Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Cong nghe 7 theo huong PTNLHS 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.38 KB, 16 trang )

Tuần 1
Tiết 1

Ngày soạn:
Ngày dạy:

Phần I:
TRỒNG TRỌT.
Chương I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KỶ THUẬT TRỒNG TRỌT.
Bài 1: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT.
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức
- Học sinh biết được vai trò, nhiệm vụ của ngành trồng trọt.
2/ Kỷ năng:
- Quan sát, liên hệ với thực tế để nhận biết.
- Hợp tác, ứng xử, lắng nghe.
- Thu thập và xử lí thơng tin khi đọc SGK, quan sát hình ảnh về vai trò,
nhiệm vụ của nghành trồng trọt.
3/ Thái độ:
Hình thành ý thức tình cảm với người lao động, với nghề trồng trọt.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực: quan sát, giải quyết vấn
đề, sáng tạo, hợp tác, tìm kiếm mối quan hệ...
- Định hướng năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.
- Định hướng năng lực vận dụng vào thực tiễn nhằm giải quyết các tình huống
gặp phải.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC, KIỂM TRA ĐÁNH
GIÁ
1. PPDH: - Động não, vấn đáp, tìm – tịi, trực quan, dạy học nhóm, vấn – đáp.
2. KTDH: Kĩ thuật khăn trải bàn, KT động não.
3. KTĐG :


- Khả năng giao tiếp (trình bày sản phẩm, trình bày ý kiến với sản phẩm các
nhóm);
- Khả năng hoạt động nhóm và các sản phẩm của nhóm.
IV. PHƯƠNG TIỆN:
- GV: Tranh phóng to hình 1, hình 7, h.8 SGK, sơ đồ, bảng phụ
- HS: Chuẩn bị bài mới.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (10p)
* Mục tiêu: Liên hệ thực tiễn trong đời sống nhằm tạo mâu thuẫn/nhu cầu
nhận thức.
* Sản phẩm: Nội dung bảng thông tin, câu hỏi/vấn đề cần giải quyết.


* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật hoạt động nhóm. Quan sát/thảo
luận/điền kết quả, báo cáo kết quả. Quá trình trình bày và thảo luận làm
xuất hiện mâu thuẫn/nhu cầu nhận thức.
* Ổn định lớp: (1p)
* Tiến hành:
GV: Giới thiệu chung sơ lược nội dung chương trình (1p):
Đây là lĩnh vực mới của bộ môn công nghệ. Năm học trước các em đã
tiếp xúc với một lĩnh vực của mơn cơng nghệ đó là kinh tế gia đình.
GV: Yêu HS xem một số hình ảnh về các trang trại chăn nuôi, vườn rau,
trồng rừng...
HS: Quan sát
GV: Đặt câu hỏi
1. Hình ảnh thể hiện nội dung gì?
2. Gia đình em đang sản xuất theo hình thức nào?
HS: Trả lời
GV: Năm nay CN 7 các em sẽ đi tìm hiểu những gì rất gần gũi xung
quanh chúng ta, đó là nơng, lâm, ngư, nghiệp. Trong đó có 4 phần: Trồng trọt,

lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản. Phần đầu tiên gồm có hai chương và chúng ta
đi tìm hiểu chương đầu tiên.
GV: Nước ta là một nước nông nghiệp hay công nghiệp
HS: Nơng nghiệp
GV: Trồng trọt góp phần phát triển kinh tế cho gia đình em như thế nào?
HS: Cung cấp lương thực, bán sản phẩm thu tiền để phục vụ cho cuộc
sống hằng ngày.
GV: Nước ta là nước nông nghiệp với 76% dân số sống ở nông thôn,
70% lao động làm việc trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Vì vậy trồng
trọt có vai trị đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vai trị đó là gì?
Bài học này sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó, ta đi vào tìm hiểu bài.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 1:Tìm hiểu vai trị của trồng trọt.(10p)
*Mục tiêu: Biết được vai trò của trồng trọt.
* Sản phẩm: Kết quả phiếu học tập của HS.
* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật hoạt động nhóm, kỹ thuật động não.
Hoạt động của GV và HS

Nội dung

GV: Giới thiệu hình 1 SGK
I/ Vai trị của trồng trọt:
HS: Lắng nghe và trả lời:
Cung cấp:
GV: Quan sát vào hình vẽ trong sgk em - Lương thực, phẩm cho con
hãy cho biết hình vẽ mơ tả gì? Qua đó cho người.
biết trồng trọt có vai trị gì?
- Thức ăn cho chăn nuôi.
- HS lắng nghe và trả lời:
- Nguyên liệu cho công nghiệp.



