Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

KHẢO SÁT NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI LAI F1 (LANDRACE X YORKSHIRE) PHỐI VỚI ĐỰC DUROCNUÔI TẠI TRẠI GIA ĐÌNH ÔNG NGUYỄN ĐẠI PHƯƠNG,HUYỆN TRIỆU SƠN – THANH HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.99 KB, 62 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CHĂN NI
-------  -------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI :
KHẢO SÁT NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI
LAI F1 (LANDRACE X YORKSHIRE) PHỐI VỚI ĐỰC DUROC
NI TẠI TRẠI GIA ĐÌNH ƠNG NGUYỄN ĐẠI PHƯƠNG,
HUYỆN TRIỆU SƠN – THANH HÓA

HÀ NỘI-2018


HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CHĂN NI
-------  -------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI :
KHẢO SÁT NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI
LAI F1 (LANDRACE X YORKSHIRE) PHỐI VỚI ĐỰC DUROC
NI TẠI TRẠI GIA ĐÌNH ƠNG NGUYỄN ĐẠI PHƯƠNG,
HUYỆN TRIỆU SƠN - THANH HÓA

Người thực hiện
Lớp
Mã số sinh viên
Người hướng dẫn


Bộ môn

: ĐÀO THỊ PHƯỢNG
: CNTYE – K59
: 590936
: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT LÊ
: DINH DƯỠNG – THỨC ĂN

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Các số liệu mà tôi thu thập trong q trình thực tập là do tơi trực tiếp
theo dõi, ghi chép và thu thập. Các trích dẫn trong báo cáo là có nguồn gốc cụ
thể, rõ ràng, chính xác.
Hà nội, ngày tháng
Sinh viên

năm 2018

Đào Thị Phượng

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này trước hết em xin gửi lời cảm ơn
tới toàn thể các thầy, cô giáo trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã
truyền đạt cho em những kiến thức quý báu và bổ ích trong suốt những năm

học vừa qua.
Em xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới TS.Nguyễn Thị Tuyết Lê đã tận
tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt q trình thực tập để hồn thành báo
cáo tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các kỹ sư và các anh chị công nhân trong
trang trại lợn của gia đình của ơng Nguyễn Đại Phương, trong q trình em
thực tập đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình
thực tập.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến tồn thể gia đình, bạn bè đã tạo
điều kiện, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình thực tập cũng như
trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
Hà nội, ngày tháng
Sinh viên

năm 2018

Đào Thị Phượng

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
MỤC LỤC...............................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT..............................................................v
DANH MỤC BẢNG................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH...............................................................................................vii
PHẦN I. MỞ ĐẦU...................................................................................................1
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................3

2.1.

Đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái.......................................................3

2.1.1.

Sự thành thục về tính và thể vóc................................................................3

2.1.2.

Cơ chế động dục của lợn nái......................................................................5

2.1.3.

Chu kỳ động dục.......................................................................................6

2.1.4.

Giai đoạn mang thai (chửa)........................................................................8

2.1.5.

Cơ chế đẻ...................................................................................................8

2.2.

Đặc điểm về giống lợn Landrace, Yorkshire, đực Duroc và con nái
F1(Landrace x Yorkshire)..........................................................................9

2.2.1.


Giống lợn Landrace...................................................................................9

2.2.2.

Giống lợn Yorkshire...................................................................................9

2.2.3.

Con nái F1 ( Landrace × Yorkshire).........................................................10

2.2.4.

Giống lợn Duroc......................................................................................10

2.3.

Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái..............................11

2.4.

Yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái.............................14

2.4.1.

Yếu tố di truyền.......................................................................................14

2.4.2.

Yếu tố ngoại cảnh....................................................................................15


2.4.3.

Tuổi và lứa đẻ..........................................................................................16

2.4.4.

Phương pháp nhân giống và kỹ thuật phối giống.....................................17

2.4.5.

Thời gian cai sữa....................................................................................18

2.4.6.

Ảnh hưởng của lợn đực giống..................................................................18

2.4.7.

Chế độ dinh dưỡng..................................................................................19

2.4.8.

Một số bệnh sinh sản thường gặp ở lợn nái.............................................21

2.5.

Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước.....................................21

iii



2.5.1.

Tình hình nghiên cứu trong nước.............................................................21

2.5.2.

Tình hình nghiên cứu ngồi nước............................................................23

PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...25
3.1.

Đối tượng nghiên cứu..............................................................................25

3.2.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................25

3.3.

Nội dung nghiên cứu................................................................................25

3.3.1.

Đánh giá một số đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái F1 (LY)..............25

3.3.2.

Đánh giá năng suất sinh sản chung và qua các lứa đẻ của lợn nái...........25


3.3.3.

Theo dõi khối lượng lợn con giai đoạn sơ sinh đến cai sữa.....................26

3.3.4.

Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa.........................................................26

3.3.5.

Theo dõi một số bệnh ở đàn nái và lợn con theo mẹ................................26

3.4.

Phương pháp nghiên cứu.........................................................................26

3.4.1.

Điều kiện nuôi dưỡng lợn nái tại trại.......................................................26

3.4.2.

Phương pháp thu thập số liệu...................................................................28

3.4.3.

Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu........................................28

3.5.


Phương pháp xử lý số liệu.......................................................................31

PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................32
4.1.

MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ SINH DỤC CỦA ĐÀN LỢN NÁI F1
(LxY) NUÔI TẠI TRANG TRẠI................................................................32

4.2.

Đánh giá năng suất sinh sản của nái F1 LY phối với đực Duroc.............34

4.2.1.

Năng suất sinh sản chung.........................................................................34

4.2.2.

Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1 (L x Y) qua các lứa đẻ..................38

4.3.

Đánh giá khối lượng lợn con từ sơ sinh đến cai sữa............................44

4.4.

Tiêu tốn thức ăn/kg lợn cai sữa................................................................45

4.5.


Tình hình dịch bệnh ở đàn lợn nái...........................................................47

4.5.1.

Một số bệnh thường gặp ở lợn nái...........................................................47

4.5.2.

