sóc, yêu
thương; việc chăm sóc sức khỏe chó cũng được chủ để ý, quan tâm nhiều hơn.
Hiện nay, tình hình dịch bệnh trên chó càng diễn biến phức tạp, đặc biệt
dịp thu đông này, thời tiết thay đổi thất thường, lại thêm khơng khí lạnh và ẩm
nên chó mắc bệnh đường hô hấp tăng đột biến, diễn biến phức tạp, dai dẳng làm
ảnh hưởng đến sự phát triển của chó con gây thiệt hại cho người ni thú cảnh.
Trên cơ sở đó tơi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Khảo sát tình hình bệnh tại trung tâm cấp cứu thú y ANU – 911, đánh
giá hiệu quả phác đồ điều trị bệnh đường hơ hấp ở chó do Mycoplasma”

1


1.2. Mục đích
- Khảo sát tình hình dịch bệnh trên các con chó đang được điều trị tại
Trung tâm cấp cứu Thú y ANU - 911.
- Nắm được tình hình dịch tễ, tình hình phịng bệnh bằng vaccine và trên
cơ sở đó có biện pháp phịng trừ hiệu quả.

- Đánh giá hiệu quả phác đồ điều trị bệnh đường hô hấp do Mycoplasma ở
chó bằng các phương pháp chẩn đốn lâm sàng.

2


PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số tư liệu về lồi chó
Xuất phát từ nhu cầu và thị hiếu của người ni chó cảnh mà có rất nhiều
giống chó được lai tạo hoặc du nhập vào Việt Nam. Mỗi một giống chó có
những đặc điểm khác nhau về hình dạng bên ngồi, màu sắc lơng...
2.1.1. Nguồn gốc lồi chó
Dựa trên những thành tựu nghiên cứu về cổ sinh vật học và di truyền học,
các nhà khoa học đã xác định được tổ tiên của lồi chó nhà hiện nay là một số
lồi chó sói sống hoang dã ở các vùng sinh thái khác nhau trên thế giới. Cách
đây khoảng 15.000 năm con người đã thuần hố với mục đích phục vụ cho việc
săn bắt, sau đó là giữ nhà và là bạn với con người.
Trung tâm thuần hố chó cổ nhất có lẽ là vùng Đơng Nam Á, sau đó được
du nhập vào Châu Úc, lan ra khắp Phương Đông và đến Châu Mỹ.
Ở Việt Nam, theo các nhà khảo cổ học, chó được ni từ trung kỳ đồ đá
mới, khoảng 3000 - 4000 năm trước công nguyên (cách đây 5 - 6 nghìn năm).
Tập hợp những giống chó nhà được ni hiên nay trên thế giới có khoảng 400
giống, được gọi chung là lồi chó nhà (Canis familiaris), thuộc họ chó
(Canidae), bộ ăn thịt (Carnivora), lớp động vật có vú (Mammilia) (Phạm Sỹ
Lăng và Phan Địch Lân, 1992).
2.1.2. Một số giống chó chính trên thế giới
Bắt đầu từ hàng trăm năm về trước, những nhà nhân giống đã cho phối
những con chó đực và những con chó cái có những đặc điểm, chất lượng tốt.
Với mục đích của họ là muốn những chú chó con có những đặc điểm giống bố

mẹ chúng.

3


Những con chó dùng để phát triển những đặc điểm này gọi là chó giống.
Có khoảng 150 giống chó và chia thành 6 nhóm: chó thơng minh, chó làm việc,
chó thể thao, chó săn, chó chăn giữ gia súc, chó cảnh.
Những chú chó thơng minh có bộ lơng cứng và mỏng. Những con chó này
được nhân giống để săn bắt cáo và thỏ.
Chó làm việc có thân hình rất khoẻ mạnh và rất nghe lời. Giống chó này
được nhân giống để kéo xe trượt tuyết đại diện gồm: chó Boxer, Dorberman
Pinscher, Rottwailer.
Chó thể thao như Pointers và Golden Retriever chúng được nhân giống để
tha những con vịt và những chim hoang dã mà thợ săn bắt được.
Giống chó săn có khứu giác rất tốt, chúng giúp thợ săn lần ra được dấu vết
của thỏ và những loài động vật nhỏ bé khác.
Giống chó chăn giữ gia súc được nhân giống để trơng giữ những vật ni
trong các nơng trại.
Giống chó cảnh có thân hình đẹp và nhỏ nhắn, chúng được nhân giống để
làm người bạn đối với con người, đại diện của nhóm chó này gồm: giống chó
Chihuahua, Japanese, Pekingese, Boston Terrier....
2.1.3. Một số giống chó ni ở Việt Nam
Chó Phú Quốc
Chó Phú Quốc là một loại chó riêng của đảo Phú Quốc, Việt Nam. Nó có
đặc trưng giống lồi và đặc điểm để phân biệt là các xốy lơng khá kỳ lạ chạy ở
trên sống lưng và chân có màng như chân vịt. Lồi chó này có chiều cao trung
bình khoảng 55cm, nặng khoảng 18kg, đầu dài, mũi đen, lỗ mũi hơi rộng, mắt
màu hung, tai dựng đứng, eo thon, màu lông thường thấy là vàng lửa (lông ở dải
lưng mọc ngược sậm màu hơn). Chúng có khả năng đi săn rất tốt. Chó Phú Quốc