Vai trị của trồng trọt là:
- Nơng sản để xuất khẩu.
+ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho
con người. (hình a)
+ Cung cấp thức ăn cho ngành chăn ni.
(hình b)
+ Cung cấp ngun liệu cho các ngành
cơng nghiệp. (hình c)
+ Cung cấp nơng sản xuất khẩu. (hình d)
GV: u cầu HS thảo luận nhóm, chia lớp
làm 3 nhóm:
? Thế nào là cây lương thực, cây thực
phẩm, cây nguyên liệu cho công nghiệp?
HS: Thảo luận trả lời
+ Cây lương thực là cây trồng cho chất bột
như: lúa, ngô, khoai, sắn…
+ Cây thực phẩm như: rau, quả,….
+ Cây công nghiệp là cây cho sản phẩm
làm nguyên liệu trong công nghiệp chế
biến như: mía, bơng, cà phê, chè,…..
- Các nhóm nhận xét kết quả của nhau.
GV: Nhận xét, tuyên dương nhóm trả lời
đúng và khuyến kích các nhóm cịn lại.
- Giáo viên nhận xét, ghi bảng.
GDMT: Ngồi ra trồng trọt cịn có vai
trị gì đối với mơi trường?
Điều hịa khơng khí, cải tạo mơi trường.
GV: Chốt kiến thức

Hoạt động 2:Tìm hiểu nhiệm vụ của trồng trọt. (7p)
* Mục tiêu: Biết được nhiệm vụ của trồng trọt.
* Sản phẩm: Kết quả phiếu học tập của HS.
* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật động não.
GV: Yêu cầu HS chia nhóm và tiến hành II/ Nhiệm vụ trồng trọt:
thảo luận để xác định nhiệm vụ nào là Sản xuất đảm bảo lương thực và
nhiệm vụ trồng trọt ?
thực phẩm cho tiêu dùng trong
HS chia nhóm, thảo luận và trả lời:
nước và xuất khẩu.
 Đó là các nhiệm vụ 1,2,4,6.
GV: Tại sao nhiện vụ 3,5 khơng phải là
nhiệm vụ trồng trọt ?
HS: Vì trồng trọt khơng cung cấp được
những sản phẩm đó:
+ Nhiệm vụ 3: Thuộc lĩnh vực chăn nuôi.


+ Nhiệm vụ 5: Thuộc lĩnh vực lâm nghiệp.
GV: Ngoài những nhiệm vụ trên thì trồng
trọt cịn góp phần bảo vệ mơi trường như
thế nào?
Tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH
và PCTT
HS: Ngồi những nhiệm vụ trên thì trồng
trọt cịn góp phần tạo ra mơi trường xanh,
phủ kín đất trồng, đất hoang, chống xóa
mịn đất, góp phần làm sạch khơng khí
theo cơ chế của q trình quang hợp (thu
giữ khí co2, giải phóng oxi. Ngồi ra trồng

các loại cây họ đậu( rễ có khả năng cố
định nitơ) cịn góp phần làm giàu dinh
dưỡng cho đất…để ứng phó với biến đổi
khí hậu và phịng chống thiên tai.
Hoạt động 3:Tìm hiểu biện pháp thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt.
(7p)
* Mục tiêu: Biết được nhiệm vụ của trồng trọt.
* Sản phẩm: Kết quả phiếu học tập của HS.
* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật động não
GV: Yêu cầu HS theo nhóm cũ, quan sát III/ Biện pháp thực hiện nhiệm
bảng và hoàn thành bảng.
vụ của trồng trọt:
- HS thảo luận nhóm và hồn thành bảng. Tăng diện tích canh tác, tăng số
Một số biện pháp:
vụ gieo trồng và dùng biện pháp
+ Khai hoang, lấn biển: Tăng diện tích đất kĩ thuật tiên tiến.
canh tác.
+ Tăng vụ trên đơn vị diện tích: Tăng sản
lượng nơng sản.
+ Áp dụng đúng biện pháp kỹ thuật trồng
trọt: Tăng năng suất cây trồng.
GV: Sử dụng các biện pháp trên có ý
nghĩa gì?
HS: Có ý nghĩa là sản xuất ra nhiều nông
sản cung cấp cho tiêu dùng.
GV: Có phải bất kỳ vùng nào cũng sử
dụng các biện pháp đó khơng? Vì sao?
HS: Khơng phải vùng nào ta cũng sử dụng
3 biện pháp đó vì mỗi vùng có điều kiện
khác nhau.