Một số bệnh thường gặp ở lợn con giai đoạn theo mẹ.........................48

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ....................................................................50
5.1.

KẾT LUẬN...............................................................................................50

5.2.

ĐỀ NGHỊ.................................................................................................50

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................51

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Duroc
F1 LY
F1 YL

KL

TTTA

Du
F1 ( Landrace x Yorshire)
F1 ( Yorshire × Landrace)
Khối lượng
Thức ăn
Tiêu tốn thức ăn

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Ảnh hưởng của giống đến khả năng sinh sản của lợn nái..........................14
Bảng 2.2 Ảnh hưởng của lứa đẻ tới số con sơ sinh..................................................17
Bảng 2.3 Nhu cầu Protein cho lợn nái.....................................................................19
Bảng 2.4. Nhu cầu năng lượng cho lợn nái ngoại.....................................................20
Bảng 2.5 Khả năng sinh sản của lợn nái...................................................................22
Bảng 2.6 Năng suất sinh sản của nái F1 (LxY) được phối với đực Pietrain và
Duroc..........................................................................................................22
Bảng 2.7 Khả năng sinh sản của các giống lợn nái Yorkshire, Landrace, F1
(LxY), F1 (YxL) theo Schmidlin (1993)....................................................23
Bảng 2.8 Khả năng sinh sản của hai giống lợn Yorkshire và Landrace ở Pháp
.................................................................................................................... 24
Bảng 3.1. Các loại thức ăn chăn nuôi và cách sử dụng............................................27
Bảng 3.2. Đặc điểm của các loại thức ăn sử dụng tại cơ sở......................................27
Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của đàn lợn nái F1 LY...........................32
Bảng 4.2. Năng suất sinh sản chung của đàn nái lai F1(LY) phối với đực

Duroc..........................................................................................................35
Bảng 4.3. Năng suất sinh sản theo lứa đẻ của lợn nái F1(LY) phối với đực
Duroc (n=50)..............................................................................................39
Bảng 4.4. Sinh trưởng của lợn con giai đoạn theo mẹ..............................................45
Bảng 4.5. Tiêu tốn thức ăn/ kg lợn con cai sữa (kg).................................................46
Bảng 4.6. Một số bệnh thường gặp ở đàn lợn nái tại trại (n=64)..............................47
Bảng 4.7. Một số bệnh thường gặp trên đàn lợn con tại trại (n=80).........................48

DANH MỤC HÌNH

vi


Biểu đồ 4.1. Số con đẻ ra/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ qua các
lứa đẻ (con).................................................................................................41
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ sơ sinh sống (%).......................................................................42
Biểu đồ 4.3. Khối lượng sơ sinh/con (kg)..............................................................43
Biểu đồ 4.4. Khối lượng cai sữa/con (kg)..............................................................44
Biểu đồ 4.5. Khối lượng cai sữa/ổ (kg)..................................................................44
Biểu đồ 4.6. Tỷ lệ mắc bệnh của lợn nái................................................................48

vii


PHẦN I. MỞ ĐẦU
 Đặt vấn đề
Chăn nuôi lợn là một ngành chiếm vị trí quan trọng trong nơng nghiệp
nói chung và chăn ni nói riêng ở nước ta hiện nay. Là một ngành có từ lâu
đời và đã phát triển rộng rãi với quy mô lớn. Không chỉ cung cấp nguồn thực
phẩm chủ yếu, đáp ứng như cầu tiêu dùng của con người mà cịn góp phần

vào việc phát triển kinh tế xã hội.
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng
cao, lượng thịt tiêu thụ ngày càng lớn và cũng đòi hỏi chất lượng thịt phải
được nâng lên. Trong khi đó các giống lợn nội như: Lợn Ỉ, lợn Móng Cái,…
khơng đáp ứng được nhu cầu trên. Từ đó nhiều giống lợn ngoại như:
Landrace, Yorkshire, Duroc… có năng suất và chất lượng cao được nhập vào
nước ta để lai tạo với các giống lợn nội hoặc nuôi thuần nhằm nâng cao năng
suất và chất lượng thịt được sản xuất ra hàng ngày.
Tuy nhiên khí hậu nóng ẩm mưa nhiều của Việt Nam lại khơng phù hợp
với các giống lợn ngoại, nó làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản
phẩm. Chính vì vậy cần phải tạo ra con lai có những phẩm chất tốt, khả năng
chống chịu và thích nghi cao để khi nuôi ở nước ta vẫn cho được hiệu quả kinh
tế cao nhất, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu.
Bên cạnh đó, phương pháp nuôi lợn nái hiệu quả là phải đảm bảo các chỉ
tiêu như hao hụt khối lượng cơ thể mẹ sau cai sữa thấp, thời gian chờ phối
ngắn, số con sơ sinh còn sống cao, số con cai sữa và khối lượng lợn con cai
sữa cao… Như vậy, việc chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý dịch bệnh ở lợn nái
rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái và khả năng
sinh trưởng của lợn con, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chăn nuôi.
Xuất phát từ tình hình trên, chúng tơi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “
Đánh giá năng suất sinh sản của đàn lợn nái lai F1 LY (Landrace×
Yorkshire) phối với đực Duroc ni tại trang trại gia đình ơng Nguyễn Đại
Phương, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa”

1


 Mục đích – yêu cầu
 Mục đích
Đề tài được tiến hành nhằm đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái lai

F1 (Landrace× Yorkshire) phối với đực giống Duroc cũng như đánh giá tình
hình dịch bệnh của lợn nái và lợn con theo mẹ nuôi tại trang trại. Trên cơ sở
kết quả thu được có thể đưa ra các khuyến cáo cho trang trại nhằm nâng cao
hiệu quả chăn nuôi lợn nái.
 Yêu cầu
Theo dõi, thu thập đầy đủ, chính xác số liệu có liên quan đến năng suất
sinh sản nái lai F1 (Landrace × Yorkshire) phối với đực giống Duroc.