có thể săn được thú lớn hơn chúng rất nhiều như nai, thậm chí là các loài thú
hung tợn như lợn rừng và rắn độc. Nhiều con chó Phú Quốc đã liều mình cứu

4


chủ thoát khỏi rắn độc cắn. Ngày nay người ta sử dụng chúng vào việc săn bắn,
trông nhà, canh gác và báo động (Nguyễn Văn Thanh và cs, 2012).
Chó Vàng
Chó Vàng là giống chó ni phổ biến nhất, được người dân đem về ni
dưỡng và thuần hóa cách đây khoảng 3000 - 4000 năm trước Cơng Ngun. Chó
có tầm vóc trung bình, cao 50 - 55cm, nặng 12 - 15kg, chó cái nhỏ hơn chó đực.
Đây là giống chó nhanh nhẹn, hoạt bát, có sự thích ứng tốt với điều kiện ngoại
cảnh, ít bị ốm, dễ ăn uống và bơi lội giỏi nên thường được ni với mục đích
giữ nhà, săn thú.
Chó phối giống được ở độ tuổi 15 - 18 tháng. Chó cái sinh sản được ở độ
tuổi 12 - 14 tháng. Mỗi lứa chó cái đẻ 4 - 7 con, trung bình 5 con.
Chó H’Mơng
Giống chó của người H’Mơng cộc. Đây là giống chó gắn liền với lịch sử
phát triển của người H’Mơng. Chó thích nghi tốt với cuộc sống ở miền núi cao.
Chúng có tầm vóc lớn hơn chó vàng, cao 55 - 60 cm, nặng 18 - 20 kg, có màu
lơng đen và đặc biệt là đi cộc từ khi sinh. Chó đực thành thục sinh dục khi 14
- 18 tháng tuổi, chó cái sinh sản khi 12 - 15 tháng tuổi, chó cái mỗi lứa đẻ từ 5 8 con, trung bình là 6 con. Giống chó này thường được sử dụng để giữ nhà và
săn thú (Nguyễn Văn Thanh và cs, 2012).
Chó Lào
Thường thấy ở trung du và miền núi, lông xồm màu hung có 2 vệt trắng
trên mí mắt, có tầm vóc lớn hơn. Cao 60 - 65 cm, nặng 18 - 25 kg. Chó đực có
thể phối giống ở độ tuổi 16 - 18 tháng. Chó cái sinh sản ở độ tuổi 13 - 15 tháng.
Mỗi lứa đẻ 5 - 8 con, trung bình 6 con (Lê Văn Thọ, 1997).
Chó Poodle