GDMT:


GV: Đối với biện pháp khai hoang, lấn
biển cần lưu điều gì?
HS: Đối với biện pháp khai hoang, lấn
biển chúng ta lưu ý cần phải vừa phát
triển trồng trọt, tăng sản lượng nông sản,
vừa bảo vệ tránh làm mất cân bằng sinh
thái môi trường biển và vùng ven biển.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (5phút)
* Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa hình thành. Vận dụng kiến thức giải thích
thực tế.
* Sản phẩm: Đáp án trả lời
* Cách thức thực hiện: Tìm hiểu/giải thích
1. Ngành trồng trọt có mấy vai trị
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
2. Đảm bảo lương thực và thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
là:
A. vai trò của trồng trọt
B. Nhiệm vụ của trồng trọt
C. Chức năng của trồng trọt
D. ý nghĩa của trồng trọt.
3. Hãy kể một số loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp trồng ở
địa phương?
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG: (5 phút)
* Mục tiêu: Vận dụng kiến thức và liên hệ với thực tế để giải thích vai trị

của phần rắn trong đất.
*Sản phẩm: Bản báo cáo
* Cách thức thực hiện: Tìm hiểu qua tài liệu/mạng/thực
1. Em hãy cho biết trồng trọt thường gặp những khó khăn gì?
2. GV: Ở Quảng ngãi có các nhà máy thu mua nguyên liệu trồng trọt và
xuất khẩu những loại nông sản nào?
* HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI (Hướng dẫn về nhà) (1’)
- Trả lời câu hỏi 1, 2, ở SGK.
- Tìm hiểu đất trồng ở địa phương.
- Xem trước bài 2: khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng.
- Soạn trước nội dung các câu hỏi trong bài học.


Tuần 1
Tiết 2

Ngày soạn:
Ngày dạy:

Bài 2: KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được khái niệm đất trồng, thành phần của đất trồng.
- Giải thích vai trị của đất đối với cây trồng.
- Phân biệt được các thành phần của đất về mặt trạng thái nguồn gốc và vai
trò đối với cây trồng
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng hợp tác, ứng xử, lắng nghe.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thơng tin khi đọc SGK, quan sát hình ảnh, mẫu vật
đất, đá.

3.Thái độ:
Có ý thức sử dụng và bảo vệ đất trồng.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực: quan sát, giải quyết vấn
đề, sáng tạo, hợp tác, tìm kiếm mối quan hệ...
- Định hướng năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.
- Định hướng năng lực vận dụng vào thực tiễn nhằm giải quyết các tình huống
gặp phải.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC, KIỂM TRA ĐÁNH
GIÁ:
1. Phương pháp dạy học: Hoạt động nhóm, trực quan, vấn đáp
2. Kĩ thuật dạy học: Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật động não.
3. Kiểm tra đánh giá:
- Khả năng giao tiếp (trình bày sản phẩm, trình bày ý kiến với sản phẩm các
nhóm);
- Khả năng hoạt động nhóm và các sản phẩm của nhóm.
III. PHƯƠNG TIỆN :
Tranh phóng to hình 2, sơ đồ, bảng phụ, mẫu vật: đất, đá.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
* Mục tiêu: Liên hệ thực tiễn trong đời sống nhằm tạo mâu thuẫn/nhu cầu
nhận thức.
* Sản phẩm: Nội dung bảng thông tin, câu hỏi/vấn đề cần giải quyết.
* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật hoạt động nhóm. Quan sát/thảo
luận/điền kết quả, báo cáo kết quả. Quá trình trình bày và thảo luận làm
xuất hiện mâu thuẫn/nhu cầu nhận thức.
* Ổn định tổ chức: (1’)


* Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới: (5’)

GV: Đặt câu hỏi:
H. Ở địa phương em tạo ra những sản phẩm nào của ngành trồng trọt ?
HS: Liệt kê những sản phẩm trồng trọt của phương.
GV: Nhận xét câu trả lời.
GV: Đưa ra mẫu vật một mẫu đất và một mẫu đá, yêu cầu hs quan sát và đặt
câu hỏi:
H. Khi gieo hạt vào đất và đá thì theo em hạt giống sẽ nảy mầm ở mẫu nào ?
Vì sao ?
HS: Trình bày ý kiến của mình.
=> GV: Nhận xét và dẫn dắt vào bài học.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 1: Khái niệm về đất trồng.(12’)
* Mục tiêu: Biết được khái niệm và vai trò của đất trồng.
* Sản phẩm: Kết quả phiếu học tập của HS.
* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật hoạt động nhóm kỹ thuật động não.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
GV: đưa mẫu vật đá và đất cho học sinh
quan sát và cần nắm.
GV: Dựa vào thực tế em thấy đất có đặc
điểm gì ?
HS: Tơi xốp.
GV: Vậy khi sống trên đất cây trồng có khả
năng sống và tạo ra được sản phẩm hay
khơng ?
HS: Có.
GV: Vậy đất trồng là gì ?
HS: Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ
Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh
sống và sản xuất ra sản phẩm.
GV: Đất được tạo ra như thế nào ?

HS: Được tạo ra do biến đổi của đá dưới tác
động của các yếu tố khí hậu, sinh vật và con
người.
GV: Theo em đá và đất có gì khác nhau ?
HS: Đất có độ phì nhiêu.
GV: Vậy để thấy được vai trị của đất gv
cho hs quan sát hình 2 sgk và thảo luận
nhóm.
H1. Khi trồng cây trong mơi trường đất và

Nội dung
I. Khái niệm về đất trồng.
1. Đất trồng là gì?
Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp
của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật
có khả năng sinh sống và sản
xuất ra sản phẩm.

2.Vai trị của đất trồng:
Đất trồng là mơi trường cung
cấp nước, chất dinh dưỡng, ôxi
cho cây và giữ cho cây không bị


mơi trường nước có đặc điểm gì giống và đỗ.
khác nhau?
H2. Đất có vai trị gì đối với đời sống cây
trồng?
HS: quan sát, thảo luận và trả lời.
H1:

- Giống: trồng cây trong môi trường nước
và đất điều cung cấp cho cây chất dinh
dưỡng, ôxi, nước.
- Khác: Trồng cây ở môi trường nước cây
đứng vững được cần có giá đỡ, trồng cây
trong mơi trường đất cây có thể đứng vững.
H2: Đất là môi trường cung cấp nước, chất
dinh dưỡng, oxi cho cấy và giữ cho cây
đứng vững.
GV: gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HS: nhận xét, bổ sung.
GV: Nhân xét, bổ sung.
GV: hướng dẫn cho học sinh quan sát hình
vẽ: Vai trò của đất đối với cây trồng.
GV: tổng hợp ý kiến rút ra kết luận.cho hs
ghi bài.
GV: Hiện nay thực trạng đất trồng của
nước ta như thế nào ?
HS: Dựa vào thực tế để trả lời.
* Ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai.
BĐKH thiên tai gây ra mưa lớn, lũ quét làm
rửa trôi lớp đất bề mặt giàu chất dinh
dưỡng gây hiện tượng xóa mịn đất làm cho
đất làm cho đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng
gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, gây
thiệt hại con người và tài sản.
Hoạt động 2: Tìm hiểu thành phần của đất (13’)
* Mục tiêu: Biết được các thành phần của đất trồng.
* Sản phẩm: Kết quả phiếu học tập của HS.
* Cách thức thực hiện: Sử dụng kĩ thuật khăn trãi bàn, kĩ thuật động não.