2


PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái
2.1.1. Sự thành thục về tính và thể vóc
Tuổi thành thục về tính là tuổi mà con vật bắt đầu có phản xạ tính dục và có
khả năng sinh sản. Khi gia súc đã thành thục về tính, bộ máy sinh dục đã phát
triển hồn thiện, dưới tác dụng của thần kinh nội tiết tố con vật bắt đầu xuất
hiện các phản xạ về sinh dục. Con cái có hiện tượng động dục, con đực có
phản xạ giao phối.
Khi đó ở con cái các nỗn bao chín và rụng trứng (lần đầu), con đực có
phản xạ sinh tinh. Đối với các gia súc khác nhau thì thời gian thành thục về
tính là khác nhau, ở lợn nội thường từ 4-5 tháng tuổi (120-150 ngày), ở lợn
ngoại (180-200 ngày) (Võ Trọng Hốt và cs, 2000).
Thông thường sự thành thục của lợn cái được ghi nhận bằng lần động dục
đầu tiên. Mặc dù ở lần động dục dầu tiên này con nái có trứng rụng và có khả
năng thụ thai nhưng người ta thường bỏ qua lần động dục đầu tiên này vì nó
chỉ có ý nghĩa cho biết lợn cái bắt đầu có khả năng sinh sản.
Phối giống cho lợn cái ở lần động dục đầu tiên sẽ làm ảnh hưởng đến khả
năng sinh sản của lợn nái. Vì lúc này bộ máy sinh dục của lợn nái chưa phát
triển hồn chỉnh đồng thời thể vóc chưa đạt độ thành thục. Nếu cho phối

giống lần đầu này sẽ làm hao mòn và giảm sức bền của lợn nái. Do đó để đảm
bảo sinh trưởng và phát dục tốt ở cơ thể mẹ sau này, đảm bảo phẩm giống tốt
cho thế hệ sau chúng ta nên bỏ qua lần động dục đầu tiên và chỉ phối và chỉ
phối cho lợn ở lần thứ 2, thứ 3 trở đi khi bộ máy sinh dục của con nái đã phát
triển hồn thiện. Thể vóc con vật đã đạt kích thước phù hợp. Nhưng ngược lại
chúng ta cũng không nên phối giống q muộn vì khơng những ảnh hưởng
đến hoạt động sinh lý bình thường của lợn cái mà cịn làm giảm hiệu quả chăn
nuôi. Sự thay đổi của cơ thể khi thành thục về tính xảy ra dưới tác dụng của
thần kinh và thể dịch.

3


Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành thục về tính của lợn nái gồm có giống,
chế độ dinh dưỡng, thời tiết khí hậu, sự kích thích của lợn đực giống, mật độ
nuôi nhốt…
+ Giống: Hầu hết các giống nhập ngoại thành thục về tính muộn hơn giống
nhập nội, giống có tầm vóc nhỏ thành thục sớm hơn các giống có tầm vóc lớn.
+ Chế độ dinh dưỡng: Trong cùng một giống với những cá thể được cung
cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đúng khẩu phần và chăm sóc tốt thì tuổi thành
thục về tính là sớm hơn những con ni trong điều kiện kém hơn.
+ Thời tiết khí hậu: Gia súc ở vùng nhiệt đới thành thục về tính sớm hơn gia
súc ở vùng ôn đới.
+ Mật độ nuôi nhốt: Mật độ nuôi nhốt đông trên một đơn vị diện tích trong
suốt thời gian phát triển sẽ làm chậm tuổi động dục. Nhưng cần tránh nuôi cái
hậu bị tách biệt đàn trong thời kì phát triển.
+ Mùa vụ và thời kì chiếu sáng cũng là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt tới tuổi động
dục mùa hè lợn cái hậu bị thành thục chậm hơn so với mùa thu- đông, điều đó
có thể do ảnh hưởng của nhiệt độ trong chuồng nuôi gắn liền với mức tăng
trọng thấp trong các tháng nóng bức. Mùa đơng, thời gian chiếu sáng trong

ngày thấp hơn so với các mùa khác trong năm, bóng tối cũng làm chậm tuổi
thành thục về tính so với những biến động ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng
nhân tạo 12 giờ mỗi ngày (Dwane và cs, 2000).
+ Sự thích thích của lợn đực giống: Nái hậu bị được tiếp xúc với lợn đực
giống càng thường xuyên sẽ nhanh động dục hơn so với khi không cho tiếp
xúc. Tuy nhiên không phải lúc nào cho tiếp xúc cũng được, bởi vì có thể gây
ra biểu hiện chai lì, hay không biểu hiện động dục khi sử dụng đực giống quá
sớm và lâu dài.

Sự thành thục về thể vóc:
Tuổi thành thục về vóc là tuổi mà con vật có sự phát triển về ngoại hình và thể
chất đạt mức độ hồn chỉnh, xương đã được cốt hóa hồn tồn, tầm vóc ổn
định. Tuổi thành thục về vóc thường chậm hơn so với tuổi thành thục về tính,
nghĩa là sau khi con vật đã thành thục về tính thì vẫn tiếp tục thành thục về
vóc. Đây là đặc điểm cần chú ý trong chăn nuôi, không nên cho gia súc sinh
4


sản quá sớm vì nếu phối giống quá sớm, cơ thể mẹ chưa thành thục về thể vóc
sẽ có ảnh hưởng xấu như: trong thời gian có chửa có sự phân tán chất dinh
dưỡng, ưu tiên cho sự phát triển bào thai, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của
cơ thể mẹ, do đó sự phát triển của bào thai cũng bị ảnh hưởng, kết quả mẹ
yếu con nhỏ. Mặt khác, khung xương chậu chưa phát triển hoàn toàn, nhỏ hẹp
làm con vật khó đẻ.
Vì vậy, trong chăn ni lợn cái sinh sản các nhà chăn nuôi khuyến cáo tuổi
phối giống lần đầu nên bỏ qua 1-2 chu kì động dục đầu tiên và khối lượng
phối giống lần đầu ở lợn nội nên đạt 50-60kg, ở lợn ngoại là 90-100kg.
2.1.2. Cơ chế động dục của lợn nái
Hệ thần kinh và thể dịch điều khiển mọi hoạt động sinh lý, sinh dục của
lợn nái. Các yếu tố ngoại cảnh như ánh sáng, mùi vị, nhiệt độ,… cùng não bộ