Những q cơ xinh xắn, u kiều trong họ nhà chó. Đây là một giống chó

5


cỡ vừa. Ngoại hình xinh xắn. Bộ lơng khá xoăn, màu sắc lông bao gồm đen,
xanh, bạc, xám, kem, mai, đỏ, trắng, nâu, hay màu cafe sữa.
Toy Poodle khá là thông minh, chúng đáp ứng rất tốt các yêu cầu của con
người, chúng được cho là một trong những giống chó dễ huấn luyện nhất, chúng
vui vẻ và năng động, thích được chơi với mọi người. Hiện nay giống chó này
được ưa chuộng ni làm cảnh ở nước ta.
Chó Chihuahua
Đây là giống chó lâu đời nhất ở Châu Mỹ và là giống chó có thân hình nhỏ
nhất trong mọi lồi chó trên thế giới. Tên của giống chó này được lấy tên từ tên
của bang Chihuahua của Mexico, nơi mà các nhà thám hiểm đã tìm ra chúng. Ở
nước ta, cịn gọi là “chó bỏ túi” vì nó có tầm vóc rất nhỏ. Chiều cao khoảng 15 23 cm, cân nặng từ 1 - 3 kg, người ta có thể cho vào túi mang đi du lịch.
Chihuahua là giống chó nhỏ có đầu trịn và mõm ngắn. Nó có đơi mắt to,
trịn, mầu sẫm gần như đen, đơi khi là mầu đỏ ruby sẫm. Đôi tai đặc biệt to luôn
giữ vểnh. Thân hình chắc chắn, dài hơn so với chiều cao, đi uốn cong trên
lưng hoặc vắt sang một bên.
Chó đực có thể phối giống khi 14 tháng tuổi, chó cái có thể sinh sản được
khi được 9 - 10 tháng tuổi, mỗi lứa đẻ 3 - 6 con.
Chó Fox
Chó Fox có nguồn gốc từ Pháp và đã du nhập vào nước ta đã lâu, Fox là
giống chó nhỏ con tầm khoảng từ 1,5 kg - 2,5 kg ngoại hình nó nhìn như một
con hươu thu nhỏ, ngoại hình như con cheo, nhưng không được mảnh mai nhỏ
nhắn bằng. Đầu nhỏ, tai to mà vểnh, sống mũi hơi gãy, mõm nhỏ mà dài. Ngực
chó Fox nở nang, bụng thon, bốn chân mảnh và cao nên chó chạy rất nhanh. Bộ
lơng chó Fox ngắn, có con lơng sát như lơng bị. Chó Fox có nhiều màu gồm
màu vàng bị, đen bốn chân vàng ... đơi chỗ có vá nâu hay vàng, có khi màu đen

đặc biệt, phần mặt bao giờ cũng có vá hai bên, giữa sống mũi kéo dài lên đỉnh
đầu là lằn đen hoặc trắng.

6


Chó Fox có khả năng săn bắt những lồi thú nhỏ. Vì vậy, nếu được huấn
luyện ở trường lớp đàng hồng thì nó có thể trở thành giống chó săn thực thụ.
Chó Fox giữ nhà rất giỏi, tiếng sủa lớn và dai, dám lăn xả vào kẻ thù mà cắn xé.
Đối với chủ ni, Fox rất trung tín, mến chủ, gặp là mừng rỡ quấn quýt bên chân
rất dễ thương.
Chó Bắc Kinh (Pekingese)
Giống chó Bắc Kinh tương đối nhỏ có trọng lượng trung bình ở chó cái là
2,66 kg, ở chó đực là 3,58 kg, đầu rộng, khoảng cách giữa hai mắt lớn, mũi ngắn
tẹt, trên mõm có nhiều nếp nhăn, mặt gẫy, mắt tròn lồi đen tuyền và long lanh. Tai
hình quả tim cụp xuống hai bên, cổ ngắn và dầy, có một cái bờm nhiều lơng dài và
thẳng. Bắc Kinh có bộ lơng màu luy pha nhiều lơng màu sẫm ở mặt lưng, hông và
đuôi, đuôi gập dọc theo sống lưng kiểu đi sóc.
Chó Pug
Có nguồn gốc từ châu Á khoảng 400 trước Công Nguyên. Tuy vậy, hiện nay
nguồn gốc của Pug vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Một số chuyên gia cho rằng Pug có
nguồn gốc từ vùng Viễn Đông, được du nhập bởi các nhà lái bn Hà Lan. Họ
cũng cho rằng có thể đây là một nhánh của giống chó Bắc Kinh lơng ngắn. Tuy
vậy, có ý kiến khác cho rằng Pug là kết quả của việc lai tạo giống chó Bulldog bé.
Chó chuẩn có hình dáng giống quả lê, phần vai rộng hơn phần hơng. Bộ
lơng ngắn, mềm mại, dễ chải có màu nâu, trắng, vện và trộn lẫn giữa chúng. Da
chúng mềm mại, tạo cảm giác dễ chịu khi vuốt ve. Chúng có đơi mắt trịn lồi
màu sẫm và hàm dưới hơi trề ra rất ngộ. Đi thẳng hoặc xoắn. Chó Pug được
ni rộng rãi ở nhiều nước để làm cảnh vì tầm góc nhỏ, ngộ nghĩnh, lại rất thơng
minh hiền lành, yêu mến trẻ em.