GV: giới thiệu sơ đồ thành phần của đất
trồng.
GV: Đất trồng gồm những thành phần
nào ?

II.Thành phần của đất trồng.
Gồm ba thành phần chính phần
khí, phần lỏng và phần rắn.
- Phần khí: Là khơng khí trong


HS: Phần khí, lỏng, rắn.
GV cho học sinh thảo luận nhóm theo
hình thức khăn trãi bàn.
H1: Phần khí, phần rắn, phần lỏng có
những thành phần nào ?
H2: Phần khí và phần rắn, phần lỏng có
vai trị như thế nào đối với cây trồng ?
HS: thảo luận và trả lời.
H1:
- Phần khí: là khơng khí có ở trong các
khe hỡ của đất như oxi, ni tơ, cacbonic…
- Phần rắn của đất bao gồm thành phần vô
cơ và hữu cơ.
- Phần lỏng: là nước có trong đất.
H2:
- Phần khí: cung cấp oxi cho cây hô hấp.
- Phần rắn: cung cấp chất dinh dưỡng và
giữ cho cây đứng vững.
- Phần lỏng: cung cấp nước và hòa tan,

vận chuyển chất dinh dưỡng cho cây.
GV: gọi các nhóm nhận xét, bổ sung.
HS: Nhận xét, bổ sung.
GV: nhận xét, chốt lại.
GV: yêu cầu học sinh thảo luận nhóm
từng đơi.
GV: Tại sao tỉ lệ ơxi trong đất thấp hơn
trong khơng khí và cácbơnic trong đất lại
cao hơn trong khơng khí ?
HS: Vì trên mặt đất cây quang hợp nhã ra
khí oxi nên lượng oxi trên mặt đất cao hơn
so với trong đất. Trong lòng đất các sinh
vật và cây hơ hấp lấy oxi và thải ra khí
cacbonic nên lượng khí cacbonic trong đất
cao hơn so với trong khơng khí.
* Ứng phó BĐKH và phịng chống thiên
tai.
Nhiệt độ môi trường tăng cao làm cho hệ
vi sinh vật trong đất hoạt động mạnh, thúc
đẩy q trình khống hóa, phân giải chất
hưu cơ làm cho q trình giải phóng khí
cacbonic vào bầu khí quyển diễn ra nhanh
hơn. Nhiệt độ thay đổi quá cao hoắc quá

môi trường đất như ôxi, nitơ,
cácbônic, cung cấp ôxi cho cây hô
hấp và cácbônic cho cây quang
hợp.
- Phần rắn: Là phần quan trọng
nhất của đất gồm chất vô cơ và

hữu cơ. Cung cấp chất dinh dưỡng
và giúp cây đứng vững.
- Phần lỏng: Là nước trong đất,
cung cấp nước cho cây hòa tan các
chất dinh dưỡng trong đất giúp
cây dễ hấp thụ.


thấp cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến cây
trồng.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (8’)
Câu 1: Chọn câu đúng trong số các câu sau:
A. Đất trồng chỉ là lớp vỏ tơi xốp của vỏ Trái Đất.
B. Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có
khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
C. Đất trồng là sản phẩm biến đổi của khí hậu, sinh vật và con người.
D. Đất trồng do con người tạo ra để giúp thực vật có khả năng sinh sống
và sản xuất ra sản phẩm.
Câu 2: Đất trồng có ba thành phần chính:
A. Phần khí, phần hữu cơ, phần lỏng .
B. Phần lỏng, phần khí, phần vơ cơ.
C. Phần khí, phần rắn, phần lỏng.
D. Phần khí, phần rắn, phần vô cơ.
Câu 3: Trong thực tế đất là do đá tạo ra dưới tác động của các yếu tố khí hậu,
sinh vật con người nhưng tại sao cây trồng khơng có khả sống trên đá ?
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG: (6’)
* Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa hình thành. Vận dụng kiến thức giải thích
thực tế.
* Sản phẩm: Đáp án trả lời
* Cách thức thực hiện: Tìm hiểu/giải thích