tác động lên vùng dưới đồi (hypothalamus) giải phóng ra kích dục tố GnRH
( Gonado- tropic Releasing hormone). GnRH kích thích thùy trước tuyến yên
sản xuất ra các hormone FSH (Follicle- Stimulating Hormone: kích thích bao
nỗn phát triển, tiết ra oestrogen), LH (Luteinizing Hormone: làm trứng chín
và rụng, hình thành nên thể vàng) và prolactin (thúc đẩy sự tiết sữa, kích thích
sự hoạt động của thể vàng tiết progesteron, thúc đẩy bản năng làm mẹ).
Trong khi bao nỗn chín, thì thượng bì bao nỗn tiết ra oestrogen chứa
đầy trong xoang bao nỗn, kích thích tồn bộ cơ thể lợn nái gây ra biểu hiện
động dục ra bên ngồi. Thể vàng được hình thành, tiết ra hormone
progesteron có tác dụng kích thích sự tăng sinh của lớp biểu bì tử cung chuẩn
bị cho hợp tử làm tổ trong sừng tử cung. Đồng thời kích thích tuyến yên tiết
prolactin làm cho tuyến vú phát triển và ức chế tuyến yên sinh ra FSH và LH,
ngăn cản q trình phát triển của bao nỗn tránh khơng cho nái động dục.
Nếu trứng được thụ tinh thì thể vàng tồn tại, phát triển gần hết thời gian
có thai. Thể vàng sẽ tiêu biến trước khi lợn đẻ và nuôi con, trong thời gian
này tuyến yên không bị progesteron ức chế nên sản sinh ra FSH và LH, bao
noãn lại bắt đầu phát dục và đi vào một chu kỳ mới. Nếu lợn nái khơng có

5


chửa thì thể vàng sẽ thối hóa sau 17 ngày và bao noãn mới lại phát dục, đến
khoảng 21 ngày một chu kỳ mới lại bắt đầu.
2.1.3. Chu kỳ động dục
Là hiện tượng động dục lặp đi lặp lại có tính chu kỳ. Thời gian động dục
được tính từ lần rụng trứng trước đến lần rụng trứng sau đó, thường chu kỳ
động dục của lợn nái là từ 18-25 ngày, trung bình là 21 ngày.
Thời gian động dục của lợn nái trong một chu kỳ thường là từ 3-7 ngày,
trung bình là 5 ngày. Phát hiện lợn nái động dục là rất quan trọng trong công
tác giống hiện nay khi sử dụng thụ tinh nhân tạo trong chăn nuôi. Để tiết kiệm

chi phí cũng như nâng cao năng suất sinh sản và kinh tế.
Một chu kỳ động dục trải qua 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn trước động dục: Là giai đoạn để đường sinh dục cái chuẩn bị đón
nhận tinh trùng, đảm bảo cho việc trứng và tinh trùng gặp nhau thuận lợi.
thường kéo dài 1-2 ngày, đường sinh dục có những biến đổi khác thường. Bên
trong buồng trứng chịu sự tác động của FSH làm cho noãn bao phát triển nhô
lên bề mặt buồng trứng. Buồng trứng to hơn bình thường, các tế bào của vách
ống dẫn trứng tăng cường sinh trưởng, số lượng lông nhung tăng lên, sung
huyết đường sinh dục, tăng cường nhu động tử cung, mạch quản trong màng
nhày của âm đạo tiết ra niêm dịch loãng, cổ tử cung hé mở, làm tăng tiết
oestrogen. Bên ngoài bị ảnh hưởng bởi oestrogen làm cho cơ quan sinh dục có
nhiều biểu hiện như âm hộ bắt đầu sưng lên, hơi mở to, có màu hồng tươi và
có dịch nhờn lỗng chảy ra, lợn thường kêu rít, bỏ ăn, thích nhảy chồm lên
lưng con khác. Ở giai đoạn này trứng chưa rụng, nên tuyệt đối không được
phối, sẽ làm giảm hiệu quả phối, hay không thụ thai.
+ Giai đoạn động dục: Kéo dài từ 2-3 ngày, là giai đoạn quan trọng ảnh
hưởng đến hiệu quả thụ thai, nên cần phát hiện chính xác để tỷ lệ thụ thai là
cao nhất. Gồm 3 thời kỳ liên tiếp: Hưng phấn, chịu đực và hết chịu đực. Ở
bên trong buồng trứng nhiều bao nỗn chín (10-15 nỗn) tiết oestrogen, lượng
oestrogen tiết ra nhiều nhất kích thích nỗn gây hưng phấn tồn bộ cơ thể. Cơ
quan sinh dục biểu hiện một số đặc điểm như âm hộ mở to hơn, chuyển dần
sang màu mận chín, cổ tử cung hé mở, dịch nhầy chảy ra màu đục và keo hơn.
6


Con vật lờ đờ, mắt nhìn xa xăm, bỏ ăn, bắt đầu cho con khác nhảy lên lưng,
chịu phối. Sau 25-30 giờ sau khi chịu đực, thì mới có hiện tượng rụng trứng.
+Giai đoạn sau động dục: Khoảng 3-4 ngày, các hiện tượng động dục bên
ngoài giảm dần, âm hộ bắt đầu teo lại, tái nhợt, lợn ăn uống trở nên tốt hơn so
với trước đó. Cịn bên trong buồng trứng xuất hiện thể vàng và tiết ra