Chó Becgie (German Shepherd dog)
German Shepherd là giống chó có nguồn gốc từ Đức, được phát hiện đầu
tiên ở Berlin (năm 1989) là giống Becgie lông ngắn và tại Hanover (năm 1882)
là giống Bergie lông dài (Nguyễn Văn Thanh, 2012).

7


Ngoại hình có tầm vóc tương đối lớn so với các giống chó ở nước ta, dài
110 - 112 cm; cao 56 - 65 cm đối với chó đực và 62 - 66 cm đối với chó cái;
trọng lượng 28 - 37 kg. Qua q trình thích nghi với từng mơi trường thuần hố
mà độ dài lơng cũng như màu sắc lông thay đổi: nâu đen, đen vàng, đen xám,
đen sẫm ở mõm, đầu, ngực và bốn chân có màu vàng sẫm. Đầu hình nêm, mũi
phân thùy, tai dỏng hướng về phía trước, mắt đen, răng to, khớp răng cắn khít.
Chó đực có thể phối giống khi 24 tháng. Chó cái có thể sinh sản khi 18 - 20
tháng. Mỗi năm chó cái đẻ 2 lứa, mỗi lứa 4 - 8 con.
Giống chó này rất thơng minh, linh hoạt, dũng cảm, điềm tĩnh, biết vâng
lời và thân thiện với đồng loại, biết đề phịng người lạ. Nhờ những đặc tính tuyệt
vời này mà chó Becgie được dùng trong nhiều lĩnh vực như: tìm kiếm, cứu hộ,
canh gác, trinh sát,.... German Shepherd thật xứng đáng đứng vào hàng ngũ
những giống chó qúy phổ biến thế giới.
Chó Rottweiler
Có nguồn từ con Mastiff Italia. Nó được tạo giống ở Đức tại thị trấn
Rottweiler bang Wurttemberg. Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1800, giống chó
mới này dần dần trở nên nổi tiếng vào những năm giữa thể kỷ 20 nhờ có cơng
lao của các nhà lai tạo giống ở Stuttgart.
Chó Rottweiler có cơ thể mạnh mẽ và rất vạm vỡ đầu hình cầu khoảng cách
giữa 2 vai rất rộng mặt dài gần bằng sọ hơi gãy, mõm phát triển. Mắt màu nâu
đen với dáng vẻ trung thành. Tai hình tam giác và cụp về phía trước. Lưng
phẳng, cổ và lưng tạo thành một đường thẳng, cấu trúc cơ thể có dạng hình

vng, chân trước khá cao, vai trung bình 69,5 cm. Bộ lơng ngắn cứng và rậm
rạp. Màu lơng đen với một ít đốm vàng ở gần 2 mắt, trên má, mõm, ngực và
thân. Con đực cao 61 - 69 cm, nặng 43 - 59 kg; con cái cao 56 - 63 cm, nặng 38
- 52 kg. Chó Rottweiler điềm tĩnh, dễ dạy bảo, can đảm và tận tụy hết lòng với
chủ nhân. Với bản năng bảo vệ cộng với chí thơng minh tuyệt vời mà Rottweiler
thường được sử dụng trong các ngành: công an, quân đội, hải quan,... (Nguyễn
Văn Thanh, 2012).

8


Chó Doberman (kẻ cướp siêu đẳng)
Doberman được u thích rộng rãi bởi trí thơng minh tuyệt vời của chúng
trong nhiều công việc khác nhau. Chúng nổi tiếng nhờ sức mạnh, can đảm trong
canh gác, bảo vệ. Trong các cuộc thi giống chó Doberman được cơng nhận là
con chó tn lệnh bậc nhất, có khả năng tuyệt vời như đánh hơi đồ vật, đồ bn
lậu, ma túy. Là giống chó mạnh mẽ có thân hình cơ bắp nhưng rất thanh nhã.
Chúng có bộ ngực cân đối, phần sau gọn gàng, lơng ngắn dày, cứng bó sát vào
lớp da, 4 chân thẳng dài, chúng có dáng đi uyển chuyển và vững chắc. Chiều cao
con đực từ 68 - 72 cm, nặng 40 - 45 kg; con cái từ 63 - 68 cm, nặng 32 - 35 kg.
Giống chó này có thể ni trong điều kiện căn hộ.
2.2. Một số đặc điểm sinh lý của chó
2.2.1. Thân nhiệt (ºC)
Nhiệt độ của cơ thể là chỉ số tương đối của hai quá trình sinh nhiệt và thải
nhiệt. Sự hằng định tương đối của thân nhiệt gia súc là nhờ có trung tâm điều
tiết nhiệt nằm ở hành não (Cù Xuân Dần và cs, 1977).
Thân nhiệt của gia súc được đo qua trực tràng trong lúc con vật yên tĩnh. Ở
trạng thái sinh lý bình thường, thân nhiệt của chó là 37,5ºC - 39ºC. Trong
tình trạng bệnh lý thân nhiệt có sự thay đổi tuỳ vào tính chất và mức độ bệnh
(Hồ Văn Nam và cs,1997).