Câu 1: Trong các thành phần của đất trồng theo em thành phần nào quan
trọng nhất ? Vì sao?
Câu 2: Tại sao trong thực tế cây trồng trong đất có khả năng đứng vững nhưng
cây trồng trong nước không đứng vững ?
Câu 3: Trong thực tế đất điều có ba thành phần nhưng tại sao lại có đất phì
nhiêu, đất nghèo dinh dưỡng ?
* HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI (Hướng dẫn về nhà) (1’)
- Trả lời câu hỏi 1, 2, ở SGK.
- làm thí nghiệm để chứng minh đất có ba thành phần, phần lỏng, phần rắn,
phần khí
- Tìm hiểu các loại đất có ở địa phương.
- Xem trước bài 3: Một số tính chất của đất trồng.
- Soạn trước nội dung các câu hỏi trong bài học
Tuần 2
Ngày soạn:
Tiết 3
Ngày dạy:

Bài 3 : MỘT SỐ TÍNH CHẤT CHÍNH CỦA ĐẤT TRỒNG


I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Biết được một số tính chất của đất trồng.
2. Kĩ năng:
Nhận dạng được đất cát, đất thịt, đất sét qua quan sát.
3. Thái độ
Có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường đất.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực: quan sát, giải quyết vấn

đề, sáng tạo, hợp tác, tìm kiếm mối quan hệ...
- Định hướng năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.
- Định hướng năng lực vận dụng vào thực tiễn nhằm giải quyết các tình huống
gặp phải.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC, KIỂM TRA ĐÁNH
GIÁ:
1. Phương pháp dạy học: Hoạt động nhóm, trực quan, vấn đáp.
2. Kĩ thuật dạy học: Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ
thuật động não.
3. Kiểm tra đánh giá:
- Khả năng giao tiếp (trình bày sản phẩm, trình bày ý kiến với sản phẩm các
nhóm);
- Khả năng hoạt động nhóm và các sản phẩm của nhóm.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
GV: Một số mẫu đất, giấy đo độ pH, bảng phụ.
HS: Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học.
IV. HOẠT ĐỘNG HỌC:
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
1.1. Ổn định tổ chức: (1’)
1.2. Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới: (5’)
GV: đặt câu hỏi:
H. Đất trồng là gì ? Vai trò của đất trồng đối với trồng trọt ?
H. Tại sao trong thực tế có loại đất cây trồng phát triển rất tốt nhưng có loại
đất cây trồng phát triển kém ?
HS: suy nghĩ trả lời, nhận xét.
GV: nhận xét và dẫn dắt vào bài mới.
Như chúng ta đã biết đất trồng có vai trị rất quan trọng đối với trồng trọt.
Nhưng thực tế có loại đất có độ phì nhiêu cao, có loại đất kém phì nhiêu và
cịn chứa nhiều chất độc có hại cho cây trồng. Vậy trong đất có những thành
cơ giới nào ? Tại sao đất lại có độ chua, độ kiềm ? Để hiểu rõ điều đó chúng ta

cùng tìm hiểu bài 3 “Một số tính chất chính của đất trồng”.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:


Hoạt động 1: Thành phần cơ giới của đất là gì ? (6’)
* Mục tiêu: Biết được thành phần cơ giới của đất.
* Sản phẩm: Kết quả phiếu học tập của HS.
* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật động não.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
GV: chia nhóm và cho hs quan sát các ba
loại đất đã chuẩn (đất cát, đất thịt, đất sét)
HS: quan sát.
GV: yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
H1: Các cấp hạt trong ba loại đất như thế nào
?
H2: Thành phần cơ giới là gì ?
H3: Dựa vào thành phần cơ giới đất được
chia thành những loại đất chính nào?
HS: thảo luận trả lời.
H1:
- Đất cát có nhiều hạt cát.
- Đất thịt chứa nhiều bột, bụi (hạt limon).
- Đất sét chứa nhiều hạt sét.
H2: Là tỉ lệ % các hạt cát, hạt limon, và sét.
H3: Thành 3 loại, đất sét, đất thịt, đất cát.
GV: yêu cầu học sinh nhận xét, bổ sung.
HS: nhận xét, bổ sung.
GV: nhận xét, khái quát lại.
Thành phần cơ giới của đất chính là phần rắn
có trong đất, phần vơ cơ trong đất có các cấp

hạt có đường kính khác nhau. Tỉ lệ của các
cấp hạt này gọi là thành phần cơ giới của đất.
Dựa vào tỉ lệ các hạt này có trong đất người
ta chia đất thành ba loại chính.
GV: Ngồi những loại đất chính trên thực tế
cịn có những loại đất nào nữa ?
HS: Đất thịt pha cát, đất cát pha thịt...
GV: gọi hs nhận xét, bổ sung.
HS: nhận xét, bổ sung.
GV: nhận xét, giải thích thêm.