hormone progesteron làm ức chế trung khu sinh dục vùng dưới đồi, ức chế
tuyến yên làm giảm tiết hormone oestrogen, giảm hưng phấn, ngừng tiết dịch
ở tử cung, con vật trở lại trạng thái bình thường.
+ Giai đoạn yên tĩnh: Kéo dài khoảng 12-14 ngày, thường bắt đầu từ ngày thứ
4 sau khi rụng trứng và trứng không được thụ tinh đến khi thể vàng tiêu biến.
Bên trong thể vàng làm tiết progesteron ức chế tiết FSH, LH khiến cho nỗn
bao khơng chín và rụng được nữa. Những thay đổi bên ngoài do tác động từ
bên trong như lợn nái khơng có phản xạ sinh dục, âm hộ teo nhỏ và trắng
nhạt, ăn uống bình thường. Cơ quan sinh dục được nghỉ ngơi và phục hồi
chức năng để chuẩn bị cho chu kỳ tiếp theo.
Căn cứ chu kỳ động dục, thời gian rụng trứng, thời gian sống cũng như thời
gian cần thiết để tinh trùng vận động đến điểm thụ thai thích hợp trong ống dẫn
trứng để có thể xác định được thời gian phối giống thích hợp cho lợn nái.
Thời gian rụng trứng của lợn nái bắt đầu khoảng 16h sau khi động dục và
có thể kéo dài đến 70h.
Tỷ lện trứng rụng trong thời gian động dục kể từ 0h chịu đực như sau:
+ Từ 16-21h, tỷ lệ rụng trứng khoảng 17-18%
+ Từ 21-31h, tỷ lệ rụng trứng khoảng 46-47%
+ Từ 31-41h, tỷ lệ trứng rụng khoảng 93-94%
Trong thực tế khó có thể nhận biết được thời gian con nái động dục nên
ta phải căn cứ vào trạng thái thần kinh của con nái khi động dục. Khi lợn nái
chuyển qua trạng thái nằm ì và âm hộ có màu sẫm, héo đi, dịch âm hộ keo
dính và đặc, biểu hiện này thường là cuối ngày thứ 2 từ khi lợn bắt đâu động
dục. Ta có thể dùng lợn đực thí tình để kiểm tra. Thơng thường thời gian cần
thiết để tinh trùng vận động đến điểm thụ tinh thích hợp là 2-3h và tinh trùng
cũng cần phải có thời gian biến đổi thích hợp để có thể thụ tinh. Bởi vậy thời
điểm phối tốt nhất là 8-12h trước khi rụng trứng.
7



2.1.4. Giai đoạn mang thai (chửa)
Chửa là hiện tượng sinh lý đặc biệt của cơ thể lợn nái, được tính từ khi
trứng được thụ tinh phát triển thành hợp tử đến khi thai phát triển thành cơ thể
mới và được đẻ ra ngồi cơ thể mẹ. Nói cách khác chửa là thời gian phát triển
của thai trong tử cung con mẹ gồm hai giai đoạn chính:
+ Giai đoạn phơi thai: Bắt đầu từ lúc thụ tinh kéo dài đến ngày thứ 22, là giai
đoạn hình thành 3 lá phơi để từ đó phân hóa thành các cơ quan của cơ thể.
+ Giai đoạn bào thai: Từ cuối thời kỳ phôi đến khi đẻ, là thời kỳ sinh trưởng
và phát triển của bào thai để hình thành con non, đến cuối thời gian mang thai
lợn con được đẻ ra khỏi cơ thể mẹ.
Thời gian mang thai của lợn thường là 114 ngày (khoảng 114

4 ngày ),

chia làm 2 thời kỳ: Chửa kỳ I (84 ngày đầu) và chửa kỳ II (30 ngày cuối).
2.1.5. Cơ chế đẻ
Ở một thời điểm nhất định sau khi mang thai, bào thai phát triển một cách
đầy đủ nhất. Cơ thể mẹ sẽ xảy ra cơ chế đưa thai ra ngoài dưới sự điều khiển
của thần kinh thể dịch và tác động cơ giới.
- Thần kinh thể dịch: Vào cuối cùng chửa, hormone cocticosteroid từ vỏ
tuyến thượng thận và prostaglandine

(

) của nhau thai tác dụng làm

thối hóa thể vàng, làm cho lượng progesteron trong máu giảm nhanh chóng.
Đồng thời oxytocine tăng cao gây co bóp thành tử cung, nhau thai tăng tiết
Relactin làm giãn dây chằng xương chậu khiến cổ tử cung mở.
- Tác động cơ giới: Thai có khối lượng nhất định và phát triển hồn thiện.

Khi đó chúng bị stress do thiếu oxy và chật chội, sẽ gây áp lực lên tử cung
truyền hưng phấn đến trung khu sinh dục ở tủy sống vùng chậu gây ra phản
xạ dặn đẻ.

8


2.2. Đặc điểm về giống lợn Landrace, Yorkshire, đực Duroc và con nái
F1(Landrace x Yorkshire)
2.2.1. Giống lợn Landrace
Landrace là giống lợn có nguồn gốc từ Đan Mạch bằng cách cho lai giữa
các giống Youtland có nguồn gốc từ Đức và giống Yorkshire của Anh, được
du nhập vào nước ta từ Cu Ba, Trung Quốc năm 1970.
Tồn thân có màu trắng tuyền, tai to và rũ che kín mắt, thân gầy và dài,
bụng dài thon, mơng phát triển, nẩy trịn, chân to thẳng, nhìn ngang lợn có
hình nêm, có từ 12-14 vú. Lợn đực trưởng thành có khối lượng từ 300-320kg,
lợn cái nặng 220-250kg. Lợn nuôi thịt 6 tháng tuổi đạt 100kg, tỷ lệ thịt nạc
khoảng 56%. Tuổi phối giống lần đầu là 310 ngày, số con đẻ ra trên lứa từ 911 con, khối lượng sơ sinh từ 1,3-1,4kg/con, lúc 70 ngày tuổi là 16-18kg/con.
Lợn Landrace được nuôi rất phổ biến hiện nay ở nước ta, do giống có khả
năng thích nghi cao với điều kiện mơi trường, khí hậu và đáp ứng được nhu
cầu xã hội.
2.2.2. Giống lợn Yorkshire
Yorkshire là giống lợn có từ năm 1851 ở nước Anh, được nước ta nhập từ
Cu Ba năm 1987.
Lợn Yorkshire có đặc điểm ngoại hình: Lơng màu trắng, lưng tương đối
thẳng và dài, bụng gọn, mõm dài và hơi cong, tai khá to và thẳng đứng, chân
cao chắc khỏe, phần trước và phần sau phát triển như nhau nên khi nhìn
ngang lợn hơi giống hình chữ nhật.
Lợn cái thuần thục về tính lúc 6 tháng tuổi và có thể phối giống lần đầu
khoảng 240-260 ngày, số con đẻ ra trên lứa từ 11-13 con, số lứa/nái/năm 2,02,2. Khối lượng sơ sinh/con từ 1,3-1,4kg/con, khối lượng ở 60 ngày tuổi từ