Nhiệt độ của cơ thể chó bình thường cịn thay đổi bởi các yếu tố: tuổi tác
(con non có thân nhiệt cao hơn con trưởng thành), giới tính (con cái có thân nhiệt
cao hơn con đực). Sự vận động cũng ảnh hưởng đến thân nhiệt của chó, khi vận
động nhiều thân nhiệt của chó thường cao hơn bình thường. Thân nhiệt của chó
vào lúc sáng sớm thường thấp hơn buổi chiều và chênh lệch từ 0,2ºC - 0,5ºC.
Ý nghĩa chẩn đốn: thơng qua việc kiểm tra nhiệt độ chó, ta có thể xác định
được con vật có bị sốt hay không. Nếu tăng 1 - 2ºC con vật sốt nhẹ, tăng 2 - 3ºC
sốt rất nặng. Qua đó, sơ bộ xác định được nguyên nhân gây bệnh, tính chất, mức
độ tiên lượng của bệnh, đánh giá được hiệu quả điều trị tốt, xấu.

9


Sự giảm thân nhiệt thường do mất máu, bị nhiễm lạnh do một số hóa chất
tác dụng, do giảm quá trình sinh nhiệt, sốc hoặc sau cơn kịch phát của bệnh
nhiễm khuẩn làm hạ huyết áp, trụy tim mạch, gặp trong các bệnh thần kinh bị ức
chế nặng như thủy thũng não.
Sự tăng nhiệt độ thường gặp khi nhiệt độ mơi trường q cao, gặp trong
bệnh cảm nắng, cảm nóng các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus, bệnh ký
sinh trùng,... gây nên trạng thái sốt cao (Chu Đức Thắng, 2008).
2.2.2. Tần số hô hấp (số lần thở/phút)
Tần số hô hấp là số lần thở trong 1 phút, tần số hô hấp phụ thuộc vào
cường độ trao đổi chất, tuổi, tầm vóc, trạng thái dinh dưỡng, trạng thái làm việc,
trạng thái sinh lý, thời tiết, khí hậu và tình trạng bệnh lý.
Ở trạng thái sinh lý bình thường, chó con có tần số hơ hấp từ 18 - 20
lần/phút.
Chó trưởng thành: giống chó to có tần số hơ hấp từ 10 - 20 lần/phút, chó
nhỏ có tần số hơ hấp 20 - 30 lần/phút.
Chó thở thể ngực và tấn số hơ hấp cịn phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Nhiệt độ bên ngồi mơi trường: khi thời tiết q nóng nên chó phải thở

nhanh để thải nhiệt, ở chó nhịp thở có thể lên tới 100 - 160 lần/phút.
- Thời gian trong ngày: ban đêm và sáng sớm chó thở chậm hơn, buổi trưa
và buổi chiều chó thở nhanh hơn.
- Tuổi: con vật càng lớn tuổi thì tần số hô hấp càng chậm.
- Những con mang thai, sự sợ hãi cũng làm cho tần số hô hấp tăng lên.
Thông qua hoạt động hô hấp mà cơ thể lấy oxy và các chất dinh dưỡng trực
tiếp từ môi trường, thải CO2 và các sản phẩm dị hố ra mơi trường đồng thời giữ
vai trị điều tiết nhiệt. Tần số hơ hấp hay nhịp thở là số lần thở ra hay hít vào trong
một phút. Ở mỗi lồi gia súc đều có tần hơ hấp nhất định. Tuy nhiên ở trạng thái
bình thường tần số hơ hấp có thể thay đổi do tác động của cường độ trao đổi chất,
lứa tuổi, tầm vóc, trạng thái sinh lý, nhiệt độ mơi trường, khí hậu,...