Kiến thức cần đạt
I.Thành ph ần cơ giới của đất
là gì ?
- Là tỉ lệ % các hạt cát, hạt
limon, và sét.
- Dựa vào thành phần cơ giới
của đất chia đất thành ba loại
chính:
+ Đất cát.
+ Đất thịt.
+ Đất sét.

Hoạt động 2: Độ chua, độ kiềm của đất. (10’)
* Mục tiêu: Biết được độ chua, độ kiềm của đất.
* Sản phẩm: Kết quả câu trả lời và sản phẩm của hs.


* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật hoạt động mảnh ghép, kỹ thuật
động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh
GV giới thiệu : Để có kế hoạch sử dụng và
cải tạo đất người ta xác định độ của đất bằng
cách sử dụng thước đo pH.
GV: cho học sinh quan sát thước đo pH.
GV: yêu cầu học sinh làm việc các đọc thông
tin kết hợp quan sát trả lời các câu hỏi sau.
H1. Quan sát và cho biết trị số pH dao động
trong khoảng nào ?
H2. Với giá trị nào của PH thì đất được gọi là
đất chua, đất kiềm và trung tính ?
HS: quan sát, đọc thơng tin và trả lời.
H1: Dao động từ 0 đến 14
H2: Đất chua có độ pH < 6,5, đất kiềm có độ
pH > 7,5, đất trung tính có độ pH = 6,6 – 7,5.
GV: gọi hs nhận xét, bổ sung.
HS: nhận xét, bổ sung.
GV: nhận xét.
GV: chia lớp thành 6 nhóm.
Hai nhóm thực hành một loại đất để xác định
được độ chua, kiềm, trung tính của đất.
HS: thực hành và ghi kết quả.
GV: yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả và
nhận xét cho nhau.
HS: báo cáo và nhận xét.
GV: nhận xét.
GV: Thực tế người ta xác đinh độ pH của đất
nhằm mục đích gì ?
HS: Để có kế hoạch và sử dụng và cải tạo đất
hợp lí.

GV: hs nhận xét
GV: kết luận.
* Ứng phó BĐKH và phịng chống thiên tai.
BĐKH, thiên tai làm gia tăng các hiện tượng
bão, lũ quét, sạt lở đất, xói mịn đất, rửa trơi
kiềm trong đất cùng với nguyên nhân khác
làm cho đất bị chua. Cần có những biện pháp
cải tạo đất chua thường xuyên như bón vơi,
thau chua, canh tác hợp lí.

Kiến thức cần đạt
II. Độ chua, độ kiềm của đất.
- Độ chua, độ kiềm của đất được
đo bằng độ PH.
- Dựa vào độ PH chia đất thành
ba loại:
+ Đất chua.
+ Đất kiềm.
+ Đất trung tính.


Hoạt động 3: Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất.(8p)
* Mục tiêu: Biết được khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng trong đất.
* Sản phẩm: Câu trả lời, phiếu học tập của HS.
* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật chia sẽ nhóm đơi, kỹ thuật động
não.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
GV: cho học sinh tìm hiểu mục III SGK.
Làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi sau.
H1: Đất có khả năng giữ nước và chất dinh

dưỡng khơng ? Vì sao ?
H2: Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng
của các loại đất như thế nào.
HS: tìm hiểu và trả lời, nhận xét bổ sung cho
nhau.
H1: Có. Vì trong đất có chứa nhiều hạt có
kích thước nhỏ bé.
H2: Mỗi loại đất có khả năng giữ nước và
chất dinh dưỡng khác nhau.
GV: nhận xét
GV: treo bảng phụ cho học sinh làm bài tập
trang 9 sgk.
GV: cho hs làm bài tập theo cặp đôi.
GV: gọi 2-3 nhóm trả lời, các nhóm khác
nhận xét.
HS: đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận
xét.
GV: nhận xét, khái quát lại.