16-18kg/con, con đực trưởng thành nặng 300-350kg, con cái nặng từ 250280kg. Lợn vỗ béo đạt 100kg lúc 5-6 tháng tuổi, tỷ lệ nạc khoảng 52-53%.
2.2.3. Con nái F1 ( Landrace × Yorkshire)
Hiện tại Landrace và Yorkshire được phối với nhau để tạo ra đàn nái vừa
ni dễ lại có khả năng sinh sản cao, đàn lợn ni thịt có năng suất, chất

9


lượng thịt cao khi cho lai với các đực giống tỷ lệ cao như Duroc, Pietrain…
do vậy công thức lai này đang được dùng rộng rãi, nhằm nâng cao kinh tế,
chất lượng thương phẩm.
Đực Landrace phối với cái Yorkshire cho ra con lai (Landrace x
Yorkshire), hay F1 (LY). Khối lượng con cai sữa tăng từ 0,65- 3,29kg/ổ. Con
lai F1 có ngoại hình: tồn thân màu trắng , tai to bình thường hơi nghiêng
(không rũ xuống mặt và cũng không dựng đứng ), có thân hình dài trịn, chân
cao vững chắc, mông vai nở vừa, dáng làm mẹ tốt, bầu vú phát triển tốt ,đều
và có số vú trên 13 núm, nuôi con khéo.
Theo Nguyễn Thị Viễn và cs. (2004), tuổi đẻ lứa đầu sớm hơn 4-11 ngày,
giảm được số ngày động dục sau cai sữa từ 0,25- 2,42 ngày; Khối lượng lợn
con cai sữa tăng từ 0,65- 3,29kg/ổ. Ưu thế lai về tính trạng sinh sản của nhóm
nái F1(LY) đạt từ 0,99- 7,11% .
2.2.4. Giống lợn Duroc
Giống lợn Duroc có nguồn gốc từ miền đông nước Mỹ, bốn chân và mõm
màu đen. Tồn thân lợn có màu hung đỏ hoặc nâu đỏ, bao gồm đỏ nhạt đến đỏ
sẫm, đầu to vừa phải, thể chất vững chắc, tai nhỏ cụp về phía trước, mơng vai
phát triển, nở nang, đầy dặn và khối lượng trưởng thành đạt từ 250-280 kg.
Lợn Duroc có khả năng thích nghi cao, chống chịu được nóng, ít bị stress.
Lợn Duroc được sử dụng để lai với các giống khác, con đực giống được
nuôi để khai thác tinh. Ciereszko et al. (2000); Kunc et al. (2001) cho biết
phẩm chất tinh dịch của lợn Duroc lần lượt; thể tích (V) 170,1ml; nồng độ (C)

578,70 triệu/ml; tỷ lệ VAC là 52,8.
2.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái
Năng suất sinh sản của lợn nái được cấu thành bởi nhiều yếu tố, do đó cũng
có nhiều chỉ tiêu để đánh giá năng suất của lợn nái. Nhưng nhìn chung mỗi
chỉ tiêu cũng chỉ đánh giá được một mặt nào đó chất lượng của nái đẻ. Trong
thực tế người ta thường dùng những chỉ tiêu quan trọng như:

10


- Tuổi động dục lần đầu: Là thời gian từ khi sơ sinh đến khi lợn cái hậu
bị động dục lần đầu tiên. Và phụ thuộc vào giống, chế độ chăm sóc, ni
dưỡng. Yorkshire khi nhập vào Việt Nam có tuổi động dục lần đầu là 203-208
ngày, còn Landrace là 208-210 ngày.
- Tuổi phối giống lần đầu: Thời gian từ khi sơ sinh đến khi lợn cái hậu bị
động dục và được phối giống lần đầu. Tuổi phối giống lần đầu thường muộn
hơn tuổi thành thục về tính vì người ta thường bỏ 1-2 chu kỳ đầu để lợn hậu
bị đạt đến tuổi thành thục về thể vóc. Theo Trương Lăng và Xuân Giao
(2001), tuổi và khối lượng phù hợp cho phối giống của các giống lợn là: Lợn Ỉ
nên phối lúc 8-9 tháng tuổi, khi khối lượng cơ thể đạt 50-60kg; Lợn Móng
Cái nên phối lúc 8-9 tháng tuổi, khi khối lượng cơ thể đạt 55-65kg; Các giống
như Yorkshire, Landrace, Duroc, Hampshire thường phối lúc 10 tháng tuổi
khi khối lượng cơ thể đạt 100kg.
- Tuổi lứa đẻ đầu: Là khoảng thời gian tính từ sơ sinh đến khi đẻ lứa đầu
tiên. Tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, tuổi
phối giống lần đầu, kết quả phối giống, thời gian mang thai. Đối với lợn nội
thì tuổi đẻ lứa đầu thường sớm hơn so với lợn ngoại. Đây là chỉ tiêu đánh giá
khả năng sinh sản sớm của lợn nái vì tuổi đẻ lứa đầu ảnh hưởng đến thời gian
sinh sản và chi phí chăn ni. Tuổi đẻ lứa đầu có liên quan chặt chẽ đến tuổi
thành thục và tuổi phối giống lần đầu.