10


Ở trạng thái bệnh lý, tần số hô hấp thay đổi gọi là hô hấp bệnh lý. Tăng tần
số hô hấp gặp trong các bệnh gây hẹp diện tích về thể tích của phổi, những bệnh
gây sốt cao nhất là những bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh ký sinh trùng. Tần số
hơ hấp giảm trong những bệnh: hẹp thanh khí quản, chảy máu não, hôn mê, bại
liệt sau đẻ, các trường hợp sắp chết. Mỗi giai đoạn sẽ có một kiểu thở khác nhau:
Biot, Kusman, nhanh nông,…(Nguyễn Xuân Tịnh và cs, 1996).
2.2.3. Tần số tim mạch (lần/phút)
Tần số tim mạch là số lần co bóp của tim trong một phút (lần/phút). Khi tim
đập thì mõm tim hoặc thân tim chạm vào thành ngực, vì vậy mà ta có thể dùng tay,
áp tai hoặc dùng tai nghe áp vào thành ngực vùng tim để nghe được tiếng tim. Khi
tim co bóp sẽ đẩy một lượng máu vào động mạch làm mạch quản mở rộng, thành
mạch quản căng cứng. Sau đó nhờ vào tính đàn hồi, mạch quản tự co bóp lại cho
đến thời kỳ co tiếp theo tạo nên hiện tượng động mạch đập. Dựa vào tính chất này
ta có thể tính được nhịp độ mạch sẽ tương đương với mạch tim đập. Mỗi lồi gia
súc khác nhau thì tần số tim mạch cũng khác nhau. Sự khác nhau này cũng biểu

hiện ở từng lứa tuổi trong một loài động vật, tính biệt, thời điểm. Nhịp độ mạch đập
tương ứng với nhịp tim. Tuy vậy tần số tim mạch của động vật chỉ dao động trong
một phạm vi nhất định (Cù Xuân Dần và cs, 1977).
Ở trạng thái sinh lý bình thường:
- Chó non: 200 - 220 lần/phút,
- Chó trưởng thành: 70 - 120 lần/phút,
- Chó già: 70 - 80 lần/phút.
Ở chó, mèo vị trí tim đập động là khoảng sườn 3 - 4 phía bên trái. Tần số
tim thể hiện tần số trao đổi chất, trạng thái sinh lý, bệnh lý của tim cũng như của
cơ thể. Tần số tim phụ thuộc vào tầm vóc của gia súc, độ béo gầy, lứa tuổi,
giống lồi. Ở trạng thái sinh lý bình thường, có hai cơ chế điều hồ tim mạch
bằng thần kinh và thể dịch. Gia súc non có tần số tim đập lớn hơn gia súc già,

11


gia súc hoạt động nhiều thì tần số tim mạch đập tăng lên. Khi cơ thể bị một số
bệnh về máu (thiếu máu, mất máu, suy tim, viêm cơ tim, viêm ao tim) cũng làm
tăng tần số tim mạch .
Ý nghĩa chẩn đốn: Qua việc bắt mạch có thể khám tim và tình trạng tồn
thân của cơ thể.
Tần số mạch tăng do các bệnh truyền nhiễm cấp tính, viêm cấp tính, các
trường hợp thiếu máu, hạ huyết áp và các bệnh làm tăng áp lực xoang bụng.
Tần số mạch giảm trong trường hợp bệnh làm tăng áp lực sọ não, huyết áp
tăng hay do trúng độc.
2.3. Cấu tạo và chức năng hệ hơ hấp của chó
Hệ hơ hấp của chó bao gồm các xoang và các ống dẫn, được chia ra thành
2 phần: đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Đường hô hấp trên bao gồm
mũi, yết hầu, thanh quản, khí quản; đường hơ hấp dưới gồm: phế quản và phổi.


thanh quản

Khí quản

Thùy hồnh

Thùy đỉnh

Thùy tim

Hình 2.1. Các thành phần của hệ thống hơ hấp ở chó
Bên cạnh đó cịn có hệ thống mạch máu phân bố dày đặc để sưởi ấm và
tăng độ ẩm của khơng khí trước khi vào phế nang, có các tuyến tiết dịch nhày
giúp giữ bụi cũng như vi sinh vật, rồi nhờ sự vận động của các lớp tế bào tiêm