Kiến thức cần đạt
III. Khả năng giữ nước và
chất dinh dưỡng của đất.
- Nhờ các hạt cát, limon,sét và
chất mùn, đất giữ được nước và
chất dinh dưỡng
- Đất chứa nhiều hạt càng bé và
chứa nhiều mùn thì khả năng
giữ nước và chất dinh
dưỡng tốt nhất.


Hoạt động 4: Độ phì nhiêu của đất là gì ?(5’)
* Mục tiêu: Biết được độ phì nhiêu của đất.
* Sản phẩm: Câu trả lời, phiếu học tập của HS.
* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật chia sẽ nhóm đơi, kỹ thuật động
não.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
GV: u cầu học sinh tìm hiểu thơng tin và IV. Độ phì nhiêu của đất là
làm việc nhóm đơi để trả lời các câu hỏi sau
gì ?
H1: Độ phì nhiêu của đất là gì ?
Độ phì nhiêu của đất là khả


H2: Trong thực tế muốn tăng độ phì nhiêu của
đất chúng ta cần phải làm gì ?
HS: tìm hiểu và trả lời.
H1: Là khả năng đất cung cấp chất nước, ôxi
và chất dinh dưỡng cho cây.
H2: Bón phân hữu cơ, hạn chế bón phân hóa
học và sử dụng thuốc trừ sâu.
GV: nhận xét, giải thích thêm.
GV: Ở những vùng đất nào cây trồng sinh
trưởng và phát triển càng mạnh thì người ta
gọi đất đó phì nhiêu.
* Ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai
BĐKH, thiên tai đã thúc đẩy hiện tượng xói
mịn, rửa trơi đất, thậm chí mất đất ở các vùng
ven biển, cửa sông do lũ lụt, ngập úng. Do vậy
để nâng cao độ phì nhiêu cho đất bằng các

biện pháp: làm đất đúng kĩ thuật, chống xóa
mịn, bón nhiều phân hữu cơ và bón đúng loại
phân, đúng cách.

năng của đất cung cấp đủ nước,
oxi và chất dinh dưỡng cần thiết
cho cây trồng sinh trưởng tốt,
đạt năng suất cao đồng thời
khơng chứa chất có hại cho cây.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (4’)
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng nhất.
Căn cứ vào tỉ lệ các hạt chứa trong đất người ta chia đất thành mấy loại
chính ?
A. 1
B.2
C. 3
D. 4
Câu 2: Theo em các loại đất sau có độ PH như thê nào ?
Đất
Độ pH
Đất
Độ pH
Đất
Độ pH
Đất chua
Đất trung tính
Đất
kiềm
Câu 3: Trong trồng trọt ta nên trồng ở loại đất nào ? Vì sao ?

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: (4’)
Câu 1: Các loại đất sau cần cải tạo như thế nào để nâng độ phì nhiêu cho
đất ?
Loại đất
Biện pháp cải tạo
Đất chua
Đất mặn
Đất bạc màu
Câu 2: Trong một lần Nam theo ba đi làm đất để chuẩn bị gieo trồng, Nam
thấy ba rắc vơi bột cho đất. Ba nói là để cải tạo đất tốt hơn. Theo em, vôi có
tác dụng đối với đất như thế nào mà người ta rắc vôi bột để cải tạo đất ?
5. HOẠT ĐỘNG TÌM TỊI MỞ RỘNG:( 2’)


? Địa phương em có những loại đất nào ? Em hãy đề ra biện pháp sử dụng và
bảo vệ các loại đất đó hợp lí nhất ?
* Chuẩn bị nội dung cho bài sau
- Về nhà học bài theo phần ghi nhớ và trả lời câu hỏi cuối bài.
- Chuẩn bị mẫu vật tiết sau thực hành: Lấy 3 mẫu đất khác nhau ( bằng nắm
tay) đất phải khô(hơi ẩm) sạch cỏ, đá...đựng trong túi nilon. Ghi rõ mẫu đất
số...ngày lấy, nơi lấy, người lấy mẫu.



×