- Thời gian mang thai: Là thời gian được tính khi lợn phối giống thành
công đến khi đẻ. Thời gian mang thai của lợn thường từ 110-118 ngày, trung
bình là 114 ngày.
- Số con đẻ ra/ổ: Là tổng số con đẻ ra trong một ổ bao gồm cả số con đẻ
ra sống và số con đẻ ra chết. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng đẻ nhiều hay đẻ ít
con của giống, khả năng nuôi con của lợn nái đồng thời đánh giá được kỹ
thuật chăm sóc lợn nái đồng thời đánh giá được kỹ thuật chăm sóc lợn nái
trong thời gian mang thai và ký thuật phối giống. thông thường số con đẻ ra/ổ
khác nhau qua các lứa đẻ và tuân theo một quy luật , lứa đầu tiên thường

11


khơng cao sau đó tăng lên ở lứa thứ hai, tương đối ổn định ở các lứa tiếp theo
đến lứa 6-7, rồi sau đó giảm dần.
- Số con đẻ ra còn sống/ổ: Là số con đẻ ra sống tới khi lợn mẹ đẻ ra con
cuối cùng đến 24 giờ. Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng vì nó phản
ánh đúng khả năng đẻ sai hay đẻ ít của con giống đồng thời phản ánh cả chất
lượng của đàn con đẻ ra.
- Số con đẻ ra chết/ổ: Số lợn chết thường phân làm 3 loại là thai lưu, thai
gỗ và chết khi sinh, thường được tính trong vịng 24 giờ từ khi sinh. Trong
chăn nuôi đặc biệt chú ý đến thai gỗ. Loại thai này thường chết khi đạt 30-90
ngày tuổi, thai chết ở giai đoạn này không gây sảy thai mà các bào thai
thường khô cứng lại không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai, đặc biệt là
do virus Parvovirus.
- Số lợn con cai sữa/ổ: Đây là chỉ tiêu đánh giá rất quan trọng vì năng
suất của chăn nuôi lợn nái phụ thuộc vào số con cai sữa/ổ cao thì số con cai
sữa/nái/năm sẽ tăng lên, do đó hiệu quả chăn ni sẽ cao hơn. Chỉ tiêu này
liên quan đến kỹ thuật chăn nuôi lợn con bú sữa, khả năng tiết sữa của lợn mẹ
và khả năng chăn nuôi của lợn nái.

- Khối lượng sơ sinh/con: Chỉ tiêu này phụ thuộc vào giống lợn và số lợn
con được sinh ra trên ổ. Khối lượng sơ sinh cao hay thấp ảnh hưởng đến giai
đoạn sau này. Các giống lợn ngoại thường có khối lượng sơ sinh cao hơn lợn
nội.
- Khối lượng sơ sinh/ổ: Là khối lượng cân tồn ổ sau khi lợn con đẻ ra,
lau khơ, cắt rốn, bấm răng nanh và chưa cho bú sữa đầu. Đây là chỉ tiêu nói
lên khả năng ni dưỡng thai của lợn mẹ, kỹ thuật chăn ni, chăm sóc, ni
dưỡng, quản lý và phòng bệnh cho lợn nái chửa của cơ sở chăn nuôi.
- Khối lượng cai sữa/ổ: Là khối lượng của lợn con khi bắt đầu cai sữa.
Chỉ tiêu này đánh giá cao khả năng tiết sữa, nuôi con của lợn mẹ, khả năng
phát triển của giống và chế độ dinh dưỡng chăm sóc của người chăn ni.
Khối lượng cai sữa toàn ổ ảnh hưởng đến khối lượng khi xuất bán, đến hiệu
quả kinh tế của trang trại.

12


- Thời gian cai sữa: Là khoảng thời gian nuôi con của lợn nái tính từ khi
lợn con sinh ra đến khi cai sữa. Thời gian cai sữa khác nhau tùy thuộc vào kỹ
năng ni con và tính chủ động của người chăn nuôi. Thời gian nuôi từ 21-28
ngày, thời gian cai sữa ảnh hưởng đến khoảng cách lứa đẻ.
- Khoảng cách lứa đẻ: Là khoảng cách 2 lứa đẻ được tính bằng thời gian
từ lứa đẻ này đến lứa đẻ tiếp theo, bao gồm thời gian nuôi con, thời gian chờ
phối lại và thời gian mang thai. Trong đó, thời gian mang thai thường cố định
hoặc biến đổi rất nhỏ nên khoảng cách 2 lứa đẻ phụ thuộc vào thời gian nuôi
con và thời gian chờ phối. Thời gian mang thai của lợn mẹ trung bình là 114
ngày, khoảng từ 114-118 ngày. Vì vậy muốn tăng số lứa đẻ/nái/năm thì cần
giảm số ngày lợn con theo mẹ và số ngày chờ lên giống lại sau khi cai sữa.
- Tỷ lệ sống: là tỷ số giữa số con còn sống sau khi lợn mẹ đẻ xong và số
con đẻ ra. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng đẻ nhiều hay ít của con giống, phụ

thuộc vào kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái chửa và kỹ thuật thụ tinh của
người dẫn tinh.
- Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa: Là tỷ số giữa số con còn sống đến khi cai
sữa và số con để ni. Nói lên khả năng khéo léo nuôi con của nái, và điều
kiện nuôi dưỡng chăm sóc của trại chăn ni.
- Thời gian động dục trở lại sau cai sữa: Là khoảng thời gian tính từ khi
cai sữa đến khi phối giống có chửa sau khi cai sữa bình thường là 5-7 ngày.
Chỉ tiêu này phụ thuộc vào tỷ lệ hao hụt của lợn nái, trình độ kỹ thuật, chăm
sóc, ni dưỡng lợn nái ni con và lợn nái chờ phối.
2.4. Yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái
Năng suất sinh sản của lợn nái được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu và được cấu
thành bởi nhiều yếu tố khác nhau. Mỗi yếu tố lại ảnh hưởng đến một chỉ tiêu
ở mức độ khác nhau.
2.4.1. Yếu tố di truyền
Giống khác nhau thì sự thành thục về tính cũng khác nhau. Sự thành
thục về tính ở lợn cái được định nghĩa là thời điểm rụng trứng lần đầu tiên

13


xảy ra lúc 3-4 tháng tuổi đối với các giống lợn nội, 4-5 tháng đối với các
giống lợn nái lai và 6-7 tháng đối với lợn nái ngoại.
Theo Legault et al. (1997), căn cứ vào khả năng sinh sản và sức sản xuất
thịt:
- Các giống đa dạng như Landrace, Yorkshire và một số dịng ngun chủng
được xếp vào loại có khả năng sản xuất thịt và sinh sản khá .
- Các giống chuyên dụng dòng bố như Pietrain, Landrace của Bỉ có khả năng
sinh sản trung bình nhưng khả năng sản xuất thịt cao.
Năm 1980 Schmidlin khẳng định khả năng sinh sản phụ thuộc vào giống.
Bảng 2.1 Ảnh hưởng của giống đến khả năng sinh sản của lợn nái