12


mao trên niêm mạc đường hô hấp mà các tế bào lạ bị đẩy ra ngồi, ngồi ra cịn
có các phản xạ ho, hắt hơi,... để đẩy thành phần lạ ra ngoài. Cơ trơn phế quản,
nhánh phế quản và nhánh phế quản nhỏ chịu sự điều khiển của hệ thần kinh thực
vật. Thần kinh giao cảm tiết Adrenalin hoặc Noradrenalin làm giãn phế quản.
2.3.1. Mũi
Mũi gồm 2 lỗ mũi, hốc mũi và 2 xoang mũi. Xoang mũi được chia ra bởi
2 vách ngăn. Niêm mạc mũi cấu tạo bởi tế bào trụ giả kép có lơng rung và có
xen kẽ nhiều tế bào đài tiết chất nhờn, nhiều mạch máu.
2.3.2. Yết hầu
Là đoạn ống giữa họng và khí quản để khơng khí qua lại và cũng là bộ
phận thơng với miệng và tai.
2.3.3. Thanh quản

Là một xoang ngắn nằm giữa yết hầu và khí quản, dưới xương quai.
Ngồi nhiệm vụ hơ hấp, thanh quản cịn là cơ quan chính để phát âm, bảo vệ
đường hô hấp không cho thức ăn tràn vào khí quản nhờ sụn tiểu thiệt. Phần
trước của thanh quản rất nhạy cảm, khi có vật lạ rơi vào nó sẽ tạo phản xạ tức thì
để đẩy vật lạ ra khỏi đường hô hấp. Dây âm gồm các bó sợi đàn hồi nối từ sụn
giáp lên sụn phễu. Âm phát ra có cường độ lớn hay nhỏ, âm tần cao hay thấp là
do lượng gió đi qua và độ căng của các dây âm.
2.3.4. Khí quản
Là ống dẫn khí bắt đầu từ sụn nhẫn của thanh quản đến ngã ba phế quản.
Cấu trúc chính của khí quản là các vịng sụn hình chữ C ghép liên tục với nhau.
Niêm mạc trong khí quản có nhiều tuyến tiết dịch nhày, nhưng không nhạy cảm
bằng niêm mạc thanh quản.
2.3.5. Phế quản
Là hai nhánh tận cùng của khí quản, mỗi phế quản đi vào một nhánh
phổi tương ứng. Khi đi vào phổi nó tiếp tục chia thành nhiều nhánh nhỏ để đến
tận cùng các phế nang và thường đi song song với mạch máu. Từ phế quản gốc

13


sẽ phân chia đi vào các tiểu phế quản tiểu thùy hay phế quản trong phổi rồi đến tiểu
phế quản, tiểu phế quản tận cùng, tiểu phế quản hô hấp, tiểu ống phế nang và cuối
cùng là túi phế nang. Khơng khí đi từ các cơ quan hơ hấp trên đến tiểu phế quản tận
cùng sẽ được sưởi ấm, làm sạch và giữ hơi nước.
2.3.6. Phổi
Gồm 2 lá phổi phải và trái, chiếm gần trọn vẹn nửa xoang ngực. Lá phổi
mỏng ở phía trước, dày ở phía sau và lồi lõm theo một số cấu tạo khác có ở
xoang ngực. Thơng thường dung tích của lá phổi phải lớn hơn lá phổi trái.
Phổi trái gồm có 3 thùy: thùy đỉnh, thùy tim, thùy hồnh cách mơ. Phổi
phải có 3 thùy như phổi trái và thùy thứ tư gọi là thùy phụ.

Đơn vị nhỏ nhất của mỗi lá phổi là phế nang, là nơi trao đổi khí chính. Mặt trong
là một lớp mơ bì lát đặc biệt, xếp sát nhau, bên dưới là mô liên kết, một hệ thống
sợi và mạng lưới mạch máu dày đặc, do đó phổi có tính đàn hồi rất cao.
Các phế nang kết lại thành chùm phế nang, bao bọc các tiểu phế nang. Các tiểu
phế nang liên kết lại thành các tiểu thùy. Các tiểu thùy liên kết lại thành thùy
phổi. Các thùy phổi tạo nên lá phổi. Xen kẽ các tổ chức phổi như trên, cịn có
một mạng lưới dày đặc các mạch máu. Phổi bình thường có màu hồng sáng hay
đỏ nhạt. Nếu có tụ máu thành màu đỏ sậm hay đen.

Hình 2.2: Phế nang

14


2.4. Một số bệnh thường gặp trên chó
2.4.1. Bệnh do giun đũa
Nguyên nhân
Có 3 loại giun đũa gây bệnh cho chó, mèo: Toxocara canis, Toxascaris
leonia, Toxocara cati.
- Toxocara canis: Thường gây bệnh mạnh ở chó non. Giun có vịng đời 26 28 ngày, phát triển ở niêm mạc ruột. Ấu trùng giun có thể chui qua nhau thai để
vào thai, cũng có thể di hành trong cơ thể người.
- Toxascaris leonia: cả chó và mèo đều có thể nhiễm nhưng chó dưới 6
tháng tuổi ít thấy. Khi xâm nhập vào đường tiêu hóa ấu trùng di hành theo tĩnh
mạch ruột tới tĩnh mạch cửa rồi vào gan, theo hệ tuần hồn đến tim, phổi, vào
các phế nang. Chó ho và nuốt trở lại đường tiêu hóa.
- Toxocara cati: thường ký sinh trên mèo, ấu trùng có thể qua sữa để gây
nhiễm cho mèo con.
Triệu chứng
Bệnh chủ yếu ở chó con và gây tác hại ở chó 20 ngày tuổi đến 3 tháng tuổi.
Chó con mắc bệnh có biểu hiện triệu chứng lâm sàng như sau: gầy cịm, lơng xù,

bụng phình to, căng tròn, phân sền sệt trắng xám, phân bị bết ở lông xung quanh
hậu môn. Bệnh thường biến chứng thành các thể bệnh phức tạp như:
+ Giun đũa nhiều gây tắc ruột, lồng ruột dẫn đến chết.
+ Giun đũa chui ống mật làm chó bị đau đớn, nơn khan, bỏ ăn, suy kiệt rồi chết.
+ Chó con phình bụng cóc, tổ chức dưới da thủy thũng thấm dịch thành
dạng keo bùng nhùng.
+ Nếu bị bệnh nặng thì ấu trùng di hành làm tổn thương các cơ quan thực
thể như gan, thận, phổi rồi biến chứng gây ra bệnh báng nước.

15


Phòng và điều trị bệnh
Sử dụng một trong các thuốc tẩy sau:
- Mebendazol: 60 - 100 mg/kgP/ngày. Chia 2 lần sáng và chiều tối. Uống
trong 1 ngày.
- Levamisol: 10 mg/kgP/ngày.
Nếu chó, mèo q kiệt sức thì phải dùng thuốc trợ sức, trợ lực, bồi dưỡng.
Để phòng bệnh, cần vệ sinh chuồng trại, sân chơi cho con vật thường
xuyên, tiêu độc chuồng trại bằng hố chất, lửa, nước nóng.
2.4.2. Bệnh do sán dây
Nguyên nhân
Có 2 loại sán dây gây bệnh ở chó mèo là: Diphyllobothrium mansoni và
Dyphyllidium caninum.
- Diphyllobothrium mansoni: khi trưởng thành bài xuất trứng qua phân ra
ngồi mơi trường. Trứng hình thành ấu trùng hình cầu có nhiều lơng và chui ra
khỏi trứng sau 21 ngày. Ấu trùng trôi xuống nước chui vào các loài giáp xác. Ấu
trùng phát triển sau 20 ngày có khả năng gây nhiễm cho vật chủ trung gian là
các loài ếch nhái. Ếch nhái ăn phải các lồi giáp xác có ấu trùng, ấu trùng sẽ
chuyển vào sống ở phúc mạc hoặc cơ của ếch nhái. Chó, mèo ăn phải ếch nhái

có ấu trùng sau 13 ngày sẽ có sán trưởng thành ở ruột.
- Dyphyllidium caninum: Đốt sán già thải ra ngồi có mang theo trứng. Đốt
sán vỡ ra trứng thải ra môi trường được vật chủ trung gian là bọ chét chó, mèo
và chấy ăn phải sẽ phát triển thành ấu trùng. Chó, mèo và thú ăn thịt khác ăn
phải vật chủ trung gian có ấu trùng sẽ bị nhiễm sán dây.
Triệu chứng

16


×