Chỉ tiêu

Số con cai sữa/ổ

Số lợn con cai
sữa/nái/năm

Landrace
10,64
21,4
Yorkshire
10,25
20,9
Lx Y
9,96
21,3
Yx L
10,80
22,0
Như vậy nhân tố di truyền và giống có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất
sinh sản của lợn nái. Do vậy, việc cải tiến giống lợn là việc làm cấp thiết để
nâng cao khả năng sinh sản của lượn nái, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế
trong ngành chăn nuôi lợn phù hợp với yêu cầu xã hội.
2.4.2. Yếu tố ngoại cảnh
Khả năng sinh sản của lợn nái bị ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố ngoại
cảnh như mùa vụ, nhiệt độ môi trường…
- Mùa vụ:
Đây là yếu tố ảnh hưởng khá rõ rệt đến khả năng sinh sản của lợn nái, ảnh
hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thụ thai từ đó biểu hiện là số con đẻ ra/ổ.
Mùa có nhiệt độ cao là nguyên nhân làm kết quả sinh sản ở lợn nái nuôi

chăn thả thấp, tỷ lệ chết ở lợn con sơ sinh cao.
Nhiệt độ cao làm giảm tính nhạy cảm bình thường của chu kỳ động dục
trong khoảng tháng 5 đến tháng 8.
Nhiệt độ cao không những làm tăng tỷ lệ nái khơng động dục mà cịn làm
giảm tỉ lệ thụ thai, giảm khả năng sống của thai. Nhiều nghiên cứu đã chứng
tỏ stress nhiệt có thể làm giảm tỷ lệ thu thai tới 20%, giảm số phôi sống 20%
14


và do đó làm giảm thành tích sinh sản của lợn nái. Tỷ lệ hao hụt của lợn nái
cao vào mùa hè kéo theo tỷ lệ loại thải cao (30%-50%), làm thiệt hại hiệu quả
kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản.
Nhiệt độ, độ ẩm, chế độ ánh sáng có ảnh hưởng lớn đến sức sản xuất của
lợn, đặc biệt là lợn ngoại.
- Độ ẩm chuồng nuôi:
Nếu độ ẩm chuồng nuôi > 80% là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn và
vi sinh vật phát triển, nhất là với lợn con theo mẹ khi sức đề kháng còn yếu và
lợn con sau khi mới cai sữa đang bị stress do cai sữa, thay đổi môi trường
sống, … rất dễ mắc bệnh ỉa phân trắng. Độ ẩm thấp gây khơ hanh làm tăng
nồng độ bụi trong khơng khí tăng nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp.
- Nhiệt độ khơng khí của chuồng ni:
Lợn nái phối giống vào các tháng nóng trong mùa hè thì tỷ lệ chết phơi ở
gia đoạn đầu mang thai tăng 15-20% so với khi phối giống vào các tháng mùa
đông.
Theo Trần Cừ và cs. (1975), nhiệt độ tối ưu chuồng nuôi khi lợn nái mới đẻ là
30-32 , lợn có khối lượng 30kg nhiệt độ tối ưu là 26 , lợn có khối lượng
50kg nhiệt độ tối ưu là 19 , lợn có khối lượng trên 50kg thì nhiệt độ <19 .
Chuồng trại, quản lý chăm sóc, ni dưỡng ảnh hưởng khơng nhỏ tới sinh
trưởng, phát triển của lợn ở bất kỳ giai đoạn nào.
2.4.3. Tuổi và lứa đẻ

Tuổi và lứa đẻ đều là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến số con đẻ ra/ổ. Tuổi
thành thục về thể vóc thường diễn ra chậm hơn so với tuổi thành thục về tính.
Vì vậy, để đảm bảo cho sự sinh trưởng và phẩm chất giống ở thế hệ sau không
nên phối giống cho con vật ở lần động dục đầu tiên. Ở lợn hậu bị do chưa
thành thục về thể vóc nên nếu phối giống ngay khi thành thục về tính thì số
trứng rụng ít, tỷ lệ thụ thai kém, khả năng nuôi thai kém, con sinh ra sẽ còi
cọc, chậm lớn, kém phát triển, đồng thời giảm thời gian sử dụng nái. Tuy
nhiên nếu phối giống quá muộn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.

15


Như vậy, để đạt năng suất cao thì điều kiện cần và đủ để phối giống cho
lợn nái hậu bị là lợn phải đủ tháng tuổi và khối lượng cần thiết. Tuổi phối
giống lần đầu với lợn nái nội là 7-7,5 tháng tuổi, lợn lai F1 là 7,5-8 tháng tuổi,
lợn ngoại là 7,5-8 tháng tuổi. Khối lượng phối giống thích hợp ở lợn Móng
Cái và lợn ngoại là 50-55kg và 115-120kg.
Số con để ra tương quan với số trứng rụng. Trong lần động dục đầu, số
trứng rụng thường thấp nhất, tăng đến 3 tế bào trứng ở chu kỳ động dục thứ 2
và đạt tương đối cao ở chu kỳ động dục thứ 3. Như thế thường ở lứa đẻ 1 và 2
số con đẻ ra ít hơn so với các lứa tiếp theo. Sau đó, từ lứa thứ 2 trở đi, số con
đẻ ra sẽ tăng dần cho đến lứa thứ 6, từ lứa thứ 7 thì bắt đầu giảm dần. Trong
sản xuất, người ta thường chú ý giữ vững số con đẻ ra/ổ từ lứa 6 trở đi bằng
kỹ thuật chăn ni, quản lý, chăm sóc sao cho lợn mẹ không tăng cân quá mà
cũng không gầy sút quá. Ở các lứa đẻ khác nhau thì khả năng sinh sản của lợn
nái lại khác nhau.

16